1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát chương trình tiếng việt tiểu học 0

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học
Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi, Nguyễn Phạm Quỳnh Anh, Trần Lê Minh Huyền, Dương Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Tuyết Ngân, Phạm Hương Giang, Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Vũ Anh Thư, Phùng Thị Mến, Nguyễn Ngọc Anh Thuyên, Lê Thị Mai, Phan Diệu Thúy
Người hướng dẫn Lê Sao Mai
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Khảo Sát
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái : - Từ chỉ đặc điểm : Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó có thể là người, con vật, đồ vât

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

Giảng viên: Lê Sao Mai

Thành viên nhóm:

1 Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi 8 Trần Thảo Nguyên

2 Nguyễn Phạm Quỳnh Anh 9 Nguyễn Thị Diệu Thúy

5 Nguyễn Thị Tuyết Ngân 12 Nguyễn Ngọc Anh Thuyên

Trang 2

Từ loại (lớp 4)

I Danh từ

-Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc

đơn vị)

-Bài tập:

Câu 1 : Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây.

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người Chính vì thấy nước mất, nhà tan mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào

Theo TRƯỜNG CHINH

-Trả lời: Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn đã cho là: Điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng

Câu 2: Đặt câu với một danh từ chi khái niệm em vừa tìm được

-Trả lời:

o Thầy giáo chủ nhiệm lớp em có rất nhiều kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ

o Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Danh từ chung và danh từ riêng

1 Danh từ chung:

-Danh từ chung là tên của một loại sự vật

-Danh từ chung được phân làm danh từ chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị

2 Danh từ riêng:

-Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật,

Trang 3

-Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

 Bài tập:

Câu 1:Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung / Nhìn / sang / trải / là / dòng / sống / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn / Mặt / sông / hắt / ảnh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa / Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa / Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /

Theo HOÀI THANH VÀ THANH TỊNH

-Trả lời:

• Danh từ chung núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ảnh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước

• Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẵn/ Trác / Đại Huệ / Bác / Hồ

Câu 2: Câu 2 Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em Họ và tên các bạn là

danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

-Trả lời:

• Họ và tên 3 ban nam

- Nguyễn Hoài Nam

-Trần Anh Phúc

- Lý Minh An

• Họ và tên 3 bạn nữ

Bùi Nữ Văn Anh

Nguyễn Trần Bảo Trâm

Lê Nguyễn Bảo Ngọc

Trang 4

Họ và tên các bạn là danh từ riêng vì đây là tên riêng của một người.

II Động từ

1.Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

2.Bài tập:

Câu 1: a Đọc lại đoạn văn sau

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đồ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn

Theo Thép Mới

b Tìm các từ

- Chi hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi

- Chỉ trạng thái của các sự vật

+ Dòng thác

+ Lá cờ

-Trả lời:

• Các từ:

- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ nhìn, nghĩ

- Chỉ hoạt động của thiếu nhi: thấy

- Chỉ trạng thái của các sự vật:

+ Dòng thác: đổ

Trang 5

+ Lá cờ: bay

Câu 2: Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau:

a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua - Trẫm cho nhà người nhận lấy một loại binh khí

Yết Kiêu - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt

Nhà vua - Để làm gì?

Yết Kiêu - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước b) Thần Đi-ô-ni-dốt mìm cười ưng thuận

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng Vua ngắt một quả táo, quả tảo cũng thành vàng nốt Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

-Trả lời:

a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua - Trẫm cho nhà người nhận lấy một loại binh khí Yết Kiêu: - Thần chỉ xin

một chiếc dùi sắt

Nhà vua - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước

b) Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận

Vua Mi-đất thử một canh sồi, cành đó liền biến thành vàng Vua bẻ ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa

III.Tính từ

Cùng với danh từ và động từ, tính từ là những từ loại quan trọng cấu thành nên tiếng Việt hiện thời Tính từ là những từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người

1 Khái niệm

Trang 6

Tính từ trong tiếng Việt là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất Bởi lẽ mỗi tính từ có khả năng gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở mức độ khác nhau Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác rất nhiều

Tính từ là những từ để miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người

*Có 2 loại TT đáng chú ý là :

- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng, )

- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh, )

* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :

- Từ chỉ đặc điểm :

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối, )…Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên

VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,

- Từ chỉ tính chất :

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống, )

VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,

- Từ chỉ trạng thái :

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan

Trời đang đứng gió

Người bệnh đang hôn mê

Trang 7

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ

2.BT lớp 4 :

Câu 1:Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

- Anh ấy đang suy nghĩ

- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc

- Anh ấy sẽ kết luận sau

- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn

- Anh ấy ước mơ nhiều điều

- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao

Câu 2 Hãy viết một câu có dùng tính từ a) Nói về một người bạn hoặc người thân

của em b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi…)

HDGB :

a) Chị em vừa thông minh vừa xinh đẹp Mẹ em thật dịu dàng

b) Cây bút của em còn mới tinh Bồn hoa nhà em rất xanh tốt

 Câu trong tiếng Việt: khảo sát chương trình phổ thông lớp 4_5.

A: Câu đơn: có một vế câu đủ chủ ngữ,vị ngữ.

1 Câu kể: (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

- Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người

- Cuối câu kể có dấu chấm

VD: Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ

 Câu kể thường có 3 loại:

a, Câu kể Ai làm gì? Thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là:

+ Chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa);

Trang 8

+ Trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là:

+ Vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) + Trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, (cụm động từ) tạo thành

VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu

b, Câu kể Ai thế nào? Gồm có hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là:

+ Chủ ngữ, chỉ sự vật;

+ Trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành

- Bộ phận thứ hai là:

+ Vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

VD: Chị tôi rất xinh

c, Câu kể Ai là gì? Thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là:

+ Chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành

- Bộ phận thứ hai là

+ Vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành

VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y

2 Câu hỏi:

- Dùng để hỏi về những điều chưa biết

- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, thế nào, sao, không, )

- Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?)

VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?

3 Câu cảm: (câu cảm thán)

- Câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, )

- Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)

VD: Bạn Giang học giỏi thật!

- Trong câu cảm thường dùng các từ sau:ôi, chao, chà, trời, quá, lắm,

4 Câu khiến: (câu cầu khiến)

- Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, của người nói, người viết với người khác

- Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm

- Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ, xin, mong,

VD: Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!

B: Câu ghép:

1 Khái niệm:

- Là câu do nhiều vế câu ghép lại

Trang 9

- Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của mỗi câu khác

VD: Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương

CN VN CN VN

vế câu 1 vế câu 2

2 Có hai cách nối các vế câu ghép:

- Nối bằng những từ có tác dụng nối

VD: - Tuy trời / mưa nhưng tôi / vẫn đi học

Lan /chăm học thì nó / đã được điểm cao

- Nối trực tiếp (không dùng từ nối), dùng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm

VD: Trời/ rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương

3 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ:

a, Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: vì, bởi vì, cho nên, nên,

- Hoặc một cặp quan hệ từ: vì nên ; do nên ; nhờ mà ; bởi vì cho nên; tại vì cho nên ; do mà

VD: - Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học

- Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai

b, Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,

- Hoặc một cặp quan hệ từ: nếu thì ; hễ thì ; nếu như thì ; hễ mà thì ; giá thì

VD: Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Giá Hồng cố gắng học thì Hồng đã đạt kết quả tốt hơn

c, Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:

- Một quan hệ từ: tuy, nhưng, dù, mặc dù,

- Hoặc một cặp quan hệ từ: tuy nhưng ; dù nhưng ; mặc dù nhưng ; VD: - Tuy rét kéo dài nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương

- Nó rất chăm học nhưng kết quả vẫn không cao

d, Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ: không những mà; không chỉ mà ; chẳng

những mà

e, Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn ta còn có có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

- vừa đã ; chưa đã ; mới đã ; vừa vừa; càng càng

Trang 10

- đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu;

C Một vài bài tập minh họa:

* Một số dang bài tập về câu như sau:

- Dạng 1: Phân tích câu đơn, câu ghép, xác định chủ ngữ vị ngữ

Ví dụ: Xác định câu đơn, câu ghép Sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng

câu

a Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng

b Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén Bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ

Lời giải:

a Cây chuối // cũng ngủ, tàu lá // lặng đi như thiếp vào trong nắng

CN1 VN1 CN2 VN2

=> Câu ghép

b Trong im ắng, hương vườn // thơm thoảng bắt đầu rón rén Bước ra và tung tăng Trạng ngữ CN1 VN1

trong ngọn gió nhẹ

=> Câu đơn

- Dạng 2: Phân loại các câu đã cho thành câu đơn, câu ghép

Ví dụ: Em hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu ghép, dấu X vào ô trống✓ đứng trước câu đơn dưới đây:

☐ Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc

☐ Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại

về rồi

☐ Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời

☐ Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời

☐ Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn

Lời giải:

☒ Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc

☑ Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại

về rồi

☒ Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời

☑ Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời

☒ Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn

- Dạng 3: Tách câu ghép thành câu đơn hoặc biến đổi câu đơn thành câu ghép

Ví dụ 1: Em hãy tách các vế câu ghép đã cho dưới đây bằng dấu gạch chéo.

Sau đó, hãy cho biết các vế câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào?

Trang 11

a Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi

b Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời

Lời giải 1:

a Những chú én nhỏ bé/ bay liệng trên trời cao //, chúng/ báo hiệu một mùa xuân

nữa lại về rồi

- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy

b Một mùa xuân nữa/ lại về trên quê hương // từ khi những chú én/ lại chao liệng

trên nền trời

- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “từ khi”.

Ví dụ 2: Em hãy biến đổi những câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm

thay đổi nội dung của câu

a Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau

b Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng

c Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày

Lời giải 2:

a Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau

→ Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để lát nữa mẹ sẽ trồng rau lên đấy

b Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng

→ Bố em là bác sĩ, ông đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng

c Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày

→ Trường học là nơi em yêu quý và đó cũng là nơi em mong được đến mỗi ngày

- Dạng 4: Điền câu còn thiếu vào chỗ trống để thành câu đơn, câu ghép

Ví dụ: Điền vào chỗ trống để tạo nên câu ghép hoàn chỉnh:

a Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và ………

b Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên ………

c Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì ………

d Vì trường em đã thi học kì xong nên ………

Lời giải:

a Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và các bạn học sinh bắt đầu bước vào kì thi

học kì.

b Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên mấy chú chim nhỏ đã trốn hết về tổ để tránh

mưa.

c Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì chúng em sẽ đi picnic ở công viên.

d Vì trường em đã thi học kì xong nên các tiết học trở nên thoải mái và nhẹ

nhàng hơn.

- Dạng 5: Xác định cách nối vế trong câu ghép

Ví dụ: Xác định cách nối các vế trong những câu ghép sau:

Trang 12

a Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ

b Ai làm, người ấy chịu

c Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn

d Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to

Lời giải:

a Cách nối các vế câu trong câu trên bằng cặp quan hệ từ: Chẳng những… mà…

b Cách nối các vế câu trong câu trên bằng dấu phẩy

c Cách nối các vế câu trong câu trên bằng quan hệ từ và dấu phẩy

d Cách nối các vế câu trong câu trên bằng dấu phẩy

VĂN BẢN

Ví dụ: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập1)

Dế mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc Nức nở mãi, chị mới kể:

– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng Mấy bận bọn nhện đã đánh em Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt

em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

– Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu

(Còn nữa) Theo Tô Hoài

Phân tích:

a)Phân tích từ khó:

-Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.

-Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.

-Bự: to, dày quá mức.

-Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN