Là cầu nối giữa người nói với người trong cuộc sống, Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo, bên cạnh đó giao tiếp luôn luôn được coi là một trong những phương thức cơ bản
Trang 1TIỂU LUẬN GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2022
MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP GIỮA ĐỒNG NGHIỆP VỚI
ĐỒNG NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hà
Lớp: DHKT18BTT Mã học phần : 422000380351 Nhóm: 3 Tên trưởng nhóm:
1 Nguyễn Thanh Hậu – 22657931: 0356832197
Tên các thành viên:
2 Trần Lê Yến Huỳnh – 22682201: 0763586138
3 Nguyễn Thị Thanh Huyền – 22664741: 0968996101
4 Nguyễn Thị Cẩm Đào – 22657841: 0799984709
5 Trần Thị Yến Nhi – 22728551: 0949903647
6 Trịnh Thị Ngọc Hân – 22653052: 0325853875
7 Đặng Thu Nguyên – 22657221: 0905860610
BỘ CÔNG
THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG
NGHIỆP TP
HCM KHOA KẾ TOÁN
KIỂM TOÁN
TP.HỒ
CHÍ
MINH,
NGÀY
Trang 2STT Họ và tên Mã số SV Nội dung phâncông Thái độ làmviệc thực hiệnKết quả
Điểm THANG ĐIỂM
10 của nhóm
1 Nguyễn Thanh Hậu 22657931 Soạn nội dung
Làm word
2 Trần Lê Yến Huỳnh 22682201 Soạn nội dung
3 Nguyễn Thị Thanh
4 Nguyễn Thị Cẩm Đào 22657841 Soạn nội dung
5 Trần Thị Yến Nhi 22728551 Soạn nội dung
6 Trịnh Thị Ngọc Hân 22653052 Soạn nội dung
7 Đặng Thu Nguyên 22657221 Soạn nội dung
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH
GIÁ THÀNH VIÊN THEO NHÓM:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tiểu luận, nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy cô, anh chị khóa trên Trước tiên, nhóm xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Nguyễn Thu Hà người trực tiếp giảng dạy học phần Kỹ năng giao tiếp đã truyền đạt nhiều kiến thức
bổ ích và luôn dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, định hướng để nhóm có thể hoàn thành đề tài tiểu luận của mình
Xin chân thành cảm ơn các anh chị khóa trước Khoa Kế toán kiểm toán đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm tiểu luận Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận nhóm chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý chân thành và sâu sắc từ Cô để tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn Đồng thời, nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho những lần nghiên cứu sau
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2022
Trưởng nhóm
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
PHẦN I : MỞ ĐẦU 5
1.Tính cấp thiết của đề tài 5
2.Mục đích 5
3 Phương pháp tiến hành 6
PHẦN II NỘI DUNG 7
1.1 KHÁI NIỆM 7
1.2 NGUYÊN TẮC CHUNG 7
1.2.1 Sự tôn trọng 7
1.2.2 Sự tin tưởng 7
1.2.3 Sự hỗ trợ 8
1.2.4 Không nói xấu đồng nghiệp 8
1.2.5 Khen chê đúng cách 8
1.2.6 Không khoe mẽ về bản thân 9
1.2.7 Tạo dựng mối quan hệ 9
1.2.8 Không can thiệp sâu vào đời tư của đồng nghiệp 9
1.3 TÌNH HUỐNG 1 VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT 9
Tình huống 1 : 9
Cách giải quyết: 10
1.4 TÌNH HUỐNG 2 VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT 10
Tình huống 2 : 10
Cách giải quyết: 11
Trang 5PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống xã hội giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi Là cầu nối giữa người nói với người trong cuộc sống, Không ai sinh ra đã
sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo, bên cạnh đó giao tiếp luôn luôn được coi là một trong những phương thức cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người với con người nói riêng và con người với xã hội nói chung Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác Nhưng rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí còn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong giao tiếp
Có một câu nói mà người đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Nhưng thật không hay vì có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là bản năng mà không cần học hành chúng
ta vẫn có thể làm tốt Và với suy nghĩ sai lầm đó đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người khác không hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra không trùng khớp với nhau
Và hơn hết trong môi trường công sở bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, hay còn là mối quan hệ với những người ngoài công sở như công dân hay doanh nghiệp nào đó Việc điều hòa các mối quan hệ sao cho hợp lý là một việc vô cùng cần thiết Tuy nhiên, hiện nay việc ứng xử, giao tiếp trong môi trường công sở dường như không được chú trọng Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp còn thiếu sự tương tác và
hỗ trợ lẫn nhau với quan điểm tiêu cực “ việc anh anh làm, việc tôi tôi làm”…Vậy nên mới thấy vai trò của kĩ năng giao tiếp trong việc duy trì và phát triển tốt mối quan hệ
là vô cùng quan trọng đó là cả một quá trình học hỏi, tiếp thu và cố gắng để hòa nhập với môi trường việc làm Vì vậy chúng em đã chọn đề tài “ giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp” làm bài tiểu luận nhằm nắm vững lý luận và hiểu rõ thực tiễn hơn
2.Mục đích
2.1 Giới thiệu khái quát công tác lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp nói chung, kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp nói riêng
2.2 Tìm hiểu tình hình thực tế các ứng xử, giao tiếp của đồng nghiệp với nhau trong các trường hợp
2.3 Trao dồi học hỏi và tiếp thu thêm các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về
kỹ năng giao tiếp sau khi đã được học tập và chỉ dạy của cô nhằm rút kinh nghiệm sau này khi vận dụng trong môi trường thực tiễn
Trang 63 Phương pháp tiến hành
Đặt vấn đề chung dựa trên cơ sở phương pháp luận của môn học
Phương pháp quan sát và phương pháp phân tích tổng hợp từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn rút ra các nhận xét
Thảo luận và đúc kết
Trang 7PHẦN II NỘI DUNG 1.1 KHÁI NIỆM
Giao tiếp trong doanh nghiệp là sự trao đổi những thông tin, nội dung liên quan giữa những thành viên trong một đơn vị, tổ chức, các phòng ban
Trong hoạt động nghề nghiệp hay các hoạt động khác của các cơ quan đơn vị,tổ chức thì hoạt động giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau giữ vai trò quan trọng và cần thiết vì giữa các đồng nghiệp có mối quan hệ tốt sẽ giúp cho cơ quan đơn vị luôn luôn phát triển
Các đồng nghiệp luôn giữ quan hệ giao tiếp chia sẻ công việc theo hình thức tương trợ lẫn nhau,nhằm mục đích phục vụ khách hàng và thực hiện tốt chủ trương chính sách của cơ quan, đơn vị danh nghiệp
Các đồng nghiệp trong cơ quan không chỉ có giao tiếp các công việc trong doanh nghiệp;việc giao tiếp đó có thể cùng nhau đưa ra những định hướng nội dung phát triển cho doanh nghiệp và càng hoàn thiện kỹ năng giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp
1.2 NGUYÊN TẮC CHUNG
1.2.1 Sự tôn trọng
Tôn trọng là một trong những kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản và quan trọng nhất Khi bạn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với đồng nghiệp, họ sẽ thể hiện sự tôn trọng của mình lại với bạn Chỉ khi tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ giữa bạn
và các đồng nghiệp mới có thể dài lâu và bền vững được Có như vậy thì bạn và các đồng nghiệp mới có thể hợp tác và chia sẻ công việc với nhau, giúp dự án hoàn thành đúng thời hạn và hiệu quả
Sự tôn trọng thật ra không quá khó để thể hiện, có rất nhiều cách để bạn có thể thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp Dưới đây là một số ví dụ:
Ứng xử lịch sự, cởi mở và chân thành với mọi người
Lắng nghe những chia sẻ và ý kiến của mọi người
Không ngắt lời khi đồng nghiệp đang chia sẻ quan điểm
Trang 81.2.2 Sự tin tưởng
Tin tưởng đồng nghiệp ở một phạm vi như nhóm, tổ hay toàn công ty sẽ tạo động lực giúp cho mọi người luôn gắn kết và hòa đồng với nhau Bạn cần quan tâm, công nhận, sửa sai từ những đóng góp chân thành của đồng nghiệp, hoàn thành công việc đúng thời hạn được giao để mọi người không khó chịu hay bực mình khi phải chờ bạn Nếu cảm thấy khó khăn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp Việc thừa nhận sai lầm, có thái độ sửa sai sẽ giúp bạn và đồng nghiệp thấu hiểu nhau hơn
1.2.3 Sự hỗ trợ
Bạn không nên sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, ngược lại hãy trao đổi qua lại, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn cũng như lĩnh vực khác liên quan đến sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị để tạo nên một tập thể, cơ quan, đơn vị đoàn kết và vững mạnh
Bạn có thể giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt đến những việc lớn hơn theo năng lực và hiểu biết của mình Tuy nhiên bạn không nên nhận quá nhiều lời giúp đỡ nếu như bạn không làm được hết hoặc không phù hợp với chuyên môn của bạn
1.2.4.Không nói xấu đồng nghiệp
Nói xấu đồng nghiệp là một trong những điều tối kỵ khi làm việc ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào Thử đặt mình vào vị trí là người đang bị đồng nghiệp khác nói xấu, chắc hẳn bạn sẽ rất tức giận, tủi thân, thậm chí tìm cơ hội để trả đũa Vậy nên để có một môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ, bạn hãy thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp những điều mà họ chưa tốt một cách thật tinh tế Đối với những người có bản tính ghen ăn tức ở, thay vì dành thời gian tìm cách trả đũa, bạn hãy cố gắng chứng minh, thể hiện năng lực của mình trong công việc
1.2.5 Khen chê đúng cách
Chân thành khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp một cách tự nhiên, không tâng bốc, xu nịnh; góp ý những hạn chế bằng thiện chí; thi đua với đồng
Trang 9nghiệp một cách lành mạnh vì mục đích chung của bộ phận, đơn vị; tránh đố kỵ, ganh tỵ, hoặc gây khó khăn cho đồng nghiệp.
Khen cũng cần cân nhắc để đồng nghiệp có được cảm giác của người chiến thắng, được tập thể trân trọng nhưng không biến họ trở thành những người mắc bệnh ngôi sao, đặt cá nhân cao hơn tập thể Ngược lại, chê cũng cần thận trọng để
họ hiểu rõ các vấn đề cần khắc phục nhưng không cảm thấy bị bạn coi thường, không tôn trọng
1.2.6 Không khoe mẽ về bản thân
Trong công sở, việc khoe mẽ về bản thân hay tiền lương, thưởng là một điều tối kỵ Điều này sẽ khiến cho một số người nảy sing lòng đố kỵ vói bạn hoặc cảm thấy chán nản, khống công bằng Thực tế, năng lực làm việc của mỗi người sẽ được cấp trên đánh giá từ đó được trả lương xứng đáng
1.2.7 Tạo dựng mối quan hệ
Thông thường, bạn sẽ phải dành hơn 40 tiếng mỗi tuần để tiếp xúc, gặp mặt đồng nghiệp Chính vì vậy mà việc tạo dựng mối quan hệ tốt sẽ giúp cho công việc hàng ngày thuận lợi hơn
Khi giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, bạn cần thể hiện sự chân thành, không tâng bốc, xu nịnh hoặc thể hiện tài năng thái quá Bởi chẳng ai muốn làm bạn với một người chỉ biết tâng bốc, xu nịnh hoặc nghĩ bản thân là giỏi nhất cả Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng ý kiến cá nhân của mỗi người, lắng nghe và phản hồi một cách cởi mở
1.2.8 Không can thiệp sâu vào đời tư của đồng nghiệp
Có nhiều người có tính tò mò, rất hay đi hỏi dò thông tin của người khác theo đúng kiểu “chuyện nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” Không những vậy lại còn thêm thắt, đơm đặt thêm câu chuyện rồi đi buôn khắp nơi, gây ra những hiểu lầm và dẫn đến những xích mích và mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp
Do đó ở chốn công sở bạn nên tôn trọng quyền riêng tư của tất cả mọi người Hãy tập trung vào công việc thay vì đi tò mò chuyện cá nhân của người khác
1.3 TÌNH HUỐNG 1 VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Trang 10Tình huống 1 :
A và B là hai nhân viên thực tập của công ty X Khi sắp kết thúc thời gian thực tập, Sếp đã giao một dự án cho A và B- người hoàn thành xuất sắc sẽ được nhận vào làm nhân viên chinh thức của công ty A là người có năng lực tốt và chăm chỉ nên đã ngày đêm để cố gắng hoàn thành đúng thời hạn B vì năng lực còn yếu hơn nên chưa thể hoàn thành dự án nhưng B vẫn muốn dành lấy cơ hội này A vì không cảnh giác nên đã để cho B có cơ hội đánh cắp bản kế hoạch B nhân cơ hội lên báo cáo kết quả của mình ( bản kế hoạch đã lấy được từ A ) cho Sếp và được Sếp đanh giá rất cao Sau khi về đến nhà ,A mới nhận thấy bản kế hoạch của mình đã bị xóa đi nên phải thức đêm để làm lại ngày mai nộp cho Sếp Khi A lên báo cáo kết quả của mình , Sếp đã nói rằng đó là kế hoạch B đã nộp từ trước A đã nhận ra B chinh là người lấy cắp và xóa bản kế hoạch của mình
1 Tình huống trên là mối quan hệ gì trong doanh nghiệp ?
2 Tình trạng gì thường xảy ra trong doanh nghiệp ?
3 Nếu là A anh chị sẽ ứng xử như thế nào ?
Cách giải quyết:
1 Tình huống trên là mối quan hệ đồng nghiệp với đồng nghiệp
2 Tình huống thể hiện tinh trạng “ chơi xấu” trong doanh nghiệp
3 Nếu là A thì :
+ Bình tĩnh , mạnh dạn lên trinh bày sự việc với Sếp và xin được trích xuất camera để làm rõ sự việc
+ Khi có được bằng chứng , gọi B lên cùng đối chất với Sếp để có được kết quả công minh nhất
1.4 TÌNH HUỐNG 2 VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
Tình huống 2 :
K là nhân viên lâu năm của công ty Y , luôn được sếp khen thưởng và tín nhiệm , anh cũng là trưởng một nhóm trong phòng marketing của công ty Cuối năm, sếp giao cho nhóm một dự án lớn N là nhân viên mới rất sáng tạo và hăng
Trang 11hái trong công việc Nhưng những lúc họp nhóm K lại luôn bỏ ngoài tai những lời đóng góp ý kiến của N và chọn những ý kiến của các thành viên khác để phát triển chiến lược , vì K cho rằng N là người mới chưa đủ kinh nghiệm thực tế Ngược lại K lại rất tin tưởng A cũng là một nhân viên lâu năm như anh vì 2 người đã làm những dự án trước rất ăn ý Thấy thế , A khuyên K phải tạo cơ hội và lắng nghe ý kiến của N để nhóm ngày càng phát triển hơn nữa
1 N, A , K là mối quan hệ gì trong phạm vi công sở ?
2 K , A đã vi phạm hay tuân thủ những nguyên tắc gì trong giao tiếp công sở?
3 Nếu là K thì anh ( chị ) nên ứng xử như thế nào với N ?
Cách giải quyết:
1 N, A là mối quan hệ đồng nghiệp trong phạm vi công sở
2 Vi phạm nguyên tắc không tôn trọng đồng nghiệp
3 Nếu là K đầu tiên tôi sẽ quan sát,lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của A thay vì phớt lờ chúng Tạo điều kiện để A có thể phát huy thế mạnh và nghiêm túc đánh giá, phê bình khi A sai phạm
Trang 12PHẦN III KẾT LUẬN
Hầu hết mọi người ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan
hệ tốt trong cuộc sống.Không có gia đình và bạn bè,cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.Trong công việc cũng vậy,không ai đi một mình đến đỉnh thành công,sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc
Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống và công việc của bạn trở nên cân bằng hơn.Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn,giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp.Vậy mà trong thực tế,đa số các cơ quan công sở vẫn còn tồn tại không ít hiềm khích,bất bình giữa các đồng nghiệp với nhau chỉ qua lời nói Điều này không chỉ mang lại không khí làm việc căng thẳng,mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc của mỗi người
Đối mặt với nhau ít nhất là 8 giờ mỗi ngày,vì vậy chúng ta hãy tự mình tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với nhau cũng như câu “ lời nói chẳng mất tiền mua ; lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Chính vì thế,ngay chính bản thân chúng
ta khi tham gia vào tập thể,trước hết phải học cách sống chung cùng mọi người bằng hành động,cử chỉ thân thiện với mọi người,một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực,giúp đỡ nhiệt tình,trong môi trường làm việc mở,mọi người ngồi rất gần nhau,bạn đừng để sở thích cá nhân mà ảnh hưởng tới người khác
Dù rằng mỗi người mỗi tính,không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người Nhưng "Hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn mong muốn được đối xử” thì cuộc sống cũng như các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn
Kinh nghiệm mà nhóm rút ra được từ bài tiểu luận:
Được trao dồi học hỏi tiếp thu thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong kĩ năng giao tiếp nói chung và kĩ năng giao tiếp với đồng nghiệp nói riêng