Trong chúng ta có nhiều người vẵn băn khoăn khô ng hiểu người Việt Nam có Lễ Tết từ bao giờ, Tết của Việt Nam có gì giống và khác biệt với các Lễ Tết của các quốc gia cùng chung cội nguồ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ Tết là mỹ tục trong văn hóa của mọi dân tộc trên thế giới Tuy nhiên , mỗi dân tộc lại có một cách tổ chức và tận hưởng Lễ Tết khác nhau, các nghi thức và phong tục cũng không giống nhau, thể hiện sắc thái văn hóa khác biệt trong quá trình phát triển Trong chúng ta có nhiều người vẵn băn khoăn khô
ng hiểu người Việt Nam có Lễ Tết từ bao giờ, Tết của Việt Nam có gì giống và khác biệt với các Lễ Tết của các quốc gia cùng chung cội nguồn văn hóa như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Người Việt Nam đón bao nhiêu cái Tết trong nă
m, ý nghĩa văn hóa của từng Lễ Tết là gì, đâu là phong tục truyền thống và đâu
là yếu tố văn hóa ngoại sinh đã được bản địa hóa trong Lễ Tết của Việt Nam?
Từ suy đoán và phân tích những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp ca dao tục ngữ được lưu truyền trong dân gian, ta có thể nhận thấy rằng Lễ Tết k hông phải là kết quả của giao lưu tiếp biến văn hóa Việt-Hán thời Bắc thuộc n gàn năm Các pho truyền thuyết rực rỡ cổ xưa và bằng chứng lịch sử chỉ rõ, nh
à nước Văn Lang với Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ được suy tôn là thủy tổ của người Việt, lập nên các triều đại vua Hùng Ngay từ thời hồn
g hoang lịch sử ấy, hoàng tử Lang Liêu đã dùng gạo nếp trắng ngần kết tinh hư ơng thơm trời đất để làm nên bánh chưng, bánh dầy dâng lên vua cha Kể từ đó triết lí trời tròn đất vuông là hệ vòng quay bốn mùa xuân hạ thu đông được hìn
h thành, hương thơm lúa nếp thành tinh hoa văn hóa của nền văn minh lúa nước,
Lễ Tết như một mĩ tục đã đi vào đời sống như một biểu tượng văn hóa linh thi êng Trong văn hóa Việt Nam, chúng ta có đến 12 cái Tết trong năm, đó là: Tế
t Táo Quân, Tết Nguyên Đán, Tết Khai Hạ, Tết Thượng Nguyên, Tết Thanh M inh, Tết Hàn Thực, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Nguyên, Tết Trung Thu, Tết Trù
ng Cửu, Tết Trùng Thập và Tết Hạ Nguyên Mỗi một Lễ Tết lại được đón đợi
và tổ chức theo nhiều cách khác nhau Trong 12 Lễ Tết đó thì Tết Nguyên Đán được coi là Lễ Tết quan trọng nhất hay còn được gọi là Tết Cả Tết Nguyên Đán
Trang 2dù mang âm Hán Việt (Nguyên là đầu tiên, Đán là buổi sáng), nhưng nó có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của cuộc sống, biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, thể hiện mối cộng cảm sâu sắ
c của mỗi người với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng, hàm chứa niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh về những điều tốt đẹp mà con người khát khao hướng tới Tiểu luận này, tôi sẽ đi làm rõ về hệ thống Lễ Tết của Việt Nam và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán đối với văn hóa Việt Nam Qua
đó đưa ra những giải pháp nhắm thúc đẩy việc bảo vệ, duy trì và truyền bá văn hóa Việt Nam với mọi người
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm của hệ thống Lễ T
ết (12 Lễ Tết) ở Việt Nam hiện nay, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán đối với văn hóa nước ta, đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và Tết cổ truyền Việt Nam
3 Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống kiến thức một cách căn bản, lưu giữ và truyền bá giá trị văn hó
a Tết của dân tộc Việt Nam, qua đó đưa ra những biện pháp mang tính hiệu qu
ả cao góp phần vào phát triển văn hóa Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu: Đây là phương pháp nghiên cứu đị
a lý truyền thống để khảo sát thực tế, trên cơ sở đó áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh Qua khảo sát còn cho phép thu thập được nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho quá tr ình nghiên cứu Từ đó có những nhận xét, đánh giá ban đầu để đưa ra một số đ
ề xuất nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởn
g tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam
Trang 3- Phương pháp thống kê và phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
5 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống Lễ Tết của Việt Nam
- Ý nghĩa văn hóa của Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam
6 Phạm vi nghiên cứu
- Thống kê về đặc điểm và ý nghĩa văn hóa của 12 Lễ Tết tiêu biểu ở V
iệt Nam hiện nay
- Ý nghĩa văn hóa sâu sắc của Tết Nguyên Đán đối với văn hóa Việt Nam
7 Dự kiến những kết quả nghiên cứu của đề tài
- Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo: Có giá trị như m
ột tài liệu tham khảo dành cho sinh viên và những người yêu thích có mong mu
ốn tìm hiểu sâu thêm về hệ thống các lễ tết của người Việt và ý nghĩa văn hóa của Tết Nguyên Đán đối với văn hóa Việt Nam
- Những đóng góp về mặt xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam
8 Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung ch ính của tiểu luận được kết cấu làm ba nội dung chính:
- Nội dung 1: Hệ thống Lễ Tết của Việt Nam hiện nay
- Nội dung 2: Ý nghĩa văn hóa của Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt N am
- Nội dung 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc gìn giữ văn hó
a Lễ Tết đậm đà bản sắc dân tộc và duy trì truyền thống lễ Tết Nguyên Đán củ
a Việt Nam
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
1 Hệ thống Lễ Tết của Việt Nam hiện nay
Theo thời gian trong năm của dương lịch, người ta lấy năm mặt trời chia thành 24 phần được gọi là tiết khí Cấu trúc thời tiết Việt Nam theo thời gian d
ựa vào dương lịch được tính bắt đầu từ tháng 10 là bắt đầu mùa khô, tháng 11 chuyển gió mùa đông, tháng 12 se lạnh, tháng 1 mưa phùn, tháng 2, 3 rét lộc, t háng 4 chuyển hạ, tháng 5, 6, 7 là mùa hạ nắng nóng, tháng 8 lập thu với mưa ngâu, tháng 9 chuyển mùa, tháng 10 lặp lại chu kỳ vào đông với không khí se lạnh, ít mưa Một năm có 12 tháng thì có 12 tiết chính và 12 tiết phụ tương ứng với thời tiết khí hậu từng mùa Từ tiết biến âm thành Tết, thế nên một năm 12 tháng thì ít nhất có 12 cái Tết, tháng nào cũng vui như Tết Tết là cách đọc ch ệch từ thời tiết mà ra, điều này cho thấy Lễ Tết thể hiện mối quan hệ sâu sắc g iữa con người với thiên nhiên Con người Việt Nam vốn thuận theo sự vận hà
nh của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa xuân, hạ, thu, đông – nên Lễ Tết Nguyên Đán có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội mà nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính Mà mùa vụ thì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên người nông dân gửi gắm vào Lễ Tết lòng tôn kính và tri ân các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, th
ần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời, Lòng tôn kính ấy được biểu thị thông qua ph
ần Lễ trang trọng linh thiêng trong Lễ Tết, với những thức dâng xuất phát từ tấ
m lòng thành kính, tôn nghiêm
1.1 Một số khái niệm liên quan đến Lễ Tết
- Lễ: là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính
của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con ngư
ời trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện
- Tết: là dịp người Việt tụ hội, sum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thầ
n, ăn uống và vui vẻ nên khái niệm Tết đồng nghĩa với những gì vui Người Việt
có câu thành ngữ “Vui như Tết” là vì vậy
Trang 5Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, Tết xuất xứ từ chữ hán đọc theo âm Hán Việt là Tiết, có nghĩa là đốt tre, đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm Cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính: phần thời vụ và phần nông nhàn Phần thời vụ thì “n ông vụ chí kỳ” không còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, đãi đằng nhau, gặp gỡ nhau Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người Việt đặt
ra nhiều ngày Tết, phần lễ là phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần Nói mộ
t cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bổ theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ Đây là dịp để người Việt hưởng thú th anh nhàn trong những lúc nông nhàn
Có một đặc điểm chung của ngày Tết ở Việt Nam là phần lễ cúng ông b
à tiên tổ, sau là phần gia đình sum họp ăn uống vui vẻ với nhiều loại thực phẩm hàng ngày hiếm có Cùng với hệ thống lễ hội ở Việt Nam, hệ thống lễ Tết ở Vi
ệt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nố
i kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt
1.2 Hệ thống Lễ Tết của Việt Nam (12 Lễ Tết)
1.2.1 Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới Tết còn là d
ịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sốn
g Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con ng ười với thần linh trong quan niệm của người phương Đông Mà thiêng liêng hơ
n cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình Mỗi khi Tết đến, dù làm bất
cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đ
Trang 6ình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đ
i hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn
Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là ti
ễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh
kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý th
ức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, s ong vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp
Khi thắp nén hương, bày mâm cỗ cúng dâng tổ tiên trong dịp Tết Nguyê
n đán, người Việt mới thấy thỏa mãn và yên lòng trong cuộc sống tiếp theo khi bước vào năm mới Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường, mặc đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nó
i những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏ
e, tuổi tác (trường thọ), chúc "làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngoái" Có p hần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng Cho nên, Tết đến, người ta vui v
ẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, "giận đến chết đến Tết cũng th ôi" Đó là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ mà người Việt muốn đạt tới và thư ờng đạt tới Cho nên, những ngày trong dịp Tết Nguyên Đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người
1.2.2 Tết Táo Quân
Tết ông Công ông Táo với tục phóng sinh cá chép là một trong những n
ét đẹp văn hóa đã được lưu truyền từ xa xưa đến nay của người Việt Nam
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, khi không khí mùa xuân đang ná
o nức đổ về trên mọi miền Tổ quốc, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công ) Thần Táo Quân tro
Trang 7ng tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Đ
ịa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ô
ng 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc Tuy vậy người dân vẫn qu
en gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàn
g năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép nhữ
ng việc làm Thiện – Ác của loài người Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và c hưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưở
ng phạt phân minh cho tất cả loài người.” Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép Người dân thường chuẩn bị mộ
t đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ôn
g Táo về trời Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưn
g cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp
1.2.3 Tết Khai Hạ
Lễ Khai hạ đầu năm hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, là nghi thức báo hiệu
đã kết thúc Tết Nguyên Đán, mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, cầu mon
g may mắn cho cả năm
Cây nêu ngày Tết sẽ được dựng từ 23 tháng Chạp, được hạ xuống vào n gày mùng 7 Tết Nguyên Đán Cây nêu còn có ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho m
a quỷ tới quấy phá gia đình, ăn Tết thật bình an Các gia đình chuẩn bị mâm cơm cúng, giọt dầu, rượu, nhang, hoa, hoa quả, đĩa gạo, đĩa muối, tiền vàng, sớ để l
àm lễ tạ Bày biện đầy đủ và hoàn chỉnh lễ vật cúng ở ngoài trời Gia chủ tiến hành thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước, sau đó mới tiến hà
nh làm lễ ở ngoài trời Lễ khai hạ mang trong mình cội nguồn văn hóa và tâm l
Trang 8ý dân tộc Ngày lễ khai hạ là một trong những ngày lễ đặc biệt thể hiện lòng bi
ết ơn của người Việt đối với trời, Phật, thần linh và gia tiên
1.2.4 Tết Thượng Nguyên
Tết Thượng Nguyên hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, đây là ngày rằm đầu tiên vào tháng Giêng tức ngày 15/1 Âm lịch Tết Thượng Nguyên nằm trong hệ thống Tết Thượng - Trung - Hạ Nguyên, trong đó Tết Trung Nguyên
là ngày rằm tháng 7 Âm lịch và Tết Hạ Nguyên là ngày rằm tháng 10 Âm lịch
Trong văn hóa của người Việt, Tết Thượng Nguyên được coi là một tron
g những ngày lễ lớn vô cùng quan trọng, không thua kém gì Tết Nguyên Đán Chính vì vậy mà các cụ xưa thường có câu “cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” Vào ngày Tết Thượng Nguyên, các gia đình thường sắm sửa mâm lễ cúng để dâng lên tổ tiên và thần linh, một số người còn đến chùa để cầu mong bình an và nh ững điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình
1.2.5 Tết Thanh Minh
"Thanh minh trong tiết tháng Ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
Đây có lẽ là một trong số những cặp câu thơ lục bát nổi tiếng nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du bởi nó miêu tả một cách tin
h tế về một ngày lễ rất đặc biệt trong văn hóa của người Việt - Tết Thanh minh
Theo quy ước, Tết Thanh minh bắt đầu từ 4 - 5/4 đến ngày 20 - 21/4 Dư ơng lịch, tính theo lịch Âm thì đều phải rơi vào tháng Ba Thông thường, đa số các vùng miền tại Việt Nam sẽ lấy ngày 3/3 Âm lịch làm ngày Tết Thanh min h
Trang 9Tết Thanh minh gắn liền với đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người V iệt Đây là dịp để những người còn sống tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiê
n, của những người đã khuất
Trong ngày Tết Thanh minh, con cháu cùng hướng về tổ tiên, cội nguồn bằng cách tảo mộ, dọn dẹp, sửa sang lại ngôi mộ của người đã khuất Theo đún
g phong tục, trước khi tiến hành tảo mộ, con cháu cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm đèn, nhang, hoa quả dâng lên người đã khuất, mong tổ tiên nhận và phù hộ con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và phát tài phát lộc
Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nh
ân chúng ta Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh n
ày, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách
1.2.6 Tết Hàn Thực
Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn
đồ lạnh Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu ch uyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguộ
i với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không k iêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo n
ên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - h
àn thực
1.2.7 Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam
và được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch
Trang 10Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ
và thờ cúng tổ tiên Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ
" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này Sau Tết Nguyên Đán, có
lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố th
u xếp để về
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một m
ùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu Ngoài ra còn có nh ững món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương
Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chu
ẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu Người t
a quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ Cả nhà quây quần ăn những thứ qu
ả chua, rượu nếp, bánh tro để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật
1.2.8 Tết Trung Nguyên
Tết Trung Nguyên vào rằm tháng Bảy Người xưa tin theo sách Phật, co
i hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ, nên tại các c hùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu Lan Vào ngày rằm tháng 7 âm lị
ch có 2 ngày lễ cúng
Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian vào tháng 7, ngày rằm
xá tội vong nhân (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thấ
t lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó