1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giao dịch dân sự vô hiệu

9 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 24,01 KB

Nội dung

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Phân loại giao dịch dân sư vô hiệu Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Trang 1

Giao dịch dân sự vô hiệu

Điều 122 BLDS năm 2015 quy định “giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác” So với BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã

bổ sung trường hợp loại trừ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác” nhằm đảm bảo tính thống nhất, linh hoạt trong các quy định của BLDS

Về chủ thể có thẩm quyền tuyên bố GDDS vô hiệu, theo pháp luật hiện hành, cụ thể là căn cứ vào BLTTDS năm 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, GDDS (khoản 3 Điều 26); bởi vậy, khi giải quyết tranh chấp về GDDS, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xác minh, tuyên

bố hiệu lực của một GDDS (có hiệu lực hay vô hiệu)

1 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

BLDS năm 2015 không phân loại giao dịch dân sự vô hiệu, tuy nhiên, thông qua các quy định cụ thể về trường hợp vô hiệu của GDDS; tính chất, mức độ vô hiệu của giao dịch, hậu quả cụ thể, thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu có thể thấy sự tiếp cận của BLDS về lý thuyết phân loại giao dịch dân sự vô hiệu

GDDS vô hiệu, tùy từng căn cứ khác nhau sẽ có những cách phân loại khác nhau, cụ thể:

a) Căn cứ vào hậu quả pháp lý và thời hiệu yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu của BLDS có thể phân loại thành GDDS vô hiệu tương đối và GDDS vô hiệu tuyệt đối

- Các GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123), GDDS vô hiệu do giả tạo (Điều 124) được coi là vô hiệu tuyệt đối, theo đó các giao dịch này bị coi là vô hiệu mà không có ngoại lệ và không bị giới hạn bởi thời hạn yêu cầu giao dịch vô hiệu

- GDDS vô hiệu tương đối, gồm GDDS vô hiệu do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người

bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện (Điều 125), GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126), GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127), GDDS vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128), GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129) Đối với

Trang 2

giao dịch dân sự vô hiệu tương đối, BLDS ghi nhận thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (xem mục 2.5.4.) và ghi nhận một số ngoại lệ giao dịch có thể không bị coi là vô hiệu gồm:

+GDDS của người chưa đủ 06 tuổi, người mất NLHVDS nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó (điểm a khoản 2 Điều 125)

+ GDDS chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với

họ (điểm b khoản 2 Điều 125)

+ GDDS được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục NLHVDS (điểm c khoản 2 Điều 125) ,

+ GDDS được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập GDDS của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập GDDS vẫn đạt được (khoản 2 Điều 126)

+ Giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức không vô hiệu trong trường hợp quá hai năm kể từ thời điểm giao dịch được giao kết mới có yêu cầu về giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (khoản 2 Điều 132) và trường hợp có yêu cầu giao dịch vô hiệu trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm giao dịch được giao kết thì đối với giao dịch đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định hoặc vi phạm quy định bắt buộc

về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần

ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch, trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực (Điều 129)

b) Căn cứ vào tính chất, mức độ vô hiệu có thể phân loại GDDS vô hiệu thành GDDS vô hiệu toàn bộ và GDDS vô hiệu từng phần

- GDDS vô hiệu toàn bộ là loại GDDS có toàn bộ nội dung vô hiệu hoặc một phần bị vô hiệu nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ giao dịch, do đó giao dịch này không có hiệu lực pháp lý

- GDDS vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch (Điều 130) Trong

Trang 3

trường hợp này chỉ phần của giao dịch bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu không có hiệu lực pháp luật, còn các phần còn lại vẫn có giá trị pháp lý Có thể nêu một số ví dụ

về giao dịch vô hiệu một phần như: trường hợp hợp đồng có nhiều điều khoản nội dung nhưng chỉ có một điều khoản vi phạm một trong các quy định từ Điều 123 đến Điều 129 BLDS năm 2015; trường hợp tài sản chung theo phần của nhiều chủ thể nhưng một hoặc một số chủ thể bán tài sản đó thì hợp đồng đó không hiệu lực với phần sở hữu của người không ký kết hợp đồng; trường hợp hợp đồng vay tài sản có mức lãi suất vượt quá giới hạn 20%/năm thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực (khoản 1 Điều 468)

2 Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Các điều luật từ Điều 123 đến Điều 129 BLDS năm 2015 lần lượt quy định

về GDDS vô hiệu do: vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; giả tạo; người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện; bị nhầm lẫn; bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, không tuân thủ quy định về hình thức

a) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức

xã hội

Điều 123 BLDS năm 2015 quy định rõ, GDDS vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu Xét ở góc độ khoa học pháp lý, dù pháp luật không quy định cụ thể, song GDDS vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội sẽ bị

vô hiệu tuyệt đối, tức là vô hiệu toàn bộ ngay tại thời điểm xác lập giao dịch

b) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

GDDS giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao dịch

Có hai loại GDDS giả tạo: (1) giao dịch được xác lập để che dấu một GDDS khác; (2) giao dịch được xác lập nhưng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng

Ví dụ (1): A bán cho B một căn nhà, các bên thỏa thuận giá trị của căn nhà là 2.000.000.000 đồng Song, hai bên đã lập một hợp đồng trong đó chỉ ghi giá trị của ngôi nhà là 1.000.000.000 đồng để gian lận việc nộp phí trước bạ khi sang

Trang 4

tên Như vậy, hợp đồng ghi giá trị căn nhà là 1.000.000.000 đồng bị coi là hợp đồng giả tạo.

Ví dụ: Các bên thoả thuận giao kết hợp đồng tặng cho nhưng không làm phát sinh quyền của người được tặng cho (hợp đồng tưởng tượng) nhằm trốn tránh việc trả

nợ người cho vay trước đó Khi đó hợp đồng tặng cho giả tạo đó sẽ bị vô hiệu.

Ví dụ (2): Theo bản án của Tòa án, A phải có nghĩa vụ trả cho B một khoản tiền Tuy nhiên, để tẩu tán tài sản và tránh việc thực hiện nghĩa vụ, A thỏa thuận với D

ký hợp đồng giá bán ngôi nhà của A cho D để tránh bị kê biên tài sản.

A nợ ngân hàng 400.000.000 đồng nhưng quá hạn không có tiền trả, tài sản của A còn lại là 03 miếng đất, để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng A đã bán cả 03 miếng đất đó cho chủ thể khác.

Trong cả hai trường hợp trên đều đặc điểm chung là có sự thông đồng, nhất trí của cả hai bên tham gia GDDS nhằm tạo ra sự nhận thức sai lầm bên ngoài sự việc Các GDDS giả tạo đều bị coi là vô hiệu

Như vậy, trong GDDS giả tạo, pháp luật một mặt quy định loại hành vi này

là vô hiệu đối với các bên, nhưng một mặt vẫn bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi người đó không biết việc thể hiện ý chí đích thực của giao dịch giả tạo đó Không thể hiểu quy định “Giao dịch dân sự gia lao nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu” là giao dịch đó chỉ vô hiệu với người thứ ba mà vẫn có hiệu lực đối với chính những chủ thể tham gia giao dịch Tuy nhiên, việc xác định hợp đồng giả tạo là rất khó khăn trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn giải quyết do các bên có sự thông đồng về mặt ý chí với nhau trước đó

c) Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

BLDS năm 2015, bên cạnh quy định quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu của người đại diện theo quy định của pháp luật, đã bổ sung những trường hợp giao dịch sẽ không bị vô hiệu bao gồm:

(i) GDDS của người chưa đủ sáu (16) tuổi, người mất NLHVDS nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

Trang 5

(ii) GDDS chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

(iii) GDDS được người xác lập giao diện nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục NIN Quy định này vừa bảo đảm quyền lợi cho người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi a vừa bảo đảm tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên do GDDS xác không dựa trên cơ sở của sự tự nguyện, đồng thời thể hiện sự linh hoạt của BLDS Điều 125 BLDS năm

2015 cũng bổ sung một đối tượng mà chủ thể xác lập, thực hiện GDDS là người có khó khăn trong nhân thức làm chủ hành vi cho phù hợp, thống nhất với các quy định khác tro BLDS

Ví dụ: Anh A bị tâm thần do tai nạn từ tháng 9/2015 Ngày 15/06/2016, do biết anh

A có sở hữu một mảnh đất ngay trung tâm thành phố nên anh B (bạn anh A) đã lợi dụng và dụ dỗ anh A ký vào hợp đồng mua bán mảnh đất đó Biết được sự việc, gia đình anh A đến gặp anh B để nói chuyện nhưng anh B không những không hủy hợp đồng mà còn dọa sẽ kiện lại gia đình anh A Trong trường hợp này, mặc dù hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có chữ ký của chủ sở hữu là anh A, nhưng anh A

là người mất năng lực hành vi dân sự nên hợp đồng vô hiệu Mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của anh A.

(d) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

BLDS năm 2015 đã loại trừ trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch theo quy định tại BLDS năm 2005 Yếu tố lỗi không được xem xét để xác định GDDS có bị nhầm lẫn hay không Mặt khác, đối với GDDS được xác lập có sự nhầm lẫn mà mục đích xác lập GDDS của các bên

đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập GDDS vẫn đạt được (nghĩa là các bên đã cùng đạt được mục đích của GDDS hoặc các bên đã kịp thời tự thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi nội dung có sự nhầm lẫn và đồng thuận với kết quả (lợi ích) đã đạt được khi kết thúc quá trình thực hiện GDDS đó) thì GDDS vẫn có hiệu lực

BLDS năm 2015 đã bổ sung trường hợp GDDS được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập GDDS của đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm n cho mục đích của việc xác lập GDDS

Trang 6

vẫn đạt được Quy định này là phù hợp, bảo đảm tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên nhiều trường hợp, việc nhầm lẫn khi xác lập giao dịch không ảnh hưởng tới kết quả cũng như việc đạt được mục đích xác lập giao dịch của các bên

Ví dụ: A kí hợp đồng mua 100 bộ chén của B, hai bên đã có sự thỏa thuận về giá

cả và thời điểm giao hàng Đến ngày giao hàng, do khác biệt về ngôn ngữ vùng miền nên thay vì nhận được chén (là loại bát nhỏ dùng ăn cơm theo cách gọi của người miền Nam) thì A lại nhận được 100 bộ chén uống trà (theo cách gọi chén của người miền Bắc ) từ B Trong trường hợp này, A và B có thể khắc phục bằng cách giữ nguyên hàng hóa và thống nhất lại đối tượng của giao dịch Nếu cả 2 bên không đồng ý điều này, giao dịch bị tuyên bố vô hiệu

Ví dụ, A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc

xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận B có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu.

Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì sẽ áp dụng các quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự

vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ Trong ví dụ trên đây, nếu A cố tình che giấu, không thông báo cho B biết về hệ thống đèn bị hỏng và nói với B rằng hệ thống đèn vẫn tốt thì trường hợp này bị coi là giao dịch bị lừa dối.

đ) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép được quy định tại Điều 127 BLDS năm 2015, đã bổ sung cụm từ “cưỡng ép” so với Điều 125 BLDS năm

2005

Việc lừa dối được hiểu là một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch nội dung của giao dịch, liên quan đến các vấn đề như tính chất, đối tượng, giá cả, thời hạn Còn đe dọa, cưỡng ép được hiểu là hành vi có chủ đích của một bên hoặc bên thứ

ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện GDDS nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình

Khi một bên bị lừa dối, de dọa hoặc cưỡng ép, ý chí, mục đích thực sự của họ khi tham gia giao dịch đã không được tôn trọng, vi phạm điều kiện có hiệu lực của

Trang 7

GDDS về tính tự nguyện tham gia của các bên Đây cũng là hành vi bị cấm trong pháp luật chuyên ngành như Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2018,

BLDS năm 2015 cũng đã sửa đổi cụm từ “cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình” thành “người thân thích của mình” tại đoạn thứ ba để đảm bảo ý nghĩa rộng, bao quát hơn Phạm vi những người thân thích có thể được mở rộng tới ông, bà, cậu,

dì, chú, bác,

Ví dụ: Anh A được bố mẹ mua cho 1 chiếc xe máy đời mới với giá 100 triệu đồng Sau 1 tháng, anh B ngỏ ý muốn mua lại với giá 70 triệu nhưng anh A không đồng

ý Anh B dọa nếu không bán cho anh ta với giá này, anh ta sẽ nói chuyện bố anh A ngoại tình với mọi người Anh A sợ ảnh hưởng đến gia đình nên đã bán chiếc xe cho anh B với giá 70 triệu Trong trường hợp này, giao dịch bán xe vô hiệu vì anh

A không tự nguyện thực hiện hợp đồng Anh A bán xe do anh B đe dọa đưa thông tin cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến gia đình anh A ra ngoài.

e) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức, chủ được hành vi của mình

.Đây là quy phạm mang tính tùy nghi, lựa chọn của cá nhân Họ được pháp luật trao quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS được xác lập tại thời điểm cá nhân đó không nhận thức làm chủ hành vi của mình Quy định này nhằm đảm bảo yêu cầu kiện về NLHVDS của cá nhân, đảm bảo tôn trọng sự tự nguyện và quyền tự do định đoạt về mặt ý chí của chủ thể tham gia GDDS Tuy nhiên, GDDS được xác lập tại thời điểm chủ thể không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình song các bên vẫn chấp nhận và tiếp tục thực hiện thì hiệu lực của giao dịch vẫn được công nhận

ví dụ, một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu

Ví dụ: Trong khi say rượu A đã bán cho B chiếc đồng hộ A đang sở hữu cho B với giá chỉ bằng 1/3 giá thị trường tại thời điểm đó Trong trường hợp này, giao dịch

vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

g) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trang 8

- Về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận hình thức của GDDS nhưng trong một số trường hợp nhất định, để bảo vệ lợi ích công cộng, vì sự an toàn pháp

lý của chủ thể tham gia giao dịch, hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan, pháp luật quy định GDDS phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, trong trường hợp luật quy định giao dịch phải thể hiện bằng hình thức nhất định mà các bên không tuân thủ thì giao dịch đó vô hiệu

Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng thực tế thực hiện giao dịch, ý chí đích thực của chủ thể giao dịch và sự ổn định của giao dịch cũng như của các quan hệ khác

có liên quan, BLDS năm 2015 có những quy định về ngoại lệ nhất định để công nhận hiệu lực của giao dịch Để góp phần hạn chế việc tuyên bố GDDS bị vô hiệu một cách tùy tiện vì lý do không tuân thủ quy định hình thức, Điều 129 BLDS năm

2015 có chỉnh sửa phần giả định của điều luật cho súc tích hơn và bổ sung làm rõ hai trường hợp, theo đó Tòa án công nhận hiệu lực của GDDS, dựa vào kết quả thực hiện giao dịch trên thực tế và ý chí đích thực của chủ thể đã xác lập GDDS như sau:

- Trường hợp sau 02 năm kể từ thời điểm giao dịch được giao kết mới có yêu cầu về giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thì giao dịch vẫn được công nhận là có hiệu lực (khoản 2 Điều 132)

- Trường hợp có yêu cầu trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm giao dịch được giao kết thì đối với giao dịch đã được xác lập theo quy định bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định hoặc vi phạm tinh bắt buộc về Công chứng,

chứng thực mà một bên hoặc các bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong

giao dịch thì theo yêu cầu , một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyế định công nhận hiệu lực của giao dịch, trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc Công chứng, chứng thực (Điều 129) Như vậy, với quy định này, một giáo dịch vi phạm quy định về hình thức nhưng các bên tham gia giao dịch tích cực, thiện chí thực hiện giao dịch (đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ Các giao dịch) thì giao dịch không bị vô hiệu

Với quy định mới này BlDS năm 2015 có thể nói đây là một giải pháp nhằm hạn chế việc một bên không thiện chí thực hiện hợp đồng và viên dẫn lý do vi phạm về hình thức của giao dịch để hủy toàn bộ lich khi giá trị của đối tượng hợp đồng biến động, bảo đảm tốt hơn lợi ích hợp pháp của chủ thể xác lập quan hệ hợp đồng cũng như lợi ích hợp pháp của người thứ ba; góp phần bảo đảm sự ổn định quan hệ thị

Trang 9

trường Tuy nhiên, Điều 129 BLDS năm 2015 cũng có nhiều băn khoăn trong quá trình áp dụng bởi hai phần ba là một con số định tính, trừu tượng, do đó, việc xác định hai phần ba nghĩa vụ là không dễ dàng

Vi du đối với các GDDS có đối tượng là công việc phải thực hiện

Ví dụ: A góp vốn vào công ty của B bằng quyền sử dụng đất của mình Tuy nhiên, hợp đồng góp vốn kinh doanh chỉ có chữ ký của 2 bên mà không được chứng thực Trong trường hợp này, hợp đồng góp vốn vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất

và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

h) Trường hợp khác

Ngoài các trường hợp giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 123 đến 1, 109, BLDS năm 2015 ghi nhận một số trường hợp giao dịch vô hiệu như GDDS giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (Điều 59); hợp đồng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được (Điều 408),

Ví dụ: A ký hợp đồng bán cho B một chiếc xe máy đặt cọc trước và hôm sau giao

xe Tuy nhiên, ngay ngày ký hợp đồng với B thì nhà A bị cháy nên chiêc xe là đối tượng trong hợp đồng mua bán với B không còn Như vậy, hợp đồng mua bán xe giữa A và B sẽ bị vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không còn -> không thể thực hiện được

Vô hiệu từng phần (Điều 130):

Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng dân sự

vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng

Ví dụ: A ký kết bán cho B 02 căn nhà, trong đó căn nhà số 01 đã có quyết định thu hồi của Ủy ban nhân dân huyện nhưng A không thông báo cho B Vì vậy, A đã có

sự gian dối về tình trạng thông tin ngôi nhà số 01 nên B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán giữa A và B vô hiệu phần mua bán ngôi nhà số 01, còn nội dung về mua bán ngôi nhà số 02 vẫn có hiệu lực.

Ngày đăng: 31/12/2024, 20:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w