1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực trạng phát triển kinh tế của các nước phát triển sau khủng hoảng năm 2008 Đến nay (Đề 1) thực trạng kinh tế việt nam thời kì Đổi mới từ 1986 Đến nay

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Của Các Nước Phát Triển Sau Khủng Hoảng Năm 2008 Đến Nay (Đề 1). Thực Trạng Kinh Tế Việt Nam Thời Kì Đổi Mới Từ 1986 Đến Nay
Tác giả Trần Thị Hà Giang
Người hướng dẫn Trần Lan Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 396,81 KB

Nội dung

Việt Nam đã chủ động xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, tạo dựng nền tảng và dư địa cho điều hành chính sách vĩ mô, từng bước làm chủ các công nghệ sản xuấttiên tiến, cải thiện vị trí của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Giảng viên: TRẦN LAN HƯƠNG

Họ và tên: TRẦN THỊ HÀ GIANGMSV: 11217800

Lớp chuyên ngành: Kế toán 63DLớp: KHEH1105(223)_04-Lịch sử kinh tế

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

MỤC LỤC

Trang 2

Mục lục

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

I Thực trạng phát triển kinh tế của các nước phát triển sau khủng hoảng 2008 đến nay 4

II Thực trạng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 – 2021 5

1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam 5

2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam 8

3 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào 11

a) Đầu tư và tích lũy vốn 11

b) Yếu tố lao động 11

c) Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế 12

4 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra 13

a) Tiêu dùng cuối cùng 13

b) Đầu tư 14

c) Chi tiêu Chính phủ 14

d) Xuất khẩu ròng 15

5 Đánh giá chất lượng tăng trưởng thời kỳ đổi mới 15

a) Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15

b) Đánh giá hiệu quả kinh tế 18

C PHẦN KẾT LUẬN 25

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ Số lượng các khoản vay loại này phát triển bùng nổ trong thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc ở

Mỹ, do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngân hàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở Những biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới

đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng

Sau rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, đến nay có thể khẳng định Kinh tế ViệtNam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển Tuy nhiên còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn đầu tư vốnnước ngoài Hệ thống kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp Khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và thị trường hóa thì ta vẫn thấy

sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế còn khá cao

Trang 4

Báo cáo nhận định, khủng hoảng đã gây thiệt hại lâu dài đến tăng trưởng kinh tế, kể cả tại những nước không bị tác động bởi khủng hoảng ngân hàng 2008 Nguyên nhân cơ bản là do hoạt động đầu tư trầm lắng, thiếu vắng yếu tố năng suất tổng thể và thâm hụt nguồn vốn trong thời gian dài Những yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế đã hình thành từ trước khủng hoảng tài chính, trong đó các lựa chọn chính sách trước và ngay sau khi khủng hoảng xảy ra đã dẫn đến sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế thế giới Do coi nhẹ tầm quan trọng của các chính sách vĩ mô thận trọng và giám sát hiệu quả, những nước bị tổn thương tài chính nặng nề trước khủng hoảng tiếp tục hứng chịu nhiều thiệt hại sau khủng hoảng Trái lại, những nước có vị thế tài khóa bền vững hoặc có chế độ tỷ giá linh hoạt chịu mức độ thiệt hại thấp hơn Sau khủng hoảng, chính sách tiền tệ nới lỏng không có tiền lệ và các biện pháp chính sách đặc biệt đã góp phần giảm thiểu phần nào những thiệt hại về kinh tế

Kết quả phân tích cũng cho thấy, các lựa chọn chính sách đã dẫn đến khủng hoảng và những khác biệt về hiệu quả kinh tế sau khủng hoảng Nhóm yếu tố này bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản

- Thứ nhất là tài chính, xét về tầm quan trọng của các chính sách vĩ mô thận trọng và giám sát hiệu quả, những nước bị tổn thương tài chính nặng nề trước khủng hoảng tiếp tục hứng chịu nhiều thiệt hại sau khủng hoảng Trong những nămtrước khủng hoảng, những nước có thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức và những nước có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thường phục hồi rất chậm chạp, do điều kiện tài chính sau khủng hoảng ngày càng gò bó Tuy nhiên, những nước chủ động tiến hành các biện pháp điều chỉnh nghiêm ngặt hệ thống ngân hàng ngay từ nhữngnăm cận kề khủng hoảng đã góp phần ngăn ngừa khủng hoảng ngân hàng 2007-2008

- Thứ hai là khung khổ chính sách và những hạn chế, những nước có vị thế tài khóa bền vững hoặc có chế độ tỷ giá linh hoạt chịu mức độ thiệt hại thấp hơn

- Thứ ba là các biện pháp sau khủng hoảng, một số nước đã áp dụng chính sách tài khóa - tiền tệ nới lỏng không có tiền lệ để khắc phục hậu quả của khủng hoảng, và những giải pháp này đã góp phần kiềm chế thiệt hại về kinh tế

Trang 5

Sau khủng hoảng, các nước phát triển đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế từ những suy thoái trầm trọng Quyết định từ các chính phủ và ngân hàng trung ương

để áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã giúp kích thích sự phục hồi Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển thường không đạt được mức độ như trước khủng hoảng Các nền kinh tế này thường phải đối mặt với các thách thức mới như sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi, biến đổi khí hậu, và sự bất ổn chính trị toàn cầu Các nước phát triển đangtrải qua sự chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ, với sự bùng nổ của các công nghệ mớinhư trí tuệ nhân tạo, máy học Điều này tạo ra cơ hội mới nhưng cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp và người lao động Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang thay đổi cách mua sắm và tiêu dùng, với sự gia tăng của xu hướng tiêu dùng bền vững và chú trọng hơn đến nguồn gốc của sản phẩm Cũng có sự chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh và bền vững

II Thực trạng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới từ năm 1986 – 2021

Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lênthành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể

1 Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990),mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,7% Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt 7% Từ năm 2001đến năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng Đó là kết quả của việc thực hiện các chương trình cải cách kinh

tế và đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Tính chung trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt hơn 7,7% Từ năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có phần giảm suốt nhưng vẫn đạt mức 6,23% năm

2008 và 5,32% năm 2009 Bình quân giai đoạn 2011-2015,tốc độ tăng trưởng kinh

tế ước đạt khoảng 5,91% Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020

Trang 6

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hìnhtăng trưởng kinh tế Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi

tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế

Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng vàvốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, có hiệu quả Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học - công nghệ

Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn Bộ máy Chính phủ thực hiện tốt vai trò Chính phủ kiến tạo, nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm

rà, tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để tập trung, chuyển hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội

Trang 7

Tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục trở thành hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng liên tục, riêng giai đoạn 2011 - 2019 tăng trung bình khoảng 12,8% Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênhbán hàng hiện đại, các doanh nghiệp linh hoạt thích ứng sự thay đổi về hành vi mua sắm và thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả đượccải thiện Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng, tăng bình quân 10,6%/năm Vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đạt 20,8% tổng đầu tư xã hội, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh từ 36% năm

2010 lên 46% năm 2020 Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu

tư, hoàn thành nhiều công trình có ý nghĩa to lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệcao, đem lại nhiều cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế trong nước

Môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận cơ hội kinh doanh được cải thiện Chính phủ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Vị tríxếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng từ hạng 88 năm 2010lên hạng 70 năm 2019 Môi trường cạnh tranh trong nước từng bước được cải thiện, pháp luật về tố tụng cạnh tranh cũng có những bước tiến, tạo tiền đề giải quyết cho nhiều vụ việc Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trong Báocáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), thì năm 2019, Việt Nam đứng vị trí thứ 67 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm trước, ở vị trí 77 trong số

135 với hầu hết các chỉ số được cải thiện

Trong đầu thế kỷ 21, bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trên bình diện quốc

tế đã có nhiều thay đổi, biến động nhanh, không ổn định, mối quan hệ ngày càngphức tạp và không rõ ràng Tình hình đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thời tiếtcực đoan và thiên tai nghiêm trọng diễn ra trong năm 2020 càng củng cố thêm xuhướng nêu trên Với tính bất quy luật như vậy, không có một hệ thống giải phápnào có tính khuôn mẫu và cứng nhắc có thể mang lại hiệu quả đối với công tácđiều hành kinh tế - xã hội của đất nước Nhận thức được đặc điểm này, Đảng và

Trang 8

Nhà nước ta đã xác định cần có các cơ chế tốt hơn để tăng khả năng chống chịutrước các cú sốc, tạo điều kiện chia sẻ những hệ lụy do cú sốc tạo ra cho nền kinh

tế Việt Nam đã chủ động xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, tạo dựng nền tảng và

dư địa cho điều hành chính sách vĩ mô, từng bước làm chủ các công nghệ sản xuấttiên tiến, cải thiện vị trí của DN và nền kinh tế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạnghóa các thị trường và đối tác thương mại Có thể nhận thấy, mỗi lần đối mặt vớithử thách là một lần nền kinh tế Việt Nam tự học hỏi, kiểm chứng những chínhsách và cuộc sống, giữa lý luận và thực tiễn để rút ra được những bài học cho giaiđoạn tiếp theo Văn hóa học tập từ quá trình điều hành chính sách vĩ mô này giúpcho đất nước luôn tránh được sự bị động trước những tình hình mới khó lường

2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam

Sau 35 năm đổi mới, từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể và có sự phát triển đa dạng trong các nhóm ngành kinh tế khác nhau Tốc độ tăng trưởng của mỗi nhóm ngành có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách, thị trường và điều kiện kinh tế toàn cầu Dưới đây

là một cái nhìn tổng quan về tốc độ tăng trưởng của một số nhóm ngành kinh tế chính sau thời kỳ đổi mới:

- Ngành công nghiệp: Đây là một trong những ngành quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam Tốc độ tăng trưởng của ngành này thường ổn định và đôi khi caohơn so với tốc độ tăng trưởng GDP tổng thể Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa chế biến nông sản và sản phẩm công nghiệp như điện tử, giày dép, và dệt may Qua các chính sách hỗ trợ và các biện pháp cải cách, ngành công nghiệp đã đa dạng hóa sản phẩm, từ các mặt hàng dễ dàng tiêu thụ như dệt may, giày dép, đến các sản phẩm công nghệ cao như điện tử và ô tô Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp lớn tại khuvực Đông Nam Á và thế giới, thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia và tạo ra hàng triệu việc làm cho lao động Ngành công nghiệp Việt Nam không chỉ tập trung vào sản xuất, mà còn đang dần chuyển đổi sang sử dụng công nghệ hiện đại hơn, như tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, nhằm tăng cường năng suất và chất lượngsản phẩm

- Ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, giáo dục, và công nghệ thông tin Tốc độ tăng trưởng của ngành này có thể biến động nhưng thường là

Trang 9

cao Sự phát triển của ngành này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp đáng

kể vào GDP của đất nước Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và tài chính, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành này

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

+ Ngành nông nghiệp của Việt Nam đã gặp phải nhiều thách thức, từ thảm họa tự nhiên, thay đổi khí hậu đến sự cạnh tranh từ các quốc gia khác

Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành này thường không ổn định và dao động Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành này không cao bằng so với ngành công nghiệp, nhưng ngành nông nghiệp và nông thôn vẫn đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và tạo ra thu nhập cho một phần lớn dân số Chính sách của chính phủ đã khuyến khích sự chuyển đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình hiện đại hơn, tập trung vào nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP tổng thể của Việt Nam, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đóng góp lớn vào xuất khẩu của đất nước thông qua các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, hải sản và rau quả Chính sách phát triển nông thôn đã được thúc đẩy để cải thiện điều kiện sống và tạo ra cơ hội việc làm cho dân cư nông thôn, đồng thời giúp tăng cường sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp

+ Ngành lâm nghiệp thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế Điều này có thể do một số yếu tố như sự giảm dần của diện tích rừng, quản lý kém hiệu quả, và ảnh hưởng từ môi trường Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã đặt nhiều nỗ lực vào việc bảo

vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững Điều này bao gồm việc quản lý rừng hiệu quả hơn, tái trồng cây, và bảo vệ đa dạng sinh học.Một sốsản phẩm từ ngành lâm nghiệp như gỗ, gỗ công nghiệp và sản phẩm gỗ đã đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, việc khai thác

gỗ cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo bền vững Ngoài gỗ, ngành lâm nghiệp còn phát triển các nguồn lợi khác như cây trồng lâm nghiệp, sản phẩm thực phẩm từ rừng như mật ong, nấm, và các loại thảo dược

+ Ngành thủy sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đóng góp một phần lớn vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam.Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, đóng góp vào việc cân đối thương mại và tăng cường nguồn lợi ngoại tệ cho đất nước

Trang 10

Công nghệ trong ngành thủy sản đã được cải thiện đáng kể, từ quy trình nuôitrồng, chế biến đến quản lý nguồn lợi giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Ngành xây dựng: Ngành xây dựng thường có tốc độ tăng trưởng ổn định vàđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản Ngành xây dựng đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam Việc xây dựng các dự án giao thông, nhà ở, và cơ sở hạ tầng công cộng

đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động Cải thiện chất lượng công trình và đảm bảo an toàn lao động là những ưu tiên hàng đầutrong ngành xây dựng, với sự quan tâm từ chính phủ và các tổ chức liên quan

- Ngành khai khoáng: Thường chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài nhưbiến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, chính sách quản lý của chính phủ, và điều kiện môi trường Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành này thường không ổn định và dao động Một số nguồn tài nguyên như dầu khí, quặng vàng, quặng sắt đã đóng góp một phần lớn vào xuất khẩu và nguồn thuế của Việt Nam Tuy nhiên, việc khai thác cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo bền vững và công bằng Chính phủ đã áp dụng các chính sách quản lý và phát triển khai khoáng nhằm đảm bảo sự bền vững, bao gồm việc quản lý môi trường, bảo vệ quyền lợi của người lao động và cộng đồng, và thu thuế hợp lý

- Ngành y tế và giáo dục:

+ Ngành y tế: Tăng cường cơ sở hạ tầng y tế, đầu tư mạnh mẽ vào cơ

sở hạ tầng y tế, bao gồm các bệnh viện, trạm y tế cơ sở, và các cơ sở y tế dự phòng Điều này đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi.Chất lượng dịch vụ

y tế đã được cải thiện đáng kể thông qua việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên y tế, đồng thời cải thiện quản lý và hệ thống kiểmsoát chất lượng Tập trung vào việc đào tạo và nâng cao trình độ của giáo viên, đảm bảo rằng họ có đủ năng lực để cung cấp một giáo dục chất lượng cho học sinh

+ Ngành giáo dục: Việt Nam đã mở rộng và cải thiện hệ thống giáo dục ở cả trình độ tiểu học, trung học và đại học Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội học tập cho người dân và nâng cao trình độ giáo dục trung bình của quốcgia Ngành giáo dục cũng đã chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao trong các lĩnh vực nghề nghiệp và kỹ thuật, phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của quốc gia

Trang 11

3 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu vào

a) Đầu tư và tích lũy vốn

- Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nguồn lực cần thiết để

mở rộng sản xuất, tăng cường cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp Khi có nhiều đầu tư hơn, nền kinh tế thường có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, từ

đó tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống Tăng cường đầu tư trong cơ sở hạ tầng: Chính phủ Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào cơ

sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông và hạ tầng công cộng khác Điều nàygiúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường kết nối vùng lãnh thổ và thu hút thêm đầu tư

- Tích lũy vốn là quá trình tích luỹ các nguồn lực tài chính và vật chất cho mục đích đầu tư trong nền kinh tế Điều này bao gồm cả việc tích luỹ vốn nội địa

và thu hút vốn ngoại đầu tư Tích lũy vốn đủ mạnh mẽ có thể tạo ra động lực lớn

để kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế Việt Nam cũng đã tích lũy được nhiều vốn nội địa từ hoạt động kinh doanh trong nước và ngoại Điều này thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong nước

Chính phủ đã thực hiện các chính sách và biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh Điều này bao gồm cả việc giảm bớt thủ tục hành chính, cải thiện quy định pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

b) Yếu tố lao động

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước thi trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, đầy đủ và hội nhập quốc tế:

- Về cầu lao động, từ thành tựu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển theo hướng hiện đại, đồng

bộ và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới trên “sân chơi” toàn cầu Cầu lao động trên thị trường không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành, nghề theo hướng hiện đại, từng bước tạo việc làm đầy đủ, bền vững hơn cho người lao động

- Về cung lao động, hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phát triển được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ hơn với

Trang 12

nhu cầu của thị trường lao động để phát triển nguồn nhân lực về số lượng, liên thông giữa các cấp trình độ, từng bước nâng cao chất lượng, góp phần tạo cung lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, từng bước tiếp cận tiêu chuẩn kỹ năng nghề khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động.

- Thay đổi căn bản phương thức tuyển dụng, sử dụng lao động khu vực thị trường trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động Thực hiện cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các bên về quan hệ lao động (việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động và các điều kiện làm việc khác) phù hợp với kinh tế thị trường

Thị trường lao động tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang làm việc khu vực sản xuất hàng hóa, kinh tế, có quan hệ lao động.Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam còn những hạn chế, chưa bắt kịp chuẩn mực nền kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ

và hội nhập quốc tế, thể hiện:

- Quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động cần phát triển theo hướng đòi hỏi cung lao động có chất lượng hơn để đáp ứng cầu lao động của nền kinh tế hiện đại và hội nhập

- Chính sách thị trường lao động chưa hoàn thiện và chưa đủ mạnh để giải phóng triệt để mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm theo hướng bền vững Vẫn còn những rào cản về quản lý và thủ tục hành chính bảo đảm

tự do di chuyển của lao động trên thị trường lao động trong nước và ngoài nước trên một sân chơi công bằng, bình đẳng

- Thị trường lao động có sự phân mảng giữa các vùng, khu vực và ngành, nghề Còn bỏ ngỏ quản lý và kết nối với phân khúc thị trường lao động trong kinh

tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tự do dựa trên nền tảng trực tuyến áp dụng công nghệ thông tin (bán hàng trực tuyến, giao nhận hàng hóa, lái xe công nghệ, )đang có xu hướng phát triển

c) Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế

TFP (Total Factor Productivity) là một chỉ số đo lường hiệu suất tổng thể của tất cả các yếu tố sản xuất trong một nền kinh tế, bao gồm cả lao động, vốn và công nghệ TFP thường phản ánh sự cải thiện hiệu suất lao động thông qua việc áp

Trang 13

dụng công nghệ mới, quản lý hiệu quả hơn và nâng cao trình độ công nghệ của lao động Trong suốt 35 năm đổi mới, Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong hiệu suất lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ và quản lý Điều này đã đóng góp vào sự gia tăng hiệu suất và tăng trưởng kinh tế Tăng cường hợp tác quốc tế

và hấp thụ công nghệ: TFP cũng phản ánh khả năng hấp thụ công nghệ từ thế giới bên ngoài Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường để thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ các quốc gia phát triển, từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của nền kinh tế Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào các ngành công nghệ cao và nghiên cứu phát triển, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh và hiệu suất tổng thể của nền kinh tế

Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau 35 năm đổimới là rất quan trọng, thể hiện qua sự cải thiện hiệu suất lao động, quản lý, công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ từ bên ngoài Để duy trì và tăng cường sự đóng góp này, việc đầu tư vào đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn cần được ưu tiên

4 Tăng trưởng kinh tế nhìn từ yếu tố đầu ra

a) Tiêu dùng cuối cùng

Qua các chính sách phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thu nhập trung bình của người dân Điều này đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc nâng cao mức sống và tăng cường khả năng tiêu dùng của các

hộ gia đình Quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường đã tạo ra một sự đa dạng hóa lớn trong các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng Người dân có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng tiếp cận các sản phẩm từ các thương hiệu quốc tế và trong nước

Sự phát triển của các chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị và trung tâm thương mại đã tạo ra môi trường mua sắm thuận tiện và đa dạng cho người tiêu dùng Điềunày đã thúc đẩy tiêu dùng cuối cùng và tăng cường hoạt động kinh doanh

Cùng với sự tăng cường về thu nhập và mức sống, văn hóa tiêu dùng của người dân cũng đã thay đổi Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm, và có xu hướng tiêu dùng thông minh và bền vững hơn

Ngày đăng: 24/12/2024, 22:29

w