1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

121 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tác giả Mai Quang Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tri Quang Hùng
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 34,41 MB

Nội dung

Các yếu tố sắp theo thứ tự giảm dần về mức độ tác động như sau: Được tuyêntruyền và hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; Các vật dụng, xe chuyêndụng để thu gom chất thải rắn s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

RRR

MAI QUANG THAO

ĐÁNH GIA HIỆN TRẠNG VA DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN

LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TREN DIA BAN

THI XA PHU MY, TINH BA RIA - VUNG TAU

LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LY TÀI NGUYEN VA MOI TRUONG

Thanh phố Hồ Chi Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

RRR

MAI QUANG THAO

ĐÁNH GIA HIEN TRANG VA DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN

LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TREN DIA BAN

THI XA PHU MY, TINH BA RIA - VUNG TAU

Chuyên ngành : Quan lý Tài nguyên va Môi trường

Trang 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG VA DE XUẤT GIẢI PHAP QUAN

LY CHAT THAI RAN SINH HOAT TREN DIA BAN

THI XA PHU MY, TINH BA RIA - VUNG TAU

MAI QUANG THAO

Hội đồng cham luận văn:

1 Chủ tịch: PGS.TS LE QUOC TUẦN

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2.Thưký: TS NGUYEN THỊ HUYEN

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phan biện 1: TS ĐỖ XUAN HONG

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

4 Phản biện 2: TS PHAN THI PHAM

Trường Đại Học Lạc Hong

5 Uy viên: PGS.TS BUI XUAN AN

Trường Dai Hoc Hoa Sen

Trang 4

Thang 9 năm 2020, theo học Cao học ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi

Trường tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: 95 Trương Văn Hải, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố

Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0977372345.

Email: mquangthao@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên

MAI QUANG THẢO

Trang 6

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các anh

chị học viên lớp Cao học Quản lý Tài nguyên và Môi trường khóa 2020, ban giám

đốc và công nhân viên Công ty Cô phan đầu tư Môi trường Phú Mỹ Xanh, ban giám

đốc và công nhân viên Công ty cổ phần dịch vụ Môi trường Mỹ Xuân đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong thời giandài học tập, thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

MAI QUANG THẢO

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải

ran sinh hoạt trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tinh Bà Rịa - Ving Tàu” được thực hiện

từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 07 năm 2023 nhằm đánh giá thực trạng và các yếu

tố ảnh hưởng đến quản lý CTRSH hộ gia đình, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại thị xã Phú Mỹ Trong quá trình

nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ

cấp, phương pháp khảo sát khối lượng, thành phần CTRSH của hộ gia đình, phươngpháp phân tích đữ liệu và dự báo Kết quả thu được như sau:

Khối lượng CTRSH phát sinh tại Thị xã Phú Mỹ trung bình khoảng 0,706

kg/người/ngày Thị xã Phú Mỹ với số dân 222.496 người (năm 2022), do vậy khốilượng CTRSH hộ gia đình toàn Thị xã Phú Mỹ khoảng 157,082 tan/ngay Dự báo đến

năm 2030 dân số Thị xã Phú Mỹ đạt 242.271 người, tổng lượng rác thải sinh hoạt tại

Thị xã Phú Mỹ là 314,95 tan/ngay

Các yếu tố sắp theo thứ tự giảm dần về mức độ tác động như sau: Được tuyêntruyền và hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; Các vật dụng, xe chuyêndụng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiên đại, đáp ứng được yêu cầu thu gom;Khung giờ thu gom rác và tần suất thu gom là hợp lý; Nhân lực thu gom chất thải rắnsinh hoạt đáp ứng được yêu cầu công việc; Mức phí môi trường cho việc thu gom và

xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp lý Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhânviên thu gom được sắp xếm theo thứ tự giảm dần về mức độ tác động: Phương thức

xử lý CTRSH hiện đại; Thu nhập đáp ứng được nhu cầu đời sống gia đình và tươngxứng với đóng góp công việc; Các vật dụng, xe chuyên dụng đề thu gom chất thải rắnsinh hoạt đầy đủ; Nhân lực thu gom chất thải ran sinh hoạt đáp ứng được yêu caucông việc.

Dé tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chat thải ran sinh hoạt:

Giải pháp nâng cao nhận thức người dân; Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống thu

gom, vận chuyên CTRSH; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chat thải ran sinhhoạt.

Trang 8

The study "Evaluating the current situation and proposing solutions for

domestic solid waste management in Phu My town, Ba Ria-Vung Tau province" was

carried out from February 2023 to July 2023 in order to assess the current situation and factors affecting household solid waste management, thereby proposing solutions

to improve the efficiency of household solid waste management in the city Phu My

commune In the process of researching the topic, methods of secondary data

collection, primary data collection, volume survey method, household solid waste

composition, data analysis and forecasting methods are used The following results are obtained:

The average volume of MSW generated in Phu My Town is 0,706 kg/person/day Phu My town has a population of 222.496 people (in 2022), so the

volume of household solid waste in Phu My town is about 157.082 tons/day It is forecasted that by 2030, the population of Phu My Town will reach 242.271 people, the total amount of domestic waste in Phu My Town will be 314,95 tons/day.

The factors in descending order of impact are as follows: To be propagated

and guided on classification of daily-life solid waste; Specialized equipment and

vehicles for modern daily-life solid waste collection, meeting the collection

requirements; The time frame for garbage collection and the frequency of collection

is reasonable; Human resources to collect daily-life solid waste meet job

requirements; The environmental fee for the collection and treatment of domestic

solid waste is reasonable Factors affecting the satisfaction of collectors are arranged

in descending order of impact level: Modern solid waste treatment methods; Income

that meets the needs of family life and is commensurate with work contributions;

Specialized equipment and vehicles for the collection of daily-life solid waste are adequate; Human resources to collect daily-life solid waste meet job requirements.

The study proposes solutions to improve the efficiency of household solid waste management: Solutions to raise people's awareness; Solutions to improve the

quality of the solid waste collection and treatment system; Improve the efficiency of

State management of domestic solid waste.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

ee 1

LÝ HON CA TAI sescscsnsassawenneseonesencsecsemssnsnensun nee SE315S0888SSESIAS-EISSGESBERSEEE2430/00210 655% S0810939/48508839 ul LOI Cam GOAN ill

LOL GÁI Of ác: 6416116155 06556138 16803ESE-IAVESSEESGSSSESAIL4483/38/7613GSSSSESSS.ĐXSHEEESGESSHESXET.SGESSEHĐS8.20300E1 1V

Ev HH non H ng tên nen ienbo0bnrarordvpssozoiitsfbrnmiifesdke VPRS EU CC scocicis ts Resists BO ea leita iets i ethan illo VI

I0! VI

Danh mục các chữ viết tắt - + 2x2 1 11E1215111121211212111121111112111121111 211111 xe X

T4nh SÁCH GặoC DẤHcsssrnosiisoierrtgss0E103200180600003003SEL5EESSEENRGSSESBGERSESVESSWSESESSSE0208803 5580958278 XI

Danh sách các hình s10 12211121 2211011 101111 15101040011 61 6042344146118 14 001004 k0 XINCT | a gtczsuiestoeksikseizieisgetioiis.gtodigfriozfazsiEnsntivfibsndigiEhiocoiödizbruof2terEirgiicgocöi22g22nEuEzziSiZc |0015808/9)/619)0.)0757 5 4

Vallis, Gor SOAS TW AM se i:ei:c62200SDEEGETRGISE-IERDSGIEER-SSESESIES SHSS03308/E105388g8:82L2S08T003J4000084 4

1.1.1 Chất thai ran sinh hoạt - ©222¿-22522222222+2222 E22 41.1.2 Quản lý chất thải ran sinh hoạt hộ gia đình -2- 2 2222 >zzE+zx+zzzxz+2 91.2 Tình hình quan lý chat thải ran sinh hoạt trên thế giới, trong nước 135" 7 5 1312225: TONS NWO 6 gnonescya16<ueb3g0áyg8039E38019028ĐiAB3804G503/40846.0/g89gi-)i880g80-lig9g-3006i:8810130/S/AN/EkS: ons 171.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thé giới và trong nước 19

1.3.1 Các nghiên cứu trên thé giới -22©2++22++22++2E++EE+zEE+eEErzrxrerxrerrree 19

1,3.2 Các riphiên cứu TONE TOC sosseccsesesgikid11311150131554644 535 0461356381580NGG4158801383641806E 201.4 Tông quan địa bàn nghiên cứu -2- 2 2+ 5s22E+2E+2E22E22E22E2E22E22E2222222eze 221.4.1 Didu kin tur 1n 221.4.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thi xã Phú Mỹ - 25Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 302a] l\01/đWf8 TỈEHISH CU suseseisoiibtiiobseE48590530510009463288MSE0G8GS838033030GG0S:SSSQGDGIRGSSGLG09S388808g8 30

Trang 10

2.1.1 Đánh giá thực trạng quản lý chat thải ran sinh hoạt hộ gia đình 30

2.1.2 Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến việc quản lý CTRSH hộ gia đình 30

2.1.3 Dự báo tình hình phát thải chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình đến năm

a ee ee a a ee 302.1.4 Dé xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quan lý chat thải rắn sinh hoạt

HO: G18 GAN san nang gõ an H6i89350142130163613938355E4G32468154E38530L84I884658Đ1385S128SSE3554S34388E8 30

Pu (oi s0 00 40:0 0 302.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp -2¿52¿5252+2++zx+zxzzzzxzzez 31

2.2.2 Phuong pháp khảo sát khối lượng, thành phan CTRSH của hộ gia đình 32

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - 2-2 +2+2z+2z+zE+zE+zzzzxzxzzez ä3

2.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ‹ :- :.-cii-sscc 2210262662180 0212 2016055 146840116588 36 36 22.5 Phos DHậẬP (dự DA OitssszttostnoisyitcicditibitblBitilsgaianeddiosptddisiityigfgiipguiigiiiagiisbsiofl 42

Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN 22 222222E+2E+2E22E22E2ZEzEzzzezez 443.1 Đánh giá thực trạng quản lý chất thải ran sinh hoạt hộ gia đình 443.1.1 Đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình 44

3.1.2 Tình hình phân loại va thu gom CTRSH hộ gia đình - - 45

TL L1 [0 ceseereereseresdtesteenotoioisxitnggsffixoieftbyigsrosgrgftosyggse 49

3.1.4 Quản lý Nhà nước về CTRSH - 2: 2¿22222E22E2EE22E22E+2EE22E222E2E2zzxee 52

3.1.5 Dự báo tình hình phát thải chất thải ran sinh hoạt hộ gia đình đến năm

X01 | 573.2 Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến việc quản lý CTRSH hộ gia dinh 59

3.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân 59

3.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đơn vị thu

gom và vận chuyền CTRSH -2-22- 2 ©2+22++EE2E+£EEEEEE2EE2EE2EE2EErrxrrrrees 65

3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qua quản ly chat thải rắn sinh hoạt hộ

AEM al eee ee ee 08 71

3.3.2 Giải pháp đối với đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH 25¿ 733.3.3 Nâng cao hiệu quả quan lý Nhà nước về chat thải rắn sinh hoạt 74

Trang 11

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ TÀI LIEU THAM KHẢO -©22+232EEESEE2EEEEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrreePHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

TỪ VIẾT TẮT TIENG VIỆT TIENG ANH

ASEAN Dong Nam A

BOD Nhu cau oxy sinh hoc Biological Oxygen

DemandCTR Chat thai ran

CTRSH Chat thai ran sinh hoat

COD Nhu cau oxy hóa học Chemical Oxygen

Demand

DITN Diện tích tự nhiên

IES Quỹ Đổi mới công nghệ - bền

vững môi trường EPA cơ quan bảo vệ môi trường

EPD Cơ quan Bảo vệ Môi trường

Hong KôngFEHD Cục vệ sinh Thực phẩm &

Môi trườngPCD Phòng kiểm soát ô nhiễm Pollution Control

Department WRMD Phong quản ly tainguyén va The Waste and Resource

chat thai Management

Department

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG BANG TRANG

Bang 1.1 Thanh phan chất thải rắn sinh hoạt 2-22 ©222252222++22+z2S+z2Sc+2 6

Bảng 1.2 Lượng chat thải ran phát sinh ở một số nước trên thế giới (2015) 14

Bảng 1.3 Diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính xã, phường trực thuộc ee Oh ee ae 23 Bang 1.4 Ty trọng các ngành trong giai đoạn 2018 - 2020 -<- 26 Bảng 2.1 Các nội dung nghiên cứu tương ứng với các phương pháp nghiên CU GUO SỬ QUIS: sess 5x66445:1656006162 02161335658 9584385630 553 3488S83839538i55934E038383301530043285140888 31 Bang 2.2 Phân bố dân sé các xã, phường thị xã Phú Mỹ năm 2022 33

Bang 2.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về quan lý CUR SH seers eer erie tm etme eee: 37 Bang 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên làm việc tại đơn vị thu gom, vận chuyên CTRSH . -2- 52552552: 38 Bang 2.5 Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị 43

Bảng 3.1 Tình hình phát sinh chat thải rắn sinh hoạt hộ gia đình - 44

Bang 3.2 Trang thiết bị phục vụ thu gom trong địa bàn thị xã Phú Mỹ 49

Bang 3.3 Mức phí dịch vụ thu gom CTRSH tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 55

Bảng 3.4 Dự báo dân số và khối lượng CTRSH hộ gia đình phát sinh tại Thị Xã PHÙ Mi tonisttsiSiSG0550GG2XEIHIGRSGSESMSGÍGBfQiV0g0590S-22N303BSSHIQGBGISXENSQGSSGSHGG4Gi59380g0/30388 58 Bảng 3.5 Mức hài lòng của hộ gia đình về dịch vụ thu gom, vận chuyển COTES KỈ-,sxsssxgieeendesggss23280883380n5g8g40i00640101.0.438030168943602ggo68E kiaulikEiissuagblrolieogjsusslu360nggnig 59 Bang 3.6 Kiểm định phương sai của sai số không đổi . -2 52 - 61

THỊ TP ng sip6szbgntssbsblsisbgpdetadxbsDssgtasSaratbrobjtegitisfsaydsiitbeqgiileysasitsaadsitasgadsgududsoaoaai 61 Bang 3.7 Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình -2-2-+ 63

Bảng 3.8 Mức hài lòng về công việc của nhân viên Công ty CP DV MT Mỹ Xuân và Công ty CP ĐT Môi Trường Phú Mỹ Xanh - - 66

Bang 3.9 Kiểm định phương sai của sai số không đổi 2-5252 552 67 Bang 3.10 Kết qua phân tích hồi quy đa biến của mô hình -2- 2-52 69 Bang 3.11 Mức hài lòng về quản lý CTRSH của cán bộ quản lý Nhà nước 71

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 1.1 Sơ đồ nguồn phát sinh CTRSH - 2-22 ©22222222Sz+2E++2SzzE2zzz2ze2 5

Hình 1.2 Anh hưởng của CTRSH đến môi trường va sức khoẻ con người 8

Hình 1.3 Bản đồ hành chính thị xã Phú Mỹ 2- 22 522S22E22E22z2222zzzse2 24 Hình 3.1 Mô hình tô chức quản lý của Công ty CP DT Môi Trường Phú Mỹ PS PP oe ese eee eee ee eee eee eee 46 Hình 3.2 Mô hình tổ chức quản ly của Công ty CP DV MT Mỹ Xuân 46

Hình 3.3 Quy trình thu gom CTRSH tại Thị xã Phú Mỹ - - 48

Hình 3.4 Quy trình xử lý rác thải tại khu XLCT TT Tóc Tiên - - 51

Hình 3.5 Co cau tô chức Nha nước về quản lý chất thai ran sinh hoạt 53 Hình 3.6 Biểu đồ tần số của phan dư chuẩn hóa -. 2-22 ©22222222z2zz+>s2 62

Hình 3.7 Biểu đồ tan số của phần dư chuẩn hóa -. 22 2¿522z22s22zz52+2 68

Trang 15

MỞ DAU

Đặt van đề

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sốlượng và quy mô ngày càng tăng của các ngành công nghiệp sản xuất và sự hìnhthành của các khu dân cư dày đặc đang thúc đây nhu cầu về hàng hóa, vật liệu vànăng lượng tiêu dùng Sự gia tăng này đã tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất,kinh doanh, dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng, tích cực đóng góp vào sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, song song với sự phát triển theo

chiều sâu này, một lượng lớn chất thải, đặc biệt là chất thải rắn như chất thải sinhhoạt, công nghiệp, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và chất thải nguy hạiđang được thải ra môi trường.

Thực tế, mặc dù có nhiều tiến bộ và nỗ lực trong công tác quản lý và xử lýchat thải nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chung Hiện mới có khoảng 70 - 85%lượng rác thải đô thị được thu gom và đưa đến các bãi chôn lấp tập trung, lượng rácthải còn lại chưa được xử lý hợp vệ sinh Công nghệ xử lý chất thải tiên tiến đã vàđang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, việc triển khaithực hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn Công nghệ xử lý rác thải tại Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu hiện chủ yếu là chôn lap hợp vệ sinh Việc phân loại rác dé tai sử dung chỉđang được thí điểm để thực hiện, chưa được cộng đồng quan tâm, còn nhiều bất cập,nhất là quản lý, xử lý chất thải có các thành phần nguy hại

Thị xã Phú Mỹ nằm doc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng

60 km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng

20 km Thị xã có diện tích tự nhiên là 333,84 km?, dân số năm 2022 là 222.496 người.Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn tập trung các Khu công nghiệp, Khu chế xuất

Song song với quá trình đó, khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày tương đối

Trang 16

lớn khoảng 157,082 tan/ngay chat thải ran sinh hoạt Tình trang xả rác bừa bãi vẫn

còn ton tai, rác thải chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ tái sử dụng, tái chế đối vớichất thải rắn sinh hoạt còn quá thấp, phương tiện thu gom chưa phù hợp với thựctrạng Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả để ngăn ngừa vàgiảm thiểu chat thải ran sinh hoạt Tăng cường công tác thu gom, vận chuyên phủhợp với tình hình thực tế, triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn Tăng cường

tái sử dụng và tái chế chất thải ran sinh hoạt trên dia ban thi xã nói riêng, tinh Bà Rịa

- Vũng Tau nói chung (Phong TN — MT thị xã Phú Mỹ, 2022).

Hiện nay, tình hình khủng hoảng năng lượng và sự cạn kiệt nguồn tài nguyênhóa thạch đang thúc đây các nghiên cứu về năng lượng tái tạo mới Giải quyết cácvan đề môi trường do chat thải gây ra, giảm các bãi chôn lấp, giảm phát thải khímêtan, giảm ô nhiễm chéo từ các bãi chôn lap và đáp ứng đáng ké nhu cầu năng lượngxanh Mặt khác, sự bất cập trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn

thị xã chủ yếu trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ khâu thu gom, vận

chuyên, phân loại và xử lý Với mong muốn đưa ra những giải pháp thiết thực, cụthể, phù hợp với đặc điểm của địa bàn thị xã để nâng cao hiệu quả quản lý tông hợp

chất thải rắn sinh hoạt Do đó, Tôi chọn thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề

xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh BàRia - Vũng Tau”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng quản lý chat thải ran sinh hoạt hộ gia đình và các yếu tốảnh hưởng đến quản lý CTRSH hộ gia đình, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - VũngTau.

Trang 17

- Dự báo khối lượng chất thải rắn đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại thị xã Phú Mỹ

Người dân, nhân viên thu gom và cán bộ quản lý Nhà nước.

Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Dia bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Ria - Vũng Tau,

trong đó, tâp trung khảo sát các hộ dân tại xã Châu Pha và phường Mỹ Xuân.

- Phạm vi về thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp được thu thập năm

2022 và dự báo đến năm 2030 Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 02 đến tháng 03năm 2023.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 18

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra định nghĩa

về chất thải như sau: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.

Chất thải rắn

Chat thải ran là chất thải 6 thé rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Chất thải rắn bao gồm chất thải

rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)

Chất thải rắn sinh hoạt

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015

của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số38/2015/NĐ-CP) thì chất thải rắn sinh hoạt được định nghĩa như sau:

“Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinhtrong sinh hoạt thường ngày của con người”.

Vậy, Chat thải ran sinh hoạt là chat thải ran phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộgia đình, noi công cộng Chat thai ran sinh hoạt sinh ra từ hoạt động hàng ngày của conngười từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhàhàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các

cơ quan nhà nước Chat thai ran sinh hoạt thông thường được ké đến như thực phẩm duthừa hoặc quá hạn sử dụng, gạch ngói, đất đá, gỗ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chấtdẻo, nilon các loại cành cây, lá cây, vải, giây, rom ra, xác động vat

Trang 19

1.1.1.2 Nguồn gốc, phân loại và thành phần

Nguồn gốc

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của cácngành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tănglên, cùng với đó là lượng chat thải ran sinh hoạt của các hoạt động này cũng gia tăng

Chat thải rắn sinh hoạt được thải ra từ mọi hoạt động sống hằng ngày cũng nhưsinh hoạt trong đời sống xã hội, trong đó lượng chất thải chiếm khối lượng lớn chủyêu ở các nguôn sau:

Cơ quan,

Hồ cia dink Tiatetiig bye

Hộ SX - KD :

dịch vụ

Khu vực Bệnh viện, cơ sở y

công cộng tÊ

Hoạt động Nhà máy, xí nghiệp,

xây dựng cơ sở SX kinh

gia đình.

Trang 20

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loạitheo nhiều cách, có thể phân loại chất thải rắn như sau:

- Theo thành phần hóa học và vật lý: Phân loại theo các thành phần hữu cơ, vô

cơ, cháy được, không cháy được, kim loại.

- Theo mức độ nguy hại: Phân loại thành rác thải nguy hại và rác thải không nguy hại.

- Chất thải răn có thê tái chế, tái sử dụng bao gồm các loại rác thải như giấy,

ni lông, kim loại, Đây là loại chất thải có thể tái sử dụng lại hoặc tái chế thành sảnphâm mới dem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao

Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt còn được phân loại theo nguồn gốc phát sinh,

cụ thê như chất thải rắn sinh hoạt từ khu dân cư, chất thải rắn sinh hoạt từ chợ, cơquan, trường học, khu công cộng (Nguyễn Văn Phước, 2018)

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chat thai rắn sinh hoạt được thé hiện cụ thẻ tại bảng 1.1:

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

STT Thành phần Thành phần cụ thể Khối lượng Phần

chính CTRSH CTRSH (Kg/người/ngày) trăm (%)

1 Rac tái chế Giây; Kim loại; Nhựa 0,068 9,88

v4 Sách, báo, tạp chí và các

Giấy vat liệu giấy khác ung Lm

Kim loại Lon sai, ion ahem hop 0,001 0,15

: kim các loại

Nhwa Chai nhựa, bao nilon, các 0,044 6.40

, loại khác

Ề Rác thải hữu Thức ăn thừa, rau trái, các 0,534 77,62

cơ chât hữu cơ khác

3 Rác thải nguy Pin, acqui, son, bénh 0,004 0,58

Trang 21

Qua bảng 1.1 cho thấy CTRSH có 4 thành phần chính, trong mỗi thành phần

chính gồm nhiều loại rác thải khác nhau

1.1.1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến con người và môi trường

Tác động tiềm ân của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng đượcbắt nguồn chủ yếu từ hoạt động thu gom, xử lý, quản lý CTRSH chưa hiệu quả vớitần suất thu gom và thời gian thu gom không hợp lý, làm ùn ứ CTRSH Tại nhiều

thành phố ở các nước đang phát triển phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng vềmôi trường và rủi ro về sức khoẻ do những tác động tiêu cực của CTRSH Vấn đề

này sẽ được cụ thé hóa qua phân tích cụ thể dudi đây

Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước

Sự phân hủy CTRSH thành các hóa chat câu thành là nguồn gây ô nhiễm môitrường tại địa phương, ở các nước đang phát triển, vấn đề này càng trở nên đặc biệtnghiêm trọng khi rat ít bãi chôn lắp đáp ứng các tiêu chuan môi trường do điều kiện

ngân sách hạn chế Tại các bãi chứa rác thải, CTRSH đặc biệt là chất thải hữu cơ

trong môi trường nước sẽ bị phân hủy Nước có trong rác sẽ kết hợp với các nguồnkhác như nước mưa, nước ngầm dé hình thành nước ri rác Nước rỉ rác trong bãi rác

sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyên cácchất ô nhiễm ra môi trường xung quanh Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rỉrác rất cao Đối với bãi rác thông thường, các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu và gây ô

nhiễm tầng nước ngầm, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tầng nướcnày được sử dụng cho sinh hoạt Ngoài ra, chất ô nhiễm này còn có khả năng di

chuyền theo chiều ngang, gây ô nhiễm nước mặt (Nguyễn Thanh Liêm, 2010)

Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất tạo rasản pham trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng, với một lượng nước thải

và nước rỉ rác vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy chấtnày trở thành chất ít ô nhiễm hoặc không gây ô nhiễm Nhưng với một lượng rác thải

quá lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch, môi trường đất sẽ bị quá tải và ô nhiễm Các

chat ô nhiễm này cùng với kim loại nặng và các chat độc hai sẽ theo nước trong dat

Trang 22

ngắm vào nguồn nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước này (Thắng và cộng sự,

2019).

Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí

Mối quan tâm lớn nhất khi xem xét ảnh hưởng của CTRSH đến môi trườngkhông khí là việc giải phóng khí khi phân hủy rác thải, CTRSH thường có một phầnbay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí Một số chất thải có khả năng thănghoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác thải dễphân hủy (như thực pham, trái cây hỏng) trong điều kiện nhiệt độ và độ âm thích hợp

sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo thành mùi hôi, tác động xấu đến môi trường đôthi, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người (Giusti, 2009).

Ảnh hướng của chat thải rắn sinh hoạt đô thị đến sức khỏe con ngườiTác động tiềm ân của CTRSH đến sức khỏe con người được bắt nguồn từthành phần phức tạp của CTRSH, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia

súc tạo điều kiện cho sinh vật, muỗi, chuột, ruồi sinh sản, lây lan mam bệnh cho con

người.

Môi trường không khí

|

Chất thải rắn

sinh hoạt đô thị

Nước mặt Nước ngâm MT đất

Trang 23

Rui ro hang đầu về sức khoẻ trực tiếp liên quan đến các công nhân làm việc

trong lĩnh vực thu gom và vận chuyền CTRSH, việc phơi nhiễm trực tiếp chat thải cóthé gây ra các bệnh truyền nhiễm và mãn tính cho công nhân Rui ro tiếp theo liên

quan đến các cư dân sống gần bãi xử lý rác (Aatamila, 2010) Các nghiên cứu do

Yongsi (2008) thực hiện cho thấy việc tiếp xúc với chat thải trong bãi rác có thé ảnhhưởng đến sức khoẻ con người, trong đó trẻ em là những người dé bị tốn thương nhất

Chất thải độc hại không kiểm soát từ các ngành công nghiệp trộn lẫn với rác thải đô

thị tạo ra những nguy cơ tiềm ân đối với sức khoẻ Đặc biệt, rác thải hữu cơ tạo ramối đe doa nghiêm trọng, vì chúng lên men, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa các vi khuẩn gây bệnh Rui ro cuối cùng là ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏecộng đồng dân cư, đây là những ảnh hưởng gián tiếp và phát sinh từ việc sinh ra cácvéc tơ bệnh, chủ yếu là ruồi và chuột (Nguyễn Đình Hương, 2017)

1.1.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình

1.1.2.1 Các khái niệm

Thu gom

Thu gom CTRSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói va lưu giữ tam

thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhànước có thầm quyền chấp thuận (Nguyễn Văn Phước, 2018)

Trang 24

Chôn lấp

Chôn lắp CTRSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầucủa tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lắp CTRSH hợp vệ sinh (Nguyễn Văn Phước,

2018).

Quản lý chat thải ran sinh hoạt

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là sự kết hợp kiểm soát toàn bộ hoạt động từkhi phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyền, xử lý, tái chế, tái sử dụng bằng nhữngbiện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa những hậu quả nguy hiém của chat thải rắn sinhhoạt đối với môi trường va sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹthuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả cácvan đề môi trường liên quan (Trần Hiếu Nhuệ, 2011)

1.1.2.2 Chủ thể thực hiện và công cụ quản lý chất thải ran sinh hoạt

Chủ thể thực hiện

Cũng giống như hoạt động quản lý chất thải nói chung, chất thải nguy hại hay

chất thải y tế nói riêng, quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện bởi hai nhómchủ thể là nhà nước và tổ chức, cá nhân

Nhà nước thực hiện quản lý chất thai ran sinh hoạt thông qua hoạt động củacác cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đây là hệ thống cơ quan được tổ

chức từ Trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện

và giám sát thực hiện các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các tổ chức,

cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra Không chủthể nào có thể đảm nhiệm được vai trò này tốt hơn Nhà nước, với quyền lực và sứcmạnh cưỡng chế của nó Cùng với Nhà nước, quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn được

thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân trong xã hội, đó là các chủ nguồn thải, chủ thu

gom, chủ xử lý chất thải ran sinh hoạt, cộng đồng dân cư Nhóm chủ thé nay thựchiện quản lý chat thải ran sinh hoạt thông qua việc áp dụng các biện pháp dé giảmthiểu chất thải rắn sinh hoạt, phân loại, thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt,hay giám sát việc thực hiện quản lý chat thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải, Hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng phụ thuộc không nhỏ vào mức độ và

Trang 25

khả năng thực hiện các hoạt động quan ly của nhóm chủ thé này (Hoàng Kim Co,2011).

Tóm lại, chủ thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Cơ quan Nhà nướcthực thi pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, người xả thải chất thải rắn sinhhoạt, đơn vị, cá nhân, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyên và xử lý chất thải rắnsinh hoạt.

Công cụ

Công cụ quản lý CTRSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản

lý môi trường của nhà nước, các tô chức khoa học và sản xuất, mỗi một công cụ cómột chức năng và phạm vi tac động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau Công cụquản lý CTRSH có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc tế, luật quốcgia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các

ngành kinh tế, văn bản quy phạm pháp luật tại các địa phương

- Các công cụ kinh tế gồm: các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền củahoạt động sản xuất kinh doanh, các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền

kinh tế thị trường

Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước

về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bó chất 6 nhiễmtrong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,

giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ

thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triểnnhư thế nào (Nguyễn Văn Phước, 2018)

1.1.2.3 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều thay đôi tích cực so với Luật bảo vệmôi trường năm 2014, theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cu thể vềquản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), gồm 6 điều cụ thé về các nội dung: Phânloại, lưu giữ, chuyên giao: Điểm tập kết, trạm trung chuyên; Thu gom, vận chuyển;

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Chi phí thu gom, vận chuyền, xử lý; Xử lý ô nhiễm, cải

Trang 26

tạo môi trường bãi chôn lap nhằm thúc đây người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH

phát sinh tại nguồn Đồng thời, quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, UBND cáccấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH Một sỐđiểm mới cụ thể như sau:

(1) Phân loại, lưu giữ, chuyển giao:

Phân loại theo nguyên tắc chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chấtthải thực phẩm; CTRSH khác

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thựchiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyền giao chocác tô chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thải thực phẩm có thể được sử

dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt saukhi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lý như sau: Khuyến khích tận dụng tối đa

chất thải thực phẩm đề làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ; Chất thải rắn có

khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyền giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, táichế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyên; Chat thải thực phâm nếu khôngđược tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ phải được chuyền

giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền chat thải rắn sinh hoạt; Chat thai

rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyên giaocho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt

(2) Thu gom, vận chuyển

Cơ sở thu gom, vận chuyền chat thải ran sinh hoạt có trách nhiệm phối hợpvới Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xácđịnh thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bốrộng rãi Đồng thời có quyền từ chối thu gom, vận chuyên chất thải rắn sinh hoạt của

hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thôngbáo cho cơ quan có thâm quyền dé kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ

trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo

quy định.

Trang 27

(3) Chi phi thu gom, vận chuyển, xử ly

Chat thải rắn có khả năng tái sử dung, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ

hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả gia dịch vụ thugom, vận chuyền và xử lý Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thảithực phẩm nếu không được phân loại thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyên

và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chỉ tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thé đối với dịch vụ thu gom,vận chuyền và xử lý chất thai ran sinh hoạt; quy định cụ thé hình thức và mức kinhphí hộ gia đình, cá nhân phải chỉ trả cho công tác thu gom, vận chuyên và xử lý chấtthải ran sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.1.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới, trong nước

1.2.1 Trên thế giới

Nguồn phát sinh

Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển kinh tế và bùng nô dân số diễn ra

mạnh mẽ, tình trạng lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng gây ô nhiễm môitrường sống đã trở thành van đề lớn của hau hết các nước trên thế giới Kết quả thống

kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) cho hay từ năm 1980 - 1997,

tỷ lệ rác thải ở thành phố trong các nước thành viên OECD đã tăng 40% và dự báolượng rác thải tính theo bình quân đầu người có thê tăng lên mức 500 đến 640kg/năm

vào năm 2020 Theo các chuyên gia của OECD, lượng rác thải trên thế giới có thể

tăng từ 770 triệu tân hiện nay lên đến 2 tỷ tắn vào năm 2020 Lượng chất thải rắn phátsinh của một sô nước trên thê giới được thê hiện ở bảng sau:

Trang 28

Bảng 1.2 Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới (2015)

STT Tên nước Chất thải rắn (kg/người/ngày)

(Nguon: Ngô Mai Thanh, 2018)

Nhìn chung, lượng rác thai sinh hoạt ở mỗi nước trên thé giới là khác nhau,

phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước

đó Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầungười Theo số liệu trên, Mỹ là nước có lượng rác thải ra theo đầu người cao nhất 2,5

kg/người/ngày Đối với các nước như Singapore, Hồng Kông, Đức lượng rác thải ra

trung bình xấp xi 0,87 kg/người/ngày Các nước dang phát triển có khối lượng phátsinh theo đầu người thấp hơn dao động từ 0,5 - 0,6 kg/người/ngày

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa

các nước Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60 - 70% ở Trung Quốc; chiếm 78% ởHồng Kông; 48% ở Philippin và 37% ở Nhật Bản, và chiếm 80% ở Việt Nam Theođánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25 - 35%chat thai sinh hoạt trong toàn bộ dong chat thải rắn đô thị (Ngô Mai Thanh, 2018)

Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải cho thấy:

Tại Anh lượng rác thải phát sinh ra khoảng 307 triệu tân/năm Trong đó, 60%

số này được chôn lấp, 34% được tái chế và 6% được thiêu đốt Cũng theo thống kê ởđây lượng rác thải thực phẩm của hộ gia đình khoảng khoảng 6,7 triệu tắn/năm, như

Trang 29

vậy trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg/năm hay 5,3 kg/tuần (Ngô Mai Thanh,

2018).

Tại Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đóphan lớn là rác công nghiệp (397 triệu tan) Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lap, trên 36% được đưa đến các nhà máy dé tái chế

Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác Với rác thải

sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, gópphần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khâu phân bón (Ngô Mai Thanh, 2018)

Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác Rác ở Singapore được phânloại tại nguồn Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại cácnhà máy dé tái chế Khoảng 41% (7.000 tan) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác dé

đốt thành tro, nhiệt năng tạo ra được sử dụng dé chạy phát điện cung cấp điện cho

3% hộ dân (Ngô Mai Thanh, 2018).

Ở Nga, mỗi người bình quân thải vào môi trường 300kg rác thải sinh

hoạt/người/năm Vi vậy, trung bình một năm nước này thải vào môi trường khoảng

50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tan/nam (Ngô Mai Thanh, 2018)

Các đô thi của Chau A mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tan chất thải ran

đô thị Đến năm 2029, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tan/ngay (Ngô MaiThanh, 2018).

Như vậy, với tinh hình phat triển kinh tế ngày càng cao thì lượng rac phát sinhtrên thế giới đang ngày càng nhiều và chủ yếu tăng nhanh ở các nước phát triển Mặc

dù các nước này đã dùng nhiều biện pháp dé hạn chế rác thai phát sinh, thu hồi nguyên

liệu nhưng lượng rác thải phát sinh cũng đang trở thành mối quan tâm của chínhquyền và nhân dân các nước

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các nước trên thế giới

* Nhật Bản

Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và chovào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủytỉnh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân

vi sinh Các loại rác còn lại: giây, vải, thủy tinh, kim loại, đêu được đưa đên cơ sở

Trang 30

tái chế hàng hóa Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong

một dòng nước có thôi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách

triệt dé Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô

nhiễm Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hèrất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa (Nguyễn Văn Phước, 2018)

* Pháp

Tại Pháp, quy định người xả thải chất thải sinh hoạt phải đựng các vật liệu,

nguyên liệu riêng biệt dé tao diéu kiện dé dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu

thành phần Theo đó đã có các quyết định cắm các cách xử lý chung cho tất cả CTRSH

mà phải phân loại và xử lý CTRSH theo từng nhóm riêng biệt, cụ thể đối với nhómCTR hữu cư, CTR nguy hai và CTR thông thường cần có phương pháp xử lý khácnhau Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhập khâu hạn chế nhậpkhẩu sử dụng các vật liệu tái chế có nguy cơ ô nhiễm môi trường Tuy nhiên cần phải

tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của các doanh nghiệp khi áp dụng

các yêu cầu này (Trần Thị Hương, 2008)

* Singapore

Đây là nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thé giới Dé có được

kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu gom và xử lý đồng thời xây dựngmột hệ thông luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn.Rac thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon Các chat thải có thétái chế được, được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa

về nhà máy khác dé thiêu hủy Ở Singapore có 2 thành phần chính gồm cơ quan Môitrường quốc gia và các đơn vị, doanh nghiệp thu gom CTRSH tham gia vào thu gom

và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhânchuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công ty này đều đượccấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học côngnghệ và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyếnkhích tự thu gom va vận chuyên rác thải cho các hộ dân vào các công ty Chang hạn,đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla

Trang 31

Singapore/thang, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 déla

Singapore/tháng (Trần Thị Hương, 2008)

Qua nghiên cứu tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số quốc giatrên thé giới, dé tài rút ra các kinh nghiệm về quản lý chat thải rắn sinh hoạt như sau:

Kinh nghiệm về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, kinh

nghiệm trong xã hội hóa quản lý chất thải và sự tham gia của cộng động trong công

tác bảo vệ môi trường; kinh nghiệm xây dựng mô hình đô thị sinh thái, đô thị bềnvững, từ chiến lược phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

1.2.2 Trong nước

Nguồn phát sinh

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2017 - 2022 tiếp tục

gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2010 - 2017 Theo số liệu

thống kê được trong các năm từ 2010 đến 2017, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ởcác đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tan/ngay (năm 2010); 26.224 tan/ ngày(năm 2017) tăng trung bình 10% mỗi năm Đến năm 2022, khối lượng chất thải rắnsinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tan/ngay Chi tính riêng tại thành phố Ha

Nội và TP Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 6.420

tan/ngay và 6.739 tan/ngay (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2022)

Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực

công cộng (đường phó, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên

cứu, trường học ) Chất thải rắn sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54

-77%, chat thải có thé tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%

Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao chất hữu cơ, chủyếu là từ thực phẩm thai, chất thải làm vườn và phan lớn đều là chất thải hữu co dé

phân hủy (ty lệ các thành phan dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chat thai sinh hoạt

gia đình ở nông thôn) Về cơ bản, lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thônphụ thuộc vào mật độ dân cư và nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhìn chung, khuvực đồng bằng có lượng phát sinh chat thải ran sinh hoạt cao hơn khu vực miền núi;dân cư khu vực có mức tiêu dùng cao thì lượng rác thải sinh hoạt cũng cao hơn Năm

2018, khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh khoảng 31.000 tấn chất thải rắn sinh

Trang 32

hoạt mỗi ngày Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực này có nhiều

bat cập (Ngô Mai Thanh, 2018)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong nước

Tại Việt Nam, hầu hết các thành phó đã thành lập các công ty môi trường đô

thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải, nhưng hiệu quả còn kém, chỉ đạt từ 60

đến 90% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn Trừ lượng rác đã được

thu gom xử lý, vẫn còn một khối lượng lớn rác thải bị vứt bỏ bừa bãi xuống sông, hồ,

ao, khu dat trong, làm 6 nhiễm môi trường nghiêm trọng Bên cạnh đó, việc quản ly,

xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị vẫn chưa đạt hiệu quả cao Nhiều nguyênnhân cần kê đến như: đầu tư trang thiết bị và nhân lực cho thu gom còn yếu, chất thảikhông được phân loại, xử lý và các bãi chôn lắp chưa đạt chuẩn, phương thức xử lý

rác chủ yếu van là chôn lap còn phương pháp thiêu đốt chỉ áp dụng cho chất thải y

tế Công tác thu gom và vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt đô thị vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu khi mà lượng chất thải phát sinh không ngừng tăng lên, đây là nguyên

nhân quan trọng gây suy thoái môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị

và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển

chất thải rắn ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm những vẫn bộc

lộ nhiều hạn chế Năng lực quản lý chất thải rắn cả về nhân lực và vật tư đều chưađáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu Bên cạnh đó do nhận

thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng

đồ rác thải bừa bãi van còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còntại các khu vực nội thị Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu

gom lẫn lộn và chuyền đến bãi chôn lap Công việc thu nhặt và phân loại phé thải có

kha năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thựchiện Điều này dẫn đến bỏ xót một khối lượng lớn rác thải còn khả năng tái chế, tái

sử dụng đem lại giá tri cao về kinh tế (Nguyễn Văn Phước, 2018)

Ty lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 72%năm 2003 lên 80% năm 2008 và lên đến 83 - 85 % năm 2010 Đối với khu vực nôngthôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40 - 55% (năm 2003, con số này chỉ đạt 20%).Công tác thu gom, vận chuyên hiện vẫn chưa được tổ chức một cách có hệ thống,

Trang 33

nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại Trong khi đó, công nghệ xử lý CTR

còn nhiều vấn đề bất cập, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, trạm trung chuyền, thu gom

chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục, chưa áp dụng công nghệ

xử lý chất thải đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường vì vậy hiệu quả đạt được chưacao Công tác thu gom hiện vẫn chưa được tô chức một cách có hệ thông, nhất là đối

với chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại Các công trình xử lý CTR còn manh

mun, phân tán theo đơn vi hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, vốn đầu

tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí và ô nhiễm đất (Nguyễn Văn Phước,2018).

Công tác xử ly CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lap với số lượng trung bình là

1 bãi chôn lap/1 đô thị (riêng Hà Nội và TP Hồ Chi Minh, mỗi đô thi có từ 4-5 bãi

chôn lấp/khu xử lý) Trong đó 85% đô thị (từ thi xã trở lên) sử dụng phương pháp

chôn lap chat thải không hợp vệ sinh Thống kê, hiện toàn quốc có 98 bãi chôn lấpchat thải tập trung dang vận hành nhưng chi 16 bãi thải được coi là chôn lap hợp vệsinh (tập trung ở các thành phó lớn) Các bãi chôn lấp chat thải còn lại hầu hết đềuhoạt động cầm chừng, sơ sai Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước được

nghiên cứu như công nghệ SERAPHIN, ANSINH - ASC, và MBT- CD.08 với sản

phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu đã được triển khai

áp dụng tại Nhà may xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây(Hà Nội), nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TT-Huế), nhà máy xử lý rác Đồng Văn(Hà Nam) và bước đầu đã đạt kết quả nhất định (Ngô Mai Thanh, 2018)

1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về quản lý chất thải khá

nhiều, chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về thu gom, xử lý chất thải với tư cách là một

hoạt động kinh tế Hoạt động thu gom, xử lý chất thải rất được coi trọng tại các nướcphát triển, các nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc đề xuất mô hình thu gomchất thải, mà còn đề cập đến các giải pháp xử lý chất thải, trong đó chủ nguồn thải vàcác bên có lợi ích liên quan cũng có thé theo dõi thông tin thu gom và xử lý của từng

lô chất thải nhằm theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình xử lý chất thải ran Nhìn

Trang 34

chung, các nghiên cứu có thé được tập hợp theo bốn khía cạnh nội dung co bản như

sau:

Tai Abuja, thủ đô của Nigeria, hiệu quả của hệ thống quan lý chat thải ran đãđược xem xét và đánh giá Thực trạng quản lý chất thải tại thành phố Abuja gồm có:

Vai trò của các cơ quan chính phủ liên bang, tình hình phát thải và các phương pháp

xử ly tại đây Trên cơ sở báo cáo kiểm toán chat thải ran năm 2004 tại thành phố

Abuja, nghiên cứu này chỉ ra rằng lượng chất thải phát sinh đã tăng lên cả về số lượng

và sự đa dạng trong khi không có sự đầu tư đầy đủ cho các cơ sở thu gom, xử lý vàtiêu hủy chất thải Những vấn đề này phức tạp hơn bởi các yếu tố chính trị, kinh tế

và các yêu tố xã hội Phát sinh chat thải trung bình ở Abuja là 0,55 - 0,58 kg

người/ngày (UN-Habitat, 2010a).

Mohee và cộng sự (2017) đã chi ra thực trạng quản lý chat thải rắn đô thị cực

kỳ hạn chế tại châu Phi thể hiện thông qua tỷ lệ thu gom chất thải tại nhiều thành phốlớn chỉ đạt khoảng 50%; ở khi vực ngoài đô thị, tỷ lệ này còn giảm sâu xuống còn10% Tỷ lệ thu gom chat thải còn thấp cùng với các phương pháp xử lý chat thải ransinh hoạt đô thị chưa được tiễn hành an toàn và đúng đắn là một trong những ton tại

lớn nhất mà nhiều đô thị và các nước đang phát triển gặp phải khi thực hiện quản lý

chất thải rắn đô thị (Mohee và cộng sự, 2017)

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lýCTRSH ở nhiều mức độ khác nhau, có những nghiên cứu đề cập vấn đề này ở mức

độ tổng quát như quản lý môi trường, quản lý chất thải nói chung, hoặc là nhữngnghiên cứu sâu hơn về quản lý chất thải rắn, và cũng có nhiều nghiên cứu đề cập trực

tiếp đến quản lý CTRSH Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chuyên sâu về quản lýCTRSH chủ yếu đề cập và làm rõ thực trạng phát thải, thu gom, xử lý chất thải tạicác địa phương cụ thé mà phan lớn là tại các khu đô thị lớn, dé từ đó đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH

Năm 2017, Nguyễn Đình Hương biên soạn Giáo trình Kinh tế chất thải Theo

đó, chất thải rắn sinh hoạt gồm những chất hữu cơ, các chất vô cơ, chất thải đặc biệt.Thành phan hữu cơ tiêu biểu nhất trong chat thải sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm thừa,

Trang 35

giấy, nhựa, vai, cao su, da, gỗ Thành phần VÔ co gồm thủy tinh, nhôm, sắt, thép, bụi.

Trong tài liệu này, tác giả đã đề cập đến đặc điểm và thành phần chất thải rắn sinh

hoạt; phân loại, thu gom và vận chuyền chất thải rắn sinh hoạt; tái sử dụng, tái chế

chat thải rắn sinh hoạt; xử lý chat thải ran sinh hoạt; chôn lắp chat thải rắn sinh hoạt;quy hoạch và quan lý tong hợp chat thải sinh hoạt ở đô thị

Năm 2018, Ngô Mai Thanh thực hiện nghiên cứu Quản lý chất thải rắn sinh

hoạt đô thị dựa vào cồng đồng: Nghiên cứu điển hình ở thành phố Hà Nội, công trìnhnghiên cứu cũng đề cập đến rất nhiều nội dung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

nhưng ở góc độ là hoạt động bảo vệ môi trường và gắn với nghiên cứu thực trạng tại

thành phố Hà Nội Nghiên cứu này đã phân tích tính bền vững của mô hình quản lýCTRSH dựa vào cộng đồng trên cơ sở 17 tiêu chí thuộc 4 khía cạnh: Kinh tế, xã hội,

môi trường và thể chế quản lý; và đã định lượng tính bền vững của mô hình quản lý

CTRSH dựa vào cộng đồng bằng thử nghiệm tính toán chỉ số tổng hợp bền vững Tức

là nghiên cứu này xem xét thể chế quản lý (trong đó có thê chế quản lý nhà nước) làmột nhân t6 tác động đến tính bền vững của mô hình quản lý CTRSH dựa vào cộngđồng

Bên cạnh đó, Trần Thành Công (năm 2019) đã thực hiện nghiên cứu thực trạng

và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cần Thơ Đề tàinghiên cứu đã phân tích thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địabàn thành phố Can Thơ còn nhiều bat cập, khó khăn, trong đó van dé chi phí dé đầu

tư trang thiết bị cho việc thu gom và xử lý CTRSH là rất lớn Các giải pháp đề tài đưa

ra gồm các giải pháp chính như quản lý CTRSH dựa vào cộng đồng, tăng cường táichế chất thải rắn sinh hoạt

Nhìn chung, các nghiên cứu hiện nay ở trong nước và nước ngoài về quản lýCTRSH, cũng như các nghiên cứu về van đề liên quan như quản lý chất thải chủ yếumới tiếp cận quản lý chất thải rắn từ góc độ là hoạt động bảo vệ môi trường, hoặcnghiên cứu trên cơ sở quản lý kinh tế tài nguyên - môi trường, kinh tế phát triển Cácnghiên cứu tập trung vào các giải pháp dé thực hiện có hiệu quả hoạt động giảm thiểuCTRSH dé phòng ngừa tinh trạng ô nhiễm môi trường Ngoài ra, cũng có nhữngnghiên cứu coi quản lý CTRSH như là một hoạt động kinh tế, tạo ra lợi nhuận Tuy

Trang 36

nhiên, chưa có nghiên cứu nao hiện nay nghiên cứu quản lý CTRSH từ góc độ quan

lý công.

Vậy, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản

lý CTRSH, tuy nhiên trên địa ban Thị xã Phú Mỹ chưa có công trình nghiên cứu nao

về quản lý CTRSH, do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lýchất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được

thực hiện Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu tập trung đánh giá những bất cập trong

công tác quản lý CTRSH bao gồm thu gom, xử lý thông qua việc khảo sát các đốitượng liên quan gồm cơ quan quản lý Nhà nước, người dân, và đơn vị thu gom, vậnchuyền CTRSH, hộ gia đình

1.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Thị xã Phú Mỹ nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tông diệntích tự nhiên 33.383,58ha, có 10 đơn vị hành chính cấp phường, xã, gồm 5 phường:Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Tân Phước, Phước Hòa, Hắc Dịch va 5 xã: Tân Hòa, Tan Hải, SôngXoài, Tóc Tiên, Châu Pha Địa giới hành chính thi xã Phú Mỹ được xác định như sau:Phía Đông giáp huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa; Phía Tây giáp huyện Cần Giờ,thành phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu;Phía Bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (UBND thị xã Phú Mỹ, 2022)

Trang 37

Bảng 1.3 Diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính xã, phường trực thuộc thị xã

Phú Mỹ

TT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Phường Phú Mỹ 3.187,48 9,55

2 — Phường My Xuân 3.893,18 11,66

3 Phường Tân Phước 2.974,63 8,91

4 Phường Phước Hòa 5.467,79 16,38

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Mỹ, 2022)

Bản đồ hành chính thị xã Phú Mỹ được thể hiện qua hình 1.3

Thị xã Phú Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng, thuộc khu vực vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, đầu mối giao thông, giao lưucủa tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trên địa bàn thị xã có tuyến cảng biển

dài 20 km với hàng chục cảng kết nối đi các nước trên thé giới; 10 khu công nghiệp,

cụm công nghiệp, cùng các công trình hạ tang phát triển đồng bộ (UBND thị xã Phú

Mỹ, 2022).

Trang 38

THÀNH PHO VONG TAU

(Nguôn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú My, 2022)Hình 1.3 Bản đồ hành chính thị xã Phú Mỹ

Trang 39

Địa hình

Thị xã Phú Mỹ có địa hình tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho bồ trí sửdụng đất Trên địa bàn thị xã có 3 dạng địa hình chính Địa hình đồi núi thấp là cácngọn đồi, núi thuộc hệ thống các dãy núi Dinh, Thị Vải, Bao Quan, Ông Trịnh

thuộc địa bàn các xã Tóc Tiên, Châu Pha , phường Phước Hòa, phường Phú Mỹ, với

độ cao khoảng 300 - 500m Núi Dinh có độ cao lớn nhất: 518,7m, sau đến các núiSương Mù, Thị Vải, Bao Quan, các núi thấp như núi Con Gà, núi Ông Trịnh Địahình đồng bang là bậc thềm sông có độ cao từ 5 - 10m, có nơi cao 2 - 5m, dọc theocác sông và tạo thành từng giải hẹp có chiều rộng rat thay đôi từ 4 - 5m đến 10 - 15m(UBND thị xã Phú Mỹ, 2022).

Khí hậu

Phú Mỹ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt caođều, quanh năm ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực đoan lớn

về khí hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và bố trí sử dụng đất nói

chung Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng mang đặcthù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: Có cấu trúc đa

dạng về thời tiết mùa; khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió

mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình; diễn thế khí hậu quan hệ với độnglực gió mùa Phú Mỹ có lượng mưa không cao 1.352 mm/năm và phân bố không đều,

hình thành hai mùa trái ngược nhau với mùa mưa và mùa khô (UBND thị xã Phú Mỹ, 2022).

1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phú Mỹ

1.4.2.1 Phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Phú Mỹ liên tục đạt mức cao, giai đoạn 2018

- 2020 đạt 6,28% Cơ cấu kinh tế chuyên biến theo hướng tích cực, có sự chuyền dịchphù hợp với xu thế chung của toàn Tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và thươngmại - dich vụ, giảm dan tỷ trọng ngành nông nghiệp

Co cau kinh tế của thị xã Phú Mỹ năm 2020 như sau:

- Thương mại - Dịch vụ: 63,86%;

Trang 40

- Công nghiệp - xây dựng: 29,62%;

- Nông, lâm - ngư nghiệp: 6,52%;

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến đời sống nhân dân trên địa bàn

được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 bằng 2,54 lần thu nhập bình

quân đầu người cả nước; ty lệ hộ nghèo toan thị xã năm 2020 giảm còn 0,78% (UBNDthị xã Phú Mỹ, 2022).

Bang 1.4 Ty trọng các ngành trong giai đoạn 2018 - 2020

TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tỷ trọng các ngành

nghiép

1.2 Céngnghiép-Xaydung 4172 4991 5763 246 25,0 26.3

1.3 Thuong mai-Dichvu I1683 13876 14993 69,0 695 68,4

(Nguon: UBND thi xã Phú Mỹ, 2020)Nhìn chung, Thị xã Phú Mỹ đã có những bước thay đổi đáng ké về cơ caungành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các ngành phù hợp vớiquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước

Năm 2020, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 19.894.422 tỷ đồng: trong đóthu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.250,529 tỷ đồng, thuế xuất nhậpkhẩu là 13.597,077 tỷ đồng Chi ngân sách địa phương là 1.018,753 tỷ đồng, trong

đó chỉ đầu tư phát triển là 323,409 tỷ đồng Cân đối thu chỉ ngân sách hàng năm tổng

kết dư (UBND thị xã Phú Mỹ, 2022)

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Với sự gắn kết giữa các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển đã tạo nên

động lực phát triển công nghiệp của tỉnh trên địa bàn thị xã Phú Mỹ Tốc độ tăng

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN