- Bán án số 26/2017/HSST ngày 7/3/2017 của Tòa án nhân đân tỉnh An Giang: Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp đưỡng cho con chưa thành niên của người bị hại Được, trong p
Trang 1Khoa Luật Quốc tế Lớp Quốc tê 47.4
BAI TAP THANG THU HAI
Môn: Hợp đồng và bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thành viên nhóm 5:
Nguyễn Thị Phương Thủy 2253801015321
Lê Thị Huỳnh Trâm 2253801015327
Trang 2Vấn đề 1: Xác định thiệt hại vật chất được bồi thường khi tính mạng bị
- Thứ nhất, ở BLDS 2005 chỉ liệt kê một phần thiệt những thiệt hại được bồi
thường trong khi thiệt hại phát sinh rất đa đạng, không nói đến thiệt hại khác do
sức khoẻ bị xâm phạm ( như mắt giảm thu nhập của người bị xâm phạm và
người chăm sóc, tốn that tinh than khi sức khoẻ bị xâm phạm) Theo đó, không
phải một hay một số loại thiệt hại tại Điều 590 (về thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm) được bồi thường mà toàn bộ thiệt hại nêu trong Điều 590 được bồi
thường đối với giai đoạn trước khi cá nhân chết
- Thứ hai, BLDS 2015 bổ sung thêm tại điểm a khoản l Điều 591 về việc được
bồi thường trong khoảng thời gian trước khi cá nhân chết Bồ sung thêm cả
điểm “thiệt hại khác do pháp luật quy định”
ồ “người xâm phạm tính mạng của người khác” thành
R66,
- Thứ ba, sửa quy định về
“người chịu trách nhiệm bồi thường”
- Thứ tư, BLDS 2015 quy định mức bù đắp tôn thất tinh thần nêu không thoả
thuận được thì xác định tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở chứ không
còn là 60 như BLDS 2005
2 Nghị quyết số 03 và 02 của HĐTP có quy định chỉ phí đi lại dự lễ tang
được bồi thường không? Vì sao?
- Trước đây, Nghị quyết số 03/2006 hướng dẫn: “Chi phí hợp lý cho việc mai
táng bao gồm: Các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc
khâm liệm, khăn tang, hương, nên, hoa, thuê xe tang và các khoán chi khác
phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung” (đoạn
2.2 Mục Ï])
- Khoản 2 Điều § Nghị quyết số 02/2022 hướng dẫn: “Chi phí hợp lý cho việc
mai táng đối với các khoản tiền: Mua quan tài; chỉ phí hỏa táng, chôn cất; các
vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nén, hoa, thuê xe
tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân
theo phong tục, tập quản địa phương”
- Như vậy, Nghị quyết số 02/2022 đã bổ sung 02 loại chi phí được bồi thường
là “chi phí hỏa táng, chôn cất” bên cạnh việc giữ lại các chỉ phí được ghi nhận
trong Nghị quyết số 03/2006
Trang 3- Trong một vụ tranh chấp mà một cá nhân có tính mạng bị xâm phạm và một
số người thân đi dự lễ tang bằng máy bay, Hội đồng Thâm phản đã xét rằng
“chi phí hợp lý cho việc mai táng được chấp nhận, do đó chỉ phí cho việc dự lễ
tang cần được xem xét nhưng chỉ chấp nhận đối với những người có quan hệ
thân thích gan gũi với nạn nhân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con đẻ
đi bằng phương tiện máy bay đề kịp dự tang lễ” Những viện dẫn trên cần được
cân nhắc khi xem xét bồi thường chỉ phí mai táng khi tính mạng bị xâm phạm
3 Trong thực tiễn xét xử trước đây, chỉ phí đi lại dự lễ mai táng có được
bồi thường không? Nếu có, nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?
- Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng không được bồi
thường
- Dẫn chứng là bản án số 20/2018/DS-ST ngày 28/12/2018 của Tòa án nhân
đân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang: Vào lúc II giờ ngày 08/02/2012 ông
Đào Đông V (là chồng của bà N và là cha ruột của chị H và anh T) đi bỏ bọc
rác đã bị ông Bùi Văn P đi xe máy từ hướng Ba Hòn về Kiên Lương đụng vào
ông V làm ngã đầu đập xuống đường, bác sĩ kết luận là chấn thương sọ não
nặng dẫn đến tử vong ngày 11/02/2012 Bà N yêu cầu ông P bồi thường
73.981.693đ bao gồm tiền tau xe của người thân là 10.000.000 và các chi phi
ăn uống, tế bái Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của gia đình và quyết
định ông P bồi thường cho gia đình 59.755.200đ
#Tóm tắt Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân
tinh An Giang
- Bi cao: Lay Bun Thy
- BỊ hại: Phạm Văn Quang, Lê Văn Được
- Tóm tắt bản án: Ngày 16/07/2016, một nhóm người đang nhậu tại quán
Hương Xưa ở thị trần Tịnh Biên thì xảy ra cự cãi nhau Lúc này, Lay Bun Thy,
quốc tịch Campuchia rút súng ra, Lê Văn Được (38 tuôi) chủ tiệm vàng ở thị
trần Ba Chúc, huyén Tn T6én, An Giang, can ngăn lién bi Thy bắn Một người
khác trong bàn nhậu tên Quang, cũng bị bắn vào vùng mặt, được đưa đi cấp
cứu Do vết thương quá nặng, nạn nhân Quang được chuyên lên Bệnh viện Chợ
Ray diéu trị Nạn nhân trúng 2 phát súng đã tử vong Sau khi gây án, nghi
phạm trong bàn nhậu gây ra vụ nỗ súng với nhóm ông Được đã bỏ chạy vào
nhà ở thị trần Tịnh Biên có thủ, lực lượng chức năng gồm Công an tỉnh, Bộ đội
Biên phòng An Giang đã bao vây thuyết phục vận động ra đầu thú, đến 5 giờ
ngày 17/7 kẻ nỗ súng mới ra đầu thú
- Quyết định của Tòa án: Xử phạt bị cáo Lay Bun Thy 20 năm tù về tội “Giết
người” và 05 năm về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”: Trục
xuất Lay Bun Thy phải rời khỏi lãnh thô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Trang 4nhiệm bôi thường tiền chỉ phí mai táng, tiền tổn that tinh thần, tiền cap đưỡng cho người bi hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
4 Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy
Tòa án đã chấp nhận yêu cầu bồi thường chỉ phí vé máy bay? Đây có là chỉ
phí đi lại dự lễ mai táng không?
- Tại phần Quyết định của Tòa án: “Buộc bị cáo Lay Bun Thy có trách nhiệm
bồi thường tiền chi phi mai táng, tiền tôn thất tinh thần cho người bị hại Lê Văn Được tổng cộng là 242.000.000 đồng, có khẩu trừ 150.000.000 đồng gia đình
bị cáo đã nộp tại quá trình điều trình điều tra, số tiền còn lại bị cáo phải nộp là
92.400.000 đồng.”
- Trong đoạn xét thấy đại diện hợp pháp gia đình nạn nhân đã tính cả tiền vé
máy bay từ Singapore về vào khoản tiền yêu cầu bồi thường và cả ở phần quyết
định với tông số tiền cần bồi thường là 242.400.000đ khẩu trừ đi 150.000.000
gia đình bị cáo đã nộp trước đó là đã bao gồm cả 12.000.000 tiền vé máy bay từ Singapore về Việt Nam Đây cũng la chi phi đi lại đề dự lễ mai táng
5 Trong vụ việc trên, nếu chỉ phí máy bay trên là chỉ phí đi lại dự lễ mai táng, việc cho bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
- Việc bồi thường chỉ phí đi lại dự lễ mai táng là không thuyết phục bởi vì chỉ
phí hợp lý cho việc mai táng được chấp nhận, do đó chỉ phí cho việc dự lễ tang cần được xem xét nhưng chỉ chấp nhận đối với những người có quan hệ thân
thích gần gũi với nạn nhân như cha mẹ, vợ chong, anh chị em ruột, con đẻ di
bằng phương tiện máy bay đề kịp dự tang lễ
- Ở trong trường hợp này phía đại diện hợp pháp của nạn nhân đã yêu cầu và phía gia đình bị cáo đã đồng ý, xem như đã đạt được thỏa thuận giữa đôi bên
6 Nếu chỉ phí trên là chỉ phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thi chỉ
phí đó có được boi thường không? Vì sao?
- Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì chi phi di lại không nằm trong mục được bồi thường hợp lý Nếu muốn bồi thường khoản chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra đề dự lễ tang thì cần đáp ứng điều kiện: “Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tai sản dé tự nuôi mình và không còn người khác cấp đưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp đưỡng.”
Trang 5- Bị cáo: Nguyễn Van A
- Nội dung vụ án: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 23/10/2016, Nguyễn Văn A và Chu Văn D, Lý Văn F có trao đôi về việc nghi ngờ D và F lấy quân cộc của G
F nhận lỗi còn D thì không thừa nhận Sau khi bị K, M kể lại đã nhìn thấy D
lấy chiếc quần cộc trước cửa buồng giam K4 thì D mới thừa nhận Lúc này bị cáo A cho rằng D không thành khẩn nhận lỗi từ đầu nên A đùng chân đá vào ngực của D làm D bất tỉnh Do thương tích nặng nên đến 18 giờ 25 phút cùng ngày D đã tử vong
- Hướng xử lý của Tòa: Bị cáo phải bồi thường cho gia đình bị hại các khoản: chi phí mai táng, tiền bù đắp ton thất vé tinh than do tính mạng bị xâm phạm
Tổng số tiền phải bồi thường là 151.000.000 đồng Bị cáo có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho cháu P (con chưa thành niên của bị hại D) từ khi D chết cho đến khi
P du 18 tuôi Gia đình bi hại yêu cầu cấp dưỡng một lần, bị cáo không đồng ý nên buộc bị cáo phải cấp đưỡng hàng tháng
7 Trong bai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Bán án số 26/2017/HSST ngày 7/3/2017 của Tòa án nhân đân tỉnh An Giang: Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp đưỡng cho con chưa thành niên của người bị hại Được, trong phan xét thấy có nêu: “cấp đưỡng nuôi con của Được là cháu Lê Thành Đạt, sinh năm 2006 đến tuôi trưởng thành theo quy
định của pháp luật.”
- Bán án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc: Tòa án buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của người bị hại Chu Văn D và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho bồ mẹ của D, trong phần xét thấy có nêu: “Hiện nay người bị hại ChuVăn D có một người con chưa thành niên là Chu Đức P, sinh ngày 30/12/1999 nên buộc bi cáo có nghĩa vụ cấp đưỡng, thời hạn kề từ khi
người bị hại chết cho đến khi con của người bị hại đủ 18 tuôi” và “Đối với
khoản tiền gia đình của người bị hại ChuVăn D yêu cầu là tiền nuôi dưỡng bố
mẹ người bị hại về già do pháp luật không quy định nên không được Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết.”
8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến người được boi thường tiền cấp dưỡng
- Đối với Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 thì Tòa án chỉ yêu cầu phía
người gây thiệt hại phải cấp dưỡng cho bé Chu Đức P (con chưa thành niên của người bị hại), mà bác bỏ yêu cầu bị cáo cấp dưỡng cho cha mẹ của anh D khi
về gia la chưa đúng theo quy định của pháp luật, bởi lẽ căn cứ theo điểm c
Trang 6khoản I Điều 591 BLDS 2015 thì phải bồi thường khoản chỉ phí: “Tiền cấp
dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp đưỡng” Ở đây,
bé Đức P chưa thành niên nên hiển nhiên người bị hại, anh D đang có nghĩa vụ
cấp dưỡng cháu nên yêu cầu người gây thiệt hại phải tiếp tục cấp đưỡng thay anh D là hợp lý Còn về phía cha mẹ của anh D khi về già thì đây cũng thuộc
nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị hại, dựa vào Điều 111 Luật HN và GÐ 2014
Vậy nên, Tòa án không đồng ý yêu cầu của phía người bị hại bắt buộc người gây thiệt hại cấp dưỡng cho cha mẹ của anh D khi về già là không đúng theo
quy định của BLDS hiện hành
- Đối với Bán án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 thì bên bị thiệt hại chỉ yêu cầu phía người gây thiệt hại cấp dưỡng cho con chưa thành niên của anh Được,
là cháu Đạt và Tòa cũng đã đồng ý với yêu cầu này là hợp lý và đúng theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 591 BLDS 2015
9, Trong bản án số 26, Toà án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện một lần hay nhiều lần?
- Trong cả 2 bản án, Tòa án đều theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện
nhiều lần
+ Trong bản án số 26/2017/HSST ngày 7/3/2017 của TAND tỉnh An Giang:
“Ngoài ra, còn tiền cấp dưỡng của cháu Lê Thành Đạt, sinh ngày 24/01/2016 (con anh Được) đến lúc trưởng thành (18 tuổi), mức cấp đưỡng bằng 1⁄2 tháng
lương cơ bản do Nhà nước quy định tại thời điểm thi hành án, thời gian cấp
dưỡng tính từ tháng 7 năm 2016 do bà Nguyễn Thị Nuôi đại diện nhận”
+ Trong bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc:
“Hiện nay người bị hại Chu Văn D có một người con chưa thành niên là Chu
Đức P, sinh ngày 30/12/1999 nên buộc bị cáo có nghĩa vụ cấp dưỡng, thời hạn
kề từ khi người bị hại chết cho đến khi con người bị hại đủ 18 tuổi Mức cấp
dưỡng tương đương 1/2 mức lương cơ sở do pháp luật quy định Gia đình
người bị hại yêu cầu cấp đưỡng một lần, bị cáo không đồng ý và có đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật Do vậy Hội đồng xét xử cần buộc bị cáo
phải cấp dưỡng hàng tháng là phù hợp quy định của pháp luật.”
10 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án liên
quan đến cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Việc chọn cách thức trả tiền nhiều lần của Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc là phù hợp
với quy định của khoản I Điều 585 BLDS 2015 khi cho phép bên gây thiệt hại
là anh Nguyễn Văn A chọn phương thức bồi thường miễn là phù hợp với
nguyên tắc bồi thường “toàn bộ và kịp thời” theo khoản I Điều này
- Theo Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân tôi cao: “trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức bồi
Trang 7thường thiệt hại hàng tháng Trong trường hợp đặc biệt, nêu người được bồi thường thiệt hại hoặc người được cấp dưỡng yêu cầu được bồi thường hoặc cấp dưỡng theo phương thức một lần và xét thấy yêu cầu của họ là chính đáng và người phải bồi thường, người có nghĩa vụ cấp đưỡng có điều kiện thi hành án thì Tòa án có thê quyết định phương thức một lần.” Như vậy, về nguyên tắc thì việc bồi thường tiền cấp dưỡng theo định kì hàng tháng Cụ thê trong vụ việc trên thì gia đình người bị hại yêu cầu cấp đưỡng một lần nhưng bị cáo không đồng ý nên cả hai bên không có sự đồng thuận về phương thức thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng Theo như Công văn trên thì gia đình người bị hại cũng không nêu được lý do chính đáng đề nhận tiền cấp dưỡng một lần nên Hội đồng xét
xử có quyền quyết định phương thức cấp dưỡng là cấp dưỡng hàng tháng
*Van dé 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông
1 Thay đỗi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
- CSPL: Điều 623 BLDS năm 2005, Điều 601 BLDS năm 2015
- Bộ luật dân sự năm 2015 có sự thay đổi về chủ thê chịu trách nhiệm bồi
thường Bộ luật đân sự năm 2005 chỉ liệt kê hai chủ thê có thê liên đới chịu
trách nhiệm bôi thường cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật là
“chủ sở hữu” và “người được giao” nguồn nguy hiểm cao độ Việc giới hạn
chủ thể là bất cập khi trong thực tiễn có trường hợp người được giao nguồn
nguy hiểm cao độ lại giao cho người khác sau đó bị một người khác chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật và gây thiệt hại, nhưng theo quy định thì chỉ có người sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ mới liên đới chịu trách nhiệm bồi thường với người chiếm hữu trái pháp luật Bộ luật dân sự năm 2015 đã sửa đôi, bỗ sung đề khắc phục bất cập trên như sau: đoạn “người được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ” chuyên thành “người chiếm
hữu, sử dụng” Như vậy Bộ luật dân sự năm 2015 theo hướng người nào có lỗi
để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại phải liên đới bồi thường cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật Và
đề thống nhất với khoản 4 thì khoản 3 Điều 601 cũng được sửa đôi theo hướng
tương tự
- So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 cũng có thay đổi về điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường Cụ thẻ, tại khoản 4 Điều 623 BLDS năm 2005
quy định, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải
liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại khi họ “cũng có lỗi” trong việc đề
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật Ta thấy rằng từ
“cũng có lỗi” trong quy định trên khá khó hiểu vì lỗi của chủ sở hữu, người
được giao nguồn NHCĐ không giống với lỗi của người chiếm hữu, sử dụng trái
Trang 8pháp luật Việc dùng từ “cũng” làm cho chúng ta hiểu rằng đã có một người
“có lỗi” bên cạnh chủ sở hữu hoặc người được g1ao chiếm hữu, sử dụng, trong
khi đây là đo nguồn NHCĐ gây ra chứ không phải do con người gây ra và ta cũng không biết người này là ai Cho nên, việc loại bỏ từ “cũng” là cần thiết và quy định trên đã được sửa đôi thành “chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc đề nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật” theo khoản 4 Điều 601
2 Xe máy, ô tô có là nguồn nguy biểm cao độ không? Vì sao?
- Xe máy, ôtô được xem là nguồn nguy hiểm cao độ
- Căn cứ vào khoản I Điều 12 Nghị quyết 02/2022 của Hội đồng thẩm phán:
“1 Nguồn nguy hiểm cao độ được xác định theo quy định tại Điều 601 của Bộ
luật Dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan
Ví dụ 1: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh;
xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kề cá xe máy điện) và các loại xe tương tự theo quy định tại khoản 18 Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là
nguồn nguy hiểm cao độ”
#Tóm tắt Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao
- Chủ thê: anh Bình, ông Dũng, anh Khoa
- Nội dung vụ án: anh Bình điều khiên xe đạp đi giữa hai làn đường dành cho
xe cogidi, khi nghe tiếng còi 6 tô phía sau, anh đã tránh sang bên trái Ông
Dũng điều khiển xe phía sau đo không làm chủ tốc độ, tay lái và không đảm
bảo khoảng cách an toàn khi tránh vượt nên va quệt với xe anh Bình và kéo xe
đi 5-6m mới dừng Khi đó, anh Khoa mặc dù đã phát hiện vụ việc trên nhưng
do không làm chủ được tốc độ, tay lái nên xe ô tô của anh chèn qua xe đạp anh
Bình và kéo rê thêm gần 20m mới đừng
- Hướng giải quyết của Tòa án:
+ Buộc phải xem xét đến trách nhiệm bồi thường của anh Bình cùng với ông Dũng và anh Khoa
+ Buộc chủ phương tiện là ông Khánh bồi thường cho anh Bình theo khoản 2
Điều 627 BLDS 2015 và ông Khánh có quyền khởi kiện yêu cầu anh Khoa bồi
thường cho ông số tiền mà ông bồi thường cho anh Bình đo lỗi của anh Khoa
#Tóm tắt Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự
Tòa án nhân dân tối cao
Ngày 20/03/2005 Trình nhờ Giang điều khiên xe mô tô chở bà Phê và bà Huol
về nhà Trên đường đi chuyền thì xảy ra tai nạn đâm vào bà Giỏi khi đang đi
Trang 9qua đường Dẫn đến bà Giỏi tử vong trên đường di cấp cứu Toà án cấp sở
thâm và cấp thâm xử phạt Trinh 18 tháng tù về tội “ giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ” nhưng được hưởng
án treo và buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bà Vôi Về trách nhiệm dân
sự của Giang: Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 627
Bộ luật Dân sự năm 1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục III nghị quyết số 03/2006/NQ -
HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao thì
“ “Trong trường hợp chủ so hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiêm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại” Trinh giao nguồn nguy hiểm cao
độ (xe mô tô) cho Cang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bôi thường khi thiệt hại xảy ra Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp phúc thâm buộc Giang (do cha, mẹ là ông Trường và Lài đại điện) bồi thường thiệt hại là không đúng Tòa án cấp phúc thâm chấp nhận yêu cầu bồi thường tiền
ton that tinh than là 17.500.000 đồng (tương đương với 50 tháng lương tối
thiêu) theo yêu cầu kháng cáo của bà Vôi là đúng pháp luật
3 Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay
do hành vỉ của con người gây ra? Vì sao?
- Đối với Quyết định số 23, thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do hành vi của con người Bởi vì, ông Bình điều khiển xe đạp giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới mà xe đạp không thuộc đối tượng xe cơ giới Ông Bình đã điều khiển phương tiện sai làn đường gây nguy hiểm cho các phương tiện khác
Từ đó, có thê xác định đây là hành vi xuất phát từ ý thức của người điều khiển
phương tiện giao thông
- Đối với Quyết định số 30, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do hành vi của con người Bời vì, Trinh nhờ Giang chở bà Phê và bà Huôi về nhà đây là hành vi mà Trinh có thê ý thức được việc Giang không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng vẫn giao cho Giang Ngoài
ra, khi tham gia giao thông đường bộ Giang đã chở hơn số người quy định và
đâm vào bà Giỏi khiến bà Giỏi tử vong Đây là hành vi mà Giang có thể ý thức
được hành động của mình
=> Vì vậy, cá hai quyết định trên đều do hành vi của con người gây ra
4 Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận
dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
- Đối với Quyết định số 23, đoạn cho thay Toa an da van dung cac quy dinh
của chế định bồi thường thiệt hại đo nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Mặt
Trang 10khác như đã phân tích trên trong vụ án này anh Khoa cũng có một phân lỗi
Tòa án cấp phúc thâm buộc chủ phương tiện là ông Khánh bồi thường cho anh Bình là đúng, nhưng lại áp dụng khoản 3, Điều 627 là không chính xác, mà
phải áp dụng khoản 2, Điều 627 Bộ luật Dân sự mới đúng”
- Đối với Quyết định số 30, đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Về trách
nhiệm Dân sự của Cang: Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005
(Điều 627 Bộ luật Dân sự 1995) về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục III nghị quyết số
03/2006/NGQ - HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân
dân tôi cao thì “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao
cho người khác chiếm hữu, sử đụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”
Š Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Dưới góc độ văn bản, Bộ luật Dân sự chỉ quy định bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tức là xuất phát trực tiếp từ nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải do con người gây ra Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử Tòa án các cấp vận dụng cho những trường hợp không phải do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra mà do con người gây ra, còn nguồn nguy hiểm cao độ chỉ là phương tiện gây hại Việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý
- Đối với Quyết định số 23, Tòa án đã vận đụng khoản 2 Điều 627 thay vì
khoản 3 Điều 627 BLDS 1995 là hợp lý Bởi vì, người gây thiệt hại không phải
là chủ sở hữu xe ô tô mà là ông Dũng (người lái xe), việc ông Khánh giao
nguồn nguy hiểm cao độ cho ông Dũng chiếm hữu, sử dụng thì ông Dũng phải
có nghĩa vụ bôi thường cho người bị thiệt hại
- Tương tự Quyết định số 30, Tòa án cũng đã xác định chính xác cơ sở pháp lý
Điều 623 BLDS 2005 (Điều 627 BLDS 2015) đối với trường hợp của Trinh
6 Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi
thường thiệt hại?
- Trong quyết định số 30, đoạn cho thầy Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại: “Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) cho Giang sử dụng trái pháp luật, đo đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra”
7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại
- Theo khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cả nhân thì:
Trang 11bồi thường toàn bộ thiệt hại; néu tài sản của cha, mẹ không đủ đề bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lay tai sản đó dé bồi thường phân còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự
2015
Người từ đủ mười lăm tuôi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nêu không đủ tài sản đề bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
- Còn theo khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 thì:
“Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật
phải bồi thường thiệt hại
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc đề nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
- Mặc dù bà Trinh có lỗi vô ý giao nguồn nguy hiểm, nhưng Giang là người
trực tiếp thực hiện hành vi đề gây ra tai nan thì Giang phái bồi thường thiệt hại
- Nhưng theo quy định thì Giang đã 16 tuôi, phải bồi thường cho người khác bằng tài sản của mình Nếu không đủ mới đến tài sản của ông Trường và bà
Lai Vi vậy, trong tình huống trên thì Giang và bà Trinh sẽ bị liên đới dé bồi
thường thiệt hại chứ không phải một mình bà Trình
8 Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thé
buộc Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
- Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 và Điều 584 BLDS 2015, Toà có thể buộc
Giang bôi thường thiệt hai khi có đủ yếu tố:
+ Có thiệt hại xảy ra là bà Giỏi chân thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu
+ Có hành vị vị phạm pháp luật là Giang lái xe moto đâm vào bà Giỏi khi dang
đi bộ qua đường
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi vi phạm pháp luật
+ Có lỗi của người gây thiệt hại: đến thời điểm ngày 20/03/2005 thì Giang chưa
đủ tuôi lái xe và còn chở theo 3 người nên đã vi phạm luật giao thông và phạm lỗi vô ý gây thiệt hại
9 Theo Nghị quyết số 03 và 02, chỉ phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi
thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Theo Nghị quyết số 03, mục 2.2 phần II thì: “Chi phí hợp lý cho việc mai
táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc
khâm liệm, khăn tang, hương, nên, hoa, thuê xe tang và các khoán chi khác