1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu huyền thoại “con Đường tơ lụa” tuyến Đường giao thương nổi tiếng á âu trên Đường bộ trong thời cổ trung Đại

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Huyền Thoại “Con Đường Tơ Lụa”
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, Bnướch Thị Hằng, Lê Thị Thu Thảo, Phạm Thị Thu Trang, Vi Anh Tú, Ngô Nhật Tố Uyên, Đoàn Ngọc Cao Thắng
Người hướng dẫn GV
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 1.1 TÊN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGIÊN CỨU -Tên đề tài : Huyền thoại “ con đường tơ lụa”- tuyến đường giao thương nổi tiếng Á-Âu -Phạm vi nghiên cứu : “ Con đường tơ lụa trên đường b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU HUYỀN THOẠI “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA”- TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THƯƠNG NỔI TIẾNG Á-ÂU TRÊN ĐƯỜNG BỘ TRONG

THỜI CỔ-TRUNG ĐẠI

GV:

SINH VIÊN THỰC HIỆN :

o 1.Nguyễn Thị Hương Giang

o 2.Bnướch Thị Hằng

o 3.Lê Thị Thu Thảo

o 4.Phạm Thị Thu Trang

o 5.Vi Anh Tú

o 6.Ngô Nhật Tố Uyên

o 7.Đoàn Ngọc Cao Thắng

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ

1 Nguyễn Thị Hương Giang

2 B nướch Thị Hằng

3 Lê Thị Thu Thảo

4 Phạm Thị Thu Trang

6 Ngô Nhật Tố Uyên

7 Đoàn Ngọc Cao Thắng

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU ………

1.1 TÊN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ………

1.2 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………

2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” TRÊN ĐƯỜNG BỘ ……….

2.1.1 Khái niệm “con đường tơ lụa”………

2.1.2 Quá trình hình thành phát triển và sự suy vong của “con đường tơ lụa”………

a Quá trình hình thành của “con đường tơ lụa” b Các thời kì phát triển của “con đường tơ lụa” c sự suy vong ………

2.1.3 Hệ thống tuyến đường và mặt hàng buôn bán………

a lộ trình “con đường tơ lụa”

b hàng hoá

c ý nghĩa

2.1.4 Những giá trị và tầm ảnh hưởng của “con đường tơ lụa”

a giá trị văn hoá

b giá trị kinh tế -chính trị

c giá trị khoa học khảo cổ

d ảnh hưởng

CHƯƠNG 3 : “ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” HIỆN NAY

3.1 “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” MỚI

a sơ lược con đường tơ lụa mới

b phạm vi và quy mô

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN

4.1 LIÊN HỆ CÁC QUỐC GIA

4.2 TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

Trang 4

CHƯƠNG 1 1.1 TÊN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGIÊN CỨU

-Tên đề tài : Huyền thoại “ con đường tơ lụa”- tuyến đường giao thương nổi

tiếng Á-Âu

-Phạm vi nghiên cứu : “ Con đường tơ lụa trên đường bộ”

1.2 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngay từ thời kì cổ đại, sản xuất tương đối phát triển cũng từ đó hình thành những hoạt động giao lưu buôn bán nhưng chủ yếu mang tính cục bộ,phạm vi hoạt động bị bó hẹp trong 1 khu vực nhỏ.Trong bối cảnh đó, “con đường tơ lụa” được hình thành, đánh dấu 1 bước ngoạt quan trọng trong hoạt động thương mại mang ảnh hưởng tầm quốc tế.Nó được coi là hệ thống thương mại lớn nhất thời cổ đại,là cầu nối tiếp xúc giữa các quốc gia bao gồm cả về văn hoá,kinh tế,chính trị…

Trung Quốc được coi là cái nôi sản sinh ra tơ lụa sớm nhất thế giới,ngay từ thời

cổ đại,cách ăn mặc cũng thể hiện trình độ văn minh chính vì thế mà tơ lụa thời

kì đó chỉ dành riêng cho vua chúa và quý tộc,chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có

đủ điều kiện để sử dụng mặt hàng xa xỉ này.Trải qua các thời kì phát triển,tơ lụa được vận chuyển và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia khác nhau cùng với đó là gốm,sứ cũng được vận chuyển đến các miền đất mới,vượt hàng dặm đến với các nền văn minh phương Tây

