1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị kinh doanh quốc tế tên Đề tài các loại chứng từ trong kinh doanh xuất nhập khẩu

43 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 7,54 MB

Nội dung

- Vận đơn đường biến có thể hiểu là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biến, do người có thâm quyền ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUONG DAI HOC CONG THUONG TP HO CHI MINH

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

GV hướng dẫn: Trần Thị Xuân Viên

Thành phó Hỗ Chi Minh, 12 tháng 3 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

Trang 3

Loi cam doan Chúng em xin cam đoan đề tài tiêu luận Hợp đồng xuất nhập khẩu do nhóm 3 nghiên cứu

và thực hiện

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài Các loại chứng từ trong kinh doanh Xuất Nhập khâu là trung thực và không sao chép từ bât kỷ bài tập của nhóm khác

Cac tai liệu được sử dụng trong tiêu luận có nguôn gốc, xuât xứ rõ ràng

Nhóm Trưởng

Lê Thanh Sang

Trang 4

4.2.1 Vận đơn đường biến ch n HH HH HH HH HH n ung ghe 8

4.3.1 Bán chất, nội dung của phiếu đóng gói

4.3.2 Những lưu ý khi lập phiếu đóng gói

4.4.1 Bán chất, nội dung và phân loại giấy chứng nhận chất lượng ằ-ccnencee 24

4.5.1 Bán chất, nội dung của giấy chứng nhận số lượng và trọng lượng -.ssc: 26

4.6 Giấy chứng nhận xuất xứ - Sàn nh tàn HH na ng g1 12H nghe 29

4.6.1 Bán chất, nội dung và phân loại giấy chứng nhận xuất xứ - - nhe re 29

4.6.2 Những lưu ý khi lập giấy chứng nhận xuất xứ - 55 nh HH re 31

4.7 Chứng từ báo hiểm - Sàn nh nọ Hà HH ng 12t ng g1 tt ng ra 32

4.7.2 Quy định của UCP về chứng từ báo hiểm 2 0 Tnhh HH nga 34

4.8 Chứng nhận kiếm dịch và vệ sinh nh HH Ha HH nung gu ng 37

4.8.1 Bán chất, nội dung của giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh co 37

4.8.2 Những lưu ý khi lập giấy chứng nhận kiếm dịch và vệ sinh son 38

4.10 Giấy chứng nhận khác 2 tt Sàn HH HH HH1 n1 HH2 ngang 41

4.10.1 Biên lai thuyền phó ST HH HH HH tt nu HH HH ng rung 41

4.10.3 Phiếu kiếm kê hàng hóa

II TẢI LIỆU THAM KHẢO 5 55 SE TH HH HH HH n1 ng gu ru

Trang 5

I NỘI DUNG

4.1 Hóa đơn thương mại

4.4.1 Bản chất, công dụng của hóa đơn thương mại

- Hóa đơn thương mại - Commercial invoice (Chứng từ cơ bản của khâu thanh toán) là một chứng từ thương mại được dùng để thanh toán giữa người bán và người mua, yêu cầu người mua phải thanh toán đúng số tiền đã được phi rõ trong thỏa thuận

- Là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn, là công

cụ chính thức để người bán yêu cầu người mua thanh toán đúng hạn, đúng số tiền

- Hóa đơn thương mại được phát hành sau khi hàng hóa đã được gửi hoặc sau khi đóng hang vao container Boi vi đó là thời điểm đã có đầy đủ thông tin chính xác về chủng loại,

số lượng hàng hóa, Đôi khi, hóa đơn thương mại cũng có thể phát hành đồng thời với hợp đồng giao hàng hoặc sau khi người mua thanh toán tiền hàng trước

- Trong hóa đơn phải nêu: Đặc điểm của hàng hóa, Đơn giá, Tông giá trị hàng hóa, Điều kiện cơ sở giao hàng, Phương thức thanh toán, Phương tiện vận tải

- Hóa đơn thường được lập làm nhiều bảng để: Xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, Xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính chi phí bảo hiểm, Cho hai quan dé tính thuế

- Hóa đơn thương mại không chỉ thể hiện chức năng nguyên thủy của một hóa đơn là thanh toán, mà còn là cơ sở dùng để tính các loại thuế phí khác cũng như lưu số sách hay

đề đối chiếu kiêm tra với các loại chứng từ khác như vận đơn, phiếu đóng gói

- Hóa đơn thương mại có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thé:

+ Được dùng cho việc thanh toán giữa người bán và người mua, người xuất khâu và người nhập khâu, hóa đơn thương mại là căn cứ để người bán yêu cầu thanh toán vả người mua thực hiện thanh toán

+ Được dùng để xác định các khoản thuế xuất nhập khẩu và cung cấp thông tin cần thiết cho việc khai báo hải quan

+ Được dùng để đối chiếu thông tin với các chứng từ khác trong quá trình thực hiện hợp đồng và thủ tục xuất nhập khẩu

- Những nội dung chính trong hóa đơn thương mại

Trang 6

| RAM VIETNAM MTV CO LTO Term TT before shipment

| CIZA LASER HOANG CAU, ` | Date : 20-Nov-2017

| OCHO OUA WARD, DONG DA DISTRICT HANOI CITY, VIETNAM Your reference : 001/MUSG-RAM/2017

| ATTN: ACCOUNT PAYABLE Sales Person : NGUYEN THỊ THANH TRA

| RAM VIETNAM MTV CO LTD

C12A LASER HOANG CAU,

| O CHO DUA WARD, DONG DA DISTRICT

HANOI, CITY VIETNAM ATTN: BU! THI DINH

Interest charge at 1 Supa meee will De tevied on any amount — ~ | sue TOTAL

cutstanding for more than 30 days from the date of this bill

Total Ex Tax | 44,780.00

GST 0.00 % | 0.00

TOTAL | 44,780.00 Payment by: TT

Please remlt D8$ BANK<LTD Payment by Cheque:

12 MARINA BOULEVARD DBS ASIA CENTRAL Please cross the cheque to the order of MARINA BAY FINANCIAL CENTRE TOWER 3 MICROOYN-NADIR SINGAPORE PTE LTD

NOTE : All bank charges Including remitting and receiving AUTHORIZED SIGNATURE

ban ik charges is to be borne by you

Page 1 of 1

Khi lập hóa đơn thương mại, cần chú trọng đến các thông tin chính sau:

+ Người mua (Buyer/Importer): Bao gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, email, địa chỉ, số điện thoại, số fax và người đại diện Tùy theo điều kiện thanh toán, có thể bao gồm thong tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu

+ Người bán (Seller/Exporter): Tương tự như thông tin của người mua

+ Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khấu quy định

+ Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn

~ BilII of Lading tức ngảy giao hàng cho đơn vị vận chuyên) đề cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu

Trang 7

+ Phương thức thanh toán (Terms of Payment): một số phương thức phổ biến

+ Thanh toán chuyền tiền T/T (Telepraphic Transfer): Phô biến nhất do tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên lại mang rủi ro lớn nhất trong các hình thức khác cho người xuất khâu Nếu người bán lo ngại về việc người mua không cam kết thanh toán sau khi nhận hàng, nên tránh sử dụng phương thức này

+ Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credit): Được sử dụng ít hơn, ø1úp giảm rủi ro cho người xuất khẩu

+ Thanh toán nhờ thu chimg tr D/A & D/P (Documents against Acceptance/Payment): Bao

vệ người bán tốt nhất, nhưng phức tạp khi yêu cầu kiểm tra và xác nhận chứng từ nhiều lần

+ Thông tin hảng hóa: Tên hàng, cấp hạng hay chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khâu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa Tổng trọng lượng, số khối, sốlượng kiện tính theo đơn vị như bao/chiếc/cái/thùng Don gia dé tinh tổng số tiền cần thanh toán

+ Nước xuất xứ hàng hóa

+ Tổng tiền (Amount): Tông giá trị của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, kèm theo đơn vị tiền tệ thanh toán

+ Điều kiện Incoterms: Được eh1 rõ đi kèm với địa điểm cụ thê Chẳng hạn như: CIF HCM, Vietnam

+ Các chỉ phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chỉ phí bao bì, chỉ phí côngtenơ, chỉ phí đóng gói và tất cả các chỉ phi ton khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên)

Ngoài ra, một số thông tin phổ biến khác cũng thường xuất hiện trong hợp đồng ngoại thương, như: POL (Port of Loading — Cảng xếp hàng); POD (Port of Discharee - Cảng dỡ hàng); Vessel/Voyage (Tên tàu/Số chuyến); Đích đến (Destination)

Cuối cùng, cần lưu ý đến việc áp dụng các khoản giảm giá hoặc chiết khấu nếu có

- Một số loại hóa đơn trong thương mại quốc tế

Ngoài hóa đơn thương mại thực tế còn các loại hóa đơn khác như:

- Héa don tam thoi - Provisional Invoice

Hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong trường hợp: Giá hàng mới là giá tạm tính, Thanh toán từng phần hàng hóa (Trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần)

- Héa don chinh thie - Final Invoice

Hóa đơn dùng đề thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng

- Hóa đơn chỉ tiết - Detailed Invoice

Hóa đơn có tác dụng Phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng

- Hóa đơn chiếu lệ - Proforma Invoice

Đây là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền

Trang 8

Hóa đơn chiếu lệ về hình thức giống nhau quá đơn thương mại bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng sửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chảo hàng, làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu

4.1.2 Quy định của UCP về hóa đơn thương mại

Điều 37 - UCP 500: Hóa đơn thương mại

a Trừ khi có những quy định khác trong tín dụng, các hóa đơn thương mại:

1 Phải xuất hiện trên bề mặt được phát hành bởi người thụ hưởng nêu danh trong Tín dụng ( Ngoại trừ được quy định ở điều 48 )

1i Phải được làm ra theo tiêu chuẩn của người xin mở L/C (Ngoại trừ như quy định ở tiêu khoảng 48 (h) )

iii Khong can ky tên

b Trừ khi được quy định khác trong Tín dụng, Ngân hang cé thé tir chéi cac hoa don thương mại được phát hành cho các số tiền vượt qua tín dụng cho phép Tuy nhiên, nếu ngân hàng được ủy quyền trả, chịu trách nhiệm thanh toán sau, chấp nhận hối phiếu hay chiết khấu theo một tín dụng chấp nhận các hóa đơn đó, thì quyết định của

nó sẽ có tính ràng buộc đối với tất cả các bên, miễn là các ngân hàng đó chưa trả, chưa chịu trách nhiệm thanh toán sau; Chấp nhận hỗi phiếu hay chiết khấu cho số tiền vượt quá sự cho phép của Tín dụng

Điều 18 - UCP 600: Hóa đơn thương mại

a Hoa đơn thương mại:

¡ Phải thể hiện được là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp được quy định trong điều 38);

1i Được lập ra cho người yêu cầu mở thư tín dụng (Trừ trường hợp được quy định trong điều 38);

1i Được lập có cùng đồng tiền ghi trong thư tín dụng

¡y Không cần có chữ ký

b Ngân hàng được chỉ định với tư cách được chỉ định của mình, ngân hàng xác nhận nếu

co, va ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được lập cho một số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép, và quyết định này của ngân hàng

sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng không có nghỉ ngờ gì về việc Trả tiền hay chiết khẩu chứng từ với số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép

c Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoac giao dich trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với

mô tả trong thư tín dụng

Trang 9

4.1.3 Những điểm cần lưu ý khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại

- Người lập hóa đơn phải là người thụ hưởng được ghi trong L/C (UCP 500 Điều 37 và UCP

600 Điều 18)

- Hóa đơn có lập cho người mua là người mở L/C không? (UCP 500 Điều 37 và UCP 600 Điều 18) Tên người mua, địa chỉ có đúng không? Nếu L/C cho phép người lập hóa đơn không phải là người thụ hưởng L/C thì phải ghi rõ “Commercial InvoIce 1ssued by third party 1s acceptable”

- Tên hàng hóa có thật đúng với tên hàng ghi trong L/C không? Xem mô tả hàng hóa (về kiểu dáng, ký mã hiệu ) có phù hợp với B/L, Packing list Nếu trên Invoice mô tả chỉ tiết hơn L/C đúng thì được chấp nhận, ngược lại nếu mô tả sơ sài thì bị xem như là bán hàng không đạt tiêu chuẩn đã đề ra

- Số lượng hàng giao là bao nhiêu? Có vợ quá quy định của L/C không?

- Giá đơn vị trong hóa đơn có nêu điều kiện cơ sở giao hàng, loại tiền có phù hợp với giá ghi trong L/C?

- Tổng trị giá hóa đơn là bao nhiêu? Có vượt quá giá trị của L/C không?

- Các chi tiết về nơi bốc hàng, nơi dỡ hàng, phương thức thanh toán có phù hợp với quy định L/C không?

- Số hiệu của hóa đơn và ngày lập hóa đơn có được đề cập không? Ngày lập phải trùng quặp trước ngày giao hang moi hop ly So sánh với ngay giao hang trén B/L

4.2 Vận đơn đường biến và vận đơn đường hàng không

4.2.1 Vận đơn đường biển

4.2.1.1 Bản chất, công dụng và phân loại vận đơn đường biễn

- Vận đơn đường biến có thể hiểu là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biến, do người có thâm quyền ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở

Vận đơn đường biến có thê sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

- Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa;

- Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thương mại người bán gửi cho người mua hoặc ngân hàng đê nhận tiên thanh toán;

- Làm chứng từ đề mua bản, câm cô và chuyên nhượng hàng hóa;

- Làm căn cứ xác định sô lượng hàng đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta ghi số, thông kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng

Vận đơn đường biên có 3 chức năng cơ bản, ôm:

Trang 10

Thứ nhất, vận đơn đường biến là biên lai nhận hàng để chớ của người chuyên chở Vận đơn

là bằng chứng hiến nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở Vận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tỉnh trạng bên của hàng hóa đã được giao Khi đã phát hành, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng trong quá trình chuyên chở, đồng thời có trách nhiệm giao hàng tại cảng đến và thu hồi vận đơn

Thứ hai, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu (chứng từ sở hữu — Document of Title) những hàng hóa phi trên vận đơn AI có vận đơn trong tay, người đó có quyền đòi sở hữu hàng hóa ghi trên đó Do có tính chất sở hữu nên vận đơn mà một chứng từ lưu thông (Negotiable) Người ta có thể mua bán, chuyên nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách mua bản, chuyền nhượng vận đơn

Thứ ba, vận đơn đường biến là bằng chứng của hợp đồng vận tải (Contract of Carriage) đã được ký kết giữa các bên Mặc dù bản thân vận đơn đường biên không phải là một hợp đồng vận tải, vì nó chỉ có chữ ký của một bên, nhưng vận đơn có ø1á trị như một hợp đồng vận tải đường biến Nó không những điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở, mả còn điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn Toàn bộ nội dung trên đó là bằng chứng giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa người phát hành và người cầm giữ (người cầm giữ có thể là: người bán (người xuất khẩu); người mua; người thứ ba (trong trường hợp vận đơn đã chuyên nhượng)

Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó, mà bị chi phối bởi các Công ước quốc tế về vận đơn và vận tải

Tuy mỗi hãng tầu / người vận chuyển đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung ching

có những điểm chung Ở mặt trước của B/L có ghi tên người gửi, người nhận (hoặc “theo lệnh” ), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng đỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá cả, tông trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn Mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở

Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc Trên các bản gốc, người ta in hoặc đóng dấu các chữ “Ornipinal” Ngoài bộ vận đơn sốc, còn có một số bản sao, trên đó shI chữ

“Copy” Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng lưu thông, còn các bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan

Trang 11

Vận đơn đường biển được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tủy thuộc npười cầm giữ

là người gửi hàng, người nhận hàng hay người chuyên chở

Đối với người bán (chủ gửi), vận đơn là bằng chứng chứng minh đã giao hàng theo đúng cam kết trong hợp đồng Vận đơn cùng với các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng

Người chuyên chở, dùng B/L để phát hành khi nhận hàng để chớ Ở cảng đến, người chuyên chở dùng B/L làm cơ sở dé giao hàng và người chuyên chở chỉ giao cho người xuất trình hợp

lệ Sau khi giao hảng, người chuyên chở thu hồi B/L để xác định đã hoàn thành nghĩa vụ

Đối với người nhận (người mua), dùng B/L xuất trình để nhận hàng; dùng B/L để xác định lượng hàng thực tế người bán gửi; dùng B/L làm chứng từ để kê khai bộ chứng từ hàng hóa XNK hoặc trong bộ hồ sơ khiếu nại Đồng thời dùng B/L để cầm có, thế chấp hoặc chuyên nhượng

Phân loại vận đơn đường biển

Dựa vào đặc điểm của hành trình, tình trạng hàng hóa, phi chú nhận xét trên vận đơn, khả năng chuyên nhượng của vận đơn có thể phân loại như sau:

a Căn cứ vào tình trạng xếp đỡ, có hai loại: vận đơn đã xếp hàng và vận đơn nhận để xếp

- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L) là vận đơn đo người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở cấp khi hàng hóa đã xếp lên tàu Đây là loại vận đơn được dùng bổ biến, vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng, tức hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu Đây là tiêu chí

để ngân hàng chấp nhận thanh toán

- Vận đơn nhận để xếp (Received for Shipment B/L) là vận đơn phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ chuyên chở hàng hóa bằng chính con tàu ghi trên vận đơn Loại vận đơn này có thể bị Ngân hàng từ chối thanh toán, trừ phi tư tính dụng (L/C) quy định cho phép

Khi hàng đã thực sự được xếp lên tàu, người gửi hàng có thể đề nghị người chuyên chở đóng dâu hoặc ghi thêm chữ “đã xếp” đề biến thành vận đơn đã xếp hàng

b Căn cứ vào khả năng lưu thông, có ba loại: vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh và vận đơn vô danh

Trang 12

- Vận đơn theo lệnh (Order B/L) là vận đơn trên đó không phi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi theo lệnh của ai đó Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của Ngân hàng Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng Vận đơn theo lệnh có đặc điểm là có thế chuyên nhượng được cho người khác bằng phương pháp ký hậu thông thường (Endorsement)

Nếu là vận đơn theo lệnh của người gửi hàng, thì người gửi hàng phải ký hậu, người nhận hàng mới nhận được hàng Có thé ky hau dé trống, ký hậu cho một người cụ thé hay theo lệnh của một người nào đó Nếu không ký hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng

Vận đơn ký phát theo lệnh của một Ngân hàng trong trường hợp Ngân hàng muốn khống chế hàng hóa của người nhập khâu (người nhập khẩu vay tiền của Ngân hàng để mua hàng) Để nhận được hàng, phải có ký hậu chuyển nhượng của Ngân hàng vào vận đơn

Vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rãi trông buôn bán quốc tế, bởi vì nó là một chứng từ

có thể lưu thông được

- Van don dich danh (Straight B/L) là vận đơn mà trên đó có shi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng Chỉ người có tên phi trên vận đơn mới nhận được hàng Loại vận đơn này không thê chuyên nhượng được theo tập quán thông thường (bằng cách ký hậu hoặc mua bán trao tay)

Cần đặc biệt lưu ý, theo quan điểm một số tòa án, trong đó có Mỹ, Úc người ta không coi van đơn đích danh là vận đơn, vì vậy, với hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ, Úc, nếu vận đơn đích danh

là vận đơn gốc thì người nhận hàng có thê không cần vận đơn gốc vẫn có thể lấy được hàng

- Vận đơn vô danh (Vận đơn xuất trình/vận đơn cho người cầm — To bearer B/L) la van don trên đó không ghi tên va dia chỉ người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh của ai Thuyền trưởng sẽ giao hàng cho người nảo cầm vận đơn (B/L holder) và xuất trình cho họ Vận đơn này được chuyên nhượng bằng cách trao tay vì bất kỳ ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng Vận đơn này tính rủi ro rât cao, vì vậy, ít được sử dụng

c Căn cứ vào phê chú trên vận đơn, có hai loại: vận đơn sạch và vận đơn không sạch

- Vận đơn sạch hay hoàn hảo (Clean B/L) là loại vận đơn không có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa lúc giao Vận đơn hoàn hảo là vận đơn

mà trên đó không có những điều khoản nói rõ ràng rằng hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật

Trang 13

Hay nói một cách khách, trên vận đơn không có những ghi chú, những nhật xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa

Ví dụ: Những điều khi chung chung như: “người gửi hàng xếp, và đếm, niêm phong và kẹp

33c

chỉ”, “không biết về số lượng, phẩm chất, nội dung bên trong”, “bao bì dùng lại, thugnf ci”;

“nghe nói cân được .”; “bao bì có thế không phủ hợp với hàng hóa chuyên chở” không làm mắt tính hoàn hảo của vận đơn Một vận don ma người chuyên chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thi cũng coi là vận đơn hoàn hảo

Lấy được vận đơn hoàn hảo có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế Người mua cũng như Ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo, vận đơn hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo, thì khi xếp hàng lên tàu phải đám bảo hàng không bị hư hỏng, đô vỗ, bao bì không rách, không bị ướt vả trông bên ngoài là tốt, nghĩa là phải có một Biên lai Thuyền phó (Mate's Receipt) sạch Trong trường hợp Biên lai Thuyền phó không sạch, người gửi hàng có thể xuất trinh Thu bao dam (Letter

of Indemnity) cam kết chịu mọi hậu quả xảy ra, dé yêu cầu Thuyền trưởng cấp vận đơn hoàn hảo Tuy nhiên, Thư bảo đảm đó không có giá trị pháp lý, không được các tòa án thừa nhận, nên các Thuyền trưởng thường không chấp nhận

- Vận đơn không hoàn hảo (Ủnclean B/L — Faul B/L — Claused B/L) la van đơn trên đó có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng cũng như tình trạng hàng hóa lúc giao

Vị dụ: vận đơn bị Thuyền trưởng ehi chú: ký mã hiệu không rõ, một số bao bì bị rách, một số kiện hàng bị bẹp; thùng chảy, nhiều hòm carton bị ướt; bao bì không phù hợp với hàng hóa;

950 kiện x 1000 kg (trong khi thực tế hợp đồng ghi 1000 kiện x 1000 kg)

Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp nhận đề thanh toán tiền hàng

d Căn cứ vào hành trình vận chuyền, có ba loại: vận đơn di thẳng, vận đơn chở suốt và vận đơn đa phương thức

- Vận đơn đi thăng (Direct B/L) là vận đơn được phát hành khi hành trình của hàng hóa không có chuyên tải dọc đường (Trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu)

- Vận đơn chở suốt (Throuph B/L) là vận đơn được phát hành khi hàng hóa có chuyến tải ở cảng dọc đường Vận đơn chở suôt có các đặc điểm: có điều khoản cho phép chuyền tải, có

Trang 14

ghi rõ cảng đi, cảng đến, cảng (có thể cả tên tàu) chuyên tải Người cấp vận đơn chở suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình đường biến từ cảng đi cho đến cảng đích, kế cả trên chặng đường do người chuyên chở khác thực hiện

- Vận don (ching ti) da phuong thirc (van tai lién hop) (Multimodal transport B/L — Combined Transport B/L) là vận đươn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau Trên vận đơn này thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng Người cấp B/L nảy phải là người chuyên chở Phải ghi rõ việc được phép chuyền tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyền tải Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận hàng để chở (có thể nằm sâu trong nội địa) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đến) Người phát hành có thê là chủ tàu biển, chủ của một trone những phương tiện vận chuyền hoặc là người giao nhận

e Căn cứ phương thức thuê tàu, có 2 loại: vận đơn tàu chợ và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

- Vận don tau cho (Liner B/L) là vận đơn được phát hành khi pửi hàng bằng tàu chợ

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (B/L to charter party): Nếu người nhận hàng là người ký hợp đồng thuê tàu, khi nhận hàng, có xảy ra tranh chấp với người chuyên chớ, sẽ dùng hợp đồng Nếu nhận không không phải ký hợp đồng thuê tàu, nếu có tranh chấp với người chuyên chở, sẽ dùng B/L Vì vậy, người nhận hàng nên lưu ý ràng buộc người chuyên chở bằng những điều kiện nhất định: chất lượng tàu, tuổi tàu Trường hợp vận đơn đã chuyển nhượng: người nhận hàng thấy có tranh chấp với người chuyên chở thì vẫn dùng vận đơn làm

cơ sở giải quyết

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu đo chủ tàu hoặc Thuyền trưởng hoặc đại diện của họ ký phát Do có một câu như trên nên vận đơn này không còn tính độc lập nữa phải phụ thuộc vào một văn bản khác là hợp đồng thuê tàu, mà nội dung của hợp đồng này do các bên thỏa thuận Nếu người thuê đồng thời là người gửi hàng ghi trên vận đơn thì vận đơn này chỉ là một biên lai nhận hàng Nhưng khi vận đơn này được ký hậu để chuyên nhượng cho người thứ ba thì nó lại điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu, người chuyên chở và người thứ

ba đó (hoặc người cầm vận đơn), nên nó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nguồn luật

Trang 15

điều chỉnh vận đơn Vì vậy, loại vận đơn này chỉ được Ngân hàng chấp nhận để thanh toán khi thư tín dụng cho phép

£ Căn cứ giá trị sử dụng, có vận đơn sốc và vận đơn copy

- Vận đơn sốc (Original B/L) la vận đơn trên đó có 1n hoặc đóng dấu chữ Original Van don sốc là vận đơn rất có giá trị, có thế dùng để nhận hàng, thanh toán tiền hàng, mua bán, chuyền nhượng Phát hành bộ vận đơn gốc gồm bao nhiêu bản là do yêu cầu của người gửi hàng, nhưng thông thường là 3 bộ

Cần đặc biệt lưu ý, theo quan điểm một số tòa án, trong đó có Mỹ, Úc người ta không coi van đơn đích danh là vận đơn, vì vậy, với hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ, Úc, nếu vận đơn đích danh

là vận đơn gốc thì người nhận hàng có thể không cần

-Vận đơn Copy (Copy B/L) là vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Copy Vận đơn Copy dùng để làm các thủ tục hành chính, lưu giữ chứng từ hoặc theo dõi hàng hóa

4.2.1.2 Một số loại vận đơn đường biến khác

- Vận đơn do người giao nhận cấp: Trong những năm gần đây, người giao nhận (Freipht Fowarder) không chỉ làm đại lý, nhận ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà họ còn cung cấp dịch vụ vận tải, tức là đóng vai trò là người chuyên chở

+ Với vai trò là đại lý, người ø1ao nhận có thé cap vận đơn theo mẫu riêng của họ

+ Với vai trò là người chuyên chớ thì người Giao nhận cấp vận đơn FIATA (Liên đoản quốc

tế và Hiệp hội giao nhận) va bao gồm các loại sau:

- Vận đơn vận tải đa phương thức của FLATA (FBL): Vận đơn này do FLATA phát hành, đã được Phòng Thương mại quốc tế và Ngân hàng chấp nhận Vận đơn này do người giao nhận cấp khi chuyên chớ hàng hóa bằng vận tải đa phương thức hoặc vận tải đường biển Vận đơn này cũng được các Ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng L/C Khi cấp vận đơn này, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

- Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered): Thông thường muốn nhận hàng tại cảng đến, người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc Trong thực tế, có nhiều trường hợp hàng đã đến nhưng vận đơn lại chưa đến, do đó không nhận được hàng Đề khắc phục tình

Trang 16

trạng này và để tiết kiệm chi phí gửi vận đơn gốc, trong những năm gần đây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đã đã xuất trình tại cảng gửi Đây là loại vận đơn thông thường, chỉ khác là khi cấp vận đơn này, người chuyên chở hoặc đại lý đóng thêm dấu “đã xuất trình” (Surrendered), đồng thời điện báo “Express Release” cho đại lý tại cảng đến dé dai ly giao hàng cho người nhận mà không cần xuất trình B/L gốc Người gửi hàng chỉ cần fax hoặc gửi bản điện tử của vận đơn này là đến người nhận là người nhận có thể nhận được hàng

- Vận đơn bên thứ ba (Thưd Party B/L): là vận đơn mà trên đó ghi người hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng (Shipper) mà là người khác Vận đơn nay sử dụng trong trường hợp khi một nhà máy, xí nghiệp xuất khâu ủy thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu Nếu L/C

có quy định chấp nhận cả vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người pửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C, chứ không liên quan đến người ký phát chứng từ

- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L): là vận đơn cho phép thay đôi một số chỉ tiết trên B/L như cảng xếp hàng, cảng đỡ hàng, số lượng hàng, người gửi, ngày ký nhưng sự thay đổi

đó phải có xác nhận của người chuyên chớ

Nội dung vận đơn đường biển gồm hai mặt Mặt trước có các ô, cột ¡n sẵn để trồng, người lập vận đơn điền tất cả các thông tin cần thiết, mặt sau của vận đơn có thể in các điều kiện chuyên chở do các hãng tàu phát hành vận đơn quy định hoặc để trắng

- Mặt trước của vận đơn

+ Tiéu dé va sé B/L: Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Liner Bill of Lading Tén, logo cua don vi van chuyén

+ Shipper (người gửi hàng): Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của người gửi hàng/công ty gửi hàng và có thế bao gồm cả những thông tin khác như mã số thuế chắng han

+ Consignee (Người nhận hàng): Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax của người nhận hàng/công ty nhận hàng;

+ Notify Party: Tén, dia chỉ, số điện thoại, fax của người nhận thông báo hàng đến và có thé bao gồm cả những thông tin khác như mã số thuế chăng hạn

+ Vessel/Voy.No: Tên tàu/Số chuyền

Trang 17

+ Port of loading: Cang béc hang

+ Port of discharge: Tén cua cảng dỡ hàng

+ Container no/ Seal no: Số container, số seal (niêm chỉ)

+ Description of øoods: Thông tin về hàng hóa gồm có mô tả hàng hóa, gross weipht, net weipht, số lượng cartons,

+ Freight prepaid: Cước phí mà shipper sẽ phải trả tại cảng load hàng,

- Mặt sau của vận đơn

Mặt sau của vận đơn đường biển gồm các điều kiện chuyên chở do hãng tàu quy định và ín san (Terms and Conditions of Carriage) Mỗi hãng tàu khác nhau cũng có sự khác nhau về các quy định này, song nhìn chung bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:

+ Các khái niệm

+ Trách nhiệm của người chuyên chở

+ Miễn trách của người chuyên chở

+ Xếp, dỡ và giao hàng

+ Cước phí và phụ phí

+ Điều khoản về cầm giữ hàng

+ Điều khoản về chậm giao hàng

+ Điều khoản về tốn thất chung

+ Điều khoản về chiến tranh

+ Điều khoản về đình công

+ Xếp hàng trên boong và súc vật sống

+ Hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm

+ Điều khoản mô tả hàng hóa

4.2.1.3 Một số lưu ý khi lập vận đơn đường biến

Trang 18

Vận đơn đường biến (Bill of Lading - B/L) là một chứng từ quan trọng trong vận tải quốc tế, đóng vai trò như hợp đồng vận chuyền, biên lai nhận hàng và là băng chứng về quyền sở hữu hàng hóa Việc lập vận đơn chính xác và đầy đủ thông tin là vô cùng quan trọng đê đảm bảo quá trình vận chuyên hàng hóa diễn ra suôn sẻ và tránh các rủi ro không đáng có Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lập vận đơn đường biển:

- Thông tin chung:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi hàng (Shipper): Cần đảm bảo thông tin chính xác để

liên hệ khi cần thiết

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của người nhận hàng (Consipnee): Cần phi rõ tên người nhận, nếu là công ty cần ghi rõ tên công ty và tên người đại diện

+ Cảng xếp hàng (Port of Loading - POL): Ghi rõ tên cảng nơi hàng hóa được xếp lên tàu + Cảng đỡ hàng (Port of Discharge - POD): Ghi rõ tên cảng nơi hàng hóa được dỡ xuống + Tên tàu va s6 chuyén (Vessel Name & Voyage No.): Ghi ré tén tàu và số hiệu chuyến đi + M6 ta hang hoa (Description of Goods): Can mé tả chỉ tiết hàng hóa bao gồm: tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, bao bì, mã HS

+ Số lượng vận đơn (Number of Bills of Lading): Ghi rõ số lượng vận đơn được phát hành

- Các điều khoản quan trọng:

+ Điều khoản vận chuyên (Terms of Carrlape): Ghi rõ các điệu khoản về trách nhiệm của người vận chuyền, người gửi hàng và người nhận hàng

+ Phương thức thanh toán cước phí (Freipht Payment): Ghi rõ ai là người chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyền

+ Bảo hiểm hàng hóa (Insurance): Ghi rõ thông tin về bảo hiểm hàng hóa nếu có

+ Thời gian øiao hàng (Delivery Time): Ghi rõ thời gian giao hàng dự kiến

+ Lưu ý khác: Ghi rõ các lưu ý khác nếu có, ví dụ như yêu cầu về kiểm tra hàng hóa, đóng gói đặc biệt

- Kiém tra kỹ lưỡng trước khi ký:

+ Cần kiểm tra kỹ lưỡng tất cả thông tin trong vận đơn trước khi ký

Trang 19

+ Dam bao rang tat ca théng tin đêu chính xác và đây đủ

+ Nếu cĩ bat ky sai sot nao, cần yêu cầu sửa đơi ngay lập tức

- Lưu p1ữ bản sao vận don:

+ Sau khi ký, cần lưu gitr ban sao vận đơn dé str dụng cho các mục đích sau nay, vi du như theo dõi hàng hĩa, khiếu nại

4.2.2 Vận đơn đường hàng khơng

4.2.2.1 Bán chất, cơng dụng và nội dung của hĩa đơn đường hàng khơng

_ Vận đơn hàng khơng — Air Waybill (AWB) là chứng từ do người chuyên chở (hãng hàng khơng) hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi hàng xác nhận việc nhận lơ hàng dé vận chuyển bằng máy bay Đây là chứng từ bắt buộc cĩ trong bộ chứng từ xuất nhập khâu khi giao nhận hàng hĩa bằng đường hàng khơng

Khi lơ hàng được vận chuyên bằng đường hàng khơng, người gửi hàng sẽ được cấp vận đơn hàng khơng (AWB) cĩ chức năng:

+ Biên lai giao hàng cho người chuyên chở

+ Bằng chứng cho hợp đồng vận tải

+ Là hĩa đơn thanh tộn cước vận chuyên và các phí liên quan

+ Là chứng từ bảo hiểm

+ Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hĩa

+ Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng khơng

Vận đơn hàng khơng (AWB) được phát hành theo bộ gồm ít nhất là 9 bản, trong đĩ cĩ 3 bản sốc (Original) và 6 bản sao (Copy) trở lên Khi phát hành AWB:

+ Bản gốc | (Original 1) màu xanh lá cây - giao cho người chuyên chớ (cĩ chữ ký của người gửi hàng)

+ Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng — gứi cùng hàng hĩa đến nơi đến cho người nhận (cĩ chữ

ký của người gửi hàng và người chuyên chở)

Trang 20

+ Bản gốc số 3 (Original 3) màu xanh da trời - giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở)

Ngoài 3 bản gốc, các bản copy còn lại lần lượt là:

+ Bản sao số 4 hay còn gọi là biên lai giao hàng: màu vàng dành cho người vận chuyền cuối Bản vàng là sự xác nhận từ người nhận hàng rằng đã nhận hàng từ người vận chuyên Bản nảy phải có chữ ký cua Consignee

Từ bản số 5, các bản sao thường có mảu trắng:

+ Bản sao số 5: dành cho sân bay đến, có sẵn

+ Bản sao số 6: dành cho người vận chuyền thứ 3, dùng khi hàng được chuyến tải tại sân bay thứ 3

+ Bản sao số 7: dành cho người vận chuyền thứ 2, dùng khi hàng được chuyến tải tại sân bay thứ 2

+ Bản sao số 8: đành cho người vận chuyên thứ 1, được bộ phận chuyên hàng hoá của người vận chuyến đầu tiên giữ lại khi làm hàng

+ Bản sao số 9: dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người vận chuyên phát hành git lat

+ Bản sao số 12 -14: (nếu phát hành), là những bản chỉ đùng cho chuyên chở khi cần thiết Phan Loai Van Don Hang Khéng (AWB)

Có nhiều cách phân loại vận đơn hàng không Air way bill, phân loại được sử dụng nhiều:

- Vận đơn của hãng hàng không (Atrline Air Waybill): Do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở (Issuing carrier identification)

- Van don trung lap (Neutral Air Waybill): Van don nay sé do đại lý của người chuyên chở hoac ngwoi giao nhận phát hành

- Vận đơn chủ (Master Air Waybill): Do hãng hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng tại cảng nhập Đây là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa người chuyên chở va

Trang 21

người gom hàng Đồng thời là dé điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không

và người gom hàng

- Vận đơn thứ của người gom hàng (House Air Waybill): Do người giao nhận cấp để nhận hàng hóa và điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ

4.2.2.2 Những nội dung cần lưu ý khi lập vận đơn đường hàng không

Những nội dung cần lưu ý khi lập vận đơn hàng không:

- Thông tin chung:

+ Số vận đơn (AWB number): Mã số duy nhất đề theo déi 16 hang

+ Sân bay xuất phat (Airport of departure): Noi hang hoa duoc xép 1én may bay

+ S4n bay dén (Airport of destination): Noi hang hoa duoc đỡ xuống

+ Tên và dia chi người pửi hàng (Shipper): Thông tin liên lạc của người gửi

+ Tên và địa chỉ người nhận hàng (Consipnee): Thông tin liên lạc của người nhận

+ Ngày lập vận đơn (Date): Ngày vận đơn được tạo

+ Số lượng kiện hàng (Number of Packages): Số lượng kiện hàng trong lô hàng

+ Mô tả hàng hóa (Description of Goods): Mô tả chỉ tiết về hàng hóa (tên, số lượng, trọng lượng, kích thước, )

+ Trọng lượng hàng hóa (Gross Weight): Tổng trọng lượng của lô hàng bao gồm cả bao bì + Gia tri hang hoa (Declared Value for Carriage): Giá trị khai báo của lô hàng đề tính phí vận chuyên và bảo hiểm

+ Tiền tệ (Currency): Don vi tién tệ sử dụng đề khai báo giá trị hàng hóa

- Các điều khoản vận chuyền:

+ Hãng hàng không vận chuyền (Issuing Carrier): Hang hang kh6ng chju trách nhiệm vận chuyền lô hàng

+ Loai van don (Type of AWB): Loai vận đơn (hàng hóa thông thường, hàng hóa nguy

hiém )

Ngày đăng: 02/01/2025, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w