1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Thuộc Diện Phải Kiểm Tra Chuyên Ngành Tại Cục Hải Quan Thành Phố Hải Phòng Giai Đoạn 2016 - 2020
Tác giả Đào Nguyên Hưng
Người hướng dẫn PGS.TS Đan Đức Hiệp
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 657,71 KB

Nội dung

Theo quy định của pháp luật về hải quan, để được thông quan hàng hóa, tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ liên quan đến kết quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐÀO NGUYÊN HƯNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUY

TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đan Đức Hiệp

HẢI PHÒNG - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Đào Nguyên Hưng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tôi đã gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng nhờ sự giúp đỡ của Ba mẹ, hướng dẫn của Thầy cô, động viên, chia sẻ của bạn bè, tôi đã vượt qua những khó khăn, trở ngại và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình

Qua luận văn này tôi chân thành cảm ơn:

Cha mẹ đã lo lắng, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS Đan Đức Hiệp đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn

Cảm ơn Quý thầy, cô Khoa đào tạo sau đại học- Trường đại học Hải Phòng đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Cảm ơn các đồng nghiệp trong ngành Hải quan, các Quý cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu trong thời gian thực hiện đề tài

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH 5

1.1 Khái niệm, vai trò Thương mại quốc tế và Hải quan 5

1.2 Khái niệm và các lĩnh vực phải kiểm tra chuyên ngành 12

1.3 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 13

1.3.1 Thủ tục hải quan 13

1.3.2 Thủ tục và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại 13

1.3.3 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 21

1.4 Kinh nghiệm Trung Quốc về tổ chức kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 30

2.1 Giới thiệu chung về Cục Hải quan Hải Phòng 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải Phòng 30

Trang 5

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 32

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 32

2.1.4 Tình hình quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2014 34

2.2 Thực trạng hoạt động của Hải quan Hải Phòng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành giai đoạn 2010 – 2014 36

2.2.1 Số liệu về hàng hoá xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành 36

2.2.2 Các mặt hàng nhập khẩu thường xuyên phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại đơn vị 38

2.2.3 Các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan đến KTCN 40

2.2.4 Thời gian hoàn thành kiểm tra đối với từng loại KTCN 40

2.2.5 Thực trạng việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 42

2.3 Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý về hải quan đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 44

2.3.1 Kết quả đạt được 44

2.3.2 Tồn tại, hạn chế 45

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 51

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI CỤC HẢI QUAN HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 57

3.1 Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam và thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 57

3.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 59

3.3 Mục tiêu phát triển của Cục HQ Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 62

3.4 Một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 63

Trang 6

3.4.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 63

3.4.2 Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành 65

3.4.3 Đổi mới phương pháp quản lý về hải quan đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành 70

3.4.4 Tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định mới 72

3.4.5 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kiểm tra chuyên ngành và quản lý về hải quan 72

3.4.6 Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức hải quan và cán bộ xuất nhập khẩu 74

3.4.7 Tăng cường hợp tác quốc tế 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 83

Trang 7

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AQSIQ Cơ quan giám sát, thanh tra, quản lý chất lượng và kiểm

dịch tại cửa khẩu ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

E-CUSTOMS Hệ thống thông quan hải quan điện tử

HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

GTVT Giao thông vận tải

Trang 8

ICD Viết tắt của Inland Container Depot Là điểm thông quan

nội địa hay cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa KCX-KCN Khu chế xuất – Khu công nghiệp

KTSTQ Kiểm tra sau thông quan

KTCN Kiểm tra chuyên ngành

PTPL Phân tích phân loại

VNACCS Viết tắt của Vietnam Automated Cargo And Port

Consolidated System (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động )

WCO Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organisize)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Số liệu về doanh nghiệp, tờ khai hải quan và kim

ngạch hàng hóa XNK giai đoạn 2010 – 2014 84

2.2 Số liệu hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên

1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc

2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan TP Hải Phòng 83

3.1 Mức độ ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan tại

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm gần đây, công tác quản lý và cải cách thủ tục hành chính luôn được Đảng và nhà nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Việc đáp ứng mục tiêu, yêu cầu về hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của người dân và doanh nghiệp đó là cắt giảm các thủ tục hành chính theo hướng: đơn giản, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trở thành yêu cầu cấp bách khi cộng đồng ASEAN ra đời vào cuối năm 2015

Theo quy định của pháp luật về hải quan, để được thông quan hàng hóa, tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ liên quan đến kết quả kiểm tra chuyên ngành về kiểm dịch, văn hóa, an toàn thực phẩm, chất lượng, hợp quy, hợp chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành - KTCN) Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, có tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi được cơ quan hải quan cho nợ chứng từ hồ sơ hải quan, được mang hàng về bảo quản,

đã không thực hiện nghĩa vụ nộp chứng từ được nợ, có trường hợp vi phạm đưa hàng hóa chưa được thông quan tiêu thụ, trốn thuế, không thực hiện nghĩa

vụ, trách nhiệm trong việc XNK hàng hóa có điều kiện Tình trạng trên đây

do một số nguyên nhân như: Cơ quan KTCN không có lực lượng và phương tiện kiểm tra tại cửa khẩu, hàng hóa khi cần KTCN phải đưa về phòng thí nghiệm trong nội địa thực hiện; Chưa có sự phối hợp trao đổi thông tin kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước về KTCN với cơ quan hải quan trong việc xử lý lô hàng đưa về bảo quản; Văn bản pháp luật về KTCN quy định Danh mục mặt hàng phải kiểm tra quá nhiều, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan KTCN trong việc quản lý hàng hóa trong quá trình kiểm tra, chờ

Trang 11

kết quả kiểm tra, cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan…

Thực trạng này đòi hỏi phải sớm có sự cải cách về hệ thống pháp luật

và bộ máy kiểm tra chuyên ngành để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTCN, tiết kiệm nguồn lực của xã hội đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa; giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu nhập và chi phí cho doanh nghiệp; quản lý hàng hóa chặt chẽ trong quá trình kiểm tra đảm bảo quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng và phát triển nền sản xuất trong nước

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Một

số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020”

2 Mục đích và nội dung nghiên cứu của Luận văn

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thương mại quốc tế và hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành

- Phân tích thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010-

2014

- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và vấn đề hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2016-2020

Trang 12

3.2.3 Phạm vị nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, bao gồm các nội dung: lý luận về thương mại quốc tế, hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; khung pháp

lý của quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của quy trình thủ tục hải quan; từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, duy vật biện chứng để phục vụ cho nghiên cứu Ngoài ra còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, công cụ toán kinh tế, thống kê và xử lý dữ liệu bằng chương trình thống kê để đánh giá cả về mặt chất và lượng của kết quả nghiên cứu

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Trang 13

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về Thương mại quốc tế, Hải quan và

thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành

Chương 2 Thực trạng hoạt động kiểm tra chuyên ngành và thực hiện

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan TP Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2014

Chương 3 Một số biện pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối

với hàng hóa XNK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành tại Cục Hải quan

TP Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020

Trang 14

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ, HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH

1.1 Khái niệm, vai trò Thương mại quốc tế và Hải quan

1.1.1 Khái niệm, vai trò của Thương mại quốc tế

a) Khái niệm

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế phải hoạt động trong môi trường có tính quốc tế và phải thường xuyên đối phó với những tác động của môi trường này Việc tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào các mục tiêu của công ty và các phương tiện mà công ty lựa chọn thực hiện [26,

tr 33]

b) Vai trò của Thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế [26, tr 35-36]

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, GDP của một quốc gia được xác định theo phương pháp chi tiêu và luồng sản phẩm theo công thức:

GDP = C + I + G + (X-M) (1.1) Trong đó:

C: Tiêu dùng của hộ gia đình;

Trang 15

quan trọng vì nó sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

Xuất khẩu liên quan đến thu ngoại tệ còn nhập khẩu liên quan đến chi ngoại tệ Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến quỹ tiền tệ, dự trữ ngoại tệ của đất nước, từ đó tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế Nếu xuất khẩu thuần dương thì tổng cầu sẽ tăng, còn xuất khẩu thuần âm tổng cầu

sẽ giảm Tổng cầu tăng làm nền kinh tế tăng, thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hóa sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân Đồng thời cho phép các quốc gia

mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hóa một cách sâu sắc Từ đó ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra xa hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất cũ

- Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh [26, tr 36]

Xu hướng có tính quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công- nông nghiệp để

từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Nội dung cụ thể của xu thế này thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm đi trong khi đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng GDP, giai đoạn đầu tốc độ tăng của công nghiệp sẽ cao hơn dịch vụ, nhưng giai đoạn sau, khi nền kinh tế đã phát triển cao, thì dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn

Trong sự vận động chung, ngoại thương với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó tác động đến toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa, từ sản xuất, lưu thông, phân phối đến tiêu dùng Đặc biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cả đầu vào và

Trang 16

đẩu ra của quá trình tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoại thương cũng tạo ra các “ mối liên hệ ngược”, “ mối liên hệ gián tiếp”, giữa các ngành, tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế năng động

- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế [26, tr 37]

Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ

và luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được các nước có nền kinh tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực để phân tích và quản lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại

Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các bộ phận chủ yếu: cán cân ngoại thương (còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình), cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương không bồi hoàn (gọi chung là cán cân phi mậu dịch hay cán cân vô hình), cán cân nguồn vốn…trong đó ngoại thương hữu hình vẫn là hoạt động quan trọng nhất, do vậy cán cân ngoại thương giữ vị trí quan trọng nhất trong tất cả các bộ phận cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Đối với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mô nhỏ, thì việc quan tâm trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩa quyết định đến cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Vì thực

tế cho thấy, do xuất phát điểm trình độ kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thu được từ các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mong muốn ngay như hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế, là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực( lợi thế so sánh) mà các nước này sẵn có

Nếu hoạt động xuất nhập khẩu ổn định, cán cân thanh toán an toàn thì

sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tâm lý yên tâm làm ăn, sinh sống cho người dân

Trang 17

- Góp phần giải quyết việc làm , nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư [26, tr 38]

Có thể nói đây là tác dộng có ý nghĩa quan trọng nhất bởi mục tiêu cuối cùng của sự tăng trưởng là con người, hướng tới con người Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu - nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mức sống thực tế của người dân

Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợi thế mà nước mình có được Đối với các nươc đang phát triển thường có dân

số đông, lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất hàng hóa còn kém, vốn đầu tư cho phát triển thiếu Vì thế, nên hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào những ngành sử dụng lợi thế của đất nước Khi xuất khẩu tăng trưởng thường kéo theo sự gia tăng sản xuất trong nước Cầu lao động tăng nhanh dẫn tới giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa Người lao động có việc làm tức là có thu nhập, bởi vậy mức sống của họ được cải thiện đáng kể

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu không chỉ đáp ứng cho sản xuất mà còn cho cả tiêu dùng Hàng nội vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nên không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá bán Người được lợi ở đây chính là người tiêu dùng ngày càng được sử dụng những hàng hóa đa chủng loại và chất lượng cao

- Ngoài ra, thương mại quốc tế giúp mở rộng quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, làm thúc đẩy hội nhập quốc tế [26, tr 39]

- Tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực cho các quốc gia [26, tr 39]

Như vậy, thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh

tế của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, toàn cầu nên mỗi quốc gia đều sử dụng các công cụ thuế quan, phi thuế quan để thúc đẩy hoặc hạn chế XNK Đóng vai trò là cơ quan gác cổng cho các Chính Phủ, Hải quan chịu trách nhiệm

Trang 18

kiểm soát hoạt động XNK thông qua các biện pháp thuế quan hoặc phi thuế quan

1.1.2 Khái niệm, vai trò và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hải quan

a) Khái niệm

Nội hàm khái niệm về hải quan được đưa ra để cùng nhận thức, hoặc cao hơn là để thống nhất nhận thức về một lĩnh vực có tính đa dạng này Khái niệm về hải quan đã được nêu ra tại luật Hải quan năm 2001 của Việt Nam, tại từ điển tiếng Việt và của WCO; nội hàm đưa ra nhằm giải thích hải quan là cảng biển, hải quan là tổ chức quản lý nhà nước, tiếp cận từ công cụ của nhà nước thì hải quan là lực lượng vũ trang, lực lượng bán vũ trang, thuế quan Như vậy, cần phải có một sự tiếp cận hệ thống thì mới có thể nhận thức đầy

đủ được về hải quan

Trước hết, về điều kiện cần và đủ để có hải quan

Khi có “giao thương quốc tế” thì sẽ xuất hiện hải quan, vấn đề này dễ được nhận biết nhất

Mặt khác, nếu không có “cửa khẩu” thì không có địa bàn để hải quan hoạt động và do vậy không có hải quan Điều dễ thấy ở đây là biên giới nhiều quốc gia thường có độ dài tính bằng trăm hoặc nghìn km, trong khi cửa khẩu thì không thể trải dài trên toàn tuyến như vậy

Như vậy, những quốc gia có chủ quyền kinh tế, thực hiện hoạt động giao thương quốc tế, thiết lập được những cửa khẩu trên lãnh thổ thì quốc gia

đó có điều kiện cần và đủ để thành lập và đưa vào hoạt động hải quan của mình

Thứ hai, về vị trí của hải quan

Hải quan được ví như “người gác cổng kinh tế” với chức năng, nhiệm

vụ kiểm soát hàng hóa ra vào quốc gia và cho phép thông quan hàng hóa đến mức nào Theo đó, hải quan của hầu hết các nước trên thế giới đều được giao thu thuế và phí trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thương mại

Trang 19

Hải quan Việt Nam, khi mới thành lập năm 1945 trực thuộc Bộ Tài chính, năm 1954 chuyển sang trực thuộc Bộ Công thương, năm 1962 chuyển sang trực thuộc Bộ Ngoại thương, năm 1984 chuyển lên trực thuộc Hội đồng

Bộ trưởng, năm 2002 chuyển về trực thuộc Bộ Tài chính cho tới hiện nay [22]

Thứ ba, về địa bàn hoạt động hải quan

Hoạt động hải quan có sự khác biệt so với nhiều hoạt động khác trong

hệ thống quản lý nhà nước, đó là có địa bàn hải quan riêng, gồm: các cảng biển quốc tế, đường hàng không, đường sông, đường bộ, đường sắt; các địa bàn khác như: khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, kho ngoại quan, khu bảo thuế, cửa hàng miễn thuế… Tại các địa bàn và khu vực hải quan đó, cho dù có nhiều loại ngành cùng hoạt động (hải quan, bộ đội biên phòng, công an, giao thông vận tải, ngân hàng, cảng vụ, kiểm dịch) nhưng trong địa bàn hoạt động hải quan chỉ có sự phối hợp, không có sự chi phối, chia sẻ quyền lực của hải quan với các lưc lượng, tổ chức khác Những sự cố xảy ra trong địa bàn hải quan nếu có, trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan [22]

