1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ký Sinh Trùng - Bài 1 - 5: Đại Cương về Ký Sinh Trùng

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,63 MB
File đính kèm BG c1 ks.rar (819 KB)

Nội dung

Môn Ký Sinh Trùng giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể tự ôn tập Môn Ký Sinh Trùng giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể tự ôn tập

Trang 1

GIẢNG VIÊN

Th.s Lã Thành Nam

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đinh Nga Ký sinh trùng NXB Giáo dục Việt

Nam 8 – 2013

2 Trần Vinh Hiển Giáo trình Đại học – Đại học Y Dƣợc

Tp HCM Xuất bản 1991 – Tái bản 1994

3 Trần Xuân Mai Ký sinh trùng Y Học NXB Y Học 2010

4 Trần Xuân Mai Ký sinh trùng Y Học Giáo trình Đại học– Trung tâm ĐT & BD Cán bộ Y tế Tp HCM – 1994

5 Bộ môn Ký sinh trùng – Đại học Y Khoa Hà Nội Ký sinhtrùng Y Học NXB Y Học - 1997

Trang 3

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Chương I: Đại cương về ký sinh trùng

Chương II: Đơn bào

Chương III: Giun sán

Chương IV: Vi nấm

Trang 4

CHƯƠNG I

ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG

I Khái niệm cơ bản

I.1 Các hiện tượng ký sinh

a Cộng sinh (Symbiosis) Sự sống chung giữa 2 sinh vật làbắt buộc và cả 2 đều có lợi

VD: Mối và những đơn bào trong ruột mối, Giữa vi nấm vàtảo trong địa y

b Tương sinh (Mutualism): Sự sống chung giữa 2 sinh vậtkhông có tính chất bắt buộc, khi sống chung cả 2 đều có lợi

Trang 5

c Hội sinh (Commensalism): khi sống chung chỉ một bên

có lợi, một bên không bị ảnh hưởng

VD: Pentatrichomonas intestinalis, Entamoeba coli,

Escherichia coli, trong ruột già của người.

d Ký sinh (Parasitism): sinh vật sống bám hưởng lợi, sinh vật bị hại

VD: Giun đũa và người

Trang 6

e Hoại sinh (Saprophytism): Sử dụng chất hữu cơ từ thiên nhiên hoặc chất cặn bã của cơ thể để phát triển.

Một số sinh vật có đời sống ngoại hoại sinh (ExoSapro)

như: Aspergillus sp., Strongyloides stercoralis, hoặc nội hoại sinh (Endosapro) như: Entamoeba dispa, Candida sp.

- Các sinh vật sống hoại sinh không gây hại, khi cơ thể suy yếu có thể gây bệnh cơ hội

VD: Bệnh HIV, K, đái tháo đường, ghép cơ quan,…

Trang 7

I.2 Ký sinh trùng

Là những sinh vật sống tạm thời hay trọn đời trên cơ thể của một sinh vật khác để sinh trưởng và phát triển

Sinh vật bị ký sinh gọi là ký chủ

- Ký sinh trùng vĩnh viễn sống suốt đời trên hay trong ký chủ

VD: Giun đũa ký sinh trong ruột non của người

- Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: Chỉ bám vào ký chủ khi

cần thức ăn

VD: Muỗi chích hút máu người khi đói

Trang 8

II Đặc điểm của Ký sinh trùng.

II.1 Hình thể

- Khác nhau về hình thể và kích thước và tùy giai đoạn phát triển của từng loài

VD: Ký sinh trùng sốt rét có kích thước 6 – 7µm, Giun đũa

20 – 25cm, Sán 4 – 8m Sán dải heo hình thể ấu trùng khác với con trưởng thành

- Đơn bào: hình dạng amibe thay đổi, trùng roi hình quả lê hay hình thoi

- Đa bào: Giun hình ống, sán hình dẹp

Trang 9

II.2 Cấu tạo cơ quan

- Không có chân, mắt, cơ quan thính giác và khướu giác

- Không có ống tiêu hóa do thức ăn của ký chủ đã được tiêu hóa nên thức ăn chỉ cần thẩm thấu qua ngoại bì

- Các cơ quan phát triển như: đĩa hút giúp sán bám chắc vào thành ruột, kẹp ở chân rận giúp rận bám chặt vào ký chủ

II.3 Sinh sản

Ký sinh trùng sinh sản với nhiều hình thức:

- Đẻ trứng: giun Đũa, giun Kim

- Đẻ phôi: giun Xoắn, giun Chỉ

- Nảy chồi: Vi nấm

Sinh sản rất nhanh, rất nhiều: giun đũa đẻ 20 ngàn trứng mỗi ngày

Trang 10

II.4 Tính đặc hiệu ký sinh

a Đặc hiệu về ký chủ

- Hẹp: Chỉ có thể ký sinh ở một loại ký chủ duy nhất

VD: Giun đũa (Ascaris lumbricoides) chỉ sống ở ruột người.

- Rộng: ký sinh trùng có thể ký sinh ở nhiều ký chủ khác nhau

VD: Cái ghẻ, Toxoplasma gondii có ở người, trâu, bò, heo,

mèo, chim,…

Trang 11

b Đặc hiệu về nơi ký sinh

- Hẹp: ký sinh trùng chỉ sống ký sinh ở một cơ quan nhất định

VD: Ascaris lumbricoides chỉ sống ở ruột non người Giun Kim (Enterobius vermicularis) sống ở ruột già cho các triệu

chứng lâm sàng khu trú

- Rộng: ký sinh trùng có thể sống ở nhiều cơ quan khác

nhau Toxoplasma gondii có thể sống ở não, mắt, cơ tim,…

Trang 12

II.5 Các loại ký sinh trùng

a Ký sinh trùng bắt buộc: muốn tồn tại, ký sinh trùng bắtbuộc phải bám vào cơ thể của sinh vật khác

VD: Giun đũa, Kim, Rệp,

b Ký sinh trùng tùy nghi: có thể sống ở môi trường bên

ngoài, có thể sống ký sinh vào sinh vật khác

VD: Giun lươn (Strongyloides stercoralis), Aspesgillus sp.

c Ký sinh trùng lạc chỗ: giun đũa đi lạc vào ống tụy, ống mật

d Ký sinh trùng lạc chủ: Giun đũa chó có thể đi lạc qua người

e Bội ký sinh trùng: là ký sinh trùng của một ký sinh trùng

VD: Ixodes risinus là một loại côn trùng ký sinh ở người

nhưng chính nó cũng bị một loại côn trùng khác ký sinh

Ixodiphagus caucurtei

Trang 13

II.6 Các loại ký chủ

Ký chủ là sinh vật có ký sinh trùng sống bám

a Ký chủ vĩnh viễn: chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởngthành, hay giai đoạn đã định giống

VD: Người là ký chủ vĩnh viễn của giun đũa, kim, … muỗi

Anopheles là ký chủ vĩnh viễn của ký sinh trùng sốt rét

b Ký chủ trung gian: chứa ký sinh trùng ở giai đoạn ấu

trùng Có thể chia ra ký chủ trung gian I và II khi ký sinhtrùng có 2 giai đoạn ấu trùng

VD: Sán dải Cá (Diphyllobothrium latum) có lăng quăng đỏ

là ký chủ trung gian I và cá là ký chủ trung gian II

Trang 14

c Ký chủ chờ thời: là ký chủ nuốt ký chủ trung gian II nhưngtrong cơ thể thì ký sinh trùng vẫn ở giai đoạn ấu trùng II

VD: Cá lớn nuốt cá bé có ấu trùng II của Diphyllobothrium

latum

d Ký chủ chính – phụ

- Chính: Chứa ký sinh trùng trưởng thành với tần số cao nhất

- Phụ: Chứa ký sinh trùng trưởng thành với tần số thấp nhất

VD: Trâu, bò là ký chủ chính của sán lá gan (Fasciola

gigantica) chiếm 70 – 80%, trong khi người là ký chủ phụ

rất hiếm khi gặp

e Tàng chủ: động vật mang ký sinh trùng của người

VD: Mèo hoang là tàng chủ của sán lá gan nhỏ (Clonorchis

sinensis)

Trang 15

f Trung gian truyền bệnh: loại côn trùng hay thân mền

mang ký sinh trùng và truyền ký sinh trùng từ người nàysang người khác

* TGTB sinh học: là khi ký sinh trùng phát triển qua cácgiai đoạn tiến hóa hơn, mới có tính lây nhiễm

VD: ký sinh trùng sốt rét trong muỗi Anopheles, giun chỉ trong muỗi Mansonia, Culex,

* TGTB cơ học: ký sinh trùng chỉ được chuyên chở một

cách thụ động, không sinh sản, phát triển

VD: Entamoeba histolytica dính trên cơ thể ruồi.

g Người mang mầm bệnh: mang ký sinh trùng trong ngườinhưng không có biểu hiện bệnh lý

VD: Người mang bào nang amibe, trùng lông,…

Trang 16

II.7 Chu trình phát triển của ký sinh trùng

a Chu trình phát triển

- Mầm ký sinh trùng đầu tiên vào cơ thể ký chủ → sinh sản, tạo thế hệ mới → sang ký chủ mới, tiếp tục sinh sản và phát triển → tạo một vòng tròn khép kín

- Thay đổi hình dạng, môi trường sống

- Có những ký sinh trùng cần nhiều ký chủ mới hoàn thành chu trình phát triển

- Ký chủ mà ký sinh trùng phát triển, sinh sản là ký chủ

chính Ký chủ mà ký sinh trùng sống lúc còn ấu trùng → Ký chủ trung gian

- Trung gian truyền bệnh hay tác nhân vận chuyển là những động vật chỉ tải, chở ký sinh trùng → lây nhiễm cho người

Trang 17

- Một số ký sinh trùng không có ký chủ trung gian: Chí,

giun đũa Một số qua một hay hai ký chủ trung gian như:

VD: Sán dải heo (Toenia solium) ký chủ chính là người, ký

chủ trung gian là heo

Sán lá nhỏ ở gan ký chủ chính là người hoặc động vật,

để phát triển sán phải qua 2 ký chủ trung gian là ốc Bithynia

và ký chủ thứ 2 là cá nước ngọt họ Cypricidae (Diếc, Rô, )

Trang 18

b Chu trình phát triển của ký sinh trùng đường ruột.

b.1 Chu trình trực tiếp và ngắn: khi rời khỏi cơ thể ký chủ

đã có tính lây nhiễm ngay

VD: Trùng roi, amibe, giun kim,…

b.2 Chu trình trực tiếp và dài: khi rời khỏi cơ thể ký chủ, cần phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới lây nhiễm

→ lây nhiễm cho ký chủ mới

VD: Ascaris lumbricoides, giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc (Ancylostoma duodenale – Necator americanus),

Toxoplasma gondii,

Trang 19

b.3 Chu trình gián tiếp: ký sinh trùng phải qua ký chủ

trung gian trước khi xâm nhập vào ký chủ vĩnh viễn khác

* Qua một ký chủ trung gian

VD: Toenia saginata, Toenia solium, sán dải chó

(Echinococcus granulosus)

* Qua hai ký chủ trung gian

VD: Sán lá lưỡng tính (Diphyllobothrium latum)

Trang 20

* Trong một số trường hợp đặc biệt ký chủ chính cũng là kýchủ trung gian.

VD: Người là ký chủ chính của Toenia solium nhưng khi

người nhiễm Cysticercus cellulosae, người là ký chủ trung

gian

- Ký sinh trùng có chu trình phát triển đơn giản thì dễ pháttán trong cộng đồng

- Ký sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp qua nhũng

ký chủ trung gian, ký chủ phụ → phòng chống khó khăn hơn

Trang 21

III Vai trò truyền bệnh và gây bệnh của ký sinh trùng.

III.1 Ký sinh trùng truyền bệnh

- Không liên tục ở trên cơ thể ký chủ, nhưng lấy thức ăn ở

ký chủ, truyền vào cơ thể ký chủ những mầm bệnh

VD: Muỗi khi chích hút máu, đưa vào cơ thể ký sinh trùng

sốt rét, phôi giun chỉ, Arthrovirus,…

- Một số ký sinh trùng chỉ tìm thức ăn ở ký chủ thuộc mộtloài nhất định

VD: Chí (Pediculus humanus) chỉ hút máu người và truyền

bệnh từ người sang người

- Một số ký sinh trùng tìm thức ăn ở những ký chủ thuộc

nhiều loài khác nhau nên truyền bệnh từ động vật sang người

VD: Bọ chét vừa hút máu người, vừa hút máu chuột nên

truyền bệnh dịch hạch từ chuột sang người

Trang 22

III.2 Ký sinh trùng gây bệnh

- Sống ký sinh liên tục và gây bệnh trực tiếp trên ký chủ Dựa vào vị trí ký sinh có thể chia thành 2 nhóm nhỏ:

a Ngoại ký sinh trùng

Sống ở các xoang tự nhiên (tai, mũi, âm đạo) nhƣ trùng

roi (Trichomonas vaginalis) sống trong âm đạo, hoặc nấm

da sống ở lớp sừng của da

b Nội ký sinh trùng

Sống ở những cơ quan sâu (nội tạng, máu)

VD: ký sinh trùng sốt rét sống trong máu, giun đũa, móc sống trong ruột, sán lá gan sống trong gan

Trang 23

IV Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và ký chủ.

IV.1 Tác động gây hại của ký sinh trùng

Trang 24

b Tiết ra độc tố

- Các độc tố do giun móc, ký sinh trùng sốt rét tiết ra gâythiếu máu

- Các loại ve (bọ chó) tiết ra chất độc gây tê liệt ký chủ

Tác hại gây độc tùy thuộc vào số lượng ký sinh trùng, sự

đề kháng của ký chủ và loại độc tố do ký sinh trùng tiết ra

c Gây chấn thương

- Gây tổn thương tại chỗ do ký sinh trùng bám vào

VD: Giun tóc cắm sâu đầu vào thành ruột, giun móc ngoạm

vào niêm mạc ruột, Entamoeba histolytica làm tổn thương

thành ruột và thủng ruột

- Sẽ trầm trọng hơn khi có sự tham gia của vi khuẩn

VD: Trong bệnh ghẻ ngứa

Trang 25

d Tác động cơ học

Gây chèn ép ở những nơi ký sinh trùng ký sinh

- Giun đũa gây tắc ruột, tắc ống mật

- Giun chỉ khi chết gây vôi hóa xác giun gây tắc các mạch bạch huyết gây chứng phù da voi

- Ấu trùng Echinococcus granulosus (Sán dải chó) khi lớn

lên sẽ chèn ép các mô xung quanh, gây teo mô (gan, phổi, )

Trang 26

e Gây kích thích

Tại chỗ hay toàn thân: gây ngứa, gây dị ứng,… VD:

- Vết chích của muỗi, rệp thường gây đỏ và ngứa

- Giun kim đẻ trứng ở hậu môn gây ngứa hậu môn, ấu trùng giun móc chui qua da thường nổi những nốt đỏ và ngứa

- Vi nấm, chất thải của giun đũa gây nổi mề đay, hen suyễn

- Ấu trùng Echinococcus granulosus nếu bị vỡ dịch thoát

vào máu gây shoch phản vệ

Trang 27

f Vận chuyển những mầm bệnh mới vào cơ thể ký chủ

- Ấu trùng giun có thể mang vi khuẩn than, lao gây bệnh cho ký chủ

- Trứng giun đũa có thể đƣa vào cơ thể các vi khuẩn và

Trang 28

g Gây phản ứng mô

* Phản ứng viêm

- Nơi ký sinh trùng bám vào, các mạch máu nhỏ giãn nở,

huyết thanh, hồng cầu, bạch cầu tràn vào gây viêm

- Ký sinh trùng kích thước nhỏ dễ bị thực bào, phản ứng

viêm sẽ giảm

- Ký sinh trùng kích thước lớn, tránh được sự thực bào, sống dai dẳng dẫn đến sự thành lập các mạch máu mới, các sợi

nguyên bào → tạo mô sợi bao quanh ký sinh trùng

Trang 29

* Thay đổi tế bào của mô

- Tăng sản (hyperplasia): ở vùng ký sinh trùng xâm nhập, số lƣợng tế bào tăng lên rất nhiều, thể tích tế bào tăng tạo ra

Trang 30

- Chuyển sản (metaplasia):

Mô bị biến đổi thành kiểu mô khác

VD: Sán lá phổi định vị ở phế quản thì tế bào ở tổ chức này

sẽ biến đổi từ hình trụ sang hình lát có nhiều tầng

- Tân sinh (neoplasia):

Tạo ra những tế bào tăng trưởng hỗn loạn → tạo nên

những khối u ác tính

VD: K bàng quang do sán máng (Schistosoma haematobium), Opisthorchis viverrini ở gan gây ung thư gan.

Trang 31

h Gây các biến đổi huyết học

- Gây thiếu máu: giun móc, Diphyllobothrium latum, ký

sinh trùng sốt rét,

- Gây sự gia tăng bạch cầu toan tính: ký sinh trùng đa bào

ký sinh đường ruột, giai đoạn xâm nhập mô, làm tăng bạchcầu toan tính đáng kể theo biểu đồ Lavier (page.17)

- Sự tăng bạch cầu toan tính là phản ứng của cơ thể để trunghòa những chất độc (những amin kiềm tương tự histamin)

do giun sán tiết ra

Trang 32

Eosinophil Basophil

CÁC LOẠI BẠCH CẦU TRONG MÁU

Trang 33

3 GIAI ĐOẠN CỦA BIỂU ĐỒ LAVIER

Trang 34

BIỂU ĐỒ LAVIER

(1) (2) (3) Thời gian Tiềm phục

Tăng

Giảm 3%

% Eosinophil

Trang 35

IV 2 Những phản ứng cơ thể đối với tác hại của ký sinh trùng.

a Đề kháng tự nhiên: Các phản ứng cơ học, hóa học của cơthể: da, niêm mạc, pH thấp, các enzym, như: IgA,

lysozym, bạch cầu ái toan

b Đáp ứng miễn dịch

- Đáp ứng miễn dịch thường không hoàn toàn

- Chỉ tạo được sự đề kháng chống bội nhiễm

- Miễn dịch mất đi khi ký sinh trùng bị loại trừ hoàn toàn

Tình trạng này được gọi là sự miễn dịch sau nhiễm

trùng hay tiền miễn nhiễm

Trong một số trường hợp, ký chủ có thể bình phục vềmặt lâm sàng nhưng một số ký sinh trùng vẫn còn sống vàsinh sản chậm, ký chủ có được sự đề kháng chuyên biệt

chống bội nhiễm

Trang 36

VD: Người mắc bệnh sốt rét nhiều lần, khi tái nhiễm sốt réttrở thành không điển hình (rét, nóng và đổ mồ hôi).

Những người đã có miễn dịch, tuy trong máu có ký sinhtrùng sốt rét nhưng hoàn toàn không có biểu hiện của bệnh

Bệnh do ký sinh trùng gây nên chỉ cho một tính miễndịch bội nhiễm giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của kýsinh trùng mới cùng một loài trong thời gian bị nhiễm

Nhưng khi đã lành mạnh, bệnh nhân có thể nhiễm lại.VD: Cơ thể đã nhiễm sán dây thì sẽ không nhiễm sán dâythứ 2 cùng loài

Trang 37

V Bệnh do ký sinh trùng

V.1 Đặc điểm của bệnh ký sinh trùng

a Lâu dài: bệnh sốt rét, giun chỉ,

b Âm thầm: Đa số bệnh ký sinh trùng không biểu hiện rõràng về mặt lâm sàng: bệnh giun đũa, sốt rét,

c Có thời hạn: Giun kim 1 – 2 tháng, giun đũa 1 năm, kýsinh trùng sốt rét 6th – 3 năm

Tính chất này rất quan trọng, chỉ cần giữ bệnh nhân

không tái nhiễm là bệnh có thể lành

d Tính vùng và tính xã hội

- Bệnh ký sinh trùng có tính phổ biến theo vùng

- Các yếu tố khí hậu, địa lý, văn hóa, tập quán, tín ngƣỡng,

- Đặc điểm tính vùng gắn với điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 38

- Xét nghiệm gián tiếp: Các xét nghiệm (KN - KT) miễn

dịch học Áp dụng trong trường hợp khó hoặc không thể tìmtrực tiếp ký sinh trùng

Kháng nguyên ký sinh trùng là thảm kháng nguyên nênrất khó khăn trong chẩn đoán gián tiếp

Do đó giá trị chẩn đoán phụ thuộc vào độ tinh khiết củakháng nguyên, độ nhạy, độ đặc hiệu, trang thiết bị,…

Trang 39

c Các kỹ thuật xét nghiệm dùng trong chẩn đoán.

- Phản ứng ngưng kết hồng cầu

- Phản ứng miễn dịch điện di

- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (Gián tiếp – Trực tiếp)

- Phản ứng miễn dịch men

VI Tầm quan trọng của ký sinh trùng Y Học

V.I.1 Tầm quan trọng của ký sinh trùng Y Học nói chung

- Bệnh xã hội, phổ biến, nhiều người mắc phải

- 50% dân số thế giới mắc bệnh giun sán, 20% bệnh sốt rét (2 triệu người chết mỗi năm), 10% mắc bệnh do amibe và bệnh sán máng

Trang 40

V.I.2 Tầm quan trọng của ký sinh trùng Y Học ở Việt nam.

a Sự lan tràn của bệnh ký sinh trùng

- Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm làm cho các loại côn trùngtruyền bệnh phát triển

- Địa hình phức tạp thuận lợi cho ruồi, muỗi phát triển

- Điều kiện sinh sống và phong tục tập quán

b Công tác chống bệnh ký sinh trùng ở Việt nam

Dựa vào đặc điểm sống của ký sinh trùng, có thể áp

dụng một số biện pháp sau để tiêu diệt và phòng chống

những bệnh do ký sinh trùng gây nên:

- Diệt ký sinh trùng trong cơ thể người bằng cách điều trị

- Diệt ký sinh trùng trong ký chủ trung gian

- Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh

- Cắt đứt đường trong chu kỳ của ký sinh trùng

Ngày đăng: 25/12/2024, 10:48

w