Triết học không chỉ là nơi lý giải những quy luật của vũ trụ mà còn là thứ để ta nhìn lại bản thân, nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cuộc sống: Ta là ai, ta tồn tại để làm gì và vì điều
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
🙠🙠🙠🙠🙠
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP TRIẾT HỌC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY, SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHỐNG LẠI TƯ TƯỞNG THỤ ĐỘNG, Ỷ LẠI, BẢO THỦ, THIẾU TÍNH
SÁNG TẠO… CỦA BẢN THÂN?
GVHD: TS Nguyễn Văn Thiên
SVTH: NHÓM 1
2 Huỳnh Ngọc Vân Anh 24124092
3 Nguyễn Đoàn Linh Anh
24116102
Trang 2MÃ LỚP HỌC PHẦN: LLCT130105_57
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2024
MỤC LỤC
1.1 Khái lược triết học, giải mã bản chất triết học qua lăng kính tư duy và trong bối cảnh toàn cầu
1.2 Mở khóa vấn đề cơ bản của triết học – câu hỏi không tuổi của nhân loại 3 1.3 Xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề cơ bản trong triết học, phân tích sự vận dụng của triết
1.4 Tìm kiếm mối giao thoa giữa triết học và các lĩnh vực tri thức khác 4
1.4 Thế giới quan - Triết học là hạt nhân của thế giới quan 9
1.7 Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri) 13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG THỰC TIỄN TRIẾT HỌC VÀO ĐỜI SỐNG 14
2.2 Các giải pháp khắc phục tư tưởng thụ động, ỷ lại của sinh viên 15
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: Triết học và vấn đề cơ bản của triết học Liên hệ trách nhiệm của
sinh viên trong việc học tập triết học Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sinh viên cần làm gì để chống lại tư tưởng thụ động, ỷ lại, bảo thủ, thiếu tính sáng tạo… của bản thân?
2 Lý do chọn đề tài:
Vì sao con người từ khi biết suy nghĩ đã không ngừng suy tư trăn trở về sự tồn tại,
về cách thức mà tư duy có thể nắm bắt được hiện thực? Đó không phải đơn thuần là suy nghĩ thoáng vụt qua trong phút giây cô đơn của cõi lòng mà đó chính là khởi nguồn của triết học – Một lĩnh vực tư duy cao nhất, nơi con người ám đối mặt với những bí ẩn sâu thẳm nhất của vũ trụ và chính bản thân mình Triết học không phải
là một hành trình tìm kiếm những chân lý bất biến, mà là nghệ thuật đặt câu hỏi, những câu hỏi đôi khi có lời giải, nhưng lại mở ra những cách nhìn mới mẻ về thế giới Những điều đặt biệt của triết học nằm ở chỗ nó thách thức con người vượt qua giới hạn của chính mình Triết học không chỉ là nơi lý giải những quy luật của vũ trụ mà còn là thứ để ta nhìn lại bản thân, nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cuộc sống: Ta là ai, ta tồn tại để làm gì và vì điều gì, liệu tư duy của ta có thể chạm đến bản chất thật sự của thế giới? Đó là lí do tại sao triết học không bao giờ là câu hỏi
mà luôn là hành trình.Triết học tựa như một ngọn núi cao trước mặt, không phải để chinh phục mà để mỗi bước đi của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn
Việc tìm hiểu nhằm nâng cao nhận thức về khoa học triết học là việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành động của mỗi chúng ta để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của xã hội
3 Phạm vi đề tài: Sinh viên nói chung.
Trang 4Mục tiêu nghiên cứu
1.Khái lược về triết học, giải mã bản chất của triết học qua lăng kính tư duy và trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nghiên cứu khái niệm triết học từ góc nhìn lịch sử và lí luận, để từ đó nhận ra triết học không chỉ là một môn học nữa mà nó là cách con người định hình và khám phá chính mình qua từng thời đại Mục tiêu đầu tiên là làm rõ bản chất của triết học như một dòng chảy tư duy liên tục, nơi mà mỗi câu hỏi dù là nhỏ bé nhất cũng mở ra cho bạn những cánh cửa dẫn đến góc nhìn mới mẻ về vũ trụ và nhân sinh từ đó xác định vai trò của triết học như một nền rảng tư duy giúp con người đối mặt với những thay đổi chóng mặt của thế giới hiện đại, giải mã những vấn đề phát sinh từ toàn cầu hóa, từ sự đa dạng văn hóa, bất bình đẳng kinh tế đến những thách thức đạo đức trong công nghệ và môi trường
2.Mở khóa vấn đề cơ bản của triết học – câu hỏi không tuổi của nhân loại
Tại sao “tư duy” và “tồn tại” lại trở thành cặp phạm trù cốt lõi của triết học? Mục tiêu nghiên cứu là phân tích sự sâu sắc và đa chiều của câu hỏi này, làm rõ cách nó tạo nên những cuộc tranh luận không hồi kết giữa các trường phái tư tưởng như duy vật, duy tâm, biện chứng và siêu hình học, đồng thời khám phá vai trò của nó trong việc định hình cách thức con người nhận thức về thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại không chỉ là câu chuyện cá nhân hay quốc gia mà nó đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu Mục tiêu là làm rõ vấn đề cơ bản của triết học – sự tác động qua lại giữa ý thức và hiện thực – có thể được tái nhìn nhận để giải quyết cách vấn đề xuyên yên biên giới, từ khủng hoảng nhân đạo đến trí tuệ nhân tạo
3 Xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề cơ bản trong triết học, phân tích sự vận dụng của triết học vào giải quyết những thách thức toàn cầu.
Triết học không chỉ dừng lại ở lý luận mà còn mang tính ứng dụng sâu sắc trong đời sống.Nghiên cứu sẽ khám phá cách vấn đề cơ bản của triết học có thể áp dụng vào thực
Trang 5tiễn, là chỉ ra cách triết học có thể trở thành công cụ thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề lớn của toàn cầu hóa, như sự phân hóa giàu nghèo, biến đổi khí hậu, khủng hoảng đạo đức, và sự mất cân bằng giữa các hệ giá trị Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của phép biện chứng và các phương pháp triết học trong việc nhận thức và xử lí những xung đột nghịch lý của thời đại
4 Tìm kiếm mối giao thoa giữa triết học và các lĩnh vực tri thức khác
Triết học không hoạt động độc lập, mà luôn sonh hành với khoa học, công nghệ, nghệ thuật, chính trị và văn hóa Mục tiêu này nhằm khám phá cách vấn đề cơ bản của triết học góp phần định hướng sự phát triển của các lĩnh vực khác, giúp tạo ra một hệ tư tưởng liên kết, hài hòa và toàn diện
5 Triết học và sự tự nhận thức của sinh viên
Triết học không chỉ là một môn học lý thuyết, mà là một công cụ mạnh mẽ để hiểu thêm về thế giới và con người Sinh viên với vai trò là thế hệ tiếp nối trong quá trình phát triển xã hội có trách nhiệm tìm hiểu và ứng dụng triết học vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thể hiện ở việc nắm bắt những tư tưởng triết học căn bản, từ đó hình thành một tư duy phản biện, sáng tạo và đạo đức vững vàng Nhìn nhận rõ triết học không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp giúp họ nhìn nhận và đối diện với thế giới Trong một thế giới toàn cầu hóa mỗi hành động của sinh viên có thể tác động đến người khác và tác dộng đến toàn xã hội bởi sinh viên không chỉ là người tiếp thu tri thức, mà còn là người tiếp nhận và lan tỏa những giá trị triết học trong xã hội Trách nhiệm cuả sinh viên là sử dụng triết học để hiểu rõ các mối quan hệ giữa bản thân, cộng đồng và thế giới, từ đó hướng đến việc xấy dựng một tương lai chung – hòa bình và phát triển
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC
1 Nguồn gốc về triết học?
Triết học không xuất hiện ngẫu nhiên mà là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Có hai nguồn gốc chính hình thành nên triết học
A Nguồn gốc nhận thức
Tích lũy kiến thức: Khi con người bắt đầu quan sát, trải nghiệm thế giới
xung quanh, họ dần tích lũy một lượng kiến thức nhất định Từ những hiện tượng đơn lẻ, họ bắt đầu tìm kiếm những quy luật chung, những nguyên nhân sâu xa đằng sau mọi sự vật hiện tượng
Khả năng tư duy trừu tượng: Con người không chỉ dừng lại ở việc ghi
nhận hiện tượng mà còn có khả năng tư duy trừu tượng, đặt ra những câu hỏi về bản chất của sự vật, về mối quan hệ giữa các sự vật
Tìm kiếm chân lý: Con người luôn có nhu cầu tìm kiếm câu trả lời cho
những câu hỏi lớn về cuộc sống, về vũ trụ Triết học chính là nỗ lực không ngừng
để tìm kiếm những chân lý đó
B Nguồn gốc xã hội
Phát triển sản xuất: Khi xã hội phát triển, sản xuất xã hội ngày càng
phức tạp, đòi hỏi con người phải có những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên và xã hội
Phân hóa xã hội: Sự phân hóa xã hội dẫn đến sự xuất hiện của những
tầng lớp xã hội khác nhau, mỗi tầng lớp đều có những quan niệm, lý tưởng sống riêng Điều này tạo ra nhu cầu về một hệ thống tư tưởng chung để giải thích và định hướng cuộc sống
Nhà nước ra đời: Sự ra đời của nhà nước đòi hỏi một hệ thống tư tưởng
thống nhất để quản lý xã hội, giáo dục nhân dân Triết học đóng vai trò quan trọng
Trang 7trong việc xây dựng hệ thống tư tưởng đó Kết luận: Triết học ra đời là kết quả của
sự kết hợp giữa nhu cầu nhận thức của con người và những điều kiện xã hội nhất định Nó là một quá trình tư duy phản ánh thế giới một cách khái quát, sâu sắc và
hệ thống
2 Định nghĩa: Triết học là gì?
Theo wikipedia, Triết học là một ngành nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề cơ
bản và tổng quát liên quan đến các chủ đề như hiện sinh, lý trí, tri thức, giá trị quan, tâm trí và ngôn ngữ Đây là một sự tra vấn lý tính và phê phán nhằm suy ngẫm về các phương pháp và giả thuyết của chính nó
Ấn Độ: Triết học Ấn Độ tập trung vào việc tìm kiếm chân lý tối thượng, giải
thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử và đạt đến giác ngộ Các vấn đề chính được quan tâm bao gồm: bản chất của vũ trụ, vị trí của con người trong vũ trụ, con đường giải thoát và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Các trường phái triết học chính ở Ấn
Độ gồm: Vệ Đà, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Jain giáo
Trung Quốc: Triết học Trung Quốc nhấn mạnh đến việc tìm kiếm sự hài
hòa giữa con người và tự nhiên, giữa cá nhân và xã hội Các vấn đề chính được quan tâm bao gồm: bản chất của vũ trụ, đạo đức, chính trị và mối quan hệ giữa con người với nhau Các nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc gồm: Khổng Tử, Lão
Tử, Mạnh Tử, Xun Tử
Hy Lạp: Triết học Hy Lạp đặt ra những câu hỏi cơ bản về sự tồn tại, kiến
thức, đạo đức và chính trị Các nhà triết học Hy Lạp đã xây dựng nên những hệ thống tư tưởng logic và chặt chẽ, đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học và triết học phương Tây Các nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp gồm: Socrates, Plato, Aristotle
Bao hàm của khái niệm:
Ấn Độ: Triết học Ấn Độ bao hàm các khái niệm về linh hồn, nghiệp, karma,
tái sinh, giải thoát, nirvana
Trang 8Trung Quốc: Triết học Trung Quốc bao hàm các khái niệm về đạo (Dao),
đức (De), nhân (Ren), nghĩa (Yi), lễ (Li), trí (Zhi), tín (Xin)
Hy Lạp: Triết học Hy Lạp bao hàm các khái niệm về bản thể luận, nhận thức
luận, đạo đức học, chính trị học, logic
Điểm chung:
Mặc dù có những khác biệt về văn hóa, lịch sử và hệ thống tư tưởng, triết học của các nền văn minh cổ đại đều có những điểm chung sau:
Tìm kiếm chân lý: Tất cả các trường phái triết học đều hướng tới việc tìm
kiếm chân lý về bản chất của vũ trụ, của con người và của cuộc sống
Đạo đức: Triết học quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống đạo đức để
hướng dẫn con người sống tốt đẹp
Chính trị: Triết học cũng quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội, nhằm
xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng
Phương pháp luận: Các nhà triết học đều sử dụng phương pháp luận logic
để phân tích, đánh giá và xây dựng hệ thống tư tưởng của mình
Tóm lại: Triết học của các nền văn minh cổ đại là một kho tàng tư tưởng vô cùng phong phú và đa dạng Mặc dù có những khác biệt về hình thức và nội dung, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là tìm kiếm chân lý, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người và xã hội
Một số lĩnh vực chính của triết học:
1 Bản thể luận: Nghiên cứu về bản chất của sự tồn tại.
2 Nhận thức luận: Nghiên cứu về quá trình nhận thức của con người.
3 Đạo đức học: Nghiên cứu về cái thiện, cái ác, về những giá trị đạo đức 4.Logic học: Nghiên cứu về tư duy hợp lý, về các quy luật suy luận.
5 Chính trị học: Nghiên cứu về nhà nước, xã hội, về quyền lực và công lý.
Trang 93 Vấn đề đối tượng của triết học
Triết học, từ khi hình thành và phát triển, luôn hướng đến việc tìm kiếm những câu
trả lời sâu sắc cho những câu hỏi cơ bản về thế giới và cuộc sống Đối tượng nghiên cứu của triết học bao quát và đa dạng, không ngừng thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn lịch sử
1 Các vấn đề đối tượng chính của triết học
a) Vấn đề bản thể luận: Đây là vấn đề về bản chất của sự tồn tại, về thực tại,
về những gì có thật Các câu hỏi đặt ra như: Thế giới có thực hay chỉ là ảo giác? Vật chất và ý thức cái nào có trước?
b) Vấn đề nhận thức luận: Liên quan đến vấn đề nhận thức, về mối quan hệ
giữa chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức Các câu hỏi điển hình: Con người có thể nhận thức được thế giới một cách khách quan không? Giới hạn của nhận thức là gì?
c) Vấn đề giá trị luận: Nghiên cứu về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, xã hội Các
câu hỏi đặt ra: Tốt và xấu là gì? Cái đẹp là gì? Công bằng là gì?
d) Vấn đề logic: Nghiên cứu về các quy luật tư duy, về lý luận và chứng minh.
Các câu hỏi điển hình: Suy luận đúng là gì? Mâu thuẫn có thể tồn tại không?
e) Vấn đề xã hội: Nghiên cứu về con người trong xã hội, về các mối quan hệ xã
hội, về nhà nước, về pháp luật
2 Sự thay đổi của đối tượng triết học trong lịch sử
Trang 10● Triết học cổ đại: Tập trung vào các vấn đề bản thể luận, tìm kiếm nguyên lý
cơ bản của vũ trụ (như nước, lửa, không khí của Thales, Empedocles; nguyên
tử của Democritus)
● Triết học trung đại: Đặt vấn đề về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, giữa
thần học và triết học
● Triết học cận đại: Chuyển trọng tâm sang nhận thức luận, với các nhà triết
học như Descartes, Locke, Hume
● Triết học hiện đại: Đa dạng về vấn đề nghiên cứu, từ triết học phân tích,
hiện tượng học, đến triết học hậu hiện đại
Ví dụ 1: Câu hỏi "Tôi là ai?" là một câu hỏi triết học điển hình liên quan đến vấn đề
bản thể luận về bản chất của con người
Nguồn: Descartes: "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại" là một câu nói nổi tiếng thể
hiện quan điểm về nhận thức luận của ông
Ví dụ 2: Khái niệm "Tiến bộ" là một vấn đề triết học liên quan đến giá trị luận và
xã hội học
Nguồn: Kant: "Lý trí đặt ra các câu hỏi mà lý trí không thể trả lời" là một
nhận định sâu sắc về giới hạn của nhận thức
4 Thế giới quan - Triết học là hạt nhân của thế giới quan
a) Thế giới quan là gì?
Thế giới quan là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới, về vị trí của
con người trong thế giới đó và về cách thức con người nhận thức và tác động vào thế giới Nói cách khác, thế giới quan là "cái kính" mà qua đó mỗi người nhìn nhận
và đánh giá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh
Trang 11Ví dụ:
● Thế giới quan duy vật: Cho rằng vật chất là cơ sở của mọi sự vật, hiện
tượng, ý thức là sản phẩm của vật chất
● Thế giới quan duy tâm: Cho rằng ý thức là nguyên lý đầu tiên, vật chất xuất
phát từ ý thức
● Thế giới quan tôn giáo: Cho rằng có một lực lượng siêu nhiên tạo ra và điều
khiển mọi sự vật, hiện tượng
● Thế giới quan khoa học: Dựa trên các bằng chứng khoa học để giải thích
thế giới, coi trọng lý trí và phương pháp thực nghiệm
● Thế giới quan nhân văn: Đặt con người làm trung tâm, quan tâm đến giá trị
của con người và sự phát triển của nhân loại
b) Triết học là hạt nhân của thế giới quan
Triết học được xem là hạt nhân của thế giới quan vì nó cung cấp nền tảng lý luận
cho các quan niệm về thế giới, về con người và về xã hội Triết học trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về cuộc sống, như: Thế giới có nguồn gốc từ đâu? Con người là ai? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?
Ví dụ:
● Triết học Mác Lênin: Với quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác
-Lênin đã xây dựng một thế giới quan khoa học, tiến bộ, đặt lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên hàng đầu