Tóm lại, tiếp cận từ những vấn đề trên đây là cơ sở để nhận thức được

đầy đủ hơn về hải quan, có thể khái quát nội dung về hải quan như sau:“Hải

quan là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia trong giao thương quốc tế Thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn xã hội bằng việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thu thuế và phí, thông quan và ngăn ngừa vi phạm pháp luật, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh” [22]

b) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan

Hải quan các quốc gia được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên [22]

Trang 20

Hải quan kiểm soát hàng hóa trên cơ sở những quy định của quốc gia, quốc tế và tổ chức thương mại thế giới

Đối với Hải quan Việt Nam thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp [18, tr 14]

c) Vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Hải quan [22]

Cho dù có những khác biệt về vị trí tổ chức, nhưng hải quan nhiều nước trên thế giới vẫn có những chức năng chung, phổ biến, trong đó chủ yếu là:

- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thu thuế và phí, cho thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất - nhập - quá cảnh đối với phương tiện vận tải xuất khi không có vi phạm pháp luật

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế và những hành vi trái pháp luật khác trong lĩnh vực tiền tệ, phòng trừ dịch bệnh, an toàn sinh học trong xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh

- Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế - thương mại, an toàn xã hội

Để thực hiện các chức năng trên, cơ quan hải quan có quyền:

- Quyết định và thực hiện việc khám người, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hóa, tạm giữ người, phương tiện vận tải, hàng hóa khi có căn cứ vi phạm pháp luật

- Quyết định và thực hiện xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh Đối với những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi

tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra

- Quyết định và sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Như vậy, hải quan không chỉ là cơ quan quản lý hành chính mà còn là

tổ chức vũ trang (gần gũi với lực lượng bộ đội biên phòng), tham gia khởi tố điều tra (gần gũi với lực lượng công an), xử phạt vi phạm hành chính (gần gũi với lực lượng quản lý thị trường), thu thuế phí (gần gũi cơ quan thuế nội địa)

Trang 21

Từ chức năng của Hải quan thế giới nói chung, Hải quan Việt Nam nói riêng cũng có những chức năng, nhiệm vụ như sau [18, tr.15]:

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định

- Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1.2 Khái niệm và các lĩnh vực phải kiểm tra chuyên ngành

1.2.1 Khái niệm về hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành

là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật [9, tr.2]

Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ uy tín, giữ thị trường cho hàng hóa của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng

Bởi nếu không có kiểm tra chuyên ngành thì các đối tượng vi phạm có thể xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, làm giảm sút kim ngạch XNK của quốc gia và các tác động tiêu cực khác

1.2.2 Các lĩnh vực phải kiểm tra chuyên ngành về hải quan

Bao gồm các lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực kiểm dịch động, thực vật

- Lĩnh vực kiểm dịch y tế

- Lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm

- Lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK

Trang 22

Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan [9, tr.1]

1.3.2 Thủ tục và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thương mại

Hiện nay, cơ quan hải quan đang áp dụng thủ tục hải quan điện tử trên phần mềm VNACCS/VCIS đối với hàng hóa XK, NK thương mại theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ tài chính về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

(Khoản 2 Điều 1 Thông tư quy định về phạm vi điều chỉnh: Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại được thực hiện theo quy định tại

Thông tư này và các quy định hiện hành liên quan đến XK, NK hàng hóa thương mại trong trường hợp Thông tư này không quy định [7, tr.1]); Thông

tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 1 Phần I về phạm vi điều chỉnh

quy định: Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải

quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [4, tr.3]); Quyết định

988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 của Tổng cục hải quan về việc ban hành quy

Trang 23

trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại (Khoản 1 Mục 1 Phần I của Quy trình kèm theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ quy định:

Quy trình thủ tục này áp dụng đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XK, NK thương mại [25, tr 1])

Năm 2015 là năm ngành hải quan chuẩn bị thực hiện các quy định mới

về Luật Hải quan năm 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; do đó toàn ngành phải tập trung toàn lực để nghiên cứu, triển khai, và từng bước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan

Theo Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 của Tổng cục hải quan thì quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thương mại về

cơ bản gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

a) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tiếp nhận đối với bản thông tin đăng ký trước

b) Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có), cấp số và phân luồng tờ khai hải quan Trường hợp luồng 1 - xanh, Hệ thống chuyển tờ khai hải quan sang Bước 4 của Quy trình; các luồng còn lại, Hệ thống chuyển

tờ khai hải quan sang Bước 2 của Quy trình

Trang 24

Hình 1.1 Quy trình thủ tục hải quan điện tử [25]

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2 - vàng và luồng 3 - đỏ)

a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng

a1) Phân công cho công chức thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua Màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai (Màn hình NA02A) Đối với những tờ khai thuộc lô hàng có trên 50 dòng hàng khai cùng loại hình thì phân công cho 01 công chức xử lý các tờ khai thuộc lô hàng;

a2) Chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra

và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng Tạm dừng và Hủy tạm dừng CEA/CEE (nếu có) tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ; việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô

“Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”

b) Trách nhiệm của công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ

Thực hiện việc kiểm tra hồ sơ theo quy định; thực hiện ý kiến chỉ đạo

Trang 25

của Chi cục trưởng và các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ; xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện:

b1.1) Trường hợp công chức có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) và làm tiếp thủ tục theo quy định

b1.2) Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” Việc thông báo chuyển luồng bằng nghiệp vụ CKO do công chức Bước 3 thực hiện sau khi Chi cục trưởng phê duyệt, phân công công chức kiểm tra hàng hóa và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra

b2) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp:

b2.1) Trường hợp thông quan:

- Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục trừ lùi: Thực hiện trừ lùi trên bản chính các Danh mục trừ lùi đã đăng ký;

- Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”;

- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ thông qua chức năng CEA/CEE

b2.2) Trường hợp giải phóng hàng:

- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt lấy mẫu (nếu có) tại ô “Cập nhật ý

Trang 26

kiến của công chức xử lý” và đề xuất cho phép giải phóng hàng trên Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ;

- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt, hoàn thành việc kiểm tra thông qua chức năng CEA/CEE;

- Căn cứ kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại, công chức kiểm tra hồ sơ xác định chính xác số thuế phải nộp, đề xuất Chi cục trưởng thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan;

- Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai của người khai hải quan theo đúng thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả xác định trị giá, giám định, phân loại Nếu phù hợp công chức cập nhật kết quả vào Hệ thống

và thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE Nếu không phù hợp đề nghị người khai hải quan điều chỉnh bằng nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A)

b3) Trường hợp có yêu cầu đưa hàng về bảo quản:

Căn cứ trên văn bản đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra thông tin khai báo với các điều kiện cho phép đưa hàng về bảo quản

b3.1) Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện đưa về bảo quản, thông báo cho người khai hải quan bằng “Chỉ thị của Hải quan” thông qua nghiệp

vụ IDA01 (mã A); đồng thời cập nhật lý do không chấp nhận đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ;

b3.2) Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện đưa hàng về bảo quản, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện như sau:

- Đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt đưa hàng về bảo quản tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý” tại Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai – Kiểm tra hồ sơ, trong đó ghi nhận cụ thể căn cứ chấp nhận đưa hàng về bảo quản;

- Sau khi được Chi cục trưởng phê duyệt tại ô “Ý kiến của Lãnh đạo”, thông báo cho người khai hải quan quyết định cho phép Đưa hàng về bảo

Trang 27

quản tại ô “Chỉ thị của Hải quan” trên Tờ khai hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01 (mã B)

- Cập nhật quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản tại Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống e-Customs)

- Sau khi có kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành, nếu lô hàng đủ điều kiện được phép nhập khẩu, công chức kiểm tra hồ sơ xác nhận hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ bằng nghiệp vụ CEA; nếu lô hàng không được phép nhập khẩu tiến hành xử lý theo quy định hiện hành Trường hợp người khai hải quan nộp kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành không đúng thời hạn quy định tiến hành lập Biên bản vi phạm, sau khi người khai hải quan chấp hành quyết định xử lý của cơ quan Hải quan, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan

b4) Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hoá, công chức sau khi hoàn tất việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chỉ ghi nhận kết quả kiểm tra hồ

sơ tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”, không thực hiện CEA/CEE và chuyển hồ sơ sang Bước 3

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

- Chi cục trưởng phân công cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, chỉ đạo các nội dung công chức cần kiểm tra; phê duyệt đề xuất của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra

- Trách nhiệm của công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa:

+ Thông báo cho người khai hải quan về việc chuyển luồng (nếu có), hình thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa theo đúng nội dung chỉ đạo của Chi cục trưởng;

+ Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định, Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan,

Trang 28

đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế

và phải được cập nhật vào hệ thống;

+ Thực hiện việc lấy mẫu (nếu có) theo quy định hiện hành

+ Xử lý kết quả kiểm tra: Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp thì ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống và thực hiện các nghiệp vụ thông quan, giải phóng hàng, cho phép mang hàng hóa về bảo quản Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không đúng so với khai báo của người khai hải quan thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định hiện hành và chuyển hồ sơ đến các bước nghiệp vụ tiếp theo để xem xét, quyết định

Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

- Thu thuế: Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chính chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình để thực hiện nghiệp vụ xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế

- Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ: Trên

cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đóng dấu xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào 01 Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng

- Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ: Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã

Trang 29

được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phép chậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan

Bước 5: Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

Việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu vực giám sát hải quan được thực hiện trên Hệ thống e-Customs tại Văn phòng Đội giám sát

và Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát thuộc Chi cục Hải quan quản lý khu vực giám sát thực hiện

- Trách nhiệm của Văn phòng Đội giám sát:

+ Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải xuất trình theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Thông tư 22/2014/TT-BTC và các cảnh báo của Hệ thống e-Customs;

+ Kiểm tra thông tin khai báo về chi tiết số hiệu container tại chỉ tiêu

“Số đính kèm khai báo điện tử” đối với hàng hóa nhập khẩu được đóng trong container vận chuyển bằng đường biển

+ Nếu kiểm tra phát hiện thông tin khai báo không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc diện phải nộp, xuất trình, công chức giám sát tùy theo từng trường hợp hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh, bổ sung hoặc xử lý theo quy định

+ Nếu kết quả kiểm tra phù hợp: Cập nhật số hiệu container sẽ qua khu vực giám sát (đối với hàng hóa nhập khẩu bằng container) hoặc số hiệu kiện hoặc số hiệu của phương tiện chứa hàng thuộc tờ khai sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (tại tiêu chí “Số container”)

Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu được phân luồng xanh (trừ tờ khai nhập khẩu tại chỗ), công chức giám sát tiến hành in 01 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông quan (trừ thông tin chi tiết từng dòng hàng) trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên Tờ khai in giao cho người khai hải quan

Trang 30

- Trách nhiệm của Bộ phận giám sát cổng khu vực giám sát:

+ Kiểm tra, đối chiếu số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng với danh sách số hiệu container/số ký hiệu của phương tiện chứa hàng do Văn phòng Đội giám sát cập nhật trên Hệ thống e-Customs; tình trạng niêm phong hãng tàu, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) Sử dụng máy đọc số container để kiểm tra, đối chiếu nếu đã được trang bị;

+ Xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs trên

cơ sở xác nhận của Văn phòng Đội giám sát Riêng đối với hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc chia thành nhiều chuyến thì xác nhận theo từng container hoặc theo từng chuyến hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs

1.3.3 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành

a) Các phương thức kiểm tra chuyên ngành [8] [17]

- Phương thức “đăng ký trước, kiểm tra sau”: chủ hàng đăng ký kiểm tra chuyên ngành, nộp hồ sơ hải quan có kèm đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan chấp nhận cho đưa hàng về bảo quản để chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành kiểm tra tại nơi bảo quản hàng hóa của chủ hàng để làm cơ sở ra thông báo kết quả kiểm tra Phương thức này áp dụng đối với đa

số các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thông thường thuộc các lĩnh vực: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

- Phương thức “kiểm tra trước khi thông quan”: chủ hàng đăng ký kiểm tra chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành kiểm tra xong, hàng hóa đạt yêu cầu thì cơ quan hải quan mới làm thủ tục thông quan và giải quyết cho đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cửa khẩu Phương thức này áp dụng đối với các

lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chặt gồm: sản phẩm đông lạnh, dệt may, vật liệu xây dựng, kính xây dựng, Clanhke xi măng, thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Trang 31

- Phương thức phối hợp kiểm tra: chủ hàng đăng ký kiểm tra chuyên ngành, lấy mẫu phẩn tích đợt 1 đạt yêu cầu, cơ quan hải quan cho đưa hàng về bảo quản, lấy mẫu phân tích đợt 2 đạt yêu cầu, cơ quan hải quan xác nhận thông quan hàng hóa Phương thức này được áp dụng đối với mặt hàng clanke, xi măng nhập khẩu theo quy định của Bộ Xây dựng (tại Thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08/01/2010)

b) Địa điểm kiểm tra chuyên ngành và bảo quản hàng hóa [4, tr 23]

- Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu

- Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận

- Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành:

Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành

* Ngoài ra, theo nội dung công văn 15269/BTC-TCHQ ngày 7/11/2013 thì:

Một số nhóm hàng đặc thù sau được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của doanh nghiệp để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan:

- Hàng phải bảo quản đặc biệt: vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế

- Hàng rời, cồng kềnh: thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối

Trang 32

- Hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất

- Máy móc thiết bị, xe máy chuyên dùng

- Nhóm hàng khác (nếu có) do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản

lý chuyên ngành đề nghị

Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan Kho, bãi bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan: có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa, hoặc có camera nối mạng với cơ quan hải quan để theo dõi [5, tr.1]

c) Quy trình thủ tục đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành [4] [23]

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành vẫn thực hiện theo quy trình chung đối với hàng hóa XK, NK thương mại quy định tại Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 của Tổng cục hải quan Ngoài ra, còn thực hiện thêm các nội dung sau:

c.1) Đối với hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng

Không chấp nhận

Hình 1.2 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc diện

phải kiểm tra chuyên ngành

Không

đạt điều

kiện

NK

Đạt điều

kiện

NK

Nộp chậm

Nộp

đúng

thời hạn

Bước 1:

Tiếp nhận, kiểm tra

điều kiện

Bước 2:

Đưa hàng

về bảo quản

Bước 3:

Xử lý kết quả KTCN

Bước 4:

Xử lý chậm nộp kết quả KTCN

DN

Thông quan

Đăng

TK

Tái chế, tiêu hủy, tái xuất

Chấp nhận

Trang 33

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra các điều kiện cho doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản:

- Kiểm tra các nội dung trong giấy Đăng ký kiểm tra chuyên ngành phù hợp với nội dung trên tờ khai hải quan và các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan

- Kiểm tra nội dung công văn đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra, bảo quản của cơ quan chuyên ngành

- Kiểm tra các điều kiện cho phép doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản

Bước 2: Đưa hàng về bảo quản:

* Trách nhiệm của người khai hải quan:

- Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành

- Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành

* Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai:

- Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa;

- Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành

- Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa điểm bảo quản đến khi được thông quan

Trang 34

* Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:

- Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai

để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành

- Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan

- Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:

- Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định

- Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu: tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Đồng thời tiến hành một trong các biện pháp sau:

+ Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của

cơ quan có thẩm quyền

Sau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý buộc tiêu hủy, tái xuất

+ Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu

Trang 35

huỷ theo văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan

+ Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng

Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu

Bước 4: Xử lý chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành [23]:

- Tổ chức kiểm tra tình trạng hàng hóa tại địa điểm bảo quản đối với tất

cả các lô hàng nhập khẩu đã được doanh nghiệp đưa về bảo quản nhưng quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai doanh nghiệp chưa nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành trước khi thực hiện xác nhận thông quan Lập biên bản xác nhận với doanh nghiệp về tình trạng hàng hóa đưa về bảo quản (vị trí địa điểm kho, bãi lưu giữ hàng, hàng hóa có được bảo quản nguyên trạng hay không) Nếu phát hiện doanh nghiệp có hành vi “tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan” thì lập biên bản và xử lý theo quy định

- Xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm

“không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp” theo quy định, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa ban hành hoặc chậm ban hành kết quả kiểm tra vì lý do khách quan (có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành)

- Thực hiện ngay việc tạm dừng cho mang hàng về bảo quản đối với doanh nghiệp vi phạm về nộp chậm kết quả kiểm tra chuyên ngành (quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai), tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ thông quan Các đơn vị tổng hợp và thông báo Danh sách doanh nghiệp

Trang 36

vi phạm gửi cho Cục Hải quan các tỉnh thành phố để phối hợp thực hiện, sao gửi 01 bản về Tổng cục Hải quan (Cục GSQL) để theo dõi

- Cử cán bộ làm việc với cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xác định nguyên nhân các lô hàng chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành; đề nghị cơ quan kiểm tra chuyên ngành phối hợp kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa tại cửa khẩu nhập hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm không được mang hàng về bảo quản; đề nghị cơ quan kiểm tra chuyên ngành sớm ra kết luận kiểm tra hoặc báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm đối với các trường hợp kiểm tra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, để cơ quan hải quan sớm hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu

c.2) Đối với hàng hóa phải kiểm dịch

- Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu: Doanh nghiệp không được đưa hàng về bảo quản

- Trường hợp phải kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch

Thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện như đối với hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng

1.4 Kinh nghiệm Trung Quốc về tổ chức kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK

1.4.1 Cơ chế kiểm tra chuyên ngành

Tại cửa khẩu chính làm thủ tục xuất nhập cảnh: Cơ quan kiểm dịch y tế kiểm soát dịch bệnh đầu tiên đối với hành khách xuất nhập cảnh, tiếp theo là

cơ quan công an xuất nhập cảnh kiểm soát hộ chiếu hành khách, sau đó là cơ

Trang 37

quan hải quan làm thủ tục cuối cùng cho hành lý của hành khách xuất nhập cảnh

Tại khu vực làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu (sau cửa khẩu):

Cơ quan AQSIQ (Cơ quan Giám sát, thanh tra, quản lý chất lượng và Kiểm dịch tại cửa khẩu) kiểm tra hàng hóa XNK trước, cơ quan hải quan làm thủ tục sau, hàng hóa đáp ứng yêu cầu kiểm tra thì mới được chuyển sang cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa, không được đưa về kho của doanh nghiệp để bảo quản Không có trường hợp Cơ quan AQSIQ chưa kết luận kiểm tra mà hàng hóa được đưa sang làm thủ tục hải quan và thông quan

Đại đa số hàng hóa được Cơ quan AQSIQ và cơ quan hải quan kiểm tra

và thông quan trong ngày xuất nhập khẩu, trường hợp cần phải gửi mẫu hàng

đi phân tích, giám định chuyên sâu thì lô hàng phải để lại cửa khẩu bảo quản chờ kết quả phân tích, giám định đạt yêu cầu mới được thông quan

Đối với hàng hóa xuất khẩu, có thể được kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiểm tra trước tại nơi sản xuất, khi xuất khẩu doanh nghiệp xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra để được thông quan

