1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những khó khăn mà sinh viên năm nhất chuyên ngành sư phạm tiếng anh trường Đại học Đồng tháp gặp phải khi học nghe tiếng anh

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA NGOẠI NGỮ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ SINH VIÊN NĂM NHẤT CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP GẶP PHẢI KHI HỌC NGHE TIẾNG ANH

GVHD: ThS TRẦN THỊ HIỀN

LỚP/NHÓM: 09/NHÓM 5

NĂM HỌC: 2023 -2024

Đồng Tháp, 12/2023

Trang 2

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

1 Tổng quan nghiên cứu 4

2 Lý do chọn đề tài 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

Chương 1: Cơ sở lý luận 7

1 Khái niệm 7

2 Vai trò của tiếng Anh 8

3 Ý nghĩa của việc học nghe tiếng Anh 9

4 Các kiểu nghe tiếng Anh 10

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe của sinh viên 12

6 Những vấn đề thường gặp trong kỹ năng nghe 13

Chương 2: Phương pháp và kết quả nghiên cứu 13

1 Phương pháp nghiên cứu 13

2 Kết quả nghiên cứu 13

Chương 3: Giải pháp 20

1 Thực trạng học nghe của sinh viên năm nhất hiện nay 20

2 Các giải pháp có thể cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh 21

C KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

đó, phải kể đến lĩnh vực giáo dục đặt biệt là ngoại ngữ.

Về lĩnh vực ngoại ngữ, hiện tại có nhiều bài nghiên cứu khoa học với quy

mô lớn được thực hiện rộng rãi và chuyên nghiệp với đa dạng các đề tài liên quan đến khía cạnh ngoại ngữ đặc biệt là anh ngữ Theo tác giả Hiển, đánh giá thực tiễn dạy học ngoại ngữ trong các trường đại học cho thấy, giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học (trong Vĩnh Hà, 2011), trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ

Trong bài nghiên cứu “Đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Phương Đông” Từ đầu những năm 1990 ngoại ngữ được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam như là môn học bắt buộc Kết quả nổi bật thực hiện chủ trương đó là mặt bằng năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên đã được nâng cao Tuy nhiên, hiệu quả của công tác dạy và học ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, kể cả ở trong các trường đại học và cao đẳng Nhiều sinh viên đại học, cao đẳng thậm chí sinh viên sau khi học đại học, ra trường vẫn không thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo, chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến chất lượng nguồn lực lao động Việt Nam còn hạn chế Theo tác giả Hiển, đánh già thực tiễn dạy học ngoại ngữ trong các trường đại học cho thấy, giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học (trong Vĩnh Hà, 2011), trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ

1.2 Ngoài nước

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nói chung và ngoại ngữ là phương tiện

Trang 5

tâm của nhiều nước trên thế giới Ở Hàn Quốc, người học đạt điểm rất cao ở ba

kỹ năng: Nói, Viết, Đọc trong kì thi TOEFL, nhưng kết quả nghe lại thấp, người học không sử dụng được trong những tình huống giao tiếp thực sự (Kim, J 2010) Trong bài nghiên cứu “Những khó khăn của sinh viên năm nhất ngành Ngoại Ngữ trường ĐHDL Hải Phòng khi học kĩ năng nghe” nhóm tác giả của bài nghiên cứu này chỉ ra rằng kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất cho người học ở mọi lứa tuổi

và có nhiều yếu tố tác động tới người học Các nhà nguyên cứu đã mất nhiều thời gian và công sức để xác định những yếu tố này Họ bao gồm: River, 1981; Boyle, 1984; Dirven & Oaeshott Taylor, 1984; Samules, 1984; Power, 1986.–Trong các kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng nghe được xem là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp vì giúp người học tiếp nhận thông tin về thế giới xung quanh Theo Mendelsohn(1994), nghe chiếm từ 40% đến 50% các hoạt động giao tiếp hàng ngày; trong khi nói chiếm từ 25 đến 30%; đọc là từ 11 đến 16%; và viết chỉ khoảng 9% Vì thế, khi nghe mà không hiểu, người học khó có thể giao tiếp hiệu quả Thế nhưng, theo Buck (2001, tr.247) “Nghe là một hoạt động phức tạp yêu cầu người nghe phải xử lí dữ liệu, tín hiệu âm thanh tiếp nhận được và diễn giải

nó dựa trên những kiến thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ” Có nhiều nghiên cứu cho thấy người học tiếng Anh gặp khó khăn với kỹ năng nghe (Goh, 2000; Hassan, 2000; Liu; 2002)

2 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình học tập của bản thân, nhận thấy việc học kỹ năng nghe là rất kém so với ba kỹ năng Nói, Đọc, Viết Trong khi đó, sinh viên năm nhất khi mới vào môi trường đại học thì sẽ tiếp xúc với việc học nghe tiếng Anh nhiều hơn, các em sẽ gặp những trở ngại nhất định trong việc học nghe tiếng Anh Vì vậy, nhận thấy được vấn đề cấp thiết của việc tìm ra những khó khăn học kỹ năng nghe tiếng Anh của sinh viên năm nhất là vô cùng quan trọng Cần tìm ra nguyên nhân và các giải pháp hợp lí để giúp các bạn sinh viên năm nhất giải quyết được các trở ngại khi học nghe tiếng Anh Do đó, việc nghiên cứu những khó khăn trong việc học nghe tiếng Anh của sinh viên năm nhất đặc biệt là các sinh viên

Trang 6

ngành sư phạm tiếng Anh của trường Đại học Đồng Tháp là vô cùng cấp thiết, quan trọng.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân khiến những sinh viên năm nhất gặp khó khăn trong việc học nghe tiếng Anh

- Qua đó cũng đưa ra những phương pháp học nghe khả thi giúp các sinh viên năm nhất cải thiện kỹ năng nghe

4 Đối tượng nghiên cứu

Dự đoán có khoảng 30 vinh viên năm nhất ngành Sư phạm tiếng Anh, Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Đồng Tháp tham gia trả lời câu hỏi trong đề tài này và lấy đó làm mẫu nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

- Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Đồng Tháp (30/11/2023 –- 30/12/2023)

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Công cụ thu thập dữ liệu

Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi qua Google form gồm có 10 câu hỏi xoay quanh vấn đề những khó khăn mà sinh viên năm nhất ngành Sư phạm Tiếng Anh gặp phải khi học nghe tiếng Anh để đánh giá mức độ năng lực học nghe tiếng Anh của sinh viên năm nhất ngành Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Đồng Tháp

6.2 Tiến trình nghiên cứu

+ Bước 1: Thiết kế nghiên cứu (dự kiến 1 tuần)

+ Bước 2: Thu thập dữ liệu (dự kiến 1 tuần)

+ Bước 3 : Phân tích dữ liệu và viết báo cáo (dự kiến 2 tuần)

Trang 7

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm

1.1 Tiếng Anh là gì?

Tiếng Anh hay Anh ngữ (English /ˈɪŋɡlɪʃ/) là một ngôn ngữ Giécmanh Tây thuộc ngữ hệ Ấn Âu Dạng thức cổ nhất của ngôn ngữ này được nói bởi những cư dân -trên mảnh đất Anh thời sơ kỳ trung cổ Tên bản ngữ của thứ tiếng này bắt nguồn

từ tộc danh của một trong những bộ lạc Giécmanh di cư sang đảo Anh trước kia, gọi là tộc Angle Xét về phả hệ ngôn ngữ học, tiếng Anh có mối quan hệ gần gũi với tiếng Frisia và tiếng Saxon Hạ; tuy vậy qua hàng ngàn năm lịch sử, vốn từ tiếng Anh đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ các phương ngữ cổ của tiếng Pháp (khoảng 29% từ vựng tiếng Anh hiện đại) và tiếng Latinh (cũng khoảng 29%), thêm nữa

là các ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Bắc Âu cổ (một ngôn ngữ Giécmanh Bắc) lên ngữ pháp và từ vựng cốt lõi của nó

