1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - tâm lý học tư pháp - đề tài - xét hỏi bị can, điều tra viên có thể sử dụng các PP tâm lý nào trong các TH sau: Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ đang khai báo- Để thay đổi thái độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xét Hỏi Bị Can, Điều Tra Viên Có Thể Sử Dụng Các Phương Pháp Tâm Lý Nào Trong Các Trường Hợp Sau: Để Hiểu Được Thái Độ Của Bị Can Đối Với Tình Tiết Mà Họ Đang Khai Báo - Để Thay Đổi Thái Độ Khai Báo Thiếu Thành Khẩn Của Bị Can
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tâm Lý Học Tư Pháp
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Các trạng thái tam lú tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các biện pháp tác động

Trang 1

Đề tài

“ Khi xét hỏi bị can, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

a Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ đang khai báo

Để thay đổi thái độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong mỗi vụ án trước khi được đem ra xét xử thì đều phải trải qua giai đoạn điều tra, đây là giai đoạn ban đầu với mục đích chính là thu thập chứng

cứ, chứng minh hành vi tội phạm Xét hỏi hay hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra chính nhằm mục đích thu thập chứng cứ từ lời khao của bị can Do đó, nếu hoạt động hỏi cung bị can đạt hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra nói riêng và quá trình giải quyết vụ án nhanh chóng và thuận lợi Để đạt được hiệu quả như mong muốn trong quá trình xét hỏi, đòi hỏi điều tra viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp tâm lý trong từng trường hợp cụ thể Xuất phát từ lý do trên, nhóm chúng em

xin chọn đề bài số 01: “ Khi xét hỏi bị can, điều tra viên có thể sử dụng các phương pháp tâm lý nào trong các trường hợp sau:

b Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ đang khai báo

c Để thay đổi thái độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can” để

nghiên cứu, làm rõ hơn về phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên trong quá trình xét hỏi bị can

Trang 3

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Thế nào là điều tra viên và đặc điểm tâm lý của điều tra viên

1.

1 Khái niệm điều tra viên

 Điều tra viên là người có nhiệm vụ lập hồ sơ vụ án hình sự, triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng, thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng

Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của

1.2 Đặc điểm tâm lí của điều tra viên

Tác động tâm lí trong hoạt động hỏi cung bị can được thực hiện chủ yếu bởi điều tra viên Trong hoạt động này điều tra viên nắm vai trò chủ đạo, quyết định tới sự thành công hay thất bại, tuy nhiên với tư cách là một chủ thể cụ thể điều tra viên thường có một số đặc điểm khi tiến hành tác động tâm lí trong hoạt động hỏi cung bị can Những đặc đểm đó là:

- Điều tra viên thường có trạng thái tâm lí căng thẳng đây là một đặc điểm tâm lí thường thấy ở các điều tra viên khi tiến hành hỏi cung bị can nói riêng, trong khi giải quyết vụ án nói chung Vì trong mỗi cuộc hỏi cung thật sự là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa bị can và điều tra viên Điều tra viên

có mục đích tìm kiếm chứng cứ chứng minh tội pham thông qua lời khai của

bị can Còn bị can lại ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của mình đồng thời trong quá trình hỏi cung điều tra viên phải huy động tối đa khả năng tri giác, trí nhớ, ý chí của mình để thu thập khối lượng thông tin lớn về vụ án Khi hỏi cung bị can điều tra viên thường có trạng thái bão hòa cảm xúc Đây

là trạng thái tâm lí của con người bị mất tính nhạy cảm đối với kích thích mất khả năng phản ứng linh hoạt nếu điều tra viên gặp phải trạng thái bão hòa cảm xúc thì họ sẽ làm việc máy móc, không hưng phấn như vậy tất yếu trạng thái tâm lí của điều tra viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động hỏi cung bị can cũng như hoạt động nhận thức của điều tra viên.Vì vậy trong trường hợp này điều tra viên phải được cần được nghỉ ngơi, thay đổi công việc để vượt lên kiểm soát hoạt động của bản thân, trở thành trạng thái cân bằng tâm lý

Trang 4

- Điều tra viên thường có tâm thế định hướng và những thông tin phù hợp với dự kiến và mong muốn của mình trong quá trình điều tra vụ án.Với

những thông tin ban đầu thu thập được về sự kiện phạm tội, các điều tra viên thường xây dựng mô hình tâm lý về diễn iến của hành vi phạm tôi cũng như nhũng thông tin cần phải thu thập

- Điều tra viên có tâm thế khai thác thông tin buộc tội bị can Vì bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố Việc làm này của cơ quan điều tra là có

cơ sở vì vậy điều tra viên thường có ý nghĩ hỏi cung bị can là hỏi cung người

có tội Mặt khác khi hỏi cung bị can, điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau về quyền lợi và vị thế vì vậy những thông tin có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm

2 Thế nào là bị can và đặc điểm tâm lý của bị can

2 1 Khái niệm bị can

Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người bị khởi tố về mặt hình sự”, đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến khách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố

và áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra

2.2 Đặc điểm tâm lý của bị can

Trong quá trình xét hỏi, bị can thường xuất hiện các trạng thái tâm lý đặc trưng sau đây:

- Bị can thường có tâm trạng căng thẳng, hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định: Biểu hiện này là biểu hiện thưởng thấy nhất ở hầu hết các bị can Đối với những bị can có trình độ học vấn, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý họ thường cảm thấy rất ân hận, mong muốn được sửa chữa lỗi lầm Tuy nhiên cũng có những bị can tỏ ra chán nản, bất cần Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có khoảng 76,4% số điều tra viên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất Ở những bị can có trình

độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lôi vô ý,… thường nhận thức được sai lầm của mình Nhưng cũng có không ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằng mình không có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận Trong hoàn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trong trạng thái tâm lý tiêu cực Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều mất ổn định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình Các trạng thái tam lú tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của các biện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ Ví dụ: Khi tiến hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất ma túy, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất Giai đoạn lúc Tám bị bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó

Trang 5

rất nặng nề Sau một thời gian dài kiên quyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều Bằng linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam Khi tới nơi thì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo của bị can Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo Mặt khác, điều tra viên cần tìm cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụ của cuộc hỏi cung Sau khi bị điều tra buộc tội, trạng thái tâm lí của bị can có thể là nhẹ nhõm, thoải mái Điều này chỉ xảy ra khi họ hiểu rằng mình bị buộc tội vì lí

do gì, số phận của họ sẽ kết thúc ở đâu

- Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc điểm khác của bị can Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu diếm hoặc khai báo sai nhằm đánh lạc hướng điều tra viên Tâm lý sợ bị kết tội nặng khiến bị can hoang mang, căng thẳng Bị can thận trọng trong việc trả lời các câu hỏi của điều tra viên Họ cố gắng tránh trả lời những vấn đề mà điều tra viên chưa nắm rõ và đang muốn khai thác lấy thông tin từ bị can Tâm lý này kìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình mà luôn quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt Điều này thể hiện ở việc bị can thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt Bị can thường khai những vấn đề mà chúng tin rằng đồng bọn của chúng đã khai rõ Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có 83% bị can không dám khai báo do sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Đối với các tội phạm mà lỗi của bị can là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp thì bị can thường tìm mọi cách che dấu tội phạm, và chống lại hoạt động của các cơ quan điều tra

- Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên: Khi bị tạm giam, bị can thường có hai khuynh hướng đối lập nhau Một mặt, bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về quá trình điều tra của điều tra viên Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìm cách đối phó với điều tra viên Thậm chí có bị can mong muốn được tiếp xúc với điều tra viên nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, biến điều tra

Trang 6

viên thành nơi cung cấp thông tin về việc điều tra hoặc nhằm bàn bạc để giải quyết những vấn đề, những hành động trái pháp luật mà bị can mong muốn thực hiện để giảm nhẹ hoặc trốn tội (ví dụ như hối lộ điều tra viên ) Mặt khác, họ lại tránh tiếp xúc với điều tra viên, tạo thời giam để chuẩn bị trước những câu hỏi mà điều tra viên có thể đưa ra, tìm cách đối phó với việc xét hỏi của điều tra viên

3 Các phương pháp tác động tâm lý và nghiên cứu tâm lý của điều tra viên trong quá trình xét hỏi bị can

3.1 Phương pháp tác động tâm lý

a, Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấn đề có liên quan đến họ Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ, lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn

đề đó

b, Phương pháp truyền đạt thông tin

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp, mà điều tra viên đưa

ra những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội Từ đó làm xuất hiện ở

bị can những cảm xúc nhất định hoặc làm thay đổi động cơ, giúp bị can khai báo thành khẩn mọi chi tiết của sự việc phạm tội Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động tâm lý có thể là những dấu vết, vật chứng thu được

ở hiện trường, các tài liệu do người bị hại cung cấp, hỏi cung đồng bọn hoặc

sự tố giác của quần chúng nhân dân

c, Phương pháp ám thị gián tiếp

Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý mà trong

đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện về đời tư, về những điều bí mật của bị can nhằm làm cho bị can ý thức được rằng: Những vấn đề

đó mà điều tra viên còn biết thì những vấn đề liên quan tới vụ án, hành vi phạm tội của mình chắc chắn điều tra viên cũng sẽ biết được, tốt nhất là khai báo sự thực để hưởng lượng khoan hồng

d, Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy

Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm

lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những nhiệm vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố

Trang 7

tình che giấu Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn

e, Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển

Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên và bị can Hay là sự thể hiện quan hệ tương tác giữa điều tra viên với bị can của vụ án, trong đó điều tra viên tiếp xúc tác động, đấu trí với bị can, làm cho bị can khai báo

Như vậy, trong mối quan hệ này, điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp tác động và điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án Ngược lại, bị can là đối tượng bị tác động, thực hiện các nghĩa vụ do điều tra viên đặt ra một cách thụ động Do đó, để đạt được các mục đích của hoạt động hỏi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển tâm lý giữa họ với bị can

3.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý khác

Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình xét hỏi bị can, điều tra viên chỉ sử dụng các phương pháp tác động tâm lý đối với bị can là chưa đủ Trong một số trường hợp cụ thể, chỉ vận dụng các phương pháp tác động tâm

lý sẽ khiến điều tra viên gặp phải những khó khăn nhất định khi xem xét thái

độ khai báo của bị can Vì vậy, điều tra viên cần vận dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý: phương pháp quan sát; phương pháp đàm thoại, phỏng vấn; phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu độc lập; phương pháp thực nghiệm; phương pháp trắc nghiệm, phương pháp điều tra… để phục vụ trong quá trình xét hỏi bị can được diễn ra hiệu quả

Trên đây là những phương pháp cơ bản và phổ biến thường được sử dụng trong hoạt động hỏi cung bị can Mỗi phương pháp có hoàn cảnh , điều kiện áp dụng cũng như những ưu điểm , nhược điểm riêng Để sử dụng các phương pháp này một cách có hiệu quả khi hỏi cung bị can đòi hỏi điều tra viên cần nắm rõ những đặc điểm của từng phương pháp, đồng thời, trong quá trình thực hiện, điều tra viên có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả tối đa

Trang 8

II PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1 Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ đang khai báo

Đặc điểm tâm lý của bị can trong quá trình bị điều tra viên xét hỏi thường rất phức tạp và đa dạng, do vậy lượng thông tin mà bị can cung cấp cho điều tra viên là rất lớn và điều tra viên cần xem xét về thái độ của bị can đối với những thông tin mà bị can cung cấp, để từ đó có nhận thức đúng đắn

về hành vi phạm tội của bị can

Để hiểu được thái độ của bị can đối với tình tiết mà họ khai báo, điều tra viên cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý: phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp trắc nghiệm… mà chủ yếu là phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại phỏng vấn

Về phương pháp quan sát, quan sát là tri giác hiện tượng tâm lý một cách

có tổ chức, có chủ định, có mục đích rõ ràng Đối tượng quan sát là những biểu hiện bên ngoài của tâm lý (hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, dáng vẻ…) diễn ra trong điều kiện tự nhiên bình thường của con người Trên cơ sở đó có thể kết luận về những hiện tượng tâm lý bên trong Đối với trường hợp này, điều tra viên cần có tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói của bị can để có thể phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của họ trong quá trình khai báo với cơ quan điều tra Trong quan sát, điều tra viên có thể trực tiếp tiếp xúc với bị can, tiến hành quan sát

cứ chỉ, nét mặt, hành vi của bị can hoặc gián tiếp như qua người khác hoặc qua tài liệu… Khi quan sát, điều tra viên cần lưu ý:

- Xác định trước những hiện tượng cần quan sát, lập chương trình quan sát

- Dùng các phương tiện kỹ thuật nhưng không để bị can biết

- Phải có những phương pháp khác hỗ trợ để đánh giá bản chất của bị can một cách đầy đủ

Kết hợp với phương pháp quan sát, điều tra viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại phỏng vấn để nhận thức đặc điểm tâm lý của bị can thông qua giao tiếp ngôn ngữ với họ Bằng cách đặt ra những câu hỏi và dựa vào trả lời của bị can để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu nhận thái độ của bị can cũng như tính chính xác của thông tin mà bị can đang khai báo Muốn đàm thoại, phỏng vấn thu được kết quả tốt, điều tra viên cần:

- Xác định rõ mục đích yêu cầu nghiên cứu tâm lý qua đàm thoại để đi đúng phương hướng nghiên cứu tránh lan man;

- Phải chủ động dẫn dắt bị can vào câu chuyện mà mình cần khai thác thông tin từ họ

Trang 9

- Tránh lối đặt câu hỏi sẵn kiểu vấn đáp, tránh những câu hỏi có thể dẫn bị can đến chỗ trả lời máy móc…

- Làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần thiết

Nói tóm lại, điều tra viên cần có sự hiểu biết về các phương pháp tâm lý

để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình điều tra xét hỏi bị can Tùy từng trường hợp với từng phương pháp khác nhau, và phải kết hợp các phương pháp một cách hài hòa để trước hết là hiểu được thái độ của bị can

và sau đó khai thác được thông tin có ích cho vụ án từ phía bị can

Trang 10

2 Để thay đổi thái độ khai báo thiếu thành khẩn của bị can

Căng thẳng, hoang mang, lo sợ, không ổn định, sợ bị trừng phạt, muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là trạng thái tâm lý thường thấy ở bị can Do muốn trốn tránh và giảm nhẹ trách nhiệm đối với những gì mình gây ra nên trong quá trình khai báo, bị can thường quanh co, chối tội và có thái độ khai báo thiếu thành khẩn Trong trường hợp này, trước tiên điều tra viên phải sử dụng phương pháp thuyết phục để phân tích, giải thích cho bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn

về những vấn đề có liên quan đến họ, từ đó làm cho bị can có những thái đọ phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn, thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự Tuy nhiên,

để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc làm không hề đơn giản Nó là một cuộc tấn công tích cực, chủ động, có mục đích và có kế hoạch Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can

- Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực

tế xã hội

- Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm…

Để thay đổi thái độ thiếu thành khẩn của bị can, ngoài việc sử dụng

phương pháp thuyết phục là chủ yếu, điều tra viên còn có thể sử dụng kết hợp với phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy nhằm tác động tâm lý hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách điều tra viên đưa ra những

nhiệm vụ, những câu hỏi không liên quan đến sự kiện phạm tội đã xảy ra, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời câu hỏi này bị can phải sử dụng những thông tin từ mô hình của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cố tình che giấu Từ đó, bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu diếm được điều tra viên mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn

Để đạt được hiệu quả như mong muốn trong quá trình hỏi cung của bị can, điều tra viên không chỉ sử dụng hai phương pháp thuyết phục và đặt thay đổi vấn đề tư duy, mà còn phải đan xen, kết hợp với các phương pháp khác, như: phương pháp truyền đạt thông tin, phương pháp ám thị gián tiếp,

Ngày đăng: 28/12/2024, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w