1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đề tài giao tiếp Đa văn hóa về Đất nước ấn Độ

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Tiếp Đa Văn Hóa Về Đất Nước Ấn Độ
Tác giả Lê Việt Trọng Nghĩa, Trần Phương Nga, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Tạ Quỳnh Phương, Trần Phước Mai Trân, Bùi Anh Thư
Người hướng dẫn Nguyễn Ký Viễn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 14,37 MB

Nội dung

Các chủ đề nói chuyện Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những đề tài về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI GIAO TIẾP ĐA VĂN HÓA

VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ký Viễn

Lớp: 47k19Nhóm Group nine - ever shines:

Trang 2

STT Họ và tên Công việc cụ thể Mức độ hoàn thành

1 Lê Việt Trọng Nghĩa Nội dung phần A Phong tục xã hội

2 Trần Phương Nga Quan niệm về thời gianNội dung phần B

3 Nguyễn Thị Kiều Trinh Quần áo và ẩm thựcNội dung phần C

4 Tạ Quỳnh Phương Nội dung phần D Mô hình chính trị

5 Trần Phước Mai Trân Tôn giáo và tín ngưỡngNọi dung phần F

6 Bùi Anh Thư Trình bày báo cáo và slides

THỨ TỰ THUYẾT TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

2

Trang 3

MỤC LỤC

A PHONG TỤC XÃ HỘI 5

1 Giới thiệu bản thân 5

2 Các chủ đề nói chuyện 5

3 Thái độ của người Ấn Độ 5

4 Cách chào hỏi của người Ấn Độ: 6

5 Cử chỉ nào diễn tả sự đồng ý? Không đồng ý? Kính trọng của người Ấn Độ? 6

B QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN 8

1 Thời gian ở Ấn Độ 8

2 Giờ giấc làm việc ở Ấn Độ 8

3 Quan niệm về thời gian theo văn hóa Ấn Độ 8

C QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC 9

1 Tình huống đòi hỏi mặc trang phục đặc biệt 9

2 Kiểu quần áo bị coi là kiêng kị đối với phái nam và nữ: 10

3 Thái độ về mùi toát ra từ cơ thể bị phản ứng ra sao? Sử dụng thuốc khử mùi hoặc nước hoa có được không? 11

D MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ 16

1 Tình hình chính trị và sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước 16

2 Phương tiện thông tin Ấn Độ 16

3 Việc nói chuyện về chính trị trong các tình huống xã hội hay kinh doanh ở Ấn Độ? 18

E TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG 20

1 Những tôn giáo nổi tiếng 20

2 Niềm tin tôn giáo 22

3 Các yếu tố đóng vai trò có giá trị thiêng liêng 23

4 Sự hòa hợp của Ấn Độ giáo với những tôn giáo thiểu số 24

5 Những sự ảnh hưởng của lễ tôn giáo đối với những hoạt động kinh doanh và hoạt động của Chính phủ 24

6 Ảnh hưởng của tôn giáo đối với việc hút thuốc, uống rược và đánh bạc 25

7 Một số đồ vật, hoạt động mang đến sự xui xẻo và may mắn 25

F TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Danh mục tài liệu tham khảo 28

Trang 4

A PHONG TỤC XÃ HỘI

1 Giới thiệu bản thân

Người Hindu truyền thống không có họ

Tên của những người Hồi giáo thường có nguồn gốc từ A-Rập Thông thường, tên của phụ

nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + "binti" ("daughter of") + tên của cha

Trước tên của người Sikh Ấn Độ thường thêm "Singh"đối với nam giới hay "Kaur" đối với

nữ giới

Không được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên đường một mình

Địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân

2 Các chủ đề nói chuyện

Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những đề tài về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về đề tài đó.Nên tránh các đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được

3 Thái độ của người Ấn Độ

+ Khi đụng chạm vào thân thể họ

Người Ấn Độ có quan điểm tương đối bảo thủ về việc đụng chạm thân thể Việc tiếp xúc thể xác có thể được coi là không phù hợp hoặc thậm chí là xúc phạm, tùy thuộc vào mức độ thân mật giữa hai người, giới tính, địa vị xã hội

Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

Giới tính: Nói chung, người Ấn Độ có xu hướng cởi mở hơn về việc đụng chạm với người cùng giới so với người khác giới

5

Trang 5

Mức độ thân mật: Việc đụng chạm giữa những người bạn thân thiết hoặc thành viên gia đình thường được chấp nhận hơn so với những người mới quen

Địa vị xã hội: Việc đụng chạm có thể được coi là thiếu tôn trọng đối với người có địa vị xãhội cao hơn

4 Cách chào hỏi của người Ấn Độ:

Namaste là một trong những phong tục truyền thống phổ biến nhất tại Ấn Độ

Namaste là gì? Namaste hoặc Namaskar hay ‘Namaskaare’ là một trong năm hình thức chào hỏi truyền thống được đề cập đến trong Kinh Vệ Đà của Hindu giáo Nó có nghĩa là "Tôi cúi chào bạn", thực hiện bằng cách chấp hai lòng bàn tay vào nhau và đặt trước ngực.Chắp hai tay trước ngực là cử chỉ chào hỏi phổ biến nhất ở Ấn Độ Cử chỉ này thể hiện sự tôn trọng và chào đón

Hoặc cúi đầu nhẹ là cử chỉ chào hỏi lịch sự, thường được sử dụng khi chào người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn Đôi khi là nắm tay cử chỉ chào hỏi phổ biến giữa những người bạn hoặc người quen

 Hàm nghĩa của hành động này ý muốn nói "Hãy để cho tâm trí chúng ta được hiểu nhau" Từ Namaste cũng có thể được hiểu là "na ma" (không phải của tôi), biểu thị

sự giảm bớt cái tôi của bản thân trước sự có mặt của một người khác

5 Cử chỉ nào diễn tả sự đồng ý? Không đồng ý? Kính trọng của người Ấn Độ?

Cử chỉ đồng ý: Gật đầu là cử chỉ phổ biến nhất để thể hiện sự đồng ý ở Ấn Độ

Nói "Haan" hoặc "Ji": là hai từ tiếng Hindi có nghĩa là "vâng".Hoặc Mỉm cười cũng có thể được sử dụng để thể hiện sự đồng ý

Trang 6

Cử chỉ không đồng ý: Lắc đầu là cử chỉ phổ biến nhất để thể hiện sự không đồng ý ở Ấn

Độ Nói "Na" hoặc "Nahin" là hai từ tiếng Hindi có nghĩa là "không" Hay nhún vai có thể được sử dụng để thể hiện sự không chắc chắn hoặc không quan tâm

Cử chỉ kính trọng: Cử chỉ này thường được sử dụng khi chào hỏi, cảm ơn hoặc xin lỗi Cử chỉ thể hiện sự tôn kính cao độ đối với người lớn tuổi hoặc địa vị cao hơn là chạm vào chân Các dây thần kinh bắt đầu từ não trải rộng trên tất cả các cơ thể của bạn và kết thúc trong tầm tay của bàn tay và bàn chân của mọi người Khi một người chạm bàn tay vào những bàn chân đối diện của họ, một mạch ngay lập tức được hình thành và các nguồn năng lượng của hai

cơ quan được kết nối

Khi người lớn tuổi, bề trên hay người được tôn kính chấp nhận sự tôn trọng của bạn, trái tim của họ phát những suy nghĩ và năng lượng tích cực (được gọi là karuna) đến bạn thông quabàn tay và ngón chân của họ Ngón tay và lòng bàn tay của bạn lập tức ‘thụ’ của năng lượng vàđôi chân của người khác trở thành “người tặng” của năng lượng Như thế hành động chạm tay vào bàn chân của người đáng kính thực chất là cho phép dòng chảy của năng lượng kết nối nhanh giữa hai tâm trí và trái tim

7

Trang 7

B QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN

1 Thời gian ở Ấn Độ

Hiện nay, ở Ấn Độ đang lưu hành hai múi giờ là múi giờchuẩn Ấn Độ (IST) và múi giờ Bagaan Giờ Bagaan chạytrước múi giờ chuẩn Ấn Độ một giờ

2 Giờ giấc làm việc ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, thời gian làm việc thường bắt đầu khá muộn làvào khoảng 9 giờ 30 phút đến 10 giờ Và họ kết thúc giờ làmviệc vào khoảng 5 đến 6 giờ chiều Người Ấn Độ làm việc từthứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần

3 Quan niệm về thời gian theo văn hóa Ấn Độ

So sánh quan niệm về thời gian giữa các doanh nhân và các tình huống trong xã hội:

Các tình huống xã hội Doanh nhân

Quan niệm

về thời gian

Trong các tình huống xã hội như họp

mặt gia đình, lễ hội, hoặc các sự kiện

văn hóa, sự linh hoạt và sự thư giãn

thường được ưu tiên hơn là sự chính

xác về thời gian

Đối với các cuộc họp và cuộc lịchhẹn kinh doanh, sự chính xác vàhiệu suất thường được ưu tiên.Doanh nhân thường đến đúng giờ

và mong đợi sự chính xác và hiệuquả trong cuộc họp

Thời gian có thể được coi là linh hoạt

và không bị ràng buộc bởi một lịch

chấp nhận rộng rãi về sự linh hoạt

trong thời gian và sự thích nghi với

các thay đổi trong lịch trình

Doanh nhân thường coi trọng thờigian như là một tài nguyên quý báu

và cố gắng sử dụng nó một cáchhiệu quả nhất

Kết luận

Trong các tình huống xã hội, sự linh

hoạt và sự thư giãn có thể được đánh

giá cao hơn

Trong cuộc sống kinh doanh, sựchính xác và hiệu quả thường được

ưu tiênĐiều này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt của quan niệm về thời gian trongvăn hóa và xã hội ở Ấn Độ

Trang 8

C QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC

1 Tình huống đòi hỏi mặc trang phục đặc biệt

Thời trang truyền thống: Trong các lễ hội và nghi lễ tôn giáo, người Ấn Độ thường mặc

quần áo truyền thống như sari (cho phụ nữ) và kurta-pajama hoặc dhoti (cho nam giới)

Nghi lễ tôn giáo: Trong các nghi lễ tôn giáo như đám cưới, lễ hội hoặc thời gian tham gia

đền đài, người Ấn Độ thường mặc quần áo phù hợp với tôn giáo của họ Ví dụ, trongHinduism, có thể yêu cầu phụ nữ mặc sari và nam giới mặc dhoti và kurta

Thời trang hiện đại: Trong các sự kiện chính thống hoặc kinh doanh, thường có quy định

về trang phục chính thức Nam giới thường mặc áo sơ mi, quần âu và giày da, trong khi phụ nữthường mặc váy hoặc áo dài

Lễ hội và sự kiện văn hóa: Các sự kiện như Diwali, Holi hoặc Navratri thường yêu cầu

người dân mặc quần áo đặc biệt phản ánh văn hóa và truyền thống của nền văn hóa Ấn Độ

Trang phục truyền thống của Ấn Độ nam

9

Trang 9

Sari - Trang phục Ấn Độ truyền thống của người phụ nữ

Màu sắc biểu hiện cho sự tang tóc? Tình yêu? Vui mừng?

Người Ấn Độ cũng không thích nhận hoa màu trắng vì nó là biểu tượng cho sự tang tóc, cái chết và đau thương

Màu đỏ thể hiện quyền lực trong văn hoá của người Ấn Độ với nhiều ý nghĩa quan trọng như: giữa sự sợ hãi và lửa, sự giàu có và quyền lực, sự thánh thiện, khả năng sinh sản, sự cám dỗ, tình yêu và sắc đẹp Trong trang phục của người Ấn Độ, những người phục nữ đã lập gia đình thường mặc trang phục có màu đỏ Ngoài trang phục bạn có thể nhận biết thông qua các henna màu đỏ trên tay của cô gái và loại bột màu đỏ được gọi làsindoor được nhuộm theo chân tóc của cô gái màu đỏ tượng trưng cho vận may, niềm vui, sự thịnh vượng và lễ hội Ở Ấn Độ, màu đỏ đại diện cho sự thuần khiết, sự sinh sôi

và sự thịnh vượng Đó là lý do các cô dâu Ấn Độ theo truyền thống thường mặc màu đỏ vào lễ cưới của mình

2 Kiểu quần áo bị coi là kiêng kị đối với phái nam và nữ:

Phụ nữ mặc dhoti: Dhoti là một loại quần áo truyền thống ở Ấn Độ, thường được nam giới mặc Trong một số tôn giáo và truyền thống, việc phụ nữ mặc dhoti có thể bị coi là không phù hợp hoặc kiêng kị

Nam giới mặc saree: Saree là trang phục truyền thống dành cho phụ nữ, và việc namgiới mặc saree có thể bị coi là không phù hợp hoặc kiêng kị trong một số tôn giáo và cộng đồng

Trang 10

Phụ nữ mặc lungi: Lungi là một loại váy dài được nam giới ở Nam Á thường mặc Trong một số trường hợp, việc phụ nữ mặc lungi có thể bị coi là không phù hợp hoặc kiêng kị.

Quần áo quá phô trương: Trong một số tôn giáo và cộng đồng ở Ấn Độ, việc mặc quần áo quá phô trương, lòe loẹt có thể bị coi là không phù hợp và kiêng kị

Trang phục thích hợp của nam và nữ doanh nhân người Ấn Độ

Bộ veston với cà vạt cũng là trang phục thích hợp cho các cuộc gặp gỡ của nam doanh nhân Ấn Độ Khi thời tiết ấm, có thể mặc áo sơ mi, quần tây, đeo cà vạt Họ thíchchọn màu trung tính và những màu dịu, tránh những màu quá sáng.Trong những công tyhoạt động trong lĩnh vực tin học, nhiều người mặc áo thun với quần jeans và giày thể thao Nếu là khách đến thăm thì trang phục lịch sự nhưng không cần quá trịnh trọng Quần tây hoặc váy dài quá gối đi kèm áo có cổ là trang phục thích hợp với các nữ doanh nhân khi tham gia các buổi gặp gỡ ở Ấn Độ Nếu mặc trang phục dân tộc của họ, khách sẽ được hoan nghênh vì thể hiện rõ thái độ thân thiện

3 Thái độ về mùi toát ra từ cơ thể bị phản ứng ra sao? Sử dụng thuốc khử mùi hoặc nước hoa có được không?

Nhiều du khách phàn nàn rằng người Ấn Độ bốc mùi mồ hôi khiến sự thú vị khi đi

du lịch mất đi Nhưng trên thực tế, người Ấn Độ cũng rất siêng tắm, nhiều người Ấn Độnói rằng họ thậm chí tắm hơn ba lần một ngày, nhưng họ vẫn có mùi đặc biệt Nhiều du khách phàn nàn rằng người Ấn Độ bốc mùi mồ hôi khiến sự thú vị khi đi du lịch mất đi.Trên thực tế, người Ấn Độ tắm rất siêng năng, nhưng họ lại không hay thay quần áo Họtắm ba lần một ngày nhưng chỉ mặc một bộ quần áo giống nhau, thậm chí ngày hôm sau, bởi vì người Ấn Độ tương đối nghèo, họ tiêu tiền cho ăn uống chứ hiếm khi mua quần áo Mặt khác, khi người Ấn Độ giặt quần áo, họ không mấy để ý đến chúng Họ không nhất thiết phải ngâm quần áo trong bột giặt rồi giặt Họ chỉ cần trải qua nước trựctiếp và mặc lại trước khi khô nên không có gì lạ khi cơ thể có mùi khó chịu

Thực phẩm là một ví dụ điển hình vì nó có yếu tố ảnh hưởng đến mùi của cơ thể conngười rất nhiều Một số loại thực phẩm có thể có hiệu ứng khác nhau (đặc biệt là trên các tuyến mồ hôi) có thể gây ra một mùi hôi Và thậm chí gây ra mùi hô răng miệng Khi một ai đó không đánh răng, hơi thở của họ sẽ có mùi khủng khiếp Và tôi nghĩ lối sống một phần cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể con người Tất nhiên là những người nghèo đói sẽ không quan tâm đến vấn đề ăn uống hoặc thậm chí cơ thể họ có bốc mùi đichăng nữa Điều này hòan tòan khác xa vời những ai có lối sống tốt hơn, ăn uống nhữngthực phẩm tốt, họ sẽ biết cách chăm sóc vệ sinh thận thể hơn nên chắc rằng mùi cơ thể

sẽ giảm thiểu hòan tòan

11

Trang 11

Người Ấn họ thích ăn cà-ri và các lọai thực phẩm nhiều gia vị khác, cũng giống nhưngười Việt thích ăn mắm, hoặc Hàn Quốc thích ăn kim chi Tất cả đều chung quy về văn hóa truyền thống của mỗi nước một số nước văn minh hơn sẽ nghĩ rằng Ấn Độ bốc mùi là do ăn thức ăn có mùi Mỗi người trong chúng ta đều là các nhà phê bình tự nhiên

và những gì chúng ta không hiểu về nó sẽ cố tình chỉ trích

Sử dụng thuốc khử mùi hoặc nước hoa có được không?

Việc sử dụng thuốc khử mùi hoặc nước hoa là phổ biến trong văn hóa Ấn Độ, như trong các nền văn hóa khác trên thế giới, nhằm giữ cho cơ thể luôn thơm tho và sạch sẽ Không những thế Nằm bên bờ sông Hằng linh thiêng, trong nhiều thế kỷ, thành phố Kannauj, thuộc bang Uttar Pradesh đã được mệnh danh là “kinh đô nước hoa” của Ấn

Độ Đến với Kannauj ngày nay, du khách có thể không còn thấy choáng ngợp bởi ngànhnghề một thời từng chiếm lĩnh gần như mọi con đường của thành phố này nữa, nhưng đâu đó bên cạnh những chiếc xe hơi, xe tải và những gánh hàng rong trên phố, thỉnh thoảng bạn có thể sẽ bắt gặp vài chiếc xe chở đầy hoa được đẩy vội vàng len qua đám đông đi qua một chiếc cổng lớn để đến các xưởng chưng cất truyền thống

Trang 12

4 Người Ấn ăn mỗi ngày mấy lần? Khi ăn uống bàn tay và các dụng cụ được

sử dụng như thế nào?

Trong văn hóa Ấn Độ, số lần ăn mỗi ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào cá nhân, phong tụcvăn hóa, và lịch trình làm việc Tuy nhiên, phần lớn người dân Ấn Độ thường thực hiện cácbữa ăn chính và các bữa nhẹ vào các thời điểm sau đây:

+ Bữa sáng (Breakfast): Bữa sáng thường là một bữa ăn quan trọng và được coi là bữa ăn

cơ bản nhất trong ngày Thực đơn của bữa sáng có thể đa dạng từ khu vực này đến khu vựckhác, nhưng thường bao gồm các món như idli, dosa, upma, paratha, chutney, chai, hoặcdahlia

+ Bữa trưa (Lunch): Bữa trưa thường là bữa ăn chính của ngày và có thể được tiêu thụ từtrưa đến giữa buổi chiều, tùy thuộc vào lịch trình làm việc của mỗi người Thực đơn của bữatrưa có thể bao gồm các món như cơm, roti, dahl, sabzi (rau cải), và một loạt các món chutney

và salad

+ Bữa tối (Dinner): Bữa tối thường là bữa ăn cuối cùng của ngày và thường nhẹ nhàng hơn

so với bữa trưa Thực đơn của bữa tối có thể bao gồm các món như cơm, roti, dal, sabzi, vàmột số loại raita hoặc salad

Ngoài ra, một số người có thể thêm các bữa ăn nhẹ như bữa sáng muộn hoặc bữa tối nhẹvào buổi tối Điều này phụ thuộc vào lịch trình cá nhân và thói quen ăn uống của mỗi người.Tóm lại, mặc dù không có quy tắc cứng nhắc, nhưng phần lớn người dân Ấn Độ thường ăn từ

ba đến bốn bữa mỗi ngày

Khi ăn uống bàn tay và các dụng cụ được sử dụng như thế nào?

Bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và Hồi giáo, người Ấn cho rằng thức ăn chính là do đấng tốicao trao cho và phải được đón lấy bằng tay trần để thể hiện lòng thành kính của mình Vì thế

mà thói quen ăn bốc được xem là quy tắc điển hình trong văn hóa ăn uống của người Ấn Độ Tuy nhiên, đừng nghĩ việc ăn bốc thực

hiện dễ dàng, không phải ai cũng biết cách ăn

bốc sao cho chuẩn đâu Quy tắc ăn bốc bằng

hai bàn tay rất nghiêm khắt, đến mức những

người thuận tay trái sẽ dùng tay phải bốc khi

ăn

13

Trang 13

Cụ thể là, trước khi ngồi vào bàn ăn, họ phải rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và thểhiện sự tôn trọng với người ăn cùng Sau đó, họ dùng tay phải để bốc thức ăn và tuyệt đốikhông cầm thức ăn bằng tay trái Bởi tay trái là đại diện cho cái ác, cái xấu, dơ bẩn, còn tayphải chính là lẽ phải, cái thiện và thanh khiết.

5 Vị trí, loại thức ăn và thức uống nào phù hợp cho việc chiêu đãi trong kinh doanh?

Trong văn hóa Ấn Độ, việc chiêu đãi trong kinh doanh thường được xem là một cơ hội đểtạo ra mối quan hệ và củng cố liên kết với đối tác kinh doanh Dưới đây là một số yếu tố màbạn có thể cân nhắc khi tổ chức các buổi chiêu đãi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Vị trí: Chọn địa điểm chiêu đãi thường là một phần quan trọng trong việc giao tiếp sựquý trọng và tôn trọng đối với khách hàng hoặc đối tác Nhà hàng hoặc khách sạn cao cấpthường là lựa chọn phổ biến Nếu có thể, tổ chức sự kiện tại những địa điểm có không gianriêng tư và thoải mái để tạo điều kiện cho cuộc trò chuyện và giao tiếp

+ Loại thức ăn: Thực đơn trong các buổi chiêu đãi thường bao gồm các món ăn Ấn Độtruyền thống như biryani, curry, kebabs, naan, và các loại salad và raita Đảm bảo có sự lựachọn phong phú để phù hợp với sở thích ẩm thực của các vị khách Nếu có khả năng, bạn cũng

có thể cân nhắc sắp xếp thực đơn theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng

+ Thức uống: Các loại thức uống phổ biến trong các buổi chiêu đãi ở Ấn Độ bao gồm lassi(nước uống sữa lắc), chai (trà Ấn Độ), và các loại nước ngọt truyền thống như nimbu pani(nước chanh) hoặc jaljeera (nước ép ớt và húng quế) Nếu tổ chức buổi tối, bạn cũng có thể cânnhắc phục vụ các loại rượu vang hoặc cocktail

Tóm lại, việc tổ chức các buổi chiêu đãi trong kinh doanh trong văn hóa Ấn Độ đòi hỏi sựcân nhắc kỹ lưỡng về vị trí, thực đơn, thức uống và không gian để tạo ra một trải nghiệm đángnhớ và ấn tượng cho các đối tác kinh doanh

6 Chỗ ngồi của khánh danh dự là chỗ nào?

Trong văn hóa Ấn Độ, chỗ ngồi của khách danh dự thường được đặc biệt chú ý và đượcsắp xếp ở vị trí cao cấp và vinh dự nhất Thường thì, chỗ ngồi của khách danh dự sẽ ở trungtâm của không gian, có thể là một chỗ ngồi riêng biệt hoặc được phân biệt bằng các yếu tốnhư:

+ Chỗ ngồi ở đầu bàn: Nếu sự kiện là một buổi ăn tối hoặc một cuộc họp, chỗ ngồi củakhách danh dự có thể được đặt ở đầu bàn, tạo điều kiện cho họ có cái nhìn toàn diện nhất và cóthể dễ dàng giao tiếp với tất cả mọi người

+ Chỗ ngồi ở góc phòng: Trong một số trường hợp, chỗ ngồi của khách danh dự có thểđược đặt ở góc phòng, tạo điều kiện cho họ có không gian riêng tư và thoải mái, đồng thời vẫngiữ được vị trí quan trọng và đẳng cấp

+ Chỗ ngồi có thêm các yếu tố trang trí: Chỗ ngồi của khách danh dự thường được trang tríbằng các yếu tố đặc biệt như hoa, nến, hay các chi tiết trang trí cao cấp hơn so với các chỗ ngồikhác, để tôn vinh vị trí và uy tín của họ

Trang 14

+ Chỗ ngồi gần với chủ nhà hoặc người quản lý sự kiện: Trong một số trường hợp, chỗngồi của khách danh dự có thể được đặt gần với chủ nhà hoặc người quản lý sự kiện, giúp choviệc giao tiếp và tương tác dễ dàng hơn.

Tóm lại, chỗ ngồi của khách danh dự ở Ấn Độ thường được xem xét và sắp xếp một cáchcẩn thận để tôn trọng và tôn vinh vị trí và uy tín của họ trong sự kiện hoặc buổi gặp gỡ

15

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:29