+ Tổng kết và đưa ra thêm các giải pháp giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm.3.Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng vấn đề các bạn sinh viên cân bằng giữa học
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHP LUÂN NGHIÊN CU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU
Đề tài: Thực trạng và thách thức của sinh viên IUH trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm năm 2024
Lớp học phần: DHIOT17C - 420300319832
Nhóm: 8
GVHD: Nguyễn Trung Hậu
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MÔN: PHƯƠNG PHP LUÂN NGHIÊN CU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU
Đề tài: Thực trạng và thách thức của sinh viên IUH trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm năm 2024
5 Nguyễn Huy Tài
6 Huỳnh Tuấn Kiệt
7 Nguyễn Văn Vũ
8 Trương Ngọc Mạnh
10 Nguyễn Mậu Hoài An
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
I Phần mở đầu 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
2.1 Mục tiêu chính 5
2.2 Mục tiêu cụ thể 5
3.Câu hỏi nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 6
5.1 Ý nghĩa khoa học 6
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 6
II.Tổng quan tài liệu 6
1 Các khái niệm 6
1.1 Học tập 6
1.2 Công việc làm thêm 6
1.3Cân bằng 6
2 Các bài nghiên cứu về vấn đề liên quan 7
2.1 Bài nghiên cứu 1 7
2.2 Bài nghiên cứu 2 7
2.3 Bài nghiên cứu 3 7
2.4 Bài nghiên cứu 4 7
3 Những khía cạnh chưa được đề cập đến trong nghiên cứu trước đó 7
III.Nội dung - phương pháp 8
1 Thiết kế nghiên cứu 8
2 Chọn mẫu 8
3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 9
Trang 45.Phương pháp nghiên cứu 13
5.1 Phương pháp nghiên cứu cho từng mục tiêu 13
5.2 Quy trình thu thập dữ liệu 13
5.2.1 Dữ liệu sơ cấp 13
5.2.2 Dứ liệu thứ cấp 14
5.3 Xử lý dữ liệu 14
IV Cấu trúc dự kiến 15
Chương 1 Phần mở đầu 15
Chương 2 Tổng quan tài liệu 15
Chương 3 Nội dung - phương pháp 15
Chương 4 Kết quả nghiên cứu 15
Chương 5 Kết luận 16
V Kế hoạch thực hiện 16
VI Danh mục tài liệu 16
Trang 5Thực trạng và thách thức của sinh viên IUH trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm năm 2024
I Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc các bạn sinh viên lựa chọn việc vừa học vừa làm ngày càng phổ biến Thông qua việc đi làm thêm các bạn có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của bản thân hàng tháng Hơn nữa việc này còn góp phần giúp các bạn rèn rũa
và trau dồi cho bản thân nhiều kỹ năng mềm hay phát triển các mối quan hệ xã hội của bản thân Đối với một số các bạn sinh viên lựa chọn công việc làm thêm có liên quan đến ngành nghề bản thân đang theo học với mục đích tích lũy tri thức, kinh nghiệm để phát triển bản thân
Bên cạnh đó, vấn đề vừa học vừa làm cũng mang lại một vài tác động tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến các bạn sinh viên Thứ nhất, công việc làm thêm có thể mang lại một phần thu nhập hàng tháng nhưng vid vậy cũng rất dễ làm cho sinh viên tập trung nhiều hơn cho công việc mà lơ là học tập Thứ hai, việc lựa chọn vừa học vừa làm thêm rất dễ gây thêm nhiều áp lực hơn cho sinh viên nếu các bạn khôngsắp xếp hai công việc này một cách hợp lý Đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất
và năm hai chưa có nhiều trải nghiệm Các bạn rất dễ gặp phải các chiêu trò lừa đảo như: bán hàng đa cấp hay làm nhiệm vụ online nhận tiền,…
Do vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và Thách thức của Sinh viên IUH trong Việc Cân Bằng Giữa Học Tập và Làm Thêm” Để tìmhiểu về thực trạng các bạn sinh viên hiện nay lựa chọn công việc làm thêm như thế nào? Và nếu các bạn lựa chọn làm thêm thì những khó khăn mà các bạn gặp phải là như thế nao? Các bạn đã và đang cân bằng việc học tập và làm thêm ra sao? Và thông qua những nghiên cứu của nhóm để có thể chia sẻ những kinh nghiêm, phương pháp giúp các bạn cân bằng hai vấn đề này mà các bạn đã làm được Cũng như thông qua các khó khăn, bất cập mà các bạn đang mắc phải từ đó đưa ra các phương pháp để tối ưu vấn đề này
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Tìm hiểu thực trạng việc các bạn sinh viên cân bằng giữa học tập
và làm thêm hiện nay và những ảnh hưởng của vấn đề này mà các
Trang 6+ Tổng kết và đưa ra thêm các giải pháp giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm.
3.Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng vấn đề các bạn sinh viên cân bằng giữa học tập và làm thêm như thế nào?
- Những ảnh hưởng mà vấn đề trên mang lại cho các bạn sinh viên là gì?
- Giải pháp giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc cân bằng giữa học tập và làm thêm là gì?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Các bạn sinh viên trường IUH
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
+ Thông qua các nghiên cứu về đề tài, có thể đưa ra một vài
phương pháp hiệu quả nhằm giúp sinh viên muốn làm thêm có thể
cân bằng tốt với hoạc tập Từ đó, giúp giảm bớt áp lực cho các bạn
sinh viên và giúp nâng cao thành tích học tập của các bạn
II.Tổng quan tài liệu
1 Các khái niệm
1.1 Học tập
Học Tập: là quá trình tiếp thu, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm,
kỹ năng, giá trị mới Hay các hoạt động học tập có tổ chức nhằm trao đổi tiếp thu kiến thức mới Qua đó, hình thành cho bản thân nắm giữ các tri thức,kỹ năng và kinh nghiệm giúp trau dồi và phát triển bản thân
1.2 Công việc làm thêm
Việc Làm Thêm: việc làm là một hoạt động thường xuyên dùng để đổi
lấy sự thanh toán hoặc lương Mọi người thường sẽ thực hiện hoạt động này mỗi ngày Và việc làm thêm cũng được khái niệm như trên nhưng nó có thời
Trang 7gian ổn định và địa điểm làm việc cụ thể Mức lương nhận được phụ thuộc vào số thời gian bỏ ra để thực hiện công việc.
1.3Cân bằng
Cân Bằng: Là khái niệm mô tả sự ổn định của con người với các yếu tố
xunh quanh Nó mô tả trạng thái mà các sự kiện, yếu tố tác động với nhau mà không làm ảnh hưởng nhau Mọi yếu tố đều có sự tác động và thời gian phân
bố nhất định, không triệt tiêu nhau Không có yếu tố nào được ưu tiên hoặc
bị bỏ qua để làm thay đổi sự ổn định
2 Các bài nghiên cứu về vấn đề liên quan
2.1 Bài nghiên cứu 1
Theo chị Nguyễn Thị Mai và Đỗ Thị Mẫn, năm 2020 Trường Đại học Hồng Đức thực hiện khảo sát 186 sinh viên Trong đó:
- Lượng sinh viên nữ chiếm phần lớn trong tổng số sinh viên được khảo sát
120 sinh viên (tương ứng với 64,5%), trong đó có 161 sinh viên (chiếm 86,6%) đã từng và đang đi làm thêm, 103 sinh viên (chiếm 55,4%) đang có việc làm, 58 sinh viên (chiếm 31,2%) đã từng có việc làm nhưng hiện nay không còn đi làm nữa
- Sinh viên đi làm thêm nhiều nhất thuộc khối ngành kinh tế với 69/71 sinh viên được khảo sát đã từng và đang đi làm thêm, đạt 97,18% số sinh viên được khảosát trong khối ngành và 43,4% sinh viên đi làm thêm toàn trường Tiếp đó là khối ngành sư phạm với 49/63 sinh viên được khảo sát đã từng và đang đi làm thêm, đạt 77,78% sinh viên được khảo sát trong khối ngành và 30,8% tổng số sinh viên đi làmthêm toàn trường Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm của các khối ngành khác trong toàn trường lần lượt là Kỹ thuật - Công nghệ, Nông - Lâm - Ngư Nghiệp, các ngành còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể
- Năm thứ ba là năm học có lượng sinh viên đi làm thêm nhiều nhất (65/161 sinh viên đã và đang làm thêm, chiếm 40,4%, trong đó có 49/103 sinh viên đang có việc làm thêm, chiếm 47,6%) Tiếp đó là năm thứ tư với con số tương ứng lần lượt
là 62/161, chiếm 38,5% và 32/103, chiếm 31,1% Ngược lại, năm thứ nhất có ít sinhviên đi làm thêm nhất
- Phần lớn sinh viên đi làm thêm thuộc khu vực nông thôn, chiếm đến hơn 50% Khu vực thành thị và miền núi có tỷ lệ chênh lệch không nhiều Điều này cũngphù hợp khi có một lượng rất lớn sinh viên đi làm thêm để tạo ra thu nhập Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi về mục đích đi làm thêm, có 140 sinh viên đi làm để tích lũy kinh nghiệm, 136 sinh viên đi làm để tạo ra nguồn thu nhập, 48 sinh viên đi làm
để tạo ra các mối quan hệ xã hội, 18 sinh viên đi làm để nâng cao kỹ năng mềm và
có 4 sinh viên đi làm vì mục đích khác
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc đi làm thêm phần lớn phục vụ cho mục đích ngắn hạn của sinh viên, khi có đến 98/161 sinh viên đi làm thêm những việc không liên quan đến ngành học của mình chiếm 60,87%, có 63 sinh viên
Trang 8làm đúng ngành học chiếm 39,13% Lượng sinh viên ngành sư phạm đi bán hàng vàlàm nhân viên phục vụ khá lớn với 24 sinh viên yêu thích và 30 sinh viên đã đi làm trong lĩnh vực này Tình trạng cũng tương tự đối với các khối ngành còn lại trừ khốingành Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
- Đối với khối ngành sư phạm, đây là ngành rất đặc thù nhưng chỉ có 20/51 (chiếm 39,22%) sinh viên yêu thích việc làm gia sư, trong đó có 15 sinh viên (chiếm29,41%) thực sự đã đi làm gia sư, phần lớn số sinh viên này lại thuộc ngành Sư phạm tiếng Anh, và có nhiều sinh viên làm thêm tại các trung tâm tiếng Anh trên địabàn tỉnh Số liệu này đặt ra vấn đề về định hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành
này Họ chưa thực sự yêu thích sư phạm Ngược lại, các sinh viên sư phạm lại làm nhiều công việc liên quan đến kinh tế (có đến 27/51 sinh viên yêu thích công việc liên quan đến kinh tế, chiếm 52,94%)
- Số giờ làm thêm thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động học tập Nếu số giờ làm thêm dưới 20 giờ/tuần, có 30/59 sinh viên, chiếm 50,8% chịu ảnh hưởng tốt; 24/59 sinh viên, chiếm 40,7% không bị ảnh hưởng và 5/59 sinh viên, chiếm 8,5% chịu ảnh hưởng xấu Tỷ lệ có sự thay đổi theo hướng tăng thời gian làm thêm thì tỷ
lệ sinh viên chịu tác động xấu đến học tập cũng có xu hướng tăng lên Nếu thời gianlàm thêm từ 20-30 giờ/tuần thì mức độ ảnh hưởng tốt, không ảnh hưởng, ảnh hưởng xấu lần lượt là 21/55 sinh viên chiếm 38,2%; 19/55 sinh viên chiếm 34,5% và 15/55 sinh viên, chiếm 27,3% Nếu thời gian làm thêm tăng lên từ 30 - 40 giờ/tuần thì tỷ lệsinh viên có ảnh hưởng tốt giảm còn 11,8% với 4/34 sinh viên; ngược lại, tỷ lệ sinh viên chịu ảnh hưởng xấu tăng lên đáng kể, chiếm 55,9% với 19/34 sinh viên, còn lại
11 sinh viên không bị ảnh hưởng, chiếm 32,4% Sự thay đổi rõ rệt hơn khi thời gian làm thêm tăng lên trên 40 giờ/tuần, theo đó, có đến 76,9% sinh viên chịu ảnh hưởng xấu đến học tập từ việc đi làm thêm, 23,1% không bị ảnh hưởng và không có sinh viên có ảnh hưởng tốt trong trường hợp này Những sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp vì thời gian làm thêm càng nhiều, sinh viên càng ít có thời gian học tập và sức khỏe của sinh viên cũng có thể bị ảnh hưởng (TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 54, 2024, tr.86-92)
2.2 Bài nghiên cứu 2
Vương Quốc Duy đã đưa ra một số đề xuất về vấn đề “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌCTẬP CỦA SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM VÀ SINH VIÊN KHÔNG ĐI LÀM THÊM Ở CÁC KHOA TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ” như sau:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ”thời gian rảnh” của sinh viên ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm thêm cũng như tác động ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên Việc tạo thời gian và lịch học phù hợp nhất cho sinh viên có thể phát huy được tác dụng của việc đi làm thêm Nhà Trường cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tư vấn và giúp đỡ sinh viên có được lịch học tập và làm việc chủ
Trang 9động nhất Phòng đào tạo Trường có thể cho phép sinh viên chủ động đăng ký lịch học vào thời gian phù hợp nhất với mong muốn của họ Việc hỗ trợ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình xây dựng kế hoạch học tập hợp lý cho sinh viên để họ chủ động hơn trong việc học và việc làm thêm
- Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo và cơ sở vật của chất của nhà trường phục
vụ cho việc học tập của sinh viên cũng được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập, đặc biệt đối với những ngành học đòi hỏi phải thực hành nhiều Củng cố và mở rộng các danh mục tài liệu, sách tham khảo và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc học và tự học của sinh viên đạt hiệu quả Để nâng cao chất lượng nguồn tài liệu tham khảo, Trung tâm Học liệu Trường nên tranh thủ các nguồn viện trợ sách và tài liệu, hợp tác với một số Trung tâm thông tin, Thư viện các trường đại học trong và ngoài nước để tranh thủ nguồn tài liệu trực tuyến
- Bên cạnh đó, các dữ liệu từ tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước cũng cần được quan tâm và liên kết để có thể chia sẻ cho sinh viên và học viên các khoa trong Trường Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của sinh viên Nâng cấp và cải tiến các trang thiết bị theo hướng ngày càng hiện đại hơn để phục vụ tốt và tốt hơn cho sinh viên và giảng viên Phòng Quản trị thiết bị thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đánh giá hiện trạng và sửa chữa để đáp ứng một cách kịp thời cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
- Nghiên cứu cho thấy các biến số như thu nhập, chi tiêu và kỹ năng – kinh nghiệm ảnh hưởng đến quyết định chọn việc làm thêm và ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên các khoa trong Trường Đại học Cần Thơ Điều này nóilên rằng việc giảm gánh nặng về thu nhập và chi tiêu cũng như kinh nghiệm và kỹ năng của sinh viên là bài toán cần được giải quyết và xem xét Với vai trò là tổ chức
tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên
- Đoàn Thanh niên Trường cũng có vị trí rất quan trọng trong việc định hướng
và hỗ trợ cho sinh viên trên nhiều khía cạnh Thứ nhất, Đoàn Trường có thể hỗ trợ nhiều hơn cho sinh viên trong việc tăng cường
hơn vai trò là cầu nối giữa sinh viên và các mạnh thường quân, lãnh đạo địa phương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tổ chức kinh tế nhằm tranh thủ các nguồnhọc bổng hỗ trợ và tài trợ cũng như thu thập thông tin thị trường lao động cho sinh viên
- Thứ hai, kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc có vai trò quan trọng trongviệc đi làm thêm và có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập Sự trợ giúp thường xuyên
và liên tục của Đoàn Trường thông qua các câu lạc bộ kỹ năng và nghề nghiệp cũng
là nguồn động lực lớn để sinh viên hoàn thiện dần kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.Điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường mà
cả cho công việc tương lai
Trang 10- Về phía các cơ quan/ doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận thực tế, các cơ quan doanh nghiệp có thể tạo cơ hội cho sinh viên đến tham quan, thực tập trong những thời gian hè, hoặc có thể tạo những cơ hội cho sinh viên có thểcộng tác với doanh nghiệp, trong những khoảng thời gian ngắn để sinh viên có thể hình dung phần nào về công việc trong tương lai của mình ( Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2016, tr.115-116)
2.3 Bài nghiên cứu 3
Theo bài báo "Nhận thức của sinh viên về tác động của việc làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt", Nguyễn Thị Anh Thư đã đưa ra một số ảnh hưởng của việc làm thêm ảnh hưởng đến sinh viên như sau:
- Bảng 5 cho thấy việc làm thêm có ảnh hưởng tích cực đối với hầu hết các hoạt động học tập của SV (M=3,51, SD=0,987) Kết quả này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây, cụ thể tương đồng với Long (2009) về việc SV có tiền đi học thêm và đóng học phí; Anh và ctv (2013) về việc làm thêm giúp SV quản lý thời gian học tập hợp lý hơn khi thời lượng làm thêm nhỏ hơn 2 giờ/ngày;
và Sorensen and Winn (1993) về biểu hiện SV đạt điểm cao hơn trong các môn học
có liên quan, thực hành được những kiến thức đã học ở trường, hai ảnh hưởng tích cực này xuất phát từ công việc mà SV chọn đi làm thêm có liên quan đến chuyên ngành tại trường
- Bên cạnh đó, việc làm thêm còn giúp SV đạt điểm học tập cao hơn nếu SV làm thêm với lượng thời gian phù hợp và phân bố thời gian học tập hợp lý Kết quả này ủng hộ cho các nghiên cứu tìm được trước đó về việc làm thêm với lượng thời gian hợp lý (dưới 10 hoặc 15 giờ/tuần) góp phần giúp SV đạt điểm cao và hoàn thành chương trình học tại trường (King, 2002; Manthei & Gilmore, 2005; Nên, 2019)
- Trong nghiên cứu này, có 41,8% SV trung lập với nhận định khi đi làm thêm SV đạt điểm cao hơn trong các môn học có liên quan, 37,1% SV trung lập với nhận định việc làm thêm còn giúp SV đạt điểm cao hơn khi đi làm với lượng thời gian hợp lý Từ đó cho thấy kết quả học tập của các SV vẫn bình thường khi họ làm thêm Kết quả này tương đồng với Muluk (2017) về việc điểm của SV vẫn trên trung bình dù họ làm thêm, nhưng với thời lượng đi làm thêm từ 20 đến 30 giờ/tuần thì thời gian tốt nghiệp của SV bị kéo dài
- Việc làm thêm có hưởng tích cực nhiều đối với sinh hoạt xã hội của SV (M=3,75, SD=0,968) với các biểu hiện như khi làm thêm SV trở nên tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người; cải thiện cách giao tiếp, cách ứng xử với người khác trong đời sống hằng ngày; có thêm nhiều bạn mới Những ảnh hưởng tích cực này cũng được nghiên cứu của Long (2009) và Wang et al (2010) đề cập đến Tuy nhiên, khi làm thêm, SV ít nhận được sự quan tâm từ đồng nghiệp, bạn bè và thầy
cô (M=2,90, SD=0,984)
Trang 11- Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội, làm thêm còn có ảnh hưởng tích cực nhiều đối cơ hội việc làm của SV sau khi
ra trường (M=3,7, SD=0,983), cao nhất là giúp SV tích lũy những kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực khác nhau (M=4,09, SD=1,015) Kết quả của nghiên cứu này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước đây (Long, 2009; Wang et al., 2010) về mối quan hệ của việc làm thêm và cơ hội nghề nghiệp của SV
- Việc làm thêm có ảnh hưởng tiêu cực ở mức trung bình đối với sinh hoạt xã hội của SV (M=3,09, SD=1,113), với các biểu hiện như sau: không tham gia hoạt động ngoại khóa; không tham gia tổ chức SV, đoàn, hội; không tham gia các hoạt động tình nguyện; các SV trong khảo sát này nhận thấy khi làm thêm họ vẫn có thờigian đi chơi với bạn bè (M=2,93, SD=1,119) Kết quả nghiên cứu này đối lập với nghiên cứu của Wang et al (2010) vì khi làm thêm thì SV Ma Cao có xu hướng tham gia vào các hoạt động ở trường và hoạt động xã hội nhiều hơn
- Kết quả cho thấy SV trong nghiên cứu không gặp ảnh hưởng tiêu cực về sinh hoạt gia đình vì SV vẫn có thời gian về thăm gia đình (M=2,93, SD=1,227) Ngược lại, Wang et al (2010) tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm đối với sinh hoạt gia đình, cụ thể là ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa SV với cha mẹ
- Ảnh hưởng tiêu cực khi làm thêm là một vấn đề cần quan tâm Một tỷ lệ nhỏ SV (0,7%) trong nghiên cứu này cho rằng việc kiếm được tiền sẽ tạo cảm giác thỏa mãn, từ đó SV có chiều hướng đi làm nhiều hơn đi học và xài tiền phung phí, đồng thời có thái độ né tránh các công việc khác để làm thêm
- Về sinh hoạt, các ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh hoạt cá nhân, đặt biệt là sức khỏe của SV cần phải được chú trọng Kết quả của nghiên cứu này tương đồng với kết quả của Carney et al (2005), Anh và ctv (2013) và Muluk (2017) về việc sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất của SV bị ảnh hưởng khi làm thêm nhiều giờ
Về học tập, ảnh hưởng tiêu cực đáng chú ý là SV không có thời gian tự học Kết quảnày ủng hộ cho các nghiên cứu tìm được trước đó về mối quan hệ thuận chiều “SV
đi làm càng nhiều giờ thì hoạt động học tập của SV bị ảnh hưởng càng nhiều” (Anh và ctv., 2013; Muluk, 2017) (Nhận thức của sinh viên về tác động của việc làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt: Trường hợp của sinh viên ngoại ngữ, 2022, tr.297-299)
2.4 Bài nghiên cứu 4
Theo nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thuận và cộng tác viên đã đưa ra kết luận Tỷ lệ sinh viên y khoa năm thứ nhất, hai, ba đi làm thêm là 35,5% Đa số sinh viên đều hài lòng về công việc và mức mức lương khi đi làm thêm Tuy nhiên, hoạt động làmthêm cũng có một số tác động không tốt đến đời sống như hoạt động sinh hoạt, hoạt động xã hội, đặc biệt là có tác động đến hoạt động học tập của sinh viên Sinh viên được làm thêm các công việc bổ trợ trong ngành như làm tại các nhà thuốc, phòng