- Tac giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiễn hơn, bao gồm: Luật các tô chức tín dụng, Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản lý rủi ro tr
Trang 1
TRUONG DAI HOC HAI PHONG
NGUYEN DAI DUONG
MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI CHI NHANH VID PUBLIC BANK THANH PHO HAI PHONG
GIAI DOAN 2016 — 2020
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
CHUYEN NGANH: QUAN TRI KINH DOANH
MA SO: 60.34.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đan Đức Hiệp
HAI PHONG — 2015
Trang 2Luận văn “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tin dung tại Chỉ nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận
văn là do chính tôi tự thu thập, vận dụng kiến thức đã học và trao đối với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành
Hải Phòng, ngày 20 tháng 08 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Đại Dương
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chỉ nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020”
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Đảo tạo sau Đại học — Trường Đại học Hải Phòng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Đan Đức Hiệp đã tạo mọi điều kiện
và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh đã góp ý cho tôi hoàn thiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng đã cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi xử lý thông tin
Hải Phòng, ngày 20 tháng 0Š năm 2015
Tác giả
Nguyễn Đại Dương
Trang 41.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín đụng của ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín đụng - + - se +xeEE+Eererkrrsrecrsre 4 1.1.2 Rui ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8 1.1.3 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại - -««<<<<+ 11 1.2 Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng - 5 sec sessd 17 1.2.1 Khái niệm quản trỊ rủi ro tín dụng . << 555 sssseesssss 17 1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng . - ccS S11 se 18 1.2.3 Mục tiêu của quản trỊ rủi ro tín ụng . - c c5 ssssesesss 18 1.2.4 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 19 1.2.5 Hiệu quả quản trỊ rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI
NHANH VID PUBLIC BANK THANH PHO HAI PHONG GIAI DOAN
2010 — 2014 oveeccecceccsecccssessessescssessssssscssessessstsssssesesstsstssssesstsssssstsstssesessnssessee 29 2.1 Giới thiệu chung về Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỀn .- 2 2 + SE k£EsEs£E+keEsEsrkekd 29
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 204 - Ă S 1 111111 1 1111118335111 18x32 31
Trang 52.2 Thực trạng quản trỊ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh VID Public Bank thành
phô Hái Phòng giai đoạn 2010 — 2(014 - 2s s+s+Es+s+keEvEerereerererereesee 45
2.2.1 Quy mô và phát triển quy mô tín dụng .- 22s + sxx+seesrsrered 45 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2 4 - << 1111111 1111315111111 kg v2 54 2.2.3 Thực trang quan tri ri ro tin dung tai Chi nhanh VID Public Bank thanh
phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2(014 - - 2s s+s+Es+e+keEEEexerkeeererereesee 59
2.3 Danh giá hiệu quả quản tri rủi ro tín dụng của Chị nhánh VID Public Bank
thành phố Hải Phòng - 2% SE EEE£E#EE+E£EEEEEEEE+EEEEEErkererkerrrkreereved 66
2.3.1 Kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín đụng tại Chi nhánh VID Public
Bank thành phố Hai Phong - 2 SE E#EEkeEEEEEeEerkererereersred 66
2.3.2 Hạn chế trong quản trị rủi ro tín đụng tại Chi nhánh VID Public Bank
thành phố Hải Phòng .- - 2% SE E#EE£E#ES+E€EEEEEEEEEEErkrkerxrkerrrkreerered 68
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
VID Public Bank thành phố Hải Phòng . 2-2 2S£EeEE+EeEevxreerxred 71 CHƯƠNG 3 MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIỆU QUA QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI CHI NHANH VID PUBLIC BANK THANH PHO HAI PHONG GIAI DOAN 2016 — 2020 .cscesecssssssesessessssesersessesessesssstseseens 84
3.1 Định hướng phat trién chung cua VID PUBLIC BANK giai doan 2016 —
202084
3.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải
30104158541: 8v(9:ìi022058 0920720000127 84 3.3 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020 ¿- 2š 2+2 s+se£cxzreở S6 3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quản quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020 87
3.4.1 Nâng cao chất lượng công tác thâm định tín dụng và thực hiện quy trình di; Ẵ4ii 800: P088 87
Trang 63.4.2 Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dung89
3.4.3 Xây dựng hệ thống chấm điểm va xếp hạng tín dụng phù hợp 90 3.4.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng 91 3.4.5 Đồi mới công nghệ và phát triển nhân lực thâm định tín dụng và quản trị š0840850100900):1 2 270707575787 93 3.4.6 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục 97 3.4.7 Thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo hướng lượng hoá 98 3.4.8 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 99 3.4.0 Hạn chế việc quan trọng hoá tài sản bảo đảm, chú trọng sử dụng công cụ
bảo hiỂm 5 5s x32 E73 11111111113 1515151515 1151111511 1 1e cre 99 3.5 Một số kiến nglị, - - «+ ke sE€ESEE SE SE SE TH cv ve erycve 100 3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nƯỚC 2 Es + SxckEEx+EeveEkreersrereees 100
3.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước - -sssssezs+xesee 103
3.5.3 Kiến nghị đối với Hội sở chính VID PUBLIC BANK 106 PHAN KET LUAN . - 2 ¿552 S3 SkEEEEEEEEEEEEEE E11 x1 ckrkrerrkd 110
DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO 2-2-5255 s+c2+sz£xzxs2 112
Trang 7DANH MUC CAC TU VIET TAT
BASEL Uý ban giám sát về các hoạt động ngân hàng
BIDV Ngân hàng TM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
KH Khách hàng
NHTM Ngan hang thuong mai
NHLD Ngân hàng liên doanh
Trang 8TNHH Trach nhiém hitu han
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TSBD Tai san bao dam
Trang 9DANH MUC CAC BANG
Tình hình Nguôn vốn — Tài sản của Chỉ nhánh VID
2.1 Public Bank thanh pho Hải Phòng giai đoạn 2010 — 34
2014
Co cau huy dong vốn của Chỉ nhanh VID Public 2.2 Bank thành phô Hải Phòng theo đôi tượng gửi tiên và 36
loại tiên gửi giai đoạn 2010 — 2014
Cơ cấu huy động vốn của Chỉ nhánh VID Public
2.3 Bank thành phô Hải Phòng theo thời gian huy động 37
giai đoạn 2010 — 2014 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh VID 2.4 Public Bank thành phô Hải Phòng giai đoạn 2010 — 44
2014
25 Cơ cầu dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh VID Public A6
Bank thành phô Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014 Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần 2.6 kinh tê của Chi nhánh VID Public Bank thành phô 48
Hải Phòng gia1 đoạn 2010 — 2014 Quy mô và cơ cau du ng cho vay theo loai tiền của 2.7 Chi nhanh VID Public Bank thành phô Hải Phòng 31
giai doan 2010 — 2014
Du no, doanh sé cho vay va doanh sỐ thu ng cua Chi 2.8 nhanh VID Public Bank thanh pho Hai Phong giai 52
doan 2010 — 2014
29 Các nhóm nợ của Chi nhánh VID Public Bank thành 55
pho Hai Phong giai doan 2010 — 2014
210 Tình hình nợ quá hạn cua Chi nhanh VID Public Bank thanh phé Hai Phong giai doan 2010 — 2014 57
Trang 11
DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ
1.1 Các loại hình rủi ro đặc thù của NHTM 10
12 Phân loại RR'TD cắn cứ vào nguyên nhân phát sinh 14
TỦI TO
Cơ cầu tô chức của Chi nhánh VID Public Bank thành
pho Hai Phong
DANH MUC CAC CAC BIEU DO
bigu dd Tén biéu do Trang
21 Dư nợ tín dụng của Chi nhánh VID Public Bank 30
Ộ thành phô Hải Phòng gia1 đoạn 2010 — 2014
Tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh VID 2.2 Public Bank thành phô Hải Phòng giai đoạn 2010 — 44
2014 Quy mô và co cau di nợ cho vay theo thời hạn của 2.3 Chi nhánh VID PUBLIC BANK giai đoạn 2010 — 46
Trang 121 Tính cấp thiết của đề tài
Trong kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng với vai trò huyết mạch của nên kinh tế luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng Hệ thống ngân hàng hoạt
động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyền, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn
định giá trỊ đồng tiền và tạo công ăn việc làm Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường rủi ro là không thê tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyên, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp Sự sụp đồ của hệ thống ngân hàng không chỉ có tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống — kinh tế — chính trị — xã hội trong phạm vi một quốc gia mà
có thể lan rộng ra cả khu vực và toàn cầu
Hoạt động tín dụng luôn được đánh giá là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu nhưng đông thời cũng là nguồn tiềm ấn rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng Chính vì vậy, trong quản trị kinh doanh, ngân hàng luôn đặt trọng tâm vào khâu QTRRTD nhăm giảm thiểu tôn thất, bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác QTRRTD trong hoạt động ngân hàng, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020” cho luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản:
(1) Làm rõ những vấn đề cơ bản về QTRRTD của NHTM;
(2) Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại Chi nhánh VID Pubilic
Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2014;
(3) Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả QTRRTTD tại Chi nhánh VID Public Bank thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Trang 13Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ các vấn đề
liên quan đến QTRRTD của Chi nhánh VID Public Bank thanh phé Hai Phong
Phạm vị nghiên cứu: Đề tài gidi hạn phạm v1 nghiên cứu QTRRTTD trong hoạt động tín dụng và thuc trang hoat d6ng QTRRTD tai Chi nhanh VID Public Bank thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010 — 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp lý thuyết hệ thống, mô hình toán học và phương pháp chuyên gia
5 Tong quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài QTRRTD này, tác giả có tham khảo nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan:
- _ Một số luận văn có cùng để tài nghiên cứu
- - Một số cuốn sách chuyên ngành về Tài chính tiền tệ, Quản trị ngân hàng thương mại, Tín dụng ngân hàng, QTRRTD
- Tac giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiễn hơn, bao gồm: Luật các tô chức tín dụng, Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (2014), BASEL II; Các báo cáo thường niên, quy trình, văn bản, hướng dẫn nội
bộ, chế độ chính sách do VID PUBLIC BANK ban hành; Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 — 2014 cũng là nguồn tài
liệu cung cấp số liệu giúp tác giả viết đề tài
6 Bố cục đề tài
Ngoài phân mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài gồm:
Chương 1: Khái quát về RRTD và QTRRTD của NHTM
Chương 2: Thực trạng QTRRTD tại Chi nhánh VỊD Public Bank thành phó Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2014
Trang 14Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả QTRR.TD tại Chi nhánh VID Public Bank thanh phó Hải Phòng giai đoạn 2016 — 2020.
Trang 15CHUONG 1 KHAI QUAT VE RUI RO TIN DUNG VA QUAN TRI
RUI RO TIN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Những vấn để cơ bản về tín dụng
1.1.1.1 Khai niém tin dung
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm của nên kinh tế hàng hoá, mặc dủ ra đời từ rất lâu nhưng cho đến nay, khái niệm về tín dụng
vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách hiểu Về nguồn gốc, khái niệm "Tín
dụng" có nguôn gốc từ thuật ngữ La tinh là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm Một cách khái quát, tín dụng là quan hệ giữa các bên về việc vay mượn
một tài sản, gồm tải sản thực biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất, tài
sản tài chính hay thậm chí những giá trị vô hình như uy tín để đảm bảo cho sự vận động của một lượng gia tri nao đó [8, tr 282] Nói cách khác, quan hệ tin dụng thê hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng gia tri tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng tài sản hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị tương lai lớn hơn giá trị ban đầu [9 tr 26] Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị tương lai lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tín nhiệm người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn
Ngày nay, khi dư thừa vốn tạm thời, người sở hữu vốn sẽ đầu tư (cho vay) lẫy lãi và khi thiếu hụt vốn tạm thời thì người ta sẽ đi vay, điều này làm
phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế trong quan
hệ tín dụng trực tiếp, như người dư thừa vốn và người thiếu hụt vốn khó gặp
nhau về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất và đặc biệt là
độ tin cậy lẫn nhau, điều này khiến cho tín dụng trực tiếp không thé phat triển
và mở rộng Các tô chức tín đụng, mà trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương
Trang 16mại đóng vai trò trung gian tài chính để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nên kinh tế, trên cơ sở nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu vốn tạm thời Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này, ngân hàng vừa giữ vai trò là người đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay (chủ nợ) Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp
mà chủ thể dư thừa vốn, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu câu vốn trong nên kinh tế
Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày
16/06/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cấp tin dụng là việc thoả thuận đề tô chức, cả nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tin dụng khác
1.1.1.2 Đặc điểm tín dụng
Tín dụng ngân hàng có 5 đặc điểm của tín dụng nói chung:
Thứ nhất, tín đụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng fin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc KH sử đụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc và lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ vay (gốc và lãi)
Thu hai, tin dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có (hởi hạn hay có tính hoàn trả Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động
Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải
cả lãi Nếu không có sự hoàn trả thì không được coi là tín dụng Giá trị hoàn
trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, KH phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền
sử dụng vôn vay
Trang 17Thứ tư, tín dụng là hoạt động điểm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việc đánh giá độ an toàn của hỗ sơ vay vốn là rất khó Vì luôn tôn tại thông tin bat cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thần KH, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của KH như sự biến động về
giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai
Thứ năm tín dụng phải trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điễu kiện Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ, trong
đó bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản
vay cho ngân hàng khi đến hạn
1.1.1.3 Phân loại tín dụng
Kinh tế thị trường càng phát triển, xã hội càng hiện đại, thì nhu cầu của con người càng trở nên phong phú và đa dạng, khiến cho các dịch vụ phục vụ con người cũng trở nên phong phú và đa dạng theo Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của KH, ngân hàng luôn phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp, điều này khiến cho tín dụng ngân hàng trở nên phong phú và đa dạng như ngày nay Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, tín dụng được phân loại gồm:
a Can cur thoi hạn cho vay:
- Tin dung ngan hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được ding dé: (i) bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các đoanh nghiệp như:
bồ sung ngân quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn kho ; (1) phục vụ nhu câu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình
Đây là loại tín đụng có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh
được các rủi ro về lãi suất, lạm phát cũng như sự bất ôn của môi trường kinh tế
vĩ mô và thị trường, vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác
-_ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên l đến 5 năm
và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cô định, cải tiến và đôi mới trang thiệt bị, mở rộng sản xuât và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu
Trang 18hồi vốn nhanh Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Tin dung dai han: La loại tín dụng có thời hạn trên 5Š năm, đáp ứng cho nhu câu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyển sản xuất ), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biến, sân bay ), cải tiến và
mở rộng quy mô lớn Do thời hạn đầu tư thường kéo đài, nên tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiễn độ dự án Nói chung,
tín dụng đài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dải, thì những biến
động không dự tính được có thể xảy ra càng lớn
b Căn cứ mục đích sử dụng:
- Tin dung cho vay SXKD: Là các khoản tín dụng cấp cho DN sử dụng
vào mục đích kinh doanh kiếm lời
- Tin dụng tiêu dùng: Là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua săm hàng hoá tiêu dùng đất tiền như phương tiện đi lại, trang thiết
bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh
d Căn cứ phương pháp hoan trả:
-_ Tin dụng hoàn trả nhiễu lần: Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay lớn va có thời han dai
- Tin dung hoan tra mot lan: La loai tin dung ma KH chi hoan tra von gốc và lãi vay một lần khi đến hạn
-_ Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín đụng mà KH có thể trả nợ vay bắt cứ khi nao
e Căn cứ hình thải giả trị của tín dung:
Trang 19-_ Tín dụng bằng tiên: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó bằng tiên
- Tin dung bằng tài sản: Là loại tín đụng mà hình thái giá trị của nó bằng tài sản
- Tin dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà hình thái giá trị của nó bằng uy tín
Căn cứ hình xuất xứ tin dụng:
-_ Tín dụng trực tiếp: Là hình thức cấp tín đụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho KH có nhu cầu vay vốn, đồng thời KH hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng
- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: tín dụng uỷ thác, tín dụng thông qua tô chức đoàn thê
1.1.2 Rúi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khai niém rui ro
Theo quan điểm truyên thống, rủi ro mang ham ý xấu, không tốt, là khả năng tôn thất về giá trị trong mỗi tương quan với khả năng thu được lợi ích về mặt giá trỊ, là sự tương tác có chủ ý với sự không chắc chắn Còn theo quan điểm hiện đại, rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và có thé do lường được, rủi ro không chỉ tính đến rủi ro về mặt giá trị mà còn phải tính đến rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược
Theo Frank Knipht: “rủi ro là sự bất trắc có thê đo lường được” [2, tr 233] Allan Willet lai cho rang “rủi ro là sự bất trắc cụ thê liên quan đến việc xuất hiện một biễn cỗ không mong đợi” |2, tr 6| Còn theo Peter Rose, rủi ro đối với một ngân hàng có nghĩa là “mức độ không chắc chắn liên quan đến một vài sự kiện” |2, tr 207] Nhìn chung, các quan điểm đều cho rang rui ro la những bất trac, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chủ thé
Có thê hiểu: rủi ro là khả năng phát sinh trong tương lai gắn liền với các hoạt động và/hoặc phi hoạt động, dự tính trước được hoặc không dự tính trước được Rủi ro được hiểu về cả hai chiều, là chiều tác động tích cực và chiều tác động tiêu cực Chiêu tác động tích cực của rủi ro là tạo lợi nhuận gia tăng so
Trang 20với lợi nhuận du tinh, con chiéu tac động tiêu cực của rủi ro là việc làm giảm
lợi nhuận (thậm chí gây tôn thất) so với lợi nhuận dự tính
1.1.2.2 Các loại rủi ro đặc thù của ngán hàng thương mại
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù, được biểu hiệu thông qua các rủi ro đặc thù mà NHTM phải đối mặt Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời các loại rủi ro có mỗi quan
hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác Trong phạm v1 Luận văn này chỉ đề cập đến một số loại rủi ro đặc thù mà một NHTM thường phải gặp và mỗi quan hệ giữa một số loại rủi ro với RRTD (xem
sơ đô 1.1 trang bên):
- NRTD là rủi ro do bên được cấp tin dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phan hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kế Tín dụng bao gồm các hình thức như cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác
-_ Rúi ro thanh khoản là khả năng ngắn hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chỉ phi cao hoặc phải bản tài sản với giá thấp Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến cho ngân hàng bị đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thê dẫn đến phá sản Vì vậy, các ngân hàng phải tính toán được Hệ số thanh khoản của mình, tức là tính được khả năng đáp ứng nhu câu thanh toán ngay của các TSN để tránh được rủi ro thanh khoản
- Rui ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của TSC không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của TSN Nếu ngân hàng duy trì cơ cầu TSC và TSN với những kỳ hạn không cân xứng, thì phải chịu những rủi ro
về lãi suất trong việc tái đầu tư TSC và tái tài trợ TSN; hoặc rủi ro về lãi suất
do thi giá của tài sản thay đối khi lãi suất thị trường biến động
-_ Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Hoạt động ngoại bảng là các cam kết không nằm trong bảng cân đối tài sản (nội bảng), bởi vì các cam kết này không liên quan đến: (¡) giấy nhận nợ hay chứng khoán sơ cấp (do công ty phát hành)
Trang 21bên TSC; hoặc (ii) chứng chỉ tiền gửi hay trái phiêu thứ cấp (do ngân hàng phát
hành) bên TSN trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái dương của bảng cân đối kế toán nội bảng bởi
vì khi các cam kết ngoại bảng đến hạn có thể tạo ra TSC và TSN bồ sung, làm
thay đôi bảng cân đôi nội bảng
-_ Rúi ro ngoại hồi hay rủi ro tỷ giá phát sinh đối với ngân hàng khi TSC
va TSN bang ngoại tệ không cân xứng với nhau về số lượng và kỳ hạn
-_ Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không day
đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thông hoặc do các yêu tổ bên ngoài Rúi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược
-_ Rủi ro quốc gia phát sinh khi ngân hàng đâu tư bằng nội tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài có thể chịu rủi ro đầu tư nước ngoài Đôi khi, rủi ro quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trường hợp rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải khi đầu tư cho các công ty nội địa Một đảm bảo cho việc
thu hồi được vốn gốc và lãi đầu tư ở nước ngoài là việc phải kiểm soát và dự
tính được trạng thái cung câu vốn và tín dụng trong tương lai của quốc gia mà ngân hàng có ý định đâu tư
Rủi ro tín dụng
Rui ro hoạt động
Rui ro hoat dong ngoai bảng
Sơ đồ 1.1: Các loại hình rủi ro đặc thù của NHTM
Trang 22- Các rui ro khac nhu rui ro danh tiéng, rủi ro chiến lược và rủi ro tập trung
1.1.3 Rúi ro tín dụng của ngân hàng thương mựi
1.1.3.1 Khải niệm rủi ro tín dụng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng, tuy nhiên, trong khuôn
khổ luận văn có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tốn thất tài chính
(trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mắt khả năng thanh toán Điều này có nghĩa
là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đây đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc là việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng ky hạn
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, RRTD liên quan đến
rủi ro theo đó người đi vay mất khả năng trả bất kỳ khoản nợ nào theo yêu câu
[25]
Theo định nghĩa của Hiệp ước vốn Basel II, RRTD hiểu đơn giản là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản đã thoả thuận [8, tr 868]
Theo Thomas P.Fitch thi RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng [7, tr 102]
Còn theo tài liệu “Financial Institutions Management - A Modern Perspective”, A.Saunders va H.Lange dinh nghia RRTD 1a khoan 16 tiém tang khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nghĩa là khả năng các luông thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ về cá số lượng và thời hạn [23, tr 92]
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì RRTD trong hoạt động ngân hàng là tôn thât có khả năng xảy ra đôi với nợ của tô chức tín
Trang 23dung, chi nhanh ngan hàng nước ngoài do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết
Theo khái niệm trong “Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (2014)”, RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động tín dụng khác của ngân hàng
như: chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, mở L/C, cam kết thanh toán và
các hình thức tài trợ thương mại khác [16]
1.1.3.2 Đặc điểm của rủi ro tin dụng
- Rủi to tín dụng mang tính bị động: Tôn thất tín đụng đối với ngân hàng chỉ xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân, tức trong quá trình sử đụng vốn vay của
KH KH là người trực tiếp sử đụng vốn vay, nên KH mới là người có đầy đủ thông tin về chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay Điều này hàm ý,
do tinh trang thông tin bất cân xứng nên ngân hàng thường rơi vào thế öj động,
là người biết thông tin sau hoặc biết không chính xác, không đầy đủ về những khó khăn, thất bại của KH trong kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng vốn vay nó riêng, khiến cho ngân hàng thường bị chậm trễ trong ứng phó
- RRTD mang tinh chất đa dạng và phức tạp: Do tính chất đa dạng và phức tạp về KH vay vốn, đối tượng cho vay, loại hình tín đụng, nguyên nhân
và hậu quả đã làm cho RRTD trở nên có tính chất đa dạng và phức tạp
-_ RRTD có tỉnh tắt yếu: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng gắn liên với rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín đụng ngân hàng dựa trên mỗi quan hệ “rủi
ro — lợi nhuận” nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi nhuận tương tích với mức rủi ro chấp nhận
1.1.3.3 Phân loại rủi ro tín dụng
Xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trị tín dụng Phân loại RRTD giúp nhận biết day đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt
được rủi ro phát sinh trong tung giai đoạn.
Trang 244 Căn cứ vào nguyên nhán phái sinh rủi ro:
-_ Rủi ro giao địch: Là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc từng KH cụ thể Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế, sai sót trong quá trình tác nghiệp như thâm định xét duyệt tín dụng, giải ngân
và kiểm soát sau khi cho vay hoặc thực hiện bảo đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng Rủi ro giao dịch bao gôm rủi ro lựa chọn đối nghịch, rủi ro do bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn đổi nghịch: Là do thông tin không cân xứng tạo ra
trước khi ra quyết định tín đụng
+ Rui ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo, chủ thê bảo đảm, hình thức bảo đảm và mức cho vay trên gia tri tai san bao dam
+ Rảúi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả viêc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro
và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vẫn đề
ra trong cac diéu
khoản hợp
đồng và TSBP)
Rui ro
nghiệp vụ
(xảy ra trong quan
đặc điểm
từng loại
sản pham tin dung)
Trang 25-_ Rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do
có những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng, bao gồm rủi
ro ndi tai va rui ro tap trung
+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm bên trong (nội tại) của mỗi KH hoặc ngành nghé, linh vuc kinh té, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động hay đặc điểm sử dụng vốn vay của KH
+ Rui ro tap trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung tín dụng quá mức vào một/một số KH, vào cùng một/một sỐ ngành nghé, lĩnh vực hoặc cùng một/một số vùng dia ly nhat dinh
b Căn cứ vào mức độ tổn thất rủi ro:
-_ Rủi ro cô đọng vốn (do không hoàn trả nợ đúng hạn): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn trả nợ theo thoả thuận mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn, dẫn đến các khoản vốn bị đóng băng (kém lỏng) và ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản
-_ Rủi ro mắt vốn (do không có khả năng trả nợ): Là rủi ro xảy ra trong trường hợp KH mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi, buộc ngân hàng phải thanh
lý TSBĐ để thu nợ Rủi ro mất vốn làm tăng chỉ phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm lợi nhuận đo các khoản dự phòng va RRTD gia tang
c Căn cứ vào nguyên nhán khách quan hay chủ quan:
-_ Núi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên
tai, địch họa, người vay bị chết mất tích và các biến cố bất khả kháng khác làm
thất thoát tín dụng trong khi KH và ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng, cũng như những nội dung quy định trong hợp đồng tín dụng
-_ Rửi ro chủ quan: Là rủi ro mà nguyên nhân thuộc về chủ quan KH và ngân hàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì lý đo chủ quan khác
d Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro:
Trang 26-_ Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xây ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín dụng dẫn đến quyết định cho vay các KH không đủ điều kiện và không
có khả năng trả nợ trong tương lai
-_ Núi ro trong khi cho vay: RủI ro xảy ra trong quá trình giải ngân Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: sai sót trong giải ngân, giải ngân không đúng tiễn độ, không cập nhật thông tin KH thường xuyên hay không dự báo được rủi ro tiềm năng
-_ Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tình hình và mục đích sử dụng vốn vay, thay đối trong khả năng tài chính cũng như thiện chí trả nợ của KH
e Căn cứ vào phạm vi của RRTD:
-_ Núi ro cá biệt: Là rủ1 ro xảy ra chỉ đối với một khoản tín dụng hay một
KH, một danh mục hay một ngành nghé/linh vuc cu thé
- Ruiro hé thống: Là tủi ro xảy ra không chỉ đối với một khoản tín dụng, một KH, một ngân hàng mà có tính hệ thống với hiệu ứng lan truyền trong cả khu vực ngân hàng
1.1.3.4 Nguyên nhân của RRTD
4 Nguyên nhân khách quan
Mỗi DN luôn hoạt động trong một môi trường vĩ mô và vi mô nhất định Hoạt động của DN không những phản ánh mà còn chịu tác động đáng kê từ các môi trường này
- Môi trường vĩ mô: Các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của KH và ngân hàng được phân tích theo mô hình PEST gồm: Political (môi trường chính trị và pháp lý), Economics (môi trường kinh tế), SocIocultural (môi trường văn hoá xã hội), và Technological (môi trường công nghệ) Bốn yếu tổ này là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của DN và ngành
nghê, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của KH
-_ Môi trường vi mô: Mỗi ngành kinh doanh đều có những lợi thế riêng
và rủi ro riêng, trong đó có nhiêu DN cùng tham gia hoạt động tạo nên một môi
Trang 27trường vi mô vừa hợp tác vừa cạnh tranh khốc liệt Môi trường vi mô (môi
trường ngành) tác động đến khả năng trả nợ của KH vay vốn khi gặp các rủi ro như: từ phía nhà cung cấp, từ phía KH mua, từ phía tài sản bảo đảm
b Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
- Sau khi vay được vốn, KH tự ý thay đôi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lễ không trả được nợ cho ngân hàng Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi đã có vốn trong tay, khiến cho đạo đức KH thay đổi, không còn thiện chí trả nợ cho ngân hàng
- Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tô chức điều hành
SXKD không bắt kịp thay đối của thị trường
- DN ding ng vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản đài hạn trong khi không có chức năng chuyển hoá kỳ hạn
- Sức ỳ lớn trong SXKD, thiếu sự linh hoạt cần thiết, không cải tiễn quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm Các nguyên nhân này dẫn tới hàng hoá sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, tồn đọng trong kho không tiêu thụ được, không tạo đủ doanh thu (dòng tiền) để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
- _ DN chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy
tờ, con dấu, nhất là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSBĐ và tư cách cá nhân
c Nguyên nhân chủ quan từ phía ngán hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp
với nên kinh tế, quy chế tín dụng không chặt chẽ để KH lợi dụng chiếm đoạt
vốn của ngân hàng
-_ CBTD không chấp hành đúng quy trình tín đụng như: không đánh giá đây đủ chính xác KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSBĐ, cho vay vượt tỷ lệ an toàn
-_ CBTD không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về việc sử dụng vốn vay và tinh hình kinh doanh của KH
Trang 28- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD yếu kém, dẫn đến việc đánh giá phương án SXKD/dự án không chính xác, nên xảy ra tình trạng dự án không khả thi mà vẫn cấp tín dụng
-_ CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như: thông đồng với KH lập hồ sơ giả để vay vốn, nề nang trong quan hệ KH, nhận
quà biếu hay nhận tiền hồi lộ của KH
- Ngan hàng quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản tín dụng có lợi nhuận cao trước những khoản tín dụng lành mạnh
- Do 4p luc anh tranh nén ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện tín dụng
dé thu hit KH
1.2 Những vấn đề cơ ban về quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm quản trị rui ro tin dung
QTRRTD là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội dung khác nhau trong quan tri điều hành một NHTM Do vậy có nhiều cách hiểu, có thê
có nhiều khái niệm khác nhau về vẫn đê này Song theo Luận văn thì QTRRTD
là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng dé nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm v1 mức rủi ro có thể chấp nhận
Kiểm soát RRTD ở mức có thê chấp nhận được là việc NHTM tăng cường các biện pháp, phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chỉ phí bù dap rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động tín dụng cả trong ngắn hạn
và dai hạn “Hiệu quả QTRR.TD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tông thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hang trong dai han” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000)
Tom lại, có thể để cập khái niệm QTRRTD ở các góc độ khác nhau,
nhưng về nội hàm của QTRRTD là giống nhau, bao gồm một hệ thống:
- Chiến lược hoạt động tín dụng
- _ Các chính sách của NHTM trong hoạt động tin dung
Trang 29- _ Các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhăm phòng ngừa và hạn chế RRTD
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tin dung
Hoạt động tín dụng đã và đang là hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Mặc dù đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng nhưng lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có tiềm ấn rủi ro lớn nhất RRTD không gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng và KH, mà còn có tác động đến cả nền
kinh tế và ảnh hưởng đến cả phạm vi xã hội
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nó tôn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng RRTD là rủi ro tiêm ân
đối với thu nhập hay vốn phát sinh khi KH không đáp ứng được hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện như đã thỏa thuận theo các điều khoản của hợp
đồng tín dụng
QTRRTD đóng vai trò quan trọng việc quản lý và kiểm soát tỷ lệ tốn thất tín dụng ở một mức độ nhất định đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng với mục tiêu tăng trưởng bên vững
1.2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tin dung
QTRRTD một cách hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động tín dụng nam trong phạm vi mức độ rủi ro có thể chấp nhận được sẽ hỗ trợ các ngân hàng phân bố vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh
tu RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng
Mục tiêu chính của QTRR.TTD là đảm bảo lợi nhuận tối đa ở các mức rủi
ro có thê chấp nhận được Trong điều kiện cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ tài
chính — ngân hàng gia tăng và bị áp lực từ nhiều phía, do đó có thể nói rằng
tình trạng rủi ro và đặc biệt là RRTD của ngân hàng đang được hết sức chú trọng
QTRRTD gop phan nang cao uy tin va tạo ra lợi thé cạnh tranh cho ngân hàng Khi ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính
Trang 30lành mạnh và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của KH và nâng cao được vị thế, uy tín đối với các tô chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong xu thế hội nhập
1.2.4 Công cụ quản tri rui ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.4.1 Xếp hạng tin dụng
Ngân hàng là tô chức tín dụng chuyên hoạt động kinh doanh tiền tệ “đi vay để cho vay” Khối lượng tài sản không lồ của ngân hàng nằm dưới dạng số
dư nợ cho hàng nghìn KH vay Điều này nói lên rằng, trong kinh doanh ngân hàng, RRTD là mối đe doạ thường trực hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, nói đến quản trị rủi trong kinh doanh ngân hàng thì trước hết đó là QTRRTTD, trong đó công cụ phô biến và hiệu quả là xếp hạng tín dụng KH Có hai cách để có được kết quả xếp hạng tín dụng KH đó 1a: (i)
Sử dụng kết quả xếp hạng của các tô chức xếp hạng độc lập; (ii) Bản thân ngân hàng tự mình xếp hạng tín dụng đối với KH của mình Trong đó, vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ là rất quan trọng, là trọng tâm của công tác QTRRTD
Có thê hiểu: Xếp hạng tín dụng nội bộ là việc ngân hang don phương, chủ động tiễn hành xếp hạng tín dụng đổi với KH của mình nhằm tăng cường Q1RRTD như việc hỗ trợ ra quyết định tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD, xây dựng chính sách KH phù hợp với kết quả xếp hạng
1.2.4.2 Gioi han cap tin dung
Hạn mức tín dụng là giá trị tín dụng tối đa mà các ngân hàng có thể cấp cho một KH, một ngành, hoặc một khu vực địa ly Quy mô của hạn mức thể hiện số tiền tối đa ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng đó có thể chấp nhận được Đối với KH, ngành, khu vực có nhiều rủi ro thì hạn mức càng thấp và ngược lại
Trang 31Mục tiêu của việc cấp hạn mức là tránh các thiệt hại lớn và đa dạng hóa
cơ cầu danh mục tín dụng, tránh sự tập trung rủi ro và tăng cường chất lượng
cơ câu danh mục tín dụng
Nguyên tắc của việc giới hạn tín dụng là các ngân hàng phải xác định được thị trường mục tiêu, các phân đoạn trong từng thị trường mục tiêu, xác
định được các ngành nghề kinh tế, các loại tài sản bảo đảm khác nhau đề có thể
đưa ra mức giới hạn tín dụng phù hợp
1.2.4.3 Phán loại khoản vay
Phân loại khoản vay là việc đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay nhằm giúp ngân hàng đạt được sự cân bằng về cơ cẫu rủi ro trong cơ cầu của danh mục tín dụng cũng như là làm cơ sở để xác định trật tự các khoản vay cần được ưu tiên theo dõi Khi phát sinh vấn đề, các khoản vay sẽ được phân loại lại cho phù hợp với mức độ rủi ro và khả năng phải tiến hành thanh lý tài sản để xử lý nghĩa vụ trả nợ của KH
Mục tiêu của việc phân loại khoản vay là để hạn chế rủi ro tổng thê và đạt được sự cân băng vỀ cơ cấu rủi ro trong cơ cầu danh mục tín dụng của ngân hàng; tạo ra một công cụ để xác định và đánh giá chất lượng danh mục tín dụng: tạo ra một công cụ đề tiền hành theo dõi sau khi cho vay, đặc biệt là khi khoản vay có vấn đề
Nguyên tắc phân loại khoản vay: Việc phân loại khoản vay phải được thực hiện ngay khi khoản vay được phê duyệt và phải thường xuyên định kỳ thực hiện đánh giá, phân loại khoản vay đặc biệt là các khoản vay có vẫn đề
1.2.4.4 Trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro là khoản dự phòng được trích cho phần giá trị TSC có khả năng không thê thu hồi được Trích lập dự phòng xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng là việc ngân hàng hạch toán chuyển những khoản nợ được xác định là rủi ro từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng Theo quy định của NHNN Việt Nam, việc trích lập dự phòng xử lý RRTD có thê bắt buộc
Trang 32Muc tiéu cua viéc trich lap dy phong RRTD la để tránh các tôn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc lành mạnh trong quản lý rủi ro
Nguyên tắc của việc trích lập dự phòng RRTD là phải thường xuyên tiến hành phân loại TSC và trích lập dự phòng rủi ro đối với các hạng mục tài sản phải trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN nói chung và quy định của từng ngân hàng nói riêng
1.2.5 Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của ngán hàng thương mại Hiệu quản QTRRTD được đánh giá và phản ánh thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
1.2.3.1 Các chỉ tiếu nợ quá hạn
NQH phát sinh khi khoản vay đến hạn mà KH không hoàn trả được toàn
bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay NQH thường là biểu hiện yếu kém về
tài chính của KH và là dấu hiệu RRTD cho ngân hàng Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu NQH vượt quá ty lệ cho phép sẽ dẫn đến mắt khả năng thanh toán của ngân hàng NQH có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vảo tính chất rủi ro mà có các chỉ tiêu phản ánh NQH sau:
b Tỷ lệ tổng dự nợ có nợ quá hạn
Trang 33KH (kế cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên có thê phản ánh chính xác hơn mức độ RRTD của ngân hàng
d Tỷ lệ cơ cẩu nợ quá hạn
e Khả năng thu hôi nợ quá hạn
Đề đánh giá chính xác hơn chất lượng tín đụng, có hai tiêu chí dé phân
Trang 34Tỷ lệ NQH không NQH không có khả năng thu hỏi
sẽ đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao chất lượng tín dụng
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, các TCTD thực hiện phần loại nợ theo 5 nhóm:
a Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gôm:
-_ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
-_ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đây
đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đây đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Nợ được phân loại vào nhóm Ì theo quy định tại khoản 2 Điều này
b Nhóm 2 (No can chi ¥) bao gom:
No qua han tir 10 ngay dén 90 ngay;
No diéu chinh ky han tra ng lan dau;
c Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gôm:
Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Nợ gia hạn nợ lân đâu;
Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KH không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đông tín dụng:
- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trang 35+ Nợ của KH hoặc bên bảo đảm là tô chức, cá nhân thuộc đối tượng
mà tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ được bảo đảm bằng cô phiếu của chính tô chức tín dụng hoặc công ty con của tô chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tô chức tín dụng khác trên cơ sở tô chức tín dụng cho vay nhận TSBĐ băng
cô phiếu của chính tô chức tín dụng nhận vốn góp;
+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc gia tri vuot qua 5% vốn tự có của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho KH thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tô chức tín dụng hoặc DN mà tô chức tín dụng năm quyên kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hồi và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín đụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tô chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
- Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
d Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ) bao gâm:
-_ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
-_ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
-_ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Trang 36- _ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi
đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
e Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gôm:
- No qua han trên 360 ngày;
- No co cau lai thoi han tra no lan dau quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- _ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kế cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- _ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi
trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- _ Nợ của KH là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bồ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa von va tai san;
No xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5
, No xau
Tỷ lệnợxâu = _ x100% (1.8)
Tong du ng
Ty lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng
là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng
tín dụng của ngân hàng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy
cơ mất vốn
1.2.5.3 Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suât sử Tông dư nợ cho vay
dụng vốn (Hi) _ Tông nguôn vôn huy động _ ——— x100% (1.9) Đây là chỉ số phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp KH Chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động tín dụng là chủ đạo
Trang 37trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng
tỏ quy mô hoạt động tín dụng trong ngân hàng nhỏ
Hiệu suât sử Tông dư nợ cho vay
Chỉ tiêu Hạ cho biết, cứ 100 đồng thuộc TSC thi có bao nhiêu đồng được
sử dụng để cho vay trực tiếp KH Vì tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn H; càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại Tuy nhiên, nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngược lại, nếu hệ số H; quá thấp chứng
tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức là nguồn vốn chưa sử dụng một cách tối ưu
1.2.5.4 Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tin dung
a Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Do các khoản vay có thể bị giảm giá trị nên việc trích lập dự phòng là cần thiết Trích lập dy phòng RRTD là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tốn thất các khoản cho vay đã cấp cho KH Quá trình trích lập đự phòng RRTD chủ yếu đựa trên kết quả phân tích thông tin mang tính cảm quan và có thé được ngân hàng điều chỉnh căn cứ vào diễn biến thực tế Mặc đù đã có những điểm tương đồng nhất định trong việc phân loại và lập dự phòng RRTD giữa các quốc gia, nhưng việc phân loại nợ và lập đự phòng gặp không ít khó khăn cả về lý thuyết và thực tế, vì chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thông nhất được thừa nhận
|
Du ng binh quan Theo Luật các Tô chức Tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2011, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 thang 12
năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho
vay của Tổ chức Tín dụng đỗi với KH, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN
Trang 38ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi, bố sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với, KH ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 thang 01 năm 2013 (“Thông tư 02”) của Ngân hàng Nhà nước về việc quy định về phân loại TSC, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoải do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; và Thông tư số 09/2014/ TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 (“Thông tư 09”) về việc sửa đổi Thông tư 02 về phân loại TSC, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD Theo quy định, các tổ chức tín dụng phải trích lập hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể Dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ Dự phòng cụ thê được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản
nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thê đối với 5 nhóm nợ lân lượt là 0%, 5%, 20%,
50% và 100% Công thức tính số tiền dự phòng cụ thê như sau:
Rj = max {0 | (A¡— C¡)} xr (1.12) Trong do:
R¡: số tiền dự phòng cụ thê phải trích của từng KH đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ 1.;
Trang 39trừ của tài sản bảo đảm tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm cũng như tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm bố sung trong trường hợp cầm có, thế chấp tài sản hình hành trong tương la
1.2.5.5 Một số chỉ tiêu khác
Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng
Cơ cầu thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
Lợi nhuận trước thuê và lợi nhuận sau thuê của ngân hàng
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu không thê lượng hóa được như: chính sách quản trị, chiến lược phát triển, hệ thống trang thiết bị, công nghệ tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ chuyên môn, độ thoả mãn của khách hàng đôi với sản phâm, độ tín nhiệm của khách hàng đôi với ngần hàng
Trang 40CHUONG 2 THUC TRANG QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI CHI NHANH VID PUBLIC BANK THANH PHO HAI PHONG
30 tháng 09 năm 1991 với tỷ lệ vốn góp 50:50 giữa Ngân hàng Dau tu va Phat
triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia) Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 05 năm 1992 với chỉ một chi nhánh tại Hà Nội
theo Giấy phép thành lập ngân hàng số 01/NH-GP ngày 25/03/1992 của Ngân hàng Nhà nước và Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh số 0100112733 ngày 15/04/1992 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VID PUBLIC BANK đã đây mạnh mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế như Thành phố
Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1993, Đà Nẵng vào tháng 04 năm 1994, Hải Phòng vào tháng 5 năm 1996, Bình Dương vào tháng II năm 2003, Chợ Lớn vào tháng 06 năm 2006 và chi nhánh thứ 7, chi nhánh Đông Nai được khai trương vào tháng 03 năm 2008 Trải qua 3 lần tăng vốn, cho đến nay, vốn điều
lệ của VID PUBLIC BANK là 62,5 triệu USD, tong tài sản đạt 416 triệu USD,
du nợ tín dụng đạt trên 234 triệu USD và là ngân hàng liên doanh có mạng lưới rộng nhất Việt Nam
Với tổng số nhân viên hơn 270 người, VID PUBLIC BANK giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng liên doanh có mức lợi nhuận, danh tiếng và
an toàn cao nhất của Việt Nam Trong suốt quá trình hoạt động, VID PUBLIC
BANK đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Thủ tướng Chính
phủ và các bằng khen của các cơ quan hữu quan cho những đóng góp tích cực