1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đề tài bài báo cáo kết thúc môn kaizen và 5s

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Báo Cáo Kết Thúc Môn Kaizen Và 5S
Tác giả Đỗ Thị Phương Linh, Trần Ngọc Phú, Nghiêm Thị Nhật Linh, Lê Viết Bình, Nguyễn Khánh Linh, Hồ Gia Bảo, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thế Suân
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Hồng Duyên
Trường học Trường Đại Học Đông Á
Chuyên ngành Kaizen và 5S
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 12,38 MB

Nội dung

Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.. Trong môi trường làm việc như ở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

- - -   

-TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN KAIZEN

VÀ 5S

GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN

LỚP: LA22A

NHÓM CƠ THỦ:

NGHIÊM THỊ NHẬT LINH LÊ VIẾT BÌNH

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Trang 2

MỤC LỤC CÂU 1: KAIZEN LÀ GÌ? VÌ SAO PHƯƠNG PHÁP KAIZEN ĐƯỢC PHỔ BIẾN? NÓ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ VÀ CÁCH THỨC ĐỂ THỰC HIỆN THEO KAIZEN? BÁO CÁO KẾT QUẢ CÁC VÍ DỤ NHÓM ĐÃ THỰC

HIỆN THEO KAIZEN TRONG SUỐT MÔN HỌC 3

1.1 Kaizen là gì? 3

1.2 Vì sao phương pháp Kaizen được phổ biến? 3

1.3 Kaizen mang lại lợi ích gì và cách thức để thực hiện theo Kaizen? 3

1.3.1 Lợi ích của Kaizen 3

1.3.2 Cách thức để thực hiện theo Kaizen 4

1.4 Báo cáo kết quả các ví dụ nhóm đã thực hiện theo Kaizen trong suốt môn4 1.4.1 Kết quả thực hành Kaizen trong cuộc sống cá nhân 4

1.4.1.1 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 1 5

1.4.1.2 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 2 5

1.4.1.3 Quá trình thực hiện tuần 3 6

1.4.2 Kết quả thực hành Kaizen trong học tập 6

1.4.2.1 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 1 6

1.4.2.2 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 2 7

1.4.2.3 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 3 7

1.4.3 Các khó khăn trong quá trình thực hiện, cải tiến và đề xuất 7

1.4.3.1 Cải thiện giấc ngủ 7

1.4.3.2 Đọc sách 8

CÂU 2: 5S LÀ GÌ? NÊU CỤ THỂ CÁCH LÀM TỪNG BƯỚC, 5S MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ? BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA BUỔI DỌN VỆ SINH CỦA NHÓM 8

2.1 5S là gì? 8

2.2 Cách làm 5S theo từng bước 8

2.2.1 Seiri (Sàng lọc) 8

2.2.2 Seiton (Sắp xếp) 9

2.2.3 Seiso (Sạch sẽ) 9

2.2.4 Seiketsu (Săn sóc) 9

2.2.5 Shitsuke (Sẵn sàng) 10

Trang 3

2.3 Lợi ích mà 5S mang lại 10

2.4 Báo cáo kết quả của buổi dọn vệ sinh của nhóm 11

2.4.1 Kế hoạch lập ra 11

2.4.2 Quá trình buổi làm việc 12

2.4.3 Kết quả thu được 15

CÂU 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA SAU KHI LÀM VIỆC NHÓM CÙNG NHAU 18

Trang 4

NỘI DUNG CÂU 1: KAIZEN LÀ GÌ? VÌ SAO PHƯƠNG PHÁP KAIZEN ĐƯỢC PHỔ BIẾN? NÓ MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ VÀ CÁCH THỨC ĐỂ THỰC HIỆN THEO KAIZEN? BÁO CÁO KẾT QUẢ CÁC VÍ DỤ NHÓM ĐÃ THỰC HIỆN THEO KAIZEN TRONG SUỐT MÔN HỌC

1.1 Kaizen là gì?

Kaizen là thuật ngữ của người Nhật, bao gồm chữ Kai 改 (“kai”) có nghĩa

là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” Kaizen có thể xem là quan niệm về sự thay đổi để tốt hơn, và nó còn chú trọng đến việc cải tiến liên tục, không ngừng để trở nên tốt hơn Thuật ngữ này trong tiếng anh là “ongoing improvement” hay là “continuous improvement”

1.2 Vì sao phương pháp Kaizen được phổ biến?

Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình

Trong cuộc sống hàng ngày, Kaizen giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình qua từng ngày, nó giúp mỗi cá nhân cải thiện và phát triển để bản thân trở nên mạnh mẽ và theo hướng mình mong muốn

Trong môi trường làm việc như ở công ty, Kaizen nhấn mạnh vào sự cải thiện của mỗi một cá nhân kể từ đó nâng cao toàn bộ hiệu suất và chất lượng của

cả cộng đồng Kaizen đòi hỏi sự bền bỉ, cố gắng không ngừng cũng như đòi hỏi

sự đột phá mang tính sáng tạo Ngoài ra, những đặc điểm cơ bản của Kaizen bao gồm sự tích tiểu thành đại, cắt giảm sự lãng phí, cam kết và nỗ lực, sự hợp tác

và làm việc có ăn ý giữa tất cả mọi người trong nhóm/công ty

Như vậy, Kaizen là cách làm việc, cách sống, cách tư duy của rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân Nhật Bản, và nó cũng đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới vì kết quả ấn tượng mà nó mang lại

1.3 Kaizen mang lại lợi ích gì và cách thức để thực hiện theo Kaizen?

1.3.1 Lợi ích của Kaizen

Kaizen là một phương pháp liên tục cải tiến từ Nhật Bản, mục tiêu của nó

là tạo ra sự cải thiện liên tục trong mọi khía cạnh của một tổ chức hoặc quá trình Bằng cách tập trung vào việc tăng cường chất lượng, hiệu suất và hiệu quả, Kaizen mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

+ Tăng năng suất: Bằng cách tìm kiếm và loại bỏ lãng phí, Kaizen giúp

tăng cường năng suất làm việc của tổ chức

Trang 5

+ Cải thiện chất lượng: Bằng cách tập trung vào việc cải thiện quá trình

sản xuất và dịch vụ, Kaizen giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng

+ Tiết kiệm chi phí: Kaizen giúp phát hiện và giảm thiểu lãng phí trong

sản xuất và quản lý, giúp tiết kiệm chi phí

+ Tăng tính linh hoạt và sáng tạo: Bằng cách khuyến khích mọi người

tham gia vào quá trình cải tiến, Kaizen tạo điều kiện cho sự linh hoạt và sáng tạo, từ đó tạo ra giải pháp mới cho các thách thức

+ Tăng sự cam kết của nhân viên: Bằng cách tạo điều kiện cho mọi

người tham gia vào quá trình quyết định và cải tiến, Kaizen giúp tăng sự cam kết

và hài lòng của nhân viên

1.3.2 Cách thức để thực hiện theo Kaizen

1 Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng mà tổ chức muốn

đạt được thông qua việc áp dụng Kaizen

2 Đào tạo nhân viên: Huấn luyện nhân viên về phương pháp Kaizen và

khuyến khích họ tham gia vào quá trình cải tiến

3 Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và phản hồi từ tất cả các cấp độ

của tổ chức để đánh giá hiệu suất và xác định các cơ hội cải tiến

4 Thực hiện cải tiến nhỏ: Thực hiện các biện pháp cải tiến nhỏ và liên tục

trong quá trình làm việc hàng ngày

5 Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá kết quả của các biện pháp cải tiến và

điều chỉnh chiến lược cải tiến theo hướng tối ưu hơn

6 Khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người: Khuyến khích tất cả các

nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích ý kiến đóng góp

1.4 Báo cáo kết quả các ví dụ nhóm đã thực hiện theo Kaizen trong suốt môn học

1.4.1 Kết quả thực hành Kaizen trong cuộc sống cá nhân

Cải thiện chất lượng giấc ngủ: hãy thử tắt hết đèn trước khi đi ngủ, sử

dụng mùi thơm dịu nhẹ để giúp thư giãn hoặc sử dụng một chiếc gối mới để giúp ngủ ngon hơn Những thay đổi nhỏ này có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy

Trang 6

Vấn đề Ngủ trước 23h00 mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ

Nguyên nhân

chính Thiếu ngủ và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy Hành động nhỏ Đặt chuông báo thức lúc 22h30 để vệ sinh cá nhânrồi đi ngủ Phần thưởng

nhỏ

Thưởng cho bản thân mình 1 ly kem bơ, sữa chua

trái cây,…

1.4.1.1 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 1

Hành động Ngày 1 Đặt báo thức cho sáng mai và đi ngủ lúc 23h00

Ngày 2 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 5 phút

Ngày 3 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 5 phút

Ngày 4 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 10 phút

Ngày 5 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 10 phút

Ngày 6 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 15 phút

Ngày 7 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 15 phút

 Kết quả đạt được sau 1 tuần: Đã ngủ trước 23h00 mỗi ngày và thấy

sức khỏe ổn định, không mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng nữa

 Phần thưởng nhỏ: 1 ly sữa chua trái cây.

1.4.1.2 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 2

Hành động Ngày 8 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 15 phút

Ngày 9 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 15 phút

Ngày 10 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 20 phút

Ngày 11 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 20 phút

Ngày 12 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 20 phút

Ngày 13 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 20 phút

Ngày 14 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 25 phút

 Kết quả đạt được sau 2 tuần: Cảm thấy mình có nhiều năng lượng cho

1 ngày học tập và làm việc

 Phần thưởng nhỏ: 1 ly kem bơ.

Trang 7

1.4.1.3 Quá trình thực hiện tuần 3

Hành động Ngày 15 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 25 phút

Ngày 16 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 25 phút

Ngày 17 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 25 phút

Ngày 18 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 30 phút

Ngày 19 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 30 phút

Ngày 20 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 30 phút

Ngày 21 Làm như ngày 1 nhưng ngủ sớm hơn 30 phút

 Kết quả đạt được sau 3 tuần: Đã có thể ngủ sớm và bắt đầu làm quen

với thói quen này

 Cảm nhận sau 3 tuần Kaizen: Cảm thấy mình có nhiều năng lượng,

tinh thần phấn chấn hơn và không cảm thấy uể oải sau khi thức dậy

1.4.2 Kết quả thực hành Kaizen trong học tập

Kaizen giúp gia tăng thời gian đọc sách: Hãy thử tách nhỏ thời gian

trong ngày của mình để đọc sách Bạn có thể dành 15 phút trước khi đi ngủ hoặc

20 phút trong giờ ăn trưa để đọc sách Bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ sách, chia sẻ kinh nghiệm với những người bạn cùng sở thích và đọc các cuốn sách với chủ đề khác nhau để mở rộng kiến thức của mình

Vấn đề Đọc sách mỗi ngày để gia tăng thời gian đọc sách

Nguyên nhân

chính Dễ chán nản, buồn ngủ mỗi khi đọc sách

Hành động nhỏ Đặt chuông báo thức lúc 22h30 để vệ sinh cá nhân

rồi đi ngủ

Phần thưởng

nhỏ

Thưởng cho bản thân mình 1 ly kem bơ, sữa chua

trái cây,…

1.4.2.1 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 1

Hành động Ngày 1 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 15 phút trước khi đi ngủ

Ngày 2 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 15 phút trước khi đi ngủ

Ngày 3 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 20 phút trước khi đi ngủ

Ngày 4 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 20 phút trước khi đi ngủ

Ngày 5 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 25 phút trước khi đi ngủ

Ngày 6 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 25 phút trước khi đi ngủ

Ngày 7 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ

Trang 8

 Kết quả đạt được sau 1 tuần: Đã có thể đọc sách hơn 15 phút mỗi ngày

và không còn cảm thấy chán nản, buồn ngủ khi đọc sách nữa

 Phần thưởng nhỏ: 1 ly trà đào

1.4.2.2 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 2

Hành động Ngày 8 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ

Ngày 9 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 35 phút trước khi đi ngủ

Ngày 10 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 35 phút trước khi đi ngủ

Ngày 11 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 40 phút trước khi đi ngủ

Ngày 12 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 40 phút trước khi đi ngủ

Ngày 13 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 45 phút trước khi đi ngủ

Ngày 14 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 45 phút trước khi đi ngủ

 Kết quả đạt được sau 2 tuần: Cảm thấy thích thú với việc đọc sách

 Phần thưởng nhỏ: 1 ly sinh tố dâu

1.4.2.3 Quá trình thực hiện Kaizen tuần 3

Hành động Ngày 15 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 45 phút trước khi đi ngủ

Ngày 16 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 45 phút trước khi đi ngủ

Ngày 17 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 45 phút trước khi đi ngủ

Ngày 18 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 50 phút trước khi đi ngủ

Ngày 19 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 50 phút trước khi đi ngủ

Ngày 20 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 50 phút trước khi đi ngủ

Ngày 21 Đọc 1 cuốn sách trong vòng 50 phút trước khi đi ngủ

 Kết quả đạt được sau 3 tuần: Đã có thể dành nhiều thời gian đọc sách

hơn và bắt đầu làm quen với thói quen này

 Cảm nhận sau 3 tuần Kaizen: Cảm thấy mình thích thú với việc đọc

sách trong thời gian dài, không còn chán nản và buồn ngủ khi đọc sách nữa

1.4.3 Các khó khăn trong quá trình thực hiện, cải tiến và đề xuất

1.4.3.1 Cải thiện giấc ngủ

Khó khăn: Bởi vì thường xuyên thức khuya làm bài tập cũng như chơi game, trò chuyện với bạn bè nên việc đi ngủ sớm dần như trở nên khó hơn Có biết bao nhiêu bài tập cần hoàn thiện, bao nhiêu tin tức không thể bỏ lỡ, bởi vậy nên có rất nhiều lý do để chúng em thức khuya Nó ăn vào cuộc sống của chúng

Trang 9

em như một lẽ thường tình, việc thức khuya đã trở thành một thói quen không thể bỏ Quá trình này cực kỳ gian nan mỗi khi áp dụng Kaizen để cải thiện giấc ngủ ở chỗ mỗi khi đặt điện thoại hay máy tính xuống lại nghĩ đến những tin nhắn, những bài tập còn chưa hoàn thiện xong Lý do trên là do chúng em sắp xếp thời gian chưa hợp lý, chưa có thời gian biểu học tập

Cải tiến: Sau khi học Kaizen, việc thức khuya của chúng em dần cải thiện, công việc được sắp xếp thời gian hợp lý, dành ra nhiều thời gian hơn để

có một giấc ngủ tuyệt vời

Giải pháp: Sắp xếp thời gian học tập hiệu quả để có thời gian ngủ đúng giờ, tránh sử dụng điện thoại di động hay máy tính trước khi ngủ, tránh việc coi điện thoại hay làm bài tập quá giờ dẫn đến thức khuya

1.4.3.2 Đọc sách

Khó khăn: Vì rất ít khi đọc sách cho nên xuất hiện những vấn đề như chơi game cùng bạn bè, sử dụng mạng xã hội để nhắn tin tán gẫu,… Việc đọc sách có nhiều chữ sẽ gây nhàm chán và buồn ngủ nếu như cuốn sách không phải là thể loại mình thích

Cải tiến: Khi đọc sách, chúng ta có thể cải thiện được trí nhớ, tri thức và

có thêm nhiểu kiến thức để áp dụng vào đời sống thực tiễn

Giải pháp: Sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý để có thể dành một chút ít thời gian đọc sách Mỗi ngày dành ra 15 phút đến 1 tiếng cho việc đọc sách để tạo thói quen đọc sách

CÂU 2: 5S LÀ GÌ? NÊU CỤ THỂ CÁCH LÀM TỪNG BƯỚC, 5S MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ? BÁO CÁO KẾT QUẢ CỦA BUỔI DỌN VỆ SINH CỦA NHÓM

2.1 5S là gì?

5s là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc

5S được viết tắt từ 5 từ của tiếng Nhật đó là: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso ( Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng)

2.2 Cách làm 5S theo từng bước

2.2.1 Seiri (Sàng lọc)

Nguyên tắc đơn giản của sàng lọc là: “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến” Các bước thực hiện như sau:

• Bước 1:

+ Quan sát thật kỹ nơi làm việc của mình cùng với đồng nghiệp

Trang 10

+ Phát hiện, xác định những thứ không cần thiết cho công việc mình + Tiếp tục thông báo xem có ai cần dùng vật đó hay không

+ Hủy bỏ ngay những thứ không cần thiết đó

Bước 2: Nếu chưa thể quyết định xem liệu vật đó còn có ích cho công việc hay không thì đánh dấu kèm ngày tháng sẽ hủy, sau đó để riêng ra một chỗ

Bước 3: Sau một khoảng thời gian, kiểm tra xem ai cần đến nó không, nếu không hãy hủy bỏ vật đó

2.2.2 Seiton (Sắp xếp)

Sau bước sàng lọc, bạn hãy sắp xếp giúp cho mọi thứ được xếp vào đúng chỗ của nó Nguyên tắc của sắp xếp là dựa vào tần suất sử dụng của vật dụng

Bước 1: Tất cả mọi thứ cần sắp xếp đều là những vật dụng cần thiết Bởi

vì những vật cần loại bỏ đã được thực hiện tại bước 1 – sàng lọc Bạn cần suy nghĩ để cái gì, ở đâu cho đẹp mất, thuận tiện và an toàn

Bước 2: Trao đổi về cách sắp xếp, bố trí với các đồng nghiệp, từ đó phác thảo rồi tìm ra cách sắp xếp thuận lợi nhất để quản lý và làm việc Những vật càng hay dùng thì càng cần để gần người sử dụng, những vật ít dùng thì để xa hơn Những đồ nặng để dưới và nhẹ để trên

Bước 3: Lập ra danh mục các vật dụng và sơ đồ nơi lưu giữ Bạn cần ghi chú vị trí cụ thể đến từng ngăn kéo, ngăn tủ để dễ dàng trong việc tìm kiếm

Bước 4: Nên có sơ đồ riêng về bình cứu hỏa, dụng cụ cấp cứu, van an toàn để có thể sử dụng ngay nếu xảy ra sự cố

2.2.3 Seiso (Sạch sẽ)

Một môi trường sạch sẽ sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng Seiso cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần một cách thường xuyên, liên tục Bạn đừng đợi đến lúc bẩn mới dọn dẹp, lau chùi Bạn hãy dành 5 phút vệ sinh mỗi ngày để đồ vật không có cơ hội dính bụi bẩn, tự dọn dẹp nơi làm việc của mình nếu muốn có một môi trường sạch đẹp

Đây còn là bước để kiểm tra cho tổ chức Việc vệ sinh thường xuyên còn giúp kiểm tra các đồ vật hư hỏng, bụi bẩn, tránh hỏng hóc

2.2.4 Seiketsu (Săn sóc)

Săn sóc giúp tạo ra một hệ thống để duy trì và giữ gìn sự sạch sẽ tại nơi làm việc Bạn cần tạo ra một lịch làm vệ sinh cụ thể

Trang 11

Cụ thể, bạn hãy đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá hiệu quả của việc săn sóc Bạn nên thiết kế ra các nhãn mác rõ ràng về tiêu chuẩn cho các vị trí quy định, thiết lập thống nhất về giới hạn, vị trí

2.2.5 Shitsuke (Sẵn sàng)

Đây là bước khó khăn bởi các nhân viên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định Chữ S này cần được thực hiện một cách tự giác mà không cần ai nhắc nhở,

ra lệnh, sẵn sàng một cách tự giác để trở thành một thói quen

5S tạo ra bầu không khí lành mạnh và thoải mái cho nhân viên Việc đảm bảo mọi người đều hiểu và đồng lòng sẽ tạo ra thành công cho 5S

2.3 Lợi ích mà 5S mang lại

+ Loại bỏ những thứ không mong muốn khỏi nơi làm việc Đây là bước đầu tiên trong quy trình 5S Bằng cách loại bỏ những vật dụng không cần thiết, không sử dụng hoặc hỏng hóc, bạn giúp tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ

và gọn gàng

+ Tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện và khuyến khích tinh thần tập thể 5S giúp sắp xếp lại không gian làm việc sao cho hợp lý, giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các công cụ, vật dụng cần thiết Điều này tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và khuyến khích tinh thần làm việc tập thể + Giúp nhân viên làm việc tích cực và có trách nhiệm hơn Khi môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tập trung vào công việc Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và tạo ra tinh thần trách nhiệm cao hơn

+ Môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp hơn 5S giúp duy trì sự sạch sẽ và ngăn nắp trong không gian làm việc Điều này không chỉ tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên mà còn giúp duy trì thiết bị và công cụ trong tình trạng tốt nhất

+ Tăng năng suất và hiệu quả làm việc Khi môi trường làm việc được sắp xếp gọn gàng, nhân viên dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các công cụ, vật dụng cần thiết Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian tìm kiếm + Giảm lãng phí và thất thoát 5S giúp loại bỏ các vật dụng không cần thiết

và tối ưu hóa không gian làm việc Điều này giúp giảm lãng phí và thất thoát tài nguyên

+ Quản lý thời gian tốt hơn Khi môi trường làm việc được sắp xếp gọn gàng, nhân viên dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các công cụ, giúp họ tiết kiệm thời gian và tập trung vào công việc chính

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN