1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt Động liên minh với nhà cung cấp cho

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Liên Minh Với Nhà Cung Cấp Cho Công Ty Ô Tô Toyota Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 109,11 KB

Nội dung

Abide by: (phr verb) tuân thủ, tôn trọng, giữ lời Agreement (n) hợp đồng, giao kèo, hợp tác với nhau Agree ( v) đồng ý Agreeable (adj) Assuarance (n) sự bảo đảm, cam đoan, chắc chắn; sự tin chắc, tự tin Project (n) kế hoạch, dự án, đồ án Cancellation (n) sự hủy bỏ, bãi bỏ Determine (v) quyết định, xác định; kiên quyết, quyết tâm Engage (v) hẹn, hứa hẹn; cam kết, đính ước Establish (v) thành lập, thiết lập Obligate (v0 bắt buộc, ép buộc Party (n) bữa tiệc; nhóm người tham gia, đảng phái, nhóm Provision (n) sự dự liệu, dự trữ, dự phòng; cung cấp, điều khoản Resolve (v) giải quyết Speciffic (adj) riêng biệt, cụ thể, đặc trưng; roàng rành mạch

Trang 1

Phân tích hoạt động liên minh với nhà cung cấp cho Công ty ô tô Toyota Việt Nam

1 Tổng quan về Công ty ô tô Toyota Việt Nam

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TOYOTA VIỆT NAM) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%)

Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TOYOTA VIỆT NAM luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai” TOYOTA VIỆT NAM đã, đang và

sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và đất nước Việt Nam

Kể từ khi thành lập đến nay, TOYOTA VIỆT NAM đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng Hiện tại, TOYOTA VIỆT NAM luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 70.000 xe/năm (theo 3 ca làm việc) Doanh số bán cộng dồn của TOYOTA VIỆT NAM đạt trên 617 228 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 2.400 người và hơn 8.200 nhân viên làm việc tại hệ thống 64 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước

Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, TOYOTA VIỆT NAM luôn nỗ lực đóng góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước qua việc hoàn

Trang 2

thành tốt công tác nộp thuế, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Việt Nam với nhiều hoạt động dài hơi, thiết thực và có ý nghĩa

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên TOYOTA VIỆT NAM, đại lý, nhà cung cấp

và đối tác, TOYOTA VIỆT NAM đã đạt được nhiều thành tựu to lớn & liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng kể cho nghành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam Với những thành tích đạt được, TOYOTA VIỆT NAM đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công nhất tại Việt Nam

1.1 Lịch sự hình thành và phát triển

Vào năm 1996 nhà máy của Toyota đã được xây dựng tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sau khi xây dựng hoàn thành, nhà máy đã xuất xưởng và giới thiệu sản phẩm đầu tiên (HIACE) ra thị trường ô tô Việt Nam

Ngày 21/6/1997 tại trụ sở chính của Toyota Việt Nam, Corolla thế

hệ đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam Cũng trong năm này, Toyota đã khai trương chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh Đến năm 1998, Toyota đã khai trương chi nhánh tại Hà Nội và cũng

ra mắt mẫu xe Camry thế hệ đầu tiên tại thị trường Việt Nam sau bao ngày chờ đợi của khách hàng

Ngày 29/5/1999 Toyota Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường Đồng thời vào năm này, nhà máy cũng đưa ra thị trường mẫu xe Zace, mở ra xu hướng xe đa dụng trên thị trường Việt Nam Chỉ sau đó một năm, mẫu xe Land Cruiser được phân phối tại Việt Nam dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc

Trang 3

Năm 2003, Nhà máy tại Vĩnh Phúc khai trương xưởng Dập chi tiết thân vỏ xe, đóng góp tích cực cho việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa Cũng trong năm này công ty đã giới thiệu mẫu xe VIOS thế hệ đầu tiên

Năm 2006, Công ty TOYOTA VIỆT NAM giới thiệu mẫu xe INNOVA, một trong những mẫu xe làm nên thành công vang dội của Toyota Sau đó 3 năm, nhà máy cũng khai trương xưởng sản xuất khung gầm xe

Năm 2013, Toyota đã đạt doanh số bán hàng kỉ lục với 33.288 xe & giá trị xuất khẩu kỷ lục với 39,2 triệu đô la Mỹ Cũng trong năm này, nhà máy đã xuất xưởng chiếc xe thứ 250.000 và thương hiệu Lexus ra mắt tại thị trường Việt Nam

Tính đến năm 2015, nhà máy TOYOTA VIỆT NAM đã đạt kỉ lục mới khi doanh số bán đạt 50.285 xe Cũng trong năm này, nhà máy tại Vĩnh Phúc xuất xưởng chiếc xe thứ 300.000

Và tới năm 2016 doanh số bán hàng của TOYOTA VIỆT NAM đã đạt kỉ lục mới với 57.036 xe Đồng thời nhà máy cũng xuất xưởng chiếc

xe thứ 350.000

1.2 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chính

 Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô

 Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô

 Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất, các loại phụ tùng ô tô để gia - công, đóng gói và xuất khẩu

 Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô

 Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota

 Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảo dưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập

Trang 4

đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý và các trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota

Các sản phẩm, dịch vụ chính của Toyota:

SUV, Sedan, Hathback, Đa dụng và Bán tải ( hình minh họa)

Dịch vụ bảo dưỡng, dv bán hàng, và thay phụ kiện chính hãng

1.3 Đối tượng nhà cung cấp

Những khó khăn trong sản lượng đầu ra, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng là rào cản khiến ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa lớn mạnh như tiềm năng cũng như kỳ vọng của các nhà sản xuất xe

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995 và lắp ráp chiếc xe đầu tiên vào tháng 8/1996, Toyota là một trong những hãng đi đầu trong hoạt động nội địa hóa Hiện danh sách các nhà cung cấp của Toyota lên tới con số 60, trong đó có 13 nhà cung cấp thuần Việt với tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 1.000 sản phẩm các loại

Toyota Việt Nam đã và đang tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng và kết nối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nhà cung cấp, giới thiệu những hình mẫu nhà cung cấp

mà Toyota đã hỗ trợ cho các nhà cung cấp linh kiện khác để họ học hỏi,

từ đó từng bước xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao khả năng của nhà cung ứng nội địa

Đại diện hãng xe Nhật cho biết, để đáp ứng nguồn cung xe cho thị trường với các mẫu lắp ráp trong nước, việc tối ưu nhà cung cấp nội địa

là ưu tiên của Toyota Việt Nam Hơn nữa, khi mạng lưới công nghiệp hỗ trợ nội địa phát triển còn mang tới nhiều lợi ích cho ngân sách địa phương và giải quyết bài toán việc làm

Tiếp theo đó Toyota Việt Nam cũng đang phát triển các nhà cung cấp cho mình trên phạm vi toàn cầu để đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện

và phụ tùng ổn định và chất lượng cao Công ty đang hợp tác với các nhà cung cấp tiềm năng từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm

Trang 5

Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Toyota Việt Nam cũng đang

áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và môi trường cho các nhà cung cấp trongkế hoạch mở rộng trong tương lại

1.4 Tầm quan trọng của liên minh với nhà cung cấp

+ Giải thích tầm quan trọng trong hoạt động liên minh với nhà cung cấp Đảm bảo nguồn cung linh kiện và phụ tùng ổn định:

 Ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung linh kiện và phụ tùng từ các nhà cung cấp Việc liên minh với các nhà cung cấp uy tín giúp Toyota Việt Nam đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tránh tình trạng thiếu hụt linh kiện ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và doanh số bán hàng

 Ví dụ, Toyota Việt Nam đã liên minh với Denso, một nhà cung cấp linh kiện ô tô hàng đầu thế giới, để đảm bảo nguồn cung ổn định cho các hệ thống điện tử trên xe

Nâng cao chất lượng sản phẩm:

 Các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng Việc liên minh với các nhà cung cấp có năng lực sản xuất cao và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt giúp Toyota Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm xe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

 Ví dụ, Toyota Việt Nam đã liên minh với Sumitomo Corporation, một tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản, để hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng

Giảm chi phí sản xuất:

 Việc liên minh với các nhà cung cấp giúp Toyota Việt Nam có thể đàm phán giá cả và nhận được các ưu đãi về giá thành

Trang 6

 Ngoài ra, các nhà cung cấp liên minh có thể cung cấp cho Toyota Việt Nam các giải pháp sản xuất hiệu quả hơn, giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất Nhờ giảm chi phí sản xuất, Toyota Việt Nam có thể đưa ra giá thành cạnh tranh cho sản phẩm, thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận cho công ty

Nâng cao năng lực cạnh tranh:

 Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao như hiện nay, việc liên minh với các nhà cung cấp uy tín giúp Toyota Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường

 Các nhà cung cấp có thể cung cấp cho Toyota Việt Nam những công nghệ mới nhất và các giải pháp sáng tạo, giúp công ty tạo ra những sản phẩm xe có tính cạnh tranh cao

 Ví dụ, Toyota Việt Nam đã liên minh với Panasonic Corporation, một tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản, để phát triển các hệ thống điện tử tiên tiến cho xe hybrid

Thúc đẩy phát triển bền vững:

 Toyota Việt Nam cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường Việc liên minh với các nhà cung cấp có chung cam kết về phát triển bền vững giúp công ty giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh

 Các nhà cung cấp có thể áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải và sử dụng vật liệu tái chế để góp phần bảo vệ môi trường

 Ví dụ, Toyota Việt Nam đã liên minh với Sharp Corporation, một tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản, để phát triển các hệ thống năng lượng mặt trời cho nhà máy sản xuất

1.5 Thông điệp của các nhà lãnh đạo Toyota

“Với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững và giữ vững “Thương hiệu

xe hơi được yêu thích nhất” tại Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam

Trang 7

luôn nỗ lực hết mình để mang lại nụ cười, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và đối tác, cũng như tích cực đóng góp cho nền kinh tế, cộng đồng

và xã hội.”

2 Phân tích hoạt động liên minh với của Toyota

 Các nhà cung cấp chính và mô tả về hình thức liên minh với nhà cung cấp

Công ty Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, công ty luôn xác định phát triển số lượng và quy mô nhà cung cấp Việt là nhiệm vụ ưu tiên và dài hạn Các doanh nghiệp Việt Nam thường hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và chi phí cạnh tranh Toyota đã tạo ra một mạng lưới các nhà cung ứng tiên tiến mang lại cho nó những lợi thế trong chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm so với các đối thủ, một nửa chi phí đó là có được từ việc giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, bảo hành

Để thực hiện mục tiêu này, Toyota đã tìm hiểu kĩ về chi phí của quá trình sản xuất và công nghệ của các nhà cung ứng cũng như hệ thống sản xuất linh động toàn cầu

Toyota dựa vào những nhà cung ứng bên ngoài cho hầu hết các nguyên vật liệu và phụ tùng cho mỗi chiếc xe mà nó tạo ra Trong quá trình hình thành sản phẩm, từ nghiên cứu đến sản xuất, Toyota luôn có sự hợp tác với các nhà cung ứng Những nhà cung ứng mà Toyota tìm kiếm

là những công ty có ý chí và khả năng để trở thành đối tác năng động Toyota chủ trương tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới, dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ Toyota có 9 nhà cung ứng thân thiết cụ thể là:

Công ty TNHH TOYOTA BOSOKU HÀ NỘI: Chuyên sản xuất ghế

và phụ tùng nội thất cho xe Toyota

Trang 8

SHWS / Công ty Hệ thống dây Sumi - Hanel: Chuyên sản xuất hệ

thống dây điện cho xe Toyota

EMTC / Công ty Cổ Phần Dụng cụ Cơ Khí Xuất Khẩu: Chuyên sản

xuất dụng cụ và tay quay kích cho xe Toyota

YHV /Công ty TNHH Yazaki Hai Phong Việt Nam: Chuyên sản xuất

hệ thống dây điện cho xe Toyota

TD-Tech / Công ty Phát Triển Kỹ Thuật Tân Ðức: Chuyên sản xuất

khuôn mẫu và linh kiện cho xe Toyota

HVL / Công ty TNHH Công Nghiệp Harada: Chuyên sản xuất phụ

tùng kim loại cho xe Toyota

KYBSE / Công ty TNHH KYB SEIKO Việt Nam: Chuyên sản xuất hệ

thống treo cho xe Toyota

DENSO Vietnam Co., Ltd.: Chuyên sản xuất hệ thống điện tử và phụ

tùng cho xe Toyota

Sumitomo Corporation: Chuyên cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ

logistics cho Toyota Việt Nam

Và hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác thông qua các tổ chức như Trung hỗ trợ phát triển công nghiệp (IPC) Với mục tiêu mở rộng và thiết thực hóa các hoạt động hợp tác, Toyota Việt Nam cùng IDC đã tiến hành

ký kết “Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô” Sự hợp tác giữa Trung tâm

Hỗ trợ phát triển công nghiệp IDC và Toyota Việt Nam là bước đệm vững chắc trong việc xây dựng hệ thống các nhà cung cấp linh kiện nội địa, đóng góp vào sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước Hay tham gia vào dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa” (LinkSME) do USAID tài trợ, Toyota Việt Nam đã kết nối với các nhà cung cấp tiềm năng, góp phần đẩy nhanh xu hướng nội địa hóa Và Với tư cách “Bên mua” trong việc tham gia triển lãm “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản” do JETRO và Cục xúc

Trang 9

tiến thương mại (VIETRADE) phối hợp tổ chức, Toyota Việt Nam đã mở rộng tìm kiếm các nhà cung cấp tại Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động gia tăng nội địa hóa

Toyota thực hiện liên minh với các nhà cung cấp thông qua các quy tắc chặt chẽ:

1 Tôn trọng ngôn ngữ và tinh thần luật pháp của mọi quốc gia và thực hiện các hoạt động của công ty một cách cởi mở và công bằng để trở thành một công dân doanh nghiệp tốt

2 Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của mọi quốc gia và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua các hoạt động của doanh nghiệp trong cộng đồng

3 Cống hiến hết mình để cung cấp các sản phẩm sạch và an toàn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống ở mọi nơi thông qua mọi hoạt động của chúng tôi

4 Tạo ra và phát triển các công nghệ tiên tiến và cung cấp các sản phẩm

và dịch vụ vượt trội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới

5 Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của

cá nhân và giá trị làm việc theo nhóm, đồng thời tôn vinh sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa người lao động và cấp quản lý

6 Theo đuổi sự phát triển hòa hợp với cộng đồng toàn cầu thông qua quản lý sáng tạo

7 Làm việc với các đối tác kinh doanh trong việc nghiên cứu và sáng tạo

để đạt được sự tăng trưởng ổn định, lâu dài cũng như lợi ích chung cho cả hai bên, đồng thời giữ cho chúng ta luôn cởi mở với các mối quan hệ đối tác mới

 Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp khi chuẩn bị hoạt động liên minh

Để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng luôn duy trì tính cạnh tranh cũng như tính bền vững, ngoài việc duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững dựa trên

sự tôn trọng lẫn nhau với các nhà cung cấp hiện tại, Toyota mở rộng tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng trong tương lai

Nhà cung cấp có giá thấp nhất không phải là tiêu chí lựa chọn chính của Toyota Toyota tin vào quá trình “cùng hợp tác và phát triển với nhà cung cấp” để có những đối tác lâu dài và hiệu quả nhất. 

Tiêu chuẩn đánh giá:

Trang 10

 Công nghệ: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khả năng nghiên cứu và phát

triển sản phẩm

 Chất lượng: Hệ thống kiểm soát chất lượng, khả năng giao hàng và

kiểm soát sự cố

 Sự thích ứng: Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động Kaizen của chuỗi

cung ứng

 Phong cách Quản trị doanh nghiệp: riết lý kinh doanh Tuân thủ

quy định về pháp luật, môi trường, an toàn lao động và con người

 Chi phí: Tính cạnh tranh cao và luôn nỗ lực để điều chỉnh chi phí dựa

trên sự phát triển về năng lực

Quy trình đánh giá và đăng ký nhà cung cấp

Toyota đã và đang phát triển, triển khai, áp dụng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp mới; qua đó hỗ trợ nhà cung cấp làm rõ những yêu cầu, đánh giá hiện trạng và lên phương án cải thiện từng bước Trong quá trình cải thiện, Toyota sẽ phái cử đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ nâng cao năng lực của nhà cung cấp mới Chỉ sau khi vượt qua các tiêu chuẩn đánh giá nói trên, nhà cung cấp mới có thể nhận được yêu cầu báo giá từ Toyota cho mặt hàng cụ thể

Các chính sách hỗ trợ của Toyota tới các nhà cung cấp

Toyota luôn nỗ lực hỗ trợ các nhà cung cấp phát triển với niềm tin rằng thành công của chúng tôi bắt nguồn từ sự tăng trưởng bền vững của chuỗi cung ứng

Ngày đăng: 11/01/2025, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w