1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn tâm lý học tích cực Ảnh hưởng của overthinking Đến chất lượng quan hệ bạn bè của sinh viên Đại học văn lang

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của overthinking đến chất lượng quan hệ bạn bè của sinh viên Đại học Văn Lang
Tác giả Nguyễn Hoàng Hương Giang
Người hướng dẫn GVHD: Phạm Thị Mai Quyên
Trường học Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 126,06 KB

Nội dung

Không chỉ vậy, tâm lý học tích cực còn giúp đưa ra những hình thức học tập và làm việc hiệu quả, giúp con người tránh khỏi việc bị quá tải thông tin, công việc để có được một hiệu suất l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tiểu luận môn Tâm lý học tích cực

Ảnh hưởng của Overthinking đến chất

lượng quan hệ bạn bè của sinh viên đại học

Văn Lang

Họ và tên SV : Nguyễn Hoàng Hương Giang – 2273104010305

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm xin trân trọng cảm ơn giảng viên Phạm Văn Tuân - người

đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn nhóm trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này

Nhóm cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các thầy, cô ngành Tâm lý học - những người đã truyền lửa và giảng dạy kiến thức, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thực hiện nghiên cứu

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót, nhóm kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

BẢNG BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Error! Bookmark not defined.

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.

1 Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.

2 Mục tiêu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3 Giả thiết nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

4 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

5 Khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

6 Mẫu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

7 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

8 Các đóng góp của nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

8.1 Ý nghĩa khoa học Error! Bookmark not defined 8.2 Ý nghĩa thực tiễn Error! Bookmark not defined.

9 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Error! Bookmark not

defined.

1 Tổng quan nghiên cứu về overthinking ảnh hưởng thế nào đến chất lượng mối quan hệ bạn bè Error! Bookmark not defined.

1.1. Chất lượng mối quan hệ bạn bè Error! Bookmark not defined.

1.2 Overthinking và những yếu tố hình thành nên overthinking (sự thiếu tin tưởng, sự tự ti,

và sự tự phê bình) Error! Bookmark not defined.

2 Cơ sở phương pháp luận Error! Bookmark not defined.

3 Mô hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Error! Bookmark not defined.

2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Error! Bookmark not defined Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.2 Kiểm tra phân phối chuẩn của các biến số Error! Bookmark not defined Bảng 2 Bảng kết quả phân phối chuẩn của các biến số Error! Bookmark not defined 2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Error! Bookmark not defined Bảng 3 Kết quả kiểm tra độ tin cậy Error! Bookmark not defined 2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA Error! Bookmark not defined.

2.4.1 Kết quả của biến độc lập Error! Bookmark not defined.

Bảng 4 Kiểm định KMO và Bartlett các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined Bảng 5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Error! Bookmark not defined Bảng 6 Phương sai trích của các nhân tố Error! Bookmark not defined.

2.4.2 Kết quả phân tích biến trung gian Error! Bookmark not defined.

Bảng 7 Kiểm định KMO và Bartlett các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

Trang 4

Bảng 8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Error! Bookmark not defined Bảng 9 Phương sai trích của các nhân tố Error! Bookmark not defined.

2.4.3 Kết quả phân tích phụ thuộc Error! Bookmark not defined.

Bảng 10 Kiểm định KMO và Bartlett các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

Bảng 11 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Error! Bookmark not defined Bảng 12 Phương sai trích của các nhân tố Error! Bookmark not defined.

2.4.4 Phân tích CMB Error! Bookmark not defined.

2.5 Phân tích tương quan Pearson Error! Bookmark not defined.

Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined.

