MỤC LỤCPHẦN 1: Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM I.. Vận dụng mô hình CAPM: xác định tính toán tỷ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
-
BÀI TẬP THƯỜNG KỲ
MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GVHD : Lê Nguyễn Trà Giang
Mã học phần : 420300363604 Lớp học phần: DHKT18C Nhóm thực hiện: 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi
kỳ vọng của danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM
I Thu thập dữ liệu lịch sử về giá đóng cửa điều chỉnh của chứng khoán và chỉ số VN-Index (đại diện cho danh mục thị trường) trong thời kỳ 5 năm gần nhất
II Tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (Ri) và của danh mục thị trường (Rm),
tỷ suất sinh lợi trung bình và độ lệch chuẩn dựa trên dữ liệu lịch sử về giá chứng khoán và chỉ số VN- Index
1 Tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng chứng khoán (Ri)
2 Tỷ sinh lợi theo ngày của danh mục thị trường (R ) m
3 Tỷ suất sinh lợi trung bình
4 Dựa vào bảng dữ liệu đã tính toán được trên dữ liệu bảng excel, số liệu của 5
mã chứng khoán và danh mục thị trường
III Hệ số Beta từng công ty theo dữ liệu tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (Ri) và tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường (Rm) trong thời kì 5 năm gần nhất
IV Vận dụng mô hình CAPM: xác định tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư Tỷ trọng các chứng khoán trong danh mục đầu tư đều được chia đều cho các chứng khoán trong danh mục
1 Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán
2 Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư
3 Dựa trên mô hình CAPM tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của từng chứng khoán
4 Dựa trên mô hình CAPM tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục
PHẦN 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
I Giải thích ý nghĩa
1 Ưu nhược điểm của mô hình CAPM
2 Vận dụng mô hình CAPM vào bài tập nhóm
II Ứng dụng của mô hình CAPM trong thực tế và ảnh hưởng của CAPM tới quyết định của nhà đầu tư
III So sánh với mô hình lý thuyết, xem xét những điều kiện giả định của mô hình
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là một trong những ngành học có ý nghĩa cốt lõi trong khối trường Đại học chuyên về kinh tế, bởi đây là ngành học gắn liền với tài sản và giá trị của doanh nghiệp Tìm ra những vấn đề khó khăn và đưa ra những giải pháp khả thi, đồng thời tham khảo từ nhiều quan điểm hữu ích khác giúp doanh nghiệp phát triển và đi lên.
Qua bài tập nhóm trên, tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá rủi ro phân tích tính toán nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM Từ đó giải thích ý nghĩa, so sánh với mô hình lý thuyết CAPM, xem xét những điều kiện giả định của mô hình CAPM rồi đưa ra lựa chọn đúng đắn về đầu tư.
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Tài Chính – Kế Toán, Trường Đại học Công Ngiệp TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và hoàn thành bài tập nghiên cứu này Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên Lê Nguyễn Trà Giang đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài.
Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học
kỳ qua để hoàn thành bài thường kì Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của giáo viên để bài tập nhóm của chúng em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tập nhóm
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6PHẦN 1: Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM
I Thu thập dữ liệu lịch sử về giá đóng cửa điều chỉnh của chứng khoán và chỉ số VN-Index (đại diện cho danh mục thị trường) trong thời kỳ 5 năm gần nhất
* Chứng khoán TRA: Công ty cổ phần Traphaco hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
dược liệu, dược phẩm, hóa chất, vật tư y tế, mỹ phẩm, thực phẩm, rượu bia,…
* Chứng khoán KDC: Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO Công ty phân phối chủ yếu các mặt hàng thực
phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, bánh kẹo, thực phẩm ăn vặt và nước giải khát
* Chứng khoán TCM: Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công Các lĩnh vực
kinh doanh chính: Dệt may - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc, thời trang bán lẻ, bất động sản Là một trong số ít những doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam có quy trình sản xuất khép kín từ Sợi – Đan/Dệt - Nhuộm – May, sản phẩm của Công ty được phân phối ở thị trường nội địa và xuất khẩu đi hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc
II Tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (R ) và của danh mục thị trường i (R m ), tỷ suất sinh lợi trung bình và độ lệch chuẩn dựa trên dữ liệu lịch sử về giá chứng khoán và chỉ số VN- Index
1.Tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng chứng khoán (R ) được tính theo công thức : i
R i=(P t −P t−1)
P t−1
Trong đó:
+ là giá cổ phiếu ở thời điểm tP t
+ P t-1là giá cổ phiếu ở thời điểm t-1
2.Tỷ sinh lợi theo ngày của danh mục thị trường (R ) được tính theo công thức : m
R m=(P vnt −P vnt−1)
P vnt
Trong đó:
+ P vntlà giá cổ phiếu ở thời điểm vnt
+ P vnt-1là giá cổ phiếu ở thời điểm vnt-1
3.Tỷ suất sinh lợi trung bình :
R tb=∑
i=1
n
R m n
Trong đó:
+ là số mẫu quan sátn
+ : tỷ suất sinh lợi theo ngày của cổ phiếuR i
+ R : tỷ suất sinh lợi trung bình của cố phiếu
Trang 74.Dựa vào bảng dữ liệu đã tính toán được trên dữ liệu bảng excel, số liệu của 5 mã chứng khoán và danh mục thị trường như sau:
+ Tỷ suất sinh lời trung bình: -0.01%
II Hệ số Beta từng công ty theo dữ liệu tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (Ri) và tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường (R ) trong thời kì 5 năm gần nhất m
- Hệ số Beta được tính theo công thức:
β i=COV (R i , R m)
σ2(R m)
- Dựa vào kết quả tính toán được trong file excel hệ số beta của từng mã chứng khoán
III Vận dụng mô hình CAPM: Xác định tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư Tỷ trọng các chứng khoán trong danh mục đầu tư đều được chia đều cho các chứng khoán trong danh mục
1 Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán
E(R i ) = R + (R -R f m f )*β i
Trong đó:
+ R ilà tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán i
+ R flà lãi suất phi rủi ro, chú ý lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm (Số liệu lãi suất phi rủi ro phải là số liệu gần sát thời điểm phân tích nhất, nguồn số liệu từ Bộ Tài chính, hoặc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)
+ R mlà tỷ suất sinh lợi trung bình hàng năm của danh mục thị trường (lấy trung bình cộng)
2 Tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư
E(R p ) = R + (R – R f m f )*β p
3 Dựa trên mô hình CAPM tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của từng chứng khoán là:
- E(Ri - TRA) = 3% + (-0,01% - 3%) * 0.14721151968 = 2.55695%
- E(Ri – KDC) = 3% + (-0,01%- 3%) * 0.2607968133 = 2.215%
- E(Ri - TCM) = 3% + (-0,01% - 3%) * 0.228764971 = 2.3115%
4 Dựa trên mô hình CAPM tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục là:
Giả sử: WTRA = 20%; WKDC = 50%,WTCM = 30% (Việc chọn tỷ trọng cho từng loại chứng khoán dựa vào hệ số Beta -đo lường rủi ro của một chứng khoán cụ thể)
- β p =β i (TRA) * WTRA + β i (KDC) * WKDC+ β i (TCM) * WTCM
= 20%% x 0.14721151968 + 50% x 0.2607968133+ 30% x 0.228764971 = 0.228470202
- E(Rp) = Rf + (Rm-Rf) *β p = 3% + (7,72% - 3%) * 0.228470202
= 0.0407837935276904
Trang 8PHẦN 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
I Giải thích ý nghĩa
- Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model - CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi
- Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản có mối quan hệ cùng chiếu với rủi ro vì vậy mô hình CAPM giúp nhà đầu tư cần nắm giữ một chứng khoán riêng lẻ thì có thể dự đoán được tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán được bù đắp với rủi ro tương ứng
R i =R f+(R m −R f)× β
Công thức này được gọi là mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM), công thức này hàm ý rằng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một chứng khoán có mối tương quan tuyến tính với beta của nó Trong một giai đoạn dài, tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường cao hơn lãi suất phi rủi ro nên (R m −R f)thường là số dương Công thức này có hàm ý rằng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một chứng khoán có tương quan cùng chiều với beta của nó
vì vậy hệ số beta là trọng tâm trong mô hình CAPM Có thể xem xét công thức này trong một
số trường hợp sau đây:
+ = 0, Chứng khoán không có rủi ro𝖰
+ = 1, Chứng khoán có rủi ro bằng rủi ro thị trường𝖰
+ < 1, Chứng khoán có rủi ro thấp hơn rủi ro thị trường𝖰
+ > 1, Chứng khoán có rủi ro lớn hơn rủi ro thị trường𝖰
- Đường đặc tính (characteristic line), SML là hình ảnh của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), trong đó trục X của biểu đồ thể hiện rủi ro theo hệ số beta và trục Y của biểu đồ thể hiện lợi nhuận kì vọng Cũng như bất cứ đường thẳng nào, đường SML có một độ dốc và điểm chặn R f: lãi suất phi rủi ro Do beta của một chứng khoán chính là trục hoành, nên R m −R f chính
là độ dốc Đường thẳng này sẽ là đường dốc lên chừng nào tỷ suất sinh lợi thị trường kỳ vọng còn cao hơn lãi suất phi rủi ro Do danh mục thị trường là tài sản có rủi ro nên tỷ suất sinh lợi
kỳ vọng của nó cao hơn lãi suất phi rủi ro Ngoài ra SML giúp các nhà đầu tư biết được cổ phiếu nào đang bị đính giá thấp hoặc cao bằng cách so sánh tỷ suất sinh lợi thực tế với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng từ đó lựa chọn đầu tư phù hợp và mang lại lợi nhuận tốt nhất
Trang 9
*Ưu, nhược điểm của mô hình CAPM
- Ưu điểm của mô hình CAPM :
Mô hình CAPM có ưu điểm là đơn giản và có thể ứng dụng được trên thực tế
Mô hình CAPM tập trung vào mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Mô hình CAPM so với các phương pháp khác có thể đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn
- Nhược điểm mô hình CAPM:
Một số giả định không phù hợp với thực tế
Không thể hiện rõ ràng về lợi suất trung bình của cổ phiếu
Cho rằng lợi nhuận kỳ vọng chỉ phụ thuộc vào yếu tố duy nhất là beta
*Vận dụng mô hình CAPM vào bài tập nhóm
Cổ phiếu TRA KDC TCM
- Beta TRA, KDC,TCM: đều có hệ số beta dương <1 cho thấy tỷ suất sinh lời của chứng khoán BIC, BHC biến động thấp hơn mức độ biến động của thị trường Tức là chứng khoán có sự biến động ít hơn sự thay đổi của thị trường
II Ứng dụng của mô hình CAPM trong thực tế và ảnh hưởng của CAPM tới quyết định của nhà đầu tư:
- Mô hình CAPM vẫn hữu ích trong một số quyết định đầu tư vốn hoặc có thể dùng mô hình này để đánh giá hay ước tính, điều chỉnh lại danh mục đầu tư hay một cổ phiếu cá nhân của nhà đầu tư Mô hình còn giúp các nhà đầu tư có thể so sánh với kết quả trong quá khứ
để xem xét tỷ suất sinh lợi kỳ vọng đã hợp lý hay chưa hoặc xém xét lại các quyết định đầu tư liệu đã phù hợp và mô hình CAPM còn giúp xác định giá trị của dòng tiên trong tương lai Mỗi nhà đầu tư đều có tỷ suất lợi kỳ vọng khác nhau và mỗi thời điểm giá sẽ khác nhau nên mức biến động của thị trường luôn thay đổi vì vậy mỗi nhà đầu tư luôn phải
có những quyết định đầu tư phù hợp, linh hoạt và không áp dụng cùng một kết quả mô hình cho nhiều ngành, các doanh nghiệp khác nhau để luôn có lợi nhuận tốt nhất khi quyết định đầu tư Ngoài ra mô hình này không thích hợp dùng dể sử dụng đối với các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm
Trang 10III So sánh với mô hình lý thuyết, xem xét những điều kiện giả định của mô hình
- Các nhà đầu tư có 2 cơ hội đầu tư: đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và danh mục cổ phiếu thị trường
=> Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư khác nhau như đầu tư vào bất động sản, khoa học công nghệ, lãi suất ngân hàng…
- Tất cả các nhà đầu tư đều có mong đợi thuần nhất về tỉ suất sinh lời mong đợi, phương sai
và hiệp phương sai
=> Như vậy, sẽ không tạo ra được lợi nhuận vì nếu họ đều có tỷ suất sinh lợi giống do đó mỗi nhà đầu tư đều có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khác nhau vì như vậy mới có thể tạo ra rủi
ro và lợi nhuận.
- Thị trường vốn ở trạng thái cân bằng
=> Thị trường luôn luôn ở trạng thái nhiều biến động do các nhà đầu tư luôn muốn có lợi nhuận tốt nhất và rủi ro thấp nhất và tùy vào hành vi của họ sẽ khiến cho thị trường biến động.
- Tất cả các nhà đầu tư là những người ngại rủi ro
=> Các quyết định đầu tư luôn mang lại rủi ro nhất định nên việc từ chối là không thể.
- Tất cả các nhà đầu tư có cùng thời gian đầu tư, có thể chia nhỏ danh mục đầu tư
=> Không vì các nhà đầu tư có thể đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn so với từng mức lãi suất ứng với từng khoảng thời gian, nhà đầu tư phải đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Được phép bán khống không giới hạn
=> Không thể thực hiện vì mỗi nhà môi giới cho vay đều có lượng cổ phiếu nhất định và
có khi nhà môi giới chỉ cho nha đầu tư vay một lượng nhất định.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
STT Họ & tên thành
Tham gia thảo luận nhóm nhiệt tình, đưa ra ý kiến, tạo môi trường hợp tác tốt
Tổ chức
và hướng dẫn cả nhóm
Hiệu quả làm việc
Tổng cộng
Tối đa
Tối đa 10%
Tối đa 30%
1 Đặng Thị Thảo 27% 27% 8% 25% 87%
2 Nguyễn Thị ThanhHuyền 26% 28% 8% 25% 87%
3 Nguyễn Hải Âu 27% 27% 8% 25% 87%
4 Huỳnh Thị Bích Tú 25% 28% 8% 25% 86%
5 Châu Nguyễn Quỳnh Anh 27% 26% 8% 25% 86%