1.2 Học nghe – nghe hiểu

- Lắng nghe có vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, hoạt động nghe chiếm tới khoảng 45 phần trăm thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, lớn hơn nhiều so với hoạt động nói (chiếm 30 phần trăm), đọc và viết (lần lượt chiếm 16 phần trăm và 9 phần trăm) Tuy vậy, nhiều học sinh (và thậm chí cả giáo viên) lại thường không dành đủ sự quan tâm cần thiết cho kỹ năng nghe, từ

đó dẫn đến việc người học thường nói rằng kỹ năng nghe là thử thách khó khăn nhất trong tất cả các kỹ năng khi học tiếng Anh giao tiếp

- Định nghĩa về nghe hiểu được các nhà khoa học đưa ra theo các cách khác

nhau

- Theo Field (1998:38) thì ‘Nghe là một quá trình trí tuệ không nhìn thấy được, do đó rất khó mô tả Người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu được từ

Trang 8

vựng và cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý định của người nói, có thể nhớ lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn hóa xã hội của phát ngôn.’-

- Anderson & Lynch (1988:21) đưa ra định nghĩa về nghe hiểu như sau:

“Nghe hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói Người nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngôn của người nói.”

- Wolvin & Coakley (1985) định nghĩa nghe theo cách đơn giản hơn:

“Nghe là quá trình cơ quan thính giác tiếp nhận, xử lý và xác định được thông điệp của lời nói.”

- Định nghĩa về nghe hiểu, theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (1997) trong

“Từ điển tiếng Việt” được đưa ra cụ thể như sau: “Nghe là một quá trình trong đó thính giác tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó đến hệ thống thần kinh trung ương Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối với những âm thanh đó.”

- Các định nghĩa trên cho thấy nghe hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving) phức tạp Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói

2 Vai trò của tiếng Anh

- Trong học tập:

Giỏi tiếng Anh, bạn có thể tiếp cận các trường đại học hàng đầu Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở cấp độ đại học Từ Anh đến Mỹ, các trường đại học hàng đầu đều yêu cầu vốn ngoại ngữ trôi chảy Do đó, nếu dự định của bạn là đi du

Trang 9

học, thì việc trang bị các chứng chỉ anh ngữ quốc tế là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến

- Trong cuộc sống:

+ Mở ra nhiều cơ hội:

Giỏi tiếng Anh giúp bạn giao tiếp với nhiều người đến từ nhiều vùng đất khác nhau và sẽ có lợi cho bạn vào một ngày nào đó khi cần xin việc Khi đi du lịch, bạn sẽ không cần lo lắng khi bị lạc đường ở một đất nước xa lạ, tự tin khi gọi món

ăn và có thể trò chuyện với người dân bản xứ về cuộc sống của họ

+ Giúp bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng:

Biết thêm một thứ ngoại ngữ là bằng chứng chứng minh sức mạnh trí tuệ của một ứng viên Nó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã đầu tư bao nhiêu thời gian, công sức vào việc làm chủ một thứ ngôn ngữ mới

+ Tạo các mối quan hệ chất lượng:

Tầm quan trọng của Tiếng Anh còn được thể hiện ở trong các mối quan hệ của bạn Đương nhiên rồi, biết tiếng Anh sẽ giúp bạn trò chuyện, kết bạn với những người bạn, đồng nghiệp, thầy, cô là người nước ngoài Vì tiếng Anh được sử dụng bởi hầu như mọi quốc gia trên thế giới, do đó không chỉ là người Anh, Mỹ, bạn còn có thể kết bạn với người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

3 Ý nghĩa của việc học nghe tiếng Anh

- Những lợi ích từ việc học tiếng Anh mang lại:

• Xu thế hội nhập mở ra nhiều cơ hội mới cho nhiều ngành nghề được mở rộng và phát triển, trong đó việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và đặc biệt

là tiếng Anh là chìa khóa quan trọng để mọi người mở ra cho chính mình

cơ hội mới nhằm khám phá và trải nghiệm nhiều công việc thú vị và đáng

mơ ước Với các ngành nghề sản xuất trong nước, ngoại ngữ như một cầu

Trang 10

nối đưa sản phẩm xuất ngoại và mở rộng đối tác, mở rộng thị trường bên ngoài thế giới Với ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, đây là cơ hội cho mọi người tìm kiếm nhiều vị trí công việc thú vị và đáng mong ước

ở các công ty, tập đoàn đa quốc gia

• Biết tiếng Anh để đi du lịch nước ngoài là điều cả trẻ con và người lớn đều hiểu Tuy rõ ràng và đơn giản nhưng trải nghiệm du lịch với khả năng trò chuyện cùng người bản xứ bằng ngôn ngữ của họ sẽ khiến cuộc sống chúng

ta thú vị và đa màu sắc hơn Không chỉ đơn thuần là thăm quan và ngắm cảnh, biết thêm một ngôn ngữ mới cho chúng ta cơ hội hòa mình vào văn hóa và cuộc sống con người nơi vùng đất mới

• Kiến thức là vô hạn, nhưng tiếp cận được nguồn tri thức mới sẽ dễ dàng hơn khi bản thân học ngoại ngữ Không chỉ đối với người Việt Nam, với mọi người trên toàn thế giới, tiếng Anh như là cầu nối để tất cả cùng nhau trau dồi kiến thức mà không gặp trở ngại về rào cản ngôn ngữ Không chỉ cung cấp kiến thức, ngoại ngữ hay đặc biệt là tiếng Anh còn giúp mọi người kết nối với nhau để cùng trao đổi và học hỏi, từ đó củng cố kiến thức cho nhau và phát hiện nhiều điều mới

4 Các kiểu nghe tiếng Anh

❖ Những người có trình độ tiếng Anh chưa cao nên sử dụng ba phương pháp nghe sâu gồm nghe chép chính tả, chi tiết và nhắc lại

- Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, như đá bóng, cầu lông, thuyết trình, nghe tiếng Anh đều cần sự luyện tập thường xuyên Có bốn phương pháp luyện nghe cơ bản dành cho các trình độ và mục tiêu, trong trường hợp bạn không có điều kiện giao tiếp thực tế với người nước ngoài

- Ba phương pháp đầu tiên bao gồm: nghe chép chính tả (dictation), nghe chi tiết, và nghe nhắc lại (shadowing) Đây là nhóm thuộc về kỹ năng “nghe sâu” (intensive listening) Trước khi đi vào chi tiết, các bạn nên hiểu một

Trang 11

- Nghe sâu là việc lựa chọn bài nghe tương đối ngắn và luyện nghe bài đó chi tiết nhất có thể Khi nghe sâu, các bạn sẽ biết rõ lý do không nghe được,

có thể là do phát âm, từ vựng, tốc độ nói, ngữ pháp, cách diễn đạt mới…

“Nghe sâu” giống như mang kính lúp ra để soi xem mình mắc lỗi gì và làm thế nào để hoàn thiện Về cơ bản, nghe sâu phù hợp với người học tiếng Anh ở trình độ chưa cao Ba phương pháp luyện nghe sâu dưới đây có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp, tùy vào người học

- Thứ nhất là chép chính tả Đây là phương pháp rất hữu ích với những người nghe kém Bài nghe phù hợp là bài mà bạn sẽ hiểu được 70 80% nội dung -

Độ dài 1 5 phút là tương đối phù hợp và bài nghe phải có “transcript” (bản đánh máy) Lợi thế của nghe chép chính tả là bạn sẽ xác định được chính xác vấn đề của mình khi nghe: lỗi phát âm, từ vựng, ngữ pháp Hạn chế lớn nhất là phương pháp này rất tốn thời gian và yêu cầu sự kiên nhẫn cao nhất

Thứ hai là nghe chi tiết Cách này giống như chép chính tả, chỉ khác là bạn không cần chép lại Khi đã luyện chép chính tả thuần thục, bạn có thể tiết kiệm thời gian viết bằng “nghe chi tiết” Lợi ích giống như “chép chính tả”, nhưng thêm điểm cộng là tiết kiệm thời gian