Trang 5

1 Đặt vấn đề

Tâm lý học tích cực là một ngành mới xuất hiện trong gần ba mươi năm đổ lại đây tính từ những năm 1998 đến nay, tuy xuất phát trễ hơn những nhánh khác trong chuyên ngành tâm lý nhưng tâm lý học đã có nhiều bước đột phá trong quá trình mở rộng chuyên ngành trong những năm gần đây Nhịp sống càng hiện đại, bận rộn thì con người càng đối mặt với nhiều áp lực đến từ công việc, học tập và các mối quan hệ

xã hội nên nhu cầu trong việc tìm kiếm được hạnh phúc đang tăng cao hơn bao giờ hết Tâm lý học tích cực khám phá cốt lõi trong việc phát triển những yếu tố mang lại tích cực, mở ra cho những ai tiếp cận một hướng đi mới mẻ, nâng cao nhận thức hơn

về bản thân và cuộc sống Không chỉ vậy, tâm lý học tích cực còn giúp đưa ra những hình thức học tập và làm việc hiệu quả, giúp con người tránh khỏi việc bị quá tải thông tin, công việc để có được một hiệu suất làm việc tốt nhất, mang lại cảm giác thỏa mãn, thoải mái khi đạt được sự thành công

10 tuần học của bộ môn này trôi qua là cả một quá trình giúp cho toàn thể sinh viên có thể vừa hiểu sâu lý thuyết của bộ môn, vừa nhìn rõ được cách mà bộ môn này vận hành trong đời sống thực tế Những hoạt động như giải mã bức tranh nói lên tính cách của bản thân, viết một lá thư cho bản thân tuổi 25 hay là một bức thư cảm ơn đã mang lại nhiều thay đổi trong tư duy và cách nhìn nhận, khiến nó không chỉ là bài tập mà còn là những trải nghiệm thú vị mà còn là những món quà nhỏ đến với từng sinh viên trong môn học để bản thân mỗi sinh viên ở đây có được những thay đổi, sự thấu hiểu

và sự gắn kết đến bản thân, đến những mối quan hệ xung quanh Qua những trải nghiệm trên trong 10 tuần học, việc có được sự phát triển cao trào trong hạnh phúc của một cá nhân nhận được những gì từ tâm lý học tích cực và những yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của bộ môn này là gì? Đó là câu hỏi mà sinh viên luôn thắc mắc khi trải qua bộ môn này và cũng là chìa khóa giúp sinh viên tự mở ra một hành trình khám phá về tâm lý học tích cực về sau

1.1 Sơ lược

Sự hạnh phúc, vui vẻ đều khiến con người chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn mỗi khi xuất hiện Đó là những cảm giác đi kèm khi sự tích cực xuất hiện trong tâm trí của mỗi chúng ta hay dễ hiểu hơn đó là tâm lý học tích cực Không giống những nhánh khác của tâm lý đa phần tâm trung vào các rối loạn chức năng và hành vi

Trang 6

bất thường, thì tâm lý học tích cực lại tập trung nghiên cứu và chú trọng vào cách khiến con người dần trở nên hạnh phúc và thành công trong việc có một đời sống tâm

lý khoẻ mạnh Tuy là một phân ngành mới phát triển trong tâm lý học nhưng theo một bài viết về tâm lý học tích cực của đại học Harvard chỉ ra rằng tâm lý học tích cực vốn

đã có nền tảng từ rất lâu và gắn liền với các tôn giáo trên thế giới bằng con đường hướng đến sự bình yên, giác ngộ (Mallika Marshall, 2023) Một định nghĩa khác về tâm lý học tích cực theo đại học Harvard cho biết là phủ nhận các cảm xúc và thú vui mang lại sự tích cực tạm thời của chủ nghĩa vật chất mà hướng đến sự thỏa mãn Điều này giúp khai thác các tiềm ẩn bên trong của mỗi con người và giúp họ kết nối được với sự biết ơn và hạnh phúc đi kèm. 

1.2 Nguồn gốc

Tâm lý học tích cực chỉ mới xuất hiện trong vòng hơn 30 năm trở lại đây, được phát triển bởi tiến sĩ Martin EP Seligman, được công bố lần đầu trong bài phát biểu khi ông nhận chức chủ tịch hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) vào đầu thế kỉ 11 Ông là chuyên gia hàng đầu trong mảng tâm lý học tích cực, là chuyên gia trong các lĩnh vực như khả năng hồi phục của tâm lý, tìm hiểu về sự bất lực, trầm cảm và cảm giác lạc quan, bi quan Ngoài ra ông còn được biết đến là chuyên gia về mảng các biện pháp can thiệp trầm cảm và xây dựng sự hạnh phúc trong mỗi con người, là tác giả của hơn 350 ấn phẩm học thuật và 30 cuốn sách (Positive Psychology center, 2024) Dưới sự lãnh đạo trong nghiên cứu của ông, tâm lý học tích cực đã có được những chủ chốt trong nghiên cứu như :

 Hạnh phúc: Nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến sự hạnh phúc lâu dài Tìm hiểu các cách thức khiến cho con người có thể đạt được sự hạnh phúc và thoả mãn bền vững trong cuộc sống (Seligman,2002)

 Biết ơn: Là khả năng nhận ra và đánh giá những điều tốt tích cực nhận được trong cuộc sống của mỗi con người Việc biết ơn chứng minh cho một tâm trạng đã được cải thiện và sự gia tăng trong sức khoẻ tinh thần (Federickson, 2001)

 Lòng tự trọng và sự tự tin: Cách nghiên sâu về lòng tự trọng và sự tự tin của con người sẽ giúp tìm ra những điều kiện để giúp con người phát triển bản

Trang 7

thân, tạo điều kiện cho một cuộc sống tự chủ và hạnh phúc độc lập (Csikszentmihalyi, 1990)

 Các trạng thái tâm lý mạnh mẽ: Các trạng thái như niềm tin, hy vọng, là những động lực giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống (Lyubomirsky, 2007)

Ngoài ra, tâm lý học tích cực còn đi kèm với chánh niệm, chánh niệm chính là phương pháp giúp con người tiến vào hạnh phúc bên trong, giúp mỗi chúng ta gạt bỏ những ồn

ào, sự thiếu tập trung và “những tiếng ồn” trong cuộc sống hằng ngày

Tuy là nhánh tâm lý còn mới trong ngành tâm lý học, song tâm lý học tích cực vẫn mang lại nhiều tác động đến cuộc sống của con người đã và đang tiếp cận với chuyên ngành này Rất nhiều cái nhìn tốt về ngành tâm lý được lan tỏa đến mọi người, thay đổi một cái nhìn mới và nhẹ nhàng hơn về bệnh và các triệu chứng tâm lý trong suy nghĩ của mỗi con người thông qua các phân tích đặc điểm

2 Phân tích sự ảnh hưởng của tâm lý học tích cực đến hạnh phúc cá nhân 2.1 Khái niệm hạnh phúc trong mỗi cá nhân

Hạnh phúc, một loại cảm giác gắn liền với những khoảnh khắc vui vẻ mà bất cứ con người nào cũng rất khao khát đạt được trong đời sống hằng ngày Mong muốn về sự xuất hiện của hạnh phúc trong cuộc đời chính là nhu cầu thiết yếu của con người, việc tìm kiếm hạnh phúc và học cách tránh khỏi sự khổ đau đang dần ăn sâu vào tiềm thức con người theo thời gian Hạnh phúc phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của mỗi người, mang trong mình cảm xúc tích cực thì chính bản thân của mỗi người sẽ thu hút được

sự hạnh phúc, các mối quan hệ tốt và tránh được nhiều cảm xúc gây nên sự tiêu cực Đôi khi tâm lý học tích cực không chỉ hướng đến hạnh phúc cá nhân, mà còn góp phần trong việc tìm kiếm những ý nghĩa và mục đích sống trong cuộc sống mỗi người Con người mang trong mình thuộc tính xã hội rất cao nên sự hạnh phúc cũng có thể đến từ các mối quan hệ xung quanh Nghĩa là ở việc ở bên ai đó, cảm nhận được yêu thương và thấu hiểu được những điều xung quanh bản thân mình cũng được gọi là hạnh phúc (Ontario Psychological Association, 2024)

Nhìn chung, hạnh phúc của mỗi cá nhân là một khái niệm mang một góc nhìn đa chiều, mang tính cá nhân cao, phản ánh sự hài lòng và cảm giác viên mãn trong cuộc sống Với mỗi người, hạnh phúc có thể là một định nghĩa và cảm nhận khác nhau, phụ

Trang 8

thuộc vào giá trị, mục tiêu, và trải nghiệm cá nhân Một số người tìm thấy hạnh phúc trong sự thành công, danh vọng hoặc tài chính, trong khi người khác lại xem trọng các mối quan hệ bền vững, sức khỏe tinh thần, hoặc sự an nhiên nội tâm Hạnh phúc không chỉ là trạng thái cảm xúc tích cực nhất thời, mà còn là quá trình xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, hài hòa giữa các khía cạnh cá nhân, xã hội, và tinh thần Quan trọng hơn, khái niệm hạnh phúc không cố định mà thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh

và nhận thức của mỗi người, làm cho nó trở thành một hành trình liên tục khám phá và phát triển bản thân

2.2 Ảnh hưởng của tâm lý học tích cực đến hạnh phúc cá nhân.

