tái diễn, xuất hiện đồng thời với làn sóng nữ quyền thứ hai vừa để chỉ một học thuật, một triết lý về những nguyên lý cơ bản của sự bình đẳng giới nên nó vừa mang tính chất lý thuyết vừa "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái "Tự nhiên" và "nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái
Trang 1TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
NHÌN TỪ NỮ QUYÈN LUẬN SINH THÁI
LUẬN ÁN TIỀN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
Trang 2
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
NHÌN TỪ NỮ QUYÈN LUẬN SINH THÁI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
LUẬN ÁN TIỀN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYÊN THÀNH THỊ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu, kết quá nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bồ trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Hoàng Lê Anh Ly
Trang 4Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
CHƯƠNG 1 NU’ QUYEN SINH THAI VA VAN DE NGHIEN CUU NU
QUYỀN SINH THAI TRONG VAN HQC NU VIET NAM DUONG DAL 1.1 Nữ quyền sinh thái và tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học
1.1.1 Thuật ngữ nữ quyền sinh thái và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
1.1.2 Các trường phái của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
1.1.3 Đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
1.1.4 Tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học
12 Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ
nữ quyền luận sinh thái
1.2.1 Về mặt du nhập lý thuyết
1.2.2 Về thực hành phê bình nữ quyền sinh thái
1.2.3 Ứng dụng phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học
CHƯƠNG 2 VẤN ĐÈ “NỮ QUYÈN” VÀ VẤN ĐÈ “SINH THAI”
TRONG SANG TAC CUA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM: MỘT CÁI NHÌ
LICH DAL
2.1 Vấn đề “nữ quyền” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn lịch đại
2.1.1 Sự manh nha và xác lập ý thức "nữ quyền” trong văn học nữ Việt
‘Nam dau thé ki XVIII dén cuối thế kỉ XIX
Trang 5nhìn lịch đại
2.2.1 Sự hình thành ý thức “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam trung đại
2.2.2 Van đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam từ đầu thế ki XX đến
năm 1975
2.2.3 Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam sau năm 1975
2.3 Xu hướng lồng kết vấn đề “sinh thái” với vấn đề “nữ quyền”
2.3.1 Xuất phát từ sự “khúc xạ” lý thuyết nữ quyền sinh thái ở phương Tây
Mi 2.3.2 Xuất phát từ bản chất nội tại của nữ giớ
2.4 Sự hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
2.4.1 Từ *vấn đề” trong văn học đến "diễn ngôn” trong văn học
2.4.2 Điều kiện hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ
2.4.3 Thành tựu bước đầu và những hạn chế
CHƯƠNG 3 “TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI" QUA Ý THỨC NGHỆ THUẬT VÀ GÓC NHÌN CỦA CHU THE NU’) TRONG VĂN XUÔI NI
VIET NAM DUONG DAI
3.1 Vấn đề “Ý thức nghệ thuật”, “góc nhìn”/“điểm nhìn” và “chủ thể nữ”
3.1.1 Sự trỗi dậy "ý thức nghệ thuật” của chủ thể nữ
3.12 Sự thay đổi "góc nhìn”/“điểm nhìn” của "chủ thể nữ” trong văn xuôi
3.3 Sự tương hợp giữa tự nhiên và “giới thứ hai” về vị thế “ngoại biên”
3.3.1 Thuật ngữ “ngoại biên”
3.3.2 Hình tượng nam quyền “trung tâm”
Trang 63.3.4 Sự chia sẻ, thấu hiểu của “nữ giới” và “tự nhiên” từ vị thế ngoại biên
3.3.5 Bản lĩnh và sức đề kháng của "tự nhiên” và “nữ giới”
CHƯƠNG 4 “TỰ NHIÊN” VÀ *NỮ GIỚI" QUA PHƯƠNG THỨC
TO CHUC TRAN THUAT TRONG VAN XUÔI NỮ VIỆT NAM DUONG DAI
4.1 Diễn ngôn trần thuật nữ — phuong tién thé hién y thie nit quyén sinh thai
trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
4.1.1 Diễn ngôn trần thuật nữ
4.1.2 Đặc trưng của diễn ngôn trần thuật nữ
4.2 Tự thuật như một hình thức kỹ thuật tự sự phổ biến
4.2.1 Quan niệm về tự thuật
4.2.2 Tự thuật "kiểu nữ giới” ~ một phương thức tự sự đặc trưng
4.3 Phong cách hỏa phối diễn ngôn của “giới thứ hai”
4.3.1 Hòa phối giữa diễn ngôn độc thoại và đối thoại
4.3.2 Hòa phối giữa diễn ngôn kê, tả của người kê chuyện và diễn ngôn của
DANH MỤC CÁC CONG TRINH CONG BO CUA TÁC GIẢ
Trang 7MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi môi trường sinh thi trên trái đất ngày cảng bị đe dọa nghiêm trọng, sự nồng
lên toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến khắp hành tỉnh thì quan điểm của chúng ta về mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên bắt đầu phát triển đa chiều và toàn diện hơn Sự
ra đời của lý thuyết nữ quyền sinh thái là một sự bô sung cho tư duy sinh thái và tổ chức
phẩm đáng kề, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như: Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Quế
Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Thuận, Phong Điệp đã thể
hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính
lý luận phê bình văn học, từ đó giúp các nhà văn đúc kết được kinh nghiệm sáng tác, nâng cao trình độ sáng tác, thúc đây sự phát triển của văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái Ở góc độ xã hội, việc nghiên cứu phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ khiến nhân loại chú ý hơn đến mối quan hệ nội tại giữa hai vấn đề nguy cơ sinh thái và sự phân biệt giới, có ý thức đối xử hài hòa, bình đẳng đối với tự nhiên và phụ nữ
Trang 8Điều này hứa hẹn mở ra một thế giới hòa hợp giữa con người ~ tự nhiên - nam giới ~ nữ giới đồng thời mang đến sự giải phóng ý thức nghệ thuật của chủ thể nữ văn xuôi đương đại
Từ việc mong muốn khám phá đặc trưng, sự tương đồng giữa hình tượng “nữ giới” và "tự nhiên” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại, phản tư cách hành xử phiến diện, định kiến với tự nhiên và thân phận người phụ nữ của tư tưởng nam quyền trung tâm đang diễn ra âm thầm, dai đẳng và đây yếu tó phi tự nhiên, chúng tôi chọn đề t:
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, ứng dụng lý thuyết nữ quyền - sinh thái để soi chiếu, khảo sát trên sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, chỉ ra sự tồn tại song song và tương quan giữa hình tượng “nữ giới” và “tự nhiên” về vẻ đẹp, sức sống, sức đề kháng, vị thế từ đó khẳng định vai trò, vi trí của "tự nhiên” và “nữ giới” qua ý thức nghệ thuật, góc nhìn của
chủ thể nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại Đồng thời, thông qua diễn ngôn trần thuật đậm thiên tính nữ của các nhà văn nữ đương đại, chúng tôi tìm hiểu phong cách hòa
phối cũng như kiến tạo diễn ngôn của các nhà văn nữ, từ đó góp phần nâng cao nhận thức
về giới cũng như cảnh tỉnh cách hành xử của con người với môi trường sinh thái và nữ giới
3 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, thuật ngữ văn xuôi nữ Việt Nam đương đại được dùng với ý nghĩa là đời sống văn học của các tác giả nữ Việt Nam đang diễn ra
hiện nay và được bắt đầu từ khoảng những nam 80 của thế ki XX để khu biệt với văn
học Việt Nam hiện đại Xác định nội hàm “đương đại” như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, không phải ở trạng thái *tĩnh” mà đang trong quá trình định hình và phát
triển, có những biến động sâu sắc, nhanh, mạnh, phức tạp của văn học Việt Nam trong
hơn 40 năm qua và kể cả những thử nghiệm mới chưa di tới đích
Từ việc xác định nội hàm của văn xuôi nữ Việt Nam đương đại như trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là “tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ hệ hình lý thuyết nữ quyền sinh thái Cụ thể luận án tập trung nghiên cứu những phương diện biểu hiện của nữ quyền sinh thái qua ý thức nghệ thuật, góc
Trang 9nhìn của chủ thể nữ (các nhà văn nữ) và phương thức tô chức trần thuật trong văn xuôi
nữ Việt Nam đương đại Đối tượng khảo sát trong luận án bao gồm các tác giả và tác phẩm được thống kê ở phụ lục 1
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt nam đương đại, trong đó đối tượng khảo sát chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết Về cơ bản, những vấn đề nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại được thể hiện đậm nét hơn vào những năm đầu thế kỉ XXI cho đến tận bây giờ, vì thế, chúng tôi cũng tập trung khảo sát nhiều hơn những tác phẩm được xuất bản trong khoảng thời gian này (xem phụ lục 1)
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dưới ánh sáng của lý thuyết nữ quyền sinh thái với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây:
~ Phương pháp xã hội - lịch sử : Nhằm tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện, quá trình phát triển và biêu hiện của ý thức nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhằm định hình những đặc trưng cơ bản của
lý thuyết nữ quyền sinh thái và phê bình nữ quyền sinh thái trong hệ thống những quan
điểm đa dạng thậm chí đối nghịch nhau
- Phuong pháp so sánh ~ loại hình: Nhằm so sánh, đối chiếu văn học giữa các giai đoạn, văn học giữa các dân tộc và giữa các tác phẩm của nhà văn nam với nhà văn nữ
từ đó tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, nền tảng văn hoá, giai đoạn lịch sử đã tác động như tỈ
nào đến văn học trong phạm vi biểu hiện của ý thức nữ quyền luận sinh thái trong sang tác của một số tác giả nữ tiêu biểu Bên cạnh đó vận dụng phương pháp loại hình nhằm tìm ra những phạm trù chung, có tính tương đồng hàm chứa trong các hiện tượng văn học nữ quyền sinh thái từ đó khái quát những tiêu chí, đặc trưng riêng cũng như hiệu quả thâm mỹ của dòng văn học này
- Phương pháp phê bình cô mẫu: Vận dụng phương pháp này đề đi tìm và phân tích các biểu tượng tự nhiên mang tính cô mẫu có hàm lượng ý nghĩa biểu đạt bền vững, phô quát bất nguồn từ văn hóa, tôn giáo, lịch sử của dân tộc
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng hướng tiếp cận liên ngành nhằm xác định những
lý thuyết tương quan đồng đẳng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm minh
giải cho các phương diện của nữ quyền sinh thái và một số thao tác sau đề bô trợ cho
Trang 10- Thao tác phân tích, tổng hợp: Nhằm phân tích những đặc điểm tương hợp về thân phận nữ giới và tự nhiên trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ đó khái quát
thành những đặc trưng làm nên diện mạo chung diễn ngôn nữ quyền sinh thái
- Thao tác thống kê: Sẽ dùng để thống kê một số biểu tượng, hình ảnh, chỉ tiết nghệ thuật quan trọng xuất hiện trong các tác phâm nhằm làm rõ những biểu hiện của
diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong sáng tác của từng tác giả cụ thể
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Từ sau năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã hòa mình trong xu
thế toàn cầu hóa, không ngừng giao lưu, tiếp nhận những lý thuyết phê bình mới mẻ, nhân văn và ứng dụng tỉnh chọn có hiệu quả như: thi pháp học, tự sự học, hậu hiện đại, hậu thực dân, nữ quyền luận, sinh thái học Tuy nhiên, phê bình nữ quyền sinh thái vẫn
còn là mang dé tai còn khuyết thiếu Đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý
luận và phê bình nữ quyền sinh thái như nguồn góc, đặc trưng và sự ảnh hưởng của nó
đến diễn ngôn văn học ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn: Vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền sinh thái chúng tôi
ki
biểu hiện:
giải những đặc trưng tiêu biểu trong văn xuôi nữ đương đại Việt Nam qua những
+ Sự tương đồng giữa “nữ giới” và “tự nhiên” về vẻ đẹp, sức sống, sức đề kháng,
vị thế của "tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại
+ Tái thiết quan niệm mới về tự nhiên, mối quan hệ giữa “tự nhiên” và “nữ giới”
thông qua giải cấu trúc “nhân loại trung tâm” từ đó xác lập chuẩn tắc đạo đức mới của con người đối với tự nhiên và của nam giới đối với nữ giới
+ Khang định vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật đối với sự thức tỉnh của
con người trong việc tàn phá, xâm lắn môi sinh, tinh trang bat bình đăng giới cũng như
sự sinh tồn và phát triển của nhân loại
ó tính hậu hiện đại đối với văn học bởi
quyền sinh thái như là một cách tiếp cận mới
Trang 11khả năng tham dự vào câu chuyện mang tính toàn cầu của nó qua việc nó khơi gợi cảm giác tôn thương của nữ giới và tự nhiên, từ đó đánh thức khát vọng tái lập một thể giới sinh tồn hài hòa và phát triển bền vững
Chương 2 Vấn đề “nữ quyền” và vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn lịch đại: Chương này nhằm nghiên cứu vấn đề “nữ quyền” và vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam được từ góc nhìn lịch đại nhằm làm cơ sở để chúng tôi đánh giá, nhìn nhận ý thức nữ quyền sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại được triển khai ở các chương sau
Chương 3 “Tự nhiên” và “nữ giới” qua ý thức nghệ thuật và góc nhìn của chủ thể nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại: Chương này nhằm khảo cứu những tác phẩm văn xuôi nữ Việt Nam thời kỳ đương đại, từ đó tiến hành định giá các phương diện biểu hiện của nữ quyền sinh thái qua mối quan hệ của “nữ giới” và “tự nhiên”
Chương 4 “Tự nhiên” và “nữ giới” qua phương thức tỗ chức trần thuật mang thiên tính nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại: Chương này nhằm tìm hiểu cách biểu đạt thế giới của các nhà văn nữ đương đại, hay cách tô chức ngôn ngữ, giọng điệu của họ để tạo lập cho mình một phương thức chuyển tải cảm quan nữ quyển sinh thái riêng biệt.
Trang 12CHƯƠNG 1
NỮ QUYÈN SINH THÁI VÀ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU
NỮ QUYÈN SINH THÁI TRONG VĂN HỌC NU’
VIET NAM DUONG DAI
1.1 Nữ quyền sinh thái và tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học
1.1.1 Thuật ngữ nữ quyền sinh thái và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
Sự ra đời của nữ quyền sinh thái được xem là bước ngoặt lớn của chủ nghĩa nữ quyền Phong trào chính trị — x hội này ra đời ở phương Tây cuối thập niên 70, nở rộ mạnh
mẽ từ khoảng những năm 80 và phát triển thành cao trào vào thập niên 90 của thế kỷ XX
dung trào lưu đề cập đến sự liên kết nữ quyền với những vấn đề sinh thái tự nhiên, đặc
biệt là cặp quan hệ thống trị và bị trị song song: nam giới - nữ giới, văn hoá — tự nhiên
Thuật ngữ nữ quyền sinh thái (ecofeminism) là một thuật ngữ được kết hợp giữa
nữ quyền luận (feminism) và sinh thái học (ecology) được viết một cách đầy đủ là
"ecological feminism” Sinh thai hoc nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau và kết nối của
tất cả các chuỗi sự sống trên trái đất Nữ quyền là một phong trào đấu tranh chính trị - xã hội và bình đẳng giáo dục của phụ nữ với nam giới Sinh thái lo sợ về những hoạt động của con người đang phá hủy khả năng tồn tại của hệ sinh thái toàn cầu Nữ quyền lo lắng với cách mà phụ nữ đã và đang phụ thuộc vào đàn ông Thuyết nữ quyền sinh thái cho rằng hai vấn đề này về bản chất là tương đồng và kết nối với nhau Nữ quyền sinh thái như tên gọi của nó chỉ đơn giản là sản phẩm kết hợp của phong trảo giải phóng phụ nữ và phong trào bảo vệ sinh thái Nữ quyền sinh thái có thể được định nghĩa là một hệ thống giá trị, một phong trào xã hội, nhận thức và thực tiễn xem chủ nghĩa môi trường và mối
.n của nó
quan hệ giữa phụ nữ và tự nhiên là nền tảng cho sự phân tích và ý nghĩa thực
Thuật ngữ này đã được Franoise đ'Eaubonne giới thiệu trong cuốn sách của bà viết vào năm 1974 ~ Chủ nghĩa nữ quyên hay là chết (Le Féminisme ou la Mort, Paris: P Horay, 1974) nhằm mô tả các phong trào và triết lý liên kết nữ quyền với sinh thái Sự liên kết này
nhằm xoá bỏ mọi hình thức bất công xã hội đặc biệt là sự bất công đối với phụ nữ và môi
trường, Việc giới thiệu thuật ngữ nữ quyền sinh thái như là một cách để Francoise đ'Eaubonne gây chú ý đến tiềm năng của phụ nữ trong cuộc cách mạng sinh thái
Không giống như các lý thuyết hậu hiện đại, thuyết nữ quyền sinh thái không bất nguồn từ một công thức lý thuyết đơn lẻ nào, thuật ngữ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được
Trang 13các nhà nữ quyền sinh thái sử dụng như tên của một loạt các quan điểm khác nhau dé khám phá các kết nói phụ nữ và đề phát triển các triết lý nữ quyền và môi trường dựa trên những hiểu biết này Các kết nối này thực sự cần thiết cho chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa môi trường Cheryll Glotfelty cho rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một diễn ngôn lý
thuyết “nối kết sự áp bức phụ nữ và sự thống trị thiên nhiên” (Glotfelty, C., 1996) “Nữ
quyền sinh thái là một nhánh của nữ quyền khảo sát các kết nối giữa phụ nữ và thiên nhiên” (Miles, K 2012)
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có hai cách gọi: Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (The feminism of ecology) hoặc sinh thái học chủ nghĩa nữ quyền (The ecology of feminism),
Nó vừa là một thuật ngữ chỉ một trào lưu chính trị - xã hội (Phong trào biểu tình của nữ giới ở những thập niên 70, 80 chống lại thảm họa môi trường và sự hủy hoại sinh thái đang
tái diễn, xuất hiện đồng thời với làn sóng nữ quyền thứ hai) vừa để chỉ một học thuật, một
triết lý về những nguyên lý cơ bản của sự bình đẳng giới nên nó vừa mang tính chất lý thuyết vừa mang tính thực hành: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một phong trào hoạt động và học thuật nhìn thấy mối liên hệ quan trọng giữa sự thống trị tự nhiên và sự bóc lột phụ nữ” (Eaton, H., and Lorentzen, A L 2003); "Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một phong trào nhìn thấy mối liên hệ giữa sự bóc lột và suy thoái của thế giới tự nhiên và sự phụ thuộc và áp bức của phụ nữ Nó xuất hiện vào giữa những năm 1970 củng với chủ nghĩa nữ quyền ở làn sóng thứ hai và phong trào xanh” (Mellor, M., 1997) Như vậy, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là sự kết nối của lý thuyết (các diễn ngôn về phụ nữ và diễn ngôn về môi trường) và kết nối thực hành (phong trảo đầu tranh bình đăng giới và phòng trào đấu tranh bảo vệ mội trường), đó điều là những hoạt động chống lại các dạng bất công trong xã hội
Các nhà nữ quyền sinh thái đều cho rằng mối quan hệ về sự thống trị giữa con người và thiên nhiên (được hình thành bởi khoa học hiện đại từ thế kỷ 16) và mối quan hệ bóc lột giữa đàn ông và phụ nữ là những mối quan hệ chiếm ưu thế trong hầu hết các xã hội gia trưởng, ngay cả những xã hội công nghiệp hiện đại và có mối liên quan chặt chẽ với nhau Nó là hệ quả của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và tư tưởng nhị nguyên Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sử dụng các nguyên lý nữ quyền cơ bản của sự bình đăng giữa các giới, giải cầu trúc chủ nghĩa nhân loại trung tâm dựa trên quan điểm tôn trọng sự phát triển tự nhiên, và kết nối toàn diện, hợp tác và bình đẳng: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái lập
luận rằng cuộc chiến cho sự sống còn của sinh thái về bản chất hòa quyện với cuộc chiến
giải phóng phụ nữ và giảnh những hình thái công bằng xã hội khác” (Thornber, K 201 1)
Trang 14Qua một số luận điểm nêu trên ta thấy rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được hiểu khái quát là hệ thống các quan điểm về mối liên hệ mật thiết và sự tương đồng giữa sự thống trị phụ nữ với sự thống trị thiên nhiên - kết quả của nền văn hoá phụ quyền hình thành từ thời nguyên thuỷ và phát triển đến đỉnh cao trong chủ nghĩa nhị nguyên, nỗ lực xây
1.1.2 Các trường phái của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái văn hóa (Cultural Ecofeminism)
¢ dai diện tiêu biểu như:
Đây là một nhánh của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, với c
Starhawk, Riane Eisler và Carol J Adams Trong lịch sử, chuỗi đầu tiên của chủ nghĩa sinh thái là chủ nghĩa nữ quyền văn hóa (đôi khi được gọi là chủ nghĩa nữ quyền triệt để
hoặc tâm linh), được phát triển vào đầu những năm 1970 Một số nhà nữ quyền sinh thái
văn hóa cho rằng phụ nữ gần gũi với thiên nhiên hơn nam giới Sự gắn kết giữa phụ nữ và môi trường được lý giải từ vai trò giới (ví dụ: người nuôi dưỡng, chăm sóc gia đình, người
có vai trò cung cấp thực phẩm) và sinh học của họ (ví dụ: kinh nguyệt, mang thai và cho
con bú) Họ tin rằng vai trò giới cũng như sự đặc biệt trong cấu trúc sinh học, cho phép
phụ nữ nhạy cảm hơn với sự tôn nghiêm và suy thoái của môi trường và sự mẫn cảm nảy
cần được xã hội đánh giá cao khi nó thiết lập một kết nói trực tiếp với thể giới tự nhiên mà
con người phải cùng tồn tại
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội (social ecofeminism)
Guttman đã chỉ ra chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội được coi là phiên bản “chân thực nhất” của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái vì "sự bác bỏ tính phân đôi tự nhiên - văn
Trang 15hoa" (Guttman, N., 2002, tr.42) Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội đi ngược lại với các quan điểm của các nhà nữ quyền sinh thái văn hóa Họ đặc biệt chỉ trích và phê phán những gì được coi bản chất luận (essentialism) tức là thuộc tính có sẵn ở sự vật nào đó
'Việc quan niệm mọi thực thê đều có một tập hợp các thuộc tính cần thiết cho danh tính và
chức năng của nó của chủ nghĩa thiết yếu thực sự nguy vì nó tập hợp tất cả phụ nữ vào một loại và thực thi các quy tắc xã hội mà nữ quyền đang cố gắng phá vỡ va quan điểm này cũng đánh đồng phụ nữ với thiên nhiên Chính vì thế, quan điểm thiết yếu của một số nhà nữ quyền sinh thái như là sự củng cố và gia tăng sự thống trị và chuẩn mực gia trưởng Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội cũng phê phán tính chất phổ quát (universality) trong những tuyên bố trước đây về phụ nữ và tự nhiên Các nhà nữ quyền
sinh thái xã hội cho rằng không có bản chát thiết yếu (sinh học, tự nhiên, bẩm sinh) của phụ
nữ, thay vào đó, bản sắc của phụ nữ được đánh giá theo cấu trúc lịch sử - xã hội thông qua
sự tương tác của đa dạng chủng tộc/sắc tộc, giai cáp, khuynh hướng tình dục, tuôi tác, khả
năng, tình trạng hôn nhân và các yếu tố địa lý (kiến tạo xã hội)
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vat (Materialist Ecofeminism)
Các nhà nữ quyền sinh thái duy vật có quan điểm kết nói một số thể chế như lao động, quyền lực và tài sản là nguồn gốc của sự thống trị đối với phụ nữ và thiên nhiên Có những kết nối được thực hiện giữa các chủ thể này vì các giá trị của sản xuất và tái sản xuất Quan điềm này của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật cũng có thể được xem như:
là chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội (social feminism); Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội chủ nghĩa (socialist ecofeminism); Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái mácxít (Marxist ecofeminism) Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật tìm cách loại bỏ hệ thống phân cấp
xã hội có lợi cho việc sản xuất hàng hóa (do nam giới thống trị), Carolyn Merchant cho
đó, chúng ta nên thấy được tầm quan trọng của mới quan hệ xã hội và chính trị dẫn đến sự
áp bức phụ nữ và thiên nhién” (Buckingham, S., 2015) Vi vay, có thể nói chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật là một nhánh trung gian giữa nữ quyền sinh thái văn hóa và nữ
quyền sinh thái xã
Trang 16Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cấp tién (Radical Ecofeminism)
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cấp tiến có nguồn gốc từ chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến Các nhà sinh thái nữ quyền cấp tiền cho rằng xã hội gia trưởng thống trị đánh đồng
thiên nhiên và phụ nữ đề làm mắt giá trị của cả hai Họ cũng chủ trương mô tả sự vượt trội
của chức năng sinh sản, tập trung vào mối quan hệ, chăm sóc và yêu văn hóa của phụ nữ
Họ sử dụng khái niệm gia trưởng đề giải thích các vấn đề của phụ nữ và chế độ phụ hệ đó cũng là công cụ phân tích lý thuyết quan trọng nhất của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, mặt khác họ quan niệm xã hội loài người không phải là trung tâm, mà chỉ là một yếu tố
ng đồng sống lớn hơn với sinh thái, cảnh
ộ yếu tô tự nhiên, động vật, thực vật,
quan, hành tỉnh nói chung, có các quyền tương tự đề phát triển như con người
Ngoài ra, còn nhiều phân nhánh khác của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như: chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ăn chay, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đồng tính, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thổ dân, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tỉnh thần Dù có nhiều trường phái
tư tưởng và nhiều xu hướng khác nhau, cũng có sự tương phản và đụng độ luôn xuất hiện giữa những nhà nữ quyền sinh thái, nhưng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái vẫn không ngừng
phát triển và nó luôn mang một giá trị cót lõi đó là sự cứu rỗi hiệu quả của hệ sinh thái
theo quan điểm của người phụ nữ Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là sử dụng khái niệm gia trưởng (patriarchy) để giải thích các vấn đề của phụ nữ và chế độ phụ
hệ Nó phê phán chế độ phụ quyền, ca ngợi bản chất nữ tính (nhưng không theo chủ nghĩa
1.1.3 Đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
1.1.3.1 Đặc trưng kết nỗi giữa nữ giới và tự nhiên
Mặc dù có sự khác biệt, song sinh thái học và nữ quyền luận có sự kết nối với nhau
Mỗi tương quan giữa tự nhiên và phụ nữ này được coi là xương sống của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: “Có những mối liên hệ quan trọng giữa sự thống trị phụ nữ và sự thống trị
tự nhiên, một sự hiểu biết về vấn đề nữ quyền, chủ nghĩa môi trường và triết học môi
trường” (Warren, K J.„ 1987), trù hoạch chính của nó là vạch ra những yếu tố kết nói giữa
thiên nhiên và phụ nữ đồng thời phá hủy những yếu tố có hại cho cả hai Dưới đây, chúng tôi phân tích một số kết nói có tính chất kết hợp, bổ sung hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong quá
Trang 17trình phân tích bản chất thống trị song hành phụ nữ và tự nhiên Việc vạch rõ những kết nói
này giúp xác định phạm vi và sự đa dạng của các mối quan hệ sinh thái đối với nữ quyền
Kết nỗi các hình thức thống trị (Experiential Connections)
Xã hội phương Tây được cấu trúc bởi một mối quan hệ thống trị, việc áp bức phụ
đến một loạt các vấn đề về khủng hoảng môi trường, tuyệt chủng loài, sự biến mất của
môi trường sống, phá rừng, sa mạc hóa, ô nhiễm không khí, nước, cạn kiệt tài nguyên,
khí hậu và thay đôi khí quyền họ cũng đồng ý rằng mối quan hệ thống trị của nam giới
đối với nữ giới là một đặc điểm xã hội thể hiện ở nhiều lĩnh vực và theo những đặc
trưng văn hóa đã dẫn đến các hệ quả như: bạo lực gia đình, hiếp dâm, bất bình đẳng pháp lý, bất bình đăng kinh tế
Từ đó khăng định có mối liên kết giữa các hệ thống thống trị khác nhau này:
Có thể chứng minh rằng chủ nghĩa phân biệt giới tính (sexism), phân biệt chủng
tộc (racism), và chủ nghĩa tự nhiên hay sự áp bức của tự nhiên (naturism) có mối quan hệ
với nhau và chúng đều củng cô hệ thống áp bức Thay vì là một phong trào, "một vấn đề",
chủ nghĩa nữ quyền sinh thái quan niệm rằng việc giải phóng tắt
ả các nhóm bị áp bức
phải được giải quyết đồng thoi (Gaard, G., 1993, tr.5)
Grate Gaard cũng mô tả chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không chỉ dựa vào sự nhận biết các mới liên hệ giữa việc lợi dụng tự nhiên và đẻ nén phụ nữ trong những xã hội nam quyền mà cả trong nhận thức rằng hai hình thức thống trị này được gắn với bóc lột giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới Trên
thực tế, tất cả các hệ thống thống trị bao gồm chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt giới tính, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân đều dựa trên cùng một logic thống trị xuất phát từ tư tưởng nhị nguyên và chủ nghĩa nhân loại
trung tâm: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không chỉ dựa vào sự nhận biết các mới liên giữa việc lợi dụng tự nhiên và việc đè nén phụ nữ trong những xã hội nam quyền mà cả trong nhận thức rằng hai hình thái thống trị này được gắn với bóc lột giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới” (Gaard, G tr.) Daniel Pérez Marina trong Anthropocentrism and Androcentrism — An Ecofeminist
Trang 18Connection đồng ý quan điểm về sự kết nỗi giữa hình thức thống trị nữ giới và tự nhiên bằng các luận điểm dưới đây:
(1) Tôn tại một hệ thống áp bức áp đặt sự thống trị lên tự nhiên
(2) Tôn tại một hệ thống áp bức áp đặt sự thống trị lên nữ giới
Sự thống trị tự nhiên và sự thống trị nữ giới có mối liên hệ với nhau
(4) Sự thống trị tự nhiên và sự thống trị nữ giới là không chính đáng và phải chắm dd
(Marina, D P., 2009, tr.1) Nhu vậy, trải nghiệm cá nhân về sự thống trị thúc đây nữ giới cảm nhận sâu sắc về
vị trí của kẻ bị áp bức từ đó đồng cảm hơn với tự nhiên và các thực thể phi nhân Trong khi
đó, nam giới không thể dễ dàng kết nói với các đối tượng mà họ thống trị, khả năng đồng cảm cũng như mỗi liên hệ với tự nhiên bị hạn chế Nếu muốn thực hiện nữ quyền nhằm
mục đích chấm dứt chủ nghĩa phân biệt giới tính, các nhà nữ F quyền phải tính đến tất cả các
yếu tổ liên quan ảnh hưởng chứ không phải chỉ riêng vấn đề giới và ngược lại muốn thực
hiện sinh thái triệt để thì cần phải bác bỏ logic của sự thống trị này vì chủ nghĩa tự nhiên
cũng dựa vào logic của sự thống trị, nên nữ quyền cũng nhằm mục đích chấm dứt chủ nghĩa
nghiém (Experiential Connections)
Là sự kết nối giữa nữ giới và tự nhiên được thê hiện qua những bằng chứng thực nghiệm Đây là mối liên kết thiết thực và sống động nhất về quá trình ảnh hưởng lẫn nhau trong việc cưỡng đoạt môi trường và áp bức phụ nữ Các nhà nữ quyền sinh thai tim thay những bằng chứng cụ thể để chứng minh rằng sự thống trị tự nhiên, cụ thể là hủy hoại môi
trường, ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ (và các nhóm trực thuộc khác) nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến nam giới Chẳng hạn, ở Thế giới Thứ ba, việc thiếu nước vệ
sinh là mối quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em vì họ là người cung cấp nước chính trong gia đình, họ cũng trực tiếp đối mặt với những tình trạng sức khỏe cao hơn khi không có nước vệ sinh hoặc rủi ro về sức khỏe mà các nhóm khác nhau như trẻ em, phụ
nữ, dân tộc thiểu số và người nghèo phải hứng chịu từ việc nhiễm phóng xạ ở mức độ
c và các chất gây ô nhiễm được gây ra bởi chính sách phát
thấp, thuốc trừ sâu, chất
triển của Thế giới Thứ nhất Warren khẳng định rằng: '“Trong những người chịu thiệt hại
do những phá hủy môi trường, như người da trắng, người da màu, người nghẻo, trẻ em, người già, người thuộc địa, dân Thế giới Thứ ba và các nhóm người Khác thì phụ nữ thường gặp những hiểm nguy với mức độ cao một cách không cân xứng so với đàn ông” (Warren, K J., 2000) Việc phơi bày những bằng chứng thực nghiệm này nhằm mục dich
Trang 19ghi lại những múi liên hệ thực tế, những cảm nhận sống động giữa sự thống trị phụ nữ và
tự nhiên từ đó thúc đây nhu cầu kết hợp phân tích nữ quyền và các mối quan tâm về môi
trường
Kết nỗi tượng trưng (Symbolic Connections)
Kết nối tượng trưng giữa phụ nữ và thiên nhiên có thể nhìn thấy trong nghệ thuật,
thần học, tôn giáo và văn học Chẳng hạn thần học sinh thái nữ quyền xem đất mẹ Gaia la
nữ thần, đưa ra quan niệm “Tâm linh Gaia” Một số nhà nữ quyền sinh thái dựa vào văn
học, đặc biệt là văn bản tự nhiên (nature writing) của người Pháp, đề giải mã bản chất của các mối liên hệ biểu tượng tự nhiên của phụ nữ Họ chú ý tới vai trò của ngôn ngữ trong
tô chức và duy trì sự thống trị tự nhiên cũng như sự thống trị phụ nữ qua mi liên hệ mang tính biểu tượng giới tính và tự nhiên Trong một số ngữ cảnh, ngôn ngữ góp phần làm mat giá trị của phụ nữ với các thuật ngữ mô tả họ gắn với động vật như (bò, cáo, gà, rắn, chó cái ) Ngược lại, thiên nhiên thường được mô tả với các thuật ngữ tính dục như: thiên nhiên bị hãm hiếp, làm chủ, chỉnh phục, kiểm soát, khai thác Khám phá sự liên kết tượng
Kết nối lịch sử (Historical connections)
Trong lịch sử phương Tây đã có một số thời kỳ được coi là nguồn gốc và có các yếu tố cơ bản mang lại mối liên hệ giữa sự thống trị của tự nhiên và phụ nữ Các nhà nữ quyền sinh thái đưa ra một số sự kiện được cho là quan trọng dẫn đến logic thống trị như: Cuộc cách mạng khoa học của thế kỷ XVI và thế kỷ XVII; Triết học cổ điển Hy Lạp, sự
ra đời của chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhị nguyên Merchant cũng dựa vào cuộc cách
mạng khoa học của nhân loại đề giải thích cho sự biến mắt của một trật tự thế giới cũ với
đặc trưng là sự hợp tác giữa con người và thiên nhiên của thuyết hữu cơ và sự thay thế bằng
thuyết cơ giới của khoa học hiện đại đã dẫn đến việc khai thác tự nhiên không kiểm soát,
nền thương mại công nghiệp được mở rộng và sự phụ thuộc của phụ nữ
Két néi chinh tri (Political Connections)
Phong trảo nữ quyền cũng như những phong trào bảo vệ môi trường đều là những
phong trảo đầu tranh chính trị - xã hội và bình đẳng Mục đích của Francoise đ'Eaubonne
khi giới thiệu thuật ngữ ecoƒfeminism vào năm 1974 là để khẳng định tiềm năng phụ nữ trong cuộc cách mạng sinh thái, kêu gọi phụ nữ tham gia cuộc cách mạng này để giữ gin
Trang 20trái đất, xây dựng một mối quan hệ bình đăng hài hòa giữa con người và tự nhiên, nam giới và nữ giới Từ khi hình thành đến nay, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái luôn là một phong trào chính trị được thúc đầy từ mối quan tâm của nhân loại đến các vấn đề thiết thực từ vấn đề sức khỏe phụ nữ, môi trường, sự phát triển của khoa học, công nghệ, đến các vấn đề hòa bình, chống hạt nhân, hoạt động chồng độc tài Các quan điểm của các nhà sinh nữ quyền thái về môi trường được coi là một nỗ lực đẻ thực hiện nghiêm túc các hoạt
động chính trị và các mối quan tâm chính trị
Két néi nit tinh (Feminine Connections)
Mối liên hệ giữa tự nhiên và nữ giới trong nữ quyền sinh thái không đơn giản chỉ
dựa trên một nguyên nhân gốc rễ chung của sự thông trị cả hai, mặc dù thực tế có một mối
liên hệ giữa phụ nữ và thiên nhiên theo cách mả họ từng bị áp bức trong lịch sử Nếu các nhà nữ quyền sinh thái xã hội nhấn mạnh rằng bắt kỳ mối liên hệ nào giữa nữ giới và tự nhiên hoàn toàn là kết quả của quá trình xây dựng xã hội, thì một số nhà nữ quyền sinh thái tỉnh thần cho rằng múi liên hệ này còn sâu sắc hơn mối tương đồng về áp bức, nghĩa
là không nhất thiết phải là nguồn gốc của sự áp bức, hoặc được xây dựng về mặt xã hội
mà sự kết nối giữa nữ giới và tự nhiên là vốn có và mang tính bản chất luận hay còn gọi
đó là kết nối vô thức (unconscious connection), đó chính là mối liên hệ và sự tương đồng
về thuộc tính giữa tự nhiên và nữ giới (naturalizing women and feminization of nature)
Họ cho rằng phụ nữ và tự nhiên là khởi điểm của nguồn sống: "Tạo hóa đã truyền khả
năng ban sự sống từ Mẹ Trái đất cho phụ nữ" (Wilson, K., 2005) Cam giác tôn kính đối
khả năng mang lại sự sống, điều này giúp nữ giới
với thiên nhiên bắt nguồn từ nữ tính, từ
kết nối sâu sắc hơn với thiên nhiên: “Các nhà sinh thái học tỉnh thần nhắn mạnh rằng con
người có liên hệ bản chất với thiên nhiên, và mối liên hệ này mạnh mẽ nhất đối với phụ
nữ” (Wilson, K., 2005) Cơ thể của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng bởi tự nhiên nhiều hơn
nam giới (chẳng hạn sự liên quan của chù kì kinh nguyệt với mặt trăng) Bản chất nữ tính này còn thể hiện ở một mối quan hệ lý tưởng mang đặc trưng mẫu tính không dựa trên
tương tác xã hội Đó là một mối quan hệ đặc trưng bởi sự cho và nhận không cân bằng
Người mẹ thường được coi là người không ngừng cho đi mà không mong nhận lại điều gì, trong khi đó người nhận lại là người chiếm ưu thế trong mối quan hệ Điều này có thể sẽ
Trang 21của chúng ta, con người đang tạo ra một mối quan hệ mà trong đó chúng ta không cảm thấy tội lỗi khi sử dụng quá mức các nguồn lực sẵn có Xem tự nhiên như một thực thể yêu thương vô hạn và ban tặng không ngừng khiến chúng ta sẽ nhằm lẫn rằng hành tỉnh trái đất tồn tại vì lợi ích của chúng ta, chúng ta có thể tận dụng những gì nó cung cấp và cũng khiến
ta tin rằng chúng ta có quyền nhận, lấy mà không có hậu quả Thực tế, mẹ thiên nhiên sẵn sàng kết thúc cuộc sống của những sinh vật mà bà tạo ra mà không hối hận Mặt khác, nếu coi nữ tính là gần với thiên nhiên thì lại hạ thấp giá trị của phụ nữ, khi cho rằng họ thuộc về
những gì hoang dã, và thiếu kiểm soát Nhiều nhà sinh thái học lo ngại rằng việc ghi nhận
trái đất với những đặc điểm của người mẹ sẽ tiếp tục duy trì tư duy thứ bậc có hại (Wilson,
K., 2005) bởi *Sự liên hệ giữa phụ nữ và tự nhiên là một công cụ chính được sử dụng để áp bức họ” (Plumwood, V., 1993, tr.19) (xem phụ lục 8)
1.1.3.2 Đặc trưng giải cẫu trúc
Giải
Khái niệm nhị nguyên được dùng cho bắt cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly
Ấu trúc chủ nghĩa nhị nguyên (Dualism)
không thê thu hẹp được giữa hai loại sự vật Sự vận hành của những cặp nhị phân được thiết
lập theo nguyên tắc chính/phụ như: văn hóa/thiên nhiên, ly do/dién rồ (vô lý), đô thị (thành phố)/nông thôn, nam/nữ, văn minh/nguyên thủy, nam tính/nữ tính, con người/động vật, lý
trí/cảm xúc, phô quát/cụ thể, da trắng/da màu, thượng lưu/hạ lưu, Từ sự phân chia này
Plumwood cho rằng các thuật ngữ bên trái được hình thành đề tạo thành một thế trung tâm, trong khi các thuật ngữ bên phải đóng góp cho sự hình thành nảy bị từ chối Sự khác biệt, phân cực giữa hai cõi này được thê hiện là một bên giá trị, bên mát giá trị trong đó bên chính - giá trị thuộc về đàn ông và bên phụ - mắt giá trị thuộc về đàn ba Helenne Cixous
đã dựa trên thuyết độc tôn dương vật đề vạch trần nguyên nhân của việc phân chia thế giới làm hai trục chính phụ là do các nhà triết học luôn chứng minh đàn ông đứng vào vị trí
trung tâm của toàn bộ hệ thống ngôn ngữ (đàn ông là người sáng tạo ra ngôn ngữ), nên toàn
bộ hệ thống ngôn ngữ của loài người dựa trên sự thiết lập của hệ thống ngôn ngữi(triết học nam giới Đàn ông bao giờ cũng là nhân tố tiên phong, có vai trò dẫn dắt, chỉ đạo và áp đặt
lên mọi hoạt động của nữ giới, hệ thống quan điểm có đặc điểm chính phụ cũng được thiết
lập từ đó Trong đó trục chính thuộc về đàn ông trục phụ thuộc về đàn bà Trục chính thuộc
về sự quyền uy cao quý (Đàn ông -Trước - Văn minh ~ Trắng — Ánh sáng - Tốt ~ Thiện),
trục phụ thuộc về vị trí kém cỏi (Đàn bà — Sau - Hoang đã - Đen - Bóng tối ~ Xấu - Ác)
Sự xuất hiện và trật tự trước sau của những cặp nhị phân nảy hàm chứa những tương quan quyền lực giữa cái chiếm ưu thế quyền lực và cái yếu thế bị trấn áp Trong về
Trang 22phụ/bị yếu thế và trần áp có một sự tương đồng trong cách thức người phụ nữ và tự nhiên
bị chiếm đoạt và nô dịch bởi đàn ông và loài người Các nhà nữ quyền sinh thái cho rằng chính sự phân cấp thế giới mang tính nhị nguyên là nguyên nhân của sự thống trị Người
ta luôn coi trọng phía cao hơn: lý trí hơn bản năng, con người hơn động vật; nam giới hơn
nữ giới Do vậy, nhân loại luôn đặt ở vị thế trung tâm so với thế giới phi nhân, phụ nữ
luôn thấp hơn so với đàn ông Sự logic này dẫn đến sự thống trị của nam giới với giới tự
nhiên và nữ giới Karen Thornber cho rằng: “Diễn ngôn của nữ quyền sinh thái nói chung
a thường lập luận rằng việc khai thác thiên nhiên và phụ nữ có mối quan hệ mật thiế (Thomber, K., 2011) Cheryll Glotfelty cũng nhận ra sự tương đồng trong cách thức người phụ nữ và tự nhiên bị chiếm đoạt, nô dịch bởi đàn ông và loài người Sự phân chia thế giới theo quan điểm nhị nguyên này xuất phát từ phương Tây nhưng đã trở thành diễn
ngôn chủ đạo trên thế giới, nó biện hộ cho vị thế thống trị của con người với tự nhiên và
của nam giới với nữ giới mà chúng ta gọi đó là chủ nghĩa nhân loại trung tâm hay chủ nghĩa nam quyền trung tâm mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau Phản tư lại quan niệm này các nhà nữ quyền sinh thái đã tái định giá lại mối quan hệ giữa nature và human cũng như:
là women và man Không phải là ở vị thế đối nghịch giữa thuộc tính văn minh, tỉnh thần
khai sáng, nhân tính và sức mạnh, thuộc tính hoang dã, tăm tối, thú tính, bất kham nữa,
giải cầu trúc nhị nguyên, các nhà nữ quyền sinh thái đã hình thành một ngôn mới về
vị thế của con người đối với tự nhiên, nam giới với nữ giới để loài người nhận thức rõ sự tha hóa, tàn nhẫn của mình và tô đậm sự thuần khiết tự do bao dung của thiên nhiên
Gi
¡ cấu trúc chủ nghĩa nhân loại trung tâm (Anthropocentrism)
Chủ nghĩa nhân loại trung tâm là quan điểm lấy con người làm trung tâm của vũ trụ, coi con người có vị trí tách biệt và cao hơn tự nhiên, cuộc sống của con người có giá
trị nhất trong sự tồn tại của vũ trụ còn những thực thể khác thuộc giới tự nhiên hữu sinh
hay vô sinh chỉ là tài nguyên để con người khai thác và phục vụ cho lợi ích của mình:
“Con người được tôn vinh với sức mạnh không lồ, cả về thê lực lẫn trí lực, với khả năng
và khát vọng khám phá, chỉnh phục tự nhiên, làm chủ và thống trị tự nhiên” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017, tr.57) Nguồn gốc của chủ nghĩa nhân loại trung tâm xuất phát trước tiên
từ chủ nghĩa nhân bản Hi Lap cé đại “coi con người là thước đo vạn vật”, thứ hai là từ chủ nghĩa duy lý thế ki XVII~ XVIH coi con người là chủ nghĩa nhân văn là chúa tê của giới
tự nhiên và thứ ba là từ Thiên chúa giáo coi con người mang bản chất thần thánh của Chúa thiêng liêng và có quyền thống trị tự nhiên
Trang 23Tỉnh thần duy lý của chủ nghĩa nhân loại trung tâm thúc đây sức mạnh trí tuệ con người tạo ra những thành tựu rực rỡ với tất cả các lĩnh vực đặc biệt là văn minh công nghiệp Tuy nhiên, nó cũng được cho là nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng sinh thái, quá tải dân số và sự tuyệt chủng của nhiều loài không phải con người Mặt trái của nền văn
minh công nghiệp khiến môi trường bị ô nhiễm, sinh thái bị phá vỡ, đe dọa sự sống toàn cầu Trong đó, nữ giới là người gánh chịu hệ lụy nặng nề nhất từ nguy cơ này, chính vì vậy chủ nghĩa nhân loại trung tâm chịu sự lên án của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
Chủ nghĩa nam giới trung tâm được coi là sự phái sinh của chủ nghĩa nhân loại trung tâm bởi đặc tính thống trị được xã hội cho phép, chấp nhận ở nam giới nhưng không khuyến khích nó cho người phụ nữ Sự tương đồng ở đặc trưng thống trị của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và chủ nghĩa nam giới trung tâm khiến những thuật ngữ này được sử dụng như từ đồng nghĩa trong những công trình nghiên cứu về môi trường Daniel Pérez Marina phân tích cách mà con người được cho là chiếm vị trí đặc quyền của vũ trụ từ mô hình giải cấu trúc chủ nghĩa nhân loại trung tâm của Val Plumwood Plumwood định nghĩa chủ nghĩa nhân loại trung tâm là một cấu trúc phổ biến và là nền tảng các hình thức
áp bức khác nhau như chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính Vai trò của cấu trúc nảy là để tạo ra một trung tâm (centre) và ngoại vi (periphery), một kẻ áp bức (oppressor) va bi ap bite (oppressed), một trung tâm (centre) và khác (the other) Daniel Pérez Marina đã mô tả lại những đặc trưng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm của Val Plumwood với những đặc trưng sau: (xem thêm phụ lục 7)
1 Loại trừ triệt để (Radical exclusion): Những người ở trung tâm được coi là hoàn toàn tách biệt và vượt trội so với người khác Trung tâm được thể hiện là không mang các phẩm tính thấp kém của cái khác và cái khác thiếu các phẩm tính xác định của trung tâm
Sự khác biệt đó được nhấn mạnh đến mức ngăn chặn hoặc hủy bỏ bất kỳ ý nghĩa nào về
sự kết nối tương đồng giữa chúng,
2 Đồng nhất hóa (Homogenization): Những người ở ngoại biên được coi là như
nhau và có thể thay thế nhau Điểm tương đồng được phóng đại và sự khác biệt bị coi nhẹ
trong nhóm đó "Cái khác không phải là một cá nhân mà có liên quan đến như một thành viên của một nhóm có thể hoán đổi cho nhau vật phẩm Sự khác biệt chi được thừa nhận khi chúng ảnh hưởng hoặc được coi là có liên quan đến mong muốn và hạnh phúc của những người ở trung tâm” (Marina, D P., 2009, tr.11)
3 Phủ nhận (Denial): Cái khác được biết đến là không cần thiết Những người ở trung tâm phủ nhận những phụ thuộc vào những người ở ngoại biên
Trang 244 Sát nhập (Incorporation): Những người trung tâm không thừa nhận quyển tự chủ của người khác Cái khác được miêu tả như là một chức năng của giá trị trung tâm Cái khác là sự phủ định của những phẩm chất đặc trưng cho những người ở trung tâm, đó là những phẩm tính được trân trọng và quý trọng nhất về mặt xã hội và văn hóa
5 Chủ nghĩa công cụ (Instrumentalism): Những người ở trung tâm phủ nhận sự độc lập của cái khác Cái khác trở thành một phương tiện hoặc tài nguyên mà trung tâm có
quan hệ này 1/Loại trừ triệt để: Con người được thê hiện như tách biệt hoàn toàn với
thiên nhiên Bản sắc con người thực tế bị giảm xuống những đặc điểm làm cho nhân loại trở nên khác biệt từ thiên nhiên, phủ nhận những cái mà cả hai cùng chia sẻ Thiên nhiên được diễn tả là thiếu những đặc tính xác định của con người Những trải nghiệm của con
người cũng không có sự kết nối hoặc sự gắn bó nảo với thiên nhiên, đức tính của họ
thường được xác định với những đặc điểm được phân loại là duy nhất ở con người 2/ Đồng nhất hóa: Thiên nhiên được coi là một hệ thống các bộ phận có thể thay thế cho nhau được, sự khác biệt chỉ thừa nhận khi chúng được cho là ảnh hưởng đến ham muốn
và hạnh phúc của con người và các giá trị của nó bị đánh giá thấp ghi trọng 3/Từ
có trật tự, theo đó con người sẽ áp đặt, thống trị thiên nhiên bằng trật tự và lý trí 5/ Chủ nghĩa công cụ: Thiên nhiên trở thành một phương tiện hoặc một tài nguyên mà con người
có thể tận dụng để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, nó chỉ được coi trọng khi con người
tìm thấy sự hữu ích trong đó
Daniel Pérez Marina đã dựa vào mô hình chủ nghĩa trung tâm trên của Val Plumwood
để áp dụng cho mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới Cấu trúc chủ nghĩa trung tâm này cho
thấy một trung tâm - nam tính và cái khác - nữ tính với những yếu tố sau:
1 Loại trừ triệt dé (Radical exclusion): Đàn ông được xem là hoàn toàn tách biệt
và vượt trội so với đàn bà Bản sắc đàn ông của họ thực tế bị giảm xuống những đặc điểm
Trang 25được cho là khiến đàn ông khác với phụ nữ Đặc tính nam tính là kết quả của việc loại trừ những đặc điểm đó ~ những đặc điểm đã được phân loại và chỉ có phụ nữ độc quyền Phụ
nữ được cho là thiếu các đặc tính nam tính đó Tắt cả điều này làm giảm đi những trải nghiệm của người đàn ông hoặc quan hệ tương đồng với phụ nữ
2 Đồng nhất hóa (Homogenization): Tất cả phụ nữ được hình dung là như nhau
Họ được cho là chia sẻ một tính đồng nhất và không thê thay đồi Sự khác biệt giữa họ chỉ được thừa nhận ở khả năng làm ảnh hưởng đến dục vọng, hạnh phúc của đàn ông và tất nhiên sự đa dạng cá nhân của nữ giới bị đánh giá thấp nghiêm trọng
3 Phủ nhận (Denial): Phụ nữ được nhìn nhận là không cần thiết, họ chỉ đứng sau cuộc sống của đàn ông Công việc và đóng góp của họ bị coi thường hoặc mắt giá Họ chỉ được ghỉ nhận như những người chăm sóc cho trẻ em, người bệnh và người giả, các công việc nội trợ, tình yêu và thân tình mà họ mang lại, còn những đóng góp của họ cho văn hóa, nghệ thuật và lịch sử bị đánh giá thấp hoặc bị phớt lờ
4 Sát nhập (Incorporation): Phụ nữ được định danh trong mối quan hệ với nam giới Họ được hình dung như là sự bất toàn hoặc là sự phủ định những phẩm chất được hiểu là đặc trưng nam giới
5 Chủ nghĩa công cụ (Instrumentalism): Phụ nữ bị tước bỏ mọi sự độc lập Họ trở thành một phương tiện hoặc một nguồn lực ma đàn ông có thê tận dụng để thỏa mãn nhu cầu và sở thích của chính họ Giá trị vì sự hữu ích của họ được ghi nhận thông qua cách mà người đàn ông đánh giá chứ không phải theo ý muốn và quyền lợi của họ Họ được ghi
nhận ở vai trò là một người vợ tốt và người mẹ tốt Ví dụ, theo Rousseau, nhiệm vụ của
người phụ nữ là người được lòng anh ta, để có được sự tôn trọng và tỉnh yêu của anh ta, để dạy dỗ anh ta thời thơ ấu, để chăm sóc anh ấy trong tuôi trưởng thành, đề hỗ trợ và đề làm
cho cuộc sống của anh áy dễ chịu và hạnh phúc (Marina, D P., 2009),
Dựa vào sự phân tích của Daniel Pérez Marina, chúng tôi đưa ra bảng đối chiếu dưới đây giữa chủ nghĩa nam quyền trung tâm và chủ nghĩa nhân loại trung tâm:
Chủ nghĩa nam quyền trung tâm
(Androcentrism)
Chủ nghĩa nhân loại trung tâm (Anthropocentrism)
(1) Tư duy nam giới trung tâm, cho rằng
nam giới có sự vượt trội so với phụ nữ
(1) Tư duy lẫy con người làm trung tâm, khẳng định sự vượt trội của con người so với tự nhiên
() Sắp xếp, điều đình hệ thông cấu trúc
thống trị của nam giới (2) Chỉ có con người là có luân lý và thê
lực
Trang 26
Chủ nghĩa nam quyền trung tâm
(5) Xuât phát từ tư duy phân cap gia trị
bao gồm các thứ bậc sau: đàn ông/phụ nữ,
văn hóa/bản năng, linh hồn/thể
cảm xúc, công nghệ/lao động
c„ lý trí/
(5) Xuât phát từ tư duy phân cap giá trị
bao gồm các thứ bậc sau: con người/thiên
nhiên, văn hóa/tự nhiên, linh hồn/thể xác,
lý tricảm xúc, con người/động vật
(6) Các giá trị nhị nguyên đối lập được xác
định là: đàn ông - phụ nữ, bản năng ~ văn
(8) Đặc quyên của đàn ông là công việc
địa vị, bạo lực và quyền hạn
(8) Dac quyên của con người là luân lý,
ó thê thấy chủ nghĩa nhân loại trung tâm và chủ nghĩa
ó sự liên kết với nhau thông qua một sự logic của cơ chế thống trị
và một khung khái niệm áp bức Xuất phát từ cấu trúc trên, nhân vị đàn bà đã bị suy giảm giá trị nghiêm trọng, họ và tự nhiên cùng nằm trên một tuyến và đều chịu sự áp bức thống trị của nam giới Sự tương đồng dễ dàng nhận thấy ở thuyết nhân loại trung tâm và thuyết nam giới trung tâm là những thực thê hợp lý và lý trí trái ngược với tính thể xác, đa cảm, vật chất, vụn vặt, không chắc chắn và chủ quan Cả tự nhiên và nữ giới đều kết hợp những đặc điểm xấu xa nảy, nhân loại trung tâm và đàn ông trung tâm được kỳ vọng sẽ vượt qua thiên nhiên và đàn bả
Từ việc tìm thấy điểm tương đồng giữa nhân loại (con người)/đàn ông và nữ giới/tự nhiên chúng ta có thê khẳng định sự liên quan, tính kết nói của chủ nghĩa sinh thái
và chủ nghĩa nữ quyền ở đặc tính ấu trúc nhị phân Các nhà nữ quyền sinh thái nhận
ra sai lâm nghiêm trọng trong nội hàm của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và chủ nghĩa nam giới trung tâm đã dẫn đến những nguyên nhân của nguy cơ sinh thái, bất bình đẳng giới Val Plumwood cho rằng chủ nghĩa nhân loại trung tâm và nam quyền trung tâm về
Trang 27cơ bản đã tạo ra vô số ảo tưởng trong niềm tin và nhận thức của con người Những ảo tưởng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm mang lại là thiên nhiên bị hạ cấp, vô dụng, bị từ chối, vô trật tự và thụ động Thì chủ nghĩa nam quyền trung tâm đã tạo ta những “kịch ban” cho nam tính và nữ tính Sự thật, không phải tất cả nam giới cũng như là tất cả nữ giới đều giống hệt như nhau, cả nam giới lẫn nữ giới đều không theo một nguyên bản được gán cho giới tính riêng của họ một cách mù quáng Họ có thể vượt qua rào cản giới
tính đó Chủ nghĩa nam giới trung tâm che giấu sự thật rằng mọi người thực sự độc lập,
kết nối một cách hợp lý và tình cảm Đàn ông và phụ nữ bị ngăn cản phát huy hết khả năng của họ như con người Đàn ông và phụ nữ phải kìm nén những năng lực nguyên
thủy vốn có để phù hợp với kịch bản của chính họ Chăng hạn, bản sắc và đức tính của
nam giới là đối lập với cảm xúc và những đặc tính của nữ tính Chính vì lẽ đó các nhà nữ quyền sinh thái chủ trương giải cấu trúc triệt đề chủ nghĩa nhân loại trung tâm đề giảm nguy hại đối với giới tự nhiên và những tôn thương đối với nữ giới Không chỉ phê phán chủ nghĩa nhân loại trung tâm, các nhà nữ quyền sinh thái cũng lên án chủ nghĩa nam giới trung tâm bởi đây là sự phái sinh của chủ nghĩa nhân loại trung tâm Họ cho rằng điểm
giống nhau trong cơ sở triết học của hai lý thuyết này là đều lấy sự đối lập nhị nguyên của
con người và tự nhiên, chủ thể và khách thể, thẻ xác và tâm hỗn, tình cảm và lý trí làm lý
của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái
và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đều lấy việc xóa bỏ sự đối lập nhị nguyên làm cơ sở triết
luận triết học và phương thức tư duy Ngược lại, lý luậ
học:
Từ việc phơi bày sự giống nhau của logic áp bức đối với tự nhiên và phụ nữ của trr
tưởng chủ nghĩa nhân loại trung tâm, thế giới quan nam tính và tư tưởng nhị nguyên luận, trào lưu này phản đối chủ nghĩa nhân loại trung tâm và chủ nghĩa nam giới trung tâm, chủ
trương thay đối tư tưởng con người thống trị tự nhiên Nó phê phán chế độ phụ quyền; phản đối các quan niệm dẫn đến sự bóc lột, thong tri, tan công; ca ngợi bản chất nữ tính (nhưng không theo chủ nghĩa bản chất), mục tiêu là xây dựng một tư tưởng mới theo nguyên tắc
của chủ nghĩa sinh thái và chủ nghĩa nữ quyên (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017)
Các nhà phê bình nữ quyền sinh thái đều cho rằng: “nhân loại” trong chủ nghĩa nhân loại trung tâm không hẳn là “tất cả mọi người”, mà chỉ là “đản ông”, đặc biệt là “đàn ông da trắng”; còn phụ nữ, người da màu, giai cấp công nhân, người dân của những nước nghèo nàn lạc hậu thuộc thế giới thứ ba và những dân tộc nhỏ khác đều là nạn nhân trực tiếp của nguy cơ sinh thái và văn hóa phụ quyền Vì thế, chính xác hơn, nên gọi nguồn gốc của nguy cơ sinh thái là chủ nghĩa nam giới trung tâm thay cho chủ nghĩa nhân loại trung tâm Cần nói thêm, các nhà nữ quyền sinh thái chủ trương đối lập với xu hướng
Trang 28nhân loại trung tâm, nam giới trung tâm nhưng không chủ trương lấy nữ giới trung tim bởi: “Chúng ta không thể thoát khỏi điểm nhìn của con người và không thê di chuyên vào điểm nhìn khác, nhưng chúng ta có thể trở nên quan tâm đối với sự tồn tại của những cái nhìn khác, ít nhất là một động tác trong tưởng tượng, đặt hệ thóng sinh thái, chứ không
phải là con người vào trung tâm” (Kerridge, R., 1998), ho dé cao nguyên tắc “lệch tâm nguyên tắc “tản quyền” Các nhà nữ quyền sinh thái hoài nghỉ và phản đối quyết liệt nguyên tắc “hướng tâm” “tập quyền” của thuyết nhân loại trung tâm, họ chỉ ra những sai
chủ nghĩa hiện đại
lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa nhân loại trung tâm trong nội hàm ct
đã dẫn đến nguyên nhân của nguy cơ sinh thái và bất bình đăng giới Vì chỉ có thể thông qua giải cấu trúc triệt đề chủ nghĩa nhân loại trung tâm mới làm giảm đi sự nguy hại
đối với tự nhiên và nữ giới
1.1.4 Tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học 1.1.4.1 Phê bình nữ quyền sinh thái (ecofeminist criticism)
Phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (ecofeminist literatury criticism)
ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX và là bước phát triển của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái Nếu phê bình sinh thái nghiên cứu mỗi quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên, phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính thì phê bình văn học
từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một góc nhìn mới mẻ cho việc giải quyết nguy cơ sinh thái và vấn đề bất bình đẳng giới Từ vấn đề con người - tự nhiên, phê bình văn học từ
chủ nghĩa nữ quyền sinh thái còn mở rộng tầm nhìn đến các vấn đề khác như giới tính, chủng tộc, giai cấp, công bằng, môi trường Ngoài ra, lý thuyết này còn xây dựng các
điển hình nam tính và nữ tính phản truyền thống có trí tué sinh thai (ecological wisdom)
và cảm quan sinh thái (ecological sensibility) Vì vậy, phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ
I quyền và phê bình sinh thái
quyền sinh thái là một bước khai phá và phát triển sâu hơn, cao hơn so với phê bình nữ
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái và lý luận văn học cùng hỗ trợ và tương tác lẫn nhau để cung cấp nền tảng cần thiết biến phương pháp phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái thành một một lý thuyết phê phán áp dụng cho cả mối quan
hệ giữa tự nhiên và nữ giới Phê bình văn học nữ quyển sinh thái đã thu hút một loạt các phương pháp tiếp cận liên ngành như: Phê bình nữ quyền (Feminist), Phê bình sinh thái
(Ecocricism), Luan ly hoc trai dat (The land ethic), Thuyết giải phóng động vật (Animal
liberation) tạo một cơ sở lý luận và quan niệm cho việc xây dựng mối quan hệ hài hòa
giữa con người và tự nhiên Lý thuyết đã chín muỗi cộng với bối cảnh môi trường sinh
Trang 29thái trên trái đất này bị suy thoái nghiêm trọng, phong trảo nữ quyền phát triển mạnh mẽ, các nhà nữ quyền sinh thái tiến hành kết hợp vấn đề môi trường và vấn đề phân biệt giới trong nghiên cứu văn học Từ đó, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ở Mỹ bắt đầu xâm nhập vào lĩnh vực văn hoc Naomi Guttman trong tiêu luận Chử nghĩa nữ quyên trong nghiên
cứu văn học (Ecofeminism in Literary Studies) đã đưa ra khái niệm về phê bình văn học
từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như sau:
Phê bình văn học từ nữ quyên sinh thái khai quật các quan điểm của chủ nghĩa nữ:
quyển sinh thái trong tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm viết vẻ tự nhiên; từ góc nhìn của chủ nghĩa nữ quyên sinh thái để đọc tác phẩm văn học, chủ yếu là tác phẩm văn học
nữ quyên; định giá lại các sáng tác của văn học nữ và sáng tác tự nhiên vốn bị xếp vào
thé tài văn học bên lề; thông qua việc vận dụng lý luận văn học nữ quyên sinh thái để đưa sáng tác tự nhiên vào hàng ngũ văn học kinh điển truyền thống; tham khảo thêm vẻ phê bình nữ quyên, từng bước xây dựng lý luận phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyên sinh
thái (Guttman, N., 2002, tr 41)
Ở Việt Nam, phê bình nữ quyền sinh thái là một khuynh hướng nghiên cứu văn
học mới được giới thiệu, hơn nữa, bản thân nó cũng là một khuynh hướng nghiên cứu văn học chưa hoàn toàn định hình, còn đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn thiện Cơ sở lý luận của phê bình nữ quyền sinh thái là sự hài hòa, bình đẳng giữa con người và tự nhiên, nam giới và nữ giới, vừa đảm bảo lợi ích của con người, vừa đảm bảo lợi ích sinh thái
Phê bình sinh thái vận dụng các phương pháp nghiên cứu của phê bình nữ quyền và phê
bình sinh thái để xử lý văn bản văn học, vừa đảm bảo tính thực tiễn, vừa đảm bảo tính thắm
mỹ Phạm Ngọc Lan bước đầu đã đưa ra khả năng ứng dụng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học và khẳng định tính liên ngành cũng như đặc trưng cơ bản của
màu, v.v " (Phạm Ngọc Lan, 2016)
Nguyễn Thị Tịnh Thy cũng đã xác lập cơ sở lý luận của khuynh hướng nghiên cứu
này, đồng thời thử tìm ra hướng thao tác nghiên cứu đề có thê vận dụng vào thực tiễn văn học nước nhà Tác giả định nghĩa phê bình nữ quyền sinh thái theo nghĩa rộng như sau:
Trang 30Phê bình văn học chủ nghĩa nữ quyén sinh thái hiểu theo nghĩa rộng là một diễn
ngôn gắn với chính trị, phân tích những kết nối mang tính khái niệm giữa việc đối xử với
phụ nữ và thế giới phí nhân, vừa là sự mở rộng của phê bình sinh thái qua lĩnh vực nghiên
cứu về giới, vừa là một trào lưu thời đại do phong trào môi trường và phong trào nữ quyên
hợp thành (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017b)
Van đề cót lõi của phê bình nữ quyền sinh thái là cái nhìn phản tư thuyết nhị nguyên cho rằng: đàn ông và nam tính gắn liền với văn hóa và văn hóa có giá trị, trong khi phụ nữ
và nữ tính gắn liền với thiên nhiên và cả hai đều bị mắt giá Những định giá được liên kết
này dẫn đến hệ thống phân cấp, sau đó được sử dụng đề biện minh cho sự thống trị của phụ
nữ, tự nhiên và tắt cả những người có liên quan Phơi bày những mối
trong văn học và văn hóa cũng như tư tưởng chính tri, truyền thông, giáo dục và các khía
cạnh khác của xã hội là một thành phần quan trọng của phê bình nữ quyền sinh thái
Tom lai, phé bình nữ quyền sinh thái là sự tích hợp giữa phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền để đưa ra những kiến nghị về vấn nạn sinh thái và bắt bình đẳng giới Phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái lại là một kiểu phê bình sinh thái vì nó hoài nghỉ, giải cấu trúc, lật đỗ chủ nghĩa nhân loại trung tâm - gốc rễ của những nguy co sinh thái Nó hướng con người trở về với cái chân, với thiên tính tự nhiên, xây dựng sinh thái tỉnh thần của con người, khôi phục thế giới quan “thiên nhân hợp nhất” Nó nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất giữa con người và tự nhiên, giải cấu trúc phương thức tư duy đối lập nhị nguyên giữa nam giới/nữ giới, văn hóa/tự nhiên, tỉnh thần/thể xác, lý trí/tình cảm trong văn hóa truyền thống; xác lập phương thức tư duy phi nhị nguyên và quan niệm phi
và phê phán sự áp bức song trùng đối với tự nhiên và phụ nữ, đào sâu giá trị sinh thái, đặc
trưng văn học và nội hàm thâm mỹ của lối viết tự nhiên nữ tính, so sánh sự khác biệt giữa
lối viết tự nhiên của hai giới nam và nữ đề từ đó hình thành một khuynh hướng phê bình văn học mới Sự kết hợp giữa phê bình sinh thái và phê bình nữ quyền là bởi sự tương
đồng về vận mệnh của nữ giới và tự nhiên, đàn ông nô dịch phụ nữ bắt đầu từ việc nô dịch
tự nhiên Sự nô dịch này được thực hiện toàn diện, triệt để trong xã hội tư bản thời đại công nghiệp hóa Mặt khác bản chất của hai lý thuyết này đều là đặc tính giải cấu trúc Phê
bình sinh thái chống lại chủ nghĩa nhân loại trung tâm cực đoan hẹp hỏi, còn phê bình nữ quyền chống lại phê phán chủ nghĩa nam quyền trung tâm, giải phóng phụ nữ, xóa bỏ đối
Trang 31lập nhị nguyên nam ~ nữ Như vậy, phê bình văn học từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tích hợp trong nó sự đa dạng của nhiều lý thuyết có liên quan đến nhau Nó sử dụng điểm nhìn
đa trùng vừa tự nhiên, môi trường và giới tính đề tiền hành phê bình văn học đồng thời liên kết các nhân tố đó lại với nhau để làm nên một nguồn nội lực phản tư, giải cấu trúc quan
niệm đối lập nhị nguyên, phê phán chủ nghĩa nhân loại trung tâm và văn hóa chế độ phụ quyền trung tâm từ đó giải phóng vị trí “kẻ khác” và "bên lề” của tự nhiên va nữ giới, thức tỉnh ý thức chỉnh thể sinh thái và ý thức nam nữ bình đẳng của mọi người, xây dựng một xã hội bình đăng, hài hòa giữa nam và nữ, giữa các giống loài, giữa xã hội loài người với vạn
vật trong tự nhiên, một thế giới rực rỡ phòn vinh với đa dạng văn hóa, đa dạng sinh vật
1.142 Đặc trưng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học
Phê bình nữ quyền sinh thái hấp thu các tiền đề lý luận của nhiều ngành khoa học khác nhau kết hợp với phương thức nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu riêng biệt để tạo
nên những đặc trưng của mình cụ thê như sau:
- Lâm sáng tỏ mối quan hệ giữa nữ giới và tự nhiên, khám phá những cách mà những mối quan hệ này được hình thành và miêu tả trong văn bản văn học Chẳng hạn, đào sâu những nội dung phong phú về hình tượng kép người mẹ - trái đất (như giả thuyết Gaia) trong tac phim văn học, miêu tả và phân tích những tồn tại bản chất của nữ giới Một số nhà phê bình nữ quyền sinh thái dựa vào văn học, đặc biệt là văn bản sử dụng lối viết tự nhiên (nature writing) đề giải mã hệ thống ký hiệu quyên của biểu tượng ngôn ngữ
tự nhiên và phụ nữ Họ cũng tập trung vào ngôn ngữ, đặc biệt là các mối liên hệ mang tính biểu tượng về nữ giới và tự nhiên Mặt khác, việc xem xét lại việc mô tả về tự nhiên và nữ
giới bằng một hệ thống ngôn ngữ chung còn đề làm rõ đó là mối quan hệ tương đồng hay
là chỉ tô đậm thêm sự mắt mát giá trị của nữ giới Từ đó, chú ý tới việc không duy trì ngôn ngữ theo chủ nghĩa phân biệt giới tính và quyền lực của diễn ngôn thống trị cũng là một mục tiêu của phê bình nữ quyền sinh thái
- Phê phán các hình thức phân cấp và thống trị như: chủ nghĩa nhị nguyên, chủ nghĩa nhân loại trung tâm, chủ nghĩa nam giới trung tâm, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dị tính ủng hộ tính trung tâm của đa dạng xã hội và đa dạng sinh học tồn tại trên hành tỉnh này Nhắn mạnh sự phát triển hài hòa bình đẳng giữa con người và tự nhiên, nam giới và nữ giới, coi đó là tiền đề và cơ sở để con người có thê tiếp tục duy trì sự phát triển
~ Dùng điểm nhìn song trùng của sinh thái và nữ quyền đề tiến hành nghiên cứu văn học; đi tìm sự mất mát của tự nhiên và nữ quyền trong tác phâm văn học; khảo sát vị trí “kẻ
Trang 32khác”, “bên lề”, “câm lặng” của tự nhiên và nữ giới trong văn bản; kêu gọi mọi người hiểu
và tôn trọng tự nhiên và nữ giới; thức tỉnh ý thức bảo vệ tự nhiên và ý thức bình đẳng nam
nữ Salleh cũng xem phê bình nữ quyền sinh thái không phải là một nhánh đơn lẻ, tuyến tính mà là một cách tiếp cận có nhiều nhiệm vụ hợp nhất giữa vấn đề nữ quyền và vấn đề tự
nhiên, ngoài ra còn có mối quan hệ với sinh thái học chiều sâu và chủ nghĩa Mác:
Không giống như các lý thuyết về môi trường nói chung và sinh thái học chiều sâu nói riêng, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không theo đuổi đối tượng của nó bằng một
phương pháp phê bình tuyến tính đơn giản Nó có nghĩa vụ tham gia vào một quá trình
biện chứng zig-zag giữa (a) nhiệm vụ nữ quyên là thiết lập quyên có tiếng nói chính trị
của phụ nữ; (b) nhiệm vụ sinh thái là phá vỡ đặc tính gia trưởng trong hệ thông chính trị
bằng cách thảo gỡ mối quan hệ thống trị của con người với tự nhiên; và (c) nhiệm vụ nữ- quyên sinh thái là chứng mảnh cách sống khác biệt của phụ nữ trong mối quan hệ với
thiên nhiên (Salleh, A., 1992, tr.197)
- Nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề chuyển đổi tư tưởng trong nguy cơ môi trường và bất bình đẳng giới vì những nguy cơ mà tự nhiên và phụ nữ hiện đang gặp phải
không đáng sợ bằng hệ thống tư tưởng dẫn đến những nguy cơ ấy Vậy nên, cần phải chữa lành các cá nhân, văn hóa và hệ thống bị tha hóa, thông qua các thực hành tâm linh, tâm lý, văn học, nông nghiệp, kinh tế, chính trị
lưới bình đẳng, nhân văn, nhìn nhận lại văn hóa nhân loại Văn học là một kênh quan trọng
tháo gỡ các thể chế áp bức và xây dựng các mạng
trong việc góp phần chuyển đổi hệ tư tưởng này Phát triển một thực tiễn văn học theo chủ nghĩa nữ quyền sinh thái giúp “hình thành và phát triển một khuôn khổ cụ thê dành cho những sáng tác của nữ giới” (Guttman, 2002, tr.44), hơn thế, còn động viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào sinh thái và các phong trào nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình
- Đối tượng của phê bình nữ quyền sinh thái không chỉ là những tác phẩm đương đại mà nó còn hướng đến những tác phẩm văn học truyền thống, từ đó khơi dậy những giá trị nhân văn trong mối quan hệ giữa tự nhiên và nữ giới từng bị chôn
vùi
- Nội hàm của phê bình nữ quyền sinh thái mang đặc trưng kết nói đa nguyên Phê bình nữ quyền sinh thái là sự tích hợp giữa phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái Mục đích cơ bản của phê bình nữ quyền là phủ định sự thống trị và áp bức của nam giới đối với
Trang 33chủng tộc, chủ nghĩa kinh điền, định kiến và phân biệt đối xử với ngưới khuyết tật, định kiến và phân biệt tuổi tác, chủ nghĩa độc tôn dị tính, chủ nghĩa do thái và chủ nghĩa thực dân bởi vì việc tìm hiểu chúng giúp con người hiểu được tình trạng lệ thuộc của phụ nữ Greta Gaard cũng cho rằng: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không chỉ dựa vào sự nhận biết các mối liên hệ giữa việc lợi dụng tự nhiên và việc đè nén phụ nữ trong những xã hội nam quyền mà cả trong nhận thức rằng hai hình thái thống trị này được gắn với bóc lột giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới” (Gaard, G tr.1) Như vậy, luôn phải bóc tách vấn đề nữ quyền sinh thái trong nhưng mối quan hệ tác động qua lại là cách tiếp cận mà các nhà nữ quyền sinh thái phải làm bởi “việc bóc lột tự nhiên bao giờ cùng đi kèm với sự áp bức xã hội” Phê bình nữ quyền sinh thái còn tích hợp
với kiến thức của nhiều ngành bởi sự ra đời của nó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tự nhiên,
xã hội, liên quan đến sự xuống cấp của môi trường và những giá trị đạo đức tỉnh thần Vậy nên, nữ quyền sinh thái cần sự tích hợp của các kiến thức ngành khoa học khác như sinh
Tinh kha dụng của phương pháp tiếp cận theo nữ quyền sinh thái xuất phát từ sự cởi
mở so với cách tiếp cận theo chủ nghĩa sinh thái truyền thống Trong khi nữ quyền sinh thái
có thể được áp dụng cho các phong trào chính trị, kinh tế và văn hóa nói chung, thì chủ nghĩa sinh thái chủ yếu giới hạn trong phân tích các tác phẩm văn học và văn hóa Tính mở của nữ quyền sinh thái căng được phản ánh trong nội hàm phê bình văn học của nó, là dựa trên những ý tưởng nữ quyền, và sinh thái để khám phá tầm nhìn của nữ quyền sinh thái trong văn học nói chung nhưng đặc biệt là trong sáng tác tự nhiên (nature writing),
Ở Việt Nam, lý thuyết này du nhập và được các học giả hưởng ứng những năm gan đây nên không khỏi bộc lộ những thiếu sót và hạn chế về mặt lý luận Nó không có một
hệ thống lý thuyết hoàn thiện mà dung hợp nhiều hệ hình, nhiều tư tưởng khác nhau Nó
Trang 34cũng chưa xây dựng được lý luận đa ngành về phê bình văn học gồm sự giao thoa giữa sinh thái - nữ quyền — sáng tác - phê bình nên ứng dụng thực tiễn của lý thuyết này còn chưa được phô biến rộng rãi Nguyễn Văn Dân đề cập trong bài viết “Các jý thuyết nghiên cứu văn học và tính khả dụng ” về sự “gượng ép” khi chúng ta cố ứng dụng những
lý thuyết vốn thuộc lĩnh vực xã hội vào trong văn học: Chúng ta có vấn đề nữ quyền trong
ố lĩnh vực xã hội, nhưng trong văn học thì như thế nào? Chúng ta sẽ giải quyết vấn
đề gì Nếu không xác định được vấn đề thì việc nghiên cứu nữ quyền trong văn học
cũng chỉ là gắn một cái nhãn mới cho những công việc vẫn làm lâu nay, hoặc là du nhập vấn đề nữ quyền của phương Tây vào nước ta một cách gượng ép Ngay cả lý thuyết phê bình sinh thái cũng bị nhiều chuyên gia hồ nghỉ rằng đó chỉ là một phong trào hoạt động
xã hội nhằm bảo vệ môi trường, về sau phát triển thành lý thuyết trong lý luận van ho
không mang giá trị cách tân và đột phá Một phần cũng bởi nhiều học giả cho rằng đây là một lý thuyết “gượng ép”, đánh đồng phê bình sinh thái như một ngành thuộc sinh thái học, một phong trào văn hóa — xã hội bảo vệ môi trường Nhưng rồi, ý nghĩa thực tiễn cùng những tác động tích cực mà phê bình nữ quyển sinh thái mang lại trong nhận thức và
tư tưởng của nhiều người đã khiến các nhà nghiên cứu phải định giá lại vai trò, sức ảnh hưởng và sự đóng góp của lý thuyết này Ở giới hạn nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học có những tiềm năng sau:
- Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp của phê bình nữ quyền sinh thái
dé đọc văn bản của các tác phẩm văn học, bằng cách đọc lại các tác phâm văn học kinh
xã hội từ sự cộng sinh hài hòa và sự phát triển bền vững của đàn ông và phụ nữ, con người
và con người, con người và thiên nhiên Chính điều này đã mở ra một không gian rộng lớn, truyền cảm hứng và cung cấp một quan điểm mới cho sáng tạo và nghiên cứu văn học
- Phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học cho thấy một sự tương tác đa dạng của
sinh thái/nữ quyền/văn học/sáng tạo/phê bình, hơn thế còn mở rộng sự kết nối của mình với
Trang 35các ngành khoa học khác như: văn hóa, tự nhiên, sinh học, dân tộc học, chính trị Không chỉ khác với phê bình nữ quyền cấp tiến, vượt ra ngoài phê bình sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái đã mang lại những quan điểm mới có giá trị, những ý tưởng mới và những khám phá mới cho phê bình diễn ngôn, phê bình văn hóa và phê bình văn học
- Phê bình văn học kết hợp với nữ quyền sinh thái là cơ sở tạo nên những tác phẩm văn xuôi trong văn học Việt Nam có dấu ấn về giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc, là hướng đi mới nhằm giáo dục nhận thức về bình đăng giới Phê bình nữ quyền sinh thái là nguồn cảm hứng cho việc chuyên tải những chiều hướng phức tạp của con người
và tự nhiên, cũng như quan hệ tương tác giữa nữ giới và tự nhiên, phơi bảy, phê phán sự
áp bức song trùng lên tự nhiên và phụ nữ, đào sâu những giá trị sinh thái và xây dựng lối
viết tự nhiên nữ tính
Qua những công trình ứng dụng của thuyết phê bình nữ quyền sinh thái trong van học đương đại Việt Nam nói trên chúng tôi thấy rằng, việc dẫn nhập, ứng dụng lý thuyết này mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu Trong những công trình nghiên cứu của Trần Thị Ánh Nguyệt ~ Lê Lưu Oanh và Nguyễn Thị Tịnh Thy, lý thuyết cũng như tính ứng dụng của phê bình nữ quyền sinh thái chỉ được đề cập như là một phần cần nói thêm của phê bình sinh thái chứ chưa thực sự có một nghiên cứu chuyên sâu và vẫn thiếu một cái nhìn hệ thống và tường giải Xuất bản, nghiên cứu tương đối chuyên sâu, có hệ thống về phê bình
nữ quyền sinh thái ở nước ta vẫn còn đơn biệt so với mặt bằng chung của thế giới Tuy mới nằm ở những ngưỡng ban đầu, với thao tác chủ yếu là mô tả mối quan hệ tương hỗ của nữ giới và tự nhiên, hành trình phản tư của diễn ngôn giới nữ cũng như đánh thức tiếng nói của tự nhiên, diễn tả những bắt bình của nữ giới về sự, chiếm đoạt dẫn đến sự biến mắt, thiếu vắng thiên nhiên Nhưng trong tương lai nó đòi hỏi việc xây dựng lý luận
và hoàn thiện thi pháp nữ quyền sinh thái bởi sự cấp bách và thiết thực của nó đối với những nguy cơ mà trái đất đang đối mặt
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ nữ quyền luận sinh thái
1.2.1 Về mặt du nhập lý thuyết
Những công trình giới thiệu và dịch thuật về nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp Simone de Beauvoir trong đời sóng lý luận phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954
— 1975 có đóng góp rất lớn vào lĩnh vực phê bình nữ quyền và phê bình nữ quyền sinh thái ở
'Việt Nam Có thê kể đến: Năm 1967, Tạp chí Ƒ/ăm có một số công trình dịch thuật về Simone
de Beauvoir nhu: Than thé va va téc phim ctia Simone de Beauvoir ~ Pierre de Boisdefire
Trang 36(Vũ Đình Luu dich); Simone de Beauxoir nói về văn nghệ dẫn thân và tiêu thuyết mới (Tran Thién Dao trich dich); Madeleine Chapsal phỏng vấn Simone de Beauvoir (Nhã Điền dịch);
Simone de Beauvoir để xây dựng một đạo đức học căn cứ trên tình trạng mơ hỗ của đời sóng
(Vũ Đình Lưu dịch) Năm 1970, tap chi Van con ra sé dic biét vé Simone de Beauvoir trong
đó có nhiều bài tiêu luận đặc sắc vẻ tư tưởng nữ quyền của Simone de Beauvoir nhu: Hanh trinh ctia Simone de Beauxoir - Huỳnh Phan Anh; Những cuộc nỗi loạn của Simone de Beauwoir và hiện hữu tha nhân — lean Béguier (Nguyễn Thu Hồng dịch); Mới chuyện với Simone de Beauvoir ~ Madeleine Gobeil (Phan Ngoc Tan dich)
Nam 1996, dich giả Nguyễn Trọng Định, Đoàn Ngọc Thanh đã dịch cuốn Giới nữ của Simone de Beauvoir của nữ văn sĩ người Pháp Đây được coi là công trình dịch bài bản nhất
c nhà triết học, lịch sử,
về tư tưởng nữ quyền của Simone de Beauvoir và là cuốn sách gối đầu giường ct
bà chứng minh rằng giữa nữ giới và tự nhiên có sự tương đồng về số phận bị
giới tự nhiên trong suốt toàn bộ chế độ cũ Lịch sử đã cho thấy đàn ông luôn chiếm giữ những quyền lực cụ thể Họ luôn tìm cách đưa ra những luật lệ để giữ phụ nữ trong trạng thái tùy
thuộc và đối xử với phụ nữ như là người khác, việc này giống như việc người đàn ông bắt gặp
thiên nhiên, tác động đến thiên nhiên và tìm cách chiếm đoạt thiên nhiên Mặc dù đây là công
trình phê bình nữ quyền nhưng nó đã đưa ra nhiều sự tương quan và kết nói giữa nữ giới và tự nhiên Điều này góp phần lý giải mối quan hệ tương hỗ giữa nữ giới và tự nhiên cho thuyết phê bình nữ quyền sinh thái sau này Năm 2008, Trịnh Y Thư dịch cuốn Căn phòng riêng
Trang 37tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare hay không?” Công trình này được xem như là nền móng của phê bình nữ quyền và cũng là một bước đệm quan trọng trong việc lan tỏa
và phát triển nữ quyền sinh thái bởi nó thực sự “Mở ra một không gian xã hội rộng lớn
hơn để phụ nữ được can dự, định nghĩa lại phụ nữ, giải cấu trúc những biểu tượng định kiến về phụ nữ” (Woolf, V., Trịnh Y Thư dịch, 2009, tr 8)
Năm 2011, Lê Hồng Sâm đã dịch cuốn Sw théng tri của nam giới của Pierre
Bourdieu, góp phần tạo ra cuộc cách mạng trong nhận thức lại về trật tự vận hành của thế
giới Từ việc phân tích các mồi quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tai Kabylie, Pierre Bourdieu tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới
và nữ giới ngày nay mà tác giả gọi đó là “nghịch lý của dư luận” (paradoxe đe la doxa) Tác giả cho rằng những trật tự được thiết lập với những quan hệ thống trị của nó, những luật pháp và những điều phi pháp của nó, những đặc quyền và những sự bắt công của nó, rốt cuộc cứ vĩnh tồn một cách dễ dàng, tự nhiên, và thậm chí thường xuyên được chấp nhận Pierre Bourdieu cũng đề cập đến sự phục tùng và chịu đựng đầy nghịch lý đó là bởi
cách thức thống trị bằng bạo lực tượng trưng, bạo lực êm ái, khó cảm nhận, không nhìn
thấy được ngay đối với các nạn nhân của nó, thứ bạo lực thi hành chủ yếu bằng những con đường thuần túy tượng trưng của sự giao tiếp và sự hiểu biết hoặc chính xác hơn là sự không hiểu biết, của sự thừa nhận hoặc, ở giả thuyết tột cùng, của tình cảm Việc cần làm một cuộc cách mang trong nhận thức luôn phải đương đầu với cái “Doxa” ma Pierre dé cập bởi nó chính là biểu trưng của quyền lực văn hóa thống trị, của sức mạnh che giấu,
biến mọi tồn tại lịch sử trở thành phi lịch sử, và làm cho mọi kiến tạo xã hội trở nên mang
tính tự nhiên và nó mặc định về một thân phận bị trị dành cho người phụ nữ, mà đi kèm với nó là những chuẩn mực, luật pháp, điều kiện được xã hội quy định sao cho phù hợp với địa vị nô lệ của chính họ Công trình này của Pierre Bourdieu đã làm rõ nhiệm vụ của các nhà nữ quyền về việc tra vấn “bản chất ngụy tạo của văn hóa” và giải cấu trúc những trật tự được thiết lập với những quan hệ thống trị của nó, những luật pháp và những điều phi pháp của nó, những đặc quyền và những sự bất công của nó, vốn được gán cho là tồn tại một cách “tự nhiên” và *vĩnh viễn”
Năm 2013, Nguyễn Thị Thanh Xuân công bố bản dịch công trình, nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết và phương pháp do Tess Cosslett, Celia Lury va Penny Summer Field chủ biên Công trình này đã giới thiệu những vấn đề trung tâm trong lý
Trang 38thuyết nữ quyền Tự truyện được hiểu như một thể loại vừa như một phương pháp, một
hoạt động
Năm 2015, Nguyễn Vân Hà dich Bi dn nit tinh cua Betty Friedan tiếp tục khơi gợi
sự tái diễn giải, tái định vị vai tò, vị trí của phụ nữ, giải cấu trúc hình ảnh phụ nữ Betty Friedan phan tich van dé ma hàng triệu phụ nữ Mỹ gặp phải từ những quan niệm của xã hội cô truyền như: chỗ của phụ nữ là ở nhà, phụ nữ phải chăm sóc chồng con, phụ nữ không được và không nên đi làm Đồng thời bà cũng cho thấy họ đã phải vật lộn như thế
nào để giành lại đời mình, tính nữ được
n tạo lại bởi các phương tiện truyền thông
nghiên cứu hàn lâm, bệnh viện, trường học như thế nào Cuốn sách được viết vào thế kỹ
trước nhưng đến bây giờ những vấn đề mà Friedan đặt ra vẫn là vấn đề chung của nữ giới thời hiện đại, đó là nữ giới đang “hoàn toàn bị đàn ông định danh như một vật thể, chứ không được tự mình định danh như một chủ thể “Tôi” nữa” Bà cũng đưa ra những chất vấn, đối thoại về quyền tự do của nữ giới Từ việc mô xẻ và phân tích những “vấn dé không tên” của nữ giới, bà đã cho thấy những trục trặc, những trống rỗng trong cuộc
“khủng hoảng bản sắc” của phụ nữ đồng thời “lên kế hoạch cuộc đời mới” cho họ
Sự du nhập lý thuyết nữ quyền ở Phương Tây nói trên cùng với sự tiếp nhận cởi
mở các lý thuyết hậu hiện đại, giải cấu trúc, phê bình sinh thái không chỉ tạo thành tiền
đề cho văn học nữ quyền sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái ở Việt Nam có những
người lẫn cái quá trình và cái kết quả con người thuần hóa tự nhiên cho mình: “Người đàn
bà vừa là tự nhiên vừa là văn hóa Họ vừa là cái tự nhiên đã được thuần hóa, đã trở thành
nội giới, trở thành làng, thành xã hội; đồng thời trong họ lại chứa đựng cái nguồn gốc tự nhiên của con người, và của cả xã hội” (Dournes, J., 2006, tr.2) Cuốn sách này góp phan ly
giải mối quan hệ giữa nữ giới và tự nhiên từ góc độ xã hội học, dân tộc học vì vậy nó mang
ý nghĩa bỗ trợ quá trình giải minh lý thuyết nữ quyền sinh thái
Nam 2011, trong bai giới thiệu của mình về phê bình sinh thái — Ecocriticism tai
buổi thuyết trình vấn đề phê bình sinh thái do Viện Văn học tô chức, Karen Thomber đã
Trang 39có sự giới thiệu tổng quan nội dung, ý nghĩa và lịch sử phát triển của nghiên cứu văn chương môi trường Bà không chỉ đưa ra những luận điểm cơ bản của phê bình sinh thái,
mà còn chú ý tới tiềm năng của nữ giới trong cudc cach mang sinh thai Karen Thornber trình bày sự khác biệt về giới trong cảm quan và tưởng tượng về môi trường và dành quan
ngôn về người phụ nữ và môi trường với các dạng bất công xã hội” (Thornbe, K 201 1)
Bà cho rằng sự gắn kết truyền thống của người phụ nữ với tự nhiên được các nhà nữ quyền sinh thái đề cao nhằm tìm cách đề xướng một thê đối lập với những cấu trúc phụ
hệ Có thể khẳng định rằng bài thuyết trình của Karen Thornber là báo cáo đầu tiên về lí thuyết phê bình sinh thái tại Việt Nam đồng thời đây cũng là khởi điểm đầu tiên cho những luận điểm của phê bình nữ quyền sinh thái được phát triền sau này
Năm 2013, một công trình nữa của Karen Thomber được Hải Ngọc dịch là Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học (Ecocritical and Literary Futures) Trong công trình này, Karen Thornber nhấn mạnh *ý thức hành tỉnh” khi phân tích các diễn ngôn văn chương giúp chúng ta phát triển sâu hơn, nhiều sắc thái hơn những hiểu biết về mối tiếp xúc giữa con người và những yếu tố vô nhân Những hiểu biết này lại có tiềm năng thúc đây nhanh hơn những thay đồi văn hóa cần thiết cho việc điều hòa lại những hệ sinh thái bị tàn phá, hạn chế nhiều hơn tình trạng xuống cấp của môi trường và bảo vệ sức
khỏe của con người Đó cũng chính là cách tiếp cận của các nhà nữ quyền sinh thái: “các học giả nữ quyền luận sinh thái gần đây cho thấy việc xem xét các tác phẩm văn chương nghệ thuật diễn tả mối tương tác giữa con người và môi trường, trên thực tế, đào sâu sự hiểu biết không chỉ về mối quan hệ này mà còn về mối quan hệ giữa con người với con người” (Thombe, K Hải Ngọc Dịch, 2017)
Năm 2014, Trần Thị Ánh Nguyệt đóng góp bản dịch Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường trong Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trong trong Sinh thai hoc van hoc (The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology) do Cheryll Glotfelty va Harold Fromm chit bign ~ một cuốn sách được xem là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thai, bởi công trình này có giá trị tổng thuật và khái
Trang 40quát sâu rộng, rõ ràng về lý thuyết Bài dịch này đã đặt ra nhiều vấn đề về xung quanh định nghĩa về phê bình sinh thái trong đó có các vấn đề liên quan đến nữ giới và môi trường, điều này cho thấy phạm vi và tính liên ngành của phê bình sinh thái rất rộng Từ việc phân tích mô hình ba giai đoạn trong phê bình nữ quyển của Elaine Showater, tác giả cho thấy sự liên kết giữa phê bình nữ quyền và phê bình sinh thái được thể hiện một cách
rõ ràng, nỗ lực liên kết này mang tên sinh thái nữ quyền - một diễn ngôn lý thuyết mà chủ
thống trị tự nhiên Bài dịch của Trần Thị Anh
lý thuyết nhập môn của phê bình sinh thái mà còn chỉ ra tính
Nguyệt không chỉ giới thi:
liên ngành, tính quốc tế và tính đa văn hóa của thuyết này và đó cũng là cơ sở giải thích cho sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
Nam 2016, Trần Mạnh Tiến dịch chương 3 trong cuén s:
h Nghiên cứu hình thái
đạo đức của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải (201 1),
của Viên Linh Hồng như một bổ sung thêm hệ thóng lý thuyết nữ quyền ở Việt Nam Qua việc giới thiệu vấn đề nỗi bật trong công trình nghiên cứu này của tác giả là “Chủ nghĩa
nữ quyền sinh thái hướng tới giải phóng đạo đức”, Trần Mạnh Tiến đã nêu rõ tư tưởng cốt
li của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là phê phán đạo đức học lấy nhân loại làm trung tâm Công trình này cũng gợi mở con đường hòa giải với tự nhiên từ việc phân tích tính chỉnh thể
ủa xã hội, đồng thời chỉ ra những đặc tính vượt trội của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
Có thể nói ở bài dịch này, tác giả giới thiệu một cách hệ thống những đặc trưng, cũng như chỉ ra cội nguồn tư tưởng, triết học nữ quyền sinh thái
Nam 2017, cuốn sách Phê bình sinh thái là gì? do Hoàng Tố Mai chủ biên xuất bản, tập hợp những bản dịch và tổng thuật của các nhà nghiên cứu như Phạm Phương Chỉ, Đặng
Thị Thái Hà, Lê Quốc Hiếu, Trần Ngọc Hiếu, Hoàng Tố Mai, Nguyễn Trường Sinh Qua
những công trình nỗi tiếng về phê bình sinh thái của các chuyên gia văn học có uy tín trên
thể giới, cuốn sách đã mang đến những tri thức nền tảng về phê bình sinh thái, giúp bạn đọc
có cái nhìn tổng quan về lý thuyết này Tuy thành tựu khá khiêm tốn nhưng lý thuyết nữ
quyền sinh thái đã được dịch thuật, có thể kể đến bản dịch tiêu biểu của Phạm Phương Chi:
Tự nhiên như là một vấn đề nữ quyền: Thúc đầy nữ quyên luận sinh thái bằng cách thu thập
dữ liệu thực nghiệm một cách nghiêm túc của tác gid Karen J Warren Bai dich thuat giai
thích luận điểm máu chốt của nữ quyền sinh thái là “tự nhiên là một vấn đề nữ quyền” bằng những cứ liệu thực tế Karen J Warren đã vận dụng cách tiếp cận nữ quyền đề bàn về mối liên hệ phụ nữ và tự nhiên và cả những nhóm người khác Bà khẳng định rằng sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái tác động lên tắt cả nhân loại tuy nhiên phụ nữ, trẻ em, da