1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những quan Điểm, chủ trương của Đảng về Đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa – xã hội từ Đại hội vi Đến nay thành tựu, hạn chế, ý nghĩa

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Quan Điểm, Chủ Trương Của Đảng Về Đổi Mới Tư Duy Trên Lĩnh Vực Văn Hóa – Xã Hội Từ Đại Hội VI Đến Nay. Thành Tựu, Hạn Chế, Ý Nghĩa
Tác giả Nguyễn Lê Yến Nhi, Nguyễn Thị Yến Linh, Bùi Minh Gia Tuệ, Trần Minh Ngọc, Nguyễn Gia Hân, Lê Hoàng Thanh Ngân, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Như Ngọc, Nguyễn Hà My, Nguyễn Hồng Ngọc, Đoàn Kỳ Duyên, Đặng Ngọc Quí, Nguyễn Võ Hoàng Thơ, Nguyễn Hồng Ân, Nguyễn Bảo Duy, Lê Thị Thanh Ngân, Nguyễn Thị Lệ Hà, Nguyễn Văn Tươi, Bùi Ngô Tuyết Nhi
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Đình Cường
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Việc kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của văn hóa, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa trong

Trang 1

B GIÁO D C VÀ ĐÀO T OỘ Ụ Ạ

TR ƯỜ NG Đ I H C Đ NG THÁP Ạ Ọ Ồ

-

-BÀI BÁO CÁO

L CH S Đ NG C NG S N VI T NAM Ị Ử Ả Ộ Ả Ệ

NH NG QUAN ĐI M, CH TR Ữ Ể Ủ ƯƠ NG C A Ủ

Đ NG V Đ I M I T DUY TRÊN LĨNH Ả Ề Ổ Ớ Ư

V C VĂN HÓA – XÃ H I T Đ I H I VI Ự Ộ Ừ Ạ Ộ

Đ N NAY THÀNH T U, H N CH , Ý Ế Ự Ạ Ế

NGHĨA.

GI NG VIÊN HD: THS NGUY N ĐÌNH C Ả Ễ ƯỜ NG

Trang 2

Đ ng Tháp, Tháng 03/2024 ồ

2

Trang 3

THÀNH VIÊN NHÓM

ĐÓNG GÓP

39 Trần Minh Ngọc 0022410697 Tổng hợp, chỉnhsửa nội dung 5,26%

81 Nguyễn Võ Hoàng Thơ 0022411978 Tổng hợp, chỉnh

sửa nội dung 5,26%

Trang 4

MỤC LỤC

2 Quan điểm, chủ trương của Đảng trong Hội nghị VI 2

3 Quan điểm của Đảng về văn hóa từ khi th-c hiện công cuộc

4 Những thành t-u đạt được từ những quan điểm, chủ trương

của Đảng trong Đại hội VI đến nay: Tạo được một số chuyển biến

tích c-c về mặt văn hóa - xã hội

7

Trang 5

1 Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Văn hóa được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao, chiều sâu của trí tuệ và trình độ phát triển Những giá trị của văn hóa có sức sống bền vững và lan tỏa, làm nên sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc Việc kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vai trò của văn hóa, đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cùng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam luôn nhất quán, không ngừng phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy các nguồn lực xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học” Đảng ta khẳng định: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”

Trang 6

Bước vào giai đoạn hòa bình, độc lập, thống nhất, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta

đã kế thừa và có sự phát triển tư duy lý luận về văn hóa, chăm lo phát triển văn hóa, con người Việt Nam Mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng văn hóa với xây dựng con người đã được Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn Đảng khẳng định: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng con người để thúc đẩy phát triển văn hóa Con người là chủ thể sáng tạo, truyền bá, thụ hưởng văn hóa, là trung tâm của chiến lược phát triển Xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa; mọi hoạt động văn hóa đều phải hướng tới xây dựng, phát triển con người Đảng ta khẳng định: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”

2 Quan điểm, chủ trương của Đảng trong Hội nghị VI :

Đại hội VI đã rút ra bốn bài học quý báu: Một, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.Hai, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Ba, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới Bốn, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Thực hiện chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đại hội khẳng định, chính sách xã hội bao trùm lên mọi mặt cuộc sống của con người, cần có chính sách cơ bản, lâu dài,

2

Trang 7

xác định được những nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên Bốn nhóm chính sách xã hội là:

Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho cho người lao động: Bảo đảm việc làm cho người lao động, trước hết ở thành thị và cho thanh niên, là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu trong những năm tới Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm chính đáng Tiến hành phân công và phân bố hợp lý lao động trên từng vùng và trong cả nước Ban hành và thực hiện Luật lao động Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số đến năm 1990 xuống 1,7%

Xây dựng xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ.Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước.Thực hiện công bằng

xã hội phù hợp với điều kiện thực tế; bảo đảm an toàn xã hội, nhanh chóng khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Thực hiện sống và làm việc theo pháp luật Nghiêm trị các phần tử làm ăn phi pháp Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân: Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hoá, có kỹ thuật, có kỷ luật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật; xây dựng một nền văn hoá, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc

Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội: Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng, công nhân, viên chức về hưu; xây dựng

và thực hiện từng bước chính sách bảo trợ xã hội xã hội chủ nghĩa đối với

Trang 8

toàn dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Đối với công nhân, viên chức, có chế độ tiền lương hợp lý, phúc lợi xã hội cần thiết để bảo đảm đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động và gia đình Đối với nông dân, giải quyết tốt quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ đống góp cho đất nước Soát lại các chính sách có liên quan đến nông dân, bãi bỏ những chính sách không đúng Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho các khả năng sáng tạo được sử dụng đúng và phát triển

Đại hội VI (1986) của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có

ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo và phong cách của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Đại hội VI khẳng định đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn Đại hội VI đã đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên

3 Quan điểm của Đảng về văn hóa từ khi th-c hiện công cuộc đổi mới đến nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã mở đầu công cuô •c đổi mới Đại hội VII tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhằm đưa đất nước đi vào thế ổn định và phát triển Sau một thời gian khủng hoảng kinh tế - xã hội và sau những biến động phức tạp của tình hình chính trị quốc tế, hai kỳ đại hội trên ưu tiên tập trung xác định đường lối phát triển kinh tế, ổn định xã hội; văn hóa mặc dù được quan tâm phát triển, nhưng chưa được xem là vấn đề trọng tâm

4

Trang 9

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7-1998) đã ban hành nghị quyết chuyên đề về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cho thấy chuyển biến hết sức mạnh mẽ trong nhận thức của Đảng về tầm quan trọng của văn hóa bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế và xây dựng Đảng Nghị quyết khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội Bước phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa thời kỳ này là nhấn mạnh mục tiêu hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện Để đạt được mục tiêu đề ra, các chương trình hành động phải được triển khai đồng bộ, chú trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,

“Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người…

Trang 10

Đến Đại hội X của Đảng, với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những yêu cầu về tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và viê •c xây dựng, hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,… được khẳng định lại, tiếp nối quan điểm về văn hóa từ kỳ đại hội trước Đại hội lần này cũng đề ra yêu cầu đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và nâng cấp đồng

bộ hệ thống thiết chế văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống…

Đại hội XI khẳng định phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển, coi

“con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền

và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” Đại hội đề

ra mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam

6

Trang 11

phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hô •i, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Văn hóa tiếp tục là vấn đề quan trọng,

có tính thời sự và dành được sự quan tâm sâu sắc

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và mục tiêu “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người có bước chuyển biến quan trọng: Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên Mục tiêu được đề ra là: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, trong đó, “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển

4 Những thành t-u đạt được từ những quan điểm, chủ trương của Đảng trong Đại hội VI đến nay: Tạo được một số chuyển biến tích cc về mặt văn hóa

-xã hội:

Trang 12

Đại hội VI (1986) là một mốc son quan trọng trong lịch sử đổi mới của đất nước, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong tư duy của Đảng về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa – xã hội Kể từ Đại hội VI, Đảng đã có nhiều quan điểm, chủ trương đổi mới tư duy về lĩnh vực văn hóa – xã hội, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ và toàn diện

Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010 Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008 Như vậy, Việt Nam đã

“hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học Năm 2000, cả nước

8

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN