1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu xung đột trong quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Biện Pháp Giảm Thiểu Xung Đột Trong Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Ở Huyện Đồng Phú, Tỉnh Bình Phước
Tác giả Phạm Thị Chinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vinh Quy
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 39,59 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểuxung đột trong quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” được thực hiện nhằm đánh giá thự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

Re RRR RE

PHAM THỊ CHINH

ĐÁNH GIÁ HIEN TRANG VA DE XUAT BIEN PHÁP

GIAM THIEU XUNG DOT TRONG QUAN LY VA

SU DUNG DAT DAI O HUYEN DONG PHU,

TINH BINH PHUOC

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN LY TÀI NGUYEN VA MOI TRUONG

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

Trang 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG VÀ ĐÈ XUAT BIEN PHAP GIẢM THIẾU XUNG ĐỘT TRONG QUAN LÝ VÀ

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS NGUYEN THỊ HUYEN

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện 1: TS NGUYÊN THỊ BÍCH PHƯỢNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

4 Phản biện 2: TS PHAM QUANG KHÁNH

Hội Khoa Học Đất

5 Ủy viên: TS NGUYÊN DUY NĂNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Phạm Thị Chinh, sinh ngày 07 tháng 3 năm 1983 tại xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định;

Tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường tại Trường ĐH Đà Lạt năm 2006

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng

Phú, tỉnh Bình Phước.

Tháng 9 năm 2020 theo học Cao học ngành Quản lý TN - MT tại trường Đại

học Nông Lâm thành phó Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: Số 58, đường Trường Chinh, Khu phố Tân An, thị trấn TânPhú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 0977587767

Email: phamthichinh.nd@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

HỌC VIÊN

Phạm Thị Chinh

Trang 6

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Bình Phước; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất,

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký dat dai, Thanh tra huyện Đồng Phú đã giúp đỡ và tạo

điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các anh

chị học viên lớp Cao học Quản lý Tài nguyên và Môi trường khóa 2020 đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong thời

gian dài học tập, thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện luận văn, kiến thức tổng hợp để hoàn thiện luận văncũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên dẫn đến

nhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp, góp ý của quý Thầy cô và các bạn đề luận vănđược hoàn thiện hơn.

Một lân nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Phạm Thị Chinh

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểuxung đột trong quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”

được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng xung đột nhằm tìm ra các biện pháp giảm

thiểu xung đột đã và đang xảy ra trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên địa bànhuyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2022 đến

tháng 06 năm 2023, trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp thu

thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp đánh giá

Qua nghiên cứu đề tài thu được kết quả:

Thực trạng xung đột trong quản lý đất đai huyện Đồng Phú trong công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và cấp giấychứng nhận quyên sử dụng đất Bên cạnh đó, thực trạng xung đột trong sử dụng tàinguyên đất thé hiện qua tranh chấp tranh chấp dat đai, tach thửa đất và chuyên mục

đích sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức

phát sinh xung đột về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, từ đó phátsinh tranh chấp đất đai

Một số biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu xung đột trong quản lý và sử dụngtài nguyên đất trên địa bàn huyện Đồng Phú gồm: Biện pháp giảm thiểu xung độttrong quản lý đất đai: Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất; Đối với công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất; Đối với công tác cấp GCN quyền sử

dụng đất; Biện pháp giảm thiểu xung đột trong sử dụng đất: Đối với tranh chấp đấtđai; Đối với hành vi tách thửa trái phép; Đối với hành vi chuyên mục đích sử dụngđất trái phép

Trang 8

The study "Evaluating the current situation and proposing measures to minimize conflicts in land use and management in Dong Phu district, Binh Phuoc

province" was carried out to assess the current situation of conflicts in order to find

solutions methods to reduce conflicts that have occurred in the management and use

of land resources in Dong Phu district, Binh Phuoc province The project is carried

out from September 2022 to June 2023, in the process of implementation, the topic uses primary and secondary data collection methods, data processing, analysis, and synthesis methods assessment case Through the study, the following results were

obtained:

Conflict situation in land management in Dong Phu district in planning, land

use plan, land recovery, compensation, resettlement support and grant of land use

right certificates In addition, the reality of conflict in the use of land resources is reflected in land disputes, separation of land parcels and change of land use purpose.

In the process of using land, households, individuals and organizations arise conflicts over land use rights and ownership of assets on land, thereby arising land disputes.

Some measures to minimize conflicts in the management and use of land resources in Dong Phu district include: Measures to minimize conflicts in land

management: For land use planning; For the work of compensation, support and

resettlement upon land recovery; For the granting of land use right certificates; Measures to minimize conflicts in land use: For land disputes; For the act of splitting

the left parcel; For the act of illegally changing land use purpose.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

QIU ee 1 LO1 CAM GOAN eee eee 11 LO1 GẮTH OD sáp 1nng 111115831 55163336633136336568338 3858E143183SESLS03384884EG15Đ5598M4E42881EĐBSGESEESESSESEHEC 1V

Chương 1 TONG QUAN VỀ VAN DE NGHIÊN CỨU -2z252+-5 4

1.1 Tổng quan tài nguyên đất và tình hình quản ly, sử dung tài nguyên đất 4LAL cố 41.1.2 Quan lý, sử dụng tài nguyên đất - 2 2222222222E22E22E2Eerxcrrrrrvee 41.1.3 Hệ thống quản lý tài nguyên đất trên thé giới và ở Việt Nam - 51.1.4 Những van đề nảy sinh trong quản lý sử dụng tài nguyên đất 91.2 Tổng quan về xung đột và giải quyết xung đột - -22-©2225z+c5cze 10

1.2.1 Xung đột và các loại hinh/dang xung đột -555-c++c+sxs+ecssess 10

1.2.2 Xung đột trong quan lý và sử dụng tài nguyên đất -¿ 13

1.2.3 Nguyên nhân xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất tại Việt Nam

1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về xung đột trong quản lý và sử dụng tài

nguyên đất - 2¿2222222221222122122112212112112112112211211111111 211211 ca 17

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước về xung đột trong quản lý và sử dụng tải nguyên

TA l5

Trang 10

1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước về xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyênđẤT G51 222222112112112112112112112112112112112112112112112111112112112122112112112122222122 re 18

LA, Ki quất xẻ huyểun Đông PT cecccosnu22610 0 n2 205401000063001g026300030205301.00061006 20

1.4.1 Điều kiện tự nhiên ¿- 2 22+2222122E12EE221122122112112711211221211211 2212122 xe 20

1.4.2 Tai nguyén thién nhi6n eee eee 23

1.4.3 Kinh tế - xã WGi cece ccc cccccsecsessessecsessessessessessessessessessessessesaessessessessesaeaeees 241.4.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư -2- 2 2525222 26Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 27

2.1; Nội dung fighiễh: CỮU an nneoniiiesiiissiisiss150010101556385391 34615 998683555019801734558 27 P3309: :)00140 1:0 1 27

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu 22225525225225z552+2 37

2.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 2©-22222222EE22E222E22E22222212222222e2 Z8

2.2.3 Phương pháp Delphi/chuyén BÏ8::¿:s<s:-sxcssessssss555551251255616211643655 51028663 8610054690240558 30

2.2.4 Phương pháp thống kê 2-22 S2SS22E122E2E12212312212211221211211212212 Xe 31

2.2.5 Phuong phap so Sanh ee 31 2.2.6, PHONE PHAP PHAM TCH ssvssccssaswsssnesesse vonsnsaseens g0 g4 ng33gLE30SES488180300E31938102035015305558.3888 31

2.2.7 Phương pháp đánh gia mức độ xung đột và dự báo xung đột dat dai 32

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-52¿5cszcscscscscsssssc-s. 33

3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Đồng Phú có phát sinh xung đột 335.1L Tỉnh Bình sử dụng Ố., eomceeeehecthecnheegg=ie.in<20E362430002.c1 23 333.1.2 Tình hình quản lý đất đai -2-22©222222222E22EE22EE2EE2EEEEEerrrrrrrrrrree 383.2 Thực trạng xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất - 533.2.1 Tranh chap dat na 53

3.2.2 Xung đột trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - 593.2.3 Xung đột trong giải quyết thủ tục hành chính về dat đai - 663.2.4 Đánh giá mức độ xung đột trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất huyện

3.3 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu xung đột trong quản lý và sử dụng tài

nguyên đất trên địa bàn huyện Đồng Phú 222 +22222E2E22E2Ezzzzzzz+2 75

Trang 11

3.3.1 Các biện pháp giảm thiểu xung đột trong quan lý đất đai - 733.3.2 Các biện pháp giảm thiêu xung đột trong sử dụng đất - 83KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ¿5-52 S2EEEE2EE2EEE12E21E112121112111 11212 xe 88TÃI LIÊN THANT KH eeeeeenesesrnntbonniniiDsoSuio00000100120156000/00.801.05700638 90

PHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC CHU VIET TAT

UBND: Uy ban nhan dan

UN: Lién hop quéc

VP DKDD: Van phong ding ky dat dai

VQG: Vườn quốc gia

TNMT: Tài nguyên và Môi trường

BT,HT,TĐC: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trang 13

DANH MỤC BANG BIEU

BANG TRANGBang 1.1 Phân loại đất huyện Đồng PhU 2 c nccccccsccseccvscncersssnccsnesnesrsceneesservesoses 23Bang 1.2 Dân số huyện Đồng Phú chia theo xã, năm 2021 - 252 25Bang 2.1 Tông hợp tài liệu thu thập -2¿22¿©2+22+22E+z2E+z2E+zzErzzxrzrsre 28Bảng 2.2 Đánh giá mức độ xung đột đất đai -2-22-222222222c22cczzzczxce 32Bảng 3.1 Diện tích theo hiện trạng sử dụng đất năm 2021 33Bang 3.2 Hiện trang và biến động sử dụng đất (2015-2021) -5¿ 35Bảng 3.3 Kết quả thực hiện các dự án trong kỳ quy hoạch 2015 - 2020 39Bảng 3.4 Kết quả thu hồi đất 2015-2021 2 2222222222E22EE22E22E22Ezzzzrxee 40Bảng 3.5 Tình hình chi trả cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - 42Bảng 3.6 Tình hình chi trả cho việc bôi thường - 2-52 22S22S2222222zz£xz2+2 42Bảng 3.7 Tình hình chi trả cho bồi thường các loại đất -2 : 42Bang 3.8 Tình hình chi trả hỗ trợ các cá nhân, hộ có đất thu hồi - 43Bang 3.9 Tình hình tái định cư cho các hộ thu hồi đất ở 2 252552 43Bảng 3.10 Tình hình cấp GCN cho cá nhân, hộ gia đình năm 2021 44Bảng 3.11 Tình hình cấp GCN cho cá nhân, hộ gia đình đến năm 2021 (theo diệntích sử dụng CD 02 222122121221211212212112112111211212212121112122222212 re 45

Bảng 3.12 Kết quả thực hiện chuyển mục đích SDD 2015-2021 46

Bang 3.13 Thống kê tình hình chuyền mục dich sử dụng đất không xin phép từđất nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2015- 2021 - 47Bang 3.14 Các hồ so tách thửa trái phép trên địa bàn huyện 2015 - 2021 49Bảng 3.15 Các hồ sơ tách thửa trái phép trên đất nông nghiệp và đất ở 2015 -

ai 50

Bang 3.16 Tình hình xử lý các hồ sơ tách thửa trái phép giai đoạn 2015 - 2021 51Bảng 3.17 Tình hình tiếp nhận đơn tranh chấp đất đai thuộc thâm quyền giảiquyết của UBND huyện Đồng Phú giai đoạn từ 2015 - 2021 - 53

Trang 14

Bảng 3.18 Tình hình giải quyết đơn tranh chấp đất đai thuộc thấm quyền giảiquyết của UBND huyện Đồng Phú giai đoạn từ 2015 - 2021 56Bảng 3.19 Tình hình xung đột phát sinh khiếu nại liên quan thu hồi đất giai đoạn

DU c= na na acc an an 74

Bảng 3.27 Mức diện tích tái định cư đề xuất 2-2 2 2+s+S£+£z+Ez£E+£zEzzxzcez 78

Trang 15

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

HÌNH TRANGHình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Đồng Phú 2- 22 2222S22E22E22E2zz2Ez>2z 21

Hình 3.1 Kết quả thực hiện các công trình, dự án trong kỳ quy hoạch 2015 - 2020

C2112112211211211121121122112112112112112112111211 21211 2111111212111111121121121 21a 39

Hình 3.2 Tỷ lệ các tranh chấp đất đai 2- 2522222 22222E222E22S22EESExrrrrerrees 54

Trang 16

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Huyện Đồng Phú nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có diện tích tự nhiên:93.623,77 ha, bằng 13,63% diện tích cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,28% điệntích toàn quốc Dân số 94.252 người, mật độ dân số là 101 người/km? Về hành chính,huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã, trung tâm huyện ly là thị tran Tân Phú, nằmcách trung tâm tỉnh 10 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 80 km vềphía Đông Bắc

Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của huyện Dong Phú, tỉnh Bình

Phước có sự chuyên biến mạnh mẽ, duy trì tăng trưởng ôn định; sự phát triển của các

khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cùng với định hướng phát

triển đô thị kéo theo sự gia tăng cơ học về dân só, tốc độ đô thị hóa nhanh Đây lànhững điều kiện rất thuận lợi dé phát triển kinh tế - xã hội, song cũng đặt ra cho huyệnnhững thách thức, đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai

Trong những năm gần đây, huyện đã phát huy và gặt hái được nhiều thành tựu:

Mở cửa và thu hút rất tốt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có chất lượng đếnhợp tác liên doanh, phát triển mạnh thị trường bất động sản, quy hoạch phát triển cóđịnh hướng rõ ràng, đời sống Nhân dân được nâng cao Trên địa bàn huyện số lượngnhà máy sản xuất công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng; đặcbiệt là việc phát triển khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, Nam Đồng Phú và các cụmcông nghiệp trên địa bàn kéo theo tốc độ đô thị hóa gia tăng Tuy vậy, đồng hành vớiphát triển nhiều mâu thuẫn trong quan lý đất đai nảy sinh như: Công tác bôi thường,

hỗ trợ, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do thói quen vùng và giá bồi thườngchưa phù hợp, chưa theo kịp giá thị trường; công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sửdụng đất còn nhiều chậm trễ, bat cập; việc phân lô bán nền tự phát không theo quy

Trang 17

hoạch, , dẫn đến xung đột giữa các đối tượng hoặc nhóm đối tượng trong quản lý

và sử dụng đất

Thực tế, đã xảy ra một số trường hợp xung đột điển hình ở huyện Đồng Phúnhư: Các hộ dân lan chiếm diện tích đất bau khu vực Trũng Đồng Ca, thị tran TânPhú; tại ấp Dên Dên, thi tran Tân Phú, huyện Đồng Phú xảy ra tình trạng tự ý phân

lô, tách thửa, làm đường trên đất nông nghiệp dé bán đất, UBND thị tran Tân Phú đã

ký Quyết định sé 35/QD-UBND ngày 18/4/2022 dé thành lập Tổ kiểm tra, xác minh,

xử lý theo quy định; thu hồi đất để làm đường giao thông tại một số vị trí đất có giátrị cao người dân không phối hợp kiểm kê bồi thường hoặc đã có quyết định thu hồiđất và bồi thường, hỗ trợ nhưng người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ vì đơngiá bồi thường chưa tương xứng

Từ những thực tế trên, việc đánh giá thực trạng xung đột trong quản lý và sửdụng tài nguyên dat trên huyện Đồng Phú nhằm tìm ra những bat cập ở cơ chế, chínhsách của địa phương dẫn đến hậu quá xung đột đất đai và những hệ lụy kèm theo, đề

xuất những giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng

cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai là cần thiết, và đây cũng là lý dochính đề đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu xung đột trongquản lý và sử dụng đất đai ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước” được thực hiện

Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu xung đột trong quản lý và sử dụng tàinguyên đất trên địa bàn huyện Đồng Phú

Trang 18

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các đạng xung đột trong QL và SDĐ

- Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đấttại huyện Đồng Phú và công tác giải quyết xung đột đất đai tại huyện Đồng Phú

- Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu ở một số khu vực trọng điểm của các

xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Phú, tinh Bình Phước Các thông tin thứ cấp vatai liệu về tình hình quản ly va sử dụng tài nguyên dat của tỉnh Bình Phước nói chung

và huyện Đồng Phú nói riêng được thu thập từ năm 2015 đến năm 2021 Số liệu điều

tra hộ được thu thập cho toàn bộ năm 2022 Về nội dung nghiên cứu tập trung cácdạng xung đột xung đột trong tranh chấp đất đai, trong THD va trong việc giải quyết

TTHC.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

Góp phần đánh giá và nhận thức khách quan thực trạng xung đột trong quản

lý và sử dụng tài nguyên đất ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; qua đó đề xuất cácbiện pháp giảm thiểu xung đột

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc đềxuất các biện pháp kha thi hạn chế xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất

ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Kiểm soát có hiệu quả các xung đột có thể xảy

ra, tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường của

huyện.

Trang 19

Chương 1 TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.1 Tống quan tài nguyên dat và tinh hình quản ly, sử dung tài nguyên dat1.1.1 Tài nguyên dat

Dat là một dang tài nguyên của con người Dat có hai nghĩa: Dat dai là nơi ở,xây dựng cơ sở hạ tang của con người và thé nhưỡng là mặt bằng dé sản xuất nông,

lâm nghiệp.

Dat theo thô nhưỡng là vat thé thiên nhiên có cau tạo độc lập lâu đời, hình thành

do kết quả của nhiều yếu tố: Đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian.(Brinkman và Smyth, 1976).

Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng (diện tích - ha, km?) và độ phì

(độ màu mỡ thích hợp cho cây công nghiệp và lương thực).

Đối với Việt Nam: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan

trong phát triển đất nước, được quản ly theo pháp luật Và đất dai được chia thành 3loại: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (Bộ Tài nguyên và Môi

trường, 2014).

Tài nguyên đất là môi trường sống của con người và hầu hết sinh vật ở cạn, lànền móng cho các công trình xây dựng, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho cuộcsống của con người (Đinh Văn Hải và Vũ Sỹ Cường, 2014)

1.1.2 Quản lý, sử dụng tài nguyên đất

Sử dụng đất đai là hoạt động liên quan đến việc quản lý và tác động của con

người đến môi trường tự nhiên của đất nhằm một mục đích nào đó như: thiết lập khuđịnh cư; trồng trọt, đồng cỏ; và thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như các

loại rừng (FAO, 1999; FAO /UNEP, 1997).

Thực tế việc sử dụng đất trên toàn thế giới thay đôi liên tục Bộ phận phát triển

Trang 20

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc giải thích rằng: Quản lý sử

dụng tài nguyên đất là quá trình mà các nguồn lực của đất được đưa vào hiệu quả tốt

Nó bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản lý đất đai, là một nguồn lực

cả từ môi trường và từ góc độ kinh tế Nó có thê bao gồm nông nghiệp, khai thác

khoáng sản, bat động san va quan lý bat động sản, quy hoạch xây dựng các thị tran

và vùng nông thôn.

Trong bối cảnh châu Âu, định nghĩa của Mạng lưới châu Âu về quản lý sửdung đất cho các thành phố bền vững châu Âu (LUMASEC) có thé được sử dụngnhư một tài liệu tham khảo Nó nhân mạnh sự hợp tác giữa các ngành về quan ly datđai bền vững: Quản lý sử dụng đất là một quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất

đai, trong đó không gian, khu vực được phân theo định hướng và các khía cạnh tạm

thời của chính sách đô thị được phối hợp Tài nguyên đất được sử dụng cho mục đíchkhác nhau, có thé tao ra xung đột và các cuộc đấu tranh trong quản lý sử dụng đất Vì

vậy, quản lý đất đai bao gồm các cuộc tranh luận về chỉ tiêu và tầm nhìn, hoạch định

chính sách, lập kế hoạch theo ngành cả trong thời gian chiến lược và hoạt động, tíchhợp không gian của các vấn đề liên ngành, ra quyết định, chính sách, thực hiện kế

hoạch, quyết định, giám sát kết quả và đánh giá tác động (FAO / UNEP, 1999)

1.1.3 Hệ thống quản lý tài nguyên đất trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.3.1 Hệ thống quản lý tài nguyên đất trên thế giới

Mỗi nước trên thế giới có cách quản lý tài nguyên đất đặc trưng của mỗi quốcgia, sau đây là 03 nước điền hình có cách quản lý tài nguyên đất khác nhau đã demlại hiệu quả cao trong việc quản lý và sử dụng đất đai:

Thứ nhất, ở Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa, có hai hình thức sở hữuđất đai: Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Quốc vụ viện trực tiếp thay mặt Nhà nước

để quản lý và đất đai thuộc sở hữu tập thể nông dân

Vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai của Trung Quốc tương đối phức tạp Do

Bộ Đất đai và Tài nguyên thành lập sau nên một số loại đất như đất canh tác do BộNông nghiệp quản lý, đất trồng rừng lại do Bộ Lâm nghiệp quản lý, Bộ Xây dựngchịu trách nhiệm quản lý thị trường nhà đất, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chính

Trang 21

sách thu từ đất và chi cho đất Đây là đặc điểm khác biệt so với ở Việt Nam, khi việcquản lý Nhà nước về đất dai được giao cho một cơ quan quản lý thống nhất; đó là BộTài nguyên và Môi trường (Trung tâm nghiên cứu chính sách pháp luật đất đai thuộc

viện nghiên cứu địa chính, năm 2000)

Mô hình hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai của Trung Quốc vàViệt Nam có nhiều điểm tương đồng Hệ thống này được thành lập thống nhất từtrung ương xuống địa phương, cụ thê:

- Ở Trung ương là Bộ Dat đai và Tài nguyên có một số chức năng cơ bản như:Soạn thảo văn bản pháp luật, pháp quy liên quan; tổ chức xây dựng và thực hiện quyhoạch đất đai quốc gia; giám sát, kiểm sát việc chấp hành pháp luật về đất đai

- Ở cấp tỉnh có Sở Đất đai và Tài nguyên

- Ở cấp huyện có Cục Đất đai và Tài nguyên

- Ở cấp xã, thị trấn có Phòng Đất đai và Tài nguyên

- Ở thôn có cán bộ về quản lý đất đai

Bộ phận quản lý đất đai, tài nguyên ở chính quyền các cấp phụ trách công tác

quản lý đất đai, tài nguyên trong địa hạt hành chính cấp đó

Thứ hai, Cộng hoà liên bang Đức tồn tại hai hình thức sở hữu đất dai: (i) Dat

đai thuộc sở hữu tư nhân chiếm 95% diện tích đất đai, trong đó thành phần chính là

đất nông nghiệp Tuy nhiên, quyền sở hữu cũng có hạn chế quy định việc sử dụng đấtphải tuân thủ quyền lợi của quốc gia; (1) Diện tích đất còn lại thuộc sở hữu Nhà nướcchủ yếu là đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng, đất nha thờ, đất của các công trình

giáo dục.

Mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Đức rất khác với Việt Nam với hai

hệ thông cơ quan chính là Toà án hành chính các cấp và Cơ quan quản lý đất đai

- Về Cơ quan quản lý đất đai thì không có sự thống nhất chung trên toàn đấtnước mà ở mỗi bang lại có các cơ quan quản lý khác nhau, có nơi là Ủy ban nhân dân(vùng Baravia), có nơi là Hội đồng Nhân dân quận và thành phố (Nhiznhei

Sacsonhi)

Trang 22

- Về toà án hành chính các cấp thì ở Đức thành lập Toà án Nông nghiệp bao

gồm Chánh án toàn án và hai luật sư về các vấn đề chung Nhiệm kỳ của Chánh án

Toàn án Nhân dân Tối cao về đất đai được ấn định trong thời gian 4 năm (Toà án

Nhân dân Tối cao của Liên bang về đất đai được coi là cấp bậc thứ 2 ở Cộng hoà Liênbang Đức) Trong quá trình làm việc của mình, những luật sư về nông nghiệp điềuhành công việc bằng các chính sách, pháp luật hiện hành, Luật dân sự, và các điềukhoản trong Hiến pháp dân sự của Cộng hoà Liên bang Đức (Trung tâm nghiên cứu

chính sách pháp luật đất đai thuộc viện nghiên cứu địa chính, năm 2000)

Thứ ba, các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trênmột số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý, sử

dụng đất và hình thành công cụ quản lý đất đai Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt

không gian công cộng và không gian tư nhân Như vậy, có thê thấy ở Pháp việc sởhữu dat dai cũng tồn tại hai hình thức chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân

Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Pháp được thiết kế theo mô hình quản lý

theo hệ thống liên ngành Có rất nhiều các cơ quan ở nhiều lĩnh vực khác nhau đồngthời tham gia quản lý.

- Tổng cục thuế quản lý về thuế đất đai và địa chính Địa chính là công việcthuộc hành chính quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng Nó định giá các tài sản trênđất, kiểm kê biến động thuế đất, xác định cơ sở đánh thuế Về nhiệm vụ pháp lý vađất đai của địa chính chủ yếu nhất là nhiệm vụ thông tin dựa trên nghiệp vụ chuyênmôn về công tác đo đạc và xây dựng các loại bản đồ lớn, nhỏ Hiện nay, Pháp đã dầnhình thành một hệ thống lưu trữ địa chính có tính chính xác cao và dé tiếp cận, khai

thác thông tin, cơ sở dữ liệu.

- Cơ quan quốc gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý quy hoạch; lập quyhoạch phát triển đất đai

- Viện địa lý quốc gia thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ

- Sở Đất đai quản lý việc đăng ký đất đai công khai

- Sở quản lý tài sản thé chấp quản lý về việc thế chấp đất vay vốn

Trang 23

- Trung tâm thông tin đất đai và thuế có chức năng quan lý, cung cấp thông tin

về đất đai, địa chính và thuế

(Trung tâm nghiên cứu chính sách pháp luật đất đai thuộc viện nghiên cứu địa

chính, năm 2000)

1.1.3.2 Hệ thống quản lý tài nguyên đất tại Việt Nam

Ở nước ta, theo Luật đất đai năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước thống nhất đứng ra quản lý, đứng đầu là Chính phủ; dưới Chính phủ, đấtđai do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh, thành phố quản lý Trong

cơ cầu tô chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đưới Bộ có Tổng cục Quản lý đất

đai, đến nay Tổng cục Quản lý đất đai có 13 đơn vị trực thuộc, trong đó có 9 đơn vị

quản lý Nhà nước, 4 đơn vị sự nghiệp (Phạm Lan Hương, 2020).

Tại cấp tỉnh: Một số địa phương thành lập Chi cục Quản lý đất đai trực thuộc

Sở Tài nguyên và Môi trường dé thống nhất quản ly nhà nước về đất đai vào một cơ

quan chuyên trách Đến nay, tổ chức của Ngành ở cấp tỉnh có cơ cấu hoàn chỉnh nhất

gồm 63 Sở Tài nguyên và Môi trường với đầy đủ các phòng, ban chức năng về quản

lý đất đai và các đơn vị sự nghiệp Ngoài ra còn có: Trung tâm Phát triển quỹ đất,

Văn phòng Đăng ký đất đai (hiện tại trong cả nước có 63 Văn phòng cấp tỉnh và 55

tổ chức Phát triển quỹ đất cấp tỉnh); Quỹ phát triển đất (Phạm Lan Hương, 2020)

Tại cấp huyện: Cơ quan quản lý đất đai là Phòng Tài nguyên và Môi trường.Ngoài ra, tại địa phương còn có Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (đến nay cảnước có 528 Văn phòng cấp huyện) trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh déthực hiện các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quan lý hé sơ địa chính, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất cấp huyện (Phạm Lan Hương, 2020)

Tại cấp xã: Có công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường xã (hoặc phường,thị tran) thực hiện nhiệm vụ về quản lý đất đai và thực hiện thêm nhiệm vụ quản lý

về xây dựng, môi trường, nông nghiệp và một số chức năng quản lý nhà nước khác

(Phạm Lan Hương, 2020).

Trang 24

1.1.4 Những van đề nảy sinh trong quản lý sử dụng tài nguyên dat

Theo Phương Hiếu (2012), đối với Việt Nam, lãng phí trong sử dụng và bat

cập trong quản lý đất đai là thực trạng diễn ra ở hầu khắp các địa phương hiện nay

Đây cũng là một trong những trở ngại lớn của phát triển kinh tế - xã hội đã được đềcập nhiều Thời gian qua, du các cấp, các ngành đã đây mạnh thanh tra, xử lý vi phạmnhưng tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi

Kết quả kiểm tra của Thanh tra chính phủ đến đầu năm 2012 cho thấy, cả nước

có 5.828 tổ chức vi phạm với diện tích hơn 73.992 ha, trong đó có 1.945 tổ chức viphạm với tổng diện tích vi phạm là 18.048,37 ha; có 21 tổ chức chính trị vi phạm vớidiện tích 308,24 ha; có 521 cơ quan nhà nước vi phạm về đất với diện tích 2.480,47 ha

(Phương Hiếu, 2012)

Số liệu trên chỉ là một góc phác họa về những vi phạm va sự lãng phi đất đaitrên toàn quốc tại thời điểm hiện nay Thực tế, có thé khẳng định sự lãng phí còn lớn

hơn và nó diễn ra trên khắp các địa phương với muôn hình vạn trạng khác nhau

Công tác quy hoạch xây dựng van còn nhiều bat cập, gây lãng phí, chưa khaithác hết nguồn lực tài chính trong lĩnh vực này Công tác lập, thẩm định, phê duyệt

quy hoạch chậm, chưa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa đượcquan tâm đúng mức, nhiều đồ án quy hoạch chi tiết có chất lượng thấp, nhỏ lẻ, thiếuđồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý Chỉ tiêu phê duyệtchưa đảm bảo diện tích đất tối thiểu so với quy chuẩn xây dựng về giao thông, y tế,giáo dục Chuyện “dự án treo” và đất quy hoạch sân golf tập trung ở các nơi vốn làđất hai vụ lúa, đất “bờ xôi ruộng mật” không được sử dụng hiệu quả, bỏ hoang hóa,đang có nguy cơ thu hẹp mục tiêu giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa Theo Bộ Kế hoạch

và Dau tư, tính đến hết năm 2010, cả nước có 267 khu công nghiệp với tong diện tích

72.000 ha nhưng tỷ lệ lấp đầy bình quân chỉ đạt gần 46%; ngoài ra, cả nước còn28.000 ha đất của 650 cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy bình quân cũng chỉ đạt44%.(Phương Hiếu, 2012)

Trang 25

Những bat cập trên, làm đòn bay cho xung đột trong quản lý và sử dụng tài

nguyên đất xảy ra, phát triển mạnh mẽ, gây mat ôn định an ninh chính trị xã hội, suygiảm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cần phải có những phương phápnghiên cứu khoa học, chính xác dé tìm ra giải pháp giúp công tác quản lý tài nguyênđất của nước ta hoàn thiện và chặt chẽ (Phương Hiếu, 2012)

1.2 Tổng quan về xung đột và giải quyết xung đột

1.2.1 Xung đột và các loại hình/dạng xung đột

1.2.1.1 Khái niệm xung đột

Hau hết các định nghĩa xung đột đều liên quan đến các yếu té sau: Có ít nhấthai nhóm độc lập, các nhóm nhận một số không tương thích giữa họ, và các nhóm

tương tác với nhau một cách nào đó (Putnam và Poole, 1987) Hai định nghĩa xung

đột là:

- Xung đột là “quá trình trong đó một bên nhận thấy rằng quyền lợi của mình

đang bị phản đối hay bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác” (Wall va Callister,1995).

- Xung đột là “quá trình tương tác thê hiện trong không tương thích, bất đồng

ý kiến, hoặc sự bất hòa trong hoặc giữa các thực thé xã hội” (Rahim, 1992)

Xung đột là sự bất đồng hoặc xung khắc gây ra bởi sự đối lập trong thực tế và

nhận thức về những nhu cầu, những giá trị và những lợi ích (UNEP, 2009) Xung độtcũng được mô tả như một tình huống mà ở đó các cá nhân hoặc các nhóm người có

sự bất đồng về những biện pháp hoặc những mục dich và cố gắng dé chứng minh

quan điểm của họ hơn những người khác

Từ các nghiên cứu ở trên, có thể nêu định nghĩa của xung đột xã hội, như sau:

Xung đột xã hội là sự mâu thuẫn, đối lập, bất đồng, xung khắc về lợi ích, ý kiến, quan

điểm dẫn đến đấu tranh với các hình thức, quy mô và mức độ khác nhau, từ cácphía trong các quan hệ xã hội nào đó.

1.2.1.2 Khái quát về các loại hình/dạng xung đột

Trong thực tế thì có nhiều dạng xung đột xảy ra và có nhiều cách đề phận loạicác dạng xung đột; có thê ké đến một số dạng xung đột chủ yếu sau đây:

Trang 26

- Xung đột kinh tế: Liên quan tới những động cơ cạnh tranh để dành được

những nguồn tài nguyên khan hiếm Mỗi bên đều muốn có được nhiều nhất có thể,hành vi và cảm xúc của mỗi bên chủ yếu hướng tới việc tôi đa hóa lợi ích của nó

Xung đột trong việc quản lý và liên minh thường nảy sinh do một trong những mục tiêu không tương thích (Katz, 1965).

- Xung đột giá trị: Liên quan đến sự xung khắc trong những cách sống, hệ tưtưởng - những ưu tiên, những nguồn gốc và những thông lệ mà con người tin tưởng.Xung đột quốc tế (Cụ thé: Chiến tranh lạnh) thường có một thành phan giá trị mạnh

mẽ, ở đó mỗi bên khẳng định tính đúng đắn và tính ưu việt trong cách sông và hệthong kinh tế chính trị của minh (Katz, 1965)

- Xung đột quyền lực: Xảy ra khi mỗi bên muốn duy trì hoặc tối đa hóa sức

ảnh hưởng của mình trong các mối quan hệ và môi trường xã hội Không thé có mộtbên mạnh mà lại không có một bên khác yếu hơn, ít nhất là có ảnh hưởng trực tiếp

lên nhau Như vậy, một cuộc tranh giành quyền lực xảy ra sau đó thường kết thúc với

một bên chiến thắng và một bên thất bại hoặc trường hợp đặc biệt là gây ra tình trạngcăng thăng Xung đột quyền lực có thê xảy ra giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc

giữa các quốc gia, bất cứ khi nào một bên hoặc tất cả các bên lựa chọn một thế lựctiếp cận với các mối quan hệ Quyền lực cũng có kha năng giải quyết được tat cả các

xung đột khi có các bên cố gắng dé kiểm soát lẫn nhau (Katz, 1965)

- Xung đột giữa các cá nhân: Xảy ra khi hai người có nhu cầu, mục tiêu hoặc

phương pháp xung khắc với nhau trong mối quan hệ của họ Sự cố truyền thông

thường là nguồn gốc quan trọng của xung đột giữa các cá nhân và việc học kỹ nănggiao tiếp rất có giá trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột những khó khăn.Đồng thời, sự khác nhau thực chất xảy ra giữa mọi người không thể được giải quyết

bằng bat kỳ sự cải thiện giao tiếp nào “Xung đột nhân cách” dùng dé chỉ sự khác biệt

mạnh mẽ trong động cơ, giá trị hoặc phong cách giữa mọi người khi giao tiếp vớinhau và điều này không thể giải quyết Cụ thể, nếu tất cả các bên trong một mối quan

hệ có nhu cầu cao về quyền lực và tất cả đều muốn chiếm ưu thé trong mối quan hệ,thì không có cách nào làm hài lòng tât cả và cuộc chiên quyên lực sẽ xảy ra sau đó.

Trang 27

Những chiến thuật phô biến thường được sử dung trong những cuộc đấu tranh giànhquyền lực bao gồm thưởng công và trừng phạt, lừa đối và lảng tránh, đe dọa và tống

tiền theo cảm tính và tâng bốc hoặc lấy lòng Xung đột quyền lực chưa được giải

quyết thường phục hồi và leo thang dẫn đến phá vỡ và chấm dứt mối quan hệ (PhanXuân Sơn, 2019).

- Xung đột vai trò: Liên quan đến sự khác biệt thực sự trong việc xác định vai

trò, khác biệt về trách nhiệm và những mong đợi giữa các cá nhân phụ thuộc vào nhau

trong một hệ thống xã hội Nếu có sự mơ hồ khi xác định vai trò trong một tô chức

hay ranh giới trách nhiệm không được xác định rõ ràng thì sau đó sự xích mích giữa

các cá nhân sẽ xuất hiện Không may mắn là xung đột thường được chuẩn đoán sai

thành xung đột giữa các cá nhân hơn là xung đột vai trò, nên việc giải quyết sau đó

trở nên phức tạp và bị lệch hướng (Phan Xuân Sơn, 2019).

- Xung đột giữa các nhóm: Xảy ra giữa những nhóm người như nhóm dân tộchoặc chủng tộc, những bộ phận hoặc cấp ra quyết định trong một tô chức, liên minh,

ban quan lý Cạnh tranh các nguồn tài nguyên khan hiếm thường là nguồn gốc củanhững xung đột giữa các nhóm và xã hội đã phát triển một lượng lớn các cơ chế quản

lý không lồ như: Thương lượng tập thé và hòa giải, để giải quyết xung đột giữa cácnhóm theo những cách ít rắc rối Những quá trình tâm lý xã hội rất quan trọng trongxung đột giữa các nhóm (Fisher, 1990) Xung đột giữa các nhóm đặc biệt căng thắng

và dé xảy ra sự leo thang và khó giải quyết khi những phan tử của nhóm dang bị dedọa Chi phí phá hủy do xung đột giữa các nhóm có thê vô cùng cao đối với xã hội

cả về mặt kinh tế và xã hội

- Xung đột nhiều bên: Xảy ra trong xã hội khi những nhóm lợi ích và những

tổ chức khác nhau có những ưu tiên khác nhau về việc quản lý tài nguyên và pháttriển chính sách Đây là một loại xung đột phức tạp thường liên quan đến sự phối hợp

về kinh tế, giá trị và quyền lực Đề giải quyết xung đột này thường phải kết hợp nhiềuphương pháp dé xây dựng một sự đồng lòng (Phan Xuân Son, 2019)

- Xung đột quốc tế: Xảy ra giữa các quốc gia trên toàn cầu có thé do cạnh tranh

về một tài nguyên nào đó.

Trang 28

- Xung đột môi trường: Được sử dụng dé chỉ những xung đột gắn liền với tài

nguyên thiên nhiên hoặc những hệ sinh thái mà con người phụ thuộc vào đó đề tồntại, như hệ sinh thái nước, hệ sinh thái trên cạn, biên, đại dương, khí quyền và đa dạng

sinh học Các loại tải nguyên không tái tạo được chỉ bao gồm trong xung đột môi

trường nếu việc sử dụng chúng dẫn đến sự suy thoái hóa môi trường Như vậy, Xungđột môi trường là xung đột gây ra bởi sự khan hiếm của tài nguyên tái tạo được (đất,

nước ) do con người đã làm xáo trộn tốc độ phục hồi bình thường của nó Khan hiếm

môi trường có thé là kết quả của việc lạm dụng tài nguyên tái tạo hoặc do ô nhiễmvượt quá khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái, cuối cùng môi trường sống bị phá

hủy (Phan Xuân Sơn, 2019).

- Xung đột tài nguyên: Là thuật ngữ dé chỉ những tài nguyên thiên nhiên mà

việc khai thác và buôn bán chúng diễn ra trong bối cảnh xung đột hay nói cách khác

lợi ích từ việc khai thác và buôn bán tai nguyên có được nhờ vào sự vi phạm nghiêmtrọng quyền con người, vi phạm pháp luật nhân đạo quốc tế hay những vi phạm tương

úng tội phạm quốc tế Khả năng các bên xung đột với nhau trong quá trình khai thác

tài nguyên phụ thuộc vào việc sử dụng chúng trên thị trường, nghĩa là lợi nhuận thu

được từ buôn bán chúng Lay di kha năng tạo ra lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên

sẽ làm các bên không còn khả năng làm tăng hay duy trì xung đột nữa (Phan Xuân

Sơn, 2019).

1.2.2 Xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất

1.2.2.1 Khái niệm xung đột trong quản lý và sử dung tài nguyên dat

Từ các khái niệm về xung đột như đã đề cập ở trên, có thể định nghĩa xung độttrong quản lý và sử dụng tài nguyên đất như sau: Xung đột trong quản lý và sử dụngtài nguyên đất là sự mâu thuẫn, đối lập, bất đồng, xung khắc về lợi ích, ý kiến, quan

điểm, liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai dẫn đến đấu tranh với các hìnhthức, quy mô va mức độ khác nhau, từ các phía trong các quan hệ xã hội nào đó nói

chung và lĩnh vực quản lý sử dụng đất nói riêng

Một cuộc xung đột sử dụng đất xảy ra khi có mâu thuẫn về chính sách sử dụng

đất, chẳng hạn như sự gia tang dân số tạo ra nhu cầu cạnh tranh trong việc sử dụng

Trang 29

đất, gây ra một tác động tiêu cực về những nơi sử dụng đất đai gần đó (ECA/LPI,2012).

Xung đột tài nguyên dat là một hiện tượng xã hội với sự tham gia (ít nhất) của

2 đối tượng, bắt nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới quyền (lợi) trên đất

dai - Quyén: Sử dụng, quan lý, thu lợi, loại trừ (các quyền hoặc đối tượng khác),chuyên nhượng và bồi thường trên (mảnh) đất (đai) Vì vậy, xung đột đất đai thường

được hiểu là: Sử dụng sai hoặc hạn chế hoặc tranh chấp về quyền sử dụng đất

1.2.2.2 Phân loại xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất

Theo Nguyễn Quang Đạo và Nguyễn Thị Kim Oanh (2021) thì có 3 cách phân

loại như sau:

- Phân loại theo chủ thể tham gia xung đột:

+ Xung đột giữa gia đình trong cộng đồng dân cư về quyền sử dụng đất

+ Xung đột đòi quyền sử dụng đất giữa các thôn, xóm với nhau

+ Xung đột đòi quyền sử dụng đất giữa các tổ chức kinh tế - xã hôi

+ Xung đột giữa người dân với chính quyên trong quản lý, giải quyết quan hệ

đất đai

+ Xung đột giữa người dân với một số đơn vị quân đội

+ Xung đột đất dai được chuyên hóa chủ thé từ xung đột trong nội bộ quan

chúng Nhân dân thành xung đột giữa Nhân dân với chính quyền

- Phân loại theo mục đích, động cơ tham gia xung đột của chủ thé:

+ Xung đột đòi công bang trong bồi thường, đòi hỗ trợ kinh tế khi Nha nướcthu hồi đất

+ Xung đột nhằm giữ gìn các giá tri văn hóa, bảo vệ danh dự liên quan đến đất

dai.

- Phân loại theo mức độ hành vi của các cuộc xung đột:

+Tranh chấp, khiếu - tố ở địa bàn cơ sở trực tiếp.

+ Tranh chấp, khiếu - tố lên cấp tỉnh, trung ương.

+ Tranh chấp, khiếu - tố căng thắng dẫn đến đụng độ, xô xát lớn

Trang 30

Theo Phan Xuân Sơn (2014), các hình thức xung đột đất đai ở Việt Nam baogồm:

+ Xung đột pháp lý: Là sự thiếu nhất quán, mâu thuẫn giữa các nội dung, chế

định, chế tài điều chỉnh hanh vi của các chủ thé luật, làm cho việc hiểu luật, thực thiluật gặp khó khăn hoặc bị vô hiệu hóa.

+ Xung đột quyền và lợi ích giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất (giữa Nhànước và các chủ thê sử dụng đất)

Bản chất của xung đột này là xung đột giữa Nhà nước, cơ quan nhà nước, với

tư cách là người đại diện chủ sở hữu và các chủ thể được trao quyền sử dụng đất trong

quan hệ dat đai Biểu hiện chủ yếu là xung đột giữa quyền và lợi ích; là sự không

tương ứng trong tổng thể, hoặc trong từng tình huống cụ thê giữa người có quyền sở

hữu (Nhà nước) và người có quyền sử dụng (các pháp nhân và thé nhân được giaoquyền sử dụng đất) với lợi ích của họ

1.2.2.3 Mức độ xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất

Mức độ xung đột trong quán lý và sử dụng tài nguyên đất là hậu quả mà xungđột gây ra, có thể chia thành 2 dạng: Ở mức độ cao là hậu quả nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng; Ở mức độ thấp là ít nghiêm trọng Việc đo lường mức độ xung độtđược đánh giá thông qua khảo sát các đối tượng sử dụng đất phát sinh xung đột và

đối tượng chịu tác động của xung đột dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn về khảo sát,đánh giá mức độ xung đột với 5 cấp độ: 1: rất không nghiêm trọng; 2: không nghiêmtrọng; 3: trung bình; 4: nghiêm trọng; 5: Rất nghiêm trọng

1.2.3 Nguyên nhân xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất tại Việt

Nam

Theo số liệu thống kê năm 2014, những bat cập liên quan đến quy định vềkhung giá đất của các địa phương; cơ chế xác định giá bồi thường khi thu hồi đất vàgiá giao đất, nhà tái định cư; cách thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ; sự thiếu đồng

bộ, thiếu thống nhất của các quy hoạch, kế hoạch sử dụng dat, quy hoach xay dung

đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; những bat cập trong việc cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhiều ý kiến cho rằng chính những bắt cập

Trang 31

nay, cùng với tình trạng thiếu ôn định do sự thay đối của chính sách, pháp luật về đấtđai và sự thiếu trách nhiệm thậm chí là tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán

bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật ở một số địa phương đã dẫn đếnthực trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp và số lượng đơn thưkhiếu nại về đất đai chiếm ty lệ lớn trong tổng số đơn thư khiếu nại (74.7%) (PhanXuân Sơn và Vũ Hồng Trang, 2017)

Từ năm 1997, sau “điểm nóng” Thái Bình cho đến nay, vấn đề xung đột đấtđai chiếm phan lớn các dang xung đột xã hội ở Việt Nam, vì thế luôn là trung tâm sự

chú ý của dư luận xã hội Trong số các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta, có

đến khoảng 70% “điểm nóng” có nguyên nhân chủ yếu từ xung đột dat đai Điều đáng

nói là tỷ lệ này gần như giữ nguyên suốt gần 20 năm qua Như vậy, chúng ta vẫn chưa

thắng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến các xung đột xã hội, các

“điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta (Phan Xuân Sơn và Vũ Hồng Trang, 2017)

Nhận thức của nhiều người dân về quan hệ đất đai không phù hợp với quy định

của pháp luật Vẫn còn tổn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật

tục về đất đai, thiểu căn cứ pháp lý dang chi phối sinh hoạt kinh tế - xã hội nhiều địaphương, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng núi Vì vậy, khi có xung đột, ngườidân không căn cứ vào pháp luật mà chỉ căn cứ vào tập quán đề giải quyết, dẫn đến

xung đột Ở Tây Nguyên, đồng bào các tộc người thiểu số coi đất đai của mình là bất

kỳ nơi nào họ đã canh tác, thậm chí là đất do đốt rừng, phá rừng (Phan Xuân Sơn và

Vũ Hong Trang, 2017)

Sự bất cập trên là ngòi nổ chậm cho các cuộc xung đột trong quản lý và sửdụng tài nguyên đất của nước ta hiện nay, bộc lộ sự yếu kém trong nhận thức về quản

lý và sử dụng tài nguyên đất

Trang 32

1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về xung đột trong quản lý và sử dụngtài nguyên đất.

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước về xung đột trong quản lý và sử dụng tàinguyên đất

Vấn đề xung đột đất đai được đặt ra một cách nghiêm túc từ khi có “điểmnóng” Thái Bình năm 1997 Trong một nghiên cứu sớm nhất về vấn đề này là Đề tài

cấp bộ: Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội (Lê Hữu Nghĩa và

Lưu Văn Sùng, 1998) mà kết quả nghiên cứu đã được biên soạn thành cuốn bài giảng:

Xử lý tình huống chính trị - xã hội (Lưu Văn Sùng và Hoàng Chí Bảo, 2002) Côngtrình này đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản là chính sách pháp luật về đất đai chưa hoàn

thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn Việc chưa

xác định rõ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai, dẫn đến việc

sử dụng tùy tiện và vụ lợi đất đai nông nghiệp, gây bất bình cho một bộ phận nông

dân.

Đề tìa điểm nóng chính trị - xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng - đặcđiểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm (Nguyễn Thị Mai Anh, 2002) cho

thấy một trong những nguyên nhân của điểm nóng chính trị - xã hội vùng đồng bằng

sông Hồng là “Chính sách đền bù đất đai, giải tỏa mặt bằng”

Luận văn thạc sỹ chính trị học: Quản lý, giải tỏa xung đột xã hội ở vùng Tây

Nam Bộ hiện nay (Đặng Phú Thâu, 2006) qua phân tích cho thấy xung đột đất đai

cũng là những nguyên nhân chính của các xung đột xã hội vùng đồng bằng sông CửuLong.

Luận văn thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu đánh giá xung

đột trong sử dụng và quản lý tài nguyên đất ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và đề

xuất biện pháp giảm nhẹ xung đột (Dinh Đức Việt, 2017) cho thay nguyên nhân chính

của xung đột đất đai tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai là do hạn chế về hiểu biếtpháp luật của Nhân dân, chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, công tác quản lý, thu

hồi, bồi thường chưa thỏa đáng,

` À

Nghiên cứu của Bùi Đức Tuyến (2012) về “Xung đột đất đai trên địa bàn huyện

Trang 33

Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng: Thực trạng và giải pháp” thì theo số liệu thống

kê năm 2005, nhiều năm qua ở Việt Nam các tranh chấp, khiếu nại hành chính và tốcáo về đất đai chiếm tới 70% tổng các khiếu kiện của dân, trong đó khiếu nại về giáđất lại chiếm 70% tranh chấp, khiếu nại hành chính và tố cáo về đất đai Tổng lượngkhiếu nại có xu hướng tăng lên mà chưa có dấu hiệu giảm đi Đến năm 2010, nhiềuđịa phương cho rằng lượng khiếu nại hành chính về giá đất đề tính bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư đang chiếm tới 90% tổng số lượng khiếu kiện của dân

1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước về xung đột trong quản lý và sử dụng tàinguyên đất

Xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất không chỉ xảy ra ở mỗi quốc

gia, mỗi khu vực mà còn lan tỏa trên toàn thế giới Các cuộc xung đột xảy ra có tính

chat, mức độ và hậu quả khác nhau Không thé lay phương pháp giải quyết xung độtcủa nước này mà áp dụng dập khuôn cho công tác giải quyết xung đột ở nước khác,

phải biết kế thừa, phát huy, tùy thuộc vào điều kiện của địa phương để giải quyết

xung đột, tránh tình trạng xảy ra điểm nóng Trên thế giới, Trung Quốc và khu vựcChâu Phi là những nơi xảy ra nhiều cuộc xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên

đất, có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhưng không thé giải quyết triệt để mà chỉlàm nguội tạm thời các cuộc xung đột.

Trung Quốc

Theo Nguyễn Minh Hoàn (2013) nghiên cứu về Sự thay đổi chính sách từ quốchữu hóa đến thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc, thì cũng giống như Việt Nam,Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai

Hiến pháp Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nướcthong nhất quản lý; nông dân chỉ có “quyền sử dung” đất nông nghiệp theo hợp đồng

30 năm Theo khoản 4 Điều 10 Hiến pháp 1982 Trung Quốc, không tô chức, cá nhânnào được phép chiếm đoạt, mua, bán, cho thuê hay chuyền nhượng đất dai dưới bat

kỳ hình thức nào Hậu quả là đất đai bị sử dụng một cách không hiệu quả và lãng phí

Ở khu vực nông thôn, người nông dân không thé trao đổi, mua ban đất của

mình trên thị trường bất động sản, do đó người nông dân không được hưởng lợi ích

Trang 34

thỏa đáng khi đất của họ trở thành đất đô thị Thậm chí, ở nhiều địa phương số tiềnbồi thường đất đai bị thu hồi mà người nông dân nhận được chỉ bằng số hoa lợi tính

ở thời điểm dat dai bị thu hồi Trong khi đó, giá trị của diện tích đất ấy sau khi chuyền

sang đất đô thị đã tăng lên rất nhiều lần Đây chính là nguyên nhân gia tăng sự căng

thắng và các cuộc xung đột xã hội

Chính sách quản lý đất đai mang tính nhị nguyên, không chỉ gây ra sự bất công

đối với khu vực nông thôn, mà còn tác động tiêu cực tới cả khu vực thành thị Bởi vì,

đất đai khu vực nông nghiệp sau khi chuyên đổi sang đất đô thị với giá tăng lên nhiềulần, càng kích thích chính quyền địa phương tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp, mởrộng đất đô thị dé thu lợi, thay vì sử dụng hiệu quả quỹ đất hiện có ở đô thị Nghiêm

trọng hơn, việc thu hồi bừa bãi đất nông nghiệp còn tác động tiêu cực đến việc bảo

hộ quỹ đất nông nghiệp (Nguyễn Minh Hoàn, 2013)

Châu Phi

Theo Trần Thị Lan Hương (2014), ở Châu Phi vẫn tồn tại song song hai hệthống sở hữu đất đai, và các mô hình phân phối đất đai ở châu Phi mang tính bất bình

dang cao Chang han tại Nam Phi sau chế độ Apartheid, các hình thức sở hữu đất dai

đã dẫn đến tình trạng một số ít người da trắng có điều kiện kinh tế đã mua lại đất đaicủa người da đen, dẫn đến tình trạng bất bình dang khó giải quyết triệt dé Trung bình

1 người da trắng Nam Phi sở hữu khoảng 1.570 ha đất, trong khi 1 người da đen NamPhi sở hữu 1 ha đất nông nghiệp Một số nước châu Phi đã từng phải chịu những cuộcxung đột kéo dài liên quan đến phân phối đất đai không công bằng Các cấp độ sởhữu dat đai khác nhau ở nhiều nước châu Phi: thái ấp/hộ gia đình, truyền thống/theoluật lệ, đất đai công cộng v.v cùng với các khía cạnh xã hội phức tạp (giai cấp, giớitính, tôn giáo, sắc tộc) đã ảnh hưởng rất lớn đến tiếp cận và sở hữu đất đai Khu vựcTây Phi bị đánh giá là khu vực không dam bảo quyền sở hữu đất dai và gặp nhiều van

đề phức tạp liên quan đến đất đai thuộc diện bậc nhất châu Phi Tại khu vực này, cáctrưởng tộc hoặc người đứng đầu bộ lạc là những người sở hữu đất đai theo đúng tập

tục truyền thống Cùng với những ảnh hưởng luật lệ từ thời thuộc địa và những ảnh

hưởng của lối canh tác truyền thống, chính phủ các nước Tây Phi thời kỳ giành được

Trang 35

độc lập đã có gắng thay đổi chế độ sở hữu dat đai bằng những hình thức sở hữu khác

như bán đất cho tư nhân theo giá thị trường hoặc cho thuê đất Các chính sách đất đainày đã phần nào làm giảm hiệu lực của chế độ sở hữu đất đai bộ lạc - thị tộc, nhưng

không đủ năng lực dé củng có vai trò của nhà nước và các chính quyền địa phương

Cùng với ảnh hưởng của các luật Hồi giáo, khu vực Tây Phi thường xuyên rơi vàoxung đột liên quan đến sở hữu đất đai

Từ những kết quả nghiên cứu trình bày như trên cho thấy các nghiên cứu trướcđây đã nghiên cứu về xung đột trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất, tuy nhiên, chưa

làm rõ được xung đột theo các nội dung quản lý và sử dụng một cách rõ ràng Hơn

nữa, trên địa bàn huyện Đồng Phú chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào liên quan đến

xung đột và giải quyết xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất được thực

hiện Do đó, ở nghiên cứu này sẽ làm rõ và cụ thể các xung đột xảy ra trong quản lý

và sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục các

xung đột trong quản lý và sử dụng đất (Trần Thị Lan Hương, 2014)

1.4 Khái quát về huyện Đồng Phú

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp huyện Phú Riêng;

- Phía Đông giáp tinh Đồng Nai và huyện Bu Đăng;

- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương;

- Phía Tây giáp huyện Hớn Quản và thành phố Đồng Xoài

Về hành chính, Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã

Trang 36

Ranh giới huyện, thành phố

TINH DONG NAI Ranh gidi xa, phuong

(Nguon: Phòng Tai nguyên và Môi trường huyện Dong Phú năm 2021)Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Đồng Phú

1.4.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình

Về địa chất: Huyện Đồng Phú khá đồng nhất về thành phần đá mẹ và mẫuchất tạo đất Với 2 loại mẫu chất, đá mẹ tạo đất là mẫu chất phù sa cô và đá bazan:

- Mẫu chat phù sa cô: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pliestocene, bao phủ gần 14%diện tích lãnh thổ Tang day của phù sa cô từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của mẫu chất màunâu vàng, lên sát tầng mặt chuyền sang màu xám Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp

Trang 37

hạt cát là chủ yếu (Cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình) Các loại đất hình thành trênphù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp.Ngoài ra bậc thêm phù sa cô thường có độ chịu lực cao, địa hình kha bằng, thoát nướctốt nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình Nước ngầm ở bậc thềm này kháphong phú và có chat lượng rat tốt.

- Đá bazan: Đá bazan bao phủ khoảng 81% diện tích lãnh thé, phân bố hau hết

ở các xã Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt

magié từ 7-10%, oxyt canxi 8-10%, oxyt photpho 0,5-0,8%, hàm lượng Natri cao hon

kali một chút Đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols) Về nềnmóng địa chất, đất có độ chịu lực cao, khá thuận lợi cho xây dựng công trình

Đồng Phú, là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với vĩ độ từ

11°18°09°°- 11°39°28”’, trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 luồng tín phong chính, TâyNam và Đông Bắc Sự xuất hiện của các giải núi cao theo hướng gần như vuông gócvới 2 luồng tín phong, có tác dụng như bức tường hứng hơi âm của gió Tây Nam vàomùa mưa và ngăn hơi âm của gió Đông Bắc vào mùa khô Vì vậy, khí hậu Đồng Phú,

bên cạnh những đặc trưng của vùng còn có những nét đặc thù riêng như mưa lớn vào

mùa mưa, khô nóng hơn vào mùa khô; ngoài ra, so với các khu vực phía Bắc- ĐôngBắc tỉnh Bình Phước, do ở bề mặt địa hình thấp hơn nên ở Đồng Phú nhiệt độ trungbình năm cao và biến động nhiều hơn, lượng mưa và số ngày mưa thường ít hơn

1.4.1.4 Thủy văn

Sông Bé là một chỉ lưu lớn của hệ thống sông Đồng Nai Đối với huyện Đồng

Phú, sông Bé tạo nên một phần ranh giới phía Tây của Huyện (giáp ranh với huyện

Hớn Quản) Đây là một sông đặc trưng cho sông nội địa trong vùng đồi núi nhiệt đới

Trang 38

mưa mùa, với dòng chảy phân bố rất không đều trong năm và hầu như không bi ảnhhưởng của thủy triêu; ngoài ra, có lòng sông sâu và độ dôc lòng sông cao Vì vậy, việc lây nước của sông Bé dé tưới cho cây côi thường gặp nhiêu khó khăn.

1.4.2 Tài nguyên thiên nhiên

1 Đất xám trên phù sa cô Haplic Acrisols X 12.465,58 13,34

2 Dat xam gley Gleyic Acrisols (Umbric) Xg 570,02 0,61

II NHÓM DAT DEN 504,60 0,54

II NHOM DAT ĐỎ VÀNG 76.466,13 81,83

4 Dat nâu đỏ trên bazan Acric Ferralsols (Rhodic) Fk 2167927 23,20

5 Dat nau vàng trên bazan Acrie Ferralsols (Xanthic) Fu 12.147,86 13,00

6 Dat nâu vàng trên phi'sacé Haplic Acrisols (Chromic) Fp 10.391,10 11,12

7 Đất đỏ vàng trên đá phiến Perlisigio Cram Fs 3225725 34,52

IV NHOM DAT DOC TU 1.121,34 1,20

8 Đất dốc tu thung lũng Umbric Gleysols (Cumulic) D 1.121,34 1,20

V BAT KHAC 2.317,44 2,48

Nguôn: Phòng TNMT huyện Đông Phi, năm 2021Theo tài liệu điều tra chỉnh lý bản đồ đất do Phân viện Quy hoạch và TKNNthực hiện năm 2003 trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và cập nhật đến năm 2020, Toàn huyện

có 4 nhóm đất với 8 đơn vị chú dẫn bản đồ tương đương loại dat phát sinh Trong đó:

Nhóm đất đỏ vàng có quy mô lớn nhất lên đến 77.254, 18 ha (chiếm 82,52 % DTTN);

kế đến là nhóm đất xám: 13.168,43 ha (14,07% DTTN); nhóm đất đốc tụ: 1.129,56

ha (1,21% DTTN) và cuối cùng là nhóm đất đen 509,02 ha (0,54% DTTN) Dat đỏ

hình thành trên bazan thường có chất lượng cao, thích hợp với các cây trồng có gía

Trang 39

trị kinh tế như cao su, điều, tiêu, cây ăn quả.

1.4.2.2 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Bình Phước đến năm 2021, định hướng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định

47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 và bổ sung quy hoạch thăm dò khoáng sản tại

Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh Bình Phước, địabàn huyện Đồng Phú chủ yếu là đá phún làm vật liệu xây dựng và sét gạch ngói

1.4.2.3 Tài nguyên rừng

Trước đây, huyện Đồng Phú nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung có tai

nguyên rừng phong phú nhất vùng Đông Nam Bộ, nhưng đến nay phần lớn diện tích

đất rừng đã khai thác chuyển sang sử dụng cho mục đích nông nghiệp và các mục

đích phi nông nghiệp Theo số liệu thống kê đất đai (31/12/2019), đất lâm nghiệp córừng trên địa bàn: 19.389,51 ha; chiếm 20,75% DTTN; toàn bộ là rừng sản xuất vàphần lớn thuộc tô chức kinh tế quản lý 18505,99 ha, tổ chức sự nghiệp công lập

337,75 ha, ủy ban nhân dân quản lý 28,61 ha và hộ gia đình cá nhân quản lý 393,73 ha.

1.4.3 Kinh tế - xã hội

1.4.3.1 Sản xuất nông, lâm, thủy sản

- Về trồng trọt: Các loại cây trồng phát triển tốt, điện tích gieo trồng cây hàngnăm 5.147,5 ha, đạt 95,44% so với kế hoạch giao, với sản lượng đạt 106.343,63 tan;

Diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 52.492 ha, đạt 97,91% kế hoạch năm

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cam phát triển tương đối ôn định, số lượng

dan gia súc hiện có 37.155 con, tăng 196 con bò, giảm 06 con trâu và giảm 782 con

lợn so với năm 2018; tổng đàn gia cầm hiện có 1.456.430 con, tăng 94.430 con so

với năm 2018.

- Lâm nghiệp: Thực hiện việc bản giao tổng thé điện tích rừng, đất lâm nghiép,tai chính và nhân sự từ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước về huyện quản lý.Thực hiện thanh lý số cây rừng trồng (keo lai) thuộc hành lang đường Xương Bồ đến

Trang 40

đường liên xã Tân Phước - Tân Hưng dé giải phóng mặt bằng, thi công làm đường

theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nhìn tổng thé nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chuyền dịch tích cực theohướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Cơ cấu kinh tế ngành Thương mại - dịch vụ

và công nghiệp ngày càng phát triển mạnh trên địa bàn Tỷ lệ tăng trưởng và cơ cấukinh tế của 2 ngành Thương mại - dịch vụ và Công nghiệp tăng lên rõ rệt so với ngành

Nông - lâm - ngư nghiệp.

1.4.3.2 Dân số, lao động liên quan sử dụng đất

Năm 2021, dân số huyện Đồng Phú khoảng 96.780 người, mật độ dân số củahuyện là 104 người/km” Về thành phan dân số: Nam giới chiếm tỷ lệ 50,90% dân số; tỷ

lệ dân thành thị không cao, chiếm 11,8% dân số

Bảng 1.2 Dân số huyện Đồng Phú chia theo xã, năm 2021

người/km, gấp 14 lần so với xã Tân Hòa; tiếp đến là xã Tân Tiến có mật độ dân số

289 người/ km” Dân cư phân bồ rải rác, tập trung tại các điểm dân cư nằm đọc trên

một số đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã trọng yếu

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN