1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập Điều kiện học phần tư tưởng hồ chí minh

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Điều Kiện Học Phần Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn Phó Đức Hòa
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Trong đó, từng học sinh sẽ được trực tiếp tham gia, tổ chức và thực hiện các hoạt động thực tiễn gia đình, nhà trường và xã hội, qua đó tích lũy kinh nghiệm, phát triển các phẩm chất và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN

Học phần

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GV hướng dẫn: Phó Đức Hòa

SV thực hiện:

H Nô i, năm 2023

NHIỆM VỤ

Trang 2

Câu 1: Trình bày và phân tích phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm “Thể

nghiệm tương tác” ở Tiểu học? Cho ví dụ minh họa trong sách giáo khoa HĐTN

ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3.

Câu 2: Dựa trên bảng kiểm, phân tích và đánh giá hoạt động trải nghiệm của một chủ đề cụ thể ở Tiểu học.

2

“It’s not easy but can be done”

Trang 3

Câu 1: Trình bày và phân tích phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm “Thể

nghiệm tương tác” ở Tiểu học? Cho ví dụ minh họa trong sách giáo khoa HĐTN

ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3.

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong

và ngoài lớp học, tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông Trong đó, từng học sinh sẽ được trực tiếp tham gia, tổ chức và thực hiện các hoạt động thực tiễn gia đình, nhà trường và xã hội, qua đó tích lũy kinh nghiệm, phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân để

có khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai Phương thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, được chia thành bốn

nhóm phương thức hình thành bởi việc sử dụng phối hợp giữa phương pháp giáo dục

và phương thức tổ chức hoạt động Nội dung nghiên cứu dưới đây sẽ trình bày về nhóm phương thức Thể nghiệm tương tác trong chương trình hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học, phân tích chi tiết từng phương thức tổ chức hoạt động cụ thể thuộc nhóm này

II NỘI DUNG

Phương thức Thể nghiệm, tương tác là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho

học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác

1 Trò chơi

Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Trò chơi có thể được Hoạt động trải nghiệm sử dụng trong nhiều tình huống

khác nhau như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức: đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và cũng có những tri thức

3

“It’s not easy but can be done”

Trang 4

đã được tiếp nhận Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú

cho HS, giúp HS để tiếp thu kiến thức mới, tạo được bầu không khí thân thiện, đồng thời phát triển các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác,…

Trò chơi là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của HS, tác động đến tất cả các mặt của nhân cách: thể chất, tâm lí, đạo đức và xã hội Trò

chơi giúp các em nâng cao thể lực, rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ của cơ

bắp, thần kinh; phát triển tốt chức năng của các giác quan (thị giác, xúc giác khứu giác, thính giác ); phát triển tốt các phẩm chất và năng lực tư duy sáng tạo, linh

hoạt

Trò chơi còn phát triển tốt các phẩm chất nhân cách cho học sinh như: tính tập thể, tinh thần hợp tác, tính kỉ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ lòng dũng cảm, tính linh hoạt, sự thân thiện, lòng bao dung, những tình cảm đạo đức, tình cảm, thẩm mỹ lành mạnh

2 Diễn đàn

Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm mang

lại hiệu quả giáo dục thiết thực Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em Đồng thời, đây cũng là dịp để các em học cách lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau

Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những

nội dung, hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi HS Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho HS được bày tỏ ý kiến về những vấn

đề các em quan tâm Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao sự tự tin và hình thành

được các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn

đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lăng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự ti, kĩ năng phát hiện vấn đề,…

4

“It’s not easy but can be done”

Trang 5

Qua các diễn đàn, các thầy, cô giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy

cô, nhà trường và gia đình, tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học

Diễn đàn có thể được tổ chức ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp quận huyện, cấp tỉnh hoặc cấp khu vực hay cao hơn nữa

3 Thi đấu/ Hội thi

Thi đấu/ hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi

cuốn HS, mang lại hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hưởng giá trị cho HS Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể tích cực hoạt động để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm

ra người đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yếu câu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Hội thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm có nội dung giáo dục về

một chủ đề nào đó

Thi đấu có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhà trường, từ cá

nhân đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau Hội thi cũng có thể huy động sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng như các nghệ nhân, những người làm công tác xã hội hay các tổ chức Đoàn thể: Đoàn Thanh niên phường/ xã, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,…

Nội dung của hội thi vô cùng phong phú, linh hoạt và sáng tạo, có sự kết hợp với các hình thức tổ chức khác để thu hút sự tham gia của nhiều học sinh

4 Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho

HS được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ

5

“It’s not easy but can be done”

Trang 6

chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện, HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê

Các sự kiện HS có thể tổ chức trong nhà trường như: lễ khai mạc, lễ nhập học,

lễ kỉ niệm, ; các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học; các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình; đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế; hoạt động tìm hiểu về di sản văn hoá, phong tục tập quán; chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài

5 Tiểu phẩm/ Sắm vai

Tiểu phẩm, hiểu một cách giản dị, đó là một sáng tác nhỏ Tiểu phẩm có thể là

một bài tản văn, một mẩu chuyện nhỏ hay một dạng văn bản khác được viết ra, tuy nhiên khái niệm “tiểu phẩm” thường được dùng để chỉ những tác phẩm mang tính kịch, một vở kịch ngắn được viết ra để hình diễn trên sân khấu Nội dung của một tiểu phẩm là một câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc, có nhân vật và tình huống truyện, có mâu thuẫn và kịch tính, trong đó nhân vật chính cần trải qua các bước phát triển tâm lí, cảm xúc để tăng tính kịch của câu chuyện Nội dung của tiểu phẩm giáo dục HS rất phong phú, có thể là những tình huống về mối quan hệ trong tình bạn, tình yêu, có thể là vấn đề bạo lực học đường hay những vấn đề về quan hệ trên mạng xã hội

Sắm vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành “làm thử” một số cách ứng

xạ nào đó trong một tình huống gia đình Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được HS được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Phương pháp sắm vai gây hứng thú và chú ý cho HS, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực

6

“It’s not easy but can be done”

Trang 7

Thông qua sắm vai, HS được tập dượt qua những tình huống, phát huy tính chủ động sáng tạo, tập phân tích, đánh giá lợi ích của từng giải pháp,…để có được những kĩ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay

III KẾT LUẬN SƯ PHẠM

Đặc thù lứa tuổi tiểu học là chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm là hết sức quan trọng Sau đây là một số kết luận sư phạm khi tổ chức

hoạt động trải nghiệm theo nhóm phương thức Thể nghiệm tương tác:

 Trong dạy học trải nghiệm theo phương thức Thể nghiệm tương tác, GV có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho các em trong quá trình các em tự trải nghiệm; hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, GV sẽ giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động thực hành Kết quả chính là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của học sinh

 Với phương thức tổ chức Trò chơi , GV cần lưu ý trong lựa chọn lọai trò chơi

sử dụng, mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình; hình thức chơi phải đa dạng, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động

 Với phương thức tổ chức Diễn đàn, GV cần có sự đa dạng trong việc lựa chọn chủ đề của diễn đàn, có thể xây dựng chủ đề dựa trên nội dung hoạt động giáo dục; những nhu cầu, mong muốn của học sinh hoặc các vấn đề thực tiễn như mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô,…

 Với phương thức tổ chức Thi đấu/ Hội thi, khi tổ chức GV cần phải linh hoạt, sáng tạo, tránh sự dập khuôn, máy móc thì cuộc thi đấu mới hấp dẫn Ngoài ra,

GV cũng nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác như trò chơi, văn nghệ,…

để cuộc thi phong phú, đa dạng và thu hút HS tham gia

7

“It’s not easy but can be done”

Trang 8

 Với phương thức tổ chức Tổ chức sự kiện, GV cần đặc biệt lưu ý khâu tổ chức, lên kế hoạch chương trình, đảm bảo chắc chắn việc liên hệ với các bên liên quan và thực hiện tổ chức hoạt động đó để sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp

 Với phương thức tổ chức Tiểu phẩm/ Sắm vai, để việc triển khai phương thức

đạt hiệu quả thì nội dung tiểu phẩm và tình huống sắm vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh của trường, lớp; với học sinh tiểu học thì tiểu phẩm và vai diễn không nên quá dài

và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép

Ví dụ minh họa cho phương thức tổ chức Trò chơi trong sách giáo khoa HĐTN lớp 3 (Bộ sách “Chân trời sáng tạo”)

8

“It’s not easy but can be done”

Trang 9

Trong chủ đề 2 “An toàn trong cuộc sống”, phương thức tổ chức Trò chơi

được sử dụng ở Hoạt động 1 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề với tên gọi “Ai nhanh – Ai đúng” Phương thức này có thể được tổ chức cụ thể như sau:

1 Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 6 học sinh và phát cho

mỗi nhóm một tờ giấy A2, một bộ thẻ tranh như hình ảnh gợi ý trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 trang 17

 Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia đôi tờ giấy thành 2 phần, một bên ghi “thực phẩm có thể sử dụng” và một bên ghi “thực phẩm không nên sử dụng”, sau đó quan sát kỹ các tranh và gắn thẻ vào bên

tương ứng Nhóm nào phân loại nhanh và giải thích chính xác nhất sẽ giành chiến thắng

2 Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và

giải thích lý do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy

3 Sau khi các nhóm thực hiện xong nhiệm vụ, giáo viên nhận xét, khen thưởng

và kết luận hoạt động

4 Giáo viên giới thiệu vào hoạt động tiếp theo của chủ đề.

Phương thức tổ chức Trò chơi trong ví dụ minh họa trên đã:

 Gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu các tri thức mới

 Tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, đồng thời phát triển các kĩ năng: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề…

 Phát triển tốt các phẩm chất nhân cách: tính tập thể, tinh thần hợp tác, tính linh hoạt,….

 Nâng cao hiểu biết của học sinh trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe

Câu 2: Dựa trên bảng kiểm, phân tích và đánh giá hoạt động trải nghiệm của một chủ đề cụ thể ở Tiểu học.

I Đặt vấn đề

Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình tổ chức Hoạt động trải nghiệm Việc đánh giá trong Hoạt động trải nghiệm cần phải xác định được mục tiêu của đánh

9

“It’s not easy but can be done”

Trang 10

giá là vì sự tiến bộ của chính người học trong quá trình hoạt động, nhằm hình thành

và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em Xác định rõ mục đích và nội dung đánh giá cũng là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức đánh giá Qua đó, người GV có thể nắm bắt được tình hình của học sinh để kịp thời điều chỉnh chương trình và các chủ đề giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng người học của mình Việc đánh giá này cần phải có sự tham gia của HS, GV, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lí giáo dục và các lực lượng xã hội khác Dưới đây là mẫu bảng kiểm đánh giá hoạt

động trải nghiệm của học sinh trong chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống – SGK HĐTN lớp 3 (Chân trời sáng tạo), bảng kiểm này giúp người GV có thể đánh giá được trình

độ nắm kiến thức của học sinh về chủ đề thông qua bốn hình thức đánh giá khác

nhau: đánh giá của GV, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của phụ huynh HS.

II Nội dung

Chủ đề 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – Bộ sách “Chân trời sáng tạo”

10

“It’s not easy but can be done”

Trang 11

“It’s not easy but can be done”

Trang 12

III Kết luận sư phạm

Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình tổ chức Hoạt động trải nghiệm,

vì vậy người giáo viên cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn và sử dụng các phương thức và hình thức đánh giá học sinh

 GV đánh giá học sinh cần dựa trên cả hai loại thông tin định tính định lượng: Đánh giá định tính về phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua tự nhận xét, nhận xét từ bạn bè, thầy cô, phụ huynh, các lực lượng GD; Đánh giá định lượng về số giờ tham gia hoạt động và số sản phẩm hoạt động

 GV không nên chỉ đánh giá kết quả tổng kết mà cần đánh giá toàn bộ quá trình học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, từ thái độ, hành vi ứng xử cho đến những kĩ năng, kiến thức mà học sinh đạt được trong quá trình

 Cần lưu ý trong việc lựa chọn các công cụ đánh giá, công cụ đánh giá được lựa chọn phải phù hợp với trình độ của học sinh, đáp ứng được các tiêu chí đánh giá, giúp giáo viên có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất về kết quả của học sinh

12

“It’s not easy but can be done”

Trang 13

Đa dạng và linh hoạt trong sử dụng các hình thức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đánh giá của phụ huynh HS và cộng đồng, đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phó Đức Hòa Hướng dẫn tổ chức Hoạt động trải nghiệm NXB Đại học Sư phạm

Hà Nội, 2021

2 Phó Đức Hòa – Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng chủ biên) Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo” NXB Giáo Dục Việt Nam, 2022.

13

“It’s not easy but can be done”

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:16