1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nguyên tắc tổ chức của nông thôn – làng xã việt và so sánh mô hình cấu trúc văn hoá làng việt qua các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc

19 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Tổ Chức Của Nông Thôn – Làng Xã Việt Và So Sánh Mô Hình Cấu Trúc Văn Hóa Làng Việt Qua Các Thời Kỳ Phát Triển Của Lịch Sử Dân Tộc
Tác giả Quách Thanh Đảm, Ngụ Thị Ngọc Nhi, Đỗ Thị Ngọc Thảo, Lê Phương Vi, Dương Thị Huỳnh Như, Trần Thị Xuân
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Hoài Anh
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa TP HCM
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 81,73 KB

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NÔNG THÔN – LÀNG XÃ VIỆT NAM 1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và gia tộc Những người cùng quan hệ huyết thông gắn bó mật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HCM

KHOA VĂN HOÁ HỌC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

VĂN HOÁ DÂN GIAN

ĐỀ TÀI : NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA NÔNG THÔN – LÀNG XÃ VIỆT

VÀ SO SÁNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC VĂN HOÁ LÀNG VIỆT QUA CÁC

THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên

Quách Thanh Đảm D24VH230

Ngô Thị Ngọc Nhi D24VH053

Ông Thị Ngọc Thảo D24VH195

Lãnh Phương Vi D24VH125

Dương Thị Huỳnh Như D24VH223

Trần Thị Xuân D24VH142

GVHD: PGS.TS Trần Hoài Anh

Lớp: 24DTT1

Nhóm: 3

Khoá: 2024 - 2028

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 9 Năm 2024

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Trang 2

1.Giới thiệu sơ lược về văn hoá tổ chức đời sống tập thể: 2

2.Mục tiêu nghiên cứu: 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NÔNG THÔN – LÀNG XÃ VIỆT

NAM 3

1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và gia tộc 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm: 3

1.2 Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và làng 4

1.2.1 Khái niệm: 4

1.2.2 Đặc điểm: 4

1.3 Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường và hội 4

1.3.1 Khái niệm: 4

1.3.2 Đặc điểm: 4

1.4: Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp 5

1.4.1 Khái niệm: 5

1.4.2 Đặc điểm: 5

1.5: Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và xã 5

1.5.1 Khái niệm: 5

1.5.2 Đặc điểm: 5

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC VĂN HOÁ LÀNG VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC 6

2.1: Sơ lược về làng Việt 6

2.1.1 : Các loại hình của làng xã Việt Nam 6

2.1.2 Chức năng của làng - xã Việt Nam 6

2.2 Cấu trúc văn hoá làng Việt qua các thời kỳ phát triển lịch sử dân tộc 7

2.2.1 Cấu trúc văn hoá làng việt thời tiền sử 7

2.2.2 Cấu trúc văn hoá làng việt thời sơ sử: 8

2.2.3 Mô hình và cấu trúc văn hóa làng Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên: 10 2.2.4 Cấu trúc văn hoá làng việt thời tự chủ 11

2.2.5 Cấu trúc văn hoá làng Việt Nam từ 1858 – 1945: 13

2.2.6 Cấu trúc văn hoá làng Việt Nam từ 1945 đến nay 14

PHẦN KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1.Giới thiệu sơ lược về văn hoá tổ chức đời sống tập thể:

Tổ chức đời sống tập thể bao gồm những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của cả cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là ba lĩnh vực:

quốc gia – nông thôn – đô thị

Đó là bức tranh chung của mọi nền văn hóa Đối với một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn là lĩnh vực quan trọng  nhất Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, tập trung làm rõ thiết chế tổ chức, quản lý của làng xã ở Việt Nam, mối

quan hệ và sự vận hành giữa các thiết chế để chỉ ra những đặc trưng trong cách thức quản

lý làng xã truyền thống, khuynh hướng và quy luật vận động, biến đổi của làng xã đồng thời lí giải căn nguyên của sự vận động và biến đổi đó

Thứ hai, tái hiện một cách khách quan sinh động của làng xã Việt Nam đồng thời tái

hiện lại cuộc sống sinh hoạt của con người Việt Nam qua các thời kì ( từ quá khứ - hiện tại )

Thứ ba , truyền tải tới người đọc về văn hoá làng xã Việt Nam đã có từ lâu đời giàu

truyền thống thấm đượm tính dân tộc và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam giúp người đọc hiểu và yêu quê hương , yêu làng xã , yêu đất nước Việt Nam 

Trang 4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC NÔNG THÔN – LÀNG XÃ VIỆT

NAM 1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và gia tộc

Những người cùng quan hệ huyết thông gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ

sở là Gia đình và đơn vị cấu thành là Gia tộc Tố chức nông thôn theo huyết thống đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trò của gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ gồm

ba mẹ và con)

1.1.1 Khái niệm

Gia đình là cộng đồng người sống chung gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc quan hệ con nuôi Gia tộc là những người trong họ, trở thành một cộng đồng gắn bó, có vai trò quan trọng thậm chí hơn cả gia đình  Một gia tộc sẽ

có nhiều gia đình, một làng sẽ có nhiều gia tộc

 1.1.2 Đặc điểm:

     Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường)

Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian Nó là cơ sở của tính tôn

ti (tính tôn ti là trật tự có trên có dưới khi nói về trật tự, thứ bậc trong xã hội) 

Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thể hệ (cửu tộc)

Bảng tôn ti của cửu tộc:

Tôn ti gián tiếp (con chú con bác, anh em họ) cũng được quy định rất nghiêm ngặt Các cụ thường dạy con cháu: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú :Theo thứ bậc trong họ tộc, những người ở chi trên là đàn anh, ở chi dưới là đàn em Vì vậy, dù nhiều tuổi nhưng những người thuộc chi dưới vẫn là đàn em của người ít tuổi ở chi trên nên quyền hành không bằng, phải chịu lép vế

  Ưu điểm:

1 Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. 

2.Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất trí tuệ, tinh thần

và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau

Nhược điểm:

   1.Tính gia trưởng (Ảnh hưởng từ tính tôn ti)

   Gia trưởng: người đàn ông đứng đầu, nắm mọi quyền hành trong gia đình phong kiến

      Tính gia trưởng là có tư tưởng tự coi mình là người có quyền hành, tự ý quyết định mọi việc, coi thường quyền dân chủ của người khác, ích kỉ, bảo thủ, cái tôi cao.        Tính gia trưởng dễ làm gia đình mất hạnh phúc, đem đên sự ngột ngạt cho các thành viên trong gia đình

2.Tính tư hữu ( chiếm hữu riêng phục vụ cho lợi ích cá nhân) vì tổ chức nông thôn theo huyết thống chú trọng vai trò của gia đình hạt nhân

Trang 5

1.2 Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và làng Những người sống gần

nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm làng , xóm

1.2.1 Khái niệm:

Làng là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh

nhai trên một vùng nhất định Một làng có thể gồm một hoặc nhiều xóm.Xóm là tụ quần 1 tập thể hộ gia đình sinh sống gần nhau và có thể có mối quan hệ họ hàng với nhau tại các vùng nông thôn Làng xóm hình thành từ rất sớm, từ thuở sơ khai, có thể

là từ những người trong gia tộc cùng huyết thống hoặc từ cộng đồng cư dân tự phát, vì vậy mà cộng đồng này có những đặc thù riêng, gắn bó với nhau rất gần gũi. 

1.2.2 Đặc điểm:

   Việc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử phát triển của làng xã Việt Nam ,Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành công xã nông thôn thì các thành viên của làng không chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ

mà còn gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất:

Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên: đáp ứng nhu cầu cần đông người

của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau

Thứ hai ,để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp ): cả làng phải hợp

sức mới có hiệu quả Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức "bán anh em xa, mua láng giềng gần" Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc

"Một giọt máu đào hơn ao nước lã"

    Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo không gian

 Ưu điểm: Vì tổ chức theo quan hệ hàng ngang (mọi người bình đẳng với nhau) nên

hình thành tính dân chủ Muốn giúp đỡ nhau lâu dài thì phải quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

 Nhược điểm: Tính dân chủ dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại, đố kị, cào bằng 

1.3 Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường và hội 

1.3.1 Khái niệm:

Trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tố chức thứ ba là tố chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là phường Ở nông thôn có thế gặp hàng loạt phường đánh

cá, phường vải làm nghề dệt vải, rồi những phường nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc đồng

Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng ra là xã hội Việt Nam nói chung, còn có hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội văn phả liên kết các nhà nho trong làng không ra làm quan, hội võ phả liên kêt những người theo nghê võ, hội bô lão liên kêt các cụ ông, hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, rồi còn hội tô tôm, hội chọi gà, hội cờ tướng v.v

1.3.2 Đặc điểm:

Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn

và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ

Trang 6

Cũng giống như tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, tổ chức theo nghề nghiệp và

sở thích là sự liên kết theo chiều ngang, cho nên đặc trưng của phường hội là tính dân chủ - những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. 

1.4: Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

1.4.1 Khái niệm:

“Giáp”: Là một đơn vị nhỏ tập hợp những người đàn ông trong làng (Giáp Đoài, Giáp Đông, ).Đây là hình thức tổ chức có lẽ xuất hiện muộn sau này Nó tạo nên cái đơn vị gọi là giáp

1.4.2 Đặc điểm:

Đứng đầu giáp là ông cai giáp (câu đương) giúp việc cho cai giáp là các ông

lềnh - lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra) Giáp chỉ có đàn ông tham gia Mang tính chất "cha truyền con nối", cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ấy Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ti ấu (từ nhỏ đến 18 tuổi), đinh

(hoặc tráng: đinh = đứa; tráng = khỏe mạnh) và lão

Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão Lên lão là lên ngồi chiếu trên,

được cả giáp, cả làng trọng vọng Thông thường tuổi lên lão là 60 Tuy nhiên, nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 55 hoặc 50 Thậm chí có làng còn hạ tuổi lên lão xuống 49

Cách tổ chức nông thôn theo "giáp" ra đời muộn, nhưng nó lại xây dựng trên

nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời Sở dĩ như vậy là vì, khác với các nền văn hóa gốc du mục trọng sức mạnh, cư dân nông nghiệp sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cần những người giàu kinh nghiệm - điều chỉ có được ở tuổi già (Già làng)

Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt - nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng) Cho nên, một mặt, giáp mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác,Sống lâu lên lão làng.Mặt khác, giáp lại cũng có tính dân chủ: tất cả mọi thành viên cùng lớp tuối đều bình đắng như nhau, cứ đến tuối ấy thì sẽ có địa vị ấy

1.5: Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và xã

1.5.1 Khái niệm:

Về mặt hành chính, làng được gọi là XÃ (đôi khi một xã cũng có thể gồm vài làng), xóm được gọi là THÔN (đôi khi một thôn cũng thể gồm vài xóm) Nông thôn Nam Bộ còn có ấp (ấp là xã thôn lập ra ở nơi mới khai khẩn hoặc thôn ở biệt lập)

1.5.2 Đặc điểm:

Dân cư: Trong xã, sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư

(còn gọi là dân nội tịch và dân ngoại tịch) Dân chính cư là dân gốc ở làng ấy, còn dân ngụ cư là dân từ nơi khác đến trú ngụ Sự phân biệt này hết sức gắt gao: dân chính cư

có đủ mọi quyền lợi, còn dân ngụ cư luôn bị khinh rẻ Sự đối lập này chính là sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp: đó là một phương tiện duy trì sự ổn định của làng xã Nó nhằm hạn chế việc người nông dân bỏ làng đi ra ngoài, cũng như hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng Bất kì ai, ở bất kì làng nào, nếu bỏ làng mình

ra đi thì sẽ không đâu dung nạp, sẽ rơi vào thân phận đáng sợ của dân ngụ cư

Việc phân biệt dân cư trong làng như một công cụ để duy trì sự ổn định còn thể hiện

rõ ở những điều kiện cho phép chuyển dân ngụ cư thành dân chính cư Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn 2 điều kiện: đã cư trú ở làng từ 3 đời trở lên và phải có một ít điền sản (tài sản dưới dạng ruộng đất):

    1 Điều kiện thứ nhất đảm bảo rằng con cháu kẻ ngụ cư đã yên tâm với cuộc sống

ở đây

Trang 7

   2 Điều kiện thứ hai đảm bảo sự gắn bó với đất đai, ruộng đất không thể bỏ vào túi

mà mang theo như tiền bạc được

Bộ máy tổ chức: Dân chính cư trong xã chia làm 5 hạng

1 Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm

2 Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã

3 Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp

4 Đinh gồm trai đinh trong các giáp

5 Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp

  Cơ cấu tổ chức: Quan viên hàng xã: chức sắc, chức dịch, những người cao tuổi nhất trong hạng lão

1.Kỳ lão: đóng vai trò tư vấn cho Hội đồng kỳ mục

2.Kỳ mục: có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc 

của xã

3.Kỳ dịch (lý dịch): có nhiệm vụ thi hành một quyết định của Hội đồng kỳ mục, trực tiếp làm việc với dân và quan trên

==> Cách thức tổ chức bộ máy hành chính xã thôn Việt Nam như vậy đã được hình thành dần dần như một sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển văn hóa dân tộc. 

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC VĂN HOÁ LÀNG VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

2.1: Sơ lược về làng Việt

2.1.1 : Các loại hình của làng xã Việt Nam

Làng Việt được tổ chức rất chặt chẽ theo nhiều cách khác nhau theo từng dân tộc riêng mang 5  đặc trưng cơ bản sau :

Một, tổ chức làng theo huyết thống (gia đình, dòng họ): Có những làng gồm nhiều

dòng họ khác nhau, tuy nhiên cũng có làng chỉ có một dòng họ và khi ấy làng là dòng họ (gia tộc) đồng nhất với nhau

Hai, tổ chức làng theo địa vực (khu đất cư trú): Mỗi làng có một địa vực nhất định

coi như không gian sinh tồn, trong đó bao gồm: khu cư trú, ruộng đất, đồi gò, núi sông,

ao đầm… do cộng đồng làng hay thành viên của làng sử dụng

Ba, tổ chức  làng  theo  nghề  nghiệp, sở thích và lòng tự nguyện

Bốn, tổ chức làng theo lớp tuổi: Truyền thống nam giới, khi đến một độ tuổi nhất

định (tuổi trưởng thành) được nâng dần địa vị và phải tham gia vào các công việc chính trị của làng

Năm, tổ chức làng theo cơ cấu hành chính.

2.1.2 Chức năng của làng - xã Việt Nam:

Chức năng Xã hội

  Làng xã là nơi mà con người sinh sống, sinh hoạt, làm việc và giao lưu với nhau Đây

là một cộng đồng nhỏ nhưng rất chặt chẽ, mọi người giúp đỡ, hỗ trợ  lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày

   Trong làng xã, mọi người thường giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động như xây dựng nhà cửa, thu hoạch mùa màng, hoặc trong các sự kiện đặc biệt như đám cưới, đám tang Họ còn hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn như trong những đợt mưa bão, lũ lụt những thiên tai của tự nhiên ảnh hưởng đến cộng đồng làng xã. 

Chức năng Văn hóa

Trang 8

    Làng xã chính là nơi trước tiên giữ gìn, truyền lại và phát huy các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của dân tộc

   Làng xã cũng có vai trò trong việc giáo dục con con người về đạo đức, lòng tôn kính

tổ tiên, và các giá trị cộng đồng Rèn luyện cho con cháu về lòng hiểu thảo giành cho

tổ tiên

Chức năng Kinh tế

   Làng xã thường là nơi sản xuất nông nghiệp chính, nơi mà người dân canh tác ruộng đồng, chăn nuôi gia súc phục vụ cho đời sống hằng ngày và còn tham gia các hoạt động kinh tế khác

   Trong một số làng xã, người dân cũng tham gia vào các hoạt động thương mại như trao đổi buôn bán với làng khác, làm thủ công mỹ nghệ

Chức năng Chính trị

   Làng xã có các tổ chức quản lý như hội đồng làng, ban quản lý làng, để giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng

Trong một số trường hợp, làng xã có quyền tự quản, tự quyết định các vấn đề của cộng đồng mà không cần can thiệp từ bên ngoài

Chức năng Tôn giáo và tín ngưỡng

   Làng xã thường có các địa điểm thờ cúng như đình, chùa, miếu, nơi mà người dân thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, thần linh, và các vị thánh. 

   Các lễ hội tôn giáo và tín ngưỡng được tổ chức trong làng xã, giúp gắn kết mọi người trong làng xã và duy trì các giá trị tâm linh

Làng xã Việt Nam không chỉ là một đơn vị hành chính mà còn là một cộng đồng văn hóa, xã hội, kinh tế và tôn giáo đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân

2.2 Cấu trúc văn hoá làng Việt qua các thời kỳ phát triển lịch sử dân tộc

2.2.1 Cấu trúc văn hoá làng việt thời tiền sử

Cấu trúc văn hóa làng Việt Nam thời kỳ tiền sử phản ánh một xã hội đơn giản nhưng

có sự đoàn kết và tương trợ cao, với các hoạt động kinh tế, tôn giáo và xã hội được xây dựng dựa trên các giá trị và truyền thống chung Mô hình và cấu trúc văn hóa làng Việt Nam thời kỳ tiền sử là một chủ đề được nghiên cứu dựa trên những phát hiện khảo cổ học và các giả thuyết của các nhà nghiên cứu

a) Mô hình và cấu trúc của làng:

Trong thời kỳ đồ đá cũ và đồ đá mới, người Việt cổ chủ yếu sống theo hình thức du canh

du cư, săn bắt và hái lượm Tuy nhiên, với sự tiến bộ về kỹ thuật và nhận thức, họ bắt đầu định cư lâu dài Các làng tiền sử thường được thành lập gần sông ngòi, vùng đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt là lúa nước

Nhà ở thời kỳ này thường là những ngôi nhà sàn đơn giản, làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa, lá, nhằm tránh ẩm ướt và thú dữ Làng thường có quy mô nhỏ, bao gồm một số gia đình sống gần nhau mà tạo thành làng

Xã hội tiền sử ở Việt Nam thường được tổ chức theo hình thức cộng đồng bộ lạc, trong đó mỗi bộ lạc có một thủ lĩnh và các thành viên có quan hệ huyết thống chặt chẽ, gắn kết với nhau

Các thành viên trong bộ lạc cùng chia sẻ lương thực, công cụ và các tài nguyên

khác,đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày

b) Định cư và kiến trúc:Các bộ lạc định cư thành những làng nhỏ, môi trường hoạt

động của họ rất rộng thường gần nguồn nước như sông, suối, ao hồ và các hang động thung lũng Nhà cửa được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên như tre, lá, gỗ

và đất

Trang 9

Họ có thể có các không gian công cộng như sân trung tâm, nơi tổ chức các hoạt động chung như nghi lễ, hội họp và lễ hội cho dân làng

c) Tôn giáo và tín ngưỡng:

Các bộ lạc thờ cúng các thần linh tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, gió, mưa và các vị thần bảo hộ, họ tin các vị thần sẽ bảo hộ và ban phước lành, mai mắn xuống với họ.  Nghi lễ và tế tự: Các nghi lễ và tế tự được tổ chức để cầu mong sự bảo hộ và phúc lành, thường liên quan đến những sự kiện quan trọng như mùa vụ, sinh nở, và cái chết

Họ còn chôn người chết ngay nơi cư trú nói lên niềm tin của người nguyên thủy về một thế giới khác nơi mà ở đó người chết vẫn tiếp tục sống

Thời kì này cũng bắt đầu xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thủy Là cư dân nông nghiệp nên mưa, gió và đặc biệt là mặt trời đã trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người

d) Văn hóa vật chất:

Các bộ lạc biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ Biết sản xuất đồ gốm và đồ đá để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, như đồ dùng để nấu ăn, chứa nước và làm công cụ phục vụ cho lao động, săn bắn. 

Kĩ thuật chế tác được hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao Các vật dụng và trang sức được làm từ các vật liệu như đá, xương, vỏ sò và các loại kim loại, phản ánh sự sáng tạo và nghệ thuật của các bộ lạc

e) Quan hệ trong làng:

Làng là một đơn vị tụ cư tập hợp những người có cùng huyết thống,cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định, có hệ thống xã hội đơn giản Các thành viên trong làng phải  hợp tác để cùng nhau săn bắt, họ còn phải chia sẻ nguồn lực, thức và bảo vệ nhau khỏi mối đe dọa từ môi trường tự nhiên và các bộ tộc khác Các mối quan hệ xã hội được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và lòng hiếu thảo Sự đoàn kết và tương trợ giữa các thành viên trong cộng đồng là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống và phát triển của bộ lạc

Sự phân hóa xã hội chưa rõ rệt, nhưng có dấu hiệu của sự phân công lao động theo giới tính và tuổi tác Nam giới thường đảm nhận việc săn bắt, đánh cá và làm các công

cụ lao động, trong khi nữ giới chăm lo trồng trọt, hái lượm và nuôi dưỡng con cái. 

f) Giáo dục và truyền thống:

Kiến thức và truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các câu chuyện, bài hát và nghi lễ

Các thành viên trong bộ lạc được huấn luyện các kỹ năng cơ bản như săn bắn, canh tác, làm đồ gốm và các kỹ năng khác để tự cung tự cấp

Cấu trúc văn hóa làng Việt Nam thời kỳ tiền sử phản ánh một xã hội đơn giản nhưng

có sự đoàn kết và tương trợ cao, với các hoạt động kinh tế, tôn giáo và xã hội được xây dựng dựa trên các giá trị và truyền thống chung

g) Kết luận

Văn hóa làng Việt Nam thời kỳ tiền sử đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Mô hình làng xã dựa trên sự gắn kết gia đình và cộng đồng, với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo và đời sống văn hóa tinh thần phong phú. 

Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và tổ chức xã hội từ thời kỳ này tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa làng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo, góp phần hình thành bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc

2.2.2 Cấu trúc văn hoá làng việt thời sơ sử: Mô hình và cấu trúc văn hóa làng Việt

Nam thời kỳ sơ sử (khoảng từ thế kỷ 1 trước công nguyên đến thế kỷ 10 công nguyên) được đánh dấu bởi sự phát triển của các chế độ phong kiến và sự hình thành của các nhà

Trang 10

nước đầu tiên.Từ thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4000 năm, trên đất nước ta đã diễn ra quá trình tan rã của công xã thị tộc và thay vào đó là quá trình hình thành công xã nông thôn- hay nói một cách khác đấy là quá trình hình thành làng Việt.  Mỗi làng bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định Ở đây, bên cạnh quan hệ địa lý- láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn và củng

cố tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ, hay kết cấu làng họ rất đặc trưng ở Việt Nam Lúc này toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi làng đều thuộc quyền sở hữu của làng Ruộng đất của làng được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng theo những tục lệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng đồng làng và có thể là phân chia một lần rồi có kết hợp điều chỉnh khi cần thiết Đơn vị sản xuất chủ yếu trong làng là gia đình nhỏ

Ngoài những ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, làng có thể giữ một phần ruộng đất để sản xuất chung nhằm sử dụng hoa lợi thu hoạch vào những chi phí công cộng Công việc khai hoang, làm thuỷ lợi và các hình thức lao động công ích khác đều được tiến hành bằng lao động hiệp tác của các thành viên trong làng Làng Việt như thế, là một loại hình của công xã Phương Đông, trong đó nông nghiệp gắn liền với thủ công nghiệp, làng xóm gắn liền với ruộng đất, nên tự nó mang tính ổn định cao Tính ổn định cao này đã hoá thân thành tinh thần công xã, thành truyền thống xóm làng nên nó trở thành nguồn sức mạnh tiềm tàng trong cuộc đọ sức nghìn năm với các mưu đồ nô dịch và đồng hoá của phương Bắc

a) Mô hình và cấu trúc của làng:

Làng có tính cộng đồng cao là đơn vị cơ bản của xã hội, nơi cư dân sống quần tụ, dựa vào nhau trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất

Cấu trúc làng khá đơn giản gồm gia đình lớn (đa thế hệ) và dòng họ đóng vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của làng Mỗi dòng họ thường có nhà thờ tổ để thờ cúng tổ tiên, giữ gìn truyền thống

Làng gồm có trưởng làng (già làng) là người có uy tín, kinh nghiệm, được cộng đồng kính trọng, đứng ra quản lý các công việc chung của làng và hội đồng làng: Bao gồm các bậc cao niên, đại diện cho các dòng họ, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của cộng đồng

b) Định cư và kiến trúc:

Làng xã là đơn vị cơ bản của xã hội, thường có cấu trúc tự trị và tự cung tự cấp Mỗi làng có đình làng, nơi thờ cúng thần linh và tổ tiên, tổ chức các hoạt động cộng đồng.  Kiến trúc cung đình và chùa chiền phát triển, phản ánh sự thẩm mỹ và tín ngưỡng của người dân

Nhà sàn phổ biến trong các cộng đồng người Việt cổ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tránh thú dữ và lũ lụt

c)Tôn giáo và tín ngưỡng:

Phật giáo và Đạo giáo được du nhập và phát triển mạnh, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và xã hội

Tục thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và phát triển, biểu thị sự tôn trọng và kính nể đối với tổ tiên

Người Việt thời sơ sử thờ các lực lượng tự nhiên như trời, đất, sông, núi, cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mong được họ bảo hộ trước các thế lực của tự nhiên cũng như mùa màng được suôn sẻ, thuận lợi

d) Văn hóa vật chất và tinh thần:

Ngày đăng: 30/12/2024, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Làng Việt - quá trình hình thành và biến đổi trong lịch sử https://kinhtedothi.vn/lang-viet-qua-trinh-hinh-thanh-va-bien-doi- trong-lich-su.html Link
4.Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam https://www.khaitam.com/lich-su-1/lang-van-hoa-co-truyen-viet- nam-1 Link
5. Lổ chức nông thôn - Di tích lịch sử - Van hóa Ha Nội https://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-tap-the/to-chuc-nong-thon/ Link
1.Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội : Giáo dục, 2000.http://210.211.121.200:8039/opac/Record/CTU 64272 Khác
2,Kleinen, John. Làng Việt - Đối Diện Tương Lai Hồi Sinh Quá Khứ. Đà Nẵng: Nxb. Đà nẵng, 2007.http://210.211.121.200:8039/opac/Record/DLU090064606 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w