TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ∙∙∙∙∙○O○∙∙∙∙∙ BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG THÀNH CÔ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
∙∙∙∙∙○O○∙∙∙∙∙
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1986) ĐẢNG ĐÃ ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA NHƯ THẾ NÀO CHO VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 ĐẾN NAY)
Họ tên sinh viên : Phạm Thùy Linh
Trang 2MỤC LỤC
1 Lời mở đầu 3
2 Nội dung 4
2.1 Thời kỳ trước đổi mới 2.1.1 Tình hình chung cả nước 4
2.1.2 Thực trạng ở miền Bắc 5
2.1.3 Thực trạng ở miền Nam 6
2.1.4 Chủ trương của Đảng 6
2.1.5 Nhận xét chung 7
2.2 Thời kỳ đổi mới 2.2.1 Giai đoạn 1986-1996 9
2.2.2 Giai đoạn 1996-2021 12
2.2.3 Nhận xét chung 14
3 Tài liệu tham khảo 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc Nhiệm vụ chính lúc này là khôi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh
tế – xã hội phát triển Có thể nói, đổi mới là mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Nhân kỉ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bằng những tìm tòi, học hỏi đúng đắn, Bác đã tìm ra chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng một cách đúng đắn vào đường lối lãnh đạo Đảng và giải phóng đất nước Để từ đây, Đảng ta có những chính sách phù hợp với thực tiễn, để dẫn dắt đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Bài viết này nhằm để ghi nhớ Bác, nhờ có Bác - đất nước dành được độc lập, nhờ có Bác - Đảng mới có được những nền móng tư tưởng vững chắc
Nhờ có Đảng - Đất nước mới phát triển như ngày hôm nay
Trang 4THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI 1975 – 1985
1 Tình hình chung cả nước
Đến năm 1976, toàn ngành công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh với khoảng 52 vạn cán bộ, công nhân viên Trong đó, miền Bắc có 1.279 xí nghiệp, miền Nam có 634 xí nghiệp, Trung ương quản lý 540 xí nghiệp, địa phương quản lý 1.373 xí nghiệp Về tiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc có 3.000 cơ sở chuyên nghiệp với trên 60 vạn lao động Ở miền Nam có tới hàng chục vạn cơ sở tư nhân với 80 – 90 vạn lao động, nhưng phần lớn chưa được khôi phục lại Kết quả sản xuất công nghiệp năm 1976 đạt giá trị tổng sản lượng tương đương 48 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1982) Trong đó:
- Công nghiệp nhóm A chiếm 34.1% và nhóm B chiếm 65.9%;
- Quốc doanh chiếm 62.7%, tiểu thủ công nghiệp 37.3%;
- Công nghiệp trung ương 44.2%, công nghiệp địa phương 55.8%
Những ngành then chốt của công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng không lớn:
- Năng lượng: 5.6%, luyện kim: 3.3%, cơ khí: 12.3%;
- Hoá chất phân bón: 9.4%, vật liệu xây dựng: 6%
Công nghiệp nhóm B chỉ có lương thực và thực phẩm là ngành lớn nhất: 33.6%, dệt da may nhuộm: 14.5%
Trong cơ cấu kinh tế quốc dân:
- Công nghiệp chiếm tỷ trọng 10.6% lao động xã hội, 37% giá trị tài sản
cố định, làm ra 38.4% tổng sản phẩm xã hội, 25.3% GDP và 53% giá trị sản lượng công nông nghiêp;
- Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nước ngoài, các ngành lệ thuộc hoàn toàn
là cơ khí, hoá chất, dệt…
- Thiết bị nhập từ nhiều nguồn, trong đó của 13 nước tư bản, chiếm 41%, của Liên Xô và Đông Âu 20%, trong nước chế tạo chỉ khoảng 13%
Về hiệu quả sản xuất, mức tích luỹ trên 1 đồng vốn tài sản cố định của công nghiệp trung ương là 0.25 đồng, hệ số tích luỹ của 100 đồng vốn sản xuất là 33%, song chưa đạt mức ổn định của thời kỳ 1964-1965 của miền Bắc và
Trang 5năm 1970 của miền Nam Tình trạng không sử dụng hết công suất phổ biến, công nghiệp quốc doanh chỉ đạt 62%
2 Thực trạng ở miền Bắc
Sau 20 năm khôi phục, cải tạo, xây dựng và phát triển, đến cuối năm 1975,
đã hình thành một nền công nghiệp tự chủ với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể
Cơ cấu công nghiệp đã phát triển hoàn chỉnh hơn, bao gồm:
- Các ngành công nghiệp nặng như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ…;
- Công nghiệp hoá chất đã sản xuất được phân bón, thuốc trừ sâu…;
- Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã sản xuất được vải mặc, thuốc lá, đường mật, rượu, bia, đồ hộp…
Sản xuất công nghiệp bao gồm các lực lượng quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, cả công nghiệp nhóm
A và công nghiệp nhóm B
Tuy vậy, nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể:
- Các ngành công nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt, công nghiệp phát triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp;
- Sản xuất chưa ổn định, chưa có cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc;
- Chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng;
- Trình độ quản lý còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó
Trang 63 Thực trạng ở miền Nam
Có sự phát triển nhất định của công nghiệp, tuy nhiên còn nhỏ bé, thiếu cân đối, nhất là thiếu các ngành công nghiệp nặng Công nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ nên
có những hạn chế:
- Chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ từ 8 - 10% tổng sản phẩm xã hội;
- Phần lớn là các cơ sở công nghiệp nhỏ: 175 ngàn cơ sở với 1,4 triệu lao động và 800 triệu USD giá trị tài sản cố định, khoảng 1% cơ sở có quy
mô từ 10 công nhân trở lên, còn lại là dưới 10 công nhân;
- Công nghiệp nhẹ chiếm 90% giá trị sản lượng của toàn ngành, được tập trung vào các lĩnh vực như đồ uống, thực phẩm, thuốc lá, dệt may…;
- Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị thay thế và nguyên liệu, khoảng 70 - 100% nguyên liệu là nhập khẩu
Từ sau 1970, hàng năm, công nghiệp miền Nam phải nhập 300 triệu USD nguyên liệu và 65 triệu USD thiết bị Tuy nhiên, có một số cơ sở qui mô lớn, trang thiết bị khá hiện đại và năng suất cao, thiết bị có xuất xứ của Pháp,
Mỹ, Đài Loan, Tây Đức,…
4 Chủ trương của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệp nước ta trong giai đoạn mới là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc
Trang 7phòng” Đại hội cũng thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, việc thực hiện công tác quản lý kinh tế còn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là không gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế, do
đó kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ thực tế lao động sản xuất, thiếu tính khả thi Trong khi đó, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp vẫn tiếp tục được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất, nhất là trong việc phân phối, lưu thông, đồng thời với đặc điểm “tách rời việc trả công lao động với
số lượng và chất lượng lao động”, kết hợp với nguyên tắc “phân phối theo lao động” đã làm cho chế độ phân phối mang tính bình quân, do đó không kích thích được sự nhiệt tình và khả năng tìm tòi sáng tạo của người lao động Nhà nước đóng vai trò điều tiết giá cả cũng không kích thích được sản xuất kinh doanh phát triển
Trong giai đoạn năm 1981-1985, một số ngành và nhiều địa phương đã tiến hành những cuộc thử nghiệm, tìm tòi về cách làm ăn mới nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế phát triển sản xuất, cải tiến lưu thông, phân phối, đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân Nhưng cho tới năm 1986
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về căn bản chưa bị xoá bỏ Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ Nhiều chính sách, cơ chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế quản lý mới còn chắp vá, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau Nói cách khác, mặc dù có một số điều chỉnh trong đường lối và chính sách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, song về cơ bản, mô hình kinh tế và công nghiệp hoá của nước ta vẫn chưa thay đổi
5 Nhận xét chung
Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980), sản xuất công nghiệp phát triển đều trong 3 năm đầu, năm 1978 tăng cao nhất là 18% so với năm 1976 Sau đó tụt xuống vào năm 1980 chỉ tăng 2,5% so với năm 1976 Tính cả thời
kỳ, tốc độ tăng bình quân chỉ có 0,6%/năm Do đó, tất cả các mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra đều không đạt, bao gồm công
Trang 8nghiệp trung ương giảm sút nhiều nhất, hàng năm giảm 4%, do thiếu nguyên, vật liệu Trong khi đó, công nghiệp địa phương, nhất là tiểu thủ công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, hàng năm tăng 6,7%, nhờ có cơ chế linh hoạt và khai thác được các tiềm năng nguyên liệu tại chỗ
Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985): Sản xuất công nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu có bước phát triển đều đặn, rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước Cơ cấu ngành công nghiệp cũng có những biến đổi nhất định, nhưng nhìn chung, công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ bé.Tuy chiếm khoảng 40% giá trị tài sản cố định của cả nền kinh tế quốc dân, nhưng công nghiệp chỉ tạo ra chưa tới 30% thu nhập quốc dân, hiệu quả trên đồng vốn đầu tư còn rất thấp Công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu trong nước về trang thiết bị hiện đại hoá cho nền kinh tế và các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân Mặc dù đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp rất lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, số lượng xí nghiệp công nghiệp cũng tăng nhanh, nhưng sản xuất công nghiệp và giá trị sản lượng lại tăng chậm
Như vậy, sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lối công nghiệp hoá trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, thậm chí vào cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ II những năm 1979-1980, sản xuất công nghiệp lâm vào trì trệ, suy thoái Trong những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đất nước
ta lại phải đương đầu với 2 cuộc xung đột ở biên giới phía Bắc và cuộc xung đột biên giới phía Tây Nam Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ tới công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở nước ta Nền kinh tế đất nước vốn đã gặp rất nhiều khó khăn nay lại phải đương đầu với những kẻ thù mới khiến tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng Thực trạng đất nước với hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; mất cân đối lớn trong nền kinh tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời
Trang 9sống vật chất tinh thần chưa được đảm bảo…Điều này đòi hỏi Đảng ta phải
có những quyết sách xoay chuyển tình hình, tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển đất nước Trên thực tế, Đảng ta đã làm được điều đó
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1 Giai đoạn 1986-1996
Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện ở nước ta Sau khi phân tích phê phán nghiêm túc sai lầm, thiếu sót trong thời kỳ 1975-1986, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế toàn diện cho đất nước trong thời kỳ mới Trong chặng đường đầu tiên, cần tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tạo tiền đề cho đẩy mạnh công nghiệp hoá ở giai đoạn tiếp theo
Đổi mới trong cải tạo và xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất Đại hội VI đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Điều này là xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội còn thấp của Việt Nam Nó cho phép
có nhiều hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, phù hợp về qui mô, trình độ
và hình thức với từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác các tiềm năng kinh tế của xã hội Đảng coi đây là giải pháp chiến lược
để giải phóng sức sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp: Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được động lực phát triển và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Do đó, Đại hội VI đã chủ trương đổi mới
về cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra thực chất của cơ chế mới đó là: “cơ chế
kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”
Trang 10Trong 5 năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã
có những bước tiến lớn có tác dụng tích cực đến quá trình sản xuất của các
cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Công tác kế hoạch hoá đã chuyển từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng là chủ yếu Do đó,
đã tạo được tính độc lập, tự chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh Cơ chế quản lý mới đặc biệt chú ý và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá – tiền tệ, đồng thời, cũng có tác dụng rất lớn đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Cuộc cải cách giá, chuyển từ hệ thống định giá hành chính sang cơ chế thị trường đã góp phần không nhỏ vào việc điều hoà cung cầu và giảm bớt chênh lệch về giá hàng hoá giữa các vùng trong nước, do đó đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển Sau 5 năm thực hiện cơ chế mới, “hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi”
Tại Đại hội VII năm 1991, Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân Việc thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và các hình thức sở hữu khác nhau tất yếu phải có những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế Sự vận hành của cơ chế thị trường chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế Đảng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hoà giữa phát trển kinh tế và phát triển xã hội” Nhận thức rõ điều đó, tại Đại hội VII Đảng chủ trương tiếp tục