- Thứ ba là nghe nhắc lại (shadowing) Khi bạn đã nghe chi tiết tốt rồi, có thể ngồi nghe và nhắc lại ngay lập tức những gì mình nghe được Lưu ý, khi sử dụng “shadowing” để luyện nghe, bạn cần tắt “subtitle” (hoặc không nhìn vào “transcript”) Kỹ năng này phù hợp với người có khả năng nghe rất tốt hoặc là bài nghe đã rất quen thuộc Lợi thế của “shadowing” là bạn buộc phải nghe được tất cả từ khóa để có thể nhắc lại, hơn thế hiểu được các yếu tố tốc độ, nối âm, từ nhấn của người nói, từ đó, bạn tiến bộ nhanh khi luyện nghe

- Mặc dù có những lợi ích to lớn, hạn chế của “nghe sâu” là rất mất thời gian, chủ đề thường nhàm chán (do độ dài và trình độ người nghe), và phạm vi

từ vựng ngữ pháp học được hạn chế (do thời lượng nghe thấp, chỉ 1-5 phút mỗi bài)

Trang 12

- Do đó, những người nghe tốt thường không áp dụng “nghe sâu” nữa, mà luyện nghe bằng “extensive listening” – nghe rộng.

- Khi bạn đã có thể nghe CNN, BBC, Youtube bằng tiếng Anh và hiểu 80% mà không cần quá nỗ lực, đã đến lúc bạn chuyển qua “extensive listening” – phương pháp nghe cuối cùng Cách này đặc biệt quan trọng với những bạn chuẩn bị tới sống, làm việc ở nước nói tiếng Anh

70 “Nghe rộng” không tập trung vào chi tiết giống nghe sâu mà vào việc bạn hiểu người nói Khi “nghe rộng”, bạn có thể mất một từ, hoặc thậm chí một vài câu, nhưng miễn hiểu được nội dung thì coi như đạt yêu cầu Còn kể cả bắt được hết từ, nhưng chẳng hiểu người ta đang nói gì, coi như chưa đạt Lợi thế của nghe rộng là bạn có thể lựa chọn tài liệu nghe phù hợp với sở thích, có độ dài tùy ý Đôi khi đó là một video hướng dẫn cách học tiếng Anh, hoặc đơn giản là tin tức trên BBC hay CNN

- Tóm lại, khi luyện nghe, bạn cần biết trình độ của mình ở đâu và sẵn sàng dành bao nhiêu thời gian cho luyện tập Các phương pháp nghe sâu phù hợp hơn với những người mới tập; trong khi nghe mở rộng là lựa chọn ưa thích của những người có khả năng nghe tốt hơn

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe của sinh viên

- Không nhận ra các âm tiếng Anh

- Thiếu tập trung khi nghe

- Khó có thể nắm bắt ý chính của bài nghe

- Không theo kịp được tốc độ của người nói

- Không thể nhắc lại được thông tin

- Hạn chế về vốn từ vựng

- Không nhớ hết tất cả các thông tin nghe được

- Không nắm bắt được thông tin chính

- Không thể tập trung

Không hình thành được thói quen nghe

Trang 13

6 Những vấn đề thường gặp trong kỹ năng nghe

- Không nhận ra được các âm Tiếng Anh

- Có thói quen phải hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung của bài

- Không thể hiểu được khi nghe nói nhanh một cách tự nhiên

- Cần phải nghe nhiều lần mới có thể hiểu được

- Thấy khó có thể nắm bắt được tất cả các thông tin và không dự đoán được điều mà người nói sắp nói

- Nếu phải nghe kéo dài, người học sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu tập trung

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp khảo sát

2 Kết quả nghiên cứu

Các bước tiến hành nghiên cứu khảo sát:

+ Xác định số lượng tham gia khảo sát:

- Thống kê cho thấy kết quả điều tra về vấn đề gặp khó khăn việc học nghe của sinh viên năm nhất khoa Ngoại Ngữ trường Đại học Đồng Tháp

+ Lấy mẫu:

- Đề tài tiến hành khảo sát sinh viên bằng cách điền vào Google Form

+ Phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát:

- Thống kê số liệu sinh viên tham gia khảo sát

- Tiến hành khảo sát 30 sinh viên thuộc khoa Ngoại Ngữ ngành Sư phạm tiếng Anh

+ Bảng câu hỏi :

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w