1.4.2 Đánh giá ưu nhược điểm của cơ chế kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu của Trung Quốc

a) Ưu điểm

Hàng hóa được tập kết tại cửa khẩu để kiểm tra và làm thủ tục hải quan

Do đó, cơ quan hải quan dễ quản lý hàng hóa trong khu vực cửa khẩu; không phát sinh trường hợp hàng hóa đưa vào nội địa bảo quản chờ kết quả kiểm tra

mà cơ quan hải quan phải giám sát

Hàng hóa qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được chuyển sang làm thủ tục hải quan để thông quan, do đó không có tình trạng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn lọt vào thị trường nội địa tiêu thụ, không truy xuất được nguồn gốc hàng hóa và xử lý

Trang 38

Bộ máy Cơ quan kiểm tra AQSIQ tại cửa khẩu của Trung Quốc thực sự

là hàng rào kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ nền sản xuất trong nước của Trung Quốc

b) Nhược điểm

Hàng hóa phải tập kết tại cửa khẩu mà không được đưa vào nội địa để bảo quản dẫn đến tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, cùng với các yếu tố khách quan khác như khí hậu, thời tiết ngoài trời sẽ dễ dẫn đến hư hỏng hàng hóa, chưa kể còn vấn đề liên quan đến ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu, kéo dài thời gian làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA

CHUYÊN NGÀNH VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI CỤC HẢI QUAN

TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.1 Giới thiệu chung về Cục Hải quan Hải Phòng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hải Phòng [22]

Sắc lệnh số 27/SL ngày 10 tháng 9 năm 1945 thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu, khai sinh ra ngành Hải quan Việt Nam Với nhiệm vụ là: Thu các loại thuế nhập cảng và xuất cảng, thu thuế gián thu Sau đó ngành thuế quan được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và quyền được định đoạt, hoà giải với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu Hệ thống tổ chức của ngành thuế quan và thuế gián thu toàn quốc gồm có: Ở Trung ương có Sở thuế quan và thuế gián thu (sau đổi thành Nha quan thuế và thuế gián thu) thuộc Bộ Tài chính Ở địa phương chia làm 3 miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ, mỗi miền có: Tổng thu Sở thuế quan; Khu vực thuế quan; Chính thu sở thuế quan; Phụ thu sở thuế quan

Ngày 14 tháng 4 năm 1955, Bộ Công thương ban hành Nghị định số 87/BCT-NĐ-KB về việc thành lập Sở Hải quan Hải Phòng

Đầu năm 1956, Bộ Công thương chia tách ra làm 2 Bộ là Bộ Công nghiệp và Bộ thương nghiệp, ngành Hải quan trực thuộc Bộ Thương nghiệp Tháng 4/1958, Bộ Thương nghiệp chia tách thành 2 bộ là Bộ Nội thương và

Bộ Ngoại thương, ngành Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương Hải quan Hải Phòng được đổi tên là Phân sở Hải quan Hải Phòng và trực thuộc Sở Hải quan trung ương

Ngày 17 tháng 6 năm 1962, Bộ Ngoại thương có Quyết định số 490/BNT-QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan

Trang 40

Trung ương trực thuộc Bộ Ngoại thương và đổi tên Phân sở Hải quan Hải Phòng thành Phân cục Hải quan Hải Phòng

Ngày 20 tháng 11 năm 1984, sau khi được Hội đồng Nhà nước phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan – Cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (thay Cục Hải quan Trung ương trực thuộc Bộ Ngoại thương) Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 139/HĐBT quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan Từ đó Phân cục Hải quan Hải phòng được đổi tên gọi thành Hải quan TP Hải Phòng

Năm 1994 Hải quan thành phố Hải Phòng được đổi tên thành Cục Hải quan TP Hải Phòng và thủ trưởng cơ quan được gọi là Cục trưởng cục Hải quan tỉnh, thành phố (Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01 tháng 06 năm

1994 của Tổng cục Hải quan)

Năm 1998 Hải quan Hải Phòng đã đưa thêm một khâu thủ tục hải quan

ra cửa khẩu từ Phòng giám quản ra Hải quan cảng và Hải quan Vạn Mỹ Thành lập Hải quan cảng I và Hải quan cảng II Đặt thêm 3 điểm thông quan tại Khu công nghiêp và khu chế xuất Hải Phòng, tại Hải Dương và Hưng Yên

Sau khi Luật hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng

01 năm 2002, bộ máy tổ chức của Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan địa phương cũng được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và quy trình nghiệp vụ Hải quan Cục Hải quan TP Hải Phòng các phòng, ban tham mưu

và tương đương, các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu Các đơn vị trực thuộc gồm 17 phòng ban và Chi cục (8 chi cục, 1 đội kiểm soát, 8 phòng ban và tương đương) Gồm: Văn phòng; Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo; Phòng Thanh Tra; Phòng Nghiệp vụ; Phòng trị giá tính thuế; Phòng Kiểm tra sau thông quan; Phòng tham mưu chống buôn lậu

và xử lý; Đội kiểm soát Hải quan; Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực I; Chi cục hải quan cảng Hải Phòng khu vực II; Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực III; Chi cục

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN