Khái quát chung về chủ nghĩa duy tâm khách quanChủ nghĩa duy tâm là những người cho rằng, ý thức tinh thần là cái bản chất của thế giới, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai
Trang 1Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
1
Trang 2Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học cũng như những khoa học khác phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan với nhau, tuy nhiên trong số đó có nội dung được coi là quan trọng nhất mà việc giải quyết nó được coi
là điều kiện xuất phát để thực hiện những vấn đề còn lại, đó chính là vấn đề cơ bản của triết học Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa tinh thần và giới tự nhiên Theo Ăngghen “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” 1
Để trả lời cho hai vấn đề trên là cơ sở để phân loại các trường phái và học thuyết khác nhau trong lịch sử triết học bao gồm: Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và trường phái nhị nguyên
Không ít các nhà triết học đã tìm hiểu và đi theo trường phái chủ nghĩa duy tâm Điển hình là hai nhà triết học nổi tiếng
là Platon và Heghen Cả hai nhà triết học này đều theo chủ nghĩa duy tâm khách quan, tuy nhiên mỗi người lại có sự phát triển và ý kiến của riêng mình Để làm rõ sự phát triển đó thì đề
tài tiểu luận “Sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm khách
quan từ Platon đến Heghen về vấn đề bản thể luận” đã
được em lựa chọn
1 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tr.21, tr.403
2
Trang 3Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN THEO
PLATON VÀ HEGHEN
1 Khái quát chung về chủ nghĩa duy tâm khách quan
Chủ nghĩa duy tâm là những người cho rằng, ý thức (tinh thần) là cái bản chất của thế giới, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, chính vì thế ý thức phải có trước và quyết định vật chất, còn vật chất có sau và được sinh từ ý thức còn được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành
Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản
đó là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là một thứ tinh thần khách quan, có trước và tồn tại độc lập với con người Thực thể tinh thần khách quan này thường được gọi bằng những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới…
Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm bao gồm nguồn gốc nhận thức luận và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc nhận thức luận là xuất phát từ sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận
2 Giáo trình Những nguyên lý CN Mác-Lênin Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr36
3
Trang 4Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
thức mang tính biện chứng của con người Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng bơm to) phiến diện, thái quá,… của một trong những đặc trưng, những mặt, khía cạnh của nhận thức thành cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa, “phát triển một cách trừu tượng” Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất 3
Tiêu biểu cho trường phái duy tâm khách quan mà không thể không nhắc đến đó chính là hai nhà triết học nổi tiếng là Platon và Heghen
2 Chủ nghĩa duy tâm khách quan theo Platon
2.1 Vài nét tiểu sử về Platon
Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông Platon tên thật là Aristocles (427 – 347 TCN), sinh tại một hòn đảo không xa Athènes, đảo Egine, trong gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Thời trai trẻ Platon là con người vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh, từng hai lần đoạt danh hiệu vô địch điền kinh của thị quốc, được người đời đặt cho cái tên Platon, tức “vạm vỡ”,
“vai rộng”
Platon xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở A-ten Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và
3 Giáo trình Những nguyên lý CN Mác-Lênin Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr34
4
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
đặc biệt là triết học Platon sinh ra và lớn lên thời đại khủng hoảng sâu sắc của nền dân chủ chủ nô Chiến tranh, nghèo đói,
sự thay đổi đường lối cai trị đã tác động không ít đến sáng tác của ông
2.2 Chủ nghĩa duy tâm khách quan theo Platon
Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon
là học thuyết về ý niệm Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số của trường phái Pythagor, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát) Platon chịu ảnh hưởng của Pythagor khi đưa ra học thuyết ý niệm: ý niệm là sự kết hợp con số hài hòa Với Platon, tri thức có bốn cấp độ: Ảnh tượng – Hiện tượng – Tri thức toán học – Ý niệm Ý niệm là tri thức có cấp độ cao nhất, chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà triết học là phải đi tìm cái tuyệt đối – đó chính là ý niệm
Platon cho rằng các hình thức hay ý niệm là những bản chất hoặc kiểu mẫu bất di bất dịch, vĩnh cửu và phi vật chất mà những sự vật cụ thể chúng ta nhìn thấy chỉ là những bản sao nghèo nàn của chúng Có một thế giới ý niệm nằm ngoài thế giới cảm giác Thế giới kinh nghiệm không thể cho ta tri thức chân thật Trong khi các triết gia trước Socrates suy nghĩ về thực tại như là một loại nguyên vật liệu nào đó thì Platon mô tả thực tại đích thực như là những ý niệm hay hình thức phi vật chất Tương tự, trong khi các nhà triết học thuộc phái ngụy biện coi mọi tri thức là tương đối vì trật tự vật chất (là tất cả những
gì họ biết) luôn biến đổi không ngừng, thì Platon lí luận rằng tri
5
Trang 6Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
thức là tuyệt đối vì đối tượng thực của tư duy không phải là trật
tự vật chất, mà là trật tự vĩnh cửu của các ý niệm hay hình thức Các hình thức tồn tại “biệt lập” với các sự vật cụ thể; chúng tồn tại “tách rời” phải có nghĩa là các hình thức có một sự tồn tại độc lập; chúng vẫn còn tồn tại cho dù các sự vật cụ thể tiêu tan 4
Vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của ý niệm (khái niệm) Từ
đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biến chỉ là cái bóng của ý niệm Theo ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, nó là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là cái bóng của ý niệm
3 Chủ nghĩa duy tâm khách quan theo Heghen
3.1 Vài nét tiểu sử về Heghen
Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 trong một gia đình viên chức Nhà nước tại Stuttgart, thuộc lãnh địa Württemberg, miền tây nam nước Đức Ông là anh cả trong gia đình có ba anh em Heghen được nuôi dưỡng trong một môi trường Tin Lành ngoan đạo Mẹ ông đã dạy tiếng Latin cho ông
từ rất sớm
4 Tài liệu giảng dạy Triết học Cao học, TS.Ngọ Văn Nhân, Chuyên đề 2, Bản thể luận, Tr5 - tr6
6
Trang 7Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
Hồi còn trẻ ông theo học trường đại học Tubingue Sau khi tốt nghiệp ông làm giáo sư dạy tư trong các gia đình, làm hiệu trưởng trường trung học Nuremberg, rồi làm giáo sư trường đại học Heldeberg Do ảnh hưởng bởi Senlinh mà Heghen say sưa nghiên cứu triết học, và ông trở thành nhà triết học -bác học vĩ đại nhất, là một nhà biện chứng lỗi lạc, nội dung triết học bao quát nhiều lĩnh vực Những năm tháng cuối đời, Heghen tập trung giảng dạy về mỹ học, lịch sử triết học, triết học tôn giáo, triết học lịch
sử
Các tác phẩm chính của ông là “Hiện tượng luận tinh thần” (1807), “Khoa học logic” (1812-1814), “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” (1817),
3.2 Chủ nghĩa duy tâm khách quan theo Heghen 5
Heghen cho rằng sự đối lập, thống nhất giữa tư duy và tồn tại là chủ đề trọng tâm của triết học hiện đại Xuất phát trên nguyên tắc cơ bản của sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, ông phê phán quan điểm nhị nguyên luận và thuyết bất khả tri tách rời tư duy và tồn tại, bản chất và hiện tượng Ông nêu lên quan điểm thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, vì chúng có một nền tảng là tư duy Tư duy là khách quan, chứ không phải tư duy chủ quan, đồng thời đó cũng chính là bản thân sự vật hoặc là bản chất của “vật mang tính đối tượng”, tư duy thống nhất tất
cả Loại tư duy khách quan này chính là “tinh thần tuyệt đối”,
nó chính là nền tảng và hạt nhân của cả thế giới, tất cả mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới chỉ là biểu hiện bên ngoài của nó
mà thôi “Tinh thần tuyệt đối” là một loại sự sáng tạo tích cực năng động, nó không những sinh ra chính mình mà còn phát triển ra bên ngoài trở thành đối tượng của chính mình, đồng thời cũng có thể xóa bỏ đối tượng do mình tạo ra để quay trở lại với chính mình
5 Tài liệu giảng dạy Triết học Cao học, TS.Ngọ Văn Nhân, Chuyên đề 2, Bản thể luận, Tr15 – tr20
7
Trang 8Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
Theo Heghen, siêu hình học phải xuất phát từ chỗ cho rằng bản chất của các đối tượng chính là tư duy và các tính quy định của tư duy Do vậy, thâm nhập vào cơ sở lĩnh vực các khái niệm
có nghĩa là đi sâu vào bản chất của đối tượng Đây là cơ sở để Heghen đồng nhất logic học với bản thể luận Chính vì thế, để nắm bắt được bản thể luận Heghen, cần nhấn mạnh rằng, nguyên tắc đồng nhất giữa tồn tại và tư duy là cơ sở để Heghen xây dựng quan điểm bản thể luận của chính mình Xuất phát từ
tưởng về sự trùng hợp giữa logic học với bản thể luận
Một vấn đề chung hơn về sự đặc thù của việc định nghĩa các phạm trù triết học đã xuất hiện nhận xét mối quan hệ giữa tồn tại và không tồn tại Vì các phạm trù này là các tính quy định phổ biến chung nhất của tồn tại, nên không thể áp dụng quy tắc logic học hình thức (xác định qua loại và khác biệt giống) để định nghĩa chúng, vì các phạm trù triết học không có loài gần và loài xa Nhưng chúng có thể được định nghĩa nhờ một quy tắc logic khác (biện chứng) thông qua việc vạch ra quan hệ về nội dung của phạm trù đang được định nghĩa với phạm trù khác đối lập với nó, với “cái khác của mình” “Không tồn tại” thể hiện là “cái khác của mình” đối với phạm trù “tồn tại” Bản thân quy trình xác định quan hệ về mặt nội dung giữa chúng đòi hỏi phải làm sáng tỏ những quan hệ đa diện giữa tồn tại và không tồn tại và chính Heghen đã thực hiện công việc đó trong Khoa học logic Khi định nghĩa “tồn tại” như vậy, chúng ta cũng định nghĩa cả “không tồn tại” Như vậy, định nghĩa ở đây trở thành định nghĩa lẫn nhau
Heghen coi những hạn chế của siêu hình học truyền thống
là sử dụng phương pháp nắm bắt những đối tượng của lý tính
8
Trang 9Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
bằng những quy định trừu tượng, hữu hạn của giác tính và lấy tính đồng nhất trừu tượng làm nguyên tắc Cả tư duy và tồn tại, theo Heghen, đều có cũng một số tính quy định như nhau, do vậy, khác với bản thể luận ở đầu và ở cuối hệ thống Với Heghen, chỉ có khoa học logic hay logic học mới là siêu hình học
“đích thực”, còn siêu hình học trường ông không phải là “đích thực” Tương ứng với tiến trình phát triển của ý niệm tuyệt đối: Tồn tại – bản chất – khái niệm, khoa học logic được phân chia thành ba bộ phận là: 1) Học thuyết về tồn tại; 2) Học thuyết về bản chất và 3) Học thuyết về khái niệm
Triết học tinh thần phải nối tiếp triết học tự nhiên vì tinh thần là “mục đích” của quá trình tự nhiên Heghen coi mục đích của giới tự nhiên là trở thành tinh thần Tuy nhiên, bước chuyển
từ tự nhiên sang tinh thần không phải là bước chuyển sang một cái gì đó khác, mà chỉ là “sự quay trở lại chính mình của tinh thần đang tồn tại ở bên ngoài mình trong tự nhiên”
Nhận thức về tinh thần là nhận thức “cụ thể nhất và do vậy, là cao nhất và khó khăn nhất” Khó khăn xuất hiện là do chúng ta không còn ở ý niệm logic trừu tượng và đơn giản nữa,
mà đã ở hình thức cụ thể nhất và phát triển nhất khi ý niệm thực hiện hóa bản thân Với ông, nhận thức về ttinh thần chính
là nhận thức về bản chất của con người, về bản thân con người Bởi vậy, triết học tinh thần, theo Heghen còn có ý nghĩa là “tri thức về con người”
Đối với Heghen, tinh thần có giới tự nhiên làm tiền đề, nhưng tinh thần mới là “chân lý của tự nhiên” Do vậy, ông đã bác bỏ mọi sự phát triển của giới tự nhiên và cho rằng trong lĩnh vực ấy chỉ có “sự vận động tuần hoàn mà thôi” Nói cách khác, chỉ trong tinh thần mới có sự phát triển, còn giới tự nhiên “phi
9
Trang 10Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
tinh thần” thì không có khả năng tự vận động và tự phát triển theo đúng nghĩa của các từ này
Trong triết học của Heghen, sự khác biệt giữa khái niệm và hiện thực của tinh thần đã được vứt bỏ và tinh thần tuyệt đối không có một cấu trúc gì khác so với ý niệm tuyệt đối Nói cách khác, ý niệm tuyệt đối không còn là “cái logic” nữa, mà đã bao chứa nội dung cụ thể của hiện thực trong bản thân mình và như vậy, đã trở thành tinh thần tuyệt đối Theo đó, khi nói về triết học Heghen nói chung, bản thể luận Heghen nói riêng, người ta thường sử dụng hai khái niệm trụ cột – “ý niệm tuyệt đối” và
“tinh thần tuyệt đối” – như những từ đồng nghĩa Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ thuần túy logic, thì ý niệm tuyệt đối không phải là tinh thần tuyệt đối
Do xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan nên cái chung (ý niệm, tinh thần) là chủ thể đích thực trong triết học Heghen, còn chủ thể đích thực – cá nhân con người riêng biệt – chỉ là sự hiện thực hóa của nó Vì vậy, C.Mác phê phán: “Ở Heghen thực thể thần bí đã trở thành chủ thể hiện thực, còn chủ thể hiện thực lại được hình dung thành một cái khác, thành một yếu tố của thực thể thần bí”
10
Trang 11Tiểu luận Triết học 30NC0406 Hoàng Bích Ngọc
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN THEO CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦA PLATON VÀ
HEGHEN
1 Khái niệm bản thể luận
Bản thể luận (Ontology) là lý luận nghiên cứu về bản chất của tồn tại Về mặt từ nguyên, trong tiếng Hy Lạp, khải niệm này là một từ ghép giữa “on” (ontos) là “hữu thể, tồn tại” với
“logos” (logia) là “khoa học, nghiên cứu, học thuyết”, có nghĩa
là một học thuyết về sự tồn tại tự thân
Bản thể luận theo nghĩa rộng để chỉ bản chất tối hậu của mọi tồn tại, mà bản chất này phải thông qua nhận thức luận mới có thể nhận thức được Do đó, nghiên cứu bản chất tối hậu của mọi tồn tại là bản thể luận, còn nghiên cứu nhận thức như thế nào là nhận thức luận Cách tiếp cận này tạo ra sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận
Bản thể luận theo nghĩa hẹp, tức là trong bản thể luận theo nghĩa rộng lại có hai nội dung, một là nghiên cứu khởi nguyên và kết cấu vũ trụ, hai là nghiên cứu bản chất của vũ trụ, cái thứ nhất là vũ trụ luận, cái thứ hai là bản thể luận 6
2 Bản thể luận trong triết học Platon
Platon chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính Trong
đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm Theo
6 Tài liệu giảng dạy Triết học Cao học, TS.Ngọ Văn Nhân, Chuyên đề 2, Bản thể luận, Tr1
11