Việc tìm hiểu tác phẩm văn học – một hoạt động có vai trò quan trọng hàngđầu trong việc dạy văn ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông – bằng tiếpcận và phân tích từ góc độ Thi pháp
Trang 1MỤC LỤC
Trang
CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
VĂN HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC 6
VI Ý nghĩa của việc nghiên cứu Thi pháp học trong giảng dạy văn học 18VII Phân tích các bình diện của tác phẩm văn học ở bậc Trung học
trong nhà trường Phổ thông từ góc độ Thi pháp học 21
CHUYÊN ĐỀ II: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 VÀ LỚP 7 52
- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Cổ tích) 60
- Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố- Lý Bạch) 76
Trang 2- Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) 90
CHUYÊN ĐỀ III: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 VÀ LỚP 9 94
- Chuyện về người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 121
- Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) 126
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) 139
CHUYÊN ĐỀ IV: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC
- Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy (Truyền thuyết) 153
- Ra-Ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na, Sử thi Ấn Độ) 156
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
(Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch) 162
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 177
Trang 3- Người trong bao (A.P Sê-khốp) 218
CHUYÊN ĐỀ V:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12 221
- Đất Nước (Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) 227
PHỤ LỤC: CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐƯỢC ĐĂNG TẢI
TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Kiệt tác Chí Phèo từ góc nhìn của thi pháp học, Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Vinh, ISSN 1859-2228, Tập 44, Số 1B, 2015
- Con người trung tâm và chủ thể - quan niệm nghệ thuật mới trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sài Gòn, ISSN
1859-3208, Số 2 (27), tháng 3/ 2015
- Tư tưởng và thẩm mỹ trong hệ thống cấu trúc hình tượng “Nhật ký trong tù” của
Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ, ISSN: 1859-0136, Số 2 (198), 2015
Tối và sáng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Du, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia
-Kỷ niệm Đại Thi hào dân tộc, Danh nhân Văn hóa Nguyễn Du, Nxb Đại học Quốcgia TP Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2015
DẪN NHẬP
Trang 4Việc tìm hiểu tác phẩm văn học – một hoạt động có vai trò quan trọng hàngđầu trong việc dạy văn ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông – bằng tiếp
cận và phân tích từ góc độ Thi pháp học, dù không phải là con đường duy nhất, và Thi pháp học cũng không phải là hệ công cụ, phương tiện duy nhất để tìm hiểu,
khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương, nhưng trải qua một quá trình lâu dài từ
thời cổ đại cho đến nay, với nhiều thăng trầm và phát triển, Thi pháp học đã khẳng
định được mình là một hướng tiếp cận và nghiên cứu văn chương đạt được hiệu
quả cao Kể từ khi cuốn sách Poetica (Nghệ thuật thi ca) của Aristote (384 – 322)
ra đời cho đến nay, Thi pháp học đã phát triển một cách sâu rộng cả ở phương Tây
và phương Đông với những thành tựu to lớn
Cho đến nay, lịch sử Thi pháp học thể hiện ở hai chặng phát triển từ Thi pháp học cổ điển đến Thi pháp học hiện đại với những đặc điểm vừa có tính kế thừa vừa cách tân Thi pháp học cổ điển có từ xa xưa với đặc trưng cơ bản là cách thức
sáng tác chủ yếu của một số thể thơ với những nguyên tắc bất biến được đúc kết
thành những công thức có tính quy phạm Thi pháp học hiện đại với những đặc
trưng mới xuất hiện cuối thế kỉ XIX, đến đầu thế kỷ XX bắt đầu phát triển mạnh ở
Nga rồi dịch chuyển sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới Khác với Thi pháp học cổ điển, Thi pháp học hiện đại chủ yếu nghiên cứu tính văn học của các hiện
tượng văn học, nhất là của tác phẩm văn học, qua các phương diện như tính chỉnhthể, tính hệ thống thẩm mỹ trong mối quan hệ nội tại của các thành tố, tư duy nghệthuật và quan niệm nghệ thuật trong lộ trình phát triển của lịch sử văn học; cácbình diện quan niệm nghệ thuật về con người, không gian – thời gian nghệ thuật,kết cấu văn bản, ngôn từ, giọng điệu…, và cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện ởcái nhìn, điểm nhìn, bút pháp, kết cấu, giọng điệu, ngôn từ Do vậy, cho đến nay,
Thi pháp học hiện đại trở thành một phương cách tiếp cận, nghiên cứu và giảng
dạy văn học, đi sâu vào tính đặc thù của văn học, đóng góp nhiều thành tựu trongnghiên cứu văn học
Ở Việt Nam, Thi pháp học cổ điển có từ thời trung đại, được hiểu và vận dụng
trong sáng tác văn chương, được dùng làm tiêu chí để phẩm bình, đánh giá tácphẩm văn chương suốt cả mười thế kỷ văn học trung đại Tuy nhiên, khi văn học
hiện đại ra đời thì Thi pháp học cổ điển không còn phù hợp nữa nên dần dần, Thi pháp học hiện đại đã thay thế Thi pháp học cổ điển Dù Thi pháp học hiện đại chỉ
Trang 5mới có mặt ở Việt Nam khoảng trên ba thập kỷ nay, nhưng đã phát triển khánhanh, khá mạnh; trở thành một trào lưu, một hướng nghiên cứu và giảng dạy cósức hấp dẫn và thuyết phục, mang lại nhiều thành tựu to lớn Một trong những lý
do chính là Thi pháp học hiện đại quan niệm văn học là sản phẩm mang tính tích
hợp đa diện của văn hóa, tác phẩm là kết quả của tư duy nghệ thuật, quan niệm,cái nhìn, và được thể hiện trong hình tượng, không gian, thời gian, ngôn từ, giọngđiệu như những bình diện của chỉnh thể hình thức mang tính hệ thống hàm chứanội dung Việc phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học giúp người dạy
và người học đi sâu và đi đúng vào bản chất thẩm mỹ mang tính đặc thù của vănhọc, tìm ra cái hay, cái đẹp trong các bình diện hình thức mang tính nội dung củatác phẩm Qua đó, giúp người học phát triển năng lực và tư duy văn học, kỹ năngtiếp cận và phân tích văn bản, làm chủ văn bản trong việc học tập và nghiên cứu
văn học Do vậy, việc vận dung Thi pháp học hiện đại vào giảng dạy văn học ở
bậc trung học trong nhà trường phổ thông giúp người học dễ học, dễ hiểu; rènluyện và phát triển được năng lực và tư duy; tăng cường lòng ham thích và say mêhọc văn; nâng cao tác dụng của môn văn thông qua các chức năng giáo dục, giáodưỡng và bồi dưỡng kỹ năng Đó là một cách thức hữu hiệu góp phần đổi mới cănbản việc dạy và học văn trong nhà trường hiện nay
Trong đề tài khoa học này, chúng tôi lựa chọn một số tác phẩm và đoạn tríchtiêu biểu nằm trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đền lớp 12 để phân tích từ góc
độ thi pháp học Cấu trúc của đề tài, ngoài phần mục lục và tài liệu tham khảo,gồm có 5 chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận về phân tích tác phẩm văn học ở bậctrung học trong nhà trường phổ thông từ góc độ thi pháp học;
- Chuyên đề 2: Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 6, lớp 7;
- Chuyên đề 3: Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 8, lớp 9;
- Chuyên đề 4: Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 10, lớp 11;
- Chuyên đề 5: Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12;
Thứ tự các đơn vị tác phẩm và đoạn trích được phân tích được sắp xếp theo trình
tự trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12
CHUYÊN ĐỀ 1:
Trang 6NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC
I KHÁI NIỆM THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
1 Thi pháp
Lịch sử của Thi pháp đã trải qua một quá trình phát triển đa dạng, phong phú
về sáng tác, quan niệm và phương pháp Thuật ngữ Thi pháp (tiếng Pháp: Poétique, tiếng Anh: Poetics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: Poietike, thể hiện trong công trình Poetica của Aristote (384 – 322, tr.CN) Hiện có nhiều cách hiểu
về thuật ngữ Thi pháp, nhưng nội dung cơ bản của Thi pháp thống nhất trong các cách hiểu là: Thi pháp là hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học Khái niệm này có một số yếu tố cơ bản cần thiết phải được cắt nghĩa, bao gồm: hệ thống, nghệ thuật, hệ thống nghệ thuật và hiện tượng văn học
Hệ thống: Là một tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố có quan hệ với
nhau, giá trị của hệ thống không phải là tổng của phép cộng các yếu tố với nhau,
mà là giá trị tổng hợp; giá trị của từng yếu tố khi tồn tại trong hệ thống không phải
do tự thân yếu tố quyết định, mà do hệ thống quy định trên cơ sở giá trị tổng hợptoàn hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống đó Ví dụ: Các chi
tiết miêu tả hình thức, tính cách, giòng dõi của nhân vật thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao chịu sự qui chiếu của hệ thống thẩm mỹ toàn thiên truyện,
nhất là trong sự chi phối, tham chiếu của đặc điểm thi pháp nhân vật Chí Phèo
Nghệ thuật: Phương diện hình thức như các thủ pháp nghệ thuật, biện pháp
nghệ thuật, phương cách xây dựng, miêu tả và tường thuật, quan niệm nghệ thuật,cái nhìn nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật…, mang tính nội dung Tính nội dungcủa các phương diện nghệ thuật khác với tính nội dung xã hội mà hiện tượng vănhọc phản ánh Chẳng hạn: Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân
trong Chữ người tử tù thể hiện ở cái Đẹp từ tài hoa, tính cách, ứng xử, triết lý sống
phối kết với ý thức về cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp như một sự phủ nhậncái xấu, cái ác trong xã hội nô lệ và tội lỗi thời thực dân - phong kiến
Trang 7Hệ thống nghệ thuật: tập hợp các quan niệm, các thủ pháp, biện pháp…, quan
hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, giá trị của từng yếu tố do hệ thống quy định vàcác yếu tố phát huy giá trị, ý nghĩa của chúng trong hệ thống Tính hệ thống củanghệ thuật tồn tại ở nhiều cấp độ như trong một tác phẩm, hệ tác phẩm, một tác
phẩm lớn có nhiều tác phẩm nhỏ Chẳng hạn trong một thi phẩm của Nhật ký trong tù, trong cả tập Nhật ký trong tù, trong toàn bộ sáng tác văn chương của Hồ
Chí Minh
Hiện tượng văn học: Một giai đoạn, một trào lưu, một tác gia, một hệ tác phẩm
hoặc một tác phẩm…, có những đặc trưng trên cơ sở quan hệ nội tại và như là hệquả của lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội, tình hình văn học; sáng tạo của nhà văn
và mỹ cảm của người đọc Chẳng hạn: thơ Mới Việt Nam 1930-1945, văn họchiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945; văn học cách mạng miền Nam trongvùng tạm chiếm thời chống Mỹ, sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; truyện ngắn của Tchekhov, thơ tình của Tagor, Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London; Lá cỏ của Whitman…
2 Thi pháp học
Với tư cách là một bộ môn khoa học, Thi pháp học lấy Thi pháp làm đối tượng
nghiên cứu, nghĩa là nghiên cứu hệ thống nghệ thuật của hiện tượng văn học.Trong thực tế, hệ thống nghệ thuật trong văn học tồn tại ở nhiều cấp độ, như tácgia, tác phẩm, trào lưu, giai đoạn…; mặt khác, ở các dòng văn học như văn họcdân gian, văn học viết có những đặc trưng thi pháp khác nhau Do vậy, việc tìmhiểu, nghiên cứu có thể được tiến hành ở nhiều cấp độ, bình diện khác nhau Với
dòng văn học dân gian và văn học viết, các bình diện của Thi pháp học là Thi
pháp văn học dân gian và Thi pháp văn học viết Thi pháp văn học dân gian gồm
có thi pháp truyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,truyện ngụ ngôn), thi pháp thơ ca dân gian (ca dao, vè), thi pháp câu đố Thi pháp
văn học viết gồm có thi pháp các thể loại (thơ, truyện, kí, kịch), thi pháp văn học
các thời kỳ, các giai đoạn (trung đại, hiện đại, hậu hiện đại) Thi pháp hệ thống tác
phẩm của một tác gia (thi pháp thơ Nguyễn Du, thi pháp Nhật kí trong tù của Hồ
Chí Minh, thi pháp thơ Tố Hữu, thi pháp truyện của Nam Cao, thi pháp truyện của
O Banzăc…); thi pháp của một tác phẩm (thi pháp bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh,
Trang 8thi pháp truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, thi pháp truyện Thuốc của
Lỗ Tấn, thi pháp truyện Ông già và biển cả của Hê-Minh-Uê…).
II TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ THI PHÁP HỌC
Lịch sử phát triển của Thi pháp học được các nhà nghiên cứu chia ra hai chặng
là Thi pháp học cổ điển (Truyền thống) và Thi pháp học hiện đại, với mốc thời
gian dùng để phân chia là cuối thế kỷ XIXtrở về trước và đầu thế kỷ XX đến nay
1 Thi pháp học cổ điển (Truyền thống)
Trên thế giới, Thi pháp học cổ điển đã có từ lâu đời Ở phương Tây thời Hy Lạp cổ đại, Thi pháp học nghiên cứu các phương tiện biểu hiện như thể loại, ngôn
từ Công trình nổi tiếng nhất trong Thi pháp học đương thời là Poetica (Nghệ
thuật thi ca) của Aristote (384 - 322) Ở Trung Quốc, tác phẩm Văn tâm điêu long
của Lưu Hiệp (khoảng 465- 532) là công trình thi pháp học xuất hiện sớm nhất
Đó là cuốn sách có nội dung chủ yếu bàn về thi pháp học ở bình diện cách sángtác văn chương, bên cạnh đó còn có một số ý kiến về nghiên cứu văn học từ góc
độ lịch sử văn học và thi pháp học so sánh Chẳng hạn: “Khi xem xét tất cả cácđời, ta có thể thấy cái sự biến đổi của tình cảm và tư tưởng Khi xét chung cácđiểm dị đồng thì ta có thể hiểu rõ cái chủ chốt” [12, tr.153] Đặc biệt, tác phẩm
Tùy Viên Thi Thoại của Viên Mai (1716-1798) có thể được coi là nhịp cầu nối giữathi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại, bởi tác phẩm này bàn về nghệ thuậtthơ vừa với những yêu cầu có tính cổ điển, lại vừa đề cao tính sáng tạo, phá khuôn
của người nghệ sỹ Tùy Viên Thi Thoại đề cao thuyết Tính linh với ba yếu tố - ba phương diện của chủ thể sáng tạo cần phải có làchân tình, cá tính và thi tài; đề cao tính
chân thực của tình cảm, sự linh hoạt của bút pháp; nổi bật là về tư tưởng thì không
bị trói buộc bởi quan niệm đạo đức phong kiến và tư tưởng chính thống, về hìnhthức nghệ thuật thì đề cao tự do sáng tạo, khuyến khích bộc lộ cá tính, tạo lậpđược phong cách riêng Bên cạnh đó, còn có một số học giả tiêu biểu như Nghiêm
Vũ, Chu Bật, Khương Quì, Thẩm Đức Tiềm, Ngụy Khánh Chi dùng thuật ngữ thipháp để chỉ phép làm thơ Một số nhà nghiên cứu khác như Kim Thánh Thán,Mao Tôn Cương, Chi Nghiễn Trai, Lý Trác Ngô, Trương Trúc Pha có những đónggóp về thi pháp ở phương diện nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết Trung Quốc
và cách thức sáng tác thơ
Trang 9Thời trung đại, trên thế giới xuất hiện nhiều cuốn sách bàn về cách thức, phép
tắc sáng tác văn học Thi pháp học được hiểu ở bình diện là đặc trưng, tiêu chuẩn
của ngôn từ văn chương và các phương cách, biện pháp xây dựng, tổ chức các tácphẩm văn học theo loại thể nhất định Theo đó thì bất cứ nền văn học nào dù
không có loại sách chuyên bàn về lý thuyết Thi pháp học, nhưng cũng vẫn có thi
pháp, vì các kiểu dạng sáng tác văn học dù muốn hay không thì đều phải tuân theonhững hệ tiêu chí, khuôn phép, cách thức nào đó Do chỉ dùng những thể loại chịu
sự ràng buộc khắt khe của niêm, luật nên khả năng phản ánh và thể hiện xúc cảmtrực tiếp của tác giả thơ trung đại nhìn chung là hạn chế, hạn hẹp Vì vậy, trongthực tế, khi cần phản ánh những vấn đề có phạm vi hiện thực rộng lớn và không bịràng buộc bởi niêm luật mới đáp ứng được mục đích sáng tạo thì nhà thơ thời
trung đại phải lựa chọn những thể loại thích ứng Chẳng hạn, Đỗ Phủ - vị Thi thánh thơ Đường, có những bài thơ luật đúng cách bất hủ như tám bài Thu hứng, bài Đăng cao…, nhưng để phản ánh những vấn đề hiện thực rộng lớn, sâu sắc
hoặc cần sự bộc lộ, diễn trình cảm xúc, suy tư một cách trực tiếp và tự do hơn thì
Đỗ Phủ lựa chọn thể hành - một thể thơ khá tự do, ít bị ràng buộc bởi tiêu chí
niêm luật khắt khe và có thể trữ tình trực tiếp, tiêu biểu như Binh xa hành (Xe ra trận), Mạc tương nghi hành (Bài hành chớ ngờ nhau), Tàm cốc hành (Bài hành
tằm và lúa)…
Ở Việt Nam, Thi pháp học cổ điển không được xây dựng thành hệ thống lý
thuyết, nguyên tắc mà được ứng dụng như là những cách thức, phép tắc, qui phạm
để sáng tác văn học, cả ở văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Hán, chữNôm Nghĩa là tác giả khi sáng tạo tác phẩm thì đã tuân thủ theo những quy tắc
Thi pháp học nhất định Văn học viết bằng chữ Hán rồi đến chữ Nôm suốt 10 thế
kỷ văn học trung đại thể hiện đặc trưng chủ yếu là truyền thống thi pháp tượngtrưng, ước lệ, sùng cổ, qui phạm, bất biến Cũng có một số tác gia thời trung đại
như Nguyễn Trãi có những phá cách trong sáng tác thơ, tiêu biểu như bài Tùng
(cây thông), hoặc phá cách trong thi pháp phản ánh bằng cách đưa những hình ảnh
đời thường như ao rau muống, lãnh mùng tơi…, vào thơ, vốn được coi là sân chơi
chỉ dành cho những thứ, những loại cao cả, trang đài như người quân tử; các con
vật long, ly, quy, phụng; các loại cây mang tính biểu trưng như mai, lan, cúc, trúc… Đến Tú Xương, một trong những đại biểu ưu tú ở giai đoạn cuối của văn
học trung đại thì việc cách tân thi pháp ở phương diện đối tượng phản ánh, cái
Trang 10nhìn, điểm nhìn đã có những đổi mới đáng kể Ở một số bài thơ, Tú Xương phá vỡcái nhịp cố định 4/3 của câu thơ Đường luật, đưa thán từ, tiếng chửi…, vào thơ;ông đưa con người cá nhân vào thơ, tạo nên cấu trúc thẩm mỹ mới của bài thơmang tính nội dung về sự đảo lộn đạo lý trong xã hội lúc bấy giờ Tuy nhiên, ngay
cả người táo bạo và cá tính như Tú Xương thì tiêu chí chung của thi pháp thơtrung đại vẫn còn khống chế ở những mức độ nhất định Nhu cầu và thị hiếu thẩm
mỹ về thơ lúc bấy giờ chủ yếu là để thù tạc, trao tặng, bình tán Việc bình thơ,khen thơ và thưởng lãm thơ chủ yếu là bình tán về kĩ thuật dùng từ ngữ; phạm visáng tác và việc thưởng lãm cũng chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp, chủ yếu là
tầng lớp người biết chữ và đặc biệt là trí thức; đối tượng hướng tới thiên về thiên nhiên mỹ Hồ Chí Minh từng cảm nhận về cổ thi rằng: Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,/ Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong (Thơ xưa thiên về yêu thiên nhiên
đẹp như núi, nước, khói, hoa, tuyết, trăng, gió)
Ở phương diện lý luận, những quan niệm về nghệ thuật thơ ca hoặc cách thức
sáng tác văn học chủ yếu xuất hiện trong các bài tựa sách, ít được in thành tập
riêng Đáng kể nhất có cuốn Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (được hoàn thành
năm 1773) có bàn đến một số nội dung của thi pháp trong các phần nói về vănnghệ (48 điều) và ngôn ngữ (111 điều) Sang giữa thế kỷ XIX, Cao Bá Quát đề
cao thuyết tính linh trong sáng tác văn học và được nhiều nhà nho có tư tưởng cởi
mở thời đó ủng hộ Cuốn sách thi pháp học đầu tiên của Việt Nam xuất bản ở Sài
Gòn cuối thế kỷ XIX là Thi pháp nhập môn (bàn về thơ Annamite) của Thế Tải
Trương Minh Ký (1898) Tác phẩm này dạy luật thơ thất ngôn qua những bàimiêu tả các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên có kèm tranh vẽ Năm 1932, nhà
in Bùi Văn Nhẫn ở Bến Tre cũng xuất bản cuốn sách Thi pháp diễn giải: chỉ phép
tắc làm thơ, truyện, ngâm, phú…
2 Thi pháp học hiện đại
Trên thế giới, Thi pháp học với tư cách là một bộ môn khoa học và với những
tiêu chí mới, đặc điểm mới chỉ xuất hiện cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX bắt đầuphát triển mạnh ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới
So với Thi pháp học cổ điển, Thi pháp học hiện đại xây dựng những hệ tiêu chí
mới, những phạm trù mới; nghiên cứu các hiện tượng văn học từ nhiều chiều kíchnhư tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật, kết cấu ngôn từ và hình tượng trong
Trang 11mối quan hệ nội tại và quan hệ ngoại tại với lịch sử, văn hóa…, đặc biệt là chútrọng tính văn học của tác phẩm Những thể loại mới với những đặc trưng thi phápmới của văn học hiện đại ra đời có nhiều lợi thế hơn trong phản ánh so với các thểloại văn học trung đại; đồng thời, cũng có sức hấp dẫn hơn đối với cả nhà văn, độcgiả, người nghiên cứu và phê bình văn học
Thi pháp học hiện đại bao gồm nhiều trường phái, trong đó có các trường phái tiêu biểu như: Trường phái Hình thức Nga ra đời từ năm 1914, với các thành viên
tiêu biểu như R Jakobson, V Shklovski, đề cao vai trò của hình thức, coi trọngngôn từ thi ca với các thủ pháp nghệ thuật và qui luật nội tại của văn học, chú
trọng vai trò lạ hóa, vai trò của cái nhìn nghệ thuật đối với chỉnh thể tác phẩm Trường phái Phê bình mới Anh, Mỹ xuất hiện vào những năm 20 thế kỉ XX ở
Anh, hình thành ở Mỹ vào những năm 30 và thịnh hành vào những năm 50, 60.Trường phái này có các thành viên tiêu biểu như: I A Richards, T S Eliot W.Wimsatt, R Wellek, C Brooks và A Warren Họ đưa ngữ nghĩa học và tâm lýhọc vào phê bình văn học, tạo thành phương pháp phê bình lấy văn bản làm trungtâm; chú trọng, đề cao phương pháp phê bình khách quan, phê bình nội tại
Trường phái Cấu trúc, Ký hiệu học với các nhà khoa học chủ chốt như F D.
Saussure, R Jacobson, C L Strauss, J Lacan, T Todorov Trường phái này vậndụng lý thuyết cấu trúc ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học, đề cao tính hệ thống vàquy luật nội tại của tác phẩm văn học, phân tích chức năng của các yếu tố văn họctrong hệ thống, kết hợp đồng đại và lịch đại; phân biệt văn bản văn học và văn bản
phi văn học bằng tiêu chí tính văn học, đề cao vai trò của cấu tạo chất liệu ngôn ngữ ở quan hệ kết hợp và lựa chọn trong việc tạo nên tính văn học Trường phái kí hiệu học có các thành viên tiêu biểu như E Cassirer, S Langer, M Bakhtin, T.
Todorov, M L Gasparov, V Ivanov, I Lotman Kí hiệu học xem xét văn học ởhai bình diện trong mối quan hệ với nhau: cái biểu đạt (hình thức) và cái đượcbiểu đạt (nội dung) Tác phẩm được xem là kí hiệu, là cái biểu đạt; còn cái đượcbiểu đạt là hình tượng, ý nghĩa, là khách thể thẩm mỹ, chỉ bộc lộ trong quan hệ
với người đọc Trường phái Thi pháp học lịch sử bắt đầu từ Nga cuối thế kỉ XIX,
với các nhà nghiên cứu tiêu biểu là A N Veselovski, M B Khrapchenco, D X.Likhachev, M Bakhtin Trường phái này quan niệm ý thức nghệ thuật và hìnhthức nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, có quá trình phát sinh, biến đổi, pháttriển; dùng phương pháp hệ thống, quan điểm lịch sử và so sánh lịch sử và vận
Trang 12dụng các phạm trù nhân loại học phổ quát như con người, không gian, thờigian…, để nghiên cứu sự thể hiện và phát triển của chúng trong các nền văn học,qua các thời kì văn học
Tóm lại, giữa Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại có những sự khác nhau cơ bản Thi pháp học cổ điển chú trọng các cách thức sáng tác mà chủ yếu là
một số thể thơ; tập trung vào các nguyên lí bất biến, khái quát thành những công
thức có tính quy phạm Thi pháp học hiện đại nghiên cứu đặc trưng của văn học
thông qua tính văn học và ngôn ngữ biểu hiện của nó; nghiên cứu tư duy nghệthuật, quan niệm nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật trong lộ trình phát triển của lịch
sử văn học và cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện ở bút pháp, ngôn từ, giọngđiệu, kết cấu phong cách Đồng thời, coi trọng tính chỉnh thể, tính hệ thống thẩm
mỹ và mối quan hệ nội tại giữa các thành tố của tác phẩm văn học
Ở Việt Nam, Thi pháp học hiện đại phát triển trên cơ sở vận dụng lý thuyết Thi pháp học nước ngoài để nghiên cứu văn học Nửa đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện
nhiều công trình lý luận phê bình ứng dụng các học thuyết văn nghệ phương Tâyvào việc nghiên cứu văn học Việt Nam Trong đó, công trình mang màu sắc thi
pháp học rõ rệt nhất là Chương Dân thi thoại (1936) của Phan Khôi Nhìn chung, trước 1975, Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện
phổ biến ở miền Bắc Trong thời gian này, công trình về thi pháp học đáng kể là
cuốn Poetica (Nghệ thuật thơ ca) của Aristote, do Phan Ngọc dịch, xuất bản năm
1964 Ở miền Nam, trong vùng kiểm soát của chính quyền cũ, tuy có điều kiện giớithiệu về lí thuyết cấu trúc, song thực tế nghiên cứu thi pháp văn học chỉ mới xuất hiện
ở một số công trình lí luận, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các giáo sư bậc đại
học nhưng còn tản mạn, phân tán Về cơ bản, Thi pháp học vẫn chỉ được quan niệm ở
bình diện hẹp, chủ yếu được hiểu như là phép tắc làm thơ, kiến thức về thi ca, chưa
diễn ra ở tất cả các bình diện của Thi pháp học và cũng chưa thành một trào lưu phổ
Trang 13thuật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1981), Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” (1983) Chuyên đề thi pháp học được Trần Đình
Sử thuyết giảng tại Đại học Sư phạm Hà Nội, một số cuộc hội thảo chuyên đề về Thi pháp học đã được tổ chức tại Hà Nội… Từ đó, nhu cầu tìm hiểu thi pháp học trở nên
khởi sắc trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học
Đến sau Đổi mới (1986), Thi pháp học nhanh chóng được nhiều người vận dụng Thi pháp học được dạy ở bậc Cao học, Đại học và có trong sách bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên trung học, trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và
trong bài làm văn của học sinh ở những mức độ nhất định Đến năm 1993, Thi pháp học đã được Trần Đình Sử viết thành giáo trình đầu tiên ở bậc Đại học Trong không khí đó, nhiều nhà nghiên cứu vận dụng Thi pháp học vào nghiên cứu, phê bình văn
học, tạo thành phong trào nghiên cứu khá phổ biến và thu được những thành tựu đáng
kể Trong số đó, nổi bật là các tác giả như Phan Ngọc với các công trình nghiên cứu
về Truyện Kiều: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học (1995); Nguyễn Phan Cảnh với cuốn Ngôn ngữ thơ, đề cập đến một số vấn đề về đặc trưng thi pháp của ngôn ngữ thơ theo quan điểm
của chủ nghĩa cấu trúc thuộc trường phái R Jakobson; Nguyễn Tài Cẩn với hai công
trình: Tìm hiểu kĩ xảo hồi văn liên hoàn trong bài “Vũ trung sơn thủy” của Thiệu Trị ,
và Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn Đặc biệt, Trần Đình Sử có những đóng góp lớn qua các công trình: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Một số vấn đề thi pháp văn học Trung đại Việt Nam (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học (1998), Thi pháp “Truyện Kiều” (2002) Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học vận dụng Thi pháp học để nghiên cứu văn học, đạt
được những kết quả bước đầu rất đáng chú ý, tiêu biểu như: Trần Đình Sử, HoàngTrinh, Bùi Công Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu, Lê Huy Bắc
Cho đến nay, Thi pháp học ở Việt Nam chủ yếu đi theo hướng vận dụng, ứng dụng lí thuyết Thi pháp học hiện đại trên thế giới vào nghiên cứu văn học ở các khuynh hướng chính như Thi pháp học lịch sử, Thi pháp học cấu trúc hệ thống, Thi pháp phong cách ngôn ngữ học, nhưng chưa bước sang giai đoạn giải cấu trúc, và hậu
hiện đại như ở phương Tây, chưa tiến kịp với xu thế chung của thế giới Do vậy, cần
đa dạng hóa cách tiếp cận, ứng dụng các hệ lý thuyết thi pháp vào nghiên cứu văn học
hơn nữa Trong thực tế, Thi pháp học ở Việt Nam đã và đang được xác định là một
hướng nghiên cứu có ý nghĩa lâu dài, và sẽ có những đóng góp toàn diện hơn nữa
Trang 14III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THI PHÁP HỌC
Đối tượng nghiên cứu của Thi pháp học là đặc trưng, tổ chức, các phương
thức, phương tiện, nguyên tắc, quy luật nội tại, cấu tạo và phong cách của văn bảnlàm nên giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của Thi pháp học chính là hình thức mang tính nội
dung Đó không phải là hình thức thuần túy kỹ thuật, mô hình, công thức, khô
cứng mà là hình thức hàm chứa nội dung cụ thể, xác định, và chỉ tồn tại trong tácphẩm; là những sáng tạo mới, là kết quả của tư duy nghệ thuật, quan niệm và cáinhìn nghệ thuật mới; mang đến cho người đọc một nội dung mới như lần đầu tiênđược nhận ra Do mỗi hình thức là một sáng tạo mới của tác giả trong những hoàncảnh, thởi gian, không gian, mục tiêu sáng tạo riêng nên cần phải nghiên cứu hìnhthức của từng tác phẩm, từng nhà văn, từng giai đoạn, trào lưu và cả nền văn học
của một dân tộc Khi nghiên cứu Thi pháp học, một mặt cần chú ý những đặc tính
của hình thức trong văn học như: hình thức có tính hệ thống, hình thức mang tínhquan niệm, hình thức mang tính tinh thần; mặt khác, cần chú trọng cả mối quan hệnội tại của tác phẩm và ngoại tại của tác phẩm, của hiện tượng văn học khác bênngoài tác phẩm như lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, mỹ học
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA THI PHÁP HỌC
1 Phương pháp hệ thống
Hệ thống là tập hợp các yếu tố và giữa chúng có các mối quan hệ giữa bộ phận
và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung, trong đó, giá trị của yếu tố do hệ thốngquy định Tính hệ thống được thể hiện trong những mối liên hệ đó và ở các yếu tốlặp lại có chủ định nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm Do vậy, phương pháp
hệ thống đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu thi pháp
Một tác phẩm văn học là một sự thống nhất giữa tính độc đáo và tính lặp lại, sựlặp lại có quy luật và mang tính quan niệm, tính tư tưởng và cũng là nét đặc sắcđộc đáo của một tác giả, thậm chí của một thể loại, một trào lưu, một thời kỳ văn
học nào đó Chẳng hạn: mô típ buổi chiều, ngõ sau, bến sông…, là không gian,
thời gian nghệ thuật được lặp lại trong ca dao trữ tình ở những bức tranh biểu đạt
nội dung tâm tư buồn thương, xa vắng; mô típ tài tử - giai nhân là một mô típ có
tính xác định của văn học trung đại, thể hiện quan niệm về cái đẹp Kiểu nghịch lý
Trang 15tài mệnh tương đố lặp lại khá phổ biến trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du
qua các hình tượng Thiếu Lăng (Đỗ Phủ), Khuất Nguyên, Tiểu Thanh, Đạm Tiên,
cô Cầm, Thúy Kiều…, thể hiện miền hiện thực nhà văn quan tâm, các sắc tháinhân văn và những nỗi niềm day dứt lớn trong tư tưởng và mỹ cảm của Nguyễn
Du; mô típ quan hệ nông dân - địa chủ, sự bế tắc của nông dân, người nông dân
bị thay đổi nhân hình nhân tính…, là các tình tiết lặp trong văn học hiện thực phê
phán thể hiện đặc điểm cơ bản của mâu thuẫn xã hội đương thời;
Cách thức nghiên cứu tính hệ thống và yếu tố lặp lại của tác phẩm là phải chiatác phẩm ra từng yếu tố, tìm hiểu cái vĩ mô, cái chung, cái tổng thể qua những cái
vi mô, cái riêng, cái bộ phận và ngược lại Vì mỗi bộ phận đều mang cái toàn thể
và cái toàn thể được bộc lộ ra ở những cái bộ phận Tính hệ thống của văn họckhông chỉ thể hiện trong những quan hệ nội tại mà còn ở ngoại vi của văn học nhưvới lịch sử, văn hóa, văn học của khu vực, của dân tộc và thời đại; trong nền triếthọc, tư tưởng thời đại Do vậy, nghiên cứu văn học từ thi pháp học là nghiên cứuliên ngành Các phương pháp ngôn ngữ học, tâm lí học, kí hiệu học, văn hóa học,
mỹ học, lịch sử học, thống kê học…, cũng góp phần soi sáng các hệ thống thi
pháp Ví dụ: mô hình vũ trụ thiên - địa - nhân có ảnh hưởng lớn đến việc xây
dựng hình tượng trong văn học trung đại; quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấpcủa tư tưởng triết học hiện đại ảnh hưởng đến văn học hiện đại, lịch sử đấu tranhcủa dân tộc ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng hình tượng con người cộng đồngmang tính sử thi; mỹ cảm và tâm lý con người cá nhân của thởi đại ảnh hưởng đếnviệc thể hiện cái tôi cá nhân trong tác phẩm văn học giai đoạn 1930 đến 1945,nhất là trong thơ Mới
2 Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu thi pháp hệ thống hình thức
mà các hình thức đó phải được đặt trong mối quan hệ lịch sử cụ thể, và trong sựtham chiếu của lịch sử Mặt khác, theo tinh thần và phương pháp luận biện chứng,phải nghiên cứu hệ thống hình thức trong cả chuỗi thời đại, nhiều giai đoạn kế tiếp
để thấy sự phát triển của tư duy nghệ thuật Nếu nghiên cứu theo kiểu siêu hình,tức là quan niệm nghệ thuật một cách trừu tượng, chung chung, đời nào cũng nhưđời nào và các giai đoạn, thời đại tách biệt, không có mối quan hệ thì không đảmbảo tính khoa học Theo đó, phương pháp lịch sử phải đảm bảo cả tính đồng đại
Trang 16và tính lịch đại Do vậy, việc nghiên cứu có thể được thực hiện bằng các phươngpháp phân tích các bình diện thi pháp học như quan niệm nghệ thuật, không gian,thời gian kết cấu, lời văn, ngôn từ và sử dụng các thao tác trừu tượng hóa, miêu
tả, đánh giá…, nhưng mặt khác lại luôn phải đặt tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử
cụ thể của nó và chứng minh được rằng hình thức đó là duy nhất đúng của một nộidung xác định Chẳng hạn: Dấu ấn thi pháp thơ Hồ Xuân Hương là hình tượng lặp
(hình tượng về vật nhục thể, sinh hoạt giới như cái quạt, cái hang, cái giếng…),
giọng điệu vừa thiết tha, vừa xa xót lại vừa bộc trực cảm xúc và suy tư về hạnhphúc trần thế, về quyền của người phụ nữ, phương thức tu từ thường là so sánh, ẩn
dụ Những điều đó thể hiện đặc sắc tư tưởng nghệ thuật của thơ Hồ Xuân Hương,
là khát vọng giải phóng, bao gồm khát vọng tự do về vị thế phụ nữ, khát vọnghạnh phúc nhục thể, khát vọng bình đẳng và được tôn trọng của phụ nữ Đó chính
là khát vọng trỗi dậy của quyền con người, trước hết là quyền phụ nữ trong hoàncảnh lịch sử xã hội suy vong cuối Lê đầu Nguyễn tăm tối, bất công, bế tắc đến
cùng cực Hoặc, trong Từ ấy (Tố Hữu), nét đặc sắc nhất là thể hiện cái nhìn chân
thực về cuộc sống, thân phận con người đương thời; giọng điệu buồn thươngnhưng không bi lụy, mà rắn rỏi, mạnh mẽ cùng khát vọng chiến đấu, tiêu diệt cáixấu, cái ác, bảo vệ và giải phóng con người bất hạnh Hình thức đó là duy nhấtđúng, là âm hưởng, không khí tiếng nói chân chính của thời đại đó; xác định nộidung tư tưởng là vừa phủ nhận bóng tối, tàn dư của xã hội cũ, vừa khẳng định sứcmạnh chân lý cách mạng và niềm tin về xã hội mới
3 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng nhằm tìm ra các tần số lặp lại của mộtđơn vị ngôn ngữ, của chi tiết, hình ảnh, biểu tượng…, trong văn bản hay hệ thốngvăn bản của một tác gia, một giai đoạn, trào lưu, xu hướng văn học là điều quantrọng và cần thiết Điều đó đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng phương phápthống kê để tập hợp các dữ liệu theo những tiêu chí nhất định trong những bảngthống kê tổng hợp Tuy nhiên, việc thống kê chỉ có ý nghĩa và giá trị khi ngườinghiên cứu xác định đúng tần số ngữ liệu được lặp lại, phân tích được nội dung tưtưởng và thẩm mỹ của phép lặp đó trong mối liên hệ với tính chỉnh thể của văn
bản, hệ văn bản Ví dụ, thống kê tần số sử dụng từ riêng, mình, một mình, thống
kê kiểu kết cấu người - ta - người ta để chỉ ra được tính tư tưởng, thẩm mỹ của cái
Trang 17nhìn bên trong cũng như quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân trong sựtham chiếu và chi phối của nhiều mối quan hệ trong sáng tác của Nguyễn Du.Thống kê kiểu đảo cấu trúc câu thơ, thay đổi nhịp thơ so với nhịp thơ luật Đườngtruyền thống, tần số sử dụng từ thông tục để thấy được sự sáng tạo và đổi mới thipháp cũng như tính tư tưởng trong thơ Tú Xương Thống kê tần suất những hìnhảnh có tính ẩn dụ, tính biểu tượng kết hợp với phân tích giá trị của chúng để thấyđược sự sáng tạo của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu trong thi pháp học được sử dụng ở nhiều bìnhdiện Có thể so sánh các giai đoạn, thời kỳ văn học; so sánh các tác giả cùng thời,khác thời; so sánh hai tác phẩm, hai tác gia; so sánh trong cùng nền văn học mộtdân tộc, hai dân tộc hoặc nhiều dân tộc So sánh là để tìm ra những nét tươngđồng và dị biệt, cái chung và cái riêng của các đối tượng so sánh, nhưng cũng còn
là để tìm ra những vấn đề có tính phát triển, tính quy luật của văn học Tuy nhiên,
so sánh phải được thực hiện đúng phương pháp, cách thức của thi pháp học Nghĩa
là phải so sánh các đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên tắclàm nên giá trị thẩm mỹ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản; tập trungnghiên cứu quy luật nội tại, kết cấu hệ thống và thẩm mỹ của văn bản Chẳng hạn
so sánh thi pháp thơ Nguyễn Khuyến với thơ Tú Xương, thơ Đỗ Phủ với thơ Bạch
Cư Dị; so sánh thi pháp truyện của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975; so sánhquan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam với văn họchiện đại Việt Nam…
5 Phương pháp liên ngành
Hệ thống nghệ thuật trong hiện tượng văn học bao giờ cũng mang tính nộidung của nó, vì nó là kết quả có tính tích hợp, tham chiếu từ nhiều ngành khoahọc được nhà văn ứng dụng trong quá trình sáng tạo của mình Vì vậy, khi nghiêncứu thi pháp học cần phải vận dụng phương pháp liên ngành, trong đó cần chú ýnhiều đến ngôn ngữ học, tâm lý học, mỹ học, văn hóa học, nhân học, thống kê.Chẳng hạn, ngành ngôn ngữ học hỗ trợ cho nhà nghiên cứu khảo sát cấu trúc ngôn
từ, mối quan hệ giữa âm và nghĩa, cái biểu đạt và cái được biểu đạt cũng như giátrị ngôn từ trong hệ thống Tâm lý học cung cấp cho người nghiên cứu tri thức tâm
lý để hiểu biết tâm lý con người cùng những biến thái của nó, từ đó tạo điều kiện
Trang 18để làm cơ sở phân tích hình tượng nhân vật một cách khoa học, hợp lý Mỹ họccung cấp cho người nghiên cứu hệ thống tri thức và quan niệm về cái đẹp, cái bi,cái hài, cái cao cả và thấp hèn…, để vận dụng vào nghiên cứu các dạng thái và sắcmàu mỹ học trong tác phẩm nói riêng và các hiện tượng văn học nói chung.
VI Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THI PHÁP HỌC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VĂN HỌC
1 Hiểu đúng đặc điểm tư tưởng thẩm mỹ của hình tượng nghệ thuật
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng hình tượng, thông qua hình tượng.Nghiên cứu thi pháp của tác phẩm văn học là cách thức để hiểu đúng giá trị kháchquan của tác phẩm; đúng đặc trưng, bản chất tư tưởng thẩm mỹ của hình tượng,tránh được cách hiểu xã hội học thuần túy, tránh được áp đặt chủ quan, tư biện.Tính đặc thù trong sự phản ánh của văn học không phải chỉ giản đơn là phảnánh đúng, chính xác mà còn ở chiều sâu, ở tính sáng tạo, ở tính thẩm mỹ của nó.Những vấn đề đó chỉ được hiểu đúng khi nghiên cứu thi pháp, tức là nghiên cứuhình thức mang tính nội dung
2 Thấy được sự vận động và phát triển của tư duy nghệ thuật
Tư duy nghệ thuật của nhà văn không phải nhất thành bất biến mà luôn vậnđộng, biến đổi, phát triển trong lịch sử văn học Tính khác nhau của các giai đoạnvăn học, thể loại văn học trong lịch trình phát triển văn học chịu sự chi phối, tácđộng của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn đến sựkhác nhau ở tư duy nghệ thuật của nhà văn thể hiện trong tác phẩm Do đó, nghiêncứu văn học từ góc độ thi pháp - thi pháp lịch sử - thì sẽ thấy được quá trình vậnđộng và phát triển đó, thấy được vị thế và đóng góp riêng của từng nhà văn,những đặc trưng của tư duy nghệ thuật ở từng thời kỳ, giai đoạn văn học trongtổng thể cả nền văn học nhìn từ lịch sử phát triển văn học
Ví dụ: So sánh hình tượng con người trong truyện cổ tích với truyện ngắn hiệnđại, so sánh thơ Đường luật với thơ Mới, tiểu thuyết chương hồi với tiểu thuyếthiện đại, văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với thời hậu chiến…,
ta sẽ thấy rõ sự phát triển của tư duy nghệ thuật Trong truyện cổ tích, tư duy nghệthuật của tác giả về con người là con người thuần toàn, nhất khối, biểu trưng cho
Trang 19một phẩm chất đạo đức nào đó; con người được chú tâm vào hành vi, tính cách;còn truyện ngắn hiện đại thể hiện tư duy nghệ thuật về tâm lý con người, đời sốngnội tâm với những đấu tranh, giằng xé giữa những quan niệm, triết lý sống trongtừng cảnh ngộ sống Tiểu thuyết chương hồi chú trọng mô hình kiểu con ngườitính cách thể hiện trong hành vi và đạo đức trên nền tảng lịch sử; tiểu thuyết hiệnđại chú trọng tâm lý, nội tâm; tiểu thuyết hậu hiện đại tập trung xây dựng kiểunhân vật dòng ý thức Văn xuôi Việt Nam thời chống Mỹ thể hiện con người cộngđồng, con người sử thi qua những cá nhân tiêu biểu; văn xuôi hậu chiến đi vào đời
tư cá nhân với những xung lực trong mỗi con người trước các vấn đề nhân sinh
3 Nắm bắt được tính xác định của nội dung
Tính xác định của nội dung nằm trong hệ thống hình thức nghệ thuật Do đó,
nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp giúp nắm bắt được tính xác định,
khách quan của nội dung tác phẩm Đồng thời, hạn chế tính chủ quan và nhữngsuy diễn có tính chất võ đoán tùy tiện, nâng cao tính khoa học trong việc nghiêncứu và lĩnh hội các giá trị của tác phẩm văn học
Chẳng hạn, với bài ca dao Xin áo, việc xin áo chỉ là cái cớ để người con trai tỏ tình, tỏ tấm lòng muốn kết hôn với cô gái mà anh yêu Do vậy, mới Để quên chiếc
áo trên cành hoa sen Nghiên cứu bài ca dao từ thi pháp thì sẽ thấy chi tiết đó là
hợp lý, nhưng nếu nghiên cứu nó từ cái nhìn xã hội học thì sẽ thấy phi lý, vì áokhông thể để lên cành hoa sen được, do hoa sen mảnh mai không thể chịu nổi sứcnặng của chiếc áo, nên trong thực tế không ai để áo trên cành hoa sen cả, nhất làthời bấy giờ, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, người lao động hầu như đều
phải mặc áo bằng vải sợi bông, nhuộm bùn (Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
– Nguyễn Đình Thi), thậm chí còn phải vá nhiều mảnh, thì càng không thể để áo
trên cành hoa sen được
Hoặc như, ở bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa, trong tính qui chiếu của hệ
thống thì câu thơ đúng phải là Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, diễn tả việc em đã có
chồng quá chóng vánh, quá bất ngờ và đường đột, trái với suy nghĩ của người con trai (nhân vật anh) như hoa tầm xuân vốn có màu hồng nhạt trong thực tế mà nay
lại xanh biếc Thế nhưng, có người do không tìm hiểu tác phẩm từ thi pháp nên đã
Trang 20chủ quan và tư biện đổi từ xanh biếc thành cánh biếc (để tránh từ xanh cho hợp
với hiện thực cuộc sống)
4 Phát hiện được những đóng góp nghệ thuật của nhà văn
Nghiên cứu sáng tác của nhà văn từ góc độ thi pháp học là con đường đúngđắn và hữu hiệu nhất để phát hiện ra những sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa như lànhững đóng góp riêng của nhà văn cho nền văn học của dân tộc và nhân loại Vớiphương pháp thi pháp học, người nghiên cứu nhận chân ra được những sáng tạonghệ thuật đích thực trong tính khu biệt với những tác giả cùng thời và khác thờiqua cái nhìn, quan niệm nghệ thuật và tính tư tưởng, thẩm mỹ trong kết cấu tácphẩm cũng như tính hình tượng của không gian, thời gian nghệ thuật; tính sáng
tạo trong ngôn từ, lời văn và giọng điệu Chẳng hạn, với biển, Xuân Diệu nhìn thấy sự tương đồng của biển và bờ với anh và em trong tình cảm yêu đương với
những khát khao bỏng cháy và tận hiến qua giọng điệu sôi nổi, mạnh mẽ, thiết tha;
Xuân Quỳnh lại nhìn thấy đằng sau sự gắn kết giữa biển và thuyền, anh và em là
cả những khoảng trống mênh mông dự cảm chia ly, thảng thốt âu lo vì tính hữuhạn đời người cũng như tính mong manh của tình yêu qua giọng điệu thủ thỉ, tâmtình, lắng sâu và trăn trở Cũng viết về Đất Nước, nhưng Nguyễn Đình Thi nhìntheo chặng phát triển gắn với lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm nhìn từ sự phối kết cácgiá trị hữu hình và vô hình của nhân dân bao đời làm nên Đất Nước Cũng viết vềngười dân nghèo, Lỗ Tấn chủ yếu thể hiện cái nhìn bên ngoài, chú ý nhiều đếnhành vi, miêu tả sự tha hóa của họ do tăm tối, u mê; Nam Cao lại kết hợp cả cáinhìn bên ngoài và bên trong, mà chủ yếu là bên trong để mổ xẻ và diễn trình tâm
lý, chú ý nhiều đến những xung lực tâm trạng của hai con người trong một con
người một khi muốn khẳng định, vượt thoát trong bế tắc, cùng quẫn
5 Nâng cao năng lực tư duy, cảm thụ và rèn luyện kỹ năng cho người đọc
Nghiên cứu, phân tích tác phẩm từ góc độ thi pháp nâng cao kỹ năng tiếp cận
và cách đọc tác phẩm, cách giải mã tác phẩm bằng việc mổ xẻ, phân tích và tổnghợp đúng đặc thù nghệ thuật để cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm Qua đó, nâng caonăng lực tư duy cho người đọc Cảm thụ đúng có giá trị và ý nghĩa trong việc dẫndắt người học phát triển kỹ năng, tư duy, bản lĩnh và nhân cách Tuy vậy, dùngười dạy văn phải có bản lĩnh nhưng không được tùy tiện, tư biện; cần phát huytính năng động và chủ kiến nhưng không được chủ quan, võ đoán Chính việc
Trang 21nghiên cứu thi pháp của tác phẩm giúp cho chúng ta khẳng định và phát huy bảnlĩnh, đồng thời loại trừ được tính chủ quan tùy tiện trong nghiên cứu và giảng dạy
văn học Ví dụ: cách đọc truyện cổ tích Tấm Cám theo thi pháp học sẽ thấy được
tính khoa học của sự phát triển hình tượng trong lôgic của xung đột, mâu thuẫndẫn tới việc Tấm trả thù mẹ con Cám như vậy là tất yếu Điều đó sẽ giúp giáo viênkhẳng định được bản lĩnh, và cũng giúp người soạn sách giáo khoa tránh đượcviệc cắt bỏ phần cuối truyện, tránh được cách cảm thụ xã hội học về hành vi trảthù của Tấm, cho rằng hành vi đó là dã man, ác độc; nhất là tránh được cách quikết bản chất con người Việt Nam từ cách hiểu sai về hành vi trả thù của Tấm đốivới mẹ con Cám
VII PHÂN TÍCH CÁC BÌNH DIỆN CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC
1 Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù cơ bản của thi pháp học,
có mối quan hệ với quan điểm triết học, đạo đức, tôn giáo, xã hội, tâm lý…, vềcon người ở những thời điểm hoặc thời đại cụ thể với những mức độ nhất địnhtrong quá trình nhà văn sáng tạo tác phẩm của mình Tuy nhiên, quan niệm nghệthuật về con người có tính đặc thù của nó
Việc phân tích tác phẩm văn học ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông,cần thiết phải xuất phát từ nhận thức rằng quan niệm nghệ thuật về con người làmột phương diện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật Nó vừa chịu sự tham chiếu,tương tác của các yếu tố khách quan của thời đại như lịch sử, văn hóa, đạo đức,thẩm mỹ, tâm lý…, vừa thể hiện cái riêng, cái đặc thù trong tư duy, quan niệm, cáinhìn sáng tạo của nhà văn hướng tới những mục tiêu nhất định
Quan niệm về con người là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọngtrong xã hội loài người từ xưa tới nay Trong thực tế, có nhiều cách quan niệmkhác nhau, nhiều kênh tiếp cận khác nhau Khác với quan niệm về con người từcác góc nhìn thần học, triết học, sinh học, quan niệm nghệ thuật về con ngườikhông nhằm giải thích nguồn gốc, đặc tính, sự sinh trưởng…, của con người, mà
là quan niệm của người nghệ sĩ về con người trong địa hạt nghệ thuật Đối với văn
Trang 22học, quan niệm nghệ thuật về con người được thể hiện trong thế giới nghệ thuật cụthể, là vấn đề nằm trong hình tượng với những mối quan hệ trong toàn bộ thế giớinghệ thuật của tác phẩm đó, được độc giả nhận ra qua tìm hiểu, khám phá thi pháp
của tác phẩm Tục ngữ Việt Nam quan niệm rằng Người ta hoa đất, Nguyễn Du quan niệm rằng Đục trong thân cũng là thân, Nguyễn Gia Thiều quan niệm rằng Trăm năm còn thấy gì đâu,/ Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì là những cách
quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện một cách cụ thể Còn đối với nhữngtác phẩm có dung lượng lớn, cần phải phân tích hình thức bên trong của tác phẩm,khám phá hình tượng từ kết cấu chỉnh thể nội tại của hình tượng và dáng nét tưtưởng thẩm mỹ hình tượng; từ sự tham chiếu của nhiều góc nhìn khác như tâm lý,văn hóa, mỹ học…, thậm chí cả phương diện tâm linh
Trong việc dạy học và nghiên cứu văn học, khi phân tích nhân vật, hìnhtượng không nên chỉ quan tâm ở mặt tính cách theo những khung chuẩn của cáctiêu chí xã hội, đạo đức theo cách phân tích mổ xẻ, xem xét nhân vật ở các bìnhdiện ngôn ngữ, hành vi , thông qua việc tìm các chi tiết để chứng minh và kháiquát tính cách nhân vật theo các tiêu chí đạo đức như xấu hay tốt, cao thượng haythấp hèn, chính diện hay phản diện, ý nghĩa giáo dục là gì Cần thiết và quan trọng
là phải tìm ra nhà văn đã xây dựng hình tượng theo quan niệm nào, cái nhìn nào,những điểm nhìn nào, tiêu chí tư tưởng và thẩm mỹ nào, nhắm tới mục tiêu sángtạo nào
Ví dụ: Quan niệm nghệ thuật về con người của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn là
người phụ nữ nông dân Việt Nam đẹp ở mọi phương diện, nhất là luôn giữ phẩmtiết trong bất cứ hoàn cảnh nào Theo đó, góc nhìn và tiếp cận của Ngô Tất Tố đốivới người phụ nữ nông dân là đặt họ trong bi kịch qua những cảnh ngộ khó khăn,nghiệt ngã để qua đó khẳng định phẩm chất của họ luôn tốt đẹp, dù bị áp bức bóclột đến tận độ, dù hoàn cảnh gia đình vô cùng bi đát, cảnh ngộ bản thân hết sức éo
le Nam Cao lại quan niệm về sức mạnh bất tử của cái giá làm người lương thiệnluôn vĩnh hằng trong người nông dân Do vậy, ông nhìn người nông dân ở góc độ
lộ trình tha hóa và những đấu tranh nội tâm giữa các mặt trong con người, có khi
là hai con người trong một con người trong lộ trình đó Đó là cuộc đấu tranh cam
go, sống mái, nhưng cuối cùng con người lương thiện vẫn chiến thắng con ngườitha hóa, ác quỉ
Trang 23Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là những tư biện hay trữtình ngoại đề của tác giả trong tác phẩm, mà được thể hiện ngay trong hình tượngvới tính tổng hợp thẩm mỹ từ mọi mối quan hệ trong kết cấu của hình tượng Dovậy, nó luôn gắn với phương tiện nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong tácphẩm Chẳng hạn, Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện văn hóa, mỹhọc Theo đó, cách thể hiện con người trong tác phẩm của ông luôn gắn với những
phương tiện nghệ thuật nhất định, phù hợp và hữu dụng Trong Vang bóng một thời, con người luôn được đặt trong bối cảnh và phương tiện nghệ thuật để thể
hiện cái đẹp, cái hay, cái tài Chẳng hạn, cách thưởng thức vị trà và kẹo dưới trăng
(Hương cuội); bối cảnh ngục tù, không gian ngục tù và những mối quan hệ với
con người chốn ngục tù trong ranh giới cận kề trước cái chết là các phương tiện
nghệ thuật để thể hiện cái tài, cái đẹp trong nhân cách con người Huấn Cao (Chữ người tử tù)… Quan niệm và bút pháp đó vẫn được Nguyễn Tuân phát huy trong
sáng tác về sau Chẳng hạn, con sông Đà hung dữ, hiểm ác, hoang dại nhưng lãngmạn, trữ tình, mãnh liệt là cái phông, cái nền của phương tiện nghệ thuật trongmối quan hệ với người lái đò, để qua đó, tình yêu cuộc sống, lòng dũng cảm, sựkhéo léo và tinh thông nghề nghiệp cùng những vẻ đẹp khác của người lái đò
được thể hiện lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục (Người lái đò sông Đà)
2 Cái nhìn và điểm nhìn nghệ thuật
2.1 Cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật là một trong những phương diện quan trọng của thipháp học, thể hiện phương cách cảm quan, soi thấu, phát hiện, tiếp nhận, nghiềnngẫm và xử lí những chất liệu, nguồn mạch và dạng thái của hiện thực và đời sốngtrong sáng tạo nghệ thuật Cái nhìn nghệ thuật vừa là tư duy nghệ thuật mang dấu
ấn chủ quan của nhà văn, vừa là hình bóng của lịch sử, văn hóa, hiện thực và conngười mang tính khách quan của tồn tại xã hội, và được thể hiện ở hầu khắp cácbình diện của tác phẩm, từ quan niệm nghệ thuật về con người cho tới việc xâydựng và kiến tạo thời gian, không gian nghệ thuật Cái nhìn nghệ thuật có ý nghĩaquyết định mục tiêu sáng tạo cũng như việc xây dựng cấu trúc thẩm mỹ và dắt dẫnhình tượng vận hành theo những chiều hướng nhất định của người nghệ sỹ
Do vậy, việc phân tích tác phẩm cần chú ý giải mã cái nhìn nghệ thuật củanhà văn, vì nó là một phương diện quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm
Trang 24Theo M Khrapchencô thì chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không thểtồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ởtừng nghệ sĩ thực thụ Nhà văn Pháp, Mácxen Prutxt cũng cho rằng đối với nhàvăn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà làvấn đề cái nhìn
Qua cái nhìn nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật toát lên từ hệ thống hìnhtượng của tác phẩm Cái nhìn nghệ thuật quyết định giá trị tư tưởng và thẩm mỹ
của đối tượng phản ánh Chẳng hạn, cùng một sự vật hiện tượng là máu nhưng do những cái nhìn khác nhau nên giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của máu trong những trường hợp sau cũng khác nhau Máu giặc Minh xâm lược ghê rợn: Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc; thành Đan Xá thây chất đầy núi, cỏ nội đầm đìa máu đen (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi); máu thực dân Pháp nhơ bẩn, hôi tanh: Tàu giặc đắm sông Lô,/ Tha hồ mà uống nước,/ Máu tanh đến bây giờ,/ Chưa tan mùi bữa trước (Cá nước - Tố Hữu); máu Chí Phèo nhạt,
vô nghĩa: Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt Máu ra loe loét trông gớm quá! (Chí Phèo - Nam Cao); máu của bà má Hậu Giang lên trời đòi công lý: Một dòng máu đỏ lên trời,/ Má ơi, con đã nghe lời
má kêu! (Bà má Hậu Giang - Tố Hữu); máu của chiến sĩ Điện Biên bất tử, hiện hình trong hoa trái mãi giúp đời: Máu của các chị các anh không uổng,/ Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam,/ Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam,/ Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu); máu người công sản mãi thắm đỏ, bất tử, hóa thành hoa đỏ ngát hương: Bông hồng đỏ và đỏ,/ Như máu nở thành hoa./ Trong trang sử nước nhà,/ Trận sau cùng chiến thắng (Mồ anh hoa nở - Thanh Hải); máu anh giải phóng quân căm phẫn giặc Mỹ xâm lược, không ngừng khát vọng tiêu diệt kẻ thù: Và anh chết trong khi đang đứng bắn,/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
2.2 Điểm nhìn nghệ thuật
Điểm nhìn nghệ thuật là những yếu tố, đối tượng thuộc hình tượng nghệthuật được nhà văn tập trung trình bày, miêu tả phù hợp với cái nhìn, cách nhìn,cách cảm quan thế giới, quan niệm về thế giới và nhân sinh của tác giả Điểm nhìnbao giờ cũng thể hiện mối quan hệ giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo.Chẳng hạn về vấn đề số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945,
Trang 25Ngô Tất Tố và Nam Cao có điểm nhìn riêng (qua Tắt đèn và Chí Phèo) Điểm
nhìn bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ…, của chủ thể đối với thế giới vàcon người Nó là những vùng, những điểm của đối tượng phản ánh thể hiện sự chútâm cảm nhận, đánh giá của chủ thể phản ánh ở các phương diện tâm lý, văn hóa,
xã hội, lịch sử, mỹ cảm và tư tưởng
Trong văn bản nghệ thuật, điểm nhìn là một trong những nội dung liên quanmật thiết đến cái nhìn Ở một mức độ nào đó, cũng có thể coi là một phân hệ củacái nhìn, chịu sự tham chiếu của cái nhìn Cái nhìn mang tính diện, điểm nhìnmang tính điểm; cái nhìn mang tính khái quát, cái chung; điểm nhìn mang tính cụthể, xác thực Cái nhìn mang tính hệ thống, xu hướng, lộ trình; điểm nhìn mang
tính phân hệ, miêu tả, phẩm bình, tường thuật Chẳng hạn, trong Chí Phèo của
Nam Cao, cái nhìn nghệ thuật là mâu thuẫn và xung đột trong cuộc quyết đấu giữahai con người trong một con người Chí Phèo: Con người thiếu khát tình người,nhân tính, thiên lương và con người thú tính, quỉ dữ Theo đó, Nam Cao chọn và
triển khai hệ thống các điểm nhìn về nhân vật Chí Phèo là: Con số không trống
trụi, vô nghĩa (nơi sinh ra, tuổi thơ, gia đình ), bị làm nhục, bị đẩy vào tù, bị lợidung, bị tha hóa, gặp thị Nở, giết Bá Kiến, cái chết bằng hình thức tự sát Bêncạnh đó là các điểm nhìn về nhân vật bá Kiến, thị Nở Bá Kiến được nhìn ở cácđiểm: Tàn ác, bất lương, thâm độc, xảo quyệt Thị Nở được nhìn ở các điểm: Xấu
ma chê quỉ hờn, nhà có mả hủi, dở hơi, mang thai với Chí Phèo Tất cả các điểmnhìn ở các nhân vật đều mang tính quan niệm và có quan hệ mật thiết với nhau
Để xác định điểm nhìn trong văn bản, một mặt, cần căn cứ trên cái nhìn;mặt khác, cần phân biệt khách thể ngôn từ và chủ thể ngôn từ Khách thể ngôn từ
là tất cả những gì được miêu tả hay được nói tới như nhân vật, đồ vật, sự kiện,phong cảnh Chủ thể ngôn từ là người mang lời nói, tức là nói từ người ấy mà ra
Chẳng hạn, khách thể ngôn từ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là các
nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục, thầy đề; cảnh trong ngục tối, cảnh cho chữ vànhận chữ ; còn chủ thể ngôn từ là lời của người kể chuyện, lời của nhân vật HuấnCao, lời của viên quản ngục Sự phân biệt này là điều quan trọng và cần thiết đểxác định đúng các điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn, tránh nhầm lẫn giữa điểmnhìn nghệ thuật của tác giả với tất cả những gì được thể hiện trong tác phẩm
3 Kết cấu thẩm mỹ
Trang 26Kết cấu thẩm mỹ là một mạng lưới tổ hợp sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi tiết ,trong các mối quan hệ đa dạng nhưng thống nhất trong việc thể hiện chủ đề, tưtưởng của tác phẩm Bản thân kết cấu đúng nghĩa là kết cấu thi pháp học luônmang tính nội dung, vì nó thể hiện hình thức mới của tư duy nghệ thuật, cái nhìnnghệ thuật và ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả Việc nghiên cứu kết cấu phảiđúng đặc thù thẩm mỹ của từng tác phẩm, nhất là kết cấu bên trong, bề sâu; khôngnên chỉ theo những tiêu chuẩn của đặc điểm thể loại có tính chất khuôn mẫu xưanay Vì kết cấu của thể loại nói chung chỉ là cái khung, cái sườn có ý nghĩa như làthể thức cố định, tự nó không phản ánh được hình thức bên trong, không phải làphương diện thể hiện được hình thức mới của cái nhìn cũng như cá tính sáng tạocủa nhà văn Chẳng hạn, kết cấu mang tính chất thể loại của thể thơ Đường luật(thất ngôn bát cú) là: Đề - Thực - Luận - Kết; của văn tế là: Lung khởi - Thíchthực - Ai vãn - Kết luận
Kết cấu cần được tiếp cận và nghiên cứu như là một sự tổ chức cái nhìn nghệ
thuật của tác giả Chẳng hạn, khi tìm hiểu kết cấu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu, cần đi từ hình thức mới trong cái nhìn nghệ thuật của tác giả,
từ đó, xác định mạng kết cấu, các điểm nhìn và mối quan hệ giữa các điểm nhìn.Theo đó, cái nhìn mới của tác giả bài văn tế này là nhìn người nông dân trongnhững dáng nét, phẩm chất anh hùng, vì nghĩa, yêu nước, tự nguyện dấn thân, sẵnsàng hy sinh vì đất nước Các điểm nhìn trong mạng lưới kết cấu được triển khai ởcác cách thức khác nhau Một là, nhìn người nông dân trong hai cực, hai khônggian - thời gian trái ngược là thời bình và thời chiến để làm bật lên những đặcđiểm thân phận và bản chất người nông dân Thời bình thì vất vả lo toan với
miếng cơm manh áo, thân phận hẩm hiu, bị quên lãng: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ; việc cuốc việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn làm quen, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó…) Thế nhưng, trong thời chiến, khi súng giặc đất rền, thì lòng dân trời tỏ Người nông dân nghĩa sĩ sẵn sàng tự
nguyện đứng lên anh dũng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc Hai là, điểmnhìn ở việc người nông dân bộc lộ ý thức với đất nước, động cơ, mục đích và tinhthần chiến đấu Ba là nhìn người nông dân giữa hai phạm trù sống và chết, ý thức
và hành xử giữa lẽ sống và cái chết Bốn là nhìn người nông dân ở tính thủy chung
Trang 27như nhất với tổ tiên, đạo lý, Tổ quốc Đó chính là kết cấu bên trong của tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Kết cấu, với ý nghĩa là tổ chức và triển khai cái nhìn thành những điểm nhìn vàmối quan hệ giữa chúng sẽ tạo nên mạng lưới gắn kết các điểm nhìn với nhau.Trong đó, các điểm nhìn sẽ là những phân hệ trong kết cấu chung có tính hệ thốngcủa tác phẩm Người phân tích cần phải không chỉ tìm ra giá trị của từng phân hệ,từng yếu tố mà còn phải tìm thấy giá trị của các mối quan hệ tạo nên tính tổng hợp
thẩm mỹ của hình tượng Chẳng hạn, kết cấu tác phẩm Người trong bao của khôp phải được tìm hiểu và khai thác ở các phân hệ: người trong bao qua lời kể trực tiếp của nhân vật người kể chuyện (Bu-rơ-kin), người trong bao trong các mối quan hệ với những người xung quanh (Va-ren-ca, Cô-va-len-cô) người trong bao trong lời bình phẩm của người nghe chuyện (I-van) Từ các phân hệ trong mối
Sê-quan hệ với nhau, kết cấu chung sẽ thể hiện rõ cách tổ chức và triển khai cái nhìnnghệ thuật và dụng ý nghệ thuật của tác giả
Khi phân tích tác phẩm, có thể tìm hiểu cả kết cấu bên ngoài (bề mặt) và kếtcấu bên trong (bề sâu) Trong đó cần tập trung vào kết cấu bên trong, vì kết cấu bềmặt thường là những cái khung kết cấu có tính cố định, chẳng hạn kịch thì có 5bước phát triển; thơ Đường luật thì có Đề - Thực - Luận - Kết, văn tế thì có Lungkhởi - Thích thực - Ai vãn - Kết luận; văn bản văn xuôi thì thường có thể có kết
cấu ba phần là nêu vấn đề (đặt vấn đề), giải quyết vấn đề và kết luận Còn kết cấu bên trong là kiểu kết cấu mang tính sáng tạo của tác giả, tạo nên hình thức bên
trong mang tính độc đáo, đặc thù không lặp lại của tác phẩm Do vậy, kết cấu bêntrong không như cái khung kết cấu có tính mặc định của kết cấu bề mặt thể loại,
mà nó mang tính nội dung, tư tưởng và thẩm mỹ
Tính sáng tạo của tác giả trong kết cấu tác phẩm còn thể hiện ở chỗ: Mỗi tácphẩm cụ thể có kiểu kết cấu riêng, tùy thuộc vào cái nhìn, điểm nhìn và cách tổchức, sắp xếp tình tiết, sự kiện…, của tác giả Đối với thơ hiện đại thì tứ thơ cóảnh hưởng lớn đến kết cấu tác phẩm Chẳng hạn trường hợp hai bài thơ cùng viết
về một đề tài, phản ánh một kiểu nhân vật trong xã hội nhưng có kết cấu khác
nhau như Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu và Lời kỹ nữ của Xuân Diệu Ở một
tác giả, kết cấu bên trong của các tác phẩm, dù cùng thể loại, nhưng cũng luônkhác nhau với kết cấu riêng mang tính đặc thù Chẳng hạn trong sáng tác của Nam
Trang 28Cao: Ở Chí Phèo, kết cấu tác phẩm xoay xung quanh trục cuộc đấu tranh của hai
con người trong một con người Chí Phèo; quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính
là tác giả vừa ở bên ngoài nhân vật, có khi lại nhập thân nhân vật Trong Sống mòn thì tác giả hoàn toàn đắm vào trong nhân vật Thứ, không có miêu tả ngoại hình nhân vật Kết cấu Chí Phèo chặt chẽ, kết cấu Sống mòn lỏng lẻo, tự do Trong Đời thừa thì kết cấu bên trong thể hiện ở những không gian tồn tại của con
người vật chất và con người tinh thần của nhân vật Hộ; ở sự xung đột, bất hòagiữa ước mơ, khát vọng với thực tại áo cơm thường nhật; giữa viết để kiếm sốngcho cá nhân và gia đình mình với viết vì con người, vì xã hội; giữa mơ và thực.Sáng tác cũng như phê bình, nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại không
đề cao kết cấu bề mặt, cốt truyện truyền thống Đặc biệt, trong văn học hậu hiệnđại theo xu hướng văn học dòng ý thức, các tác giả hoàn toàn bỏ qua kết cấu bềmặt Do vậy, trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thì phân tích cốt truyện theo nămbước không phù hợp nữa, vì các bước đó không đóng vai trò quan trọng trongtruyện hiện đại, không có tác dụng gì trong việc thể hiện mục tiêu, ý đồ và sángtạo của tác giả Nghĩa là nếu tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu theo hướng đó thìkhông tìm được giá trị tư tưởng và thẩm mỹ đích thực của tác phẩm
Như vậy, khi tìm hiểu và nghiên cứu văn học hiện đại và hậu hiện đại, khôngnên tìm hiểu theo kết cấu bề mặt mà cần phân tích theo kết cấu bên trong Có nhưvậy thì mới hiểu đúng được chân giá trị tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm, cũngnhư hiểu được những sáng tạo nghệ thuật đích thực của tác giả Chẳng hạn, kết
cấu bên trong của truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài thể hiện tính tương hỗ
thẩm mỹ ở cấu trúc hình tượng nhân vật cũng như bức tranh chung của tác phẩm,
từ ý nghĩa của tiêu đề, sự phối kết giữa hai nhân vật chính là Mỵ và A Phủ, sựtương phản và xung đột giữa các nhân vật chính diện và phản diện, sự tương tácthẩm mĩ giữa con người với thiên nhiên và với văn hóa cư dân ở đó
4 Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong văn học là một dạng thái hình tượng nghệ thuật,
là một bình diện biểu hiện hình thức bên trong của tác phẩm, góp phần thể hiệntính xác định và tính chỉnh thể của tác phẩm Không gian nghệ thuật là sản phẩmsáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhấtđịnh về cuộc sống, thể hiện nhà văn nhìn nhận và phản ánh con người, sự vật
Trang 29trong những khoảng cách, góc nhìn và kênh thẩm mỹ nào đó Vì vậy, không cóhình tượng nghệ thuật nào, nhân vật nào không có một không gian nghệ thuật.Tính chất rộng, hẹp; bề mặt, chiều sâu; lịch sử, văn hóa; hành vi, tâm lý…, củahình tượng không gian phụ thuộc vào đối tượng, phạm vi phản ánh và mục đích,cách thức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Không gian nghệ thuật có thể là mộtgóc sân, khoảng trời, giếng nước, sân đình hay một dòng sông hò hẹn; một vùngđất rộng lớn nơi chiến trường diễn ra, một vùng quê giàu giá trị văn hóa; một địachỉ địa lý hay một miền hồi ức, một miền tâm trạng mà con người vẫn thường
chìm nổi trong đó Chẳng hạn: Không gian trong bài thơ Qua đèo Ngang (Bà
Huyện Thanh Quan) là kiểu không gian lữ thứ Trong đó, tính tương trùng củakhông gian vật lý, địa lý với không gian tâm trạng được bao hàm nhau trong hìnhtượng thơ: không gian có nắng xế tà nơi đèo vắng, có cảnh hiu hắt, thưa vắng củanhững kiếp người mưu sinh nhọc nhằn…, và không gian tâm trạng cô lẻ, buồnthương của nhân vật trữ tình
Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượngtrưng của tác giả Do vậy người phân tích tác phẩm cần phải tìm và chỉ ra được
tính sáng tạo nghệ thuật trong cách miêu tả, đánh giá, triết luận Chẳng hạn: Chu môn tửu nhục xú,/ Lộ hữu đống tử cốt (Cửa son rượu thịt để ôi, Xương người chết đói nằm phơi ngoài đường) (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự
- Đỗ Phủ); Đại địa xứ xứ giai Mịch La (Mặt đất nơi nơi đều là sông Mịch La) (Phản chiêu hồn - Nguyễn Du); Thuyền ta lái gió với buồm trăng,/ Lướt giữa mây cao với biển bằng (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận).
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật ngoài ba chiều còn có chiềukhông gian tâm tưởng - không gian cảm xúc của hồi tưởng, của ước vọng, vì nóluôn gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh Không gian nghệ thuậtkhông đơn giản chỉ là không gian vật chất mà chủ yếu là tái hiện lại không giantinh thần, nghĩa là không gian vật chất chỉ là điều kiện, cơ sở, chất liệu để tạo nênkhông gian tinh thần, và không gian tinh thần chính là hình tượng không gian Ví
dụ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, bên cạnh không gian sóng nước tự nhiên
là không gian tâm tưởng về sóng tình cảm, và không gian tồn tại ngắn ngủi, vô
thường của đời người trong cái vĩnh hằng của không gian tự nhiên
Trang 30Không gian nghệ thuật có nhiều lớp: không gian vũ trụ (bao gồm không gianthiên nhiên và vũ trụ); không gian xã hội; không gian địa lý; không gian tâm lý.Không gian vũ trụ là kiểu không gian được tác giả dùng thiên nhiên, vũ trụ làmnền để miêu tả cuộc sống và con người, nhưng chứa đựng xúc cảm con người Ví
dụ, trong hình tượng vũ trụ và thiên nhiên: mây, núi, cánh chim, bóng chiều, chứa
đựng xúc cảm cô đơn, buồn thương của con người: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa./ Lòng quê dợn dợn vời con nước,/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận).
Không gian xã hội là khoảng không gian gắn với biến cố, sự kiện xã hội và conngười trong tác phẩm Ví dụ như không gian cư dân sinh sống và chiến đấu vùng
hang Hòn trong Hòn Đất của Anh Đức, làng Đông Xá trong Tắt Đèn của Ngô Tất
Tố, với mối quan hệ giữa giai cấp nông dân với địa chủ trong khung cảnh nôngthôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Không gian địa lý là không gian tự
nhiên gắn với các yếu tố địa danh: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm (Đò xuôi Thạch Hãn - Lê Bá Dương); Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi (Tây Tiến - Quang Dũng); Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên,/ Trên núi Thiên Thai,/ Trong chùa Bút Tháp,/ Giữa huyện Lang Tài (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Không gian tâm
lý là kiểu không gian trong đời sống tinh thần của nhân vật, có các chiều kích và
đặc điểm phụ thuộc vào tâm cảm của nhân vật Ví dụ: Bây giờ em đã có chồng,/ Như chim vào lồng, như cá cắn câu (ca dao); Thân thể ở trong lao,/ Tinh thần ở ngoài lao (Hồ Chí Minh).
Không gian nghệ thuật phải là không gian mang tính tinh thần, tư tưởng, thẩm
mỹ của tác giả Nó là sản phẩm sáng tạo của tác giả thể hiện một quan niệm nhấtđịnh về cuộc sống Có thể không gian tinh thần dựa trên không gian vật lý, địa lý,vật chất nhưng ý nghĩa của nó thì khác hẳn Không gian trong tác phẩm có thể lànhà tù, con đường, làng quê, cánh đồng…, nhưng nó có ý nghĩa là không giannghệ thuật chỉ khi nó mang ý nghĩa tinh thần và những quan niệm sống của tác
giả Ví dụ trong Thơ duyên của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận; Chữ người
tử tù của Nguyễn Tuân; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm; Sông lấp của Tú Xương Trong Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), toàn bộ bức tranh về không
gian ở bên kia sông Đuống được tác giả sáng tạo trên cơ sở những kí ức, và được
Trang 31nâng lên thành không gian của những nét đẹp văn hóa của vùng Kinh Bắc - một
phần tinh hoa văn hóa Việt Nam: Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…Trong Sông Lấp (Tú Xương), cái vỏ không gian địa
lý của Sông Lấp chứa đựng tính nội dung của không gian nghệ thuật, đó là hồn
quê Việt trong hình ảnh con sông xưa Dòng sông, con đò xưa được gọi về qua sự
liên tưởng của nhân vật trữ tình từ tiếng ếch: Sông xưa rày đã nên đồng,/ Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai./ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,/ Giật mình còn ngỡ tiếng ai gọi đò
Không gian nghệ thuật không chỉ là không gian hiện hữu, hiển lộ bằng các dấuhiệu của đặc điểm địa lý mà còn là không gian chìm, không gian tâm tưởng mànhân vật sống, trăn trở, trải nghiệm trong đó Ví dụ hai miền không gian nơi hai
con người trong một con người Chí Phèo tồn tại (trong Chí Phèo của Nam Cao); không gian tâm tưởng trong Mới ra tù, tập leo núi của Hồ Chí Minh; không gian
bề sâu tâm hồn và nhân cách văn hóa, lịch thiệp, nghệ sỹ của ông lão San-ti-a-gô
trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê.
Không gian nghệ thuật trong văn học luôn mang tính qui định của thể loại vàcác giai đoạn sáng tác khác nhau trong lịch sử văn học Văn học dân gian là nhữngsáng tác của tập thể mang tính nguyên hợp, là những suy nghĩ hồn nhiên, nhữngtình cảm chất phác được thể hiện một cách đa dạng và phong phú trong quá trìnhlao động, chiến đấu và sinh tồn của nhân dân Do vậy, không gian nghệ thuật lànhững dạng thái, chiều kích của không gian chứa đựng và phản ánh những tínngưỡng, những quan niệm và triết lý về vũ trụ và nhân sinh, những cảnh ngộ sinhtồn, những trạng thái cảm xúc Đó có thể là không gian liên thông giữa thượnggiới, trần gian và địa ngục; không gian của một câu chuyện mang tính lịch sử;không gian của một mảnh xúc cảm tương tư gắn với ngõ sau, cổng chùa, bếnsông…, tùy theo từng thể loại
Không gian trong thần thoại là không gian mà các thần tồn tại và luôn gắn liềnvới các phép lạ Đó là không gian định tính, không chiều kích, không ranh giới
Chẳng hạn: Ban đầu vũ trụ là một cõi hỗn độn, mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo Từ cõi hỗn độn ấy, Thần Trụ Trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và dùng chân đạp đất thấp xuống (Thần Trụ Trời)
Trang 32Không gian trong sử thi là không gian có tính chất địa vực, lịch sử và huyềnthoại Tính huyền thoại trong sử thi thể hiện ở chất hư ảo, kì diệu Chẳng hạn,Đăm - Săn có thể lên trời, nói chuyện với trời Tính sử của không gian sử thi làkhoảng không gian diễn ra những cuộc chiến của các tù trưởng, các bộ lạc; hoặckhông gian phiêu lưu trên con đường chinh phục lãnh địa của các nhân vật anhhùng sử thi, chẳng hạn không gian của cuộc chiến thành Troy trong Iliat Đi liềnvới không gian có tính lịch sử là không gian có tính địa vực, ví dụ không gianvùng biển với các hòn đảo, không gian của chiến trường rộng lớn, trời đất bao la
trong Iliat và Ôđixê; không gian nước Nga cổ xưa với từng đoàn kị binh, xe ngựa
với những cỗ xe tam mã, tứ mã trong Câu chuyện về cuộc hành binh Igor; không
gian chiến trận gắn với núi rừng hùng vĩ, bạt ngàn trong Đăm Săn.
Không gian trong cổ tích thần kỳ là không gian không có giới hạn Do đó, hànhđộng của con người không bị hoàn cảnh cản trở, con người có thể làm được baođiều kỳ diệu Tính chất thần kì của truyện cổ tích một phần là do không giankhông giới hạn này tạo nên Trong không gian đó, nhân vật tự chịu trách nhiệm vềmọi hành vi của mình, không thể đổ lỗi cho không gian Tuy nhiên, lô gic đã đượcđịnh trước: Nếu là thiện thì sẽ chiến thắng, chẳng hạn Thạch Sanh trong truyện
Thạch Sanh, Tấm trong Tấm Cám Nếu có lòng ác thì sẽ bị trừng trị, ví dụ phú ông trong Khắc xuất khắc nhập, mẹ con Cám trong Tấm Cám, người anh trong Cây khế Việc giảm nhẹ, thậm chí triệt tiêu sự cản trở của môi trường là để tăng
cường tính tích cực trong hoạt động của nhân vật Những phương tiện đi lại kìdiệu như chiếc thảm bay, đôi hài bảy dặm, viên ngọc quý giúp nghe được tiếng
nói của muôn loài và có thể rẽ nước đi xuống biển…, chính là các điều kiện triệt
tiêu tính cản trở và giới hạn của không gian, tạo nên những thế giới rất đa dạng,phong phú và diệu kỳ trong truyện cổ tích
Không gian trong ca dao cổ là không gian sinh hoạt, không gian lao động,không gian của những tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người Do vậy, nó gắnliền những địa điểm sinh hoạt, lao động với cảnh vật, với những gì rất gần gũi
thân quen như bờ ao, bến nước, đầu đình, rào thưa, đồng cạn, đồng sâu , đồng
thời cũng là không gian tâm trạng hay những miền tâm tư của nhân vật Có thể là
không gian đầu đình: Hôm qua tát nước đầu đình,/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen; không gian cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu,/ Chồng cày vợ cấy
Trang 33con trâu đi bừa; không gian bờ ao tâm tư: Đêm qua ra đứng bờ ao,/ Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ; không gian ngõ sau: Chiều chiều ra đứng ngõ sau,/ Ngó lên mả mẹ ruột đau chín chiều; không gian nỗi niềm: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than./ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,/ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai Nhân vật nếu phải đi xa thì tâm trạng luôn nhung nhớ, tương tư, đau khổ: Ai đi muôn dặm non sông,/ Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy… Điều đó là
thực tế một nét tâm lý con người thời xưa, vì đường sá, phương tiện đi lại khókhăn nên con người không muốn đi xa, ngại và sợ đi xa Hơn nữa, con người ViệtNam truyền thống vốn chỉ quen với cuộc sống lao động và sinh hoạt trong làng vàđồng ruộng giáp làng nên không có nhu cầu hay thói quen đi xa Nhìn chung,không gian trong ca dao mang tính mô-típ, mỗi kiểu mô-típ gắn với một kiểu tâmtrạng, xúc cảm nhất định nào đó
Không gian nghệ thuật trong văn học viết bao gồm không gian văn học trung
đại và văn học hiện đại Không gian trong văn học trung đại chịu ảnh hưởng, tham
chiếu, chi phối của văn hóa trung đại, đồng thời của hiện thực xã hội và con ngườitrong mang tính lịch sử Các kiểu không gian cơ bản của nó là không gian vũ trụ,không gian thế sự, không gian lịch sử - chiến trận, không gian cung vua phủ chúa;không gian liên thông giữa thiên đường - trần thế - địa ngục Trong mỗi thể loạivăn học trung đại lại có những đặc trưng riêng Trong truyện, truyện thơ có tínhhuyền thoại, không gian có nhiều vùng miền, tầng bậc như trần thế, thiên đường,
địa ngục Từ Thần khúc của Đăng-tơ đến Dương Từ Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu, từ Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ đều có những kiểu không gian như thế Không gian trong loại truyện anh hùng
thường gắn với các chiến trường, chẳng hạn như Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Đối với các nhân vật anh hùng, kiểu không
gian nổi bật và phổ biến là không gian bề nổi, không gian hành động chứ không
phải không gian bề chìm, không gian tâm lý Trong loại truyện mang tính chất đạo
sĩ thì không gian có tính chất hư ảo, thần kỳ Trong loại truyện kiếm hiệp thì phatrộn nhiều loại không gian: có không gian không cản trở của cổ tích, không gian
không giới hạn của phiêu lưu, không gian diễm tình, không gian hư ảo Không
gian trong thơ trung đại bao gồm không gian vũ trụ, không gian xã hội và khônggian tâm sự riêng tư Trong đó chủ yếu là không gian vũ trụ, nhất là ở những bức
tranh trữ tình: Xanh kia thăm thẳm từng trên,/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?/
Trang 34Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,/ Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn); Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Trong thơ trung đại, ở những loại cổ thể có tính tự
do, không bị ràng buộc bởi niêm luật, không gian xã hội và tâm trạng cũng xuất
hiện Chẳng hạn, không gian chiến trận, loạn ly trong Binh xa hành (Bài hành xe
ra trận) của Đỗ Phủ; không gian binh đao, mất mùa, đói khát trong Trở binh hành
(Bài hành việc binh đao làm nghẽn đường) của Nguyễn Du Không gian tâm tưriêng trong thơ trung đại cũng có nhưng chiếm tỉ lệ không lớn Chẳng hạn không
gian vợ chồng xa cách, ly biệt, nhớ nhung và buồn thương trong Nguyệt dạ (Đêm thu) của Đỗ Phủ: Bao giờ chung bóng song the,/ Cho đôi dòng lệ đầm đìa ngừng tuôn? Không gian trong Kí mộng (Ghi lại giấc chiêm bao) của Nguyễn Du là
không gian tâm sự của nhà thơ với vợ mình trong giấc mộng buồn thương, đó vừa
là không gian gặp gỡ trong tình cảnh hiện tại xót xa, khổ đau, vừa là không gian
địa lý rợn ngợp, hãi hùng vì xa cách, biệt ly: Trước nói chuyện đau yếu,/ Sau kể sầu chia ly./ Nghẹn lệ không thành tiếng,/ Phảng phất bức màn che./ Bình sinh không thuộc lối,/ Biết hồn ai hiện về?/ Lam thủy thuồng luồng nấp,/ Tam Điệp hùm beo kề./ Vóc liễu ai che chở,/ Trên đường đầy hiểm nguy Nhìn chung, trong
lộ trình phát triển của thơ trung đại, càng về sau thì không gian tâm tình riêngcàng xuất hiện nhiều Thơ Hồ Xuân Hương và thơ Tú Xương là những ví dụ tiêu
biểu Không gian chiều cao cũng thường được sử dụng trong việc nói chí và bộc
lộ cảm xúc vì càng lên cao càng bao quát, càng chiếm lĩnh được không gian rộnglớn, chan hòa với vũ trụ, hoặc thể hiện sự cô đơn tột cùng Trần Tử Ngang trong
Đăng U Châu đài ca (Bài hát lên đài U Châu) bộc lộ nỗi buồn thương cho sự sinh
tồn ngắn ngủi, đứt đoạn của con người giữa mênh mông và vô tận của đất trời:
Người trước chẳng thấy ai,/ Người sau thì chưa tới./ Ngẫm trời đất vô cùng,/ Riêng lòng đau lệ chảy Đỗ Phủ có bài Đăng cao nổi tiếng, thể hiện cái nhìn khoáng đạt về không gian và tâm trạng buồn thương của mình: Mênh mang lá rụng rào rào đổ,/ Hun hút sông dài cuồn cuộn trôi./ Muôn dặm buồn thu thường
lẻ khách,/ Một thân già bệnh bước lên đài Không Lộ thiền sư đăng cao thể hiện
tâm chí của mình giữa vũ trụ: Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng,/ Một tiếng kêu vang
lạnh cả trời (Ngôn hoài).
Trong thơ cổ, không gian lữ thứ cũng rất nổi bật Do thời xưa, con người cótâm lý e ngại không gian xa lạ nên rất sợ đi xa vì đi xa được coi là rơi vào lữ thứ,
Trang 35tha hương, khi nào nói đến đi xa là đau lòng: Kẻ chốn chương đài người lữ thứ,/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan); Xung quanh những nước non người,/ Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu; Đoạn trường thay lúc phân kỳ (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Không gian lữ thứ có ý nghĩa như
một phương tiện để con người bộc lộ mình Đỗ Phủ mượn không gian lữ thứ để
thể hiện lòng thủy chung: Bao giờ chung bóng song the,/ Cho đôi dòng lệ đầm đìa tấm thương (Đêm trăng) Nguyễn Du khẳng định khí phách Từ Hải trong không gian lữ thứ: Trông vời trời bể mênh mang,/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong (Truyện Kiều).
Không gian cá nhân trong thơ trung đại Việt Nam chỉ đến giai đoạn cuối thờitrung đại thì cái tôi mới xuất hiện rõ và khá đậm ở sáng tác của một số tác giả,chẳng hạn trong một số tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Ở phươngĐông, người ta lấy dòng họ để gọi tên cho triều đại, con người tồn tại không phảivới tư cách một cá nhân mà với tư cách là một thành viên của cộng đồng, một bộ
phận của thế giới Ngay cả ước mong cũng là cho cả mọi người: Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,/ Che khắp thiên hạ kẻ sĩ đều hân hoan,/ Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!/ Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,/ Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được (Bài hát nhà tranh bị gió thu phá nát -
Đỗ Phủ); Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,/ Dân giàu đủ khắp đòi phương (Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi) Ngay cả với thơ trữ tình là thể loại thường thể hiện tâm
sự riêng, thế nhưng cá nhân lại hòa đồng với thế giới, cá nhân hòa tan vào trong
vũ trụ.: Đau lòng kẻ ở người đi,/ Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm, hoặc Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Truyện Kiều) Như
vậy, khi dùng hình thức vũ trụ để thể hiện tâm tình, các nhà thơ cổ không quanniệm về cá nhân như một cái riêng
Thơ trữ tình trung đại của Việt Nam trữ tình bằng cách tự sự, nghĩa là nó nêu
ra, trình ra một trạng thái trữ tình được thể hiện bằng cảnh vật Ví dụ chùm thơ thu
(Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến không trực tiếp bộc lộ thái độ,
cảm xúc mà thái độ, cảm xúc buồn lặng, cô độc nằm trong bức tranh qua các chitiết của vũ trụ, thiên nhiên theo một quan niệm và cái nhìn nghệ thuật thống nhất.Không gian trong thơ trung đại vẫn tiếp diễn tồn tại một phần nào đó trong thơViệt Nam hiện đại ở chỗ còn phảng phất không gian vũ trụ và trữ tình một cách
Trang 36gián tiếp Chẳng hạn: Mây vẩn từng không, chim bay đi,/ Khí trời u uất hận chia
ly (Xuân Diệu); Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa (Huy Cận).
Không gian nghệ thuật trong văn học hiện đại có những đặc trưng khác biệt với
văn học trung đại Văn học hiện đại ra đời trong những điều kiện mới có những
đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và con người khác biệt so với thời trung đại.Mặt khác, những nhu cầu mới và mỹ cảm của con người đối với văn học thời hiệnđại cũng khác trước, đặc biệt là sự vận động tự thân của văn học hiện đại đã tạonên những cái mới so với văn học dân gian và văn học trung đại Do vậy, khônggian nghệ thuật trong văn học cũng đã thay đổi Một mặt, không gian nghệ thuậttrong văn học hiện đại có những kế thừa, tiếp nối một số đặc điểm, tính chất nhấtđịnh của văn học trung đại, nhưng mặt khác - và cơ bản là sự đổi mới ở việc thểhiện đa dạng, phong phú, nhiều chiều kích và cấp độ hơn không gian nghệ thuậttrong văn học trung đại Không gian trong văn học hiện đại có những đặc điểm cơbản sau:
Một là, nhìn ở cấp vĩ mô, không gian trong văn học hiện đại có biên độ rấtrộng, nhiều khi chiếm lĩnh cả một vùng rộng lớn của hiện thực, bao gồm nhiềukiểu loại nhân vật, phản ánh bức tranh lịch sử xã hội rộng lớn Chẳng hạn như
không gian trong các tác phẩm Tấn trò đời của Ban-zăc, Chiến tranh và hòa bình của Lép-tôn-xtôi, Sông Đông êm đềm của Sô-lô-khốp Hai là, nhìn chung không
gian trong văn học hiện đại thoát khỏi tính ước lệ, tượng trưng khi miêu tả conngười; bám sát hiện thực cuộc sống và con người, miêu tả chi tiết, chân thực NamCao miêu tả gương mặt thị Nở chi tiết, cụ thể, cá biệt; Nguyễn Du tả dung mạo vàgương mặt Thúy Kiều và Thúy Vân với các nét tượng trưng, ước lệ Ba là, khônggian trong văn học hiện đại chú trọng đến mảng không gian chìm, không gian nộitâm với một biên độ nhiều khi không giới hạn Trong khi cả văn học dân gian vàvăn học trung đại, nhân vật về cơ bản đều không được thể hiện trong không giantâm lý, nội tâm Văn học hiện đại coi việc miêu tả nội tâm là một đặc điểm quantrọng của hình tượng, một phương diện thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Bốn
là, trong văn học hiện đại, tính sáng tạo của cá nhân nhà văn rất cao với ý nghĩanhư là điều kiện tất yếu tạo nên vị thế, giá trị của nhà văn và tác phẩm Do vậy,tính cá thể hóa trong không gian nghệ thuật rất lớn, và luôn mang dấu ấn sáng tạokhông lặp lại của người nghệ sỹ và cũng là một yếu tố góp phần tạo nên cái Tôi
Trang 37Nó không phải là cái khung, cái mô hình, mô típ như trong văn học trung đại màtrở thành những hình tượng riêng biệt, như một sinh thể sống thực sự với nhữngnội dung mới mẻ lần đầu tiên được tìm thấy trong những hình tượng không gian
đó Văn học hiện đại đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số phận của từng cá nhân,trong mối quan hệ hữu cơ với cuộc sống nhân dân Vì vậy không gian văn họcmang đậm dấu ấn cá nhân Mỗi tác giả thơ Mới đều có không gian cá nhân riêng
và đặc thù, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trong bức tranh chung củathơ Mới Không gian thơ Xuân Diệu luôn gắn với tình yêu và nỗi buồn, khônggian biến chuyển hình thái và sắc màu mau lẹ Thơ Chế Lan Viên nổi bật khônggian nghệ thuật đầy hư ảo mộng mị, ma quái Thơ Nguyễn Bính tạo ấn tượng bởikhông gian chân quê, tình quê, hương quê Văn học hiện thực phê phán cũng đadạng về không gian Sáng tác của Ngô Tất Tố thể hiện không gian của làng, vớimâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ cùng nỗi khổ đau của người nông dân;những hủ tục, lề thói trong khung cảnh của đình làng, lũy tre và cả không gian thi
cử ngày xưa của sĩ tử Nam Cao hướng đến cả hai phạm vi không gian bề mặt lànông thôn và thành thị, nhưng tạo dấu ấn sáng tạo sâu đậm và đặc biệt là khônggian bề chìm, tâm lý của con người với những xung lực tương tác mạnh mẽ, quyếtliệt Vũ Trọng Phụng chú ý đến cả không gian khổ đau, bất hạnh của người nôngdân ở nông thôn và cả không gian băng hoại đạo đức của con người nơi phố thị.Năm là, không gian nghệ thuật trong văn học hiện đại trở về gần hơn với cuộcsống thực của con người, bám sát hiện thực để phản ánh mâu thuẫn xã hội, cuộcsống khổ cực, vất vả và bất hạnh của con người lao động cũng như những trăn trở,khát vọng, mong ước của con người trần thế
Không gian nghệ thuật trong văn học hiện đại Việt Nam thể hiện chân dung xãhội cũ trước Cách mạng tháng Tám 1945, hoặc cuộc sống mới xây đựng đất nước
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ Nhiều khi không gian và con người thực ngoài đời bước vào trang
sách còn tươi nguyên tính thời sự (Bà má Hậu Giang, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên,
Mẹ Suốt của Tố Hữu; Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; Hòn đất của Anh Đức; Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành…) Trong các bức tranh cuộc sống xã
hội, không gian con người bao giờ cũng mang tính chất trung tâm Tính chuyểncủa không gian trong văn học hiện đại tùy thuộc vào không gian hoạt động, quan
Trang 38tâm, trăn trở…, của con người theo những biến đổi của hiện thực đời sống xã hội,lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là một kiểu hình tượng nghệ thuật, là hình thứctồn tại của tác phẩm Do vậy, khi phân tích tác phẩm thì không gian nghệ thuậtcũng là một đối tượng tiếp cận rất có ý nghĩa, một nội dung cần tìm hiểu để đi đếnđúng bản chất tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm
5 Thời gian nghệ thuật
Thời gian là một phạm trù triết học, và cùng với không gian là hình thức tồn tạicủa vật chất, của thế giới Không có gì tồn tại ngoài thời gian, không gian và chỉtrong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định Cuộc sống và conngười được phản ánh trong tác phẩm văn học cũng tồn tại trong thời gian, khônggian Mỗi thời gian trong tác phẩm văn học luôn mang tính quan niệm của tác giả,
có một độ dài, một kiểu dạng hình thái thẩm mỹ, một hướng vận động được thểhiện trong 3 thời là quá khứ, hiện tại và tương lai
Đặc điểm thời gian trong tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào dụng ýnghệ thuật của tác giả Nếu thời gian tự nhiên, vật lý có tính chất là không thể đảongược được, chỉ vận động theo một chiều thì thời gian nghệ thuật có thể được táitạo lại với nhiều hình thức như đảo ngược thời gian, gián cách thời gian, dồn nénthời gian, kéo dài thời gian, ngưng tụ thời gian Thời gian được thể hiện có thể là
cả một đời người, nhiều thế hệ, nhưng cũng có thể chỉ một vài ngày, một ngày,hoặc thậm chí là một khoảnh khắc trong đời một con người Thời gian nghệ thuậtthể hiện tính tư tưởng và thẩm mỹ của hình tượng trong sáng tạo của nhà văn.Cũng có khi thời gian thành chính đối tượng được miêu tả, có hương vị của riêng
mình: Màu thời gian không xanh,/ Màu thời gian tím ngát./ Hương thời gian không nồng,/ Hương thời gian thanh thanh (Đoàn Phú Tứ).
Đối với độc giả, thời gian nghệ thuật còn là một kênh dẫn, lối vào thế giớinghệ thuật của tác phẩm, qua đó, có thêm điều kiện để hiểu rõ, hiểu sâu cái hay,cái đẹp của tác phẩm Còn với nhà văn, muốn người đọc hiểu tác phẩm, phải tạonên được tính hình tượng, thẩm mỹ và đặt người đọc vào thời gian do mình sángtạo nên trong tác phẩm Bởi thời gian nghệ thuật luôn luôn mang cảm xúc và ýnghĩa nhân sinh, cũng như mang tính chất chủ quan của người nghệ sĩ nên nó sẽ
Trang 39chinh phục người đọc trong tính đặc thù thẩm mỹ của nó Nhà văn vận dụngnhững cảm xúc thời gian để tạo nên các hình tượng thời gian khác nhau
Như vậy, khi thời gian được dùng làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh đờisống thì thời gian trở thành thời gian nghệ thuật Đó là một hình tượng thời gianđược sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật Trong đó, thời gian đóng vai trò làhình thức triển khai hành động, diễn trình xung đột, mô tả tâm lý nhân vật và đặcđiểm xúc cảm của hình tượng Do vậy, nó cũng là một kênh dẫn, một bình diệncảm thụ, tìm hiểu, khám phá hình tượng Thời gian trong văn học là một trongnhững phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật cũng là một phạm trù có tính lịch sử, thể hiện trong việc
nó luôn gắn liền với tiến trình lịch sử, văn hóa và văn học Theo đó, mỗi thời kìvăn học có những kiểu thời gian nghệ thuật khác nhau
Thời gian nghệ thuật trong văn học chịu sự qui chiếu của các dòng văn học, thể
loại và giai đoạn văn học Trong văn học dân gian, thần thoại, do cách tư duy của
người cổ đại, giống như trẻ thơ chưa ý thức được thời gian nên chưa được sử dụngnhư một phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực Do vậy, thời gian trongthần thoại chỉ được dùng như các mốc thời điểm trong việc thuật xuôi chuyện một
cách đơn giản Chẳng hạn, Truyện Họ Hồng Bàng có thời gian thần thoại, trong
đó các nội dung của truyện được thuật xuôi theo các đời tiếp nối nhau, từ ĐếMinh, cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông, đến Lộc Tục (Kinh Dương Vương),
Sùng Lãm (Lạc Long Quân), Âu Cơ, Hùng Vương Trong truyện Thần Trụ Trời,
thời gian chỉ được dùng để chỉ trời đất trước, trong và sau khi Thần Trụ Trời hoạt
động xây cột chống trời với các từ ngữ: thuở ấy, từ đó, sau khi Sử thi thể hiện sức
mạnh của thị tộc, của tập thể ở một thời xa xưa Thời gian trong sử thi là thời gian
quá khứ tuyệt đối, Quá khứ tuyệt đối là đối với người nghe, còn thời gian trần
thuật là thời gian hiện tại tuyệt đối Thời gian trong sử thi chủ yếu là thời giandùng để chỉ các hoạt động chính trong từng chặng đời của nhân vật trung tâm
Chẳng hạn, trong sử thi Đăm Săn, các mốc thời gian là: Theo tập tục hôn nhân cổ
của người Ê đê, tục “nối dây”, Đăm Săn buộc phải lấy cả hai chị em Hơ Nhí và
Hơ Bhí Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng Mơtao Gơrứ và Mơtao Mơxây, ĐămSăn chặt cây thần, lên trời bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ Đăm Săn bị lún xuốngbùn, chết ngập trong rừng sáp đen Hồn của Đăm Săn đầu thai vào người chị ruột
Trang 40của mình để làm chồng dòng họ Hơ Nhí Thời gian trong ca dao là thời gian hiện
tại, thời gian diễn xướng Các dấu hiệu là tần số lặp các từ ngữ: Bây giờ, hôm nay, giờ đây Chẳng hạn, Bây giờ em đã có chồng,/ Như chim vào lồng, như cá cắn
câu; Bây giờ ta gặp nhau đây,/ Như con cá cạn gặp ngày trời mưa; Hôm nay sum họp trúc mai,/ Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.
Trong truyện cổ tích, thời gian mang tính chất sự kiện, không có thời gian tâm
lý Đó cũng là thời gian khép kín, bao giờ nó cũng là chuyện đời xưa, truyện
thường mở đầu bằng cụm từ ngày xưa, hoặc ngày xửa ngày xưa Nhân vật không
có đời sống nội tâm, tâm lí rõ rệt, không biết hồi tưởng, không biết ước mơ, nghĩa
là nhân vật luôn luôn sống với hiện tại Nhân vật được thể hiện dường như hoàntoàn mang tính chủ quan của người sáng tác, tức là do người kể chuyện kể theonhững mô típ biến cố; thiên về hành vi, hành động nên thời gian chỉ là yếu tốđược sử dụng để ghi lại các sự kiện, biến cố, hành động trong truyện và của nhânvật Do đó, thời gian trong cố tích cũng không có tính xác định của lịch sử
Thời gian nghệ thuật trong văn học viết có những đặc trưng khác với văn học
dân gian Thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại là thời gian tuần hoàn, hồi
cố Nó có tính chất chu kỳ, bốn mùa, dựa trên sự vận hành của tinh tú, của mùa
màng Ví dụ: Sen tàn cúc lại nở hoa,/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Do tuần hoàn nên sự vật trong hiện tại cũng là của ngày xưa: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Truyện Kiều - Nguyễn Du); Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái (Thu vịnh - Nguyễn Khuyến); Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,/ Mảnh tình san sẻ tí con con (Tự tình - Hồ Xuân Hương)
Thời gian trong văn học hiện đại đặc biệt phong phú với nhiều hình thức đadạng, như thời gian tâm lý, thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử… Từ thế kỷXVIII, XIX đến nay, thời gian được khám phá theo nhiều bình diện khác nhau.Thời gian sinh hoạt là một cống hiến của văn học hiện thực phê phán thế kỷ XIX
Truyện tình trung cổ không có thời gian sinh hoạt, Truyện Kiều không có thời gian sinh hoạt, Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) cũng không có thời gian sinh hoạt, còn trong Bà Bôvari (Gustave Flaubert), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc), Sống mòn (Nam Cao) thì chủ yếu là thời gian sinh hoạt Trong
văn học hiện đại, bên cạnh kiểu thời gian sinh hoạt là kiểu thời gian lịch sử, thời
gian xã hội Đó là kiểu thời gian vận động xã hội, thời gian của những biến thiên