1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập tài chính– thi giữa kỳ Đề tài thực trạng của thuế giá trị gia tăng hiện nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Của Thuế Giá Trị Gia Tăng Hiện Nay
Tác giả Hồ Quốc Đạt
Người hướng dẫn Trần Thị Sáu
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại bài tập
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 586,58 KB

Nội dung

Table of Contents1 Khái niệm của thuế giá trị gia tăng...3 2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng...3 3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng...4 4 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng...4 a

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÀI TẬP TÀI CHÍNH– THI GIỮA KỲ

Đề tài: thực trạng của thuế giá trị gia tăng hiện nay Giảng viên giảng dạy: Trần Thị Sáu Học phần: Luật Tài Chính Lớp: 46K19

Họ và tên sinh viên: Hồ Quốc Đạt

Mã sinh viên: 201120919115

1

Trang 2

Table of Contents

1) Khái niệm của thuế giá trị gia tăng 3

2) Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 3

3) Vai trò của thuế giá trị gia tăng 4

4) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 4

a) Phương pháp khấu trừ thuế: 4

b) Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng: 5

 Giá trị gia tăng bằng gía thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng 5

 Việc xác định giá trị gia tăng đối với một số ngành nghề kinh doanh được quy định như sau: 6

c) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: 7

5) Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 7

a) Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: 7

b) Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là: 8 6) Quy định cần lưu ý về tính thuế GTGT đối với người nộp thuế 8

7) Quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng 9

8) Các vấn đề về thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp hay mắc phải 9

9) Thực trạng gian lận về thuế giá trị gia tăng hiện nay: 10

a) Thực trạng gian lận thuế giá trị gia tăng 10

b) Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhằm chống thất thu tiền thuế gia trị gia tăng 12

c) Kết luận 13

10) Thực trạng chính sách thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử có thanh toán quốc tế 13

a) Nội dung thực trạng 13

b) Giải pháp thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử có thanh toán quốc tế 16

c) Kết luận 17

Trang 3

11) Phương hướng hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng 18

3

Trang 4

1) Khái niệm của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một công cụ quan trọng của nhà nước để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế Thuế giá trị gia tăng được nhà nước quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 Thuế giá trị gia tăng là loại thuế có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên ban hành luật về thuế giá trị gia tăng Ở Việt Nam cũng đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng trong kỳ họp quốc hội khóa 9 lần thứ 11 ngày 01/01/1999

Tại điều 2 luật thuế giá trị gia tăng thì “thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Tính gián thu được thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người thực tế chịu thuế khác nhau

Điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định về người nộp thuế “ Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).” Nhưng trên thực tế người chịu thuế là người tiêu dùng Bởi vì số tiền thuế mà nhà nước thu sẽ cấu thành nên giá của hàng hóa, dịch vụ Thuế giá trị gia tăng có khả năng điều tiết tiêu dùng của xã hội đồng thời mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước Đây là loại thuế rất dễ quản lý bởi vì người nộp thuế là người tiêu dùng chứ không phải là doanh nghiệp do đó sẽ hạn chế động cơ trốn thuế

2) Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng cũng mang các đặc điểm như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Bên cạnh những đặc điểm chung thì loại thuế này có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất: so với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên thuế nên nó góp phần khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Không những thế nó còn giúp ngăn ngừa việc doanh nghiệp hợp nhất theo chiều dọc Thứ hai: Thuế giá trị gia tăng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, vì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có thuế suất 0%, hơn nữa doanh nghiệp xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào

Thứ ba: thuế giá trị gia tăng được thu theo từng khâu, thu thuế khâu sau có thể kiểm tra việc nộp thuế khâu trước Do đó, thuế giá trị gia tăng đảm bảo nguồn thu kịp thời cho ngân sách nhà nước và hạn chế tình trạng thất thu thuế

Trang 5

Thứ tư: thuế giá trị gia tăng thúc đẩy sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các giao dịch thương mại

3) Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế Nền kinh tế của nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, nên thuế giá trị gia tăng có vai trò quan trọng và được thể hiện như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng làm góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế đất nước, tạo nra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong kinh doanh khi nó bắt buộc tất cả các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn, chứng từ

b) Thuế giá trị gia tăng giúp Nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ có kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ Khắc phục được mặt hạn chế của thuế doanh thu là trốn thuế Từ đó, còn cung cấp cho công tác nghiên cứu thống kê những số liệu quan trọng

c) Thuế giá trị gia tăng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra

để được hoàn thuế giá trị gia tăng

d) Thuế giá trị gia tăng được ban hành góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới và góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

4) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

a) Phương pháp khấu trừ thuế:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ đó

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp này phải tính

và thu thuế giá trị gia tăng hàng hoá, dịch vụ bán ra Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế

5

Trang 6

giá trị gia tăng và số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ

_ Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính khấu trừ quy định như sau:

_ Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ

_ Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế phải nộp cuả tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức kinh doanh trừ các đối tượng áp dụng tinh thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

b) Phương pháp tính trực tiếp trên gía trị gia tăng:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả loại hàng hoá, dịch vụ đó

 Giá trị gia tăng bằng gía thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng

_ Giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả _ Giá thanh toán cuả hàng hoá , dịch vụ mua vào tương ứng cuả hàng hoá, dịch

vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào mà cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra

Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đũ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đây thì giá trị gia tăng được xác định như sau:

Trang 7

_ Ðối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch

vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ phần trăm(%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu

_ Ðối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh cuả từng cá nhân để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lê (%) giá trị gia tăng trên doanh thu _ Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng do cơ quan thuế ấn định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh

 Việc xác định giá trị gia tăng đối với một số ngành nghề kinh doanh được quy định như sau:

_ Ðối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh

số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:

+ Ðối với xây dựng, xây lắp là số chênh lệch giữa tiến thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phi khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình

_ Ðối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải

_ Ðối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống

_ Ðối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) doanh số hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó

Doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền

7

Trang 8

Doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm các khoản thuế

và chi phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc hàng hoá nhập khẩu

c) Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:

_ Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ờ Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy

đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

_ Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

5) Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

a) Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

_ Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ

_ Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổ số doanh số bán ra

Thuế đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ xác định số thuế phải nộp của tháng đó

Riêng thuế đầu vào cuả tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế

Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến cuả người sản xuất mà không có hoá đơn giá trị gia tăng thì được tính khấu trừ thuế đầu vào theo một tỷ lệ (%) tính trên gía trị hàng hoá mua vào như sau:

Trang 9

+ Tỷ lệ 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, miá cây, chè bắp tươi, luá, ngô, khoai, sắn; sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm; cá, tôm và các loại thuỷ sản khác

+ Tỷ lệ 3% đối với các loại sản phẩm là nông sản, lâm sản không quy định trong nhóm được khấu trừ 5% trên đây

Việc tính khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản mua vào quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu

Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì căn cứ vào giá đã có thuế và cách xác định giá không có thuế

b) Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ quy định trên đây là:

Ðối với hàng hoá, dịch vụ mua vào là số tiền thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá dịch vụ

Ðối với hàng hoá nhập khẩu là số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu

Ðối với hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua cuả người sản xuất được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên giá trị hàng hoá mua vào

là giá thực tế mua vào được kê vào bản kê hàng hoá mua vào do cơ quan thuế hướng dẫn

Ðối với hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại có tính đặc thù được dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính số thuế đầu vào được khấu trừ

6) Quy định cần lưu ý về tính thuế GTGT đối với người nộp thuế Người nộp thuế giá trị gia tăng là doanh nghiệp, nhà sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ cần chú ý đến những điểm sau:

 Bổ sung đầy đủ các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: các chi nhánh doanh nghiệp được thành lập với mục đích mua bán hàng hóa

 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tạo sự thống nhất về việc thành lập chi nhánh để lưu thông tại Việt Nam ( Theo Nghị định

164/2013/NĐ-CP)

 Theo thông tư 219/2013/TT-BTC ” Thuế suất 0% cung ứng tiêu dùng cho các tổ chức cá nhân ở nước ngoài, trong khu phi thuế quan.”

9

Trang 10

 Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% được áp dụng cho dịch vụ cung ứng tại Việt Nam nhưng được thực hiện ở nước ngoài

 Doanh nghiệp không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì không cần

có cam kết của nước đó để áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% 7) Quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng

Theo phương pháp khấu trừ lúc kê khai thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế cần có những lưu ý về các điều kiện nộp thuế và thủ tục nộp sau:

 Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên thì mới phải nộp thuế giá trị gia tăng

 Cần phải đăng ký với cơ quan thuế nếu muốn áp dụng kê khai thuế giá trị gia tăng phương pháp khấu trừ

 Doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định

 Doanh nghiệp mới thành lập qua các dự án đầu tư

 Doanh nghiệp mới thành lập, đã từng thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định hoặc trang thiết bị máy móc có giá trị 1 tỷ đồng trở lên

 Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài nhưng kinh doanh tại Việt Nam trên hình thức là hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ

Khi lựa chọn phương án kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cần có những lưu ý sau:

 Đây là phương án áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ

 Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Thuế giá trị gia tăng đầu vào là loại thuế được ghi ở trên hóa đơn đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Loại thuế này có các lưu ý sau:

 Nếu trong quá trình khấu trừ, kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu

bị bỏ sót thì sẽ được kê khai bổ sung lại trước khi cơ quan thuế kiểm tra

 Để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì doanh nghiệp phải

có hóa đơn, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với giá trị hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên

8) Các vấn đề về thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp hay mắc phải Thực tế việc xảy ra các sai phạm về nộp thuế giá trị gia tăng là rất phổ biến Điều này làm cho doanh nghiệp bị phạt khi cơ quan thuế phát hiện ra Các sai phạm phổ biến về thuế giá trị gia tăng như sau:

Ngày đăng: 03/01/2025, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN