LỜI MỞ ĐẦU Qua thực tiễn 15 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường l
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CƠ SỞ II)
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
th
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG LẢNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH (1930-1945)
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC HIẾU MSSV: 2133404040041
Ngành: Quản trị nhân lực
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Cán bộ chấm thi 1 | Cán bộ chấm thi 2
MỤC LỤC
Trang 3In cả \ 8 1
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1930-1945 3
1.1.Tình hình thế giới nữa đầu thế kỹ XX 3
1.2.Tình hình Việt Nam nữa đầu thế kỹ XX 3
1.3.Chủ trương của Đảng - -.- con se 4 CHƯƠNG 2: ĐẢNG CỘNG SẢN LẢNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1930-1945 6
2.1.Phong trào cách mạng 1930-1931 6
2.2.Phong trào cách mạng 1936-1939 6
2.3.Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 7
" hn Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
¬— EASE EE EE EA EEE EL EAE SEES EE EEE EASES SASS EASE ESSE SESE EE EES 8
PT ÔÔÔÔÔỒÔỒÔỒÔỒÔÒÔÒÔÔỒ Tình hình trong nước
¬— EASE EE EE EA EEE EL EAE SEES EE EEE EASES SASS EASE ESSE SESE EE EES 8
2.3.3 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Dang
¬— EASE EE EE EA EEE EL EAE SEES EE EEE EASES SASS EASE ESSE SESE EE EES 9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .c-c< c5 << ác cccccc: 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .- 5c c5: 14
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Qua thực tiễn 15 năm lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, Đảng và nhân dân ta đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc, đó là:
Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể
Quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và xây dựng phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất
Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại
Quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ, tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng
Đập tan xiểng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế
kỷ, lật nhào chế độ quân chủ gần nghìn năm, lập nên nước Việt Nam
Trang 5Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam
Á Đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự
do và chủ nghĩa xã hội Làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp thêm kinh nghiệm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh giành độc lập
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát-xít Nhật, xóa bỏ chế độ thực dân
và phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở châu Á, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Đó là sự kiện quan trọng to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi”
Người nhấn mạnh: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị
áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, nắm chính quyền toàn quốc”
Trang 6CHUONG 1:
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN ĐẤU TRANH GIANH CHÍNH
QUYỀN 1930-1945
1.1 Tình hình thế giới nữa đầu thế kỹ XX:
Từ cuối thế kỷ XIX -đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ
tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (CNĐQ) Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, đặc biệt là châu Á Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, trở thành bộ tham mưu lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới và quan tâm giải quyết vấn đề dân tộc, thuộc địa
1.2 Tình hình Việt Nam nữa đầu thế kỹ XX:
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và từng bước thiết lập bộ máy cai trị: Về chính trị, chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, cùng hai xứ Ai Lao và Cao Miên nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp Về kinh tế, tiến hành khai thác thuộc địa, kết hợp hai phương thức bóc
Trang 7lột tư bản và phong kiến để thu nhiều lợi nhuận Về văn hóa, thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp” Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc: Tính chất xã hội: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam là phong kiến đơn thuần -> sau thuộc địa nửa phong kiến Xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới bên cạnh các giai cấp cũ Xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp Hai nhiệm vụ cơ bản: Nhiệm vụ dân tộc (đánh đuổi đế quốc giành ĐLDT)
và nhiệm vụ dân chủ (đánh phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân) => Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam là một chính sách chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục Trong lòng xã hội Việt Nam hình thành nên những mâu thuẫn đan xen, song mâu thuẫn cơ bản
và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Sự thống trị, áp bức, bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng, đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ
1.3 Chủ trương của Đảng:
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra
mạnh mẽ:
« _ Cuối thế kỷ XIX, phong trào theo khuynh hướng phong kiến: Phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Trang 8se Đầu thế kỷ XX, phong trào theo khuynh hướng tư sản: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng minh con đường cứu nước theo ý thức
hệ phong kiến và tư sản đã bế tắc Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lêni¡n, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Ngay từ khi mới ra đời (3-2-1930), Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân Quá trình đấu tranh đó đã diễn ra qua 3 cao trào cách mạng, có ý nghĩa như 3 cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân
« Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ
- Tĩnh tuy bị đàn áp nặng nề nhưng đã thể hiện rõ vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam: Xây dựng được đội quân chủ lực của cách mạng, thục hiện được liên minh công nông, lực lượng đông đảo nhất của dân tộc
« Cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939 do Đảng lãnh đạo ngay sau khi khôi phục được hệ thống tổ chức của Đảng là một thắng lợi lớn của Đảng Qua lãnh đạo cuộc đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp rộng lớn kết hợp với hoạt động bí mật, không hợp pháp, Đảng được rèn luyện,
Trang 9trưởng thành, lực lượng quần chúng cách mạng mở rộng và được thử thách
¢ Cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (1939-1945) Đó là quá trình đấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ với những hy sinh to lớn của Đảng và dân tộc ta Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã trưởng thành và phát triển về mọi mặt: chính trị,
tư tưởng, tổ chức; về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến không ngừng được bổ sung và làm rõ hơn, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu; vận dụng đúng đắn
và có sự phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa
CHƯƠNG 2:
Trang 10DANG CONG SAN LẢNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH GIÀNH
CHÍNH QUYỀN 1930-1945
2.1 Phong trào cách mạng 1930-1931:
Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh: Làm rung chuyển chế độ thống trị của đế quốc Pháp
và tay sai Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng cách mạng đã vùng dậy trừng trị bọn cường hào, phản động, tay sai thực dân Pháp, thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức XôViết Cao trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học quý báu
về xây dựng liên minh công-nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, về phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền
2.2 Phong trào cách mạng 1936-1939:
Sự biến động của thế giới và trong nước đã tác động đến phong trào cách mạng Việt Nam cuối nhữ năm 30 của thế kỷ XX Việt Nam xuất hiện một số đảng, nhóm chính trị đang hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động Có đảng hoạt động công khai, hợp pháp, có đảng hoạt động bí mật bất hợp pháp Các đảng đều tận dụng cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chúc chặt chẽ,
có cơ sở quần chúng, có chủ trương đường lối rõ ràng
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế
Trang 11Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh thích hợp
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,
nó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia Phong trào lan rộng cả thành thị và nông thôn trong phạm vi cả nước Hình thức đấu tranh phong phú, rất hiếm có ở một nước thuộc địa, bao gồm hoạt động hợp pháp, bất hợp pháp với những cuộc bãi công, biểu tình, đưa kiến nghị, đấu tranh trên các lĩnh vực báo chí, nghị trường, với các tổ chức linh hoạt là các hội quần chúng, hội thể thao, hội học chữ Quốc ngữ, hội cấy, hội gặt
Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939): Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ Quần chúng được giác ngộ về chính trị và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp
Phong trào đấu tranh giành dân chủ 1936 - 1939 đã thu được những thắng lợi cụ thể trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
tư tưởng Chính quyền thực dân đã có một số nhượng bộ, như thả nhiều chính trị phạm, ban hành luật báo chí, cải thiện một phần điều kiện lao động, lương bổng cho công nhân, viên chức Nhưng thắng lợi
to lớn nhất là phong trào đấu tranh, quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác - Lênin Cán bộ, đảng viên được thử
Trang 12thách, toi luyện, được đào tạo trong thục tiễn cách mạng Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm, như xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đinh ra các hình thức tổ chức, phương pháp đấu tranh, phương thức hoạt động Đảng cũng rút được kinh nghiệm từ những thiếu sót, thất bại, như chưa nêu được những khẩu hiệu thích hợp để phát huy tinh thần dân tộc trong khuôn khổ đấu tranh giành dân chủ, hoặc đôi lúc, đôi nơi chưa cảng giác với bọn Tơ-rot-kit
Tóm lại, Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai nhằm chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945
2.3 Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945:
2.3.1 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh
và Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Phátxít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu Đế quốc Pháp lao vào vòng chiến Chính phủ Pháp đã thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ Đảng cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật
Tháng 6- 1940, Đúc tấn công Pháp Chính phủ Pháp đầu hàng Đúc Ngày 22-6-1941, quân phátxít Đức tấn công Liên Xô Từ khi Phátxít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phátxít do Đức cầm đầu
2.3.2 Tình hình trong nước: