Còn theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng, được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tín
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
= = = = = =
TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Làm rõ quan điểm của triết học Mác - Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Từ đó rút
ra ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản
thân.
Họ và tên sinh viên : Phạm Tuấn Dũng
Mã sinh viên : 11221510
Lớp tín chỉ : LLNL1105(222)_34
Giáo viên hướng dẫn : Nghiêm Thị Châu Giang
Hà Nội – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
= = = = = =
TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Làm rõ quan điểm của triết học Mác - Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Từ đó rút
ra ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản
thân.
Hà Nội – 2023
Trang 3Mở đầu 3
Nội dung 4
I Quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận4 thức chân lý
1 Khái niệm nhận thức 4
2 Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức 5
2.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính 5
2.2 Giai đoạn nhận thức lý tính 6
2.3 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với 8
thực tiễn 3 Khái niệm chân lý 9
II Ý nghĩa con đường nhận thức chân lý trong nghiên cứu khoa học 10
và học tập của bản thân 1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 10
2 Ý nghĩa trong học tập 12
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15
Mục lục
Trang 4MỞ ĐẦU
Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý luôn là một chủ đề quan trọng trong triết học và khoa học Đây là quá trình mà chúng ta sử dụng để tiếp cận sự thật và hiểu biết rõ hơn về thế giới xung quanh chúng ta Nó liên quan đến việc xác định và hiểu rõ về cách chúng ta nhận thức và tiếp cận sự thật và chân lý Trên con đường này, chúng ta áp dụng các phương pháp biện chứng để xem xét, phân tích và chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm và giả thuyết Con đường biện chứng sẽ bắt đầu từ việc quan sát và thu thập thông tin
về hiện tượng muốn nghiên cứu Sau đó bằng những suy nghĩ và phân tích, chúng ta sẽ đưa ra các giả thuyết ban đầu và sau đó tiến hành kiểm tra và xác nhận chúng thông qua việc sử dụng các phương pháp khoa học và logic Trong suốt quá trình đó, chúng ta không chỉ dựa vào những quan sát cá nhân mà còn dựa vào các nghiên cứu trước đó, các lý thuyết và khái niệm đã được xây dựng bởi những nhà triết học và nhà khoa học trước đó
Trong lịch sử Triết học, đã có rất nhiều ý kiến, nhận xét, quan điểm khác nhau về chủ đề này vì khả năng nhận thức của mỗi con người là khác nhau Nhưng nổi bật hơn cả đó là quan điểm của Các Mác (Karl Marx) và Lênin (Vladimir Ilyich Lenin) Lênin đã khẳng định rằng biện chứng của nhận thức là
sự phản ánh biện chứng thế giới khách quan và để nhận thức được thế giới khách quan phải tuân thủ lôgic biện chứng của thế giới khách quan Với ấn tượng ban đầu về quan điểm của Mác và Lênin, tôi đã quyết định làm bài tiểu luận này với mong muốn góp phần tìm hiểu và để bản thân hiểu rõ hơn, qua đó
có thể rút ra được ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học và trong quá trình học tập
Trang 5NỘI DUNG
I Quan điểm của triết học Mác về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.
1 Khái niệm nhận thức
Trước khi đi vào phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức thì chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm nhận thức
Theo một cách khái quát, nhận thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó
Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện Một định nghĩa khác lại mô tả nhận thức là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động
Còn theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng, được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, dựa cơ sở thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó Quan niệm này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản như sau:
Nguyên tắc thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người
Nguyên tắc thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người
Nguyên tắc khẳng định trong quá trình nhận thức, sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo
Nguyên tắc coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức,
là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức
Trang 6Từ định nghĩa trên ta có thể thấy nhận thức đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng
2 Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức
Chúng ta nhận thấy, theo triết học Mác – Lênin, nhận thức thực chất không
phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà nhận thức là một quá trình biện chứng
Trong tác phẩm “Bút ký triết học’’, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.’’
Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý bắt đầu từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính) Nhưng đó không phải là điểm cuối cùng nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn Bởi chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó
2.1 Giai đoạn nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Trong giai
đoạn này, con người trong các hoạt động thức tiễn sẽ sử dụng các giác quan để phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng mang tính chất cụ thể Tuy nhiên tại giai đoạn này, nhận thức sẽ chưa phản ánh được bản chất, quy luật, hay nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được Do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính lại được chia ra làm
ba hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác và biểu tượng
a) Cảm giác
Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính Đây
Trang 7là hình thức của sự phản ánh hiện thực khách quan đầu tiên, là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động đến các giác quan của ta một cách trực tiếp Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết Chính vì vậy mà Lênin đã viết: “ Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.’’ Cảm giác chính là cơ sở để hình thành nên tri giác
b) Tri giác
Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện tượng khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên
cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật, hiện tượng Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, đem lại hinh ảnh hoàn chỉnh hơn Tri thức cũng là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn về sự vật Thế nhưng, nhận thực đòi hỏi con người cần phải nhận thức được sự vật ngay cả khi nó không tác động lên chúng ta Vì vậy, nhận thức phải vươn xa hơn nữa
c) Biểu tượng
Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác Đặc điểm của biểu tượng là tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, giúp ta có thể hình dung lại sự vật khi nó không tác động vào giác quan của ta Đây cũng chính là tiền đề cho giai đoạn nhận thức lý tính Nhìn chung, nhận thức cảm tính sẽ phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan của con người, bao gồm vẻ bề ngoài, cái tất yếu, ngẫu nhiên, cái bản chất và không bản chất Tuy nhiên con người về căn bản vẫn chưa phân biệt được cái gì là bản chất với không bản chất, đâu là tất yếu, đâu là ngẫu nhiên Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính, nhằm
có thể đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoạt động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan
Trang 82.2 Giai đoạn nhận thức lý tính
Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức với đặc
trưng là tư duy trừu tượng Giai đoạn này phản ánh trực tiếp các sự vật, hiện tượng khách quan Nhận thức lý tính có thể phản ánh được mối liên hệ của bản chất, bên trong sự vật, qua đó phản ánh sự vật sâu sắc, đầy đủ hơn Đây được coi là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy bản chất, có tính quy luật của sự vật, hiện tượng Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm: khái niệm, phán đoán, suy luận
a) Khái niệm
Khái niệm là hình thức đầu tiên và cũng là cơ bản của nhận thức lý tính Khái niệm phản ánh sự vật, hiện tượng sâu sắc, toàn diện Đây là kết quả của quá trình phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa các mặt, thuộc tính
để nói lên mặt tất yếu, bản chất của sự vật, hiện tượng Vì vậy, các khái niệm vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển Qua đó, nó trở thành cơ
sở để hình thành nên các phán đoán trong quá trình tư duy khoa học
b) Phán đoán
Nếu như khái niệm phản ánh thuộc tính chung, bản chất của đối tượng thì phán đoán chỉ phản ánh một thuộc tính, một liên hệ của đối tượng Phán đoán được hiểu cơ bản là hình thức tư duy thực hiện việc liên kết các khái niệm lại với nhau nhằm mục đích có thể khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính cụ thể nào đó của sự vật, hiện tượng theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến Trong đó phán đoán phổ biến là cách thức phản ánh sự vật một cách bao quát và rộng nhất Nhưng phán đoán vẫn chưa thể cho biết được mối liên hệ giữa cái đơn giản nhất trong các phán đoán khác nhau
c) Suy lý
Trang 9Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ
sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng Suy lý
là hình thức tương đối độc lập của tư duy Cần vận dụng và tuân theo quy luật
và phương pháp lôgic thì kết quả suy lý mới đúng đắn, phù hợp với sự vật khách quan Suy lý thực chất là sự liên kết của các phán đoán, nó được hình thành trên cơ sở xuất pháp từ một hoặc nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận Suy luận trong thực tế hiện nay có vai trò quan trọng trong tư duy trừu tượng, bởi suy luận đã giúp thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ cái đã biết đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết
Vậy ta nhận thấy rằng các hình thức của giai đoạn nhận thức lý tính đều liên kết với nhau Giữa chúng có mối liên hệ biện chứng, phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau, không tách rời
Từ đó ta đồng thời rút ra được có sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai quá trình đan xen lẫn nhau Nhận thức cảm tính là sự tích lũy về lượng tri thức kinh nghiệm, là cơ sở tất yếu cho nhận thức lý tính Nhận thức lý tính là sự nhảy vọt về chất của quá trình nhận thức, giúp nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn
2.3 Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn Như đã phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính thực chất cũng chính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức Trên thực tế, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thông thường diễn ra một cách đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, tuy nhiên thì nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Nếu nhận thức cảm tính có sự gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, nhận thức cảm tính cũng chính là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, thông qua việc có tính khái quát cao, nhận thức lý tính lại có
Trang 10thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng từ đó mà nhận thức lý tính đã giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn
Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, trong thực tiễn, nếu như chúng ta chỉ dừng lại
ở nhận thức lý tính thì con người sẽ mới chỉ có được những tri thức cơ bản về đối tượng còn bản thân những tri thức đó liệu trên thực tế có thật sự chính xác hay không thì thực chất con người vẫn chưa thể biết được Trong khi đó, nhận thức cũng đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có sự chân thực hay không Để nhằm mục đích có thể thực hiện được điều này thì nhận thức nhất thiết sẽ cần phải trở về với thực tiễn, nhận thức phải dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo đối với tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức Không những thế, ta cũng thấy rằng, mọi nhận thức suy đến cùng thì cũng sẽ đều cần phải là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại để
có thể phục vụ thực tiễn
Như vậy, có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về với thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức Trên thực tế thì quá trình này sẽ lặp đi lặp lại liên tục và sẽ không có điểm dừng cuối cùng, thông thường thì trình độ của nhận thức và thực tiễn ở những chu kỳ sau sẽ cao hơn khi so sánh với chu kỳ trước, cũng chính vì vậy mà càng ngày quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và có sự sâu sắc hơn về thực tại khách quan
3 Khái niệm chân lý
Chân lý thuộc về vấn đề nhận thức Bởi vì, nhiệm vụ của nhận thức là phải
đạt đến chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan; nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà là sự nhận thức đúng về hiện thực khách quan Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa
Trang 11Mac-Lênin, khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể
II Ý nghĩa con đường nhận thức chân lý trong nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân.
1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới
Sự ra đời và phát triển của khoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, nó đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Khoa học giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người và vai trò đó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội Và để có được thành quả ấy, con người phải trải qua vô số quá trình nghiên cứu khoa học Mỗi quá trình nghiên cứu khoa học đó lại phải trải qua một quá trình nhận thức Theo như quan điểm của Mác – Lênin ở trên thì nhận thức phải tiến tới thực tiễn, bởi nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không Để xác định thì nhận thức lại phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn cũng như là thước đo cho sự chân thực mà quá trình nhận thức đã đạt được Đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, đòi hỏi con người phải có thông tin nghiên cứu chính xác để cho ra kết quả ứng dụng vào trong thực tiễn
Khi tiến hành nghiên cứu một hiện tượng nào đó, ta đều nên đi từ tìm hiểu cái riêng rồi tổng hợp lại thành cái chung, nhận thức từ cái cụ thể rồi mới khái quát lên thành cái trừu tượng Nếu bỏ qua giai đoạn nhận thức cảm tính mà tiến