1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh TMĐT
Tác giả Đặng Minh Quân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phượng
Trường học Trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 11,7 MB

Nội dung

- Sứ mệnh chính của Công ty Giày Thượng Đình là mang đến cho người tiêu dùngViệt Nam những sản phẩm giày dép chất lượng cao, mang đậm bản sắc Việt,đồng thời khẳng định vị thế của một thư

Trang 1

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

o0o

TIỂU LUẬN 2:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH TMĐT

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phượng

Sinh viên thực hiện: Đặng Minh Quân

Lớp: DHTM15A9HN

Năm 2024

Trang 2

NỘI DUNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Công ty cổ phần Giày Thượng Đình:

- Tên doanh nghiệp: Công ty Giầy Thượng Đình

- Tên tiếng Anh: Thuong Dinh Footwear JSC

- Email: thuongdinh@hn.vnn.vn / tdfootwear@fpt.vn

- Địa chỉ trụ sở chính: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Công ty Giầy Thượng Đình được thành lập từ năm 1957 Từ ngày 19/07/2016 công tychuyển đổi thành Công ty cổ phần Giầy Thượng Đình Lĩnh vực SXKD chính: chuyênsản xuất giầy vải, dép các loại Công ty đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận

và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí

Từ năm 1998 đến nay, công ty đã áp dụng thành công HTQLCL ISO 9001:2015 Hiện

Trang 3

nay công ty có gần 1000 CBCNV với 6 dây chuyền sản xuất hiện đại, dàn thêu vi tính,dàn máy ép phun, trung tâm thiết kế mẫu, phòng thí nghiệm phân tích tính năng cơ lýcủa sản phẩm Từ năm 2005 công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất thêm một nhà máy mớitại khu công nghiệp Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Nam nâng năng lực sản xuất của công tyđạt tới 5,0 triệu đôi/năm trong đó 2,0 triệu đôi là giầy xuất khẩu và 3 triệu đôi tiêu thụtrong nước.

- Logo của công ty:

- Slogan: Giúp bạn sức mạnh tự tin giành chiến thắng

- Sứ mệnh chính của Công ty Giày Thượng Đình là mang đến cho người tiêu dùngViệt Nam những sản phẩm giày dép chất lượng cao, mang đậm bản sắc Việt,đồng thời khẳng định vị thế của một thương hiệu giày dép uy tín trong nước vàquốc tế

- Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu giày dép hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc

tế Mang đến cho khách hàng những sản phẩm giày dép chất lượng cao, mẫu mã

đa dạng, giá cả hợp lý và dịch vụ khách hàng chu đáo Góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân Việt Nam

- Giá trị cốt lõi:

 Chất lượng: Luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu

 Uy tín: Luôn giữ chữ tín trong mọi hoạt động kinh doanh

 Trách nhiệm: Luôn có trách nhiệm với khách hàng, nhân viên và cộng đồng

 Sáng tạo: Luôn sáng tạo và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Trang 4

khách hàng.

 Hiệu quả: Luôn hướng đến hiệu quả cao trong mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh

1.2 Thị trường sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp:

1.2.1 Danh mục sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Thượng Đình:

Trang 5

Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Thượng Đình

- Giày vải: Đây là sản phẩm truyền thống và nổi tiếng nhất của Thượng Đình Giàyvải Thượng Đình được làm từ chất liệu vải cao cấp, bền đẹp, mang lại cảm giácthoải mái khi sử dụng

- Giày thể thao: Thượng Đình cung cấp nhiều mẫu giày thể thao đa dạng, phù hợpvới nhiều môn thể thao khác nhau như bóng đá, cầu lông, đi bộ,

- Giày bảo hộ: Dành cho công nhân, lao động, giày bảo hộ Thượng Đình đảm bảo

an toàn và bảo vệ đôi chân người dùng

- Dép: Từ dép quai hậu, dép lê đến dép xốp, Thượng Đình có đầy đủ các loại dépphục vụ nhu cầu hàng ngày của mọi người

1.2.2 Thị trường hiện tại của doanh nghiệp:

- Thị trường trong nước

 Phủ sóng rộng khắp: Sản phẩm của Thượng Đình có mặt hầu hết các tỉnhthành trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn

 Đa dạng kênh phân phối: Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng, đại lý, siêuthị, cửa hàng tiện lợi và cả kênh bán hàng online

 Đối tượng khách hàng đa dạng: Từ học sinh, sinh viên, người lao động đếncác tầng lớp dân cư khác nhau đều có thể tìm thấy sản phẩm phù hợp củaThượng Đình

 Vị thế dẫn đầu: Với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và uy tín thương hiệu,Thượng Đình luôn giữ vị thế dẫn đầu trong thị trường giày dép nội địa

Trang 6

- Thị trường quốc tế

 Các thị trường chủ lực: Thượng Đình đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốcgia trên thế giới, với các thị trường chủ lực như: các nước châu Âu (đặc biệt làcác nước trong khối EU), Nhật Bản, Mỹ, Úc và một số nước Đông Nam Á

 Sản phẩm xuất khẩu: Chủ yếu là các loại giày bảo hộ lao động, giày thể thao,đáp ứng nhu cầu của các thị trường công nghiệp và thị trường thể thao

 Thách thức: Mặc dù đã có những thành công nhất định, nhưng Thượng Đìnhvẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu quốc tế kháctrên thị trường xuất khẩu

1.2.3 Đối tượng khách hàng của Thượng Đình:

- Học sinh, sinh viên:

 Lý do: Giá cả phải chăng, bền bỉ, phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày củacác bạn học sinh, sinh viên

 Sản phẩm: Giày vải, giày thể thao, dép với thiết kế đơn giản, năng động

- Người lao động:

 Lý do: Giày bảo hộ lao động của Thượng Đình đảm bảo an toàn, chất lượngcao, phù hợp với môi trường làm việc công nghiệp

 Sản phẩm: Giày bảo hộ da, giày bảo hộ vải, dép bảo hộ

- Người tiêu dùng đại chúng:

 Lý do: Thượng Đình cung cấp đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, từ giày thể thao,giày vải đến dép, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng

 Sản phẩm: Các loại giày dép phục vụ cho nhu cầu đi làm, đi chơi, đi học

- Khách hàng xuất khẩu:

 Lý do: Sản phẩm của Thượng Đình được xuất khẩu sang nhiều nước trên thếgiới, đặc biệt là các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc

 Sản phẩm: Chủ yếu là giày bảo hộ lao động, giày thể thao

NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

DOANH NGHIỆP

Trang 7

2.1 Phân tích nguồn lực/năng lực của CTCP Thượng Đình:

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã gắn bó với đôi giày Thượng Đình đơn giản với họa tiếtsọc xanh lam hoặc đỏ cùng phần đế cao su dẻo được bán với giá bình dân Trải qua hơn

6 thập kỷ thăng trầm, Thượng Đình giờ là một trong số ít thương hiệu Việt vang bóngmột thời còn hoạt động kinh doanh đến nay

*Công ty cổ phần giày Thượng Đình có các nguồn lực chính như sau:

- Nhân sự:

+ Trụ sở chính gồm có 745 CBCNV chia thành các phòng ban và phân xưởng sảnxuất:

 Khối Phòng Ban : 197 người

 Phân xưởng Cắt : 64 người

 Phân xưởng May : 160 người

 Phân xưởng Gò : 260 người

 Phân xưởng Cán : 64 người

+ Trụ sở thứ hai gồm có 150 CBCNV chia thành các Ban và phân xưởng sản xuất:

 Khối Phòng Ban : 20 người

 Phân xưởng Cắt -May : 80 người

 Phân xưởng Gò : 50 người

- Vật liệu: Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng hầu hết được sản xuất trong nước:vải các loại, cao su, hoá chất, Với đặc tính không hao mòn không đổ vỡ do đórất thuận lợi khi vận chuyển, ký kết hợp đồng cung ứng, mặt khác chính việc sửdụng nguyên vật liệu trong nước giúp cho các ngành công nghiệp Việt Nam cùngphát triển

Trang 8

độ sản xuất và đảm bảo đường may đẹp, chắc chắn.

 Công nghệ dán keo tự động: Đảm bảo các bộ phận của giày được kết nối chắcchắn, đồng đều

 Công nghệ kiểm soát chất lượng tự động: Giúp phát hiện sớm các lỗi sản xuất

và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng

- Khách hàng:

+ Trụ sở chính (277 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội):

 Thị trường: Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ

 Khách hàng: NIPPON STEEL AND SUMIKIN BUSSAN in Japan, Okaidi,Roland , Eram, Next in UK, Promod, Zara, C&A , Andre, US Polo…

+ Trụ sở thứ hai (khu công nghiệp Đồng Văn - Hà Nam, tỉnh Hà Nam):

 Thị trường: Nội địa

*Doanh nghiệp Công ty Cổ phần giày Thượng Đình có những điểm mạnh và điểm yếu

về các nguồn lực/năng lực sẵn có như sau:

- Điểm mạnh:

 Thương hiệu uy tín: Với lịch sử lâu đời và chất lượng sản phẩm ổn định,Thượng Đình đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, được nhiều thế hệngười tiêu dùng Việt Nam tin tưởng

 Mạng lưới phân phối rộng khắp: Hệ thống cửa hàng và đại lý phân phối rộngkhắp cả nước giúp sản phẩm của Thượng Đình dễ dàng tiếp cận người tiêudùng

 Năng lực sản xuất lớn: Công ty sở hữu các nhà máy sản xuất quy mô lớn, đáp

Trang 9

ứng được nhu cầu sản xuất số lượng lớn.

 Giá cả cạnh tranh: Sản phẩm của Thượng Đình thường có giá cả phải chăng,phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng

 Linh hoạt trong sản xuất: Thượng Đình có khả năng đáp ứng nhanh chóng cácđơn hàng lớn và thay đổi mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của thị trường

- Điểm yếu:

 Thiết kế sản phẩm: Một số ý kiến cho rằng thiết kế của giày Thượng Đình cònkhá đơn điệu, chưa thực sự bắt mắt và hợp thời trang so với các thương hiệuquốc tế

 Chất lượng sản phẩm: Mặc dù có những cải tiến, nhưng chất lượng sản phẩmcủa Thượng Đình vẫn chưa thực sự đồng đều và có thể gặp phải một số vấn đề

về độ bền

 Cạnh tranh gay gắt: Thị trường giày dép hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt với

sự xuất hiện của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước

 Marketing: Các hoạt động marketing của Thượng Đình chưa thực sự hiệu quảtrong việc tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi và tạo ra sự khác biệt so vớicác đối thủ cạnh tranh

 Đổi mới: Công ty cần phải đổi mới nhanh hơn về mẫu mã, công nghệ sản xuất

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

- Thách thức:

 Thượng Đình là thương hiệu khó có thể thích ứng với thay đổi và đổi mới theo

xu hướng và yêu cầu của thị trường Trong khi các thương hiệu giày dép khácliên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ hộinhập và công nghệ, Giày Thượng Đình vẫn duy trì phong cách thiết kế đơngiản và không có nhiều sự thay đổi về mẫu mã

 Giày Thượng Đình cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thươnghiệu giày nổi tiếng và hàng hiệu ngoại nhập như Adidas, Puma, Nike và Biti's.Những thương hiệu này đã chi tiền đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu,nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng

Trang 10

*Đánh giá các hoạt động cơ bản và hoạt động chủ yếu của DN:

Yếu tố nội bộ Trọng số Điểm số Điểm số trung

Trang 11

Từ mà trận IEF trên thì chất lượng sản phẩm được xem là yếu tố nội bộ quan trọngnhất của công ty Baya, với trọng số là 0,20 và điểm số là 4 Tổng điểm số trung bìnhcủa các yếu tố nội bộ là 2,80, cho thấy công ty có một số điểm mạnh và điểm yếutrong các yếu tố nội bộ của mình.

Tuy nhiên, việc lập ma trận IFE chỉ là một phần trong quá trình phân tích chiến lượctoàn diện của một công ty, và cần phải được kết hợp với các công cụ khác để đưa raquyết định chiến lược chính xác và hiệu quả

Trang 12

NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH CƠ HỘI, THÁCH THỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

- Mức độ phổ biến của thương hiệu

Trang 13

 Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc muabán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55– 60 triệu người.

 Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưuhành: Toàn quốc Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia,một số các nước Châu Âu: Đức, Ý, Bỉ, Pháp

 Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay

 Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:

• Năm 1998 – Công ty được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thươnghiệu “ biểu tượng - Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 34720

• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty”tại thị trường Trung quốc theo số 3257242

• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty”tại thị trường Lào theo số 9017

• Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty”tại thị trường Campuchia theo số 17215/02

• Năm 2004 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ(Slogan) phần chữ và phần hình tại Việt nam theo số 55454

• Năm 2007 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “biểu tượng - Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 87808

• Năm 2012 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền tại các nước ChâuÂu: Đức, Ý, Bỉ, Pháp theo số 1103081

- Sự uy tín của thương hiệu:

Thương hiệu giày Thượng Đình đã có mặt hơn 60 năm trong ngành giày dép của thịtrường Việt Nam Được thành lập từ năm 1957, với tiền thân là xưởng X30 thuộc CụcQuân Nhu – Tổng cục Hậu cần, chuyên sản xuất mũ cứng và dép cao su phục vụ choquân đội Việt Nam Sau đó, với sự cống hiến và nỗ lực không ngừng, không chỉ đápứng nhu cầu của quân đội mà hãng còn phát triển và mở rộng sản xuất thêm nhiều sảnphẩm khác Năm 1978, xưởng đổi tên thành Xí nghiệp giày vải Thượng Đình và bắt đầu

Trang 14

tập trung vào sản xuất giày vải, giày thời trang, giày thể thao, Tới năm 1993, chínhthức mang tên công ty giày Thượng Đình Trong thời hoàng kim của mình, đôi giày vảiThượng Đình trở thành thương hiệu quốc dân, là một thương hiệu khó quên của nhiềuthế hệ người tiêu dùng Việt Nam Trong suốt quá trình sản xuất, công ty đã đạt được rấtnhiều các giải thưởng do nhà nước, người tiêu dùng bình chọn.

- Các thành tích do nhà nước trao tặng:

 Huân chương chiến công hạng Ba (1960; 2001)

 Huân chương lao động hạng Ba (1981; 2001)

 Bằng khen của Chủ tịch nước (1976)

 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (1978; 2006; 2012)

 Huân chương lao động hạng Nhì (1987)

 Huân chương lao động hạng Nhất (1997)

 Huân chương độc lập hạng Nhì (2007)

- Sản phẩm chất lượng, phù hợp nhiều đối tượng, giá cả bình dân:

Thượng Đình sản xuất nhiều loại giày vải, giày thời trang, giày thể thao, giày bảo hộcùng các loại dép khác nhau Với thiết kế đơn giản, đế cao su dẻo dai, bền chắc, giàyThượng Đình được nhiều đối tượng, lứa tuổi ưa chuộng Các sản phẩm của giàuThượng Đình có mức giá từ 80-100 nghìn đồng, đây là mức giá bình dân, nằm trongtầm giá tiếp cận của phần đa người tiêu dùng Việt Nam Mặc dù giá thành thấp, nhưnggiày Thượng Đình vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và độ bền tốt với chất liệuvải mềm mại, đế cao su cao cấp, chống mòn, chịu được sự va đập và ma sát trong quátrình sử dụng, bên cạnh đó thiết kế đơn giản nhưng vẫn trang nhã, tinh tế, đem lại cảmgiác thoải mái cho người đeo Nhờ đó, nó trở thành một

sự lựa chọn hợp lý cho những ai muốn sở hữu đôi giày chất lượng mà không cần chi trảquá nhiều tiền

- Vốn và khả năng đi vay:

Giày Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước nên hàng năm cũng được ngân sáchcấp vốn dưới dạng cho vay với lãi suất ưu đãi, ngoài ra công ty còn có nguồn vốn tự bổsung, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tài chính

Trang 15

- Doanh thu, lợi nhuận:

 Về tình hình kinh doanh, Giày Thượng Đình ghi nhận doanh thu giảm dần từnăm 2017 đến năm 2021 Cụ thể, vào năm 2017, doanh thu của doanh nghiệpnày là hơn 198 tỷ đồng, tuy nhiên con số này đã giảm xuống mức gần 109 tỷđồng trong năm 2021 Năm 2022, Công ty Cổ phần Giày Thượng Đình (GTD)đạt doanh thu gần 109 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2021

 Về lợi nhuận, giai đoạn 2017-2021 công ty Thượng Đình liên tục bị lỗ Cácnăm 2017, 2019, 2020, mỗi năm lỗ đến hơn 13 tỷ đồng Đến năm 2022, GiàyThượng Đình bất ngờ báo lãi sau thuế đạt 117 triệu đồng, hồi sinh sau 5 nămliên tục báo lỗ kể từ năm 2017

- Nguồn lực marketing:

Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa cao, chưa quan tâm nhiều đến các chiến lượcmarketing, bên cạnh đó, thiếu vốn cho hoạt động marketing cũng là nguyên nhân khiếncho hoạt động marketing của công ty này chưa đem lại nhiều hiệu quả cao

- Mạng lưới phân phối sản phẩm rộng lớn:

Công ty có nhiều điểm phân phối sản phẩm cả ở thị trường trong nước và quốc tế giúpcho việc tiếp cận khách hàng được nhiều hơn, dễ dàng hơn

3.2 Môi trường vĩ mô:

- Kinh tế:

Để đạt được mục tiêu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra và mụctiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là để có ngành công nghiệp có sứccạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, vai trò của các ngànhcông nghiệp, như dệt may, da giày là hết sức quan trọng, vì đây là nhóm ngành ViệtNam đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và đã nằm trong tốp 3 cácquốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), năm 2020, Việt Nam đã vượt Băng-la-đét trở thành quốc gia xuất khẩu hàngdệt may lớn thứ hai thế giới Còn theo Niên giám Da giày thế giới, năm 2021, lần đầutiên Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với khoảng 1,2 tỷ đôi.Năm 2021, ngành dệt may, da giày đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 60 tỷ USD, năm 2022,

Trang 16

con số này là 71 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tạo việc làmcho 4,3 triệu lao động, chiếm 30% lao động công nghiệp - xây dựng và 10% tổng laođộng trong độ tuổi lao động của cả nước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt maynăm 2021 đạt 39 tỷ USD, năm 2022 đạt 44 tỷ USD, vượt xa so với năm 2019 - thờiđiểm trước đại dịch Trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2020), ngành dệt may liên tục tăngtrưởng với tốc độ bình quân 17%/năm Dệt may là ngành công nghiệp lớn thứ năm, dagiày đứng thứ sáu trong cơ cấu các ngành công nghiệp cả nước Nếu tính chung cả 2ngành dệt may, da giày trong nhóm công nghiệp thời trang nói chung như thông lệ thếgiới thì đây là ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam trên cả 3 tiêu chí: quy mô xuấtkhẩu, giá trị sản xuất công nghiệp và lực lượng lao động, vượt qua ngành điện thoại,linh kiện điện tử Theo các giai đoạn phát triển, quy mô sản xuất của ngành luôn được

mở rộng và phát triển Trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp củangành đạt mức tăng bình quân 10,7%/năm, trong đó ngành dệt đạt 12,5%/năm và sảnxuất trang phục đạt 8,8%/năm

- Chính trị - pháp luật:

Nhằm tạo động lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, Chính phủ đã ban hànhNghị định 57/2020 quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với một số nhóm hànghóa thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đối với ngành da giày, các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế bao gồm:

 Nguyên liệu sản xuất giày dép: da thuộc, vải dệt chuyên dùng, mút xốp, keo dángiày

 Máy móc, thiết bị sản xuất: máy cắt laser, máy đúc khuôn, máy uốn cong gótgiày

 Các sản phẩm phụ trợ: chỉ khâu, đinh tán, mắt khuy, dây giày

Ưu đãi thuế nhập khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất giày dép tiếp cận được nguồnnguyên liệu chất lượng cao với chi phí thấp hơn Điều này giúp nâng cao năng lực sảnxuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh đó, mức thuế 0% nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại cũng khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Trang 17

- Hợp tác trong khu vực toàn cầu:

 Gia nhập tổ chức WTO: xuất khẩu không bị hạn chế bằng hạn ngạch, hướngtới lợi ích bởi thuế nhập khẩu vào thị trưởng ở mức thấp

 Hiệp định TPP: tự do hóa rộng rãi về hàng hóa, thuế nhập khẩu được xóa bỏhoàn toàn

 Việt Nam nằm trong khối kinh tế ASEAN

- Thách thức:

 Thượng Đình là thương hiệu khó có thể thích ứng với thay đổi và đổi mới theo

xu hướng và yêu cầu của thị trường Trong khi các thương hiệu giày dép khácliên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ hộinhập và công nghệ, Giày Thượng Đình vẫn duy trì phong cách thiết kế đơngiản và không có nhiều sự thay đổi về mẫu mã

 Giày Thượng Đình cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thươnghiệu giày nổi tiếng và hàng hiệu ngoại nhập như Adidas, Puma, Nike và Biti's.Những thương hiệu này đã chi tiền đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu,nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng

- Nhân khẩu học:

Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào so với các nước trong khu vực và thế giới Việt Nam có lựclượng lao động dồi dào, với 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm tới 67,7%dân số

=> Lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng có thể đáp ứng được nhu cầucung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Văn hóa:

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống và thu nhập ngày càng được cải thiện hơn trước,khiến người tiêu dùng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng Cùng với đó là xuhướng thẩm mỹ của người dùng cũng thay đổi

Người Việt Nam có tâm lý ăn chắc mặc bền cùng với đó là hiệu ứng “ Người Việt Namdùng hàng Việt Nam” đã tạo được lợi thế cạnh tranh hàng hóa trong nước và sản phẩmgiày Thượng Đình nói riêng

Trang 18

 Công ty đã lâu không thay đổi và đầu tư máy móc, thiết bị mới, khiến cho chấtlượng sản phẩm không được cải tiến cũng như việc nâng cao năng suất sảnphẩm Kể từ năm 1992 công ty giày Thượng Đình không hề có thêm một sảnphẩm nổi bật nào, cũng như đầu tư vào khoa học công nghệ, khiến sản phẩmkhông có điểm nổi bật về chất lượng lẫn mẫu mã, làm mất vị thế cạnh tranhtrong ngành da giày, không còn giữ vững phong độ như trước đây.

Xây dựng ma trận EFE của giày Thượng Đình:

Yếu tố bên ngoài Trọng

Sự cạnh tranh trong ngành nội thất 0.3 3 0.9

Xu hướng thiết kế và trang trí nội

Trang 19

Ma trận EFE cho thấy điểm tích lũy của công ty cổ phần giày Thượng Đình là 3.2, cho thấy công ty có khả năng tương đối tốt trong việc đối phó với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Trang 20

NỘI DUNG 4: MÔ TẢ Ý TƯỞNG KINH DOANH

4.1 Nhận diện cơ hội và hình thành ý tưởng kinh doanh:

4.1.1 Nhận diện cơ hội:

Xu hướng thị trường hiện nay của ngành giày dép

Trên toàn cầu, thị trường giày dép đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự kết hợp

giữa công nghệ, thời trang, và lối sống bền vững Giày thể thao và giày tiện lợi

dẫn đầu xu hướng, thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu vận động, tập luyện và phongcách sống năng động Các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, và Puma khôngngừng đổi mới, tích hợp công nghệ tiên tiến như đế thông minh, vật liệu nhẹ, vàkhả năng chống nước Đồng thời, thời trang bền vững là một trong những trọngtâm lớn của ngành, với sự xuất hiện của các dòng sản phẩm làm từ vật liệu tái chế,vải sinh học và cao su tự nhiên, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ thế hệ trẻ, nhữngngười ý thức cao về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, cá nhân hóa sản phẩm cũng

là một xu hướng nổi bật, khi người tiêu dùng có nhu cầu thể hiện bản thân thôngqua các thiết kế giày độc quyền và tùy chỉnh

Tại Việt Nam, ngành giày dép cũng ghi nhận những thay đổi rõ rệt, đồng hành với

xu hướng toàn cầu nhưng mang đặc thù địa phương Nhu cầu về giày thể thao vàgiày thời trang tiện lợi đang tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ và dân vănphòng, những người tìm kiếm sự thoải mái kết hợp với thẩm mỹ Các thương hiệunội địa như Biti's đã tận dụng tốt xu hướng này, với các sản phẩm trẻ trung, năng

động và chiến dịch truyền thông sáng tạo Đồng thời, sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi cách người Việt mua sắm giày dép, với các nền tảng như Shopee, Lazada và Tiki đóng vai trò quan trọng Một xu hướng nổi bật khác là sự quan tâm đến sản phẩm “xanh” Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng giày dép

sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, tạo cơ hội lớn cho các thươnghiệu nội địa phát triển Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn chịu áp lực từ hàng

Trang 21

nhập khẩu giá rẻ, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến để cạnh tranh vềchất lượng và thương hiệu.

Một số xu hướng về môi trường trong ngành sản xuất giày dép bao gồm:

1 Sử dụng nguyên liệu tái chế và thân thiện với môi trường

- Vật liệu tái chế: Sử dụng nhựa tái chế, cao su tái chế, hoặc vải từ chai nhựaPET đã qua sử dụng để sản xuất các bộ phận của giày (đế, thân giày, dâygiày)

- Nguyên liệu tự nhiên: Tận dụng các nguồn nguyên liệu thân thiện như cottonhữu cơ, sợi gai dầu, da thực vật (vegan leather) từ nấm hoặc trái cây

2 Giảm thiểu khí thải carbon trong sản xuất

- Quy trình sản xuất xanh: Doanh nghiệp áp dụng công nghệ giảm tiêu thụnăng lượng và giảm lượng phát thải CO , như sử dụng năng lượng mặt trời₂hoặc gió trong nhà máy sản xuất

- Chứng nhận xanh: Nhiều thương hiệu cam kết đạt các tiêu chuẩn quốc tế vềmôi trường, như chứng nhận Carbon Neutral hoặc sử dụng vật liệu có chứngchỉ GRS (Global Recycled Standard)

3 Công nghệ sản xuất không chất thải (Zero-Waste Manufacturing)

- Cắt giảm chất thải: Tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm lượng vật liệu dưthừa Một số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ in 3D để sản xuất giày theoyêu cầu, giúp giảm đáng kể lượng phế liệu

- Tái sử dụng phế liệu: Các vật liệu thừa từ quy trình sản xuất được thu gom

và tái chế ngay tại nhà máy

4 Giày có thể tái chế hoàn toàn (Fully Recyclable Footwear)

Các thương hiệu phát triển dòng sản phẩm giày dép có thể tháo rời các bộ phận đểtái chế 100% sau khi sử dụng Đây là cách giảm thiểu lượng giày bị thải ra bãi rác,

Trang 22

góp phần giảm ô nhiễm.

5 Sản xuất giày phân hủy sinh học

Giày phân hủy tự nhiên: Sử dụng vật liệu có khả năng phân hủy sinh học như cao

su thiên nhiên, sợi bông hoặc da thuần thực vật, giúp sản phẩm không gây hại đếnmôi trường sau khi bị thải bỏ

6 Mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy)

Doanh nghiệp triển khai chương trình thu hồi giày cũ từ khách hàng để tái chếhoặc tái sử dụng Điều này không chỉ giúp giảm lãng phí mà còn tạo mối liên kếtchặt chẽ với người tiêu dùng

Những lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm giày dép thân thiện với môi trường trong tiêu dùng:

1 Bảo vệ môi trường

- Giảm rác thải: Các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế hoặc phân hủy sinh họcgiúp giảm lượng rác thải nhựa, cao su và các chất liệu khó phân hủy khác

- Giảm khí thải carbon: Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thân thiệnhoặc quy trình xanh thường thải ra ít khí nhà kính hơn, giảm tác động đếnbiến đổi khí hậu

- Tiết kiệm tài nguyên: Nguyên liệu tái chế giúp hạn chế khai thác tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá như cao su tự nhiên, da độngvật, và nước

2 An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

- Vật liệu không độc hại: Các sản phẩm thân thiện thường sử dụng nguyênliệu không chứa hóa chất độc hại, an toàn hơn cho da và sức khỏe ngườidùng, đặc biệt là trẻ em và người có làn da nhạy cảm

- Thông thoáng và thoải mái: Sử dụng các vật liệu tự nhiên như cotton hữu cơ,

Trang 23

cao su tự nhiên giúp giày dép thông thoáng hơn, giảm nguy cơ kích ứnghoặc các bệnh về chân.

3 Tiết kiệm chi phí lâu dài

- Độ bền cao: Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường được thiết kế bềnvững, có chất lượng tốt hơn và thời gian sử dụng dài hơn, giúp người tiêudùng tiết kiệm chi phí thay thế

- Tái sử dụng và tái chế: Một số dòng sản phẩm thân thiện có thể tái chế hoặcsửa chữa, giảm chi phí mua sắm mới

4 Tạo dựng phong cách sống xanh

- Thể hiện trách nhiệm xã hội: Sử dụng giày dép thân thiện với môi trườnggiúp người tiêu dùng thể hiện ý thức bảo vệ hành tinh và sự quan tâm đếncác vấn đề toàn cầu

- Khẳng định cá tính: Những sản phẩm này thường có thiết kế độc đáo, khácbiệt, phù hợp với người tiêu dùng yêu thích sự mới mẻ và phong cách sốngbền vững

5 Hỗ trợ nền kinh tế bền vững

- Thúc đẩy doanh nghiệp xanh: Mua sắm sản phẩm thân thiện với môi trườnggiúp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất bền vững, khuyến khích ngành côngnghiệp giày dép chuyển đổi theo hướng tích cực hơn

- Tạo công ăn việc làm: Nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xanh đầu

tư vào kỹ thuật mới và lao động thủ công, tạo việc làm cho cộng đồng địaphương

6 Góp phần giáo dục và truyền cảm hứng

- Nâng cao nhận thức: Việc sử dụng giày dép thân thiện với môi trườngkhuyến khích các cá nhân và gia đình nâng cao nhận thức về tầm quan trọngcủa tiêu dùng bền vững

- Truyền cảm hứng: Những người sử dụng sản phẩm xanh có thể lan tỏa tinh

Trang 24

thần sống xanh đến người thân và cộng đồng, tạo thành phong trào tích cực.

7 Đóng góp vào giải pháp chống biến đổi khí hậu

- Giảm áp lực lên hệ sinh thái: Sản phẩm thân thiện với môi trường góp phầngiảm ô nhiễm đất, nước, và không khí, bảo vệ đa dạng sinh học

- Hỗ trợ giảm rác thải nhựa: Sử dụng giày dép từ nhựa tái chế giúp giảmlượng nhựa thải ra môi trường và các đại dương

Khoảng trống cơ hội trong ngành giày Thượng Đình:

1 Phân khúc giày bền vững và thân thiện với môi trường

- Thực trạng: Thị trường Việt Nam hiện tại còn thiếu các thương hiệu nội địamạnh mẽ trong lĩnh vực giày bền vững Nhiều sản phẩm thân thiện với môitrường chủ yếu đến từ các thương hiệu nước ngoài, giá cả thường cao, khôngtiếp cận được nhóm khách hàng tầm trung

- Cơ hội:

 Sản xuất các dòng giày làm từ nguyên liệu tái chế hoặc phân hủy sinhhọc, nhắm đến nhóm khách hàng trẻ quan tâm đến môi trường

 Truyền thông sản phẩm với câu chuyện bền vững, kết hợp yếu tố “Made

in Vietnam” để tạo niềm tự hào và sự khác biệt

2 Giày thể thao giá rẻ dành cho giới trẻ và người có thu nhập trung bình

- Thực trạng: Các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas chiếm lĩnh phânkhúc cao cấp, trong khi phân khúc giá rẻ chủ yếu bị chi phối bởi sản phẩmnhập khẩu kém chất lượng từ Trung Quốc

- Cơ hội:

 Phát triển dòng sản phẩm giày thể thao bền, đẹp, giá cả phải chăng(300.000 - 700.000 VNĐ), tập trung vào học sinh, sinh viên và người laođộng phổ thông

 Tăng cường thiết kế sáng tạo, hợp xu hướng để cạnh tranh với hàng nhậpkhẩu

Trang 25

3 Sản phẩm giày chuyên dụng cho công nhân và lao động phổ thông

- Thực trạng: Giày bảo hộ lao động tại Việt Nam vẫn chưa được đầu tư nhiều

về thiết kế, thường nặng và ít thoải mái

4 Giày thời trang ứng dụng cho văn phòng và đời thường

- Thực trạng: Phân khúc giày dép văn phòng tại Việt Nam còn hạn chế trongthiết kế thời trang, thoải mái Người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm từthương hiệu quốc tế hoặc hàng không thương hiệu

5 Thương mại điện tử và cá nhân hóa sản phẩm

- Thực trạng: Thói quen mua sắm online tại Việt Nam đang gia tăng nhanhchóng, nhưng các thương hiệu nội địa chưa tận dụng tối ưu nền tảng này.Ngoài ra, nhu cầu cá nhân hóa sản phẩm đang trở thành xu hướng, đặc biệtvới giới trẻ

Trang 26

6 Cải tiến giày truyền thống Thượng Đình

- Thực trạng: Dòng giày vải truyền thống của Thượng Đình được yêu thích vì

độ bền, nhưng thiết kế và cách tiếp cận khách hàng còn hạn chế, không phùhợp với thị hiếu hiện đại

7 Giày phục vụ du lịch và thể thao ngoài trời (outdoor)

- Thực trạng: Phân khúc giày outdoor (leo núi, đi trekking) tại Việt Nam chủyếu do các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh, trong khi nhu cầu tăng caonhờ xu hướng du lịch khám phá

8 Hợp tác quốc tế và mở rộng xuất khẩu

- Thực trạng: Sản phẩm giày Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nhưng thươnghiệu Thượng Đình còn thiếu sự hiện diện trên thị trường quốc tế

Trang 27

Sử dụng mô hình SCAMPER để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho sản phẩm giàythân thiện với môi trường.

1 Substitute (Thay thế)

Ý tưởng:

- Thay thế nguyên liệu truyền thống bằng các vật liệu thân thiện với môitrường như:

 Da thuần chay: Làm từ nấm, xương rồng, hoặc vỏ trái cây

 Cao su tái chế: Tận dụng cao su từ lốp xe cũ hoặc đế giày cũ

 Vải hữu cơ: Sử dụng bông hữu cơ hoặc sợi từ thực vật tái chế

- Thay thế quy trình sản xuất sử dụng nhiều năng lượng bằng công nghệ xanhnhư in 3D hoặc nhuộm khô không dùng nước

Lợi ích: Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao giá trị thươnghiệu

2 Combine (Kết hợp)

Ý tưởng:

- Kết hợp giày thân thiện với môi trường và yếu tố công nghệ:

 Giày thông minh: Tích hợp cảm biến đo bước chân, lượng calo tiêu haohoặc theo dõi độ mòn để khuyến khích tái chế đúng thời điểm

 Giày đa năng: Thiết kế giày với khả năng tháo rời đế, dễ dàng thay đổikiểu dáng hoặc sử dụng cho nhiều mục đích (thể thao, đi làm, đi chơi)

- Kết hợp các yếu tố hoài niệm từ thiết kế truyền thống của Thượng Đình với

xu hướng hiện đại

Lợi ích: Mở rộng tệp khách hàng, thu hút nhóm người tiêu dùng yêu thích côngnghệ và sản phẩm độc đáo

3 Adapt (Thích nghi)

Ý tưởng:

Trang 28

- Điều chỉnh thiết kế giày phù hợp với nhu cầu sử dụng trong điều kiện khíhậu Việt Nam:

 Sử dụng chất liệu thoáng khí, chống ẩm để phù hợp với thời tiết nóng ẩm

 Chống trơn trượt, độ bám cao, phù hợp với môi trường đô thị và vùngnông thôn

- Phát triển dòng sản phẩm giày dép cho du lịch sinh thái hoặc hoạt độngngoài trời (trekking, leo núi)

Lợi ích: Phù hợp với lối sống và thói quen tiêu dùng trong nước, tạo sự khác biệt

4 Modify (Thay đổi, cải tiến)

Ý tưởng:

- Cải tiến thiết kế truyền thống của giày Thượng Đình:

 Tạo dòng giày thời trang "retro" với thiết kế mang tính biểu tượng, phùhợp thị hiếu giới trẻ

 Đổi mới quy trình sản xuất để sản phẩm nhẹ hơn, bền hơn nhưng vẫn giữđược giá cả hợp lý

- Tích hợp các thông điệp bảo vệ môi trường lên sản phẩm như in slogan

“Save the Planet” hay sử dụng mã QR trên giày để dẫn đến câu chuyện bềnvững của thương hiệu

Lợi ích: Tăng tính thẩm mỹ, phù hợp với thị hiếu mới mà vẫn giữ được giá trịthương hiệu

5 Put to Another Use (Sử dụng cho mục đích khác)

Ý tưởng:

- Phát triển dòng giày tái chế từ rác thải nhựa hoặc vải vụn, nhắm đến phânkhúc khách hàng yêu thích lối sống xanh

- Sản xuất giày tái sử dụng:

 Giày tháo rời để dễ dàng thay thế đế hoặc lớp vải khi bị hư hỏng

 Giày chuyên dụng cho hoạt động từ thiện, mỗi sản phẩm bán ra góp phần

Trang 29

- Loại bỏ các thành phần gây hại cho môi trường như:

 Nhựa nguyên sinh, hóa chất độc hại trong nhuộm vải hoặc sản xuất keodán

 Quy trình sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng

- Loại bỏ bao bì không thân thiện, thay thế bằng túi giấy tái chế hoặc hộp giàylàm từ bã mía

Lợi ích: Tạo sản phẩm thân thiện với môi trường từ trong ra ngoài, nâng cao giá trịbền vững

7 Reverse (Đảo ngược)

Ý tưởng:

- Đảo ngược chuỗi giá trị:

 Thu gom giày cũ từ khách hàng, tái chế thành các dòng sản phẩm mới

 Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn: Khách hàng có thể đổi giày cũ đểnhận ưu đãi khi mua giày mới

- Đảo ngược thiết kế truyền thống: Tập trung vào sáng tạo kiểu dáng trẻ trung,năng động, kết hợp các yếu tố thiết kế truyền thống Thượng Đình

Lợi ích: Tăng vòng đời sản phẩm, xây dựng lòng trung thành của khách hàng

4.1.3 Lý do lựa chọn ý tưởng kinh doanh:

1 Thương hiệu đã có uy tín và truyền thống lâu đời

Trang 30

- Thượng Đình là một thương hiệu giày dép nổi tiếng tại Việt Nam, có lịch sửlâu dài và đã khẳng định được chất lượng và sự tin cậy từ phía người tiêudùng Việc phát triển sản phẩm mới dưới thương hiệu này giúp tận dụngđược sự nhận diện và lòng tin của khách hàng, tăng khả năng tiếp cận thịtrường một cách nhanh chóng.

Lý do: Sự vững mạnh về thương hiệu là yếu tố quan trọng để tạo dựng một sảnphẩm mới có thể thành công và phát triển bền vững

2 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại và bền vững

- Ngày nay, người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng ưu tiên các sảnphẩm thân thiện với môi trường và có tính bền vững Lựa chọn phát triểngiày thân thiện với môi trường không chỉ giúp Thượng Đình bắt kịp xuhướng mà còn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

Lý do: Đây là cơ hội để Thượng Đình mở rộng thị trường, thu hút khách hàng mới

và tạo được hình ảnh tích cực về một thương hiệu tiên phong trong việc bảo vệ môitrường

3 Khả năng tận dụng công nghệ và đổi mới trong thiết kế

- Với sự phát triển của công nghệ sản xuất và thiết kế hiện đại, việc áp dụngnhững đổi mới vào quy trình sản xuất giúp tạo ra các sản phẩm giày có thiết

kế đẹp, chất lượng cao và thân thiện với môi trường Điều này có thể làm nổibật thương hiệu Thượng Đình giữa thị trường

Lý do: Đổi mới thiết kế và áp dụng công nghệ vào sản xuất là cách hiệu quả để sảnphẩm giày Thượng Đình vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa nâng cao khả năngcạnh tranh

4 Tiềm năng phát triển bền vững và mở rộng thị trường

- Với xu hướng tiêu dùng bền vững và các chính sách bảo vệ môi trường ngàycàng được chú trọng, phát triển sản phẩm giày thân thiện với môi trườnggiúp Thượng Đình có thể mở rộng thị trường ra quốc tế, đặc biệt là ở những

Trang 31

thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường như Châu Âu,Bắc Mỹ.

Lý do: Đây là cơ hội để Thượng Đình không chỉ giữ vững thị trường nội địa màcòn có thể phát triển ra thị trường quốc tế, gia tăng doanh thu và mở rộng thươnghiệu

5 Khả năng tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn

- Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất giày không chỉ giúpThượng Đình giảm thiểu lãng phí mà còn tạo ra giá trị bền vững cho sảnphẩm Tái chế, thu hồi và sử dụng lại nguyên liệu sẽ giúp tiết kiệm chi phí

và bảo vệ tài nguyên

Lý do: Tích hợp mô hình này vào quy trình sản xuất giúp Thượng Đình không chỉgiảm chi phí mà còn góp phần vào việc phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh

và thu hút khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường

Thị trường mục tiêu cho sản phẩm giày thượng đình thân thiện với môi trường:

1 Nhóm khách hàng quan tâm đến bảo vệ môi trường

- Đặc điểm: Những người tiêu dùng ý thức được tầm quan trọng của bảo vệmôi trường và lựa chọn các sản phẩm có tính bền vững Nhóm này thường lànhững người trẻ tuổi, sinh viên, và những người trưởng thành trong độ tuổi

từ 20 đến 35

- Ví dụ: Những người tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, yêu thíchcác sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, và có xu hướng tìm kiếm các thương hiệucam kết sản xuất bền vững

2 Thế hệ trẻ (Gen Z và Millennials)

- Đặc điểm: Thế hệ trẻ là những người tiêu dùng tiềm năng lớn cho các sản

Trang 32

phẩm thân thiện với môi trường Họ có thói quen mua sắm online, thích cácsản phẩm độc đáo và có thông điệp mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và môitrường.

- Ví dụ: Sinh viên đại học, người đi làm trẻ tuổi có ý thức về việc tiêu dùng cótrách nhiệm và có khả năng chi tiêu cho các sản phẩm bền vững

3 Người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao

- Đặc điểm: Các khách hàng này có khả năng chi trả cao hơn và sẵn sàng đầu

tư vào những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường Họ ưu tiênchất lượng và sự bền vững trong các quyết định mua sắm

- Ví dụ: Những người sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ ChíMinh, nơi có ý thức về môi trường cao và có mức thu nhập tốt hơn

4 Các gia đình trẻ

- Đặc điểm: Các bậc phụ huynh trẻ tuổi đang tìm kiếm những sản phẩm antoàn và tốt cho sức khỏe của con cái họ Sản phẩm giày thân thiện với môitrường, không gây hại cho sức khỏe sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho họ

- Ví dụ: Các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, sống tại các khu đô thị lớn

5 Những người làm việc trong ngành thời trang bền vững

- Đặc điểm: Những người làm việc trong ngành thời trang và các lĩnh vực liênquan đến thiết kế và sản xuất sẽ có sự quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm

có tiêu chí bảo vệ môi trường Họ có thể là những nhà thiết kế, chuyên giatrong ngành hoặc những người tham gia vào các dự án và sự kiện về thờitrang bền vững

- Ví dụ: Các nhà thiết kế trẻ, chuyên gia marketing trong ngành thời tranghoặc những người tham gia vào các phong trào tiêu dùng bền vững

6 Khách hàng có ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội

- Đặc điểm: Nhóm khách hàng này quan tâm đến các sản phẩm không chỉ vìchất lượng mà còn vì sự ảnh hưởng tích cực của chúng đối với cộng đồng và

Trang 33

môi trường Họ có xu hướng ủng hộ những thương hiệu có trách nhiệm xãhội.

- Ví dụ: Những người tham gia các tổ chức phi chính phủ, những nhà hoạtđộng cộng đồng hoặc những người thường xuyên tham gia các chiến dịchbảo vệ môi trường

4.2 Phân tích sản phẩm/dịch vụ dự kiến kinh doanh:

Chức năng và tác dụng của sản phẩm giày làm từ nhựa tái chế

1 Bảo vệ và hỗ trợ chân

- Giày có chức năng bảo vệ chân người sử dụng khỏi tác động từ môi trườngbên ngoài như bụi bẩn, nước, và các vật thể sắc nhọn

- Cung cấp sự thoải mái và hỗ trợ tốt cho chân trong các hoạt động hàng ngày,

từ đi bộ, chạy thể thao đến các công việc nhẹ nhàng

2 Khả năng chống thấm nước và bền bỉ

- Nhựa tái chế được xử lý đặc biệt để có khả năng chống thấm nước tốt, giúpbảo vệ chân người sử dụng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt

- Giữ cho đôi chân luôn khô ráo và thoải mái trong mọi tình huống

3 Thân thiện với môi trường

- Sử dụng nhựa tái chế giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa, một trong nhữngnguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường Quá trình tái chế cũng tiết kiệmnăng lượng so với việc sản xuất nhựa mới từ nguyên liệu thô

- Góp phần vào nỗ lực bảo vệ và duy trì sự bền vững của hành tinh

4 Tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải carbon

- Việc sử dụng nhựa tái chế giảm thiểu nhu cầu khai thác dầu mỏ và sản xuấtnhựa mới, qua đó giảm lượng carbon phát thải vào môi trường

- Giúp giảm dấu ấn carbon và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, góp phần vàoviệc giảm thiểu biến đổi khí hậu

Trang 34

5 Khả năng tái chế và tái sử dụng

- Giày được làm từ nhựa tái chế có thể được tái chế một lần nữa sau khi hếtthời gian sử dụng hoặc có thể được làm mới để kéo dài tuổi thọ

- Giảm thiểu lượng rác thải sinh ra từ sản phẩm và tạo ra một chu kỳ tiêu dùngkhép kín, nơi các sản phẩm cũ được tái sử dụng hoặc tái chế thành sản phẩmmới

Sản phẩm dự kiến kinh doanh:

Hình ảnh minh họa sản phẩm dự kiến kinh doanh

* Sản phẩm: Giày làm từ vật liệu tái chế

* Đặc điểm sản phẩm:

1 Chất liệu

- Chất liệu chính: Giày được sản xuất chủ yếu từ nhựa tái chế, như PET(Polyethylene Terephthalate) từ chai nhựa hoặc nhựa HDPE (High-DensityPolyethylene) đã qua xử lý

Trang 35

- Lớp lót và đệm: Lớp lót có thể được làm từ vật liệu sinh học nhưpolyurethane tái chế hoặc các loại vải có thể phân hủy sinh học.

- Đế giày: Được chế tạo từ cao su tái chế hoặc EVA (Ethylene Vinyl Acetate)tái chế, với tính năng bền và nhẹ

- Khả năng thông gió: Hệ thống lưới hoặc các lỗ thông gió được thiết kế để tối

ưu hóa sự lưu thông khí

Trang 36

- Khả năng tái chế: Giày có thể được thu hồi và tái chế sau khi sử dụng, đónggóp vào chu trình tái chế khép kín.

- Hệ thống hỗ trợ và đệm: Lớp đệm bên trong giày được thiết kế để hỗ trợ tốtcho bàn chân, giúp giảm áp lực và tăng cường sự thoải mái

- Khả năng chống mài mòn: Đế giày được thiết kế để chống mài mòn và có độbám tốt, giúp đi lại an toàn trên nhiều loại bề mặt

- Giai đoạn kết thúc: Khi giày hết thời gian sử dụng, nó có thể được thu hồi đểtái chế thành sản phẩm khác hoặc được xử lý thành vật liệu tái chế mới, gópphần vào chu kỳ sống bền vững của sản phẩm

* Chiến lược định giá sản phẩm mới:

1 Chiến lược định giá dựa trên chi phí (Cost-plus pricing)

- Phân tích chi phí sản xuất: Tính toán chi phí nguyên liệu (nhựa tái chế, lớplót, đế, v.v.), chi phí sản xuất (công lao động, quy trình chế tạo), và các chiphí khác như marketing và phân phối

- Thêm lợi nhuận: Định giá sản phẩm bằng cách cộng thêm một tỷ lệ phầntrăm lợi nhuận hợp lý dựa trên chi phí sản xuất (thông thường từ 20-50% tùyvào thị trường mục tiêu)

2 Chiến lược định giá theo giá trị (Value-based pricing)

- Đánh giá giá trị sản phẩm đối với người tiêu dùng: Giày làm từ vật liệu táichế có giá trị cao về mặt bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên, điều này

có thể được phản ánh trong mức giá cao hơn so với giày làm từ vật liệu

Trang 37

truyền thống.

- Khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu: Xác định mức giá mà khách hàngsẵn sàng chi trả để có được sản phẩm thân thiện với môi trường Giá có thểdao động từ trung bình đến cao, phụ thuộc vào vị thế thương hiệu và sự nhậndiện giá trị từ phía người tiêu dùng

3 Chiến lược định giá cạnh tranh (Competitive pricing)

- Nghiên cứu thị trường: So sánh sản phẩm giày làm từ nhựa tái chế với cácsản phẩm tương tự từ các thương hiệu khác trên thị trường về chất lượng, giá

cả và tính năng thân thiện với môi trường

- Định giá hợp lý: Định giá sản phẩm của mình để cạnh tranh với các thươnghiệu khác, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận Có thể chọn mức giá ngang hoặcthấp hơn so với một số sản phẩm có tính năng tương tự để thu hút người tiêudùng

4 Chiến lược định giá cao cấp (Premium pricing)

- Định vị sản phẩm cao cấp: Nếu sản phẩm có thiết kế độc quyền, chất liệucao cấp, và được quảng bá như một lựa chọn bền vững và sang trọng, có thểđịnh giá cao để tạo cảm giác sản phẩm cao cấp và thu hút nhóm khách hàngsẵn sàng trả giá cao

- Tăng cường giá trị thương hiệu: Các yếu tố như quy trình sản xuất bền vững,các cam kết bảo vệ môi trường, và tính năng tái chế có thể được dùng đểtăng cường giá trị thương hiệu, từ đó tăng mức giá sản phẩm

5 Chiến lược định giá theo chu kỳ (Lifecycle pricing)

- Giai đoạn ra mắt: Định giá sản phẩm ở mức giá thấp hơn để thu hút kháchhàng thử nghiệm và tăng độ nhận diện trên thị trường

- Giai đoạn trưởng thành: Tăng giá dần để phản ánh chất lượng và giá trị caocủa sản phẩm khi thị trường đã ổn định và sản phẩm đã được chấp nhận

- Giai đoạn bão hòa: Có thể điều chỉnh giá để duy trì sự cạnh tranh và giữ

Trang 38

khách hàng trung thành, chẳng hạn như áp dụng giảm giá theo mùa hoặcchương trình khuyến mãi.

6 Chiến lược định giá khuyến mãi (Promotional pricing)

- Giảm giá tạm thời: Để thu hút sự chú ý từ khách hàng trong những ngày đầu

ra mắt hoặc trong các dịp đặc biệt như Ngày Trái Đất

- Chương trình ưu đãi: Cung cấp các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi

đi kèm khi mua nhiều sản phẩm để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm

* Chiến lược tiếp thị:

1 Chiến lược tiếp thị dựa trên giá trị bền vững

- Tạo thông điệp rõ ràng: Xây dựng thông điệp tiếp thị nhấn mạnh vào giá trịbảo vệ môi trường của sản phẩm, như "Giày thân thiện với hành tinh" hoặc

"Đi bộ bền vững với giày tái chế"

- Giá trị cộng đồng: Khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các sáng kiếnbảo vệ môi trường như các chương trình trồng cây hoặc thu gom rác thảinhựa khi mua sản phẩm

2 Chiến lược truyền thông số (Digital Marketing)

- Quảng cáo trên mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng như Facebook,Instagram, TikTok để quảng bá sản phẩm qua hình ảnh, video, và các bàiviết giới thiệu về tính năng sản phẩm và lợi ích bảo vệ môi trường

- Chiến dịch influencer: Hợp tác với những influencer nổi tiếng trong cộngđồng yêu thích sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường để tăngcường sự nhận diện và uy tín

- SEO và Content Marketing: Tạo blog hoặc trang web với nội dung liên quanđến chủ đề bảo vệ môi trường, lợi ích của sản phẩm tái chế, và cách chămsóc giày để kéo traffic tự nhiên từ công cụ tìm kiếm

3 Chiến lược tiếp thị hợp tác (Partnership Marketing)

- Hợp tác với tổ chức bảo vệ môi trường: Tài trợ cho các chương trình giáo

Trang 39

dục về môi trường hoặc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (NGO) đểnâng cao nhận thức về vấn đề môi trường.

- Hợp tác với các thương hiệu khác: Kết hợp với các thương hiệu hoặc sảnphẩm khác có cùng tầm nhìn bền vững để tạo ra các chương trình khuyếnmãi chung hoặc bộ sưu tập đặc biệt

4 Chiến lược khuyến mãi và ưu đãi

- Giảm giá cho lần đầu tiên mua hàng: Cung cấp các mã giảm giá hoặc ưu đãiđặc biệt cho khách hàng lần đầu tiên mua giày

- Chương trình đổi cũ lấy mới: Khuyến khích khách hàng mang giày cũ đếnđổi lấy giày mới, giúp giảm thiểu rác thải và tạo động lực mua sắm

- Chương trình khách hàng trung thành: Tạo hệ thống điểm thưởng cho nhữngkhách hàng quay lại mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm cho bạn bè

5 Chiến lược tiếp thị sự kiện và trải nghiệm

- Sự kiện ra mắt sản phẩm: Tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm trực tuyến hoặctại cửa hàng, kết hợp với các buổi hội thảo về bảo vệ môi trường và tác độngtích cực của việc sử dụng sản phẩm tái chế

- Tổ chức workshop và hội thảo: Dạy người tiêu dùng cách tái chế vật liệuhoặc cách sử dụng và chăm sóc giày bền vững

- Trải nghiệm trực tiếp: Mở các gian hàng pop-up tại các trung tâm thươngmại hoặc sự kiện lớn để người tiêu dùng có thể trực tiếp trải nghiệm sảnphẩm

6 Chiến lược quảng bá qua PR (Public Relations)

- Gửi thông cáo báo chí: Đưa thông tin về sản phẩm đến các tờ báo, trang tin,

và blog về lối sống bền vững để tăng cường độ nhận diện

- Phỏng vấn và bài viết chuyên sâu: Tạo các bài phỏng vấn hoặc bài viếtchuyên sâu về quá trình sản xuất giày, sự đổi mới trong công nghệ tái chế,

và cam kết bảo vệ môi trường của thương hiệu

Trang 40

- Hội nghị và triển lãm: Tham gia các hội nghị và triển lãm quốc tế về sảnphẩm xanh và bảo vệ môi trường để mở rộng tầm ảnh hưởng và mạng lướikết nối.

7 Chiến lược tiếp thị địa phương (Local Marketing)

- Tích hợp với cộng đồng địa phương: Hợp tác với các cửa hàng địa phương,các nhà thiết kế và nghệ sĩ địa phương để tạo ra những bộ sưu tập đặc biệt

- Sự kiện cộng đồng: Tham gia các sự kiện cộng đồng nhằm mục đích quảng

bá giày tái chế và nâng cao nhận thức về việc tiêu dùng bền vững

Ngày đăng: 09/01/2025, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Thượng Đình - Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt
Bảng 1.1. Danh mục sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Thượng Đình (Trang 5)
Hình ảnh minh họa sản phẩm dự kiến kinh doanh - Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt
nh ảnh minh họa sản phẩm dự kiến kinh doanh (Trang 34)
Bảng dự kiến giá nhập nguyên vật liệu: - Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt
Bảng d ự kiến giá nhập nguyên vật liệu: (Trang 67)
Hình ảnh  thương  hiệu, quảng - Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt
nh ảnh thương hiệu, quảng (Trang 80)
Hình   thức khuyến mãi - Xây dựng kế hoạch kinh doanh tmđt
nh thức khuyến mãi (Trang 89)