1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Án lý thuyết tài chính tiền tệ Đề tài thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại tại việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Được
Người hướng dẫn TS. Đỗ Hồng Nhung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Ngân Hàng – Tài Chính
Thể loại Đề Án Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ổn định và thị trường tài chính biến độngkhông ngừng, nợ xấu đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong hoạt động của các ngân hàngthương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

-∞∞∞ -ĐỀ ÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài: Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỢ XẤU 3

1.1 Tổng quan về nợ xấu 3

1.2 Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của ngân hàng thương mại 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3

2.1 Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 đến nay 3

2.2 Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 3

2.3 Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu 3

2.4 Đánh giá thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt 3

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM 3

KẾT LUẬN 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

KẾT LUẬN 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ổn định và thị trường tài chính biến độngkhông ngừng, nợ xấu đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong hoạt động của các ngân hàngthương mại Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của từng ngân hàng màcòn tác động trực tiếp đến ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc dân

Sự gia tăng nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn làm suy yếuniềm tin của người dân và nhà đầu tư vào hệ thống tài chính Khi nợ xấu không được kiểmsoát, nó có thể dẫn đến tình trạng rủi ro hệ thống, gây ra những tác động tiêu cực đến sự pháttriển kinh tế Tình trạng này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để cải thiện quản lý rủi

ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính

Trong bài viết này, em sẽ tập trung đi phân tích các khía cạnh khác nhau của nợ xấu,

từ nguyên nhân hình thành đến các giải pháp quản lý hiệu quả Bên cạnh đó, cũng sẽ đề cậpđến vai trò của cơ quan quản lý và các chính sách nhằm giảm thiểu nợ xấu, đảm bảo an toàncho hệ thống ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững Qua đó bài viết nhằm cung cấpcho người đọc những thông tin rõ hơn về tầm quan trọng của việc quản lý nợ xấu trong ngânhàng thương mại Thông qua việc phân tích các trường hợp điển hình và đưa ra nhữngkhuyến nghị cụ thể, hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn

đề nợ xấu, từ đó góp phần tìm ra giải pháp hiệu quả cho các ngân hàng và nền kinh tế

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NỢ XẤU

1.1 Tổng quan về nợ xấu

1.1.1 Khái niệm về nợ xấu

Nợ xấu được xem là khoản nợ khó đòi khi người đi vay không thể trả nợ đúng theocam kết trên hợp đồng tín dụng Nếu người đi vay trễ hạn thanh toán vượt quá 90 ngày thì sẽrơi vào nhóm khách hàng dính nợ xấu và bị ghi nhận trên Trung tâm Thông tin Tín dụngQuốc gia Việt Nam CIC

1.1.2 Phân loại nợ xấu

Theo Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, tổ chức tín dụng p

hi ngân hàng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo

05 nhóm Trong đó, nếu người đi vay rơi vào nhóm nợ 3,4,5 thì được xem là thuộc nhóm nợxấu, 5 nhóm nợ được phân chia như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:  Khoản nợ chưa đến hạn thanh toán trong hợp

đồng và khách hàng được đánh giá là có khả năng trả tiền gốc và lãi đúng hạn cho tổ chứctài chính Khoản nợ mà khách hàng đã chậm thanh toán 10 ngày và khách hàng được đánhgiá là có khả năng trả đủ cả tiền gốc, lãi quá hạn và phần lãi, tiền gốc còn lại cho tổ chức tàichính

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) gồm: Khoản nợ khách hàng đã chậm thanh toán đến 90

ngày so với thời hạn trong hợp đồng Khoản nợ chưa đến hạn thanh toán sau khi được điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu trong hợp đồng

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) gồm: Khoản nợ mà khách hàng đã chậm thanh toán

từ 91 ngày đến 180 ngày so với thời hạn thanh toán trong hợp đồng Khoản nợ mà kháchhàng được gia hạn lần đầu và chưa đến thời hạn thanh toán sau khi gia hạn Các khoản nợđược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng để trả lãi đầy đủ theo hợp đồng

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Khoản nợ mà khách hàng chậm thanh toán từ 181 ngày đến

360 ngày Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả

nợ đã được được cơ cấu lại lần đầu Khoản nợ mà khách hàng chậm thanh toán đến 90 ngày

Trang 5

sau khi đã được cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu Khoản nợ mà khách hàng chưa đến hạn thanhtoán sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Khoản nợ mà khách hàng chậm thanh toán trên

360 ngày Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày theo thời hạn trả

nợ đã được được cơ cấu lại lần đầu Khoản nợ mà khách hàng chậm thanh toán sau khi được

cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên

1.1.3 Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu nói chung

Khả năng thanh khoản yếu của người vay: Điều này có thể xuất phát từ thu nhập

thấp, mất việc làm, hoặc các khả năng tài chính cá nhân kém

Quản lý tài chính cá nhân kém của người vay gây ra việc chi tiêu không kiểm soát

và nợ tích tụ Thiếu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân và lập kế hoạch ngân sách có thểdẫn đến tình trạng nợ nần

Biến động trong tình hình tài chính cá nhân: Biến động trong tình hình tài chính

cá nhân có thể đưa đến những thách thức, như mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động,hoặc sự cố về sức khỏe, làm cho việc thanh toán nợ trở nên khó khăn

Lãi suất cao: Thường là nguyên nhân của nợ xấu, khiến cho việc trả nợ trở nên khó

khăn hơn Các khoản vay với lãi suất cao cũng có thể gây ra tình trạng nợ tích tụ nhanhchóng

Thay đổi trong tình hình kinh tế: Thay đổi trong tình hình kinh tế, bao gồm mất

việc làm, suy thoái kinh tế, và giảm thu nhập, đều tác động đến khả năng trả nợ của ngườivay

Tình hình Chính trị và luật pháp: Bằng cách thay đổi chính sách tín dụng, quy

định tài chính, hoặc điều chỉnh quy định về nợ, có thể tạo ra các tình huống không dự đoánđược và có thể ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu

Trang 6

1.2 Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của ngân hàng thương mại

2.1 Tác động đến hoạt động của ngân hàng

Giảm lợi nhuận và có nguy cơ mất vốn: Nợ xấu khiến ngân hàng không thể nhậnđược tiền lãi đúng hạn, thậm chí bị mất vốn, cộng thêm các chi phí phát sinh để xử lý khoản

nợ đó Từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh, hạn chế khả năng tăng trưởng và mở rộng tíndụng của ngân hàng

Ảnh hưởng đến năng lực thanh toán của ngân hàng: Việc không thu hồi đúng hạn cáckhoản tín dụng đã cấp ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề chi trả tiền gửi cho người gửi tiếtkiệm, làm chậm quá trình tuần hoàn và luân chuyển nguồn vốn của ngân hàng, trường hợpxấu nhất, ngân hàng buộc phải tiến hành sáp nhập hoặc phá sản

Giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Việc không thể chi trả đúng hạntiền gốc và lợi tức cho người gửi tiền, khiến khách hàng không còn tín nhiệm để gửi tiếtkiệm tại ngân hàng dẫn đến sự sụt giảm nguồn vốn kinh doanh, làm chậm quá trình mở rộngquy mô cấp tín dụng, ảnh hưởng tới uy tín và năng lực cạnh tranh của NHTM

Ảnh hướng tới sự phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM: Nợ xấu có thể kéo theo rủi

ro rút tiền đồng loạt trên thị trường, dẫn đến khủng hoảng tín dụng không thể khắc phục, từ

đó gây ra biến động của hệ thống ngân hàng ở các mức độ khác nhau, rất bất lợi cho sự pháttriển của NHTM

2.2 Tác động đến nền kinh tế

Hoạt động của NHTM có liên quan đến việc xây dựng hệ thống tài chính quốc gia vàảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước, là kênh thu hút và cung ứng vốn chocác tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Do đó, khủng hoảng tín dụng, đặcbiệt là nợ xấu có thể dẫn tới sự đổ vỡ của NH có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốcdân cụ thể như sau:

Giảm đầu tư: Khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro

lớn hơn trong hoạt động cho vay Để bảo vệ lợi nhuận và duy trì sự ổn định, các ngân hàngthường thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay, làm cho việc tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn

Trang 7

đối với cả doanh nghiệp và cá nhân Điều này dẫn đến doanh nghiệp không thể vay vốn để

mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào các dự án mới, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.Người tiêu dùng cũng gặp khó khăn trong việc vay mua nhà, xe hơi hoặc tiêu dùng hànghóa, dẫn đến sự sụt giảm trong chi tiêu tiêu dùng – một động lực quan trọng của nền kinh tế

Nợ xấu làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, buộc họ phải trích lập dự phòng lớn hơn chocác khoản nợ xấu Điều này dẫn chi phí lãi vay cao hơn, dẫn đến làm tăng chi phí của cácdoanh nghiệp, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh

Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ: Nợ xấu có thể ảnh hưởng đến các quyết định của

ngân hàng trung ương trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ Để kiểm soát lạm phát hoặc

ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất, làm tăng gánh nặng cho các khoảnvay và giảm khả năng chi tiêu của người dân Ngược lại, trong một số trường hợp, ngânhàng trung ương có thể quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, nhưngđiều này có thể dẫn đến lạm phát nếu không được kiểm soát

Tác động đến việc làm: Khi doanh nghiệp không thể vay vốn để mở rộng sản xuất,

họ có thể buộc phải cắt giảm lương của nhân công hoặc thậm trí gắt giảm nhân sự hoặc đìnhchỉ tuyển dụng, dẫn đến giảm thu nhập của người lao động và tình trạng thất nghiệp cũnggia tăng Từ đó ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức tiêu dùng của ngườidân. 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1 Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019

Tính đến hết quý I/2016, tỷ lệ nợ xấu theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước là 2.62%,cao hơn mức 2.55% cuối năm 2015 Điều này cho thấy xu hướng gia tăng tỷ lệ nợ xấu tạicác ngân hàng từ cuối năm 2015 và càng được khẳng định khi có báo cáo tài chính (BCTC)hợp nhất quý II Với những thông tin từ BCTC hợp nhất quý 2/2016 đã được công bố của đa

Trang 8

số các ngân hàng thương mại (NHTM), bức tranh nợ xấu năm 2016 của cả hệ thống đã dầnđược định hình.

Theo thống kê báo cáo tài chính quý II/2016 của 6 ngân hàng công bố thì nợ xấu cácngân hàng hầu hết đều tăng so với thời điểm đầu năm 2016, đặc biệt là nợ có khả năng mấtvốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh Quý III/2016, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đã có xu hướnggiảm Đứng đầu vẫn là Eximbank, dù tỷ lệ nợ xấu có giảm từ 5,3% xuống còn 3,35% Đứngthứ hai là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)  với Nợ xấu tăng lên 2,4%

so với mức 1,9% ở thời điểm đầu năm Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội(SHB) đứng thứ 3 về tỷ lệ nợ xấu, tăng từ 1,72% lên 2,22% Đặc biệt vẫn phải nói đến BIDV

có 13.217 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1,96% tổng dư nợ cho vay Bên cạnh hai ông lớn trong hệthống là Vietcombank và VietinBank có tỷ lệ nợ xấu giảm không đáng kể (Vietcombankgiảm còn 1,7% so với mức 1,8%, của VietinBank giảm từ 0,92% xuống 0,86%) thì tình hìnhBIDV gây ảnh hưởng rất lớn

( Theo Thống kê Báo cáo tài chính của các ngân hàng quý III/2016)

Trang 9

Đến cuối năm 2016, dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng, có một sựthay đổi về tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng một cách đáng kể ACB, MBBank và Vietinbank

là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua

Nhìn chung, bức tranh nợ xấu năm 2016 của các ngân hàng cho thấy nỗ lực giảiquyết nợ xấu trong thời gian qua đã có kết quả Tuy nhiên, số liệu từ Ngân hàng Nhà nướccho thấy tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống vẫn ở mức cao 2,53% Đây là một thách thức đối với cácngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước để có thể xử lý dứt điểm được nhữngmón nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước

Sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017, cóhiệu lực trong năm năm từ ngày 15/8/2017), và Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Đề án 1058)được Chính phủ ban hành ngày 19/7/2017, việc thu giữ tài sản và bảo vệ chủ nợ của Công tyQuản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) có nhiều chuyển động tích cực so với thugiữ trên cơ sở Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm Trong 10 tháng đầu năm

2017, VAMC đã thu hồi được 16.000 tỷ đồng, trong đó VAMC đã phối hợp với các TCTDthu hồi được 5.000 tỷ đồng nợ xấu chỉ trong 2 tháng sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực; cònnếu tính lũy kế từ năm 2013 đến nay, VAMC đã phối hợp với các TCTD xử lý khoảng66.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm gần 23% tổng số nợ xấu VAMC đã mua trong bốn năm qua.Nghị quyết 42 đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng

Đến cuối tháng 3/2018, tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng chiếm2,18% tổng dư nợ Tính lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2018, toàn hệ thống đã xử lýđược 100,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 Theo thống kê của Ngânhàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2018, tỷ lệ nợ xấu xử lý qua Công ty thu mua nợ quốcgia (VAMC) đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợxấu được xử lý Tại các ngân hàng thương mại cũng có kết quả khả quan Tỷ lệ nợ xấu cácngân hàng dao động từ 0,73-4,07% Trong 3 ngân hàng lớn gồm: Vietcombank, Vietinbank

và BIDV thì Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất BIDV có tỷ lệ nợ xấu cao nhất cònVietinBank lại có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất (24,6%)

Trang 10

Tính đến hết quý 1/2016, tỷ lệ nợ xấu theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước là2.62%, cao hơn mức 2.55% cuối năm 2015 Điều này cho thấy xu hướng gia tăng tỷ lệ nợxấu tại các ngân hàng từ cuối năm 2015 và càng được khẳng định khi có báo cáo tài chính(BCTC) hợp nhất quý 2 Với những thông tin từ BCTC hợp nhất quý 2/2016 đã được công

bố của đa số các ngân hàng thương mại (NHTM), bức tranh nợ xấu năm 2016 của cả hệthống đã dần được định hình

Theo thống kê báo cáo tài chính quý III/2016 của 6 ngân hàng công bố thì nợ xấu cácngân hàng hầu hết đều tăng so với thời điểm đầu năm 2016, đặc biệt là nợ có khả năng mấtvốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh

Quý III/2016, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đã có xu hướng giảm Đứng đầu vẫn làEximbank, dù tỷ lệ nợ xấu có giảm từ 5,3% xuống còn 3,35% Đứng thứ hai là Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)  với Nợ xấu tăng lên 2,4% so với mức 1,9% ởthời điểm đầu năm Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đứng thứ 3 về tỷ

lệ nợ xấu, tăng từ 1,72% lên 2,22% Đặc biệt vẫn phải nói đến BIDV có 13.217 tỷ đồng nợxấu, chiếm 1,96% tổng dư nợ cho vay Bên cạnh hai ông lớn trong hệ thống là Vietcombank

và VietinBank có tỷ lệ nợ xấu giảm không đáng kể (Vietcombank giảm còn 1,7% so vớimức 1,8%, của VietinBank giảm từ 0,92% xuống 0,86%) thì tình hình BIDV gây ảnh hưởngrất lớn

Trang 11

( Theo Thống kê Báo cáo tài chính của các ngân hàng quý III/2016)

Đến cuối năm 2016, dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng, có một sựthay đổi về tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng một cách đáng kể ACB, MBBank và Vietinbank

là những nhà băng tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua

Nhìn chung, bức tranh nợ xấu năm 2016 của các ngân hàng cho thấy nỗ lực giảiquyết nợ xấu trong thời gian qua đã có kết quả Tuy nhiên, số liệu từ Ngân hàng Nhà nướccho thấy tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống vẫn ở mức cao 2,53% Đây là một thách thức đối với cácngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước để có thể xử lý dứt điểm được nhữngmón nợ xấu tồn đọng từ nhiều năm trước

Đến năm 2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 2/2017, về mức 2,56% tổng dư nợtín dụng Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, chưa xử lý chiếm 5,8%/tổng

dư nợ cho vay của nền kinh tế Nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu chung là10,08%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, giảm đáng kể so với mức nợ xấu là 17,21%được ghi nhận vào thời điểm 30/9/2012

Ngày đăng: 26/12/2024, 20:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w