1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh r ntranh trong hợp Đồng r nnhượng quyền thương mại

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Thoả Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại
Tác giả Lê Hiền Như
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Hằng Nga
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế - Luật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Vì những bản chất trên của hoạt động NQTM nên các bên trong hợp đồng nhượng quyền thường có xu hướng thiết lập các điều khoản mang tính hạn chế cạnh tranh HCCT để kìm hãm lẫn nhau hay cò

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH

TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

GVHD: TS Bùi Thị Hằng Nga SVTH: Lê Hiền Như

MSSV: K185011557

TP.HCM, 05/2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH

CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

GVHD: TS Bùi Thị Hằng Nga SVTH: Lê Hiền Như

MSSV: K185011557

TP.HCM, 05/2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Kiểm soát thoả thuận hạn chế

cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại”, tác giả đã nhận được

nhiều sự giúp đỡ quý báu từ quý Thầy, Cô giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - Luật

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Khoa

Luật Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt chặng đường 04 năm học đại học, mang đến cho em nền tảng kiến thức bổ ích để em có thể nghiên cứu chuyên sâu về

đề tài

Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn - Cô

Bùi Thị Hằng Nga đã đồng hành, đưa ra những lời khuyên, những góp ý và nhận xét

vô cùng quý giá để em có thể phát triển và hoàn thiện đề tài

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh

tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn – TS Bùi Thị Hằng Nga Các nội dung và kết quả trong bài nghiên cứu là khách quan, trung thực Những tài liệu tham khảo có sử dụng trong bài luận văn này đã được trích dẫn đầy đủ trong bài

và phần danh mục tài liệu tham khảo

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lê Hiền Như./

Trang 5

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

2.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam 3

2.2.1 Các bài nghiên cứu ở dạng sách xuất bản, ấn phẩm tạp chí 3

2.2.2 Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ 4

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

3.2 Đối tượng nghiên cứu 5

3.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 6

5.1 Ý nghĩa khoa học 6

5.2 Giá trị ứng dụng 6

6 Cấu trúc của khoá luận 7

CHƯƠNG 1: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 8

1.1 Khái quát hoạt động nhượng quyền thương mại 8

1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại 8

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại 10

1.2 Khái quát về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 13

1.2.1 Khái niệm, tiêu chí xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh 13

1.2.2 Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 19

1.3 Khái quát về pháp luật kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 22

1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 22

1.3.2 Xây dựng pháp luật điều chỉnh thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 23

Trang 7

CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT

ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 29

2.1 Pháp luật điều chỉnh các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới 29

2.1.1 Thoả thuận ấn định giá bán lại hàng hoá, cung ứng dịch vụ 29

2.1.2 Thoả thuận phân chia thị trường kinh doanh 33

2.1.3 Thoả thuận phân phối và cung ứng độc quyền 38

2.1.4 Thoả thuận bán hàng có ràng buộc 42

2.1.5 Thoả thuận kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm 49

2.2 Ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế hạn cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 50

2.2.1 Ưu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế hạn cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 50

2.2.2 Hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc kiểm soát các thoả thuận hạn chế hạn cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 55

3.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh riêng hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh 55

3.2 Pháp luật cạnh tranh ghi nhận những ngoại lệ hợp lý phù hợp với đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại 56

3.3 Pháp luật cạnh tranh cần xem xét làm rõ, bổ sung một số quy định để đảm bảo việc áp dụng pháp luật rõ ràng, minh bạch 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58

KẾT LUẬN CHUNG 59

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại các quốc gia phát triển, nhượng quyền thương mại (NQTM) là phương thức kinh doanh đã có từ lâu đời và mang lại nhiều giá trị kinh tế NQTM là một hình thức nhân rộng mô hình kinh doanh Theo đó, bên nhượng quyền (BNQ) cho phép bên nhận quyền (BNhQ) được sử dụng quyền thương mại thuộc quyền sở hữu của mình để phân phối hàng hoá, cung ứng dịch vụ BNhQ phải thanh toán phí nhượng quyền cho BNQ và phải tiến hành kinh doanh theo một tiêu chuẩn chung

mà BNQ yêu cầu để đảm bảo tính đồng nhất cho cả hệ thống nhượng quyền

BNQ có thể nhận được nhiều lợi ích kinh tế khi NQTM Tuy nhiên, phương thức kinh doanh này cũng đem lại cho BNQ một số rủi ro khi BNQ chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ của mình cho người khác sử dụng Nếu không có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì BNQ có thể đánh mất đi thương hiệu mà mình đã cất công xây dựng nên Đối với BNhQ, BNhQ không được sáng tạo để phát triển kinh doanh

mà phải tuân theo những tiêu chuẩn mà BNQ yêu cầu Điều này tạo nên tính khuôn mẫu và khiến cho BNhQ khó có thể thu hút được lượng khách hàng riêng Vậy nên, nếu BNQ nhượng quyền cho quá nhiều BNhQ trong cùng một khu vực địa lý thì hoạt động kinh doanh của BNhQ dễ đối mặt với nguy cơ thất bại

Vì những bản chất trên của hoạt động NQTM nên các bên trong hợp đồng nhượng quyền thường có xu hướng thiết lập các điều khoản mang tính hạn chế cạnh tranh (HCCT) để kìm hãm lẫn nhau hay còn gọi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) Những điều khoản này được pháp luật thương mại cho phép để duy trì hoạt động kinh doanh của hệ thống NQTM nhưng lại đi ngược lại với quy định của pháp luật cạnh tranh (PLCT) Vậy nên cần phải có quy định để điều chỉnh hoạt động NQTM đặt trong mối quan hệ tương quan với PLCT Bởi lẽ, nếu áp dụng cứng nhắc theo PLCT thì sẽ triệt tiêu đi hoạt động NQTM, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các thương nhân khi tham gia kinh doanh theo phương thức nhượng quyền Ngược

Trang 9

lại, nếu hoàn toàn áp dụng pháp luật thương mại để điều chỉnh thì môi trường cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thương nhân thường có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận, họ có thể lợi dụng các “đặc quyền” mà pháp luật thương mại cấp cho hoạt động NQTM để gây kìm hãm, bóp méo cạnh tranh

Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, EU đã xây dựng các văn pháp lý để điều chỉnh riêng đối với các TTHCCT trong hoạt động NQTM Tuy nhiên, tại Việt Nam, PLCT vẫn chưa có những quy định để điều chỉnh riêng đối với hoạt động thương mại đặc thù này Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát các TTHCCT trong hợp đồng NQTM

Vì những lý do trên nên việc nghiên cứu pháp luật kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM là cần thiết trong bối cảnh hiện tại của kinh tế đất nước và hướng đến hội nhập quốc tế Xuất phát từ cách tiếp cận trên đã thôi thúc tác giả lựa chọn

đề tài: “Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền

thương mại” để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hoạt động NQTM chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại và nhiều luật chuyên ngành khác như: Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ Để có thể kiểm soát hoạt động NQTM một cách hiệu quả, cần phải xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động này đặt trong mối tương quan với pháp luật các lĩnh vực khác Vậy nên, pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM là nội dung quan trọng và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh pháp lý liên quan để điều chỉnh hoạt động NQTM:

2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1 OECD Report on Competition Policy and Vertical Restraints: Franchising Agreements, 1 published under the reponsibility of the Secretary-General

1 Báo cáo này do Ban thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nghiên cứu với sự hỗ trợ của Tiến

sĩ Steven Brenner và Giáo sư PatrickRey Tổng Thư Ký của tổ chức OECD chịu trách nhiệm xuất bản báo cáo này Xem thêm tại: <https://www.oecd.org/competition/abuse/1920326.pdf>

Trang 10

Báo cáo này đã tiến hành phân tích các khía cạnh kinh tế trong hoạt động NQTM, xác định cách thức nhận diện các TTHCT theo chiều dọc trong hợp đồng NQTM Từ đó, báo cáo tiếp tục mô tả khung chính sách cạnh tranh để điều chỉnh các TTHCCT trong hợp đồng NQTM tại các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế (OECD)

2 Tanya woker (2012), The franchise relationship under South African law,

Publisher: Cape Town, South Africa: Juta and Co.Ltd

Công trình này đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng vấn đề kiểm soát hoạt động NQTM theo pháp luật Nam Phi Theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, mối quan hệ NQTM diễn ra giữa các thương nhân chuyên nghiệp nhưng tại Nam Phi đây lại là một phần của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Dù hoạt động NQTM tại Nam Phi mang lại giá trị kinh tế to lớn nhưng pháp luật Nam Phi vẫn chưa thể xây dựng các quy định pháp luật để điều chỉnh hiệu quả hoạt động thương mại này Từ những thực trạng trên, tác giả đã đưa ra các giải pháp để xây dựng các nguyên tắc pháp lý điều hoạt động NQTM tại Nam Phi

2.2 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

2.2.1 Các bài nghiên cứu ở dạng sách xuất bản, ấn phẩm tạp chí

1 Bùi Ngọc Cường (2007), Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp

Trang 11

Ngoài ra, tác giả cũng liên hệ pháp luật của một số quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản,

Ấn Độ để định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh mối quan hệ tương quan giữa pháp luật NQTM và PLCT

2.2.2 Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

1 Nguyễn Thị Tình (2015), Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ học, Đại học Luật

Hà Nội

Luận án nghiên cứu chuyên sâu quy định pháp luật để điều chỉnh các hành vi HCCT trong hoạt động NQTM Bằng phương pháp phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam và liên hệ pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, tác giả đã chỉ ra các ngoại lệ cần thiết để xác định các hành vi HCCT trong mối quan hệ NQTM nhằm hướng đến bảo vệ tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các giải pháp để định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh và kiểm soát hành vi HCCT trong hoạt động NQTM

2 Trần Tiến Quang (2017), Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại

học Quốc gia Hà Nội

Trong phạm vi luận văn, tác giả đã phân tích sự bất cập của pháp luật Việt Nam khi chưa có sự quy định cụ thể, rõ ràng điều chỉnh hoạt động NQTM Ngoài

ra, tác giả cũng khẳng định rằng TTHCCT tồn tại trong hợp đồng NQTM là một điều tất yếu dù nó có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường Vậy nên, để có thể cân bằng lợi ích giữa giá trị kinh tế mà hoạt động NQTM đem lại với những tác động tiêu cực của TTHCCT thì việc xây dựng pháp luật điều chỉnh TTHCCT trong hợp đồng NQTM là cấp thiết và phù hợp với bối cảnh đất nước và quốc tế

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã công bố tính đến thời điểm hiện tại đều nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM dưới góc độ Luật cạnh tranh

2004 Trong bối cảnh Luật Cạnh tranh 2018 đã có hiệu lực hơn hai năm cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động NQTM thì việc tiến hành nghiên cứu chuyên sâu

Trang 12

để góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh HCCT trong hợp đồng NQTM là cấp thiết và đảm bảo tính mới Từ những thực trạng trên cùng với sự kế thừa nền tảng lý luận từ những công trình đã có, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu và phân tích chuyên sâu pháp luật kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM theo Luật Cạnh tranh

2018 Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất để góp phần xây dựng hàng lang pháp

lý chặt chẽ hơn cho việc điều chỉnh và kiểm soát hoạt động NQTM theo góc độ PLCT hiện hành

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề về lý luận và thực tiễn của pháp luật kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM tại Việt Nam, đồng thời liên hệ với các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả điều chỉnh hoạt động NQTM trong sự tương quan với PLCT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết là các quy định pháp luật, các án lệ, vụ kiện của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới liên quan đến việc kiểm soát, điều chỉnh TTHCCT trong hợp đồng NQTM dưới góc độ của PLCT

3.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Bài viết tập trung nghiên cứu quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam như: Luật Thương mại 2005, Luật Cạnh Tranh 2018, Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, … và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động NQTM dưới góc độ PLCT Bên cạnh đó, bài viết cũng quan tâm nghiên cứu quy định pháp luật của nhiều quốc gia để tiến hành

so sánh với thực tiễn pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra những đề xuất hoàn thiện các

Trang 13

quy định pháp luật về vấn đề kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và tương quan với pháp luật quốc tế

4 Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Phương pháp giải thích luật, suy luận và tổng hợp: Thông qua việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia trên thế giới về việc điều chỉnh hợp đồng NQTM đặt trong sự tương quan với PLCT Tác giả tiến hành phân tích, giải thích, từ đó đúc kết, suy luận để rút ra những vấn đề cốt lõi và tìm ra bản chất của vấn đề

Phương pháp so sánh luật học: So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia trên thế giới, nhận diện những ưu điểm và bất cập của pháp luật Việt Nam và đưa ra những gợi mở để hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Phương pháp phân tích bản án, án lệ: Dựa trên những vụ án có thật trên thế giới, tác giả đúc kết cách nhìn nhận của Toà án các quốc gia đối với vấn đề kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM mại Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét, bình luận

về thực trạng của pháp luật Việt Nam và đưa ra những định hướng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

Thông qua bài nghiên cứu, tác giả mang đến cái nhìn mới và có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện tại khi Luật Cạnh tranh 2018 đã có hiệu lực được hơn hai năm nhưng những bất cập trong việc kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM vẫn tồn tại Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ Luật cạnh tranh 2018 Vậy nên, đề tài đem đến một ý nghĩa khoa học và lý luận nhất định đối với vấn đề kiểm soát TTHCCT trong hợp đồng NQTM theo quy định của PLCT hiện hành

5.2 Giá trị ứng dụng

Trang 14

Kết quả của bài nghiên cứu đem đến những giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật đối với vấn đề kiểm soát các TTHCCT trong hợp đồng NQTM Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển, đảm bảo thị trường vận hành đúng quỹ đạo, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thương nhân, củng cố niềm tin để các doanh nghiệp có động lực tham gia vào quan hệ NQTM Đồng thời, giúp cho pháp luật Việt Nam thay đổi phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế

Bài nghiên cứu cũng mang đến nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu sau này về vấn đề liên quan Hơn nữa, thông qua bài viết này, tác giả hy vọng trong lần sửa đổi luật sắp tới các nhà làm luật có thể xem xét và cân nhắc để xây dựng pháp luật NQTM và PLCT đặt trong mối quan hệ tương quan, hỗ trợ nhau

6 Cấu trúc của khoá luận

Công trình nghiên cứu gồm: 59 trang Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 03 chương như sau:

Chương 1: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Chương 2: Kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1: THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại

NQTM (franchise) xuất phát từ tiếng Pháp cổ có nghĩa là “đặc quyền” hoặc

“tự do” Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, NQTM khởi nguồn Châu Âu vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII nhưng lại phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ thông qua sự kiện Công ty Singer ký hợp đồng nhượng quyền phân phối máy khâu cho đối tác của họ vào giữa thế kỷ XIX.2 Cột mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động NQTM là sự ra đời của Hiệp hội NQTM Quốc tế IFA (International Franchise Association) vào năm 1960 và Uỷ ban NQTM thế giới WFC (World Franchise Council) vào năm 1994 Sự ra đời của IFA và WFC đã tạo điều kiện cho hoạt động NQTM phát triển ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp.3

Có khá nhiều khái niệm về NQTM, theo từ điển Webster của Anh “NQTM là quyền hoặc giấy phép được cấp cho một cá nhân hoặc tổ chức để tiếp thị sản phẩm của chủ thương hiệu trong một phạm vi lãnh thổ.”4 Ngoài ra, theo Hiệp hội NQTM Quốc tế (IFA) thì NQTM tồn tại dưới dạng một quan hệ hợp đồng theo đó bên giao quyền cung cấp các quyền sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu cho BNhQ, duy trì sự

hỗ trợ đối với BNhQ trong khoảng thời gian thoả thuận và BNhQ có quyền phân phối sản phẩm thông qua các phương thức kinh doanh của BNQ và phải thanh toán mức phí nhượng quyền.5 Trong khi đó, Uỷ ban nhượng quyền của Úc (Franchise Council of Australia) nhận định rằng “NQTM là một mối quan hệ thương mại theo

2 Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2012), Khái niệm và đặc trưng của nhượng quyền thương mại tại

Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, Số 7 (2), tr 78

3 Trần Thị Hồng Thuý (2012), Kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật cạnh

tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 12-13

4 “The right or license granted to an individual or group to market a company's goods or services in a particular territory”

5 “A franchise is the agreement or license between two legally independent parties which gives:

• a person or group of people (franchisee) the right to market a product or service using the trademark or trade name of another business (franchisor)

• the franchisee the right to market a product or service using the operating methods of the franchisor

• the franchisee the obligation to pay the franchisor fees for these rights

• the franchisor the obligation to provide rights and support to franchisees.”

Trang 16

đó BNQ trao cho BNhQ quyền tiếp thị, phân phối sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở sử dụng tên thương mại của BNQ trong một khoảng thời gian nhất định.6

Tại Việt Nam, hình thức sơ khai của NQTM được ghi nhận lần đầu tiên tại

“Hợp đồng chuyển giao công nghệ” được hiểu với nghĩa “Franchise” Tiếp đến vào năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP8 thay thế Nghị định 45/1998/NĐ-CP có quy định về hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh trong phạm vi Nghị định này chỉ được xem là hoạt động chuyển giao công nghệ Như vậy, dù đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng hoạt động NQTM vẫn chưa được nhìn nhận và tiếp cận theo đúng bản chất của nó Cho đến khi Luật Thương mại 2005 ra đời, NQTM mới được luật hoá thành một ngành thương mại độc lập.9 Căn cứ theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, NQTM là hoạt động thương mại, theo đó BNQ cho phép và yêu cầu BNhQ tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: (i) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do BNQ quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại,

bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ; (ii) BNQ có quyền kiểm soát và trợ giúp cho BNhQ trong việc điều hành công việc kinh doanh

Tuỳ vào tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và quan điểm pháp luật của các nước khác nhau dẫn đến khái niệm NQTM có những nét đặc trưng riêng, nhưng tựu trung có thể hiểu NQTM là một phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh Theo

đó, BNQ cấp cho BNhQ quyền phân phối, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trên cơ sở sử dụng “gói quyền” gồm tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh,

6 “Franchising is a business relationship in which the franchisor (the owner of the business providing the product or service) assigns to independent people (the franchisees) the right to market and distribute the franchisor’s goods or service, and to use the business name for a fixed period of time.”

7 Thông Tư 1254/1999/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ

8 Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

9 Nguyễn Thị Tình (2015), Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

hiện nay, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 28

Trang 17

khẩu hiệu kinh doanh,… mà BNQ đã tạo ra BNhQ tiến hành kinh doanh dựa trên một thương hiệu đã có sẵn, nhận được sự hỗ trợ xuyên suốt của BNQ trong khoảng thời gian thoả thuận và phải thanh toán chi phí nhượng quyền cho BNQ

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại

NQTM là hoạt động thương mại độc lập, chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại NQTM tuy mang một số đặc điểm tương đồng với hoạt động chuyển giao công nghệ, đại lý thương mại, li-xăng (giấy phép) nhưng vẫn có những đặc trưng riêng biệt:

Thứ nhất, mối quan hệ NQTM phải được thiết lập giữa các thương nhân

Theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, một trong những điều kiện bắt buộc để tham gia vào quan hệ nhượng quyền là các bên phải có tư cách thương nhân.10 Theo đó, BNQ phải là chủ thể đã xây dựng được một thương hiệu và đi vào hoạt động được một khoảng thời gian nhất định Tuỳ vào chính sách của mỗi quốc gia, khoảng thời gian hoạt động của BNQ được quy định khác nhau Điều này sẽ giúp nhìn nhận được mức độ phát triển của thương hiệu mà BNQ đã gây dựng, đồng thời hạn chế được rủi ro cho BNhQ khi họ gia nhập thị trường kinh doanh dưới thương hiệu đã có sẵn.11 Căn cứ theo Nghị định 08/2018/NĐCP, BNhQ chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.12

BNhQ là bên nhận các quyền thương mại của BNQ để kinh doanh và phải thanh toán một khoản chi phí nhượng quyền nhất định Vậy nên, pháp luật Việt Nam quy định điều kiện để BNhQ tham gia vào mối quan hệ nhượng quyền tương đối đơn giản Trước ngày 15/01/2018,13 theo Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP,14

Trang 18

BNhQ chỉ được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật thương mại không còn quy định điều kiện để được nhận quyền thương mại đối với BNhQ.15 Như vậy, BNhQ chỉ cần là thương nhân là có thể tham gia vào quan hệ NQTM

Thứ hai, trong mối quan hệ NQTM, cả BNQ và BNhQ đều là những thương

nhân độc lập về mặt tài chính và pháp lý Tuy BNhQ kinh doanh dưới thương hiệu của BNQ và chịu sự giám sát, hỗ trợ của BNhQ nhưng BNQ không kinh doanh thay cho BNhQ Mọi hoạt động kinh doanh đều do BNhQ tự tiến hành dưới sự chỉ dẫn của BNQ BNQ sẽ không can thiệp vào tình hình tài chính của BNhQ và cũng không phải chịu trách nhiệm thay cho BNhQ về bất cứ vấn nào phát sinh giữa BNhQ với khách hàng cũng như đối tác kinh doanh Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt quan hệ NQTM với quan hệ chi nhánh Tuy chi nhánh cũng kinh doanh dưới tên thương mại, công nghệ của thương nhân nhưng chi nhánh không có tư cách pháp nhân, mọi hoạt động của chi nhánh đều hướng đến lợi ích chung của pháp nhân mà không có tính chất độc lập giống như BNhQ trong NQTM.16

Thứ ba, đối tượng trong hoạt động NQTM là “Quyền thương mại” Theo Nghị

định 35/2006/NĐ-CP, quyền thương mại bao gồm một số quyền sau đây: (i) Quyền được BNQ cho phép và yêu cầu BNhQ tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do BNQ quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ; (ii) Quyền được BNQ cấp cho BNhQ sơ cấp quyền thương mại chung; (iii) Quyền được BNQ thứ cấp cấp lại cho BNhQ thứ cấp theo

Trang 19

hợp đồng NQTM chung; (iv) Quyền được BNQ cấp cho BNhQ quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại 17

Nhìn chung, ngoài các quyền phái sinh thì quyền thương mại được hiểu một cách khái quát là quyền được “tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do BNQ quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ.” Như vậy, quyền thương mại nên được hiểu là một “gói quyền” với những quyền có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quan điểm của Uỷ ban Châu Âu về quyền thương mại tại Nghị quyết 4087/88, theo

đó “Quyền thương mại là một tổ hợp các quyền sở hữu trí tuệ hoặc sở hữu công nghiệp bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biển hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc bằng sáng chế, được khai thác để bán lại sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối.”18

Thứ tư, NQTM hướng đến trạng thái ổn định, đồng bộ trong cả hệ thống

nhượng quyền Tuy là những thương nhân độc lập với nhau về mặt tài chính và pháp lý nhưng vì cùng kinh doanh dưới một thương hiệu nên cả BNQ và BNhQ đều phải hướng đến trạng thái đồng bộ trong cùng hệ thống kinh doanh Cả BNQ và BNhQ phải nỗ lực duy trì sự thống nhất hình ảnh thương hiệu để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm giống nhau dù ở bất kì cửa hàng nào trong hệ thống nhượng quyền Để đạt được điều đó, trong thời gian thực hiện hợp đồng nhượng quyền, BNQ luôn phải duy trì sự hỗ trợ, giám sát xuyên suốt đối với BNhQ Đây là điểm tạo nên sự khác biệt của hoạt động NQTM và chuyển giao công nghệ Bởi lẽ, bên chuyển giao trong hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có nghĩa vụ đào tạo cho bên nhận chuyển giao trong một thời hạn nhất định mà không có tính xuyên suốt

Trang 20

Ngoài ra, vì khách hàng luôn có xu hướng nhìn nhận các cơ sở trong cùng hệ thống thuộc một chủ sở hữu và thống nhất với nhau, vậy nên chỉ cần một cửa hàng trong

hệ thống khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng, họ sẽ mất niềm tin vào toàn bộ

hệ thống Hệ thống nhượng quyền sẽ thất bại và sụp đổ nếu một mắt xích trong hệ thống vận hành không đúng quy chuẩn Có thể nói, tính đồng bộ là một đặc trưng quan trọng để tạo nên sự thành công của một hệ thống NQTM

Thứ năm, NQTM có tồn tại những yếu tố làm phát sinh các TTHCCT Theo

quy luật vận hành chung của nền kinh tế, mọi chủ thể khi gia nhập thị trường đều hướng đến mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Vậy nên, thương nhân sẽ tìm mọi cách thức cạnh tranh để có thể đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường Các chủ thể trong cùng hệ thống NQTM cũng không tránh khỏi quy luật đó Các bên trong hệ thống nhượng quyền cùng kinh doanh dưới một thương hiệu, cung ứng, phân phối cùng dòng sản phẩm, dịch vụ, để có thể thu hút được khách hàng, chiếm mức thị phần nhiều hơn, các bên sẽ phải sử dụng các chiến lược cạnh tranh như hạ giá thành sản phẩm, hoặc áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau Điều này phù hợp với quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường nhưng lại đi ngược lại với bản chất của hoạt động NQTM khi mà hoạt động thương mại này lại yêu cầu tính đồng bộ cao Nếu các bên trong hệ thống nhượng quyền có thể áp dụng tất cả các phương thức được phép để kinh doanh và cạnh tranh với nhau thì hệ thống nhượng quyền sẽ sụp đổ Vậy nên, để có thể phát triển hệ thống nhượng quyền thì các bên buộc phải

đi đến các TTHCCT Tuy điều này có thể vi phạm PLCT nhưng lại đảm bảo cho hoạt động nhượng quyền phát triển bền vững

1.2 Khái quát về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.2.1 Khái niệm, tiêu chí xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong những yếu tố tiên quyết để giúp nền kinh tế vận hành

và phát triển Một nền kinh tế vững mạnh là khi các chủ thể kinh doanh được quyền

tự do cạnh tranh Tuy nhiên, mục đích của các thương nhân khi gia nhập thị trường

Trang 21

là hướng đến tối đa hoá lợi nhuận, họ có thể tìm mọi cách để nâng cao lợi nhuận kể

cả sử dụng các hành vi HCCT Điều này làm cho nền kinh tế vận hành lệch quỹ đạo, thương nhân mất động lực cạnh tranh, rào cản thị trường lớn, doanh nghiệp nhỏ khó có thể gia nhập vào thị trường Hiện này, theo PLCT Việt Nam, hành vi HCCT được phân thành ba hành nhóm hành vi bao gồm: hành vi TTHCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.19 Trong đó, hành vi TTHCCT là một hành vi thường xuyên xuất hiện và gây tác động đáng kể đến nền kinh tế

1.2.1.1 Khái niệm thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Dưới góc độ kinh tế học, TTHCCT được xem là sự thống nhất hành động của hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.20 Tại một số nước trên thế giới, pháp luật không đưa ra khái niệm pháp lý cụ thể về TTHCCT, thay vào đó các nhà làm luật có xu hướng nhìn nhận TTHCCT thông qua hậu quả pháp lý mà nó mang lại Theo Đạo luật Sherman 1980 của Hoa Kỳ: “Mọi hợp đồng,

dù liên kết dưới hình thức độc quyền hoặc theo phương thức khác mà nhằm hạn chế trao đổi hoặc thương mại giữa các bang với nhau hoặc với các quốc gia khác, đều bị coi là bất hợp pháp.”21 Hay theo Luật Bảo vệ cạnh tranh 1994 của Thổ Nhĩ Kỳ:

“Mọi thoả thuận, hành vi cấu kết của các doanh nghiệp, các quyết định và hành vi của các hiệp hội doanh nghiệp có tác động hoặc ảnh hưởng gây kìm hãm, bóp méo hoặc HCCT trên thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều là bất hợp pháp và bị nghiêm cấm.”22 Tại Việt Nam, TTHCCT cũng không được luật hoá thành một định nghĩa pháp lý cho đến khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực Căn cứ theo khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018: “TTHCCT là hành vi

19 Xem khoản 2, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018

20 Hằng Nga (2009), tlđd, tr 5

21 The Sherman Act 1980, Section 01

“Every contract, combination in the form of trust or otherwise, or conspiracy, in restraint of trade or commerce among the several States, or with foreign nations, is declared to be illegal”

22 The Act on the Protection of Competition (The Act No 4054), Article 4

“Agreements and concerted practices between undertakings, and decisions and practices of associations of undertakings which have as their object or effect or likely effect the prevention, distortion or restriction of competition directly or indirectly in a particular market for goods or services are illegal and prohibited ”

Trang 22

thoả thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT.” Như vậy, xét về bản chất, TTHCCT là hành vi được tạo lập dựa trên

sự thống nhất ý chí của các bên gây tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế TTHCCT có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

Thứ nhất, TTHCCT là sự liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động độc lập

với nhau, đây thường là các thoả thuận ngầm để tránh khỏi sự kiểm soát của pháp luật và thông qua đó các doanh nghiệp từ vị thế là “đối thủ” của nhau trở thành “đối tác” để cùng hành động hướng đến lợi ích chung Sự liên kết của các doanh nghiệp không chỉ tạo thành một khối liên minh kinh tế lớn mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường mà còn tạo nên rào cản thị trường khiến các doanh nghiệp nằm ngoài thoả thuận không thể tự do kinh doanh

Thứ hai, TTHCCT gây ra hậu quả bất lợi cho nền kinh tế Theo đó, các

doanh nghiệp tham gia TTHCCT sẽ có khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, tạo nên rào cản để các doanh nghiệp khác không có cơ hội cạnh tranh Dần dần các doanh nghiệp trong thoả thuận càng lớn mạnh, tính cạnh tranh bị triệt tiêu, nhóm doanh nghiệp này trở nên độc quyền, họ có thể thoải mái kinh doanh theo cách họ mong muốn Lúc này, người tiêu dùng là đối tượng chịu nhiều bất lợi nhất khi họ không có nhiều sự lựa chọn và có thể phải cam chịu bất kì mức giá nào mà doanh nghiệp áp đặt Có thể nói thị trường độc quyền là hậu quả tiêu cực nhất mà TTHCCT mang lại cho nền kinh tế

Luật Cạnh Tranh 2018 đã liệt kê cụ thể các TTHCCT.23 Để tránh trường hợp pháp luật không thể dự liệu hết tất cả các TTHCCT có thể xảy ra nên Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung thêm quy định tại khoản 11 Điều 11.24 Như vậy, TTHCCT nào nằm ngoài những hành vi được luật liệt kê nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT thì vẫn chịu sự điều chỉnh của PLCT Quy định này của Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng và bao quát hơn so với Luật Cạnh tranh 2004

23 Điều 11, Luật Cạnh tranh 2018

24 Khoản 11, Điều 11, Luật Cạnh Tranh 2018

“11 Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”

Trang 23

1.2.1.2 Tiêu chí xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh

TTHCCT về cơ bản mang những đặc điểm chung của nhóm hành vi HCCT Tuy nhiên, TTCHCT có những đặc điểm riêng để phân biệt với những hành vi khác Theo đó, để xác định một TTHCCT, cần dựa trên những tiêu chí sau:

Thứ nhất, TTHCCT diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động độc lập Theo

Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp được định nghĩa bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh.25 Cách nhìn nhận này của Luật Cạnh tranh 2018 có sự khác biệt với Luật Doanh nghiệp 2020, theo quy định của Luật Doanh nghiệp “Doanh nghiệp là

tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”26 Như vậy, theo PLCT, TTHCCT có thể được diễn ra giữa những cá nhân kinh doanh độc lập mà không chỉ giới hạn trong phạm vi các tổ chức kinh tế

TTHCCT thường được tạo lập bởi hai nhóm chủ thể Nhóm thứ nhất gồm những doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trên thị trường, họ liên kết lại với nhau nhằm mục đích triệt tiêu cạnh tranh, tạo nên sức mạnh thị trường để loại bỏ đối thủ, hướng đến độc quyền nhóm Nhóm thứ hai gồm những doanh nghiệp nhỏ, họ tiến đến TTHCCT để gia tăng sức mạnh và khả năng chống chọi trước những doanh nghiệp lớn đang chiếm ưu thế trên thị trường Nhìn chung, dù là nhóm chủ thể nào thì mục đích tiến đến TTHCCT của các doanh nghiệp đều để gia tăng sức mạnh trên thị trường

Thứ hai, TTHCCT là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp

Sự thống nhất ở đây được hiểu là sự thống nhất về mặt ý chí giữa các bên tham gia thoả thuận Cần phân biệt sự thống nhất ý chí và sự thống nhất mục đích của các doanh nghiệp khi tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh.27 Các doanh nghiệp tham gia TTHCCT có thể không thống nhất về mục đích, chẳng hạn như hai doanh nghiệp A, B cùng TTHCCT nhưng mục đích của A là để mở rộng thị trường còn

25 Khoản 1, Điều 2, Luật Cạnh tranh 2018

26 Khoản 10, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020

27 Trần phương thảo (2015), Pháp luật về kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền

thương mại ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 9

Trang 24

mục đích của B nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, họ phải thống nhất với nhau về mặt ý chí, và sự thống nhất này dẫn đến họ cùng hành động

Thông thường, để tránh sự điều chỉnh của pháp luật, TTHCCT là các giao kết ngầm Dấu hiệu rõ rệt nhất để có thể xác định một TTHCCT là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải bất kỳ hành động nào giống nhau giữa các doanh nghiệp đều được xem là TTHCT mà cần phải xem xét liệu những hành động đó có gây tác động HCCT hay không Thực tế cho thấy, TTHCCT rất đa dạng, đôi khi chỉ thông qua một cuộc gặp gỡ, một cái “gật đầu” các bên đã có thể cùng nhau hành động dẫn đến tình trạng triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường Vậy nên, để xác định được hình thức cụ thể của TTHCCT là một điều khó khăn Bên cạnh đó, vì sự “muôn hình vạn trạng” của các TTHCCT nên cơ quan có thẩm quyền rất khó trong việc xác định TTHCCT và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp tham gia TTHCCT

Thứ ba, tuy PLCT đặt ra giới hạn điều chỉnh đối với TTHCCT nhưng không

phải bất kỳ TTHCCT nào cũng bị cấm Đơn cử như những thoả thuận của các doanh nghiệp nhỏ với mục đích gia tăng sức mạnh trên thị trường, thoát khỏi sự kìm hãm, lấn ép của các doanh nghiệp lớn, thoả thuận với mục đích phát triển khoa học công nghệ, Như vậy, những TTHCCT không làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường thì pháp luật không cấm Điều này cũng tương tự với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Căn cứ Luật Bảo vệ cạnh tranh 1994 của Thổ Nhĩ Kỹ: “Mọi thoả thuận, hành vi cấu kết của các doanh nghiệp, các quyết định và hành

vi của các hiệp hội doanh nghiệp có tác động hoặc ảnh hưởng gây kìm hãm, bóp méo hoặc HCCT trên thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều là bất hợp pháp và bị nghiêm cấm.28 Hoặc theo Điều 81 Hiệp ước Cộng đồng châu Âu: “Tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của các hiệp hội doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các Quốc gia Thành

28 The Act on the Protection of Competition (The Act No 4054), Article 4

Trang 25

viên hoặc có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh trong thị trường chung đều bị cấm.”29

Theo Điều 11, Luật Cạnh tranh 2018, không phải tất cả các TTHCCT đều

bị cấm tuyệt đối Khác với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 không tiếp cận kiểm soát TTHCCT chỉ dựa vào tiêu chí thị phần mà kiểm soát trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động HCCT đáng kể của hành vi.30 Theo Luật Cạnh tranh 2018, các TTHCCT gây ra hậu quả bất lợi cho nền kinh tế sẽ bị cấm tuyệt đối mà không kể các yếu tố như cùng thị trường liên quan hoặc hậu quả gây tác động, có khả năng gây tác động HCCT Theo đó, các thoả thuận bị cấm tuyệt đối bao gồm các thoả thuận tại khoản 4,5,6, Điều 11 Luật Cạnh Tranh 2018.31 Đây

là những thoả thuận gây ra hậu quả phản cạnh tranh nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến thị trường nên mặc nhiên là hành vi vi phạm pháp luật mà không cần chứng minh tác động do hành vi gây ra Các TTHCCT còn lại sẽ bị cấm có điều kiện.32Ngoài ra, đối với những TTHCCT không bị cấm tuyệt đối và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, PLCT cũng đưa ra những điều kiện để xem xét miễn trừ đối với các thoả thuận này.33

29 The EC treaty, Article 81

“The following shall be prohibited as incompatible with the common market: all agreements between undertakings, decisions by associations of undertakings and concerted practices which may affect trade between Member States and which have as their object or effect the prevention, restriction or distortion of competition within the common market, and in particular those which:

(a) directly or indirectly fix purchase or selling prices or any other trading conditions;

(b) limit or control production, markets, technical development, or investment;

(c) share markets or sources of supply;

(d) apply dissimilar conditions to equivalent transactions with other trading parties, thereby placing them at a competitive disadvantage;

(e) make the conclusion of contracts subject to acceptance by the other parties of supplementary obligations which,

by their nature or according to commercial usage, have no connection with the subject of such contracts.”

30 Trần Thị Phương Liên (2020), Thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang bị cấm tuyệt đối theo Luật

Cạnh tranh Việt Nam hiện hành, Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoc học và ứng dụng công

nghệ, số 17, tháng 7 năm 2020, < ngang-bi-cam-tuyet-doi-theo-luat-canh-tranh-viet-nam-hien-hanh-74508.htm> Truy cập ngày [18/12/2021]

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thoa-thuan-han-che-canh-tranh-theo-chieu-31 Điều 11, Luật Cạnh tranh 2018

“ (4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

(5) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (6) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.”

32 Điều 12, Luật Cạnh tranh 2018

33 Điều 14, Luật Cạnh tranh 2018

Trang 26

Bởi lẽ, các thương nhân đều có quyền tự do kinh doanh và khi gia nhập vào thị trường thì nhu cầu liên kết kinh doanh là tất yếu để giúp doanh nghiệp phát triển

ổn định và bền vững TTHCCT có thể làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng khía cạnh khác có thể giúp hình thành nên những liên minh kinh tế hỗ trợ nhau cùng phát triển Mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh riêng nên khi tham gia TTHCCT các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau về trình độ chuyên môn góp phần cho hoạt động kinh doanh trở nên thuận lợi hơn Vậy nên, đối với những TTHCCT không gây hậu quả phản cạnh tranh, mang lại lợi ích cho kinh

tế - xã hội, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên thị trường thì việc pháp luật đặt ra những điều kiện để xem xét miễn trừ là điều hợp lý

1.2.2 Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng NQTM được xem là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của quan hệ NQTM Khác với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,34 pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa nào về hợp đồng NQTM mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng này.35 Cũng giống như các hợp đồng thương mại khác, hợp đồng NQTM

là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ NQTM làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ, cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.36 Hợp đồng NQTM cũng bao gồm các điều khoản chung như các hợp đồng thương mại thông thường Tuy nhiên, vì mang những đặc trưng riêng biệt như đã phân tích ở nên hợp đồng NQTM có tồn tại những điều khoản

“đặc biệt” mang tính HCCT (TTHCCT) Hậu quả của những thoả thuận này không chỉ triệt tiêu tính cạnh tranh trong phạm vi hệ thống nhượng quyền mà còn gây tác

34 Bộ luật dân sự Nga và Bộ quy tắc về hoạt động nhượng quyền thương mại của Australia quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Xem thêm tại:

Trần Thị Hồng Thuý (2012), Tlđd, tr 13 và Trần Tiến Quang (2017), Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp

đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,

trang 17-18

35 Điều 285, Luật Thương mại 2005

36 Trần Tiến Quang (2017), tlđd, tr 18-19

Trang 27

động cản trở cạnh tranh đối với những doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống TTHCCT trong hoạt động NQTM có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một giai đoạn của chu trình sản xuất (Thoả thuận ngang) và giữa các doanh nghiệp kinh doanh nằm ở các giai đoạn khác nhau trong chu trình sản xuất (Thoả thuận dọc).37

Dựa trên tư cách của các bên trong quan hệ nhượng quyền, TTHCCT diễn ra giữa các bên trong quan hệ NQTM có thể phát sinh trong các trường hợp sau:

Trường hợp một, trong hình thức NQTM phân phối, đây là trường hợp BNhQ

được phân phối các sản phẩm gắn nhãn hiệu của BNQ tại cửa hiệu gắn tên thương mại hoặc biểu tượng của BNQ, BNhQ phải tuyệt đối trung thành và tôn trọng lợi ích của BNhQ.38 Theo đó, trường hợp này có thể tồn tại hai hình thức TTHCCT tùy theo tư cách chủ thể của các bên Nếu xét góc độ BNQ là nhà sản xuất và BNhQ là nhà phân phối thì đây được xem là thoả thuận dọc Nếu nhìn nhận cả BNQ và BNhQ đều là nhà phân phối vì họ đều cung ứng sản phẩm đến với người tiêu dùng thì đây là thoả thuận ngang

Trường hợp hai, trong hình thức NQTM sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ,

đây là hình thức BNhQ được quyền sản xuất sản phẩm/hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng quy chuẩn do BNQ quy định và được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, biểu tượng kinh doanh do BNQ làm chủ sở hữu Đối với trường hợp này, TTHCCT

sẽ là thoả thuận ngang giữa các nhà sản xuất với nhau hoặc giữa những nhà phân phối với nhau.39

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào hình thức NQTM phân phối và hình thức NQTM sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ cũng tồn tại độc lập với nhau Có nhiều trường hợp hai hình thức này kết hợp với nhau trong cùng một quan

hệ nhượng quyền Vậy nên, thoả thuận ngang và thoả thuận dọc có thể xuất hiện ở hầu hết các quan hệ NQTM Ngoài ra, dựa trên mục đích mà các bên hướng đến,

37 Nguyễn Thị Tình (2015), tlđd, tr 51

38 jtRSSMA3YA4aIiFAz5ghW10CvyYNS4.> Truy cập ngày [23/12/2021]

<https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/117/538?fbclid=IwAR1ABVsohmzfop6xWonpUU8GGHvf-39 Nguyễn Thị Tình (2015) , tlđd, tr 52

Trang 28

TTHCCT được thể hiện dưới dạng: thoả thuận ấn định giá bán sản phẩm/hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận phân phối, cung ứng độc quyền; thoả thuận mua bán

cả gói; thoả thuận phân chia thị trường kinh doanh; thoả thuận không cạnh tranh giữa các BNhQ trong hệ thống;…

Như đã phân tích, NQTM là một hoạt động thương mại đặc biệt, đây là mô hình kinh doanh mang tính hệ thống, yêu cầu BNhQ phải tuyệt đối tôn trọng và tuân theo những tiêu chuẩn mà BNQ đặt ra Bởi lẽ BNhQ kinh doanh bằng cách sử dụng

“quyền thương mại” mà BNQ đã sáng tạo ra nên nếu BNhQ không tuân thủ theo những yêu cầu của BNQ thì hệ thống nhượng quyền sẽ khó mà trụ vững Từ những phân tích, TTHCCT trong hợp đồng NQTM bao gồm những đặc trưng pháp lý:

Thứ nhất, mục đích của các bên hướng đến khi tham gia TTHCCT nhằm hạn

chế hoặc triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các bên trong cùng hệ thống NQTM để duy trì tính đồng bộ, bản sắc của hệ thống nhượng quyền Chẳng hạn như các bên thoả thuận ấn định giá bản sản phẩm, cung ứng dịch vụ để đảm bảo tính thống nhất toàn

hệ thống, mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm giá cả giống nhau dù lựa chọn bất kì cửa hàng/cơ sở nào trong hệ thống

Thứ hai, Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên

Hợp Quốc quy định hình thức của TTHCCT có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, chính thức hoặc không chính thức Luật Cạnh tranh của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới không đề cập đến hình thức biểu hiện của TTHCCT mà chỉ xác định các thoả thuận đó gây ra hậu quả HCCT.40 Thông thường, TTHCCT là ngầm định

để tránh sự kiểm soát của pháp luật Tuy nhiên, trong hoạt động NQTM, TTHCCT thường được thể hiện bằng văn bản ghi nhận dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng NQTM Điều này làm cho thoả thuận giữa các bên minh bạch, rõ ràng và giúp

cho Nhà nước dễ dàng trong việc quản lý các thoả thuận này

40 Trần Tiến Quang (2017), tlđd, tr 31

Trang 29

1.3 Khái quát về pháp luật kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Liên kết kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận là quyền tự do của các thương nhân Pháp luật sẽ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nếu hành vi trên thị trường của các doanh nghiệp không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của những chủ thể khác Vậy nên, một khi sự liên kết của các doanh nghiệp tạo ra khả năng xâm hại lợi ích của các doanh nghiệp khác, gây tác động xấu đến người tiêu dùng và thị trường thì cần thiết có sự xuất hiện của pháp luật để ngăn chặn và trừng phạt.41

NQTM được xem là một hình thức liên kết kinh doanh giữa BNQ và BNhQ, tuy nhiên các bên trong hợp đồng NQTM có xu hướng thiết lập các điều khoản mang tính chất HCCT để kìm hãm lẫn nhau và các đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn như điều khoản yêu cầu BNhQ chỉ được mua nguyên vật liệu từ một bên được BNQ chỉ định hoặc BNQ không được NQTM cho đối tác khác trong khu vực địa lý đã thoả thuận với BNhQ Những thoả thuận đã làm mất đi tính cạnh tranh tự nhiên và

có nguy cơ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường liên quan

Với đặc thù của hoạt động NQTM là duy trì sự đồng bộ trong cả hệ thống nhượng quyền, nếu pháp luật kiểm soát một cách cứng nhắc, triệt tiêu đi các TTHCCT trong hợp đồng NQTM thì chắc hẳn hoạt động thương mại này sẽ không thể phát triển Bởi lẽ, không một doanh nghiệp nào muốn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của mình cho người khác sử dụng mà không có biện pháp nào để kiểm soát Ngược lại, BNhQ cũng không dám mạo hiểm đầu tư vào một mô hình kinh doanh không thể tạo nên dấu ấn riêng để thu hút khách hàng mà không có một sự đảm bảo nào Vậy nên, điều cấp thiết là pháp luật cần ghi nhận những điều khoản dù mang

41 Hằng Nga (2009), tlđd, tr 63

Trang 30

tính phản cạnh tranh nhưng bảo vệ được quyền lợi của các bên trong hợp đồng NQTM và duy trì được những giá trị kinh tế do hoạt động NQTM đem lại

1.3.2 Xây dựng pháp luật điều chỉnh thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 chỉ đặt ra những quy định để điều chỉnh, kiểm soát chung cho các TTHCCT mà chưa có quy định điều chỉnh TTHCCT trong từng lĩnh vực nhất định Chẳng hạn như Luật Cạnh tranh không quy định rõ ràng cơ chế điều chỉnh TTHCCT trong hoạt động NQTM Vậy nên, với những quy định chung thì Luật Cạnh tranh hiện hành khó có thể điều chỉnh các TTHCCT trong hợp đồng NQTM hợp lý và hiệu quả

Bên cạnh đó, pháp luật thương mại quy định hoạt động NQTM cũng tương đối khái quát Theo đó, Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh hoạt động NQTM chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ giữa hoạt động thương mại này và các lĩnh vực khác có liên quan Có thể thấy, việc không có quy định riêng để điều chỉnh TTHCCT trong hoạt động NQTM gây ra một số khó khăn khi áp dụng pháp luật và điều này cũng khiến cho quá trình hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam diễn ra chậm hơn

Về bản chất hoạt động NQTM, sự tồn tại của các điều khoản mang tính chất TTHCCT trong hợp đồng NQTM là khách quan và tất yếu Những điều khoản này

là “đòn bẩy” để phát triển hoạt động NQTM, tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo phương thức NQTM Tuy nhiên, chính điều này vô hình chung đã tạo nên sự xung đột với PLCT Theo thống kê hiện nay, NQTM là hoạt động thương mại mang lại giá trị kinh tế cao, ở các quốc gia có hình thức nhượng quyền phát triển, mức đóng góp của hoạt động NQTM vào GDP từ 5% đến 10% Tại Việt Nam, NQTM cũng tạo nên sự thành công với hàng loạt hệ thống nhượng quyền như Trung Nguyên Coffee, Phở 24, Kinh Do Bakery, Café Cộng,…42 NQTM đem lại nhiều giá trị kinh tế, giúp rút ngắn vòng đời phát triển của một quá

42 <https://nhandan.vn/tin-chung1/phat-trien-nhuong-quyen-thuong-mai-633893/>

Truy cập ngày [24/12/2021]

Trang 31

trình kinh doanh và có khả năng hoàn vốn nhanh chóng Tuy nhiên, NQTM cũng trao cho các bên một số đặc quyền sử dụng TTHCCT, điều này có khả năng dẫn đến HCCT, đi ngược lại với quy định của PLCT Vậy nên, việc so sánh sự chênh lệch giữa lợi ích và hậu quả mà TTHCCT trong hợp đồng NQTM mang lại để đánh giá một TTHCCT có bị ngăn cấm hay không là điều cần thiết và hợp lý

Pháp luật nhiều quốc gia trên thế giời đã đặt ra quy định để điều chỉnh TTHCCT trong hợp đồng NQTM Thông qua nhiều vụ tranh chấp liên quan đến

NQTM điển hình như Continental T.V., Inc v GTE Sylvania, Inc; Pronuptia de

Paris GmbH v Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis, pháp luật các quốc gia như

Mỹ, EU, đã đúc kết được các quy định để kiểm soát và điều chỉnh TTHCCT trong hợp đồng NQTM Theo pháp luật Hoa Kỳ, để xác định một TTHCCT bị cấm phải dựa vào nguyên tắc hợp lý (rule of reason) Theo nguyên tắc hợp lý, Toà án phải kiểm tra cả tác động tích cực và tiêu cực của một thoả thuận trước khi xác định liệu thoả thuận đó có vi phạm Luật Chống độc quyền43 hay không Toà án phải xem xét các yếu tố như mục đích kinh doanh của thoả thuận, sức mạnh thị trường của các bên liên quan, tính cạnh tranh trong thị trường liên quan và các hoàn cảnh thị trường khác trước khi đưa ra kết luận.44 Nguyên tắc hợp lý là sự “nỗ lực” của Toà án Tối

cao Hoa Kỳ, được khẳng định chính thức vào năm 1911 trong vụ án Standard Oil.45

Và sau đó, trong án lệ Nothern Pacific Railway Company, Toà án Hoa Kỳ đã đưa ra

cách xác định những TTHCCT mặc nhiên bị cấm mà không cần áp dụng theo nguyên tắc hợp lý: (i) gây tác động nghiêm trọng đến cạnh tranh và (ii) không có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại.46 Đây còn được gọi là nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (ill legal per se) Như vậy, đối với những TTHCCT thoả mãn hai điều kiện trên thì Toà án tuyên là vi phạm mà không cần tiến hành các bước điều tra, phân tích không cần thiết

Trang 32

Trong án lệ Pronuptia,47 án lệ đầu tiên liên quan đến hợp đồng NQTM mà Toà

án Tư pháp Châu Âu48 xem xét dưới góc độ cạnh tranh, án lệ này đã tạo nên cơ sở

để pháp luật Cộng đồng chung Châu Âu quy định ranh giới nhất định nhằm phân biệt giữa những thoả thuận hợp pháp và những thoả thuận bị PLCT ngăn cấm.49Đồng thời thông qua án lệ này, Toà án Tư pháp Châu Âu cũng đưa ra một số trường hợp miễn trừ đối với TTHCCT trong hoạt động NQTM để duy trì tính đặc trưng, bản sắc và sự uy tín của hệ thống nhượng quyền Những thoả thuận này bao gồm: độc quyền khu vực kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh, giới hạn khách hàng… Bên cạnh đó, pháp luật Châu Âu cũng ban hành Nghị định số 2790/199950 để đưa ra các quy định điều chỉnh đối với các TTHCCT trong hợp đồng NQTM Pháp luật Châu Âu đã dựa trên yếu tố như bối cảnh kinh tế, pháp lý khi xác lập thoả thuận và

sự tác động của thoả thuận đó đến tình hình thương mại để xác định TTHCCT đó có

bị cấm hay không

Cần xác định rằng bảo vệ thị trường cạnh tranh là tiền đề quan trọng nhưng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị kinh tế tiềm năng mà hoạt động NQTM mang lại Vậy nên, pháp luật Việt Nam cần chú trọng xây dựng quy định pháp luật

để điều chỉnh TTHCCT trong NQTM nhằm bảo vệ các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới nhượng quyền, bảo vệ người tiêu dùng và hướng đến hội nhập với pháp luật quốc tế

1.3.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Hiện nay, các công phụ pháp lý để điều chỉnh TTHCT trong hợp đồng NQTM theo pháp luật Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, hợp đồng NQTM về cơ bản là một hợp đồng thương mại TTHCCT

tồn tại dưới dạng các điều khoản trong hợp đồng NQTM để giúp các bên duy trì

47 Pronuptia de Paris GmbH v Pronuptia de Paris Irmgard Schillgallis [1986] EUECJ R-161/84 (28 January 1986)

48 Treaty establishing a European Economic Community (EEC) (1957), Article 177

49 Trần Thị Hồng Thuý (2012), tlđd, tr 38

50 Commission Regulation (EC) No 2790/1999 of 22 December 1999 on application of Article 81 (3) of the Treaty

to categories of vertical agreements and concerted practices

Trang 33

tính đồng nhất trong hệ thống nhượng quyền Vậy nên, hợp đồng NQTM chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại, cụ thể như Luật Thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP,51 Nghị định 120/2021/NĐ-CP,52 Thông tư 09/2006/TT-BTM,53…

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng NQTM là quyền thương mại Quyền thương

mại được xem là quyền sở hữu trí tuệ của BNQ và được pháp luật bảo hộ Vậy nên, khi BNQ chuyển giao quyền thương mại cho BNhQ thì cần phải tuân theo pháp luật

sở hữu trí tuệ và BNhQ phải sử dụng quyền thương mại theo đúng quy định pháp luật Như vậy, pháp luật điều chỉnh hợp đồng NQTM không thể tách rời pháp luật

sở hữu trí tuệ

Thứ ba, hợp đồng NQTM chịu sự điều chỉnh của PLCT vì tồn tại các điều

khoản có tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT PLCT được xem là công

cụ chính trong phạm vi bài nghiên cứu này Theo đó, PLCT gián tiếp điều chỉnh hợp đồng NQTM và qua đó điều chỉnh trực tiếp các TTHCCT hợp đồng này Cũng giống như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, PLCT là công cụ pháp lý để xác định giới hạn các TTHCCT được phép và bị cấm trong hợp đồng nhượng quyền Đồng thời, PLCT cũng đặt ra các chế tài, hình thức xử lý vi phạm, thủ tục xử

lý hành vi vi phạm đối với các chủ thể thực hiện TTHCCT gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh

Để đặt ra các ngoại lệ cần thiết đối với các TTHCCT, tại khoản 3 Điều 81 Hiệp ước Châu Âu đã quy định các trường hợp miễn trừ nếu các TTHCCT: (i) Góp phần cải thiện sản xuất, phân phối hàng hoá, thúc đẩy phát triển kỹ thuật, kinh tế đồng thời cho phép người tiêu dùng được hưởng lợi ích đã đạt được; (ii) Không áp đặt cho các doanh nghiệp có liên quan những hạn chế không cần thiết để đạt được

Trang 34

mục đích (i); (iii) Không mang lại cho các doanh nghiệp khả năng loại bỏ cạnh tranh đáng kể đối với các sản phẩm có liên quan.54

Dựa trên khoản 3 Điều 81 của Hiệp ước Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu đã ban hành Nghị quyết số 4087/88 quy định các TTHCCT được phép sử dụng trong hợp đồng NQTM Theo đó, thoả thuận quy định BNhQ độc quyền sử dụng quyền thương mại trong phạm vi nhất định; yêu cầu BNhQ không được tìm kiếm khách hàng hoặc hạn chế bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ ra khỏi phạm vi thoả thuận; hoặc áp đặt điều kiện BNhQ không được trao đổi mua bán với đối thủ cạnh tranh

mà chỉ được buôn bán, cung ứng cho người tiêu dùng và các bên trong cùng hệ thống; BNhQ chỉ được mua hàng hoá từ BNQ hoặc từ nhà cung cấp mà BNQ chỉ định nằm trong danh sách được miễn trừ.55 Đây đều là những điều khoản cần thiết

để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của BNQ, duy trì hình ảnh, bản sắc và uy tín của mạng lưới nhượng quyền Vậy nên, những thoả thuận này dù mang tính HCCT nhưng vẫn được pháp luật Châu Âu cho phép các bên trong hợp đồng NQTM được thoả thuận Đến năm 1999, Uỷ ban Châu Âu tiếp tục ban hành Nghị quyết số 2790/9956, Nghị quyết này đã ghi nhận những quy định hợp lý trong việc xác định TTHCCT được miễn trừ trong hợp đồng NQTM đã được quy định tại Nghị quyết số 4087/88

Tuy nhiên, cần phải xác định rằng, không phải TTHCCT nào nhằm mục đích bảo vệ hệ thống NQTM đều được pháp luật cho phép một cách tuyệt đối Chẳng hạn như một TTHCCT yêu cầu BNhQ không được mua nguyên liệu từ bất kì nhà

54 The EC Treaty, Clause 3, Article 81

“The provisions of paragraph 1 may, however, be declared inapplicable in the case of:

- any agreement or category of agreements between undertakings;

- any decision or category of decisions by associations of undertakings;

- any concerted practice or category of concerted practices,

which contributes to improving the production or distribution of goods or to promoting technical or economic progress, while allowing consumers a fair share of the resulting benefit, and which does not:

(a) impose on the undertakings concerned restrictions which are not indispensable to the attainment of these objectives;

(b) afford such undertakings the possibility of eliminating competition in respect of a substantial part of the products in question”

55 Article 2 of Commission Regulation (EEC) No 4087/88 of 30 November 1988 on the application of Article 85 (3) of the treaty to categories of franchise agreements

56 Commission Regulation (EC) No 2790/1999 of 22 December 1999 on application of Article 81 (3) of the Treaty

to categories of vertical agreements and concerted practices

Trang 35

cung cấp nào khác nếu không được sự đồng ý của BNQ trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì khá vô lý Bởi lẽ, dù đây là điều khoản để đảm bảo được hình ảnh thương hiệu cho hệ thống nhưng lại không mang lại giá trị kinh tế cho BNhQ Giả sử trong trường hợp BNQ không có nguồn nguyên liệu đủ để cung cấp cho BNhQ thì hoạt động kinh doanh của BNhQ có khả năng bị đình trệ Điều khoản này đã tạo áp lực cho BNhQ và khiến cho hoạt động kinh doanh của BNhQ không đạt hiệu quả Vậy nên, việc đặt ra miễn trừ đối với các TTHCCT là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của BNQ nhưng pháp luật cần có các quy định chặt chẽ để xem xét liệu TTHCCT cạnh tranh nào được áp dụng ngoại lệ?

So với pháp luật cạnh tranh của Mỹ, Châu Âu thì PLCT của Việt Nam còn khá cứng nhắc, hành lang pháp lý còn tương đối hẹp và chưa thể đáp ứng được tình hình phát triển của hoạt động NQTM Bởi lẽ, để tìm kiếm được lợi nhuận ở mức cao nhất, các doanh nghiệp sẽ lợi dụng sự điều chỉnh chung của PLCT để thiết lập các TTHCCT trong hợp đồng NQTM, gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh Vậy nên, nhìn tổng quan, so với PLCT của các quốc gia trên thế giới thì PLCT hiện hành của Việt Nam vẫn chưa thể điều chỉnh và kiểm soát các TTHCCT trong hợp đồng NQTM hiệu quả

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương 1, bài nghiên cứu đã phân tích bản chất của hoạt động NQTM và TTHCCT trong hợp đồng nhượng quyền Từ đó, thấy được sự cần thiết trong việc xây dựng pháp luật để kiểm soát các TTHCCT trong hợp đồng NQTM Đồng thời, cần phải xây dựng PLCT trong mối tương quan với hoạt động nhượng NQTM để đảm bảo hoạt động NQTM phát triển và không gây kìm hãm, triệt tiêu cạnh tranh, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế

Ngày đăng: 28/12/2024, 10:33

w