1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930

29 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề “Người Đi Tìm Hình Của Nước” Và Quá Trình Bác Đi Tìm Đường Cứu Nước Từ Ngày 5/6/1911 Đến Khi Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1930
Tác giả Nguyễn Trung Huy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

5 Chương II: Hành trình của người phụ bếp trẻ Nguyễn Tất Thành và những sự kiện quan trọng trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước 1911–1920 .... Chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí M

Trang 1

1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ đề: “Người đi tìm hình của nước” và quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trung Huy

Mã lớp bài tập: 156291

Mã số sinh viên: 20227775 GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, 12/2024

Trang 2

2

Mục lục

1 Mở đầu 3

2 Nội dung 4

Chương I: Xuất phát điểm – Hoàn cảnh lịch sử và động lực ra đi tìm đường cứu nước của Bác (trước năm 1911) 4

a Hoàn cảnh lịch sử 4

b Động lực ra đi tìm đường cứu nước của Bác 4

c Sự kiện quyết định ra đi (5/6/1911) 5

Tóm tắt chương 5

Chương II: Hành trình của người phụ bếp trẻ Nguyễn Tất Thành và những sự kiện quan trọng trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911–1920) 5

Hành trình bôn ba qua các châu lục (1911–1917) 6

Quá trình hoạt động chính trị tại Pháp (1917–1920) 12

Tóm tắt chương 19

Chương III: Quá trình tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin và hình thành tư tưởng cách mạng (1920–1929) 19

a Tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin (1920–1923): 19

b Điều kiện sinh hoạt và làm việc vô cùng khó khăn của Bác trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp 20

c Các hoạt động cách mạng quan trọng của Bác trong giai đoạn 1921 – 1929 22

Tóm tắt chương 24

Chương IV: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 24

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) 24

Tóm tắt chương 27

3 Kết luận 28

Tài liệu tham khảo 29

Trang 3

3

1 Mở đầu

Hôm nay là ngày 29 tháng 12 năm 2024, vừa tròn 104 năm ngày chàng thanh niên trẻ yêu nước Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành và trở thành một trong những nhà sáng lập đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự trưởng thành về tư tưởng lý luận chính trị của Người sau 9 năm kể từ thời khắc quyết tâm ra đi

“tìm hình của đất nước” Thời điểm Bác ra đi tìm đường cứu nước chính là một trong những thời khắc mang tính bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam Từ khi Người rời bến cảng Nhà Rồng vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam

ra đời vào năm 1930, Người đã trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách, nhưng lại mang một ý nghĩa lịch sử vĩ đại cho dân tộc ta Đây là giai đoạn ghi dấu sự hình thành tư tưởng cách mạng, quá trình tìm hiểu thực tiễn thế giới và sự chuẩn bị về lý luận của Nguyễn

Ái Quốc cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp

Bài thu hoạch này tập trung phân tích và tái hiện hành trình đầy gian nan nhưng vô cùng vĩ đại của Nguyễn Ái Quốc thông qua các tư liệu, hình ảnh và thông tin mà em thu thập được từ chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Qua đó, bài viết làm sáng tỏ những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng với một tư duy sáng ngời của Người để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn, từ việc bôn ba nước ngoài để học hỏi đến việc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin về Việt Nam và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp giải quyết vấn đề mà em sử dụng trong bài viết này bao gồm việc phân tích tư liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh mà em đã thu thập được; đối chiếu thông tin lịch sử từ tài liệu tham khảo và các bài viết liên quan; và cuối cùng tổng hợp, đánh giá các sự kiện dựa trên trình tự thời gian

Về kết cấu, phần nội dung của bài thu hoạch gồm bốn chương chính: chương I trình bày về xuất phát điểm – hoàn cảnh lịch sử và động lực ra đi tìm đường cứu nước của Bác (trước năm 1911), chương II liệt kê chi tiết diễn biến kèm theo ý nghĩa lịch sử của các

sự kiện quan trọng trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911–1920), chương III nói về quá trình tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin và hình thành tư tưởng cách mạng (1920–1929), và chương IV kết thúc phần nội dung với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với ý nghĩa lịch sử của sự kiện (1930)

Chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lần này không chỉ là dịp để em, một sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội với tinh thần yêu nước và mong muốn tìm hiểu lịch

sử dân tộc, nhìn lại một hành trình lịch sử vẻ vang của dân tộc mà em còn giúp người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ, thấm nhuần lý tưởng cách mạng, tiếp nối truyền thống yêu nước và phát huy tinh thần dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay

Trang 4

4

2 Nội dung

Chương I: Xuất phát điểm – Hoàn cảnh lịch sử và động lực ra đi tìm đường cứu nước của Bác (trước năm 1911)

Chương đầu tiên trình bày hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX

và đầu thế kỷ XX, làm rõ bối cảnh xã hội, chính trị và kinh tế dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của đất nước Đồng thời, chương phân tích những tác động từ gia đình, xã hội

và tư tưởng yêu nước đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Qua đó, chương nhấn mạnh sự cấp thiết phải tìm một hướng đi mới, đánh dấu bằng sự kiện Người rời bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911

a Hoàn cảnh lịch sử

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Việt Nam rơi vào tình cảnh mất nước và chịu ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp Cuộc xâm lược của Pháp từ năm 1858 đã biến nước ta thành thuộc địa, khiến xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng

Về chính trị, nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ, yếu kém trong quản lý và ngoại

giao, không thể chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp Chính quyền phong kiến trở

nên suy tàn, mất lòng tin từ nhân dân Về kinh tế, chính sách khai thác thuộc địa của

thực dân Pháp khiến kinh tế Việt Nam kiệt quệ, nông dân bị bóc lột thậm tệ, đất đai tập

trung vào tay địa chủ Công nghiệp và thương nghiệp bị kìm hãm Về xã hội, có xuất

hiện sự phân hóa giai cấp sâu sắc, với tầng lớp nông dân, công nhân chịu áp bức, bóc lột

Tầng lớp trí thức thất vọng trước tình trạng bế tắc của xã hội Về văn hóa – giáo dục,

chính sách đồng hóa văn hóa của thực dân Pháp làm mai một bản sắc dân tộc, hệ thống giáo dục Nho học dần suy tàn, tạo ra sự thui chột về tư tưởng và nhận thức xã hội

Trước tình cảnh mất nước và nỗi đau xâm lược, nhiều phong trào yêu nước đã nổ

ra nhằm tìm cách cứu nước, như: phong trào Cần Vương (1885–1896) do vua Hàm Nghi phát động; khởi nghĩa Yên Thế (1884–1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; phong trào Đông Du (1905–1909) của Phan Bội Châu; Phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) của Phan Châu Trinh Tuy nhiên, tất cả các phong trào trên đều lần lượt thất bại, đặt ra yêu cầu cấp thiết về một con đường cứu nước mới, phù hợp với xu thế thời đại

b Động lực ra đi tìm đường cứu nước của Bác

Trước tình cảnh đất nước chìm trong khổ đau, Nguyễn Tất Thành đã sớm bộc lộ lòng yêu nước và ý chí cứu nước từ khi còn trẻ Sinh ra trong một gia đình nho học ở làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, Người sớm thấm nhuần tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh từ cha mình – cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước Chứng kiến sự khổ cực của đồng bào, những cuộc khởi nghĩa thất bại và sự bóc lột tàn nhẫn của thực dân

Trang 5

5

Pháp, Người nhận ra rằng các con đường cứu nước cũ đã không còn phù hợp Nguyễn Tất Thành có tư duy cấp tiến và khát vọng đổi mới, luôn trăn trở tìm ra phương pháp đấu tranh mới Người không tán thành việc dựa vào các nước đế quốc khác hay chỉ tập trung vào cải cách giáo dục mà tin rằng cần đi ra thế giới để tìm hiểu mô hình phát triển và con đường giải phóng dân tộc hiệu quả hơn

Với tầm nhìn xa trông rộng, người trí thức yêu nước họ Nguyễn nhận thức được rằng muốn cứu nước cần phải hiểu biết sâu rộng về thế giới Điều này thôi thúc Người

ra đi với khát vọng học hỏi, tìm kiếm một giải pháp mới cho cách mạng Việt Nam

c Sự kiện quyết định ra đi (5/6/1911)

Sau nhiều năm học tập và làm việc tại quê nhà cũng như ở Huế, Bình Định, Phan Thiết và Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 3 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiral

Latouche-Tréville với cái tên là Văn Ba Hai ngày sau, 5 tháng 6 năm 1911 con tàu rời

cảng Nhà Rồng đến Pháp Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình (1)

Tóm tắt chương

Giai đoạn trước năm 1911 là bối cảnh lịch sử đầy bi kịch nhưng cũng là tiền đề cho sự trỗi dậy của lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc Nguyễn Tất Thành

đã sớm nhận thức rõ những hạn chế của các con đường cứu nước trước đó và quyết tâm

đi ra thế giới để tìm kiếm một giải pháp mới Sự kiện rời bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911 đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở đầu cho hành trình vĩ đại của Người trong việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đưa dân tộc Việt Nam đến độc lập và tự do

Chương II: Hành trình của người phụ bếp trẻ Nguyễn Tất Thành

và những sự kiện quan trọng trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911–1920)

Chương II tập trung làm rõ hành trình bôn ba của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1920, khi Người rời bến cảng Nhà Rồng để bắt đầu chuyến đi tìm đường cứu nước

Từ vị trí một người phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville, Nguyễn Tất Thành đã

vượt qua nhiều chặng đường gian nan, đi qua nhiều quốc gia và châu lục để quan sát, tìm hiểu về đời sống xã hội, chính trị, và những mô hình cách mạng tiến bộ trên thế giới Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm trong 10 năm ròng, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ Đặc biệt

Trang 6

6

Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước là Mỹ, Anh và Pháp Người hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động, như: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê Trên cơ sở đó Người rút ra một kết luận có tính chất nền tảng đầu tiên: ở đâu đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” Những nhận biết căn bản đó càng giục giã Người quyết tâm tìm con đường giải phóng

mà Người đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc Chương cũng sẽ nhấn mạnh quá trình Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và bước đầu hình thành những tư tưởng cách mạng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam Qua các sự kiện quan trọng, chương làm nổi bật tinh thần học hỏi, kiên định lý tưởng và nỗ lực không ngừng nghỉ của Nguyễn Tất Thành trong việc tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc

Hành trình bôn ba qua các châu lục (1911–1917)

a Khởi hành từ cảng Nhà Rồng (1911)

Là một sinh viên nhóm ngành Cơ khí Động lực của Bách khoa, em có một niềm đam mê lớn với các loại tàu thủy và máy bay nên đã nán lại và khám phá thêm một số

gian trưng bày Em đã tìm thấy một mô hình chiếc tàu Amiral Latouche Tréville mà Bác

đã đồng hành cùng từ Bến cảng Nhà Rồng sang châu Âu (xem Hình 1) Qua tìm hiểu

em biết được rằng tàu Amiral Latouche Tréville là một tàu vận tải và chở khách thuộc

hãng Chargeurs Réunis, một trong những hãng tàu biển lớn của Pháp thời bấy giờ (2)

Hình 1 Mô hình chiếc tàu Amiral (Đô đốc) Latouche Tréville, nơi Bác Hồ đã làm phụ

bếp trong chuyến hành trình sang Pháp năm 1911, mà em đã chụp được ở Bảo tàng

Trang 7

7

Đầu thập niên 1920, văn phòng hãng Chargeurs Réunis ở Sài Gòn được đặt đối diện bờ sông Bến Nghé, ngay góc phố Catinat, bây giờ là Đồng Khởi, trên lầu một tiệm

cà phê có bảng hiệu là La Rotonde (Lời ghi chú của sinh viên: Phố Đồng Khởi là một

con đường rất quen thuộc với em, vì em được sinh ra ở Thành phố Hồ Chí Minh và phố Đồng Khởi nằm trên con đường em đi học cấp hai mỗi ngày Thậm chí, trên đường Đồng Khởi gần về phía bờ sông Bến Nghé còn có một quán cà phê tên là “Katinat” nằm ngay trên góc phố!)

Tiếp tục với dòng sự kiện, ngày 2 tháng 6 năm 1911, tàu Amiral Latouche Tréville, với thuyền trưởng Louis Édouard Maisen và đoàn thủy thủ 69 người, từ Hải Phòng vào cập bến Sài Gòn Trong dịp này, hãng Chargeurs Réunis tuyển thêm một số nhân sự làm việc trên tàu Trong số những người xin việc, có một thanh niên mảnh khảnh làm nghề khuân vác ở bến tàu (docker), siêng năng và thường giao tiếp với các thủy thủ trên bến,

đã đến văn phòng hãng tham dự phỏng rất vấn Người thanh niên trẻ này biết tiếng Pháp,

khai tên là Văn Ba (hay Nguyễn Văn Ba), được nhận vào chân phụ bếp (kiêm tạp vụ),

nôm na gọi là bồi và xuống tàu làm việc kể từ ngày 3 tháng 6 năm 1911 tại cảng Sài Gòn (Port de Saigon) đối diện Bến Nhà Rồng, nơi cầu tàu Charner (appontement de Charner), nay là đầu phố Nguyễn Huệ

Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Văn Ba, được nhận vào làm phụ bếp trên tàu từ

ngày 3/6/1911, với mức lương 50 Francs/tháng, mức thấp nhất trong số 72 thủy thủ trên

tàu Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tàu nhổ neo rời Sài Gòn để thực hiện cuộc hành trình đến Singapore Hồ Chí Minh về sau này đã thuật lại về quãng đời của mình khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville thông qua quyển sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của Trần Dân Tiên Rời Sài Gòn, chiếc tàu lần lượt đến Singapore, băng qua eo biển Malacca, rồi Ấn Độ, Ceylon, Djibouti (sừng châu Phi), vào Biển Đỏ, cập cảng Sa’id ở phía Bắc Ai Cập, lại ra Biển Đỏ, vào Địa Trung Hải và cập cảng

Marseille (Pháp) ngày 6 tháng 7 năm 1911

Cuộc hành trình nghìn dặm vượt qua đại dương và xuyên qua nhiều lục địa rất vất

vả, công việc trên tàu cũng không nhàn hạ, thức khuya dậy sớm, đầu tắt mặt tối, phải làm đủ mọi thứ, từ lau chùi, quét dọn trên bong, đến tiếp tế nhiên liệu (than), phục vụ hành khách, phụ bếp (lặt rau, gọt vỏ, rửa chén,v.v), nhưng đối với anh Văn Ba, thì chẳng qua đó chỉ là những thử thách mà người thanh niên này phải phấn đấu nếu muốn vượt được chặng đường vạn dặm trong lần xuất dương đầu tiên trong đời mình, anh vui vẻ chấp nhận số phận mà anh coi đó như là một cơ may hiếm có Mặc dù thể lực yếu ớt

(những đồng nghiệp thủy thủ thường trêu chọc gọi anh bằng "thư sinh"), nhưng anh

không lấy thế làm buồn, những lúc rảnh rỗi, vào giờ tan ca buổi tối, anh thường dành thì giờ để đọc sách, trong lúc bạn bè tụ tập, quây quần chơi bài thư giãn (3)

Trang 8

8

b Đặt chân lên nước Pháp lần đầu tiên (6/7/1911)

Ngày 6/7/1911, tàu cập bến cảng Marseille, Pháp Đây là lần đầu tiên Nguyễn

Tất Thành đặt chân đến “trung tâm” của thực dân Pháp – kẻ thù đang đô hộ đất nước

Trong khoảng thời gian ngắn tàu lưu ở Marseille, Văn Ba được phép lên bờ, thăm viếng bến Cảng Cannebière Sau đó tàu nhổ neo đi tiếp đến Le Havre (Pháp) ngày 15 tháng 7 năm 1911 để rồi đến Dunkerque (Pháp) để sửa chữa tu bổ trong hơn 40 ngày

Làm phụ bếp trên tàu nhưng khát vọng được học tập để mở mang vẫn cháy bỏng

Ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành viết đơn gửi Tổng thống Pháp trình bày nguyện vọng muốn vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) Đơn được gửi từ Marseille,

có đoạn viết: “…Tôi rất ham học Tôi muốn sẽ trở nên có ích cho nước Pháp đối với các

đồng bào của tôi, đồng thời có thể giúp họ hưởng được những ân huệ của giáo dục…”,

“Tôi vinh hạnh, xin một đặc ân với lòng nhân từ cao cả của ông được thu nhận vào học Trường Thuộc địa như một học sinh nội trú Hiện tại tôi là nhân viên của Hãng

Chargeurs Réunis tàu Amiral Latouche Tréville.” Xem hình 2

Hình 2 Nguyễn Tất Thành: Thư gửi Tổng thống pháp 15-9-1911 (ảnh chụp bút

tích của Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Thế nhưng nước Pháp không văn minh và bác ái như khẩu hiệu, lá đơn được quay

về thuộc địa và người ta vì dị ứng với việc Người tham gia biểu tình năm 1908 đã bác

bỏ nguyện vọng đó Trường Thuộc địa (École Coloniale) được thành lập năm 1885 tại Paris với mục đích đào tạo những công chức để gửi sang các nước thuộc địa làm việc

Trang 9

9

Học viên chủ yếu là người Pháp, rất ít người của các nước thuộc địa, trừ một số do chính quyền ở thuộc địa gửi sang (4)

Giữa tháng 10 năm ấy, theo hành trình, con tàu Amiral Latouche Tréville quay trở

về Sài Gòn rồi lại ra đi Sổ lĩnh lương tàu mà bản chụp hiện còn lưu tại Viện Hồ Chí Minh ghi rõ, Người nhận lương tại Sài Gòn, ngày 16-10-1911 Dù làm việc vất vả và nặng nhọc, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, nhưng mức lương lại rất bèo bọt Sổ ghi, sau khi đóng tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho thủy thủ người Pháp thì chỉ còn nhận được vỏn vẹn 10 franc

Có một chi tiết thật xúc động, theo chính hồ sơ của Chánh mật thám ghi lại: Nhận lương ít ngày thì ngày 31-10-1911, từ Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ chuyển số tiền 15 đồng cho cha là Nguyễn Sinh Huy Số tiền trên đã được ông Nguyễn Sinh Huy ký nhận ngày 9-11-1911 (5)

Tại Pháp, Văn Ba còn được thuyền trưởng Louis Édouard Maisen cho phép được

tự do ít ngày, sau đó về tư gia của ông tại Sainte Adresse để phụ việc làm vườn Cũng

trong dịp này, Văn Ba có lần đến Paris với mục đích tìm gặp cụ Phan Châu Trinh để

tìm kiếm sự giúp đỡ

Người đã quan sát đời sống của công nhân và nông dân Pháp, nhận thấy dù ở chính quốc nhưng họ cũng bị bóc lột và chịu bất công xã hội Điều này giúp Người nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc Ở đây, Nguyễn Tất Thành tận mắt chứng kiến ở nước Pháp cũng có nhiều người nghèo như ở Việt Nam Người trăn trở:

“Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của nước họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta”

c Những chuyến đi qua nhiều quốc gia (1912–1917)

Bước sang năm 1912, sau khi tàu Amiral Latouche-Tréville được tu bổ xong, Văn Ba lại theo thủy thủ đoàn của Louis Édouard Maisen tiếp tục cuộc hành trình đi Châu Mỹ,

qua ngả bờ tây Châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algeria, Tunisia, Democratic Republic of the Congo,

Dahomey, Senegal, Réunion, v.v Châu Phi cũng là nơi tập trung đa số các thuộc địa

Pháp (Bờ Biển Ngà, Gabon, Mauritanie, Sénégal,v.v), mỗi nơi sẽ phải cập cảng khá lâu, nên Văn Ba lại có dịp tham quan thoải mái các nước thuộc địa này Ở Châu Phi, Người chứng kiến cảnh áp bức nặng nề của chủ nghĩa thực dân đối với người da màu tại đây Đến đâu, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị Đến Dacar, bể nổi sóng rất dữ Tàu không thể vào bờ Cũng không thể thả ca nô xuống vì sóng to Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra Một, hai, ba, bốn người

Trang 10

10

da đen nhảy xuống nước Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi Cảnh tượng

đó làm cho Nguyễn Tất Thành hết sức đau xót, anh khóc Hỏi tại sao, anh buồn rầu trả

lời: “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt Song những người Pháp thực dân rất

hung ác và vô nhân đạo”

Anh kể lại điều anh từng trông thấy trên bờ biển Phan Rang, Phan Thiết trước lúc ra

đi: “Ở ta, tôi cũng thấy những chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”

Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành rời châu Phi, theo con tàu đến Mỹ Con tàu lại

vượt biển xuôi Nam, qua Mũi Hảo Vọng để men theo bờ đông châu Mỹ, lần lượt ghé thăm Argentina, Uruguay, Paraguay kế đó là Brazil, rồi tiểu Antilles, để cuối cùng đến

Mỹ vào đầu tháng 12 năm 1912 Điện tín của Chánh mật thám Sài Gòn sau này ghi lại:

Tại Mỹ, Văn Ba đã gởi một bức thư từ New York cho Khâm sứ Trung Kỳ ngày 15 tháng

12, ký tên Paul Tatthanh, nhờ cho biết tình hình và địa chỉ của cha Thư cho biết, anh đã

gửi cho cha mình ba ngân phiếu nhưng mới chỉ nhận được một lần trả lời

Trong thời gian ở Mỹ (1912-1913), Người dành một phần thời gian để lao động kiếm

sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Người sống và làm việc tại

thành phố New York và Boston, quan sát nền dân chủ tư sản và nhận ra những mâu

thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản

Rời New York, tàu cập cảng Boston và quay về Le Havre (Pháp), sau đó vào đầu năm

1913, Nguyễn Tất Thành qua Anh Quốc và lưu ngụ bên đó trong bốn năm (1913- cuối

1916) Đến nước Anh, lên bờ, làm gì để sinh sống là một câu hỏi quá khó khăn giữa thủ

đô London hoa lệ Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành nhận cào tuyết cho

một trường học Công việc quá vất vả, mệt nhọc, anh đành phải bỏ việc Anh tìm được

một việc khác là đốt lò Từ 5 giờ sáng, anh đã phải chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt

ngày đổ than, thay than trong lò, sống trong cảnh tranh tối tranh sáng, ngột ngạt đáng sợ Nhưng cũng ngay từ những ngày đầu tiên đến nước Anh, Nguyễn Tất Thành bắt tay ngay vào việc học ngoại ngữ Hàng ngày, sáng sớm và buổi chiều, trước và sau giờ lao động để kiếm tiền sống, anh miệt mài tự học Hàng tuần, vào ngày nghỉ, anh học tiếng Anh với một giáo sư người Ý Giữa năm ấy, từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho cụ Phan Châu Trinh ở Pháp Bức thư cho thấy anh rất quyết tâm học ngoại ngữ:

“Mấy bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn luôn Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp và tháng ngày luống những chỉ lo làm việc khỏi đói, chớ chẳng học được bao nhiêu Và cháu ước ao rằng bốn, năm tháng nữa, lúc gặp bác thì sẽ nói và hiểu được tiếng Anh nhiều nhiều ”

Trang 11

11

Cuối năm 1913, việc đốt lò vất vả khiến Nguyễn Tất Thành ốm nặng, bị cảm, phải xin nghỉ việc Bình phục, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn Drayton Court

rồi sang làm phụ bếp ở khách sạn Carlton, một khách sạn sang nổi tiếng ở London, dưới

sự điều khiển của vua đầu bếp người Pháp Auguste Escoffier (xem hình 3) Hàng ngày,

anh để riêng những thức ăn còn sạch sẽ, có lúc là một phần tư con gà hoặc còn nguyên

cả miếng bít tết để đưa lại cho nhà bếp Vua đầu bếp hỏi tại sao không vứt đi như những

người khác, anh trả lời: “Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.” Ông ta tỏ ra cảm phục và nói: “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy

cho anh cách làm bếp, làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền.” Từ đó, Nguyễn Tất Thành

được ông vua bếp đưa vào chỗ làm bánh với số lương cao hơn Mọi người đã cho biết,

đó là lần đầu tiên ông vua bếp làm như thế!

Hình 3 Nguyễn Tất Thành làm bồi bếp ở London, 1914 (ảnh chụp tranh vẽ ở Bảo

tàng Hồ Chí Minh)

Nhà sử học, Giám đốc Trung tâm lưu trữ Thư viện Marx, Vương quốc Anh John Callow cho rằng, chính trong thời gian ở London, Hồ Chí Minh đã đọc các tác phẩm của Marx (Mác) và Engels (Ăng-ghen), được in rất rẻ tại Nhà in Thế kỷ Hai mươi thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Anh Bốn năm ở London đã góp phần rất nhiều trong việc

hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã từ Anh trở

lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp, tiếp tục hành trình tìm đường cứu nước của mình

Trang 12

12

Quá trình hoạt động chính trị tại Pháp (1917–1920)

Có hai phương diện chính của hành trình đến với chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc, đó là hoạt động thực tiễn của Người tại Pháp và việc Người tham dự Đại hội Tours của Đảng xã hội Pháp sau đó trở thành đảng viên đảng cộng sản

a Hoạt động thực tiễn tại Pháp

Trong giai đoạn này, chương chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động thực tiễn của Người ở Paris từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1920, trên 3 loại hình hoạt động chính: lao động kiếm sống; tham gia các hoạt động xã hội-chính trị ở Pháp; và tham gia hoạt động trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam

Về công việc lao động kiếm sống của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc trong

thời gian từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1920, theo như chính Người cho biết thì: “Tôi

đi làm thuê ở Paris, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa” (do một xưởng của người Pháp làm ra)” Thông tin này là hoàn toàn chính xác, được những nguồn tài liệu độc lập khác như báo cáo của những viên mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc hồi đó xác nhận Cuộc sống lao động chân tay vất vả đã trở nên quen thuộc với Người từ khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bằng nghề phụ bếp trên con tàu Amiral Latouche-Tréville Với cuộc sống lao động

vất vả đó, Nguyễn Ái Quốc đã tự giác “vô sản hóa”, thực sự trải nghiệm cuộc đời lao

động của giới cần lao Thứ hai, mục đích tham gia lao động của Người không chỉ là kiếm sống, trang trải cho những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân mà còn nhằm kiếm tiền phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu và tuyên truyền cách mạng

Nguyễn Ái Quốc cũng đã dấn thân tham gia rất tích cực các hoạt động chính

trị - xã hội ở châu Âu, nước Pháp, đặc biệt là ở Paris Đây là một sự khác biệt rất lớn,

rất căn bản giữa Người và đại đa số những người Việt Nam ở Pháp khi đó Ngay khi vừa đến Paris, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, như đã nói ở trên - đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Paris Một trong những câu lạc bộ chính

trị mà chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành tham gia đầu tiên, ngay khi vừa “chân ướt chân

ráo” đến Paris là Club du Faubourg, một câu lạc bộ của Đảng Xã hội Pháp do Léo

Poldès thành lập, ở ngay gần đồi Montmartre - nơi Người tìm được chỗ tạm trú trong một khách sạn nhỏ, bình dị

Léo Poldès đặc biệt ấn tượng với đôi mắt rực sáng của chàng trai trẻ và tinh thần ham học hỏi của anh Ông nhận ra đằng sau vẻ ngoài rất lịch thiệp, nhã nhặn, có vẻ rụt

rè của anh là nghị lực phi thường Chính nhờ tham gia tích cực trong các câu lạc bộ cấp tiến và các cuộc hội họp của Đảng Xã hội Pháp mà Nguyễn Tất Thành đã gặp và kết bạn thân thiết với những nhà hoạt động nổi tiếng, những văn sĩ lừng danh như: Paul Louis, Jacques Doriot và Henri Barbusse

Trang 13

13

Với tinh thần cầu thị, ham học hỏi, lại luôn luôn gắn chặt việc tìm hiểu lý luận với việc tổng kết, đối chiếu với kinh nghiệm thực tiễn đã đúc rút được trong thời gian bôn ba khắp các châu lục, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc trưởng thành rất nhanh chóng Người cũng tham gia tích cực vào các hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động và Liên đoàn Quyền dân sự Pháp (Ligue des Droits de l’Homme) Thông qua hoạt động thực tiễn, Người còn học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ cách thức tổ chức một chính đảng

từ cấp cơ sở (chi bộ) cho tới cấp trung ương; kỹ năng tranh biện, diễn thuyết chính trị

Từ một người rụt rè, hồi hộp, lắp bắp trình bày ý nghĩ còn rời rạc của mình trong những buổi sinh hoạt câu lạc bộ hồi cuối năm 1917, đến giữa năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã

trở thành một nhà hùng biện thực sự

Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu khởi thảo cuốn sách đầu tiên của mình bằng tiếng Pháp với tiêu đề “Les Opprimés” (Những người bị áp bức) Đến khoảng giữa tháng 3-1920, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành về cơ bản công trình đầu tay của mình Người cũng lao động quên mình để dành dụm được khoảng 300 francs cho việc xuất bản cuốn sách Nhưng một đêm, Người trở về nhà sau một ngày dài lao động cực nhọc, bản thảo công trình đã biến mất Kẻ đã đánh cắp tập bản thảo không thể là ai khác ngoài những viên mật thám đang bám sát Người từng ngày

Loại hình hoạt động thực tiễn thứ ba mà Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc dấn thân hoạt động chính là trong phong trào yêu nước Việt Nam Linh hồn của hầu như toàn

bộ phong trào yêu nước của cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở Pháp, nhất là ngay

tại Paris, chính là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường (xem hình 4) Đến Paris,

Nguyễn Tất Thành được Phan Châu Trinh che chở, giúp đỡ, vừa tạo điều kiện về nơi làm việc và chỗ ở, vừa giới thiệu anh với các nhóm đồng bào yêu nước ở Pháp (6)

Hình 4 Phan Châu Trinh (trái) và luật sư Phan Văn Trường (phải), những người sáng

lập và lãnh đạo Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Paris, Pháp, 1914

Trang 14

14

Khoảng đầu mùa hè năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đưa ra sáng kiến thành lập Hội

những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) thay thế cho

Hội đồng bào thân ái do Phan Châu Trinh thành lập trước đó với mục đích để đoàn kết rộng rãi hơn nữa đồng bào ta ở Pháp và Paris Ngay lập tức sáng kiến này được cụ Phan Châu Trinh và mọi người ủng hộ Nguyễn Tất Thành đã trở thành nhân vật tích cực nhất

của tổ chức này

Ngay khi Hội những người An Nam yêu nước thành lập cũng là lúc không khí chính trị ở Pháp và toàn thế giới trở nên nóng bỏng với những tin tức về hội nghị hòa bình Versailles Nguyễn Tất Thành nêu ra đề nghị: Hội cần phải gửi một bản kiến nghị đến hội nghị Versailles giống như nhân dân nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc khác đang làm Đề nghị của Người được đồng bào nhiệt liệt ủng hộ Với sự giúp sức của luật sư

Phan Văn Trường, Người đã soạn thảo xong bản kiến nghị 8 điểm “Revendications du

peuple Anamites” (“Yêu sách của nhân dân An Nam”), ký tên Nguyễn Ái Quốc, rồi

tự mình đem đến cung điện Versailles trao tận tay đại diện của các cường quốc vào ngày

18-6-1919 (xem hình 5) Với việc đưa bản kiến nghị 8 điểm đến hội nghị hòa bình

Versailles, đặc biệt là với việc làm cho tinh thần của bản kiến nghị đó lan tỏa mạnh mẽ

ở cả Pháp và Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy, giải thoát phong trào yêu nước Việt Nam thoát khỏi tình thế bế tắc, khủng hoảng

Hình 5 Nguyễn Ái Quốc: Yêu sách của Nhân dân An Nam, 1919 (ảnh chụp tư liệu tại

Bảo tàng)

Bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu các quyền cơ bản như tự do báo chí, tự do lập hội, quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền tự quyết dân tộc cho nhân dân Việt Nam

Ngày đăng: 03/01/2025, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. (1999). Trong Chính phủ Việt Nam 1945-1998. NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ Việt Nam 1945-1998
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
2. (2022). Được truy lục từ Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Khác
3. (2024). Được truy lục từ Wikipedia, Amiral Latouche-Tréville Khác
4. (không ngày tháng). Được truy lục từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử Khác
5. (2021). Được truy lục từ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk, Thời trai trẻ tìm đường cứu nước của Bác Hồ: cánh chim bằng bay trên bão táp Khác
6. (2021). Được truy lục từ Báo Quân đội Nhân dân, Hành trình trở thành người đảng viên cộng sản của Nguyễn Ái Quốc Khác
7. (2020). Được truy lục từ Báo Đồng Tháp, Quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Khác
8. (2020). Được truy lục từ Ban Đối ngoại Trung Ương, Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Khác
9. (2023). Được truy lục từ Wikipedia, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình chiếc tàu Amiral (Đô đốc) Latouche Tréville, nơi Bác Hồ đã làm phụ  bếp trong chuyến hành trình sang Pháp năm 1911, mà em đã chụp được ở Bảo tàng - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 1. Mô hình chiếc tàu Amiral (Đô đốc) Latouche Tréville, nơi Bác Hồ đã làm phụ bếp trong chuyến hành trình sang Pháp năm 1911, mà em đã chụp được ở Bảo tàng (Trang 6)
Hình 2. Nguyễn Tất Thành: Thư gửi Tổng thống pháp. 15-9-1911 (ảnh chụp bút - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 2. Nguyễn Tất Thành: Thư gửi Tổng thống pháp. 15-9-1911 (ảnh chụp bút (Trang 8)
Hình 3. Nguyễn Tất Thành làm bồi bếp ở London, 1914 (ảnh chụp tranh vẽ ở Bảo - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 3. Nguyễn Tất Thành làm bồi bếp ở London, 1914 (ảnh chụp tranh vẽ ở Bảo (Trang 11)
Hình 4. Phan Châu Trinh (trái) và luật sư Phan Văn Trường (phải), những người sáng  lập và lãnh đạo Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Paris, Pháp, 1914 - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 4. Phan Châu Trinh (trái) và luật sư Phan Văn Trường (phải), những người sáng lập và lãnh đạo Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Paris, Pháp, 1914 (Trang 13)
Hình 5. Nguyễn Ái Quốc: Yêu sách của Nhân dân An Nam, 1919 (ảnh chụp tư liệu tại - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 5. Nguyễn Ái Quốc: Yêu sách của Nhân dân An Nam, 1919 (ảnh chụp tư liệu tại (Trang 14)
Hình 6. Các đại biểu dự Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tours, Pháp 12/1920 (ảnh chụp - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 6. Các đại biểu dự Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tours, Pháp 12/1920 (ảnh chụp (Trang 17)
Hình 7. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp, 12/1920 (ảnh - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 7. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp, 12/1920 (ảnh (Trang 17)
Hình 8. Nguyễn Ái Quốc: Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp ở - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 8. Nguyễn Ái Quốc: Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp ở (Trang 18)
Hình 9. Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc in trên Báo Nhân đạo (Pháp): “Mấy - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 9. Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc in trên Báo Nhân đạo (Pháp): “Mấy (Trang 20)
Hình 10. Ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, Paris, Pháp, nơi Nguyễn Ái Quốc đã - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 10. Ngôi nhà số 9, ngõ Compoint, Paris, Pháp, nơi Nguyễn Ái Quốc đã (Trang 21)
Hình 11. Mô hình viên gạch Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi trong thời gian ở nhà số 9, - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 11. Mô hình viên gạch Nguyễn Ái Quốc dùng để sưởi trong thời gian ở nhà số 9, (Trang 21)
Hình 13. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, 1924 - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 13. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, 1924 (Trang 23)
Hình 12. Bìa tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc,  xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1925 (ảnh chụp tư liệu ở Bảo tàng) - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 12. Bìa tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc, xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1925 (ảnh chụp tư liệu ở Bảo tàng) (Trang 23)
Hình 14. Chánh cương vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 14. Chánh cương vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, (Trang 26)
Hình 15. Những người tham dự Hội nghị Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở - Chủ Đề “người Đi tìm hình của nước” và quá trình bác Đi tìm Đường cứu nước từ ngày 561911 Đến khi thành lập Đảng cộng sản việt nam năm 1930
Hình 15. Những người tham dự Hội nghị Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w