1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào Đấu tranh Đòi tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình giai Đoạn 1936 1939 giá trị và bài học ngày nay

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong trào Đấu tranh Đòi Tự do, Dân chủ, Cơm áo Hòa bình Giai đoạn 1936-1939. Giá trị và Bài học Ngày nay
Tác giả Vũ Hòa Bình, Hồ Quang Thiện
Người hướng dẫn ThS. Lê Hoài Nam
Trường học Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 743,19 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.. Đại hội VII xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:

Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình giai

đoạn 1936-1939 Giá trị và bài học ngày nay.

Lớp học phần: 422001380405 Nhóm: 6

GVHD: ThS Lê Hoài Nam

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 7 năm 2022

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:

Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình giai đoạn 1936-1939 Giá trị và bài học ngày nay.

Lớp học phần: 422001380405

Nhóm: 6

GVHD: ThS Lê Hoài Nam

2 Hồ Quang Thiện 21109551

3

4

5

6

7

8

9

10

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 6 tháng 7 năm 2022

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

4

1 Lý do chọn đề

tài………4

2 Mục đích nghiên

cứu……… 5

CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH

TỪ NĂM 1936 ĐẾN NĂM

1939……… 6

1.1 Hoàn cảnh lịch

sử 6

1.1 Tình hình thế

giới 6 1.2 Tình hình trong

nước 6

1.2 Điều kiện lịch sử và chủ trương, nhận thức của

Đảng 7

1.4 Bốn hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương … 9

3.1.1 Hội nghị lần thứ 2

(7/1936) 9

3.1.2 Hội nghị lần thứ 3

(3/1937) 10 3.1.3 Hội nghị lần thứ 4

(9/1937) 11 3.1.4 Hội nghị lần thứ 5

(3/1938) 11

1.5 Nội dung phong trào đấu tranh tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình……… 12

Trang 4

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC TỪ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH (1936-1939)…14

2.1 Giá

trị 14

2.2 Bài

học 14

KẾT LUẬN………

………….16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………

…… 16

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nòng cốt và lấy tư tưởng

Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam đã lãnh đạo đất nước qua nhiều thời kỳ, phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân Những chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng góp phần lớn trong việc phát triển mọi mặt đất

Trang 5

nước từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…, cải thiện đời sống ấm no, cơm áo, hòa bình cho nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới

Cuộc phong trào đấu tranh 1936-1939 là cuộc đấu tranh, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai Cũng như qua đó ta có thể thấy được sự tài tình của Bác Hồ của Đảng ta trong quá trình nắm bắt thời cơ một cách hợp lý trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo qua từng thời kì của cuộc kháng chiến để tiến tới giải phóng cho toàn dân tộc và xây dựng một chế độ Xã Hôi Chủ Nghĩa ở nước ta Sự bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc hoạch định đường lối và phương pháp cách mạng Tiếp thu và vận dụng lý luận chủ nghĩa Mac- Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,

có tham khảo những kinh nghiệm tốt của cách mạng thế giới nhưng không sao chép bất cứ một mô hình có sẵn nào

Bài tiểu luận “Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình giai đoạn 1936-1939 Giá trị và bài học ngày nay.” sẽ tìm hiểu những nét cơ bản về đường lối, đặc biệt là làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn khi Đảng quyết định đề ra đường lối này, một đường lối đúng đắn, sáng tạo góp phần phát huy sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc Bài làm của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em trở nên hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

*Mục đích:

Giúp cho sinh viên chúng em nắm vững những nội dung chủ yếu sau:

- Những chủ trương lớn của Đảng thông qua các văn kiện nổi bật trong giai đoạn 1936-1939:

+Chủ trương của Đảng năm 1936-1939

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 ( tháng 7/1936)

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 ( tháng 3/1937)

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 ( tháng 9/1937)

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ( tháng 3/1938)

- Nội dung và ý nghĩa của việc phong trào dấu tranh đòi tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình của Đảng giai đoạn 1939 - 1941

- Bối cảnh lịch sử và quá trình chuẩn bị 1936-1939

- Thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh tự do, dân chủ , cơm áo hòa bình của Đảng giai đoạn 1939 - 1941

* Nhiệm vụ của đề tài:

+ Phân tích hoàn cảnh lịch sử thế giới và Việt Nam từ năm 1936 đến năm 1939

+ Chỉ ra những chủ trương chuyên hướng chiến lược của Đảng CSVN

từ 1936-1939

+ Nội dung của cuộc phong trào đấu tranh 1936-1939

+ Từ đó nêu ra những giá trị và bài học lịch sử từ cuộc đấu tranh tự

do, dân chủ , cơm áo hòa bình của Đảng(1936-1939) cách mạng Việt Nam hiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH

TỪ NĂM 1936 ĐẾN NĂM 1939

1.1 Hoàn cảnh lịch sử

1.1 Tình hình thế giới

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao

Nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và phát triễn mạnh mẽ ở nhiều nơi như phát xít Hitler ở Đức, phát xít Franco ở Tây Ban Nha, phát xít Mussolini ở Italia và các Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản Chế độ độc tài phát xít là chế độ chuyên chế của những thế lực phản động nhất, tàn bạo và man rợ nhất Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác Tập đoàn phát xít cầm quyền

ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo riết chuẩn

bị chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường thế giới và âm mưu tiêu diệt Liên Xô- thành trì cách mạng thế giới, nhằm đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển

Đại hội VII xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản

và nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa phát xít Vạch ra những ưu tiên trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận bình dân rộng rãi

Trang 8

6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, đưa ra những cách từng bước ở thuộc địa: Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí… tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam

1.2 Tình hình trong nước

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1931 đã tác động sâu sắc không chỉ đến đời sống các giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động, mà giai cấp tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ Đồng thời, bọn thống trị phản động ở Đông Dương vẫn ra sức cướp bóp, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự

do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta

Tình hình này làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, Pháp và bọn tư bản độc quyền, và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng của nước ta

1.2 Điều kiện lịch sử và chủ trương, nhận thức của Đảng

-

Điều kiện lịch sử và chủ trương, nhận thức của Đảng

*Điều kiện lịch sử

Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giai cấp tư sản ở một số nước như Đức, Italia, Tây Ban Nha… chủ trương dùng bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới để chia lại thị trường từ đó chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở

Trang 9

một số nơi Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế

Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII tại Moskva, Liên Xô (7-1935), kẻ thù nguy hiểm trước mắt của các dân tộc trên thế giới là chủ nghĩa phát xít Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đó là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ nền dân chủ và hòa bình Để thực hiện nhiệm vụ đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ, lập mặt trận nhân dân rộng rãi Tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương có các đồng chí: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản

Trong thời kỳ này, các đảng cộng sản đã nỗ lực hết sức để hình thành mặt trận bình dân chống chủ nghĩa phát xít Đặc biệt, Mặt trận nhân dân Pháp thành lập từ tháng 5-1935 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936, dẫn đến sự ra đời của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp Chính phủ này trao nhiều quyền tự do dân chủ, một số quyền tự do, trong đó có những quyền được áp dụng ở thuộc địa, tạo không khí chính trị thuận lợi cho cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân các nước trong hệ thống thuộc địa Pháp Nhiều tù chính trị cộng sản được trả

tự do Các đồng chí đã tham gia ngay vào công việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng góp phần rất quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển

*Chủ trương của Đảng

Ngày 26-7-1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì, có Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên dự, nhằm “sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc

tế Cộng sản Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít,

Trang 10

chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự

do, dân chủ, cơm áo và hòa bình; “lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ” Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với bí mật, bất hợp pháp Đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 8-1936 đến tháng 3-1938

Các Hội nghị lần thứ ba (3-1937) và lần thứ tư (9-1937) Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt

trận chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1938 nhấn mạnh “lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại”

*Nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ phản đế và điền địa

Cùng với việc đề ra chủ trương cụ thể, trong giai đoạn này Ban Chấp hành Trung ương Đảng còn nêu lên nhận thức mới về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và điền địa

Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (tháng 10-1936), Đảng nêu quan điểm: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng” “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng

Trang 11

hơn mà giải quyết trước Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất,

để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng” Với văn kiện này, Trung ương Đảng đã nêu cao tinh thần đấu tranh, thẳng thắn phê phán quan điểm chưa đúng và bước đầu khắc phục hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng

10-1930 Đó cũng là nhận thức mới, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

1.3 Bốn hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

1.3.1 Hội nghị lần thứ 2 (7/1936)

Ngày 26-7-1936, Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy

ở ngoài do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) Tham dự Hội nghị có các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên Hội nghị dựa trên những luận điểm

cơ bản Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ mới

Hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ

ở Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến Nhưng để phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự

do dân chủ, cơm áo và hoà bình Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng

Về tổ chức, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp các đảng phái, giai cấp, các đoàn thể

chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc để cùng nhau tranh đấu đòi những quyền lợi dân chủ như tự do hội họp, tự do ngôn luận, xuất bản, ngày làm 8 giờ, mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt

Trang 12

Về phương pháp đấu tranh, Hội nghị quyết định dùng các hình thức

tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp; đồng thời tiếp tục duy trì tổ chức và đấu tranh không hợp pháp

Hội nghị phê phán tư tưởng "tả” khuynh, hẹp hòi, chỉ tập hợp quần chúng công nông mà không chịu hợp tác với các tầng lớp nhân dân khác, chỉ chú trọng đấu tranh không hợp pháp; đồng thời Hội nghị cũng đề phòng tư tưởng "hữu khuynh", không hiểu rõ mục đích của cách mạng là giải phóng Đông Dương khỏi ách đế quốc và xoá bỏ tàn tích phong kiến,

xa rời lập trường giai cấp, ngăn cản công nhân đấu tranh với tư sản, nông dân đấu tranh với địa chủ

Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được trình bày cụ thể

trong tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới, xuất bản tháng

10-1936

Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng tháng 7-1936 đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh khôi phục phong trào, đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào mới

1.3.2 Hội nghị lần thứ 3 (3/1937)

Ngày 12-10-1936, đồng chí Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị cán bộ để bầu BCH Trung ương lâm thời, do đồng chí làm Tổng Bí thư (TBT) Ngay sau Hội nghị, Trung ương cử người đi Trung kỳ, Bắc kỳ và Cao Miên để khôi phục lại các đầu mối liên lạc Dưới sự chỉ đạo của TBT Hà Huy Tập, các đảng viên hoạt động bí mật, công khai, bán công khai, ở nhà tù đế quốc thoát ra hay ở nước ngoài về đều ra sức xây dựng lại hệ thống tổ chức đảng Các xứ uỷ được củng cố, BCH Trung ương được bổ sung thêm hai uỷ viên vừa từ nhà tù Côn Đảo trở về Hội nghị Trung ương (3-1937) do TBT

Hà Huy Tập chủ trì đã chủ trương sửa đổi các kế hoạch tổ chức, yêu cầu kết nạp mới đảng viên không hạn chế về tuổi tác, chú trọng kết nạp công nhân ưu tú vào Đảng

Ngày đăng: 28/12/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN