1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận pisa trong dạy học chủ Đề “hydrocarbon” và “nguồn nhiên liệu thông dụng” trong dạy học môn hóa học lớp 9 và môn khoa học tự nhiên

85 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Sử Dụng Bài Tập Phát Triển Năng Lực Khoa Học Tự Nhiên Theo Tiếp Cận Pisa Trong Dạy Học Chủ Đề “Hydrocarbon” Và “Nguồn Nhiên Liệu Thông Dụng” Trong Dạy Học Môn Hóa Học Lớp 9 Và Môn Khoa Học Tự Nhiên
Tác giả Võ Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn ThS. Bùi Ngọc Phương Châu
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận Pisa trong dạy học môn Khoa học tự nhiên .... Thực trạng của việc sử dụng hệ thống

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

“NGUỒN NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA

HỌC LỚP 9 VÀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

“NGUỒN NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA

HỌC LỚP 9 VÀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học

Mã sinh viên: 3140120085

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: ThS BÙI NGỌC PHƯƠNG CHÂU

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GVHD Bùi Ngọc Phương Châu - người

cô đã định hướng đề tài, nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Trưởng khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cám ơn giáo viên và học sinh tại các trường THCS Hoàng

Sa, THCS Lý Tự Trọng thuộc thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hànhkhảo nghiệm đề tài

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Tác giả

Võ Thị Thu Hằng

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 GVHD Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG

Bảng 1.1 Bảng mô tả năng lực khoa học PISA 2018

Bảng 1.2 Các thành phần năng lực của môn KHTN và các mức độ biểu hiện

Bảng 1.3 Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Bảng 3.1 Thống kê số lớp và HS tham gia khảo nghiệm đề tài

Bảng 3.2 Kết quả điểm kiểm tra bài thi học kì I

Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra của HS trường THCS Hoàng Sa

Bảng 3.4 Kết quả bài kiểm tra của học sinh trường THCS Lý Tự Trọng

Bảng 3.5 Tổng kết điểm kiểm tra của học sinh trường THCS Hoàng Sa và THCS Lý

Tự Trọng

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả đánh giá của HS sau khảo nghiệm

Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả đánh giá ý kiến của giáo viên sau khảo nghiệm

Bảng 3.8 Mức độ cần thiết việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA theo ý kiến GV

Bảng 3.9 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA theo ý kiến GV

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá của GV về bài tập tiếp cận PISA

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá của GV về bài tập tiếp cận PISA

Hình 1.3 Biểu đồ đánh giá của GV về sử dụng tiếp cận PISA trong dạy học

Hình 1.4 Biểu đồ khó khăn của GV khi thiết kế bài tập tiếp cận PISA

Hình 2.1 Quá trình phân hủy và sinh ra khí Biogas

Hình 2.2 Hình minh họa dầu thô

Hình 2.3 Hình minh họa thực trạng môi trường hiện nay

Hình 2.4 Hình minh họa hiệu ứng nhà kính

Hình 2.5 Hình minh họa Carbohydrate

Hình 2.6 Hình minh họa đất đèn

Hình 2.7 Hình minh họa xăng

Hình 2.8 Hình minh họa về ô nhiễm môi trường nước

Hình 2.9 Hình minh họa rượu methylic

Hình 2.10 Hình minh họa cặn dầu

Hình 2.11 Hình minh họa nước bị nhiễm xăng

Hình 2.12 Hình minh họa đèn hàn xì

Hình 2.13 Hình minh họa về nhựa

Hình 2.14 Hình minh họa về túi nylon

Hình 2.15 Hình minh họa nhiên liệu mặt trời

Trang 6

Hình 2.16 Hình minh họa về than đá

Hình 2.17 Hình minh họa về củi công nghiệp Hình 2.18 Hình minh họa về vật tư y tế

Hình 2.19 Hình minh họa về nhiên liệu hóa thạch Hình 2.20 Hình minh họa về biến đổi khí hậu

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4.1 Khách thể nghiên cứu 2

4.2 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 2

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

6.2.1 Điều tra thực trạng 3

6.2.2 Khảo nghiệm sư phạm 3

6.2.3 Phương pháp chuyên gia 3

6.3 Phương pháp xử lí thông tin 3

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG 4

BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC 4

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 4

1.1 Tổng quan về PISA 4

1.1.1 Tìm hiểu chung về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 4

1.1.1.1 PISA là gì? 4

1.1.1.2 Đặc điểm của PISA 4

1.1.1.3 Mục tiêu của PISA 5

1.1.2 Cấu trúc bài tập trong đề thi của PISA 5

1.1.3 Ưu điểm của bài tập PISA trong việc đánh giá năng lực học sinh 6

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về bài tập PISA trên thế giới 7

1.2.2 Ở Việt Nam 8

Trang 8

1.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông 8

1.3.1 Đổi mới chương trình giáo dục trung học cơ sở 8

1.3.2 Định hướng về đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục 10

1.3.2.1 Đổi mới mục tiêu giáo dục 10

1.3.2.2 Đổi mới nội dung giáo dục 11

1.3.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học cơ sở 11

1.3.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở 12

1.4 Một số vấn đề về năng lực, năng lực khoa học PISA 13

1.4.1 Năng lực 13

1.4.1.1 Khái niệm năng lực 13

1.4.1.2 Cấu trúc của năng lực 13

1.4.1.3 Năng lực của học sinh 14

1.4.2 Năng lực khoa học PISA 15

1.4.3 Năng lực khoa học tự nhiên 16

1.5 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận Pisa trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 18

1.5.1 Ý nghĩa của bài tập khoa học tự nhiên 18

1.5.2 Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập 19

1.6 Thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ở trường trung học cơ sở hiện nay 19

1.6.1 Mục đích khảo sát 19

1.6.2 Nội dung khảo sát 19

1.6.3 Đối tượng khảo sát 20

1.6.4 Phương pháp khảo sát 20

1.6.5 Địa bàn khảo sát 20

1.6.6 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2 24

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG 24

DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 9 VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 24

2.1 Phân tích chương trình hóa học lớp 9 24

2.2 Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA 25

Trang 9

2.3 Thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA cho học sinh THCS 25

2.3.1 Cơ sở để xây dựng bài tập 25

2.4 Thiết kế bài tập phát triển năng lực theo tiếp cận PISA chủ đề “ Hydrocarbon” và “Nguồn nhiên liệu thông dụng” 26

2.5 Sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học cơ sở 48

2.5.1 Sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA trong các khâu của tiền trình dạy học 48

2.5.2 Sử dụng khi dạy bài mới 48

2.5.3 Sử dụng trong hoạt động luyện tập, vận dụng và củng cố 48

2.5.4 Sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 48

2.5.5 Sử dụng khi tự học ở nhà 49

2.6 Giáo án minh họa sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học 49

I Mục tiêu: 49

II Chuẩn bị: 50

III Tiến trình lên lớp: 50

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 58

CHƯƠNG 3 58

KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM 58

3.1 Mục đích, nhiệm vụ khảo nghiệm sư phạm 58

3.1.1 Mục đích khảo nghiệm sư phạm 58

3.1.2 Nhiệm vụ khảo nghiệm sư phạm 59

3.2 Thời gian, đối tượng, cơ sở khảo nghiệm 59

3.3 Quá trình tiến hành khảo nghiệm 59

3.3.1 Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm 59

3.3.2 Kiểm tra mẫu trước khi khảo nghiệm 59

3.3.3 Lựa chọn giáo viên dạy khảo nghiệm 60

3.3.4 Thiết kế chương trình khảo nghiệm 60

3.3.5 Tiến hành khảo nghiệm 60

3.3.6 Thực hiện chương trình khảo nghiệm 60

3.4 Kết quả khảo nghiệm và xử lý kết quả khảo nghiệm 60

3.4.1 Kết quả kiểm tra trước khảo nghiệm 60

3.4.2 Kết quả kiểm tra sau khảo nghiệm 61

Trang 10

3.5 Đánh giá kết quả khảo nghiệm sư phạm và hệ thống bài tập 62

3.5.1 Phân tích kết quả KNSP qua phiếu điều tra ý kiến của GV và HS 62

3.5.2 Phân tích kết quả KNSP theo các bảng và hình phân tích số liệu 64

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 66

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67

1 Kết luận 67

1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 67

1.2 Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học khoa học tự nhiên 67

1.3 Tiến hành khảo nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài 67

2 Khuyến nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 1 70

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS 70

PHỤ LỤC 2 72

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN 72

PHỤ LỤC 3 75

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỪ HỌC SINH 75

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng khảo hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình,

sách giáo khoa (SGK), góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông Theo tinh thần đó, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ quan tâm đến việc HS học được cái

gì đến quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học

Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên nước ta có khoảng 5.100 HS ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính thức của PISA

2012- (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and Development”,

thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai) từ ngày 12 đến ngày 14 tháng

4 năm 2012 Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA Lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA 2012 đã được vào top 20, đến chu kỳ lần thứ 2 tham gia năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng cao, được vào top 10 trên tổng số 72 nước tham gia; và chu kỳ gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2018, kết quả sẽ được công bố vào tháng 12 năm 2019 Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA được đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về năng lực của học sinh Do đó, việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ở trường Trung học cơ sở là rất quan trọng, mang tính thiết khảo cao

Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA để phát triển năng lực cho học sinh còn hạn chế Đặc biệt, chưa có

đề tài nào nghiên cứu về thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập lớp 9 THCS nhằm phát triển năng lực cho học sinh theo hướng tiếp cận PISA

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA trong dạy học chủ đề Hydrocarbon và Nguồn nhiên liệu thông dụng” làm khóa luận tốt nghiệp

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA

để rèn luyện, phát triển và đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên (KHTN) của học sinh (HS) ở trường THCS

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực KHTN, một số vấn đề về hình thành, phát triển và đánh giá năng lực HS THCS, bài tập KHTN, quan điểm đánh giá năng lực

- Quá trình dạy học môn KHTN ở trường THCS

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống bài tập phát triển năng lực KHTN theo tiếp cận PISA cho HS THCS

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận PISA theo chủ đề “Hydrocarbon”,

“Nguồn nhiên liệu thông dụng” môn Hóa học lớp 9

- Địa bàn: Một số trường THCS thuộc Đà Nẵng

- Thời gian: 2023 - 2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giáo dục học, lí luận và phương pháp dạy học, năng lực, năng lực KHTN, đánh giá năng lực, bài tập đánh giá năng lực

- Nghiên cứu các tài liệu về PISA

- Nghiên cứu chương trình và SGK KHTN ở trường THCS hiện nay

Trang 13

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Điều tra thực trạng

- Tiến hành khảo nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá HS để kiểm tra việc thiết

kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học KHTN có phù hợp với học sinh hay không

- Sử dụng các phương tiện về công nghệ để tiến hành thống kê và thu thập số liệu

6.2.2 Khảo nghiệm sư phạm

- Khảo nghiệm việc thiết kế và sử dung hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA

trong dạy học KHTN và hóa học lớp 9 để xtôi xét tính khả thi và hiệu quả của các bài tập đã thiết kế

- Đối chiếu kết quả khảo nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận mang tính khái quát và khoa học

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

- Trao đổi với GV, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến HS về việc sử dụng hệ thống bài tập

theo định hướng tiếp cận PISA, qua đó, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung câu hỏi, bài tập cho phù hợp Từ đó thu thập và xử lí số liệu và rút ra kết luận

6.3 Phương pháp xử lí thông tin

- Các số liệu thống kê thu đuợc trong quá trình khảo sát thực trạng sẽ được xử lí bằng

những hàm đặc trưng trong nghiên cứu khoa học giáo dục có sẵn ở phần mềm Microsoft Excel 2010

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1.1 Tổng quan về PISA

1.1.1 Tìm hiểu chung về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

1.1.1.1 PISA là gì?

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo PISA được thực hiện theo chu kỳ ba năm một lần (bắt đầu từ năm 2000)

Mục tiêu của chương trình là cung cấp dữ liệu so sánh để giúp các quốc gia cải thiện chính sách và kết quả giáo dục của mình Chương trình tập trung vào việc đo lường hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh Vào năm

2015, có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chương trình, với tổng số khoảng 540.000 học sinh tham gia

Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, PISA cũng khảo sát các mối quan

hệ giữa việc học và các yếu tố khác nhằm hiểu rõ sự khác biệt về kết quả giữa các quốc gia và trong từng quốc gia

1.1.1.2 Đặc điểm của PISA

- Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng

ký tham gia – trong đó có Việt Nam PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm/1

lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản Cứ sau một năm kể từ ngày điều tra, vào lúc 10 giờ sáng giờ Paris, ngày 04 tháng 12, kết quả điều tra được công bố trên toàn thế giới

- Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của HS ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia Độ tuổi 15 ở hầu hết các nước thành viên OECD tương đương kết thúc lớp 9 của Việt Nam

- PISA đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các chính sách giáo dục, giúp định hướng và điều chỉnh kịp thời để nâng cao chất lượng giáo dục

- Khác biệt với các kỳ thi truyền thống tập trung vào kiến thức sách vở, PISA đánh

giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế Học sinh được đánh giá qua các tình huống thực tế mà họ có thể gặp phải trong cuộc sống, qua đó thể hiện khả năng phân tích, giải thích và truyền đạt thông tin hiệu quả

Trang 15

- Nhận thức rằng nhà trường không thể cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho

cuộc sống, PISA chú trọng đánh giá năng lực học tập suốt đời của học sinh Khả năng

tự học, tự nghiên cứu, ý thức học tập và phương pháp học tập hiệu quả là những yếu tố then chốt để các tôi thành công trong tương lai

- PISA tập trung đánh giá ba lĩnh vực then chốt: Đọc hiểu, Toán học và Khoa học

Ngoài ra, kỳ thi còn khảo sát động cơ học tập, niềm tin vào bản thân và các chiến lược học tập của học sinh

1.1.1.3 Mục tiêu của PISA

- Mục tiêu của PISA nhằm kiểm tra xtôi khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào

- Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia Đây chính là điều mà PISA gọi là "năng lực phổ thông" Để làm được việc

đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về trình độ đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15

1.1.2 Cấu trúc bài tập trong đề thi của PISA

Năng lực phổ thông của PISA được đánh giá qua phần thi có thời gian 30 phút, gồm

1 chuỗi các bài tập (unit), mỗi bài tập bao gồm phần dẫn (common stimulus) kèm theo

1 bộ các câu hỏi/nhiệm vụ (ittôi) liên quan, mỗi câu hỏi/nhiệm vụ được mã hóa riêng

lẻ Việc cho điểm của các câu trong một bài tập là độc lập Mỗi bài tập gồm 4 phần: Phần dẫn; Phần câu hỏi; Các phương án trả lời; Mã hóa

Phần dẫn có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, … nhằm thiết lập ngữ cảnh

chung cho bộ các câu hỏi/ nhiệm vụ liên quan Các ngữ cảnh được lựa chọn dựa trên mối quan tâm và cuộc sống của HS, phải mang tính xác khảo, khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình được đánh giá Bối cảnh, câu hỏi, câu trả lời phải nằm trong khả năng của HS Ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng để HS có thể hiểu tài liệu và câu hỏi, nội dung phải đạt các yêu cầu sau: Gần gũi với HS ở các nước, thu hút được mối

quan tâm của HS, có thể đánh giá được các khái niệm và phương pháp khoa học

Phần câu hỏi có các đặc điểm sau: Câu hỏi được lựa chọn phải mới, hay và có sức

hấp dẫn với HS, cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình, phải liên quan đến bối cảnh Câu hỏi phải rõ ràng, không mơ hồ, dẫn dắt để các câu trả lời của HS có thể rơi vào các câu trả lời tiêu chuẩn (đáp án) Đối với đọc hiểu thì câu hỏi phải là một câu “hưởng ứng” văn bản

Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong các bài tập:

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản (Multiple choice)

Trang 16

- Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp (Yes - No; True - False complex)

- Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (Close -constructed response question)

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question): Yêu cầu HS viết câu trả lời vào các dòng trống cho sẵn

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (Open - constructed response question) (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm):

+ Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ

+ Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ, hình

vẽ để trả lời câu hỏi

- Các phương án trả lời (đối với câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi đúng – sai phức hợp)

thõa mãn các yêu cầu sau:

+ Một câu trả lời đúng tốt hơn (đúng hơn) các phương án nhiễu

+ Không để cho câu trả lời đúng là dài và phức tạp còn các phương án nhiễu thì ngắn và đơn giản hơn

+ Các phương án nhiễu phải là những mệnh đề hợp lí nhưng không chính xác

+ Các phương án nhiễu phải liên quan đến khoa học được đưa ra trong bối cảnh và không được vượt khỏi phạm vi kiến thức mà HS đã được học

Mã hóa: Hướng dẫn mã hóa phải đạt được các yêu cầu sau:

Mã hóa khớp với mục đích câu hỏi (thêm vào những mô tả chung mà câu hỏi có ý định đánh giá) Có một mô tả chính xác, rõ ràng cho mỗi loại mã hoá

PISA sử dụng thuật ngữ mã hóa (coding), không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi

Các mã thể hiện mức độ trả lời bao gồm: Mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được quy ước gọi là “Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏ trống không trả lời Một số câu hỏi có thêm “Mức chưa tối đa” cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó

1.1.3 Ưu điểm của bài tập PISA trong việc đánh giá năng lực học sinh

- Trong các câu hỏi/bài tập của PISA xây dựng không kiểm tra kiến thức học được ở nhà trường mà đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề mới đối với HS, gắn liền với các tình huống cuộc sống Do đó, sử dụng bài tập PISA trong đánh giá năng lực của HS phù hợp với định hướng dạy học tiếp cận năng lực

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trang 17

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về bài tập PISA trên thế giới

Lịch sử phát triển Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trên thế giới có những giai đoạn và tác động quan trọng như sau:

(1) Khởi nguồn và giai đoạn phát triển ban đầu (1990s - đầu những năm 2000) Trong những năm 1990, xuất phát từ nhu cầu đánh giá giáo dục quốc tế và so sánh khả năng học tập của học sinh giữa các quốc gia, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã bắt đầu phát triển PISA Mục tiêu của chương trình là đánh giá năng lực học sinh 15 tuổi trong ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học Vào năm 2000,

kỳ thi PISA đầu tiên đã được tổ chức với sự tham gia của 32 quốc gia/vùng lãnh thổ, và kết quả thu hút sự chú ý toàn cầu, thúc đẩy nhiều quốc gia tham gia vào các kỳ thi PISA tiếp theo

(2) Mở rộng và đa dạng hóa (giữa những năm 2000 - 2010s)

Trong giai đoạn này, PISA đã tiến hành những mở rộng và đa dạng hóa trong nội dung

và phạm vi đánh giá Năm 2003, PISA đã bổ sung thêm bài thi giải quyết vấn đề, để đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn Năm 2009, PISA bắt đầu thực hiện đánh giá năng lực học sinh 15 tuổi theo chu kỳ ba năm (2009, 2012, 2015) trong ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học Đồng thời, số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA cũng tăng lên 65, bao gồm cả các quốc gia đang phát triển

(3) Nâng cao và đổi mới (2010s - nay)

Trong giai đoạn này, PISA tiếp tục nâng cao chất lượng và đổi mới trong quy trình đánh giá Năm 2015, PISA lần đầu tiên đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh Năm

2018, PISA đã đổi mới định dạng bài thi, sử dụng máy tính để đánh giá khả năng đọc hiểu và toán học của học sinh Tuy nhiên, kỳ thi PISA tiếp theo, dự kiến diễn ra vào năm

2021, đã bị hoãn do đại dịch COVID-19 Thay vào đó, PISA đã tổ chức kỳ thi bù đắp vào năm 2022, tập trung vào việc đánh giá khả năng phục hồi của học sinh sau đại dịch PISA đã trở thành một trong những chương trình đánh giá giáo dục quốc tế uy tín và

có ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới Kết quả của PISA cung cấp thông tin quan trọng

về chất lượng giáo dục của các quốc gia, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc gia và đưa ra các biện pháp cải thiện PISA cũng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, khuyến khích các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau

Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về PISA, tập trung vào các chủ đề khác nhau Một số chủ đề nghiên cứu bao gồm hiệu quả của PISA trong việc đánh giá chất lượng giáo dục, tác động của PISA đến chính sách giáo dục, yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PISA của học sinh, và cách sử dụng kết quả PISA để cải thiện việc giảng dạy và học tập Lịch sử phát triển của PISA cho thấy sự liên tục và không ngừng nâng cao để đáp ứng nhu cầu đánh giá giáo dục quốc tế ngày càng cao PISA đóng vai trò quan trọng trong

Trang 18

việc thúc đẩy cải thiện chất lượng giáo dục trên toàn thế giới và tạo ra tác động sâu rộng trong cộng đồng quốc tế

Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến hành theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học; cá thể hóa việc dạy học; dạy học lấy HS làm trung tâm và đặc biệt dạy học theo hướng phát triển năng lực người học; Đổi mới dạy học nhằm đạt được bốn trụ cột của giáo dục: học để biết (cốt lõi là hiểu), học để làm (trên cơ sở hiểu), học để cùng sống với nhau (trên cơ sở hiểu nhau) và học để làm người (trên cơ sở hiểu bản thân)

Việc đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, nó diễn ra ở tất cả các quốc gia, các nền giáo dục khác nhau Điều đó cho thấy vị trí hàng đầu của giáo dục và yêu cầu bức thiết cần đổi mới giáo dục

1.2.2 Ở Việt Nam

- Việt Nam tham gia đánh giá chính thức từ chu kì PISA 2012 và tiếp tục tham gia ở các chu kì sau Độ tuổi đánh giá của PISA phù hợp với độ tuổi HS kết thúc bậc giáo dục THCS ở Việt Nam Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình, bài viết được công bố nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực HS, các giải pháp phát triển và đánh giá năng lực HS theo quan điểm PISA Văn phòng PISA Việt Nam cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm, tài liệu tập huấn liên quan đến PISA và các dạng câu hỏi của PISA Các tác giả cũng đề cập đến điểm mạnh và hạn chế của PISA, bài học thành công và thất bại rút ra qua PISA, phân tích kết quả đạt được của Việt Nam tại PISA 2012 trong mối tương quan với các nền giáo dục khu vực và thế giới từ đó rút ra các bài học cho giáo dục phổ thông ở Việt Nam

- Từ năm 2014 - 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông cho các GV, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường trung học trên khắp cả nước Qua đó GV, cán bộ quản lí được tìm hiểu về qui trình đánh giá trên diện rộng theo chuẩn quốc tế PISA và cách vận dụng vào đánh giá trong nhà trường Bên cạnh đó, các học viên được tập huấn qui trình xây dựng các bài kiểm tra trong nhà trường phổ thông dựa trên các kỹ thuật xây dựng các bài thi

và các kỹ thuật trả lời câu hỏi của PISA

1.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông

1.3.1 Đổi mới chương trình giáo dục trung học cơ sở

- Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa

lịch sử Tuy nhiên, các thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá, xã hội còn có nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững

- Một trong số những nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là chất lượng nguồn

nhân lực chưa cao, tình trạng học chỉ để thi khiến cho nhiều học sinh xa rời thực tế cuộc

sống, thậm chí không biết tự chăm sóc bản thân, không biết làm việc nhà và rất ngại lao động Tình trạng đó đang làm lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của gia đình, xã hội

Trang 19

và bản thân người học mà không tạo ra được lớp người có đủ năng lực để trở thành lực lượng lao động góp phần xây dựng và phát triển đất nước

- Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá

XI đã ban hành Nghị quyết số 29 chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT)

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88 quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

- Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về

cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, học sinh

là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học này là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên

về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng khảo hành của người học; do đó kỹ năng khảo hành và ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế Vì vậy, ngoài việc phát huy các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống thì mỗi người thầy cần thay đổi phương pháp, hình thức dạy học Đối với phương pháp dạy học mới, giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy Phương pháp này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững Kế hoạch bài học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò Ưu điểm của phương pháp này rất chú trọng kỹ năng khảo hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học

- Ngoài ra, muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất chính là khâu đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh.Trong thực tế hiện nay việc kiểm tra môn học còn thiên về kiểm tra học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt Người ra đề ít hoặc không chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm mục đích

Trang 20

cụ thể: Kiểm tra trí nhớ (mức độ biết, tái hiện), hay kiếm tra trình độ hiểu, trình độ vận dụng kiến thức của học sinh… nhằm phát triển năng lực gì ở học sinh Đó là hệ quả của lối dạy học cũ, kiểm tra đánh giá thiên về tái hiện kiến thức, xtôi nhẹ kĩ năng Kết quả

là học sinh ít động não, phân tích suy luận vào một lĩnh vực mà không thấy được lĩnh vực liên quan, nguyên nhân hoặc kết quả của nó Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên học sinh, hoặc ra đề quá khó làm cho những học sinh có học lực trung bình cảm thấy quá khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ sẽ dẫn đến học sinh chủ quan, tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của học sinh của đội ngũ giáo viên còn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho học sinh…một số lời phê của giáo viên thiếu thân thiện gây chán nản cho học sinh Các kiến thức được kiểm tra đánh giá chủ yếu là kiến thức lí thuyết Số câu hỏi về kĩ năng ít được các thầy cô quan tâm và cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra, đề thi Các kiến thức kiểm tra đánh giá chỉ gói gọn trong chương trình của môn học của một lớp, kể cả việc thi hết cấp

Vì vậy khó đánh giá được mức độ hiểu và vận dụng các kiến thức cần thiết, được học ở một cấp Các dạng đề kiểm tra, hình thức còn đơn điệu chưa thể hiện được sự thân thiện, tích cực trong kiểm tra đánh giá và học tập của học sinh; chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý vào việc cho điểm bài kiểm tra Bên cạnh đó, một số giáo viên còn lạm dụng kiểm tra trắc nghiệm Trong kiểm tra đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ quan của người ra đề, chưa bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng Cách đánh giá như hiện nay dẫn đến việc học tủ, học vẹt của học sinh Kết quả đánh giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của học sinh, khó đánh giá được trình độ tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cùng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của học sinh Cách đánh giá này gắn liền với phương pháp dạy học thông báo, minh hoạ, với loại “sách giáo khoa kín” chỉ nhằm cung cấp thông tin một chiều từ thầy đến trò Mặt khác, một bộ phận giáo viên coi nhẹ việc kiểm tra đánh giá, do vậy trong các bài kiểm tra như bài cũ, 15 phút, 1 tiết việc ra đề còn qua loa, nhiều giáo viên ra đề kiểm tra, thi với mục đích dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan Phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến qui trình soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn mang nặng tính chủ quan của người dạy.Vì vậy, để kích thích sự học của học sinh, đội ngũ giáo viên cần phải quan tâm đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện

dự án học tập; báo cáo kết quả khảo hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường; qua bài thuyết trình; tăng cường kiểm tra đánh giá việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nội dung kiểm tra đánh giá cần có phần gắn với các vấn đề thời sự để học sinh bày tỏ được quan điểm, chính kiến cá nhân

1.3.2 Định hướng về đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục

1.3.2.1 Đổi mới mục tiêu giáo dục

Trang 21

- Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách

và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại

- Đối với chương trình giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục

lí tưởng, truyền thống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng khảo hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn sau năm

2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng; đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng

1.3.2.2 Đổi mới nội dung giáo dục

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Tức là việc học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Định hướng khái quát này được thể hiện cụ thể ở một số điểm sau đây:

- Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng thành một chỉnh thể xuyên suốt

từ lớp 1- lớp 12; tích hợp cao ở các lớp/cấp học dưới; phân hóa mạnh ở các lớp/cấp học cao hơn, nhất là ở trung học phổ thông Số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều; học sinh được tự chọn các môn học/các chuyên đề phù hợp với năng lực và sở thích, gắn với định hướng nghề nghiệp sau này

- Nội dung các môn học sẽ "tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính khảo hành và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn" Định hướng trên cũng hạn chế được tính hàn lâm, xa rời cuộc sống

1.3.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học cơ sở

- Các môn học/hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề

để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng

và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển

- Các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động khảo hành, trải nghiệm, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đồ dùng học tập và công cụ khác như công cụ tin học

Trang 22

- Các hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: Học lí thuyết, giải bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu, tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng

- Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi HS đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế

- Phương pháp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm "giảng ít, học nhiều" Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục…

1.3.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở

- Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp học sinh tiến bộ Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức – kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức – kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh thì đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy học sinh nỗ lực Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra Cần nhận thức rằng đánh giá là một quá tŕnh học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học Không chỉ

GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá học sinh mà quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình Có như vậy, học sinh mới tự phản hồi với bản thân xtôi kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào, đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của học sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn

- Kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học

kì Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình,…) cần được tính đến ngày từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học

- Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức và kĩ năng

- Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau khi kiểm tra nhằm

Trang 23

điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức của học sinh, giúp

đỡ riêng đối với học sinh yếu – kém, bồi dưỡng học sinh giỏi Mặt khác, cần có biện pháp hướng dẫn học sinh tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau

- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, giáo viên cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan (câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết,… ), nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp, hợp lí với các phương pháp kiểm tra truyền thống

1.4 Một số vấn đề về năng lực, năng lực khoa học PISA

1.4.1 Năng lực

1.4.1.1 Khái niệm năng lực

Thuật ngữ về năng lực được ý niệm rất sớm từ những năm 1970, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện công việc” Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là các đặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao” [2] Spencer and Spencer (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis

và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc” [10] Tương tự, Dubois (2004) định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà

cá nhân có được và sử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt được kết quả mong muốn” Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, nét tiêu biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động… [5] Ngoài ra, còn có các định nghĩa tiêu biểu khác được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu như: McLagan, Woodruffe, Parry

hay Bernthal

Từ các định nghĩa như vậy, mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết các khái niệm đều

có chung một số quan điểm như: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công Bên cạnh đó, những yếu tố này phải được quan sát hay đo lường và có sự phân biệt giữa những người biểu hiện tốt nhất so với những người khác

Tóm lại, năng lực được xtôi như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân

và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm chất cá nhân khác (động

cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thực hiện…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thành những sản phẩm đầu ra

1.4.1.2 Cấu trúc của năng lực

Khái niệm năng lực có ý nghĩa gắn liền với khả năng hành động và đã đưa ra cấu trúc chung của năng lực hành động là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần:

- Năng lực chuyên môn: Là khả năng về kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực nghề

Trang 24

nghiệp cụ thể Cá nhân có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ biết cách vận dụng các kiến thức về khái niệm, quy trình, công cụ, kỹ thuật… để hoàn thành công đã đề ra

- Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề

- Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội, cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp

- Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn mực giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

Từ cấu trúc trên cho thấy, giáo dục định hướng năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực xã hội Các năng lực thành phần không thể tách rời nhau, năng lực hành động chỉ hình thành được khi có sự kết hợp chặt chẽ các năng lực này

1.4.1.3 Năng lực của học sinh

Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ, phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các tôi trong cuộc sống Có ba dấu hiệu quan trọng cần lưu ý về năng lực của HS:

Năng lực của HS không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kĩ năng học được, mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra với các tôi

Năng lực của HS không chỉ là vốn kiến thức, kĩ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố này thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt được mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, sự tự tin và trách nhiệm xã hội, )

Năng lực của HS được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ở ngoài lớp học Nhà trường là môi trường giáo dục chính thống giúp HS hình thành các năng lực chung, năng lực riêng biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất Những môi trường khác như gia đình, cộng đồng cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện năng lực của các tôi

Trang 25

1.4.2 Năng lực khoa học PISA

Năng lực khoa học là một trong ba năng lực phổ thông được PISA quan tâm đánh giá chất lượng HS trong các chu kì đánh giá Năng lực khoa học được PISA 2006 định

nghĩa là “Khả năng sử dụng kiến thức khoa học để xác định câu hỏi, thu nhận kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng khoa học Hiểu biết về khoa học và cách thức khoa học, công nghệ tạo ra thế giới Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan đến khoa học với tư cách là một công dân có trách nhiệm” [94, tr.34] Theo đánh giá của PISA về năng lực khoa học phổ

thông yêu cầu HS cần phải thể hiện kiến thức và khả năng nhận thức, mặt khác cũng yêu cầu HS thể hiện thái độ, giá trị và động lực nhằm đáp ứng và ứng phó với những vấn đề khoa học liên quan PISA quan tâm với cả hai khía cạnh nhận thức và tình cảm của năng lực HS trong khoa học Khi đánh giá năng lực khoa học, PISA quan tâm tới những vấn đề có sự đóng góp kiến thức khoa học và vấn đề nào có liên quan đến HS khi các tôi đưa ra quyết định, kể cả ở hiện tại hoặc tương lai

Năng lực Khoa học trong khung đánh giá PISA 2018 gồm 3 năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng một cách khoa học; Đánh giá và thiết kế nghiên cứu khoa học; Diễn giải dữ liệu và bằng chứng một cách khoa học được mô tả cụ thể ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Bảng mô tả năng lực khoa học PISA 2018

- Nhớ lại và vận dụng kiến thức khoa học thích hợp

- Xác định, sử dụng và tạo ra các mô hình để giải thích

và biểu diễn

- Đưa ra các dự đoán phù hợp

- Đưa ra các giả thuyết giải thích

Giải thích những tác động tiềm tàng của tri thức khoa học với xã hội

Trang 26

2 Đánh giá và thiết kế

nghiên cứu khoa học

Thực hiện các điều tra, thí nghiệm khoa học từ đó đề xuất cách giải quyết các câu hỏi theo cách khoa học Các biểu hiện cụ thể:

- Xác định câu hỏi khám phá trong nghiên cứu khoa học

- Phân biệt được câu hỏi có thể nghiên cứu một cách khoa học

- Đề xuất cách thức khám phá vấn đề một cách khoa học

- Đánh giá cách thức khám phá vấn đề một cách khoa học

Mô tả và đánh giá các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, tính khách quan

và tổng quát của các giải thích

3 Diễn giải dữ liệu và

bằng chứng một cách

khoa học

Phân tích và đánh giá dữ liệu, tuyên bố và lập luận theo các cách khác nhau để rút ra kết luận khoa học Các biểu hiện cụ thể:

- Chuyển đổi cách biểu diễn dữ liệu

- Phân tích, diễn giải dữ liệu và đưa ra kết luận thích hợp

- Xác định giả định, bằng chứng và lập luận trong các văn bản khoa học

- Tranh luận khoa học dựa trên bằng chứng khoa học, lý thuyết và các cơ sở khác

Đánh giá lập luận và bằng chứng khoa học từ các nguồn khác nhau

1.4.3 Năng lực khoa học tự nhiên

Theo chương trình GDPT 2018, năng lực KHTN gồm ba thành phần: Nhận thức KHTN; Tìm hiểu tự nhiên; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Biểu hiện cụ thể của năng lực KHTN được cụ thể hóa trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Các thành phần năng lực của môn KHTN và các mức độ biểu hiện

Thành phần năng

Trang 27

1 Nhận thức khoa học

tự nhiên

Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,…

- So sánh, phân loại, lựa chọn

- Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên theo logic nhất định

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

- Thực hiện kế hoạch + Thu thập, lưu giữ + Đánh giá kết quả dựa trên phân tích, xử lý dữ liệu + So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu

+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu

+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực

Trang 28

và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa

ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến + Đưa ra quyết định và đưa ra ý tưởng xử lý vấn đề đã tìm thấy đề tài này

3 Vận dụng kiến

thức, kỹ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên

- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

1.5 Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận Pisa trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

1.5.1 Ý nghĩa của bài tập khoa học tự nhiên

- Trong dạy học môn KHTN, bài tập có vai trò hết sức quan trọng Bài tập KHTN là các câu hỏi, bài toán, nhiệm vụ yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng được học cùng với thái độ, trách nhiệm sẵn sàng để tìm hiểu, khám phá cũng như vận dụng tri thức về thế giới tự nhiên vào giải quyết tình huống thực tế trong thực tiễn cuộc sống Bài tập KHTN vừa có ý nghĩa trí dục, giáo dục, là phương tiện đánh giá trình độ của HS, là công cụ dạy học hiệu quả

- Bài tập KHTN giúp HS hệ thống lại kiến thức cơ bản một cách chủ động, hiệu quả, đưa lại hứng thú cho HS, hạn chế sự nhàm chán khi ôn tập kiến thức đã học

- Bài tập KHTN giúp cho HS hiểu sâu sắc các khái niệm khoa học, là cơ hội để HS

mở rộng kiến thức

- Trong quá trình giải bài tập KHTN, các kĩ năng như đọc văn bản khoa học, hiểu các sơ đồ, giãn đồ, đồ thị, bảng biểu, hình vẽ, trong lĩnh vực KHTN rèn luyện thường xuyên, từ đó năng lực ngôn ngữ trong lĩnh vực KHTN được hình thành và phát triển

- Đặc trưng cơ bản của bài tập KHTN là các bài tập gắn liền với đời sống thực tiễn hàng ngày cũng như lao động sản xuất Thông qua giải các bài tập KHTN HS vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tế từ đó rèn luyện khả năng quan sát, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề Bên cạnh đó việc giải các bài tập này

Trang 29

giúp cho các tôi thấy được tầm quan trọng của khoa học cũng như khả năng áp dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Giải bài tập KHTN là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn của vấn đề học tập,

để giải được bài tập đòi hỏi HS sự kiên trì, cẩn thận, tính chính xác khoa học, khắc phục khó khăn Thông qua giải bài tập KHTN xây dựng cho HS tác phong làm việc của các nhà khoa học cũng như sự say mê nghiên cứu khoa học

- Bài tập là một trong những công cụ đắc lực để GV và các nhà quản lí giáo dục trong kiểm tra, đánh giá HS Thông qua bài tập KHTN có thể đánh giá một cách đầy đủ kiến thức, kĩ năng HS thu nhận được trong quá trình học tập cũng như khả năng vận dụng những gì được học vào giải quyết vấn đề thực tế Dựa vào quá trình giải bài tập KHTN,

GV có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của HS để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp

- Bài tập KHTN là phương tiện hiệu quả giúp cho GV tiến hành các khâu của quá trình dạy học Bài tập là công cụ củng cố kiến thức, là cách thức hình thành khái niệm mới, là phương tiện để phát triển kiến thức lí thuyết khi nghiên cứu tài liệu mới

1.5.2 Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập

GV có thể sử dụng bài tập trong các khâu của tiến trình trình dạy học, để bài tập phát huy được tốt vai trò, chức năng cần đáp ứng các yêu cầu chung sau:

- Xác định cụ thể mục đích của bài tập, kiến thức cơ bản nào được áp dụng, kiến thức mở rộng nào được đề cập, các kĩ năng nào được rèn luyện

- Bài tập phải rõ ràng, không gây hoang mang nhầm lẫn cho HS Kiến thức phải vừa sức, không đánh đố, HS có thể tự tìm được lời giải

- Dữ kiện, kết quả bài tập phải phù hợp với thực tế, bài toán có ít nhất một lời giải Bài tập được giải quyết thông qua quá trình tư duy của HS, tránh trường hợp đoán mò

- Bài tập phải đa dạng, phong phú về hình thức, về mức độ tăng dần từ dễ đến khó

để quá trình phát triển tư duy của HS được liên tục và đa hướng

1.6 Thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ở trường trung học cơ sở hiện nay

1.6.2 Nội dung khảo sát

Thực hiện một cuộc khảo sát về tình trạng sử dụng câu hỏi và bài tập Khoa học tự nhiên nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề "Hydrocarbon" và “ Nguồn nhiên liệu thông dụng” theo tiếp cận PISA của giáo viên ở trường THCS

Trang 30

1.6.3 Đối tượng khảo sát

- Tôi tiến hành khảo sát 40 GV giảng dạy môn Vật lí, Sinh học, Hóa học, Khoa học

tự nhiên tại 3 trường THCS thuộc thành phố Đà Nẵng

1.6.4 Phương pháp khảo sát

- Gửi trực tiếp cho GV, thu phiếu khảo sát

- Kết quả các phiếu khảo sát được thu thập và xử lí dữ liệu bằng các hàm có sẵn trong phần mềm Microsoft Excel

1.6.5 Địa bàn khảo sát

- Các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.6.6 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu với hệ thống các câu hỏi tự chọn và đánh giá mức độ Ở câu hỏi đánh giá mức độ, các câu hỏi có đáp án trả lời được đưa ra 4 mức độ tương ứng với các điểm số từ 1 đến 4

* Thầy (cô) hiểu biết như thế nào về bài tập tiếp cận PISA?

Hình 1.1 Biểu đồ hiểu biết của GV về bài tập tiếp cận PISA

Qua hình 1.1 thì chúng ta có thể thấy các GV THCS đã từng tìm hiểu hoặc biết sơ lược thông qua các truyền thông mạng về bài tập tiếp cận PISA nhưng ít sử dụng trong quá trình dạy học nhưng bên cạnh đó cũng có ít GV chưa cập nhật được bài tập PISA

17%

38%

34%

11%

Chưa biết Biết sơ lược qua thông tin truyền thông

Đã tìm hiểu Đã nghiên cứu, sử dụng trong dạy học

Trang 31

* Thầy (cô) đánh giá như thế nào về bài tập theo hướng tiếp cận PISA?

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá của GV về bài tập tiếp cận PISA

Qua hình 1.2 chúng ta thấy: 47% GV đánh giá phù hợp nếu GV hướng dẫn cho HS, 30% tiếp cận xu hướng quốc tế, 11% bình thường và bênh cạnh đó cũng có ít GV đánh giá mức độ quá khó đối với HS Nhưng với tỷ lệ này thì việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA cũng là một giải pháp đúng đắn

* Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, ở bậc học THCS sẽ có những thay đổi trong nội dung môn Khoa học tự nhiên, theo thầy (cô) có nên sử dụng bài tập tiếp cận PISA vào quá trình dạy học

môn Khoa học tự nhiên không?

Hình 1.3 Biểu đồ đánh giá của GV về sử dụng tiếp cận PISA trong dạy học

Qua hình 1.3 chúng ta thấy rằng việc sử dụng bài tập thoe hướng tiếp cận PISA rất phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nhưng cũng phải cần có sự hướng dẫn cụ thể của GV từ chủ đề đơn giản đến những chủ đề phức tạp hơn để HS có thể hiểu sâu hơn về bài học thông qua các bài tập thực tiễn

* Thầy (cô) gặp khó khăn nào khi xây dựng các bài tập tiếp cận PISA trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên?

11%

12%

30%

47%

Tiếp cận xu hướng quốc tế Phù hợp nếu GV hướng dẫn HS

Rất phù hợp với chương trình giáo dục

Nên sử dụng nhưng có hướng dẫn cụ thể

Trang 32

Hình 1.4 Biểu đồ khó khăn của GV khi thiết kế bài tập tiếp cận PISA

Qua hình 1.4 có thể thấy được sự khó khăn của GV để có thể xây dựng các bài tập PISA khi chưa thực sự hiểu về hệ thống năng lực học sinh, chưa có kĩ năng thiết kế bài tập phát triển năng lực và chưa nắm được quy trình để có thể thiết kế bài tập PISA Mà quan trọng trong vấn đề bài tập PISA đó là tình huống thực tiễn mà nhiều GV cũng chưa vận dụng hết

*Thầy (cô) đã sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong giảng dạy như thế nào?

(1: Thường xuyên; 2: Thỉnh thoảng; 3: Hiếm khi; 4: Chưa bao giờ)

Hoạt động giảng dạy

sự phù hợp của kiểu bài tập này trong dạy học tiếp cận năng lực HS Tuy nhiên mức độ

sử dụng trong dạy học đang còn hạn chế nguyên nhân do GV chưa nắm được quy trình,

kĩ thuật thiết kế, cách sử dụng bài tập tiếp cận PISA, do đó cần có sự nghiên cứu đầy đủ

Trang 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực KHTN, dạy học phát triển và đánh giá năng lực KHTN, đánh giá năng lực HS theo quan điểm PISA, bài tập theo tiếp cận PISA chúng tôi nhận thấy năng lực KHTN

là năng lực chuyên môn cần rèn luyện và phát triển cho HS THCS trong bối cảnh xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với thế giới biến đổi không ngừng Để phát triển năng lực KHTN cho HS THCS cần có nhiều biện pháp đồng bộ như chuyển dần từng bước sang chương trình dạy học phát triển năng lực, sử dụng hợp lí và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đánh giá năng lực, tiếp cận với các chương trình đánh giá HS quốc

tế Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quan tâm đến việc sử dụng bài tập phát triển năng lực KHTN theo tiếp cận PISA cho HS THCS trong quá trình dạy học cũng như đánh giá HS

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của 40 GV THCS về dạy học tiếp cận năng lực và hiểu biết về năng lực KHTN của HS chúng tôi nhận thấy rằng

GV đã hiểu biết nhất định về dạy học tiếp cận năng lực cũng như vai trò của kiểm tra, đánh giá trong dạy học, tuy nhiên họ đang còn gặp nhiều khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực HS Bên cạnh đó một

số biểu hiện chưa được đánh giá cao do GV đang từng bước chuyển từ phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức sang phương pháp dạy học phát triển năng lực người học nên đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các năng lực thành phần thuộc năng lực KHTN và các biểu hiện của chúng Kết quả khảo sát việc xây dựng, sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong dạy học các môn KHTN ở trường THCS cho thấy GV đã có hiểu biết

về bài tập tiếp cận PISA và thấy được hiệu quả của kiểu bài tập này trong quá trình phát triển và đánh giá năng lực KHTN cho HS Tuy nhiên mức độ sử dụng trong dạy học đang còn hạn chế nguyên nhân do GV chưa nắm được quy trình, kĩ thuật thiết kế, cách

sử dụng bài tập tiếp cận PISA, do đó cần có sự nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này

Trên đây là cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực KHTN theo tiếp cận PISA cho HS THCS, là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các nội dung ở chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 9 VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2.1 Phân tích chương trình hóa học lớp 9

2.1.1 Phân tích yêu cầu cần đạt của chương Hydrocarbon và Nguồn nhiên liệu

- Viết được phương trình hóa học phản ứng đốt cháy của butane

- Tiến hành được (hoặc quan sát qua học liệu điện tử) thí nghiệm đốt cháy butane

từ đó rút ra được tính chất hóa học cơ bản của alkane

- Trình bày được ứng dụng làm nhiên liệu của alkane trong thực tiễn

- Viết được công thức cấu tạo và nêu được tính chất vật lí của ethylene

- Trình bày được tính chất hóa học của ethylene ( phản ứng cháy, phản ứng làm mất màu nước bromie, phản ứng trùng hợp Viết được các phương trình hóa học xảy ra

- Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) của ethylene: phản ứng đốt cháy, phản ứng làm mất màu nước bromie, quan sát và giải thích được tính chất hóa học cơ bản của alkene

- Trình bày được một số ứng dụng của ethylene: tổng hợp ethylic alcohol, tổng hợp nhựa polyethylene (PE)

Trang 35

NGUỒN NHIÊN LIỆU

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên

và khí mỏ dầu

- Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp)

- Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)

- Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than…), từ đó có cách ứng

xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dầu hỏa, than,…) trong cuộc sống

2.2 Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

- Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học

- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại

- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống

- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn

- Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa

- Nội dung bài tập phải nhằm hình thành và phát triển các năng lực Đọc hiểu, Khoa học, Toán học cho học sinh

2.3 Thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA cho học sinh THCS

2.3.1 Cơ sở để xây dựng bài tập

- Bài tập phát triển năng lực KHTN theo tiếp cận PISA hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết các vấn đề liên quan đến khoa học cho HS Vì vậy, việc xây dựng bài tập phát triển năng lực KHTN tiếp cận PISA xuất phát từ:

+ Một số vấn đề về đổi mới trong dạy học phát triển năng lực, đánh giá năng lực HS

do tác giả trong và ngoài nước công bố

+ Nội dung và yêu cầu cần đạt do chương trình môn KHTN đề xuất

+ Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến KHTN

+ Đề thi PISA lĩnh vực khoa học các kì đánh giá

Trang 36

+ Một số bài tập KHTN có sẵn

2.4 Thiết kế bài tập phát triển năng lực theo tiếp cận PISA chủ đề “ Hydrocarbon” và “Nguồn nhiên liệu thông dụng”

Bài tập 1: Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một

hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng Ở đó, phân chuồng bị phân hủy và sinh ra biogas (khí sinh học) Khí Biogas là quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ (chủ yếu là phân

và nước thải từ gia súc, gia cầm) dưới tác động của vi sinh yếm khí (khí hiếm) tạo thành các chất hòa tan và chất khí Sau đó chúng lại phải trải qua rất nhiều phản ứng hóa học khác nhau, phần lớn Carbon, Hydrogen, Oxygen mới có thể chuyển biến thành khí

Methane và Carbonic

Hình 2.1 Quá trình phân hủy và sinh ra khí Biogas

a Khí Biogas có thành phần chính là khí nào?

b Tại sao lại có hầm Biogas?

c Vậy nếu xử lý tạo thành chất đốt và điện năng thì có ảnh hưởng đến con người không?

*Mức chưa đầy đủ: HS nêu được 1-2 khí

* Không đạt: HS không nêu được

Trang 37

b)

* Mức đầy đủ

- Vì khí Biogas là khí độc hại khi tiếp xúc trực tiếp với chúng nó được sinh ra trong môi trường khí hiếm Để phòng các trường hợp đáng tiếc xảy ra thì người dân có nhu cầu dùng hầm Biogas

* Mức chưa đầy đủ: HS trả lời 1-2 ý

* Không đầy đủ: HS không trả lời được

c)

*Mức đầy đủ

- Nếu xử lý tạo thành chất đốt và điện năng thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn giúp bảo vệ môi trường sống

*Không đạt: HS trả lời sai

Bài tập 2: Dầu thô được chiết xuất từ các vỉa xốp của đá được tìm thấy bên dưới một

lớp đá không thấm nước bên trong lớp vỏ trái đất Dầu thô là nguồn hydrocarbon chính của chúng ta Chúng cung cấp cho chúng ta các nhiên liệu như xăng, dầu diesel và dầu hỏa Hydrocarbon cũng là các hợp chất ban đầu sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm mới,

chẳng hạn như hầu hết các loại nhựa chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày

Hình 2.2 Hình minh họa dầu thô

a Hydrocarbon là nguồn chính trong dầu thô Vậy trong hydrocarbon có các hợp chất chứa những chất nào?

b Dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất những gì?

c) Để thu hồi được dầu thô một cách dễ dàng thì chúng ta nên dùng phương pháp nào?

Bài tập 2

a)

* Mức đầy đủ

- Hydrocarbon có các hợp chất chứa carbon và hydrogen

*Mức chưa đầy đủ: HS nêu được 1 chất hoặc nhầm lẫn giữa những hợp chất khác

* Không đạt: HS không trả lời được

Trang 38

b)

* Mức đầy đủ

- Dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, dầu diesel, xăng Ngoài ra, dầu thô cũng

là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường

*Mức chưa đầy đủ: HS trả lời được 1-2 ý

* Không đạt: HS không trả được

c)

*Mức đầy đủ

- Để thu hồi được dầu thô một cách dễ dàng thì chúng ta nên dùng phương pháp chưng cất

*Không đạt: HS trả lời không trả lời được

Bài tập 3: Vấn đề ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông: Khí thải từ phương

tiện giao thông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các

đô thị, chiếm tới 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí Đặc biệt ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe

Hình 2.3 Hình minh họa thực trạng môi trường hiện nay

a Khí thải chứa những hợp chất nào?

b Dựa vào hình vẽ, nêu các phương tiện giao thông chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí hiện nay

c) Trình bày cách hạn chế ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông gây nên

Bài tập 3

Trang 39

a)

* Mức đầy đủ

- Khí thải chứa SO2, NO2,CO

*Mức chưa đầy đủ: HS trả lời 1-2 chất

* Không đạt: HS không trả lời

b)

* Mức đầy đủ

- Các phương tiện gây nên ô nhiễm không khí chủ yếu là xe máy, ô tô con, ô tô các loại khác

* Mức chưa đầy đủ: HS tả lời không đầy đủ ý

* Không đạt: HS không nêu được

*Không đạt: HS không trả lời được

Bài tập 4: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí của trái đất nóng lên do bức

xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nó lại tăng quá nhiều trong bầu khí quyển khiến cho Trái Đất nóng lên không ngừng Hậu quả lớn nhất chính là biến đổi khí hậu Hãy nói cách khác, hiệu ứng nhà kính tác động đến các hiện tượng biến đổi khí hậu

Hình 2.4 Hình minh họa hiệu ứng nhà kính

Trang 40

a Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là khí nào?

b Để giảm thiểu biến đổi khí hậu, kiềm chế tốc độ tăng nhiệt độ tránh những hậu quả nguy hiểm và không thể thay đổi trong tương lai nằm ở sức người thì sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng nào?

c Theo thực tế thì sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ tăng, mùa hè nóng nực hơn không? Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng như thế nào?

Bài tập 4

a)

* Mức đầy đủ

- Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2

*Mức chưa đầy đủ: HS trả lời dư các khí

*Không đạt: HS không nêu được

b)

*Mức đầy đủ

Để giảm thiểu biến đổi khí hậu, kiềm chế tốc độ tăng nhiệt độ tránh những hậu quả nguy hiểm và không thể thay đổi trong tương lai nằm ở sức người thì sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng; tắt điện khi không sử dụng; sử dụng các nguồn năng lượng sạch; nên sử dụng các phương tiện công cộng; tái sử dụng và tái chế

*Mức chưa đầy đủ: HS nêu được vài biện pháp

*Không đạt: HS không nêu được biện pháp

c)

* Mức đầy đủ

- Hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh dẫn đến nhiệt độ tăng cao Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ tăng, mùa hè trở nên nóng nực hơn

- Sức khỏe con người bị suy giảm Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao

*Mức chưa đầy đủ: HS trả lời sơ sài, không đầy đủ điều kiện

* Không đạt: HS không trả lời được

Bài tập 5: Ethylene là một hydrocarbon ở trạng thái bình thường là chất khí, không

màu, không mùi, không gây độc, có khả năng gây nổ khi nồng độ cao hơn 2,7% Ethylene có đặc tính kích thích quá trình chín của các loại quả có hô hấp đột biến (climacteric) là các loại quả có quá trình chín sau thu hoạch, nghĩa là kể cả khi quả đã được thu hoạch thì quá trình chín vẫn được duy trì như xoài, đu đủ, hồng, cà chua, chuối

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w