Cũng chính từ đó “con đường tơ lụa” được khai mở và ngày càng sầm uất.Đó chính là huyết mạch giao lưu giữa Đông-Tây không chỉ về nền kinh tế mà là cả nền văn minh chính trị trong suốt hơn 17 thế kỉ

Nhận thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó trong tiến trình lịch sử của thê giới trong thời kì cổ trung đại.Con đường tơ lụa đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng lãnh thổ giao lưu văn hoá,kiến thức việc tìm hiểu giúp ta hiểu rõ hơn về các nét văn hoá,kinh tế các quốc gia trên thế giới.Vì vậy nhóm em muốn nghiên cứu đề tài để mọi người có cái nhìn rõ nét và biết đến nhiều hơn về con đường tơ lụa trên đường bộ

Trang 5

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” TRÊN ĐƯỜNG BỘ

2.1.1 Khái niệm “con đường tơ lụa”

Nuôi tằm lấy tơ đã được bắt đầu từ rất sớm khoảng hơn 1000 năm TCN tại Trung Quốc.Chính vì thế,mà từ thời cổ đại tơ lụa đã trở thành mặt hàng có giá trị cực cao chỉ dành riêng cho các giới quý tộc và thượng lưu.Tơ lụa trở thành mặt hàng quý giá và được các nước khác ưa chuộng nhanh chóng,người ta tin rằng buôn bán tơ lụa được hình thành vào thế kỉ 2 TCN.Từ khoảng thế kỉ 4 TCN,các quốc gia Hy Lạp và La Mã gọi Trung Hoa cổ đại là “Seres”-mang ý nghĩa Vương Quốc của tơ lụa.Khoảng năm 200 TCN lụa được trao đổi trên nhiều quốc gia từ Ấn Độ,Ba Tư rồi sang cả châu âu

Vào năm 1877,nhà địa lí học người Đức Ferdinand von Richthofen (1833-1905) trong cuốn sách mang tựa đề ‘Trung Quốc’ đã đưa ra khái niệm con đường tơ lụa ( tiếng anh là Silk Road ) để chỉ tuyết đường giao thương trên đường bộ

ảnh1.con đường tơ lụa ( nguồn : Báo Thanh Niên)

Trang 6

Tên gọi "Con đường Tơ lụa" xuất phát từ hàng hóa quan trọng nhất được buôn bán trên tuyến đường này — tơ lụa Trung Quốc, vốn rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây Tuy nhiên ,vào thời kì đó ngoài tơ lụa, rất nhiều mặt hàng khác như gia vị, trà, gốm sứ, vàng bạc, và ngọc…cũng được trao đổi Đồng thời, những tri thức khoa học, văn hóa, tôn giáo cũng được lan truyền qua Con đường Tơ lụa, góp phần thúc đẩy sự phát triển và giao lưu văn hóa giữa các vùng đất khác nhau

“Con đường tơ lụa” trên đường bộ:

Con Đường Tơ Lụa trong tiếng anh là Silk Road,trong tiếng Trung (giản thể: 丝绸之路; phồn thể: 絲綢之路; Hán-Việt: Ti trù chilộ; bính âm: sī chóu zhī

lù, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa phươngĐông và phương Tây)

“Con đường tơ lụa” xuất phát từ Trường An nay là thành phố Tây An hướng

về phía Tây,sau khi trải qua nhiều quá trình phát triển được chia làm 3 lộ tuyến chính:

+ Lộ tuyến phía Nam :từ phía Tây Nam Đôn Hoàng ra Dương Quan đi qua Thạch Thành Trấn,Bá Tiên Trấn,Vu Điền Trấn,và tiểu vương quốc Sơ Lặc,sau đó vượt qua phía Tây núi Thông Lãnh về đến Ba Tư,Thổ Nhĩ Kì và

đế quốc La Mã

+ Lộ tuyến phía Bắc: từ phía Tây Bắc Đôn Hoàng ra Ngọc Môn Quan,theo phía Nam chân núi Thiênn Sơn đi về phía Tây,qua Tây Châu,Hán Luân Đài,đến các tiểu vương quốc Khưu Từ và Sơ Lạc,sau đó cũng vượt núi Thông Lãnh

+ Lộ tuyến mới phía Bắc : nhờ sự tính toán lợi hại của đường đất,các thương nhaan mở thêm lộ mới,cũng ra Ngọc Môn Quan,nhưng theo phía Bắc chân núi Thiên Sơn để đi về phía Tây.Sau khi qua Đình Châu và Y Ninh,tiếp tục về hướng Tây đến Hy Lạp,Đông La Mã và Địa Trung Hải 2.1.2 Quá trình hình thành phát triển và sự suy vong của “con đường tơ lụa”

Trang 7

a.Quá trình hình thành “Con đường tơ lụa”

Sau khi chế độ nguyên thuỷ tan rã,loài người bước vào xã hội có giai cấp

và nhà nước.Sau đó là sự xuất hiện của 4 nền văn minh lớn mang tính bước ngoặt trong lịch sử thế giới.Bốn nền văn minh tồn tại phương Đông( châu Á

và Châu Phi) bắt đầu xuất hiện vào khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN và hầu hết các quốc gia đều hình thành lưu vực các con sông lớn thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp.Chính vì điều hiện tự nhiên thuận lợi đó

đã làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng,nền văn minh phương Đông nhanh chóng được hình thành và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ

Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á.Trên lãnh thổ của Trung Quốc có 2 con sông lớn chảy qua đó là Hoàng Hà ( dài hơn 5000km ) ở phía Bắc và Dương Tử ( còn gọi là Trường Giang dài hơn 6000km) ở phía Nam.Khu vực 2 con sông này nhanh chóng trở thành cái nôi nền văn minh Trung Quốc.Trường An và Lạc Dương là những trung tâm chính trị lớn lúc bấy giờ trở thành nơi giao lưu kinh tế-văn hoá phồn thịnh của Trung Quốc.Trung Quốc được cho là quốc gia đầu tiên tìm được cách nuôi tằm,những người dân cũng từ đó dệt ra được những tấm vải lụa đầu tiên khoảng 5300 trước đây.Ban đầu chỉ được có tầng lớp thượng lưu quý tộc sử dụng nhưng sau đó lụa càng được sử dụng rộng rãi vầ ưa chuộng nhiều hơn,bắt đầu xuất hiện các khu vực khác cũng từ đó hình thành nên “Con đường tơ lụa”

Vào thời kì này các nước láng giềng có xu hướng thiết lập các môi quan hệ ngoại giao và hoà hợp các dân tộc.Vì vậy các vua thường cử các quan triều đình sang nước khác trao quà coi như lời hỏi thăm bày tỏ thành kính.Vậy câu hỏi đặt ra “Ai chính là người đầu tiên phát hiện và hình thành nên Con đường tơ lụa lúc bấy giờ?” Con đường tơ lụa ban đầu được thành lập dưới thời nhà Hán bởi Trương Khiên, một quan chức và nhà ngoại giao Trung Quốc Trong một nhiệm vụ ngoại giao, ông đã bị bắt và giam giữ 13 năm trong chuyến thám hiểm đầu tiên của mình trước khi trốn thoát và theo đuổi

Trang 8

các tuyến đường khác từ Trung Quốc đến Trung Á.Ông đi sứ 2 lần,trải qua nhiều gian nan và thử thách cả 2 lần đi đều mang mục đích chính trị.Tuy nhiên,trong thực tế 2 lần đi sứ của Trương Khiêm ở Tây Vực đã khai thông tuyến đường giao thông từ triều Hán thông qua Trung Á,Tây Á đến phương Tây,mở đầu cho giao lưu văn hoá Đông-Tây

Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm tộc người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô.Sau khi trở về nước vào 126 TCN, Trương Khiên đã viết cuốn sách ‘Triều Dã Kim Tài” ghi lại toàn bộ hành trình của chính mình

Ban đầu, con đường này được hình thành nhằm phục vụ mục đích chính trị chứ không phải mục đích thông thương Cụ thể, để nhằm đối phó với Hung

Nô, Hán Vũ Đế phái Trương Khiên đi Tây Vực nhằm liên kết với Nguyệt Thị và Ô Tôn Tuy nhiên mục đích này thất bại.Mặc dù vậy, nhờ có chuyến

đi này, mà người Hán có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây, dần dà liên kết các tuyến đường nhỏ đã tồn tại trước đó, mở thêm các cung đường mới, tạo tiền đề cho sự khai thông con đường tơ lụa trong tương lai

và giúp mở rộng cương vực của các triều đại sau trong lịch sử Trung Hoa sau này

Thời nhà Hán con đường tơ lụa bước vào thời kì phát triển Bấy giờ, Trung Quốc nắm giữ hoàn toàn thị trường sản xuất tơ lụa, cung cấp cho toàn thế giới Ở thời kỳ này, tơ lụa trở thành một mặt hàng xa xỉ của giới quý tộc, đặc biệt là giới quý tộc La Mã Tơ lụa quý tới mức trở thành một loại “ngân lượng” trao đổi, vàng bạc từ các nước Châu Âu không ngừng tràn vào Trung Hoa, khiến cho nơi đây lúc bấy giờ trở nên cực kỳ giàu có, con đường tơ lụa cũng vì thế ngày một phồn thịnh Dần dần, quy mô, phạm vi của con đường thông thương này càng được mở rộng, các loại mặt hàng được buôn bán ở đây cũng càng ngày càng phong phú Có thể tìm thấy ở đây từ đá quý, thuốc quý, lương thực, sản vật, thậm chí tới cả nô lệ đều có.Hoạt động buôn bán ở đây diễn ra tấp nập, quy mô không thể tưởng tượng nổi

b.Các thời kì phát triển của “Con đường tơ lụa”

Trang 9

Con đường Tơ lụa phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, từ khi bắt đầu hình thành dưới các đế chế cổ đại cho đến khi suy thoái trong thế kỷ 14.Các quá trình này phản ánh sự thay đổi của các nền văn minh, các chính thể, và nhu cầu thương mại giữa các khu vực Dưới đây là quá trình phát triển của Con đường Tơ lụa qua các thời kỳ quan trọng:

(1) Thời kỳ Hán (Thế kỷ 2 TCN – Thế kỷ 3 SCN)

Khởi nguồn và phát triển: Con đường Tơ lụa được hình thành chính thức vào thời nhà Hán dưới triều đại Hán Vũ Đế (năm 130 TCN), khi hoàng đế Trung Quốc muốn mở rộng các liên kết thương mại và ngoại giao với các vùng đất phía Tây để bảo vệ biên giới và chống lại các bộ tộc du mục Nhà Hán cử sứ giả Trương Khiên đi thám hiểm Trung Á, khởi đầu cho việc kết nối Trung Quốc với các nước phương Tây

Thương mại và giao lưu: Trong giai đoạn này, các thương nhân từ Trung Quốc, Ba Tư,Ấn Độ và La Mã giao thương qua lại Tơ lụa là hàng hóa quan trọng nhất, bên cạnh đó còn có gia vị, thuốc, kim loại quý và đá quý Ngược lại, hàng hóa từ phương Tây như thủy tinh, bạc,vàng và ngựa cũng được mang về Trung Quốc

(2) Thời kỳ La Mã và Đế chế Parthia (Thế kỷ 1 – Thế kỷ 3 SCN)

Vai trò của Parthia: Đế chế Parthia (nằm ở vùng Iran ngày nay) đóng vai trò

là một trong những trung tâm trung chuyển lớn giữa Đông và Tây Các thương nhân Parthia không chỉ kiểm soát các tuyến đường bộ mà còn đóng vai trò quan trọng trong giao dịch giữa Đế chế La Mã và Trung Quốc Ảnh hưởng của La Mã: Con đường Tơ lụa đã trở thành một mắt xích quan trọng trong thương mại giữa Đế chế La Mã và Trung Quốc, mặc dù các hoàng đế La Mã không biết rõ vềTrung Quốc Hàng hóa xa xỉ như tơ lụa rất được ưa chuộng trong giới thượng lưu La Mã, khiến thương mại dọc theo Con đường Tơ lụa trở nên sôi động

(3) Thời kỳ Đế chế Byzantine và Sassanid (Thế kỷ 4 – Thế kỷ 7)

Trang 10

Sự nổi lên của Đế chế Sassanid: Sau sự suy tàn của Parthia, Đế chế Sassanid (224–651SCN) tiếp quản vai trò trung gian chính trong thương mại trên Con đường Tơ lụa Họ có quyền kiểm soát các tuyến đường quan trọng qua Trung Á, Ba Tư và vùng Lưỡng Hà, đồng thời bảo vệ các tuyến đường thương mại khỏi sự xâm lược của các bộ tộc du mục

Cạnh tranh với Đế chế Byzantine: Các đế chế Byzantine (phía Tây) và Sassanid (phí

Đông) thường xuyên xung đột, khiến một số tuyến thương mại trên Con đường Tơ lụa bị gián đoạn Tuy nhiên, thương mại vẫn tiếp tục nhờ sự khéo léo của các thương nhân, đôi khi sử dụng các tuyến đường biển thay vì đường bộ

(4) Thời kỳ Hồi giáo và Đế chế Ả Rập (Thế kỷ 7 – Thế kỷ 10)

Ảnh hưởng của Hồi giáo: Với sự mở rộng nhanh chóng của Đế chế Ả Rập

và sự lan truyền của đạo Hồi từ thế kỷ 7, Con đường Tơ lụa trải qua một thời

kỳ thịnh vượng mới Các triều đại Hồi giáo như Umayyad và Abbasid kiểm soát các khu vực quan trọng dọc theo con đường này, đồng thời thúc đẩy giao thương và giao lưu văn hóa giữa các nền văn minh Hồi giáo, Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu

Trung tâm thương mại lớn: Các thành phố như Baghdad, Samarkand, và Bukhara trởthành các trung tâm văn hóa và thương mại lớn, kết nối Đông và Tây Hàng hóa từ TrungQuốc (tơ lụa, giấy) đến Tây Á và châu Âu thông qua các tuyến đường này, trong khi Hồi giáocùng với văn hóa, khoa học Ả Rập lan tỏa khắp khu vực

 Thời kỳ hoàng kim

Thời Kỳ Hoàng Kim Của Con Đường Tơ Lụa: là giai đoạn dưới thời nhà Đường củaTrung Quốc (thế kỷ VII và VIII) Đây là khoảng thời gian mà con đường thương mại này đạt đến đỉnh cao về quy mô, sự đa dạng của hàng hóa

và tầm ảnh hưởng văn hóa.Vì sự ổn định và thịnh vượng: Nhà Đường là một

Trang 11

trong những triều đại mạnh mẽ và thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc Sự ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại Nhà Đường có chính sách mở cửa giao thương với các nước láng giềng và các quốc giaxa xôi Điều này khuyến khích các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đến Trung Quốc.Mạng lưới đường bộ và đường biển phát triển: Hệ thống đường bộ và đường biển được mở rộng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa

Đa dạng hóa hàng hóa: Ngoài tơ lụa, nhiều loại hàng hóa khác như gốm sứ,

đồ trangsức, gia vị, dược liệu cũng được buôn bán sôi động trên con đường

tơ lụa

Giao lưu văn hóa sôi động: Con đường tơ lụa trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, tôngiáo giữa các dân tộc Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá rộng rãi vào Trung Quốc trong thời kỳ này

c.Sự suy vong

Trải qua nhiều biến cố lịch sử,con đường tơ lụa được duy trì qua nhiều trăm năm và qua nhiều triều đại ở Trung Quốc,sau đó cũng dần trở nên suy tàn với nhiều yếu tố khác nhau,trong đó phần lớn là do thương mại qua đường biển dần trở nên chiếm ưu thế hơn.Trong đó cũng bao gồm các nhân tố khác:

Biểu hiện:

1 Giảm lưu lượng thương mại

 Chiến tranh và xung đột: Các cuộc chiến tranh lớn, như cuộc xâm lược của Mông Cổ hay các cuộc chiến tranh giữa các vương quốc, đã làm giảm sự an toàn cho các thương nhân, khiến họ dần bắt đầu e ngại và khó khăn trong khi vận chuyển hàng hóa

 Khủng hoảng kinh tế: Thời kỳ khủng hoảng, như Đại suy thoái vào thế kỷ

14, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại

2 Thay đổi tuyến đường thương mại

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ - Đề tài   tìm hiểu huyền thoại “con Đường tơ lụa”  tuyến Đường giao thương nổi tiếng á âu trên Đường bộ trong thời cổ trung Đại
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN