Đề án nhập môn Tài chính tiền tệ: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kết cấu nội dung gồm 4 chương trình bày về giới thiệu về phương thức thanh toán quốc tế, phương thức nhờ thu và phương thức chuyển tiền, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trang 1Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
I SỰ CẦN THIẾT CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ
Một trong bốn xu hướng chính của thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hóa,toàn cầu hóa Nó đang có tác động hết sức mạnh mẽ, chi phối đến tất cả các quốc gia,
ở tất cả các lĩnh vực, đặc biết là nền kinh tế của các quốc gia Nền kinh tế thế giới trởthành một chính thể thống nhất trong đó giữa các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộcgắn bó chặt chẽ với nhau, bất kỳ sự việc hiện tượng nào xảy ra ở quốc gia này đều cókhả năng ảnh hưởng đến quốc gia khác Trong bối cảnh đó, chiến lược mở cửa nềnkinh tế ở các quốc gia là điều tất nhiên, từ đó quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, khoa học kỹ thuật…giữa các nước ngày càng phát triển Trong quá trình thực hiệncác quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…sẽ phátsinh nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau Việcthực hiện nhu cầu chi trả, thanh toán đó gọi là thanh toán quốc tế Như vậy thanh toánquốc tế là một cách thức hết sức quan trọng và cần thiết để tạo thuận lợi cho hoạt độngthương mại quốc tế
II KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào tùy thuộc vào sự thươnglượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buônbán quốc tế Ngày nay, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán nhưphương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờthu kèm chứng từ, và phương thức tín dụng chứng từ
Trang 22 Vai trò của thanh toán quốc tế
- Trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quátrình lưu thông hàng hóa Do vậy quá trình thanh toán quốc tế nếu được thực hiện tốt
sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạtđộng, gia tăng quan hệ giao dịch thương mại giữa các nước với nhau
- Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tốt vừa góp phần thực hiện tốt chế độquản lỳ ngoại hối, chính sách ngoại thương, vừa góp phần nâng cao uy tín của quốc giatrên trương quốc tế, Từ đó, việc phát triển các mối quan hệ đối ngoại sẽ thuận lợi hơn
- Đối với hệ thống ngân hàng, với vai trò là trung gian thanh toán trong các giaodịch thanh toán quốc tế, các ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để giảm bớtrủi ro, bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia trong quá trình thanh toán dựa trên cơ sở
sự ủy thác của các chủ thể này Từ đó, làm phát sinh thu nhập và tạo điều kiện mởrộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín cho ngân hàng trên thường trường quốc tế
Trang 3Chương 2
PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
I PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
1 Khái niệm phương thức chuyển tiền
1.1 Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng(gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định
1.2 Các bên tham gia
- Người chuyển tiền – là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ
- Ngân hàng chuyển tiền – là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền
- Ngân hàng đại lý – là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền
- Người thụ hưởng – là người bán, người xuất khẩu hay là chủ nợ
2 Phương thức chuyển tiền trả sau
2.1 Khái niệm chuyển tiền trả sau
Trong thực tế, người ta có thể thực hiện chuyển tiền theo một trong hai hìnhthức: chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trả sau là hình thứcchuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng
2.2 Nội dung và quy trình thực hiện
Giải thích quy trình:
(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hành hóa cho người nhập khẩu
Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý
Người xuất khẩuNgười nhập khẩu (1)
(3)
Trang 4(2) Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mìnhchuyển tiền cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thôngqua ngân hàng đại lý
(4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu
(5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu
Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trình thanhtoán Ví dụ như:
Người xuất khẩu: thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu, tức là đưa hàng từkho đến phương tiện vận tải để chuyển đến cảng của người nhập khẩu, trong khi bộchứng từ hàng hóa thì chuyển trực tiếp cho người nhập khẩu, sau đó họ chỉ còn chờngười nhập khẩu chuyển tiền đến cho mình
Người nhập khẩu: sau khi nhận hàng chuyển đến sẽ lập lệnh chuyển tiền gởi đếncho ngân hàng phục vụ mình, để yêu cầu ngân hàng này chuyển tiền cho người xuấtkhẩu, căn cứ vào thông tin được chỉ ra trên lệnh chuyển tiền Nếu người xuất khẩu gặpkhó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí trong thanh toán có thể dẫn đến tình trạngchậm lập lệnh chuyển tiền để chuyển tiền thanh toán cho người xuất khẩu
Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đóng vai trò trung gian thực hiện khâuchuyển tiền theo đề nghị của người nhập khẩu Khi nhận được lệnh chuyển tiền củangười nhập khẩu gởi vào, ngân hàng kiểm tra nếu thấy chứng từ hợp lệ và tài khoảncủa người nhập khẩu có đủ tiền sẽ tiền hành ghi nợ tài khoản người nhập khẩu và làmthủ tục chuyển tiền, để ngân hàng bên người xuất khẩu ghi có cho người xuất khẩu,sau đó ngân hàng chuyển tiền sẽ gởi thông báo nợ cho người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò trung gian và là người kết thúcquy trình chuyển tiền bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu, sau khi nhận đượcchuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền và quy trình chuyển tiền xem như kết thúc
2.3 Ưu và nhược điểm của phương thức
Trong quy trình thực hiện chuyển tiền, vì lý do gì đó có thể khiến người nhậpkhẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng thì người xuất khẩu sẽ chậm nhậnđược tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã được chuyển đi và người nhập khẩu đã cóthể nhận được và sử dụng hàng hóa Trong trường hợp này, người xuất khẩu bị thiệthại, trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc người nhậpkhẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu
Trang 53 Phương thức chuyển tiền trả trước
3.1 Khái niệm chuyển tiền trả trước
Là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ ngườinhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và do đó, người xuất khẩu nhận được tiền trước khigiao hàng
3.2 Nội dung và quy trình thực hiện
NH chuyển tiền
(2)
NH đại lý
(1) (5) (3)
Người nhập khẩu
(4)
Người xuất khẩu
Sơ đồ 12.2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước.
(1) Người nhập khầu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mìnhchuyển tiền cho người thụ hưởng
(2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thôngqua ngân hàng đại lý
(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ cóthể nhận hàng
(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu
3.3 Ưu nhược điểm của phương thức
Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giaohàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hànghóa Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đãchuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong và đang trongtình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng Nếu vì lý do gì khiến người xuất khẩu chậmtrễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt do nhận hàng trễ
4 Nhận xét về phương thức chuyển tiền:
- Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng chỉ đóng vai trò trunggian thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả
Trang 6- Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toànphụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên Vì vậy quyền lợi của người xuấtkhẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau Trái lại quyền lợi củanhà nhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả trước.
- Phương thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanhtoán nhanh chóng
- Người xuất khẩu và nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trườnghợp hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hau khi trị giá hợp đồngkhông lớn lắm
- Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau, trongthương lượng hai bên nên sử dụng phương thức thanh toán khác thích hợp hơn
Phương thức chuyển tiền thường ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế.Người ta thường áp dụng phương thức thanh toán này trong khoản thanh toán tươngđối nhỏ như thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu bao gồm chi phí vậnchuyển bao hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phi mậu dịch,chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước… Các phương thức thanh toán khác cóthể bổ sung cho những nhược điểm cảu phương thức chuyển tiền có thể là phươngthức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ
II PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
1 Khái niệm chung về phương thức nhờ thu
1.1 Khái niệm chung
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục
vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do ngườixuất khẩu lập ra
1.2 Các bên tham gia
- Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu chongân hàng, Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu
- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ chongười trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ
- Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thịnhờ thu Người trả tiền chính là người nhập khẩu
2 Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn
Trang 7Hai loại hối phiếu có thể sử dụng trong phương thức nhờ thu là hối phiếu trơn và hốiphiếu kèm chứng từ Vì vậy, có hai phương thức nhờ thu tương ứng với hai loại hốiphiếu đó.
2.1 Khái niệm phương thức nhờ thu trơn
Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủythác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập racòn chứng từ hàng hóa thì gởi thẳng cho người nhập khẩu, không gởi cho ngân hàng
2.2 Nội dung và quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện:
(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.(2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng để ủythác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàngđại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết
(4) Ngân hàng đại lỳ chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấpnhận hay thanh toán Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A (documentagainst acceptance) người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P(Document against Payment) người nhập khẩu phải trả tiền ngay cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán
(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sangngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhậpkhẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường hợpngười nhập khẩu từ chối trả tiền
(7) Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báocho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền
2.3 Ưu nhược điểm của phương thức
Người xuất khẩu Người nhập khẩu
Ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu
Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
(1)
(6) (3)
Trang 8Qua toàn bộ quy trình thực hiện nhờ thu trơn, chúng ta thấy rằng trong phươngthức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi
vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thểkhống chế người nhập khẩu được Ngân hàng không có cam kết hay đảm bảo gì đốivới người xuất khẩu và người nhập khẩu mà chỉ đơn thuần là hành xử theo những chỉdẫn mà người xuất khẩu thể hiện trên chỉ thị nhờ thu và hối phiếu Phương thức nàychỉ bổ sung cho phương thức chuyển tiền trả sau là người xuất khẩu có thể chủ độngđòi tiền sau khi giao hàng Tuy nhiên, có đòi được tiền hay không còn tùy thuộc vàothiện chí và khả năng của người nhập khẩu Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụngphương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu đời và tín nhiệm người nhập khẩu
3 Phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ
3.1 Khái niệm phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ hay còn gọi là nhờ thu kèm chứng từ ra đờinhằm bổ sung nhược điểm của phương thức nhờ thu trơn để bảo vệ quyền lợi củangười xuất khẩu
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuấtkhẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành ủy tháccho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hốiphiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gởi kèm theo với điều kiện nếu ngườinhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ chongười nhập khẩu nhận hàng hóa
3.2 Nội dung và quy trình thực hiện
(1)
Trang 9(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từhàng hóa sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiềnhoặc chấp nhận trả tiền
(5) Người nhập khẩu trả tiền trong trường hợp D/P hay ký chấp nhận trả tiềntrong trường hợp D/A
(6) Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ hàng hóa để người người nhập khẩu nhận hàng.(7) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngânhàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trảtiền của người nhập khẩu
(8) Ngân hàng nhận ủy thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền chongười xuất khẩu
Như vậy, nhờ thu kèm chứng từ khác với nhờ thu trơn ở điểm: thứ nhất, ngườixuất khẩu không chuyển bộ chứng từ hàng hóa trực tiếp cho người nhập khẩu mà chỉgiao hàng cho người nhập khẩu còn bộ chứng từ hàng hóa gởi cho ngân hàng kèm vớihối phiếu và chỉ thị nhờ thu Ở khâu thứ hai, khi nộp chỉ thị nhờ thu và hối phiếu vàongân hàng người xuất khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa Ở khâu thứ tư, khi xuấttrình hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu ngân hàng không trao bộ chứng từ mà giữ vộchứng từ để khống chế và yêu cầu người nhập khẩu, hoặc là trả tiền ngay nếu hốiphiếu ghi trả tiền theo điều kiện D/P, hoặc là chấp nhận thanh toán nếu hối phiếu ghitrả tiền theo điều kiện D/A
3.3 Ưu nhược điểm của phương thức
- Người xuất khẩu ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngânhàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa để buộc người nhập khẩu phảitrả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiềnhơn phương thức chuyển tiền trả sau và nhờ thu hối phiếu trơn
- Nhưng như vậy mới chỉ khống chế được hàng hóa đối với người nhập khẩu,chưa chắc khống chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu, chẳng hạn như trongtrường hợp thị trường biến động bất lợi cho người nhập khẩu, họ không thiết tha vớiviệc nhận hàng nên sẽ kéo dài thời gian thanh toán và gây áp lực đối với người xuấtkhẩu Lúc này, người xuất khẩu rơi vào trạng thái bị động, nếu chậm giải phóng tàu sẽchịu phạt với đại lý vận tải, hoặc chịu thêm tiền thuê kho bãi để giữ hàng hóa hoặc nếuchở hàng về sẽ tốn thêm tiền vận chuyển, hoặc là bị người nhập khẩu ép giá Để tránhtình huống như vậy, hai bên có thể thương lượng với nhau nên sử dụng phương thứctín dụng chứng từ
Trang 10vi số tiền đó với điều kiện người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từthanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C.
Cở sở để mở L/C là hợp đồng ngoại thương, hoặc thư chào hàng còn trong thờihạn hiệu lực, hoặc thư hỏi hàng còn trong thời hạn hiệu lực đã được bên xuất khẩu xácnhận Nhưng một khi L/C được mở thì nó hoàn toàn độc lập với cơ sở để mở nó, và nó
là cơ sở pháp lý cao nhất nếu có tranh chấp xảy ra
2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ
- Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là tổ chứcnhập khẩu
- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa
- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng
Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanhtoán này, bao gồm:
- Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận tráchnhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người
Trang 11xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngânhàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thịtrường tín dụng và tài chính quốc tế.
- Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụnghoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mìnhthanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu
- Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là ngân hàng đứng ra thươnglượng bộ chứng từ hàng hóa và thường cũng là Ngân hàng thông báo L/C Trường hợpL/C quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàngthương lượng Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định thương lượng tại mộtngân hàng nhất định
- Ngân hàng chuyển nhượng (The transfering bank), ngân hàng chỉ định (Thenominated bank), ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (Theclaiming bank), ngân hàng chấp nhận (The accepting bank), ngân hàng chuyển chứng
từ (The remitting bank) Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng
3 Nội dung của phương thức
(1) Hai bên xuất khẩu và nhập ký kết hợp đồng thương mại
(2) Người xuất khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho ngườixuất khẩu thụ hưởng
(3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/
C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết
(4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã mở.(5) Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.(6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ hàng hóa thanh toán gởi
và ngân hàng thông báo để được thanh toán
Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông
(5)
(1)
Sơ đồ: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trang 12(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mởL/C xem xét trả tiền.
(8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiềnchuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng Nếu không phù hợpthì từ chối thanh toán
(9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu
(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.(11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao
bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng
3 Ưu nhược điểm của phương thức này
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòngphẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu Bên xuất khẩu đượcngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu nhận đầy đủ, kịp thời và chínhxác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền Trong phương thức này, ngân hàng đóng vaitrò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần
- Tuy nhiên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trongquan hệ hanh toán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch thì vẫn phải dùngphương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu
II KHÁI QUÁT VỀ L/C – PHÂN LOẠI L/C THƯƠNG MẠI
1 Khái niệm Thư tín dụng
1.1 Khái niệm
L/C hay còn gọi là thư tín dụng là một văn bản do Ngân hàng mở L/C lập ratheo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) nhằm cam kết trả tiền chonhà xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất địnhvới điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trongvăn bản đó
1.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng
Thư tín dụng chứa đựng những nội dung cơ bản sau đây:
(1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C :
- Số hiệu của L/C – tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, để traođổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C Số hiệu của L/C còn đượcdùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặcbiệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền
- Địa điểm mở L/C – là nơi ngân hàng mở lc– là nơi ngân hàng mở L/Ccam kết trả tiền cho người hưởng lợi, có liên quan tới việc tham chiếu luật lệ áp dụnggiải quyết mâu thuẫn hay bất đồng xảy ra nếu có
Trang 13- Ngày mở L/C – là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết củangân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng Ngày mở L/C còn có ý nghĩa như là ngàyngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, làngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểmtra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn nhự trong trườnghợp đồng không.
(2) Loại thư tín dụng:
Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ củanhững người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau Do đó, khi mở thư tíndụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở
(3) Tên, địa chỉ của những người liên quan:
Những người liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bao gồmngười yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báoL/C cần được chỉ rõ ràng tên và địa chỉ trong thư tín dụng
(4) Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng Vì vậy, việc quy địnhcủa nó trong L/C cũng rất chặt chẽ, thể hiện qua số tiền trong L/C phải được ghi vừabằng sô, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõràng, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối, như vậy có thể có khó khăntrong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán, tốt nhất là nên dựa vào cách ghi sốlượng để mà ghi số tiền cho hợp lý, chính xác, có thể cho phép dung sai đến 10%
(5) Thời hạn hiệu lực của L/C: thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mởL/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từthanh toán trong tời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C Thờihạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C
Thời hạn hiệu lực quá dài thì người nhập khẩu bị đọng vốn, người xuất khẩu cólợi hơn và có thời gian rộng rãi hơn cho việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán.Ngược lại thời gian hiệu lực quá ngắn thì tránh ứ đọng vốn cho người nhập khẩunhưng lại gây khó khăn cho người xuất khẩu vì thời gian quá eo hẹp Vì vậy cần phảixác định một thời gian hiệu lực của L/C hợp lý để tránh ứ đọng vốn cho người nhậpkhẩu vừa không gây khó khăn cho người xuất khẩu Việc xác định này cần thỏa mãnnhững nguyên tắc như sau:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không đượctrùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C
- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không đượctrùng với ngày giao hàng Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của sốngày cần phải có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số
Trang 14ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu Nếu thời điểm giao hàng vào mùa
ẩm ướt thì số ngày chuẩn bị hàng giao phải nhiều hơn…
- Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.(6) Thời hạn trả tiền của L/C:
Thời hạn trả tiền của L/C có liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau,điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thờihạn hiệu lực của thư tín dụng nếu trả tiền ngay, hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệulực của thư tín dụng nếu trả tiền có thời hạn
(7) Thời hạn giao hàng:
Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng do hợp đồng thương mại quyđịnh Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khithư tín dụng có hiệu lực Thời hạn giao hàng có liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệulực của thư tín dụng Nếu hai bên thỏa thuận kéo dài thời hạn giao hàng một số ngàythì đương nhiên ngân hàng mở thư tín dụng cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực củathư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng
(8) Điều khoản về hàng hóa: là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quanđến hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất,bao bì, ký hiệu…
(9) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:
Điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, C&F…), nơi gởi hàng, nơi giao hàng,cách vận chuyển và cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C Thông thường điều kiệngiao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của người xuất khẩu, khả năng nhậnhàng của người nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, hàng hóaphải được giao trên boong tàu
Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không thể thực hiệnđược thì người xuất khẩu có thể điều chỉnh L/C
(10) Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
Yêu cầu về việc ký phát và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu rõràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của hànghóa, của phương thức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợpđồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hoạt động đó
(11) Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng:
Cam kết của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộctrách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này
(12) Những điều kiện đặc biệt khác:
Trang 15Các điều kiện khác như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệthướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng…
(13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C:
L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người mở L/C cũng phải là người
có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để than gia và thực hiện một quan hệ dân luật.Nếu gởi bằng telex, swift thì phải căn cứ vào mã khóa của L/C
2 Phân loại thư tín dụng thương mại
Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C )
Là một L/C mà người mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sủa đổi, bổ sunghoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C Loại thưtín dụng được hủy ngang ít được sử dụng, bởi vì loại L/C này chỉ là lời hứa trả tiềnchứ không phải là sự cam kết
Thư tín dụng không thể hủy ngang (irrevocable letter of credit)
Là một lại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toántiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơnphương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó Loại L/C không thể hủy bỏ này bảođảm quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến Nếu L/
C không ghi rõ ràng là hủy hay không được hủy bỏ thì nó là không thể hủy bỏ
Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (confirmed irrevocable letter
Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền(Irrevocable without recourse letter of credit)
Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đãthanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứtrường hợp nào Khi sử dụng lại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phảighi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát”
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)
Trang 16Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kimngạch hoặc là sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và
cứ như vậy L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu vànhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi Khi đó,
tổ chức nhập khẩu có lợi là không bị đọng vốn và giảm được phí tổn do việc mở L/C
Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, được mở ra căn cứ vào một L/C kháclàm bảo đảm, theo L/C này tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhậpkhẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng khác cho tổ chức xuất khẩu kháchưởng
Thư tín dụng giáp lưng được sử dụng trong những trường hợp:
- L/C gốc không cho phép chuyển nhượng
- Khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ củaL/C thứ hai
- Khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin
Khi áp dụng L/C giáp lưng cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Hai thư tín dụng giáp lưng phải thông qua một Ngân hàng trực tiếp phục vụ tổchức xuất khẩu
- Số tiền của L/C thứ nhất phải lớn hơn hoặc bằng kim ngach L/C thứ hai (L/Cgiáp lưng) Tổ chức xuất nhập khẩu trung gian hưởng chênh lệch này
- L/C thứ nhất (L/C gốc) phải được mở sớm hơn Ngân hàng thứ hai
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C )
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệulực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩukhi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới
có giá trị
Loại L/C đối ứng được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệthanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công Nếu trong gia công, thì L/
C để nhập thành phẩm sẽ là L/C trả ngay, L/C nhập nguyên liệu là L/C trả chậm
Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C )
Là loại L/C không hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay Ngân hàngxác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời
Trang 17hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu Vídụm nếu thời hạn thanh toán ghi: “90 days after Bill of Lading date” thì được gọi làthư tín dụng thanh toán chậm.
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C )
Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ởđiều khoản đặc biệt này, thông thường là quy định người mở L/C cho phép tổ chứcxuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng, vìthế loại thư tín dụng này còn được gọi là thư tín dụng trước
Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C )
Để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị nhập khẩu trong trường hợp đơn vị xuất khẩukhông giao hàng đúng hợp đồng, đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở mộtthư tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiệnhợp đồng, Ngân hang mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại chođơn vị nhập khẩu theo quy định của UCP 600
Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer reimbursement)
Là loại thư tín dụng thông thường nhưng trong thư có quy định: cho phép Ngânhàng phục vụ người hưởng lơi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợpvới những điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện đòi tiền Ngân hàng mởL/C hay một Ngân hàng chỉ định trong thư tín dụng Nó được áp dụng trong trườnghợp hai Ngân hàng có quan hệ thân tín lẫn nhau
Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Irrevocable transferable L/C )
Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyểnnhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của ngườihưởng lợi đầu tiên Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần,
dó đó nó không thể được chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai chobất kỳ người hưởng lợi thứ ba hay thứ tư nào khác, nghĩa là chỉ cho phép tái chuyểnnhượng cho người thứ nhất trừ khi trong L/C có quy định không hạn chế chuyểnnhượng Trong trường hợp người thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hànghay chứng từ không hợp lệ thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phíabên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầutiên thanh toán L/C này được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, mua hàng quatrung gian, hàng so các công ty con giao, chi nhánh giao nhưng công ty mẹ là ngườihưởng lợi
Sơ đồ minh họa về một L/C chuyển nhượng:
Trang 18
(1) Nhập khẩu Việt Nam đề nghị mở L/C có thể chuyển nhượng cho ngườihưởng lợi ở Hàn Quốc
(2) VCB – HCMC thông báo L/C chuyển nhượng đã được mở
(3) Người trung gian ở Hàn Quốc yêu cầu Ngân hàng chuyển nhượng cho ngườixuất khẩu ở Indonesia
(4) Ngân hàng chuyển nhượng L/C cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu giao hàng cho nhập khẩu Việt Nam
(6) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ gởi cho Ngân hàng chuyển nhượng
(7) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo cho người trung gian để thay thế cácchứng từ như hóa đơn, hối phiếu
(8) Ngân hàng chuyển nhượng xuất trình bộ chứng từ cho VCB – HCMC.(9) VCB – HCMC thanh toán chứng từ
III CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Nhìn chung có ba loại chứng từ quan trọng khác nhau trong phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ: những chứng từ do người nhập khẩu lập, chứng từ do ngânhàng mở L/C và chứng từ do người xuất khẩu lập hoặc xuất trình
1 Chứng từ do người nhập khẩu lập
Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký kết, nhà nhập khẩu sẽ lập giấy đề nghị
mở L/C theo mẫu của ngân hàng Khi đó, người nhập khẩu cần phải lưu ý xem: thứnhất, đơn vị mình có đủ điều kiện để được ngân hàng mở L/C hay không Nếu không,phải ủy thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C, và khi ấy, việc lập giấy đề nghị
Nhập khẩu
Việt Nam
Trung gian Hàn Quốc
Xuất khẩu Indonesia
VCB HCM Ngân hàng
chuyển nhượng Hàn Quốc
Ngân hàng thông báo Indonesia
Trang 19mở L/C thuộc về nhiệm vụ của đơn vị nhận ủy thác Thứ hai, những điều khoản của hợpđồng thương mại có đủ cơ sở để ràng buộc người xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi củamình hay chưa, cần thêm bớt điều gì nữa hay không Nếu có, nên đưa thêm những nộidung gì nhưng phải nằm trong phạm vi khả năng chấp nhận của người xuất khẩu.
Nội dung giấy đề nghị mở L/C: bao gồm phần sẽ cấu thành nội dung của L/C
và phần cam kết của của đơn vị xin mở L/C
a) Phần sẽ cấu thành nội dung L/C:
Phần này được trình bày bằng tiếng Anh theo những nội dung do ngân hàng mởL/C gợi ý, để tránh những sai sót có thể xảy ra do hiểu lầm trong dịch thuật Nộidung chính của giấy đề nghị mở L/C thường bao gồm những nội dung như sau:
- Tên và địa chỉ của đơn vị mở L/C (Applicant)
- Tên và địa chỉ của Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank)
- Ngày mở L/C (Date of this applicant)
- Ngày và nơi L/C hết hiệu lực (Expiry date /…/…in… )
- Tên và địa chỉ người thụ hưởng (Beneficiary)
+ Tín dụng thư có thể chuyển nhượng
- Xác nhận tín dụng thư đối với người thụ hưởng
+ Không yêu cầu (not requested)
+ Có yêu cầu (requested)
- Giao hàng từng phần (Partial shipment):
+ Cho phép (allowed)
+ Không cho phép (not allowed)
- Chuyển tải (Transhipment)
+ Cho phép (allowed)
+ Không cho phép (not allowed)
- Tất cả phí ngoài Việt Nam kể cả phí ngân hàng và phí xác nhận có thể thanhtoán bởi:
Trang 20+ Người thụ hưởng (Beneficiary)
+ Người mở xin L/C (Applicant)
- Tín dụng thư có thể thanh toán với:
+ Trả ngay (by sight payment)
+ Chấp nhận (by acceptance)
+ Thương lượng (by negotiation)
- Những nội dung liên quan đến xếp dỡ hàng hóa:
Xếp hàng/dỡ hàng ở/từ cảng………chậm nhất là ……./… /… đến cảng
- Những nội dung về mô tả hàng hóa (Good description)
- Điều kiện giao hàng: CIF, FOB hoặc cách khác
- Mô tả bao bì, đóng gói hàng hóa (Packing)
- Ghi chú (Marking)
- Chứng từ phải xuất trình (documents required)
+ Hóa đơn thương mại đã ký (Signed commercial invoice)
+ Trọn bộ vận tải đơn đường biển trơn (Full set of clean ocean Bill of Lading)+ Một bản chính vận đơn hàng không trơn (One original clean airway bill)+ Chứng từ vận chuyển khác (Other transport documents)
+ Trọn bộ chứng nhận bảo hiểm (Full set of Insurance Certificate)
+ Chứng nhận xuất sứ (Certificate of origin)
+ Bảng kê bao bì chi tiết (Detailed packing list)
+ Chứng nhận do người thụ hưởng xác nhận (Ben’s certificate certifying)+ Bản sao bức điện hay fax thông báo cho người nhập khẩu và ngân hàng mởL/C về những đặc điểm giao hàng (Copy of telex or fax advising applicant and issuingbank of particulars of shipment)
+ Chứng nhận chất lượng/ số lượng (Certificate of quality/ quantity)
+ Chứng từ khác (other documents)
b) Phần cam kết của đơn vị mở L/C
Đây là phần đơn vị xin mở L/C cam kết với ngân hàng Phần này được viết bằng tiếng Việt và bao gồm những nội dung chính sau:
– Cam kết về tư cách pháp nhân của đơn vị và thủ tục pháp lý về hàng hóanhập khẩu
Trang 21– Cam kết về tiền ký quỹ mở L/C
– Cam kết về việc thanh toán L/C khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từhợp lệ
– Cam kết về những trường hợp miễn trách của ngân hàng trong khuông khổcho phép của UCP
– Cam kết về việc thanh toán phần chênh lệch giữa trị giá L/C và tiền ký quỹ
và cách thức giải quyết trong trường hợp người nhập khẩu không có khả năng thanhtoán phần chênh lệch này
– Cam kết liên đới trách nhiệm trong trường hợp đơn vị mở L/C ủy thác
2 Chứng từ do ngân hàng mở L/C lập
Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C, nếu đồng ý ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành
mở L/C và chuyển đến người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo Nội dung chính của một thư tín dụng đã được trình bày ở phần 1.2 phần II
3 Chứng từ do người xuất khẩu lập hoặc xuất trình
Để được ngân hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền, người xuất khẩu phải lập bộchứng từ thanh toán gởi vào ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C Chứng từ dongười xuất khẩu lập bao gồm hai loại: chứng từ tài chính và chứng từ thương mại
Chứng từ tài chính chính là hối phiếu do người xuất khẩu lập ra, nội dung hốiphiếu phải nêu rõ ngân hàng mở L/C, số hiệu và ngày tháng của L/C tham chiếu Nộidung cụ thể của một hối phiếu như sau:
Tiêu đề của hối phiếu: thường có hai cách trình bày tiêu đề: “Bill ofExchange” hoặc “Exchange for” Nếu dùng chữ Bill of Exchange thì thường tiêu đềđược đặt ở chính giữa trên cùng văn bản chữ Bill of Exchange thì thường tiêu đề đượcđặt ở chính giữa trên cùng văn bản hối phiếu Nếu dùng chữ Exchange for thì tiêu đềthường đặt ở trên cùng và bên trái của văn bản hối phiếu, ngoài ra số tiền bằng số củahối phiếu được đặt tiếp theo chữ For của tiêu đề
Số hiệu của hối phiếu: do người ký phát hối phiếu đặt ra, được ghi sau chữ
No và đặt trên cùng bên trái của văn bản hối phiếu
Địa điểm ký phát hối phiếu: Khi phát hành hối phiếu, người ký phát cần ghi
rõ địa điểm phát hành Đó là nơi hối phiếu được tạo lập, thường là tên thành phố, đượcghi bên dưới tiêu đề và đặt ở giữa văn bản hối phiếu
Ngày ký phát hối phiếu: ngày tháng và năm ký phát là thời điểm hối phiếuđược lập ra, nó thường được ghi bên cạnh địa điểm ký phát hối phiếu Nó đánh dấuthời điểm tính thời hạn hiệu lực của hối phiếu và còn là căn cứ xác định thời điểm trảtiền Thông thường, ngày ký phát hối phiếu là ngày xuất trình chứng từ cho ngân hàng
Trang 22thanh toán Như vậy, ngày phát hành hối phiếu không thể trước ngày giao hàng ghitrên vận tải đơn, hóa đơn cũng không thể sau ngày quá hạn giá trị của thư tín dụng.
Số tiền bằng số: được ghi sau chữ For và đặt bên trái ngay dưới số hiệu hốiphiếu hoặc ghi kế tiếp theo tiêu đề Exchange for của hối phiếu, và cần phải diễn đạt rõràng tên đầy đủ của đơn vị tiền tệ Ngoài ra, số tiền bằng số phải khớp với số tiền bằngchữ được nói trong văn bản hối phiếu và nó cũng không được vượt quá số tiền ghi trênhóa đơn và số tiền quy định trong thư tín dụng
Thời hạn trả tiền của hối phiếu: được ghi tiếp ngay cạnh chữ At Nếu trảngay, sau chữ At sẽ để trống hoặc ghi vào đó chữ Sight Nếu trả chậm, thời hạn trả tiền
sẽ được ghi cụ thể là bao nhiêu ngày vào sau chữ At Cụ thể, nếu phải trả tiền sau baonhiêu ngày nhận hối phiếu thì sẽ ghi là “X ngày sau khi nhìn thấy…” (At X days aftersight…) Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày giao hàng thì sẽ ghi là “X ngày sau khi
ký vận đơn…” (At X days after bill of lading date) Nếu phải trả tiền sau bao nhiêungày ký phát hối phiếu, thì ghi “X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu” (At X days afterdate…)
Thứ tự số bản của hối phiếu: Thông thường hối phiếu được phát hành thànhhai bản và có đánh thứ tự số bản bằng chữ FIRST hoặc SECOND Việc này nhằm đểphân biệt bản này với bản kia và giá trị thanh toán của hai bản là như nhau
Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện: được thể hiện bằng câu lệnh Pay to hoặc Pay
to the order of và được đặt ngay sau nơi thể hiện thứ tự số bản của hối phiếu Đây là câulệnh vô điều kiện nên sau câu lệnh này không được kèm theo bất cứ điều kiện gì
Tên người thụ hưởng: nằm ở phía sau câu lệnh, tên người thụ hưởng có thểđược chỉ định cụ thể, hoặc là người cầm phiếu hoặc suy đoán theo lệnh Người thụhưởng có thể là ai, công ty nào, ngân hàng tên gì, nước nào, chi nhánh ở đâu…, cầnphải ghi chi tiết
Số tiền bằng chữ: đặt phía sau tên người thụ hưởng, thể hiện sau chữ “thesum of” và khớp đúng với số tiền bằng số, và đồng thời thể hiện rõ ràng và đầy đủ đơn