Hạnh phúc cá nhân từ lâu đã là một chủ đề được con người quan tâm và luôn khám phá không ngừng Trong bối cảnh đời sống đang dần hiện đại hoá, khi mà những áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng, dần khiến con người quên đi khái niệm của sự hạnh phúc thật sự thì tâm lý học tích cực nổi lên như một cách tiếp cận mới mẻ, giúp con người tìm kiếm sự cân bằng và thỏa mãn trong cảm xúc cá nhân Với mục tiêu tập trung vào việc phát huy điểm mạnh, thúc đẩy tư duy lạc quan và xây dựng cuộc sống mang những ý nghĩa dẫn đến hạnh phúc, tâm lý học tích cực không chỉ mang đến những thay đổi tích cực trong tư duy, cảm xúc mà còn góp phần nâng cao đời sống cá nhân của con người Câu hỏi được đặt ở đây ra là, tâm lý học tích cực đã ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc cá nhân, và liệu sự thay đổi này có mang lại được sự hạnh phúc lâu dài và tích cực trong tương lai về sau hay không?

a Trạng thái tâm lý tích cực

Trong tâm lý học tích cực, tăng cường hạnh phúc và sự hài lòng là một mục tiêu cốt lõi, tập trung vào việc giúp cá nhân nhận thức và phát triển các yếu tố tích cực trong cuộc sống, từ đó dẫn đến một hạnh phúc dài lâu cho mỗi cá nhân Một trong những phương pháp quan trọng là biết cách vận dụng những điểm mạnh vốn có trong mỗi cá nhân, điều này không chỉ giúp gia tăng sự tự tin mà  còn khơi dậy những cảm giác Việc dành thời gian ghi nhận những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé, giúp cá nhân thay đổi góc nhìn, từ đó tập trung vào những khía cạnh lạc quan hơn trong cuộc sống Không chỉ vậy, tâm lý học tích cực còn khuyến khích sự trân trọng những khoảnh khắc hiện tại, thay vì bị cuốn vào lo âu về tương lai hay tiếc nuối quá khứ (Seligman, 2002) Những phương pháp này không chỉ cải thiện trạng thái cảm xúc nhất thời mà còn xây dựng

Trang 9

một nền tảng hạnh phúc bền vững, giúp cá nhân sống trọn vẹn và hài lòng hơn với cuộc sống

b Sự biết ơn

Ngoài ra, thực hành lòng biết ơn cũng được coi là một phương pháp hiệu quả trong việc phát triển cảm xúc tích cực Lòng biết ơn được xem là một yếu tố cốt lõi trong tâm lý học tích cực, mang lại ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc của mỗi cá nhân Từ góc nhìn thực tế, lòng biết ơn giúp thay đổi cách con người nhìn nhận thế giới, chuyển biến những tư duy, cảm xúc trong hầu hết mỗi người từ những điều tiêu cực, mang nhiều áp lực hoặc thiếu sót sang những điều tích cực, đáng trân trọng trong cuộc sống Khi thực hành lòng biết ơn, con người không chỉ ghi nhận những lợi ích hay điều tốt đẹp nhận được từ người khác mà còn học cách trân trọng những trải nghiệm, dù nhỏ

bé nhưng có ý nghĩa Điều này tạo ra một vòng xoay tích cực, kích hoạt cảm giác thỏa mãn, niềm vui và sự kết nối với môi trường xung quanh.Hơn nữa, lòng biết ơn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm thông qua các hoạt động viết nhật ký khen ngợi hoặc viết những lá thư cảm ơn chính bản thân mình Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hành lòng biết ơn thông qua những hoạt động như viết nhật ký biết ơn hoặc bày tỏ sự cảm kích với người khác có thể làm gia tăng đáng kể mức độ hạnh phúc Những người thực hành lòng biết ơn thường cảm thấy ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực đến từ những tác động xã hội, từ đó xây dựng một trạng thái tinh thần ổn định và bền vững hơn Đồng thời, lòng biết ơn còn tạo ra một thái độ sống tích cực, giúp con người dễ dàng xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh, bởi nó khuyến khích sự sẻ chia, thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau

c Chánh niệm 

Trước khi hiểu chánh niệm liên quan gì đến tâm lý học tích cực và ảnh hưởng như thế nào đến sự hạnh phúc cá nhân thì ta cần phải hiểu được ý nghĩa của chánh niệm là gì Chánh niệm (mindfulness) có nguồn gốc từ Phật giáo và gắn liền với sự thiền định Chánh niệm tập trung hết tất cả sự chú ý của con người vào thời điểm hiện tại vào một nơi ngăn cản hết những sự ồn ào, xao lãng của những điều trên trong cuộc sống hằng ngày (Harvard Health Publishing, 2023) Trong lĩnh vực học thuật thì chánh niệm được chia thành 2 yếu tố là:

Trang 10

Tự điều chỉnh sự chú ý (Self-regulation of attention) : Đề cập đến khả năng quan sát

và nhìn nhận, không đưa ra các đánh giá về các cảm nhận riêng của giác quan, suy nghĩ và cảm xúc ở hiện tại Để thực hiện cần đòi hỏi sự tập trung chú ý vào một việc đang diễn ra và khả năng thay đổi sự chú ý có chủ đích từ góc nhìn này sang góc nhìn khác của một trải nghiệm

Định hướng trải nghiệm (Orientation to experience): Đề cập đến thái độ của một người đối với trải nghiệm của bản thân, đặc biệt như sự tò mò, cởi mở và chấp nhận Cần phải hiểu rằng sự chấp nhận trong chánh niệm xuất phát từ sự tự nguyện chứ không phải sự thụ động hay bị ép buộc để thấu hiểu

Các bài thiền chánh niệm có thể mang lại hạnh phúc bởi theo một vài báo cáo tại bệnh viện đa khoa Massachusetts trực thuộc Harvard cho biết đã có những thay đổi ở các vùng não liên quan đến cảm xúc khi tiến vào thực hành chánh niệm, cho thấy sự thay đổi ở cả sức khoẻ cơ thể lẫn tinh thần dần đi theo hướng tích cực khi bệnh nhân bắt đầu thực hành chánh niệm nhiều hơn Để thực hành chánh niệm và đưa bản thân vào một trạng thái tích cực là không khó bởi chánh niệm không chỉ là thiền định mà còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như yoga, thái cực quyền, Chánh niệm có thể tạo ra cảm giác thư giãn, thoải mái và làm dịu đi các cảm giác khó chịu khi phải đương đầu với nhiều áp lực, từ đó dẫn con người tìm đến với sự hạnh phúc trong chính tiềm thức của mỗi cá nhân

3 Tâm lý học tích cực đã đem lại hiệu quả như thế nào đến đời sống của bản thân

Trước khi biết đến bộ môn tâm lý học tích cực, tôi cứ nghĩ bản thân mình đã thật sự đầy đủ những điều kiện liên quan đến mặt tinh thần để tiếp tục trên con đường tìm kiếm những hạnh phúc của cá nhân Nhưng trải qua 10 buổi thì tôi lại thấy thật ra bản thân chưa thật sự đầy đủ về mặt tinh thần, bản thân vẫn còn những thiếu sót và tổn thương Bởi lẽ khi biết được nhiều hơn về bộ môn này, bản thân đã có được những góc nhìn mới giúp cải thiện cảm xúc ở hiện tại và tương lai, tự tìm ra cho mình một con đường phù hợp để hướng bản thân đến sự thành công Tuy chỉ kéo dài trong vỏn vẹn 10 tuần nhưng môn tâm lý học tích cực đã hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt đời sống và học tập, tạo nên những sự thay đổi rõ rệt trong việc cải thiện những cảm xúc tiêu cực

và giảm thiểu mệt mỏi khi gặp áp lực trong cuộc sống

Ngày đăng: 24/12/2024, 22:29

w