Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ công chức cấp quận có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức quận là lực lượng nòng cốt, điều hàn
Trang 1- -
PHẠM VĂN TOÀN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đào Văn Hiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng với sự hướng dẫn của PGS, TS Đào Văn Hiệp - Trường Đại Hải Phòng Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Tôi cam đoan rằng các thông tin, trích dẫn trong luận văn đó được chỉ dẫn nguồn gốc và nghiên cứu đầy đủ Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2016
Tác giả Luận văn
Phạm Văn Toàn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Từ khi nhận đề tài cho đến khi hoàn thành đề tài ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự đóng góp, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS, TS Đào Văn Hiệp - Giảng viên trường Đại học Hải Phòng đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy cô; cán bộ Quản lý phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Hải Phòng; Uỷ ban nhân dân quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Phòng Nội vụ quận Hải An cùng một số phòng, ban trực thuộc UBND quận Hải An và một số cá nhân, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Văn Toàn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT Error! Bookmark not defined DANH MỤC BẢNG vii
LỜI MỞ ĐẦU i
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4
2.1 Mục tiêu 4
2.2 Nhiệm vụ 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu……… 6
5 Dự kiến đóng góp mới về khoa học của luận văn 6
6 Kết cấu luận văn………6
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC 7
1.1 Khái niệm công chức 7
1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức……… 9
1.2.1 Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức 9
1.2.2 Nhóm tiêu chí về trình độ, kỹ năng 11
1.2.3 Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức quận 16
1.2.4 Nhóm tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân - khách hàng của bộ máy hành chính trong mối quan hệ giải quyết công việc với người dân 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ công chức……… 17
1.3.1 Các nhân tố khách quan……….17
1.3.2 Môi trường làm việc và điều kiện làm việc……… 18
Trang 51.3.3 Các nhân tố chủ quan………19
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 21
2.1 Tổng quan về KT - XH của Thành phố Hải Phòng 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 22
2.2 Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp Quận của thành phố Hải Phòng đến 2020 26
2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quận Hải An 30
2.3.1 Về phẩm chất đạo đức 34
2.3.2 Về trình độ năng lực, kỹ năng 36
2.3.3 Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức……… 34
2.3.4 Về sự hài lòng của người dân - khách hàng của bộ máy hành chính trong mối quan hệ giải quyết công việc với người dân 34
2 4 Biến động số lượng công chức quận Hải An 34
2 5 Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức quận Hải An………… 36
2 6 Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức quận Hải An……….37
2.7 Năng lực quản lý công chức quận Hải An……… 40
2.8 Đánh giá năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính quận Hải An 43
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP QUẬN THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 49
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển đội ngũ công chức đến năm 2025 của quận Hải An 49
3.2 Một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp Quận thuộc thành phố Hải Phòng 52
Trang 63.2.1 Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho công chức quận 52 3.2.2 Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của công chức 53 3.2.3 Quan tâm đến công tác tạo nguồn và tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng công chức quận Hải An 55 3.2.4 Đổi mới chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi và đảm bảo điều kiện làm việc cho công chức quận Hải An……….60 3.2.5 Đào tạo bồi dưỡng công chức quận Hải An 64 3.2.6 Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện nhiệm
vụ của công chức quận Hải An 67 3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ quận Hải An……….68 KẾT LUẬN LUẬN VĂN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
1.1 Phân loại Cán bộ - Công Chức - Viên chức trong các cơ
2.1 Tổng hợp số lượng công chức quận Hải An 2011-2015 29
2.2 Tổng hợp số lượng công chức của quận theo các phòng
2.3 Tổng hợp trình độ công chức của quận Hải An năm 2015 32
2.4 Biến động, công chức quận Hải An, thành phố Hải
2.5 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quận Hải An 38
2.6 Độ tuổi cán bộ, công chức quận Hải An, thành phố Hải
2.7 Đánh giá kỹ năng lãnh đạo, quản lý của công chức quận
2.8
Ý kiến của nhân dân về kỹ năng lãnh đạo, quản lý của
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách Nó không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng
có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc Phát huy truyền thống và phương sách dùng người của ông cha ta
để lại, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và dân tộc, tận tụy kiên cường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Tư tưởng của Người về cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản vô giá, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn bởi trong đó đã kết tinh tinh hoa của triết học chính trị phương Đông và phương Tây, của triết học chính trị Mác - Lê nin, đặc biệt là
sự đúc kết từ chính quá trình Người phát hiện, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán
bộ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.[2]
Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” Như vậy, cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người truyền đạt và tổ chức nhân dân thực thi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nắm bắt và phản hồi thông tin
từ phía nhân dân để Đảng và Nhà nước có căn cứ hoạch định, điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách Vai trò của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự vận hành của một xã hội Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,
“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” và “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
Trang 10bộ và công tác cán bộ, ta thấy sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói
và làm, và vượt lên trên tất cả là đạo đức của người cán bộ cách mạng mà chính Người là hình mẫu cao quý nhất trong phong trào vô sản hoá của Đảng ta về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa nói và làm
Công chức là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của một đất nước Hoạt động của công chức là một hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực, đảm bảo cho thực thi pháp luật Chính đội ngũ này đã tham mưu đề ra các chủ trương, chính sách, đồng thời nhân danh bộ máy công quyền quản lý xã hội và thực thi luật pháp Đặc biệt nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức mới Đội ngũ công chức là những người trực tiếp phục vụ nhân dân, thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy đội ngũ công chức là nhân tố góp phần quyết định đối với sự phát triển của đất nước cũng như quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ công chức cấp quận có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức quận là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp quận Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống chính trị cấp quận là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Phấn đấu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Công chức cấp quận là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương,
Trang 11đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân Vì vậy, chất lượng hoạt động của công chức cấp quận ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước
Trước tình hình thực tế nêu trên, “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” được xác định là một trong những mục tiêu trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 được Chính phủ đưa ra tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 với mục tiêu chung là góp phần xây dựng đôi ngũ cán
bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có
đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại
Thành phố Hải Phòng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, và là trung tâm kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của vùng duyên hải Bắc bộ với
15 đơn vị hành chính, bao gồm 07 quận và 08 huyện Trong đó, công chức nói chung có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của thành phố với nhiệm vụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống, KT - XH
Vì vậy việc nâng cao chất lượng đặc biệt là năng lực quản lý của đội ngũ công chức quận quận Hải An, thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết
Trong những năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng cũng có nhiều chủ trương, giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong đó bao hàm cả chất lượng về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức tại kỳ họp thứ 4, khóa XIV ngày 20/7/2012 của HĐND thành phố Hải Phòng, “Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm đột phá để đẩy mạnh
Trang 12cải cách hành chính nhà nước thành phố giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 [14]
Cùng với sự phát triển của thành phố Hải Phòng, quận Hải An không ngừng phát triển đạt được nhiều thành tựu to lớn là do có sự đóng góp của nhiều thế hệ CB, CC và nhân dân trong quận Tuy nhiên bên cạnh đó, còn bộc
lộ một số hạn chế Để đánh giá thực trạng đội ngũ công chức UBND quận Hải
An, thành phố Hải Phòng và tìm ra những mặt mạnh, yếu, nguyên nhân hạn chế, đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ này nhằm đạt mục tiêu trong giai đoạn tới quận Hải An sẽ là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc và là vành đai phòng thủ trọng
yếu phía Đông - Nam thành phố và trong tương lai gần Hải An sớm sẽ trở thành quận phát triển mạnh về kinh tế, đô thị theo hướng CNH, HĐH
Để đứng ra đảm đương được những trọng trách lớn lao, góp phần vào
sự nghiệp phát triển KT-XH của quận, làm cho nhân dân trong quận ngày càng ấm no, hạnh phúc Thiết nghĩ công tác cán bộ vẫn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp xây dựng và phát triển Thực hiện được mục tiêu phát triển quận, xây dựng đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay là vấn đề mang tính cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa rất căn bản và lâu dài để đưa quận Hải An phát triển nhanh và bền vững Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở lý luận về năng lực quản lý của đội ngũ công chức, qua nghiên cứu thực tế ở quận Hải An, thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của Thành phố
Trang 132.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cũng như những đòi hỏi, tiêu chí
về năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức quận Hải An
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015
- Thu thập và phân tích các số liệu để đánh giá toàn diện, chính xác thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng hiện nay; nêu lên những ưu điểm và bất cập, hạn chế cũng như các nguyên nhân của những hạn chế trên
- Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thành phố và đất nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng chất lượng đội ngũ công chức
quận Hải An, thành phố Hải Phòng
3.2 Về phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2015 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An đến năm
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về công tác cán bộ Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo, các bảng
số liệu thống kê về tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, điều tra bằng bảng hỏi đối với quần chúng nhân trên địa bàn quận Hải An nhằm tìm hiểu đánh giá của Nhân dân về hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức và hiệu quả quản lý của chính quyền quận Hải An
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một
số đồng chí là cán bộ lãnh đạo tại quận Hải An nhằm thu thập thêm thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu
5 Dự kiến đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm rõ vai trò thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức về
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn quận Hải An
- Giúp các nhà Lãnh đạo có cái nhìn toàn diện, thực chất thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước tại quận
- Một số giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước quận Hải An
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về đội ngũ công chức và chất lượng đội ngũ công chức
Chương 2: Đánh giá năng lực của đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
1 1 Khái niệm công chức
“Công chức là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước, do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, khái niệm công chức của các nước cũng không hoàn toàn đồng nhất Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người hoạt động quản lý nhà nước Một số nước khác có quan niệm rộng hơn, công chức không chỉ bao gồm những người thực hiện trực tiếp các hoạt động quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan có tính chất công cộng” Ở Pháp, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch
vụ công cộng do nhà nước tổ chức bao gồm cả trung ương, địa phương [7]
Ở Trung Quốc, khái niệm công chức được hiểu là những người công tác trong cơ quan hành chính các cấp, trừ nhân viên phục vụ, bao gồm công chức lãnh đạo và công chức nghiệp vụ Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước, được bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều hành của Hiến Pháp, Điều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp Công chức nghiệp vụ là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do các cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức, chiếm tuyệt đại đa số trong công chức nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật
Ở Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương Công chức nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp
Trang 16quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước Công chức địa phương
là những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương
Nhìn chung, các nước trên thế giới có nhiều điểm chung cơ bản giống nhau trong quan niệm về công chức, mặt khác do truyền thống văn hóa, xã hội, do đặc điểm chính trị, kinh tế nên mỗi nước có những điểm riêng
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và thường gắn liềnvới sự hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện của nền hành chính nhà nước Khái niệm công chức lần đầu tiên được nêu ra trong Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Quy chế công chức như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ định" (Trích Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950) [7]
Cùng với sự phát triển của đất nước và nền hành chính nước nhà, khái niệm công chức đã dần được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn Tuy nhiên, các khái niệm này vẫn chưa phân định rõ ràng ai là cán bộ, ai là công chức Đến năm 2008, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Cán
bộ, công chức số 22/2008/QH12 Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng
về cải cách chế độ công vụ, công chức, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Điều 4, Khoản 2 Luật Cán
bộ, công chức năm 2008, xác định: “Công chức là công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, thuộc đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng
Trang 17sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Để hướng dẫn thi hành Luật cán bộ công chức, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới như Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 quy định công chức là "Công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” Như vậy công chức ở Việt Nam không chỉ là những người làm việc trong các cơ quan Hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc ở các Phòng Ban của Đảng, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt nam; các tổ chức Chính trị xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam, các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân từ cấp Trung ương đến cấp huyện
Từ các khái niệm được quy định tại 02 văn bản Luật trên, chúng ta có thể phân biệt khái niệm “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” theo các tiêu chí cơ bản sau:
1 2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức
Từ các cách hiểu và tiếp cận đến chất lượng và từ khái niệm chất lượng công chức quận được trình bày ở trên, trong Luận văn này, chất lượng công chức quận được đánh giá thông qua các tiêu chí sau đây
1.2.1 Nhóm tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức
Phẩm chất chính trị, đạo đức là yêu cầu cơ bản của người cán bộ, công chức nói chung Tuy nhiên, các phẩm chất này ở mỗi cán bộ, công chức làm ở các ngành, lĩnh vực, các cấp chính quyền khác nhau sẽ được biểu hiện khác
Trang 18nhau Đối với công chức quận - là công chức cấp cơ sở, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các yêu cầu của dân nên các phẩm chất này được thể hiện như sau:
Bảng: 1.1 Phân loại Cán bộ - Công Chức - Viên chức trong các cơ
- Theo nhiệm kỳ
- Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý
- Thực hiện công vụ thường xuyên
- Thực hiện chức năng
xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp
vụ chuyên sâu
- Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn
2 Nguồn gốc, trách
nhiệm pháp lý
- Được bầu cử, phê chuẩn,
bổ nhiệm, trong biên chế
- Trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế
- Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của công chức
- Xét tuyển, ký hợp đồng làm việc
- Trách nhiệm trước
cơ quan, người đứng đầu tổ chức, cơ quan xét tuyển, ký hợp đồng
3 Chế độ lương
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo vị trí, chức danh
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc
Lương hưởng một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp
4 Nơi làm việc Cơ quan của Đảng cộng
sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội
Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức CT-XH, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát
Đơn vị sự nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội
5 Tiêu chí đánh giá - Năng lực lãnh đạo, điều
- Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng)
- Thái độ phục vụ nhân dân
Trang 19Thứ nhất: Phẩm chất chính trị
Công chức quận phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm chỉnh
và vận động gia đình chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thứ hai: Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức của công chức quận được thể hiện ở các nội dung sau: + Công chức quận phải thực hiện cần - kiệm - liêm - chính - chí công - vô tư; + Công chức quận phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm;
+ Công chức quận phải có lối sống lành mạnh, trong sáng;
+ Công chức quận phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực thi công vụ; + Công chức quận phải có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành đúng nội quy, quy chế của cơ quan;
+ Khi giải quyết công việc cho người dân, công chức quận phải hướng dẫn đầy đủ thông tin, tận tình, chu đáo, không được gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân
1.2.2 Nhóm tiêu chí về trình độ, kỹ năng
* Trình độ :
- Thông thường trình độ của mỗi công chức được đánh giá qua các yếu tố: Trình độ giáo dục phổ thông, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Trình độ giáo dục phổ thông (ở Việt Nam thường gọi là trình độ văn hóa) là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiểu đối với mỗi công chức Trên thực
tế trình độ giáo dục phổ thông được biểu hiện trên những văn bằng đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là những kiến thức, khả năng chuyên môn của mỗi người trên lĩnh vực mà họ phụ trách Đối với mọi công chức,
Trang 20trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nhất, vì đây là những kiến thức liên quan đến công việc Nó tạo nên nét đặc thù trong công việc của mỗi công chức, nhất là công chức chuyên môn
+ Trình độ lý luận chính trị là những kiến thức mà công chức được trang bị về chế độ xã hội, về bản chất của Nhà nước và về những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Có được những kiến thức đó công chức sẽ hoạt động đúng định hướng chính trị, giúp cho quá trình tuyên truyền, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đó vào trong quần chúng đạt hiệu quả cao hơn
+ Trình độ quản lý nhà nước: Vì hoạt động của công chức là hoạt động quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực mà họ phụ trách nên mỗi công chức phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về quản lý nhà nước Những kiến thức này sẽ cho họ hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của mình và qua đó cũng cung cấp những công cụ, kỹ năng, phương pháp quản lý điều hành giúp họ giải quyết công việc đúng pháp luật
+ Trình độ ngoại ngữ và tin học, là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của công chức quận trong điều kiện hội nhập hiện nay, vì đây là cách công chức có thể thu thập, quản lý thông tin một cách có hiệu quả
- Hiện nay, tiêu chuẩn về trình độ của công chức quận được quy định tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP; Thông tư số 06/2012/TT- BNV Theo đó công chức quận phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
+ Trình độ lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức quận hiện đảm nhiệm;
Trang 21+ Trình độ quản lý nhà nước: Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước theo chương trình đối với chức danh công chức quận hiện đảm nhiệm;
+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; + Trình độ ngoại ngữ: hiện pháp luật không có quy định về tiêu chuẩn này đối với công chức quận
* Kỹ năng
- Khái niệm
Kỹ năng là sự thể hiện trên thực tế năng lực con người trong việc vận dụng các tri thức, tình cảm, kinh nghiệm vào các thao tác nghề nghiệp cụ thể một cách thành thạo, phù hợp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của con người
- Những kỹ năng mà công chức quận cần có
Xuất phát từ nhiệm vụ của công chức quận, công chức quận cần có một
số kỹ năng như sau:
Thứ nhất: Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng nhận biết, phán đoán và sử dụng phương tiện giao tiếp một cách thành thạo, phù hợp trong các tình huống quan hệ giao tiếp hành chính - công vụ cụ thể nhằm đạt được hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Trong quá trình thực thi công vụ, công chức quận phải thực hiện hoạt động giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp và với người dân Vì vậy đòi hỏi công chức quận phải có kỹ năng giao tiếp để thực hiện có hiệu quả công việc của mình
Thứ hai: Kỹ năng dân vận
Kỹ năng dân vận là kỹ năng tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Bộ máy hành chính quận mà hạt nhân là công chức quận có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là người đưa đường lối, chủ trương
Trang 22của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Chính vì vậy, đòi hỏi công chức quận phải có kỹ năng dân vận để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình
Thứ ba: Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin
Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin là kỹ năng tiếp nhận thông tin, từ
đó tiến hành sắp xếp, phân tích các dữ liệu có được theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể một cách khoa học, chính xác, khách quan nhằm cung cấp cho công chức quận cơ sở để xem xét, tham mưu cho lãnh đạo ra các quyết định quản lý đúng đắn nhất
Thông tin rất quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng Để thực hiện nhiệm vụ của mình, công chức quận không thể không có thông tin, cụ thể: thông tin chỉ đạo từ cấp trên xuống, thông tin trao đổi với đồng nghiệp và thông tin yêu cầu giải quyết công việc từ người dân Vì vậy đòi hỏi công chức quận phải có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin để thực hiện có hiệu quả công việc của mình
Thứ tư: Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng xử lý tình huống là kỹ năng giải quyết các các tình huống gặp phải trong quá trình thực thi công vụ một cách hợp lý và hợp tình
Trong quá trình thực thi công vụ, đặc biệt khi giải quyết các công việc cho người dân, công chức quận sẽ gặp phải rất nhiều tình huống, trong đó có những tình huống rất phức tạp đòi hỏi công chức quận phải có kỹ năng xử lý tình huống thì mới có thể giải quyết được công việc
Thứ năm: Kỹ năng phối hợp trong công tác
Kỹ năng phối hợp trong công tác là kỹ năng cùng đồng nghiệp hành động hoặc hoạt động hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ
Một trong các nhiệm vụ của công chức quận là phối hợp với công chức khác để thực hiện nhiệm vụ nên công chức quận cần phải có kỹ năng này để thực hiện có hiệu quả công việc
Trang 23Thứ sáu: Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc
Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc là kỹ năng sắp xếp, triển khai công việc vào thực tế
Một trong những nhiệm vụ của công chức quận là trực tiếp tổ chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, vì vậy, công chức quận cần có kỹ năng này để thực hiện có hiệu quả công việc
Thứ bảy: Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản là kỹ năng soạn thảo các văn bản được giao theo đúng thủ tục, tên gọi và thể thức được quy định trong pháp luật
Đối với quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phân công và chỉ đạo việc soạn thảo văn bản Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách xem xét, quyết định Chính vì vậy, công chức quận cần có kỹ năng này để thực hiện có hiệu quả công việc
Thứ tám: Kỹ năng tham mưu
Kỹ năng tham mưu của công chức quận là kỹ năng tham gia đề xuất với lãnh đạo ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước đạt được yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý
Một trong các nhiệm vụ chính của công chức quận là tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân quận tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận trong lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật Vì vậy, công chức quận cần có kỹ năng tham mưu để thực hiện có hiệu quả công việc của mình
Thứ chín: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cá nhân
Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác cá nhân là kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác một cách khoa học, hợp lý để thực hiện được nhiệm vụ được giao
Trang 24Để thực hiện nhiệm vụ của mình, mỗi bản thân công chức phải tự xây dựng kế hoạch riêng cho mình, bao gồm: kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần Kế hoạch phải được lập một cách khoa học, cụ thể chi tiết Sau đó công chức phải tổ chức thực hiện kế hoạch đó để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân
1.2.3 Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức
- Về mặt bản chất, công chức quận cũng là người lao động làm thuê cho Nhà nước và được trả lương nên công chức quận có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc mà người sử dụng lao động ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao cho Chỉ khi nào công chức quận hoàn thành được nhiệm vụ được giao thì công chức quận mới được coi là làm việc có chất lượng
- Các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức quận: + Tính chủ động trong công việc;
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo;
+ Mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp;
+ Chất lượng tham mưu ban hành các văn bản;
+ Tiến độ thực hiện công việc;
+ Chất lượng công việc;
- Theo quy định của pháp luật thì trình tự đánh giá công chức quận như sau: công chức quận tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá ưu, nhược điểm của công chức trong công tác; tập thể công chức quận họp tham gia ý kiến và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận kết luận và quyết định xếp loại công chức
- Phân loại đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của công chức: + Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ
Trang 251.2.4 Nhóm tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân - khách hàng của bộ máy hành chính trong mối quan hệ giải quyết công việc với người dân
- Công chức là "công bộc" của dân, có nghĩa là công chức phải tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, đặc biệt đối với công chức quận - là người gần dân, trực tiếp giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp của dân thông qua việc cung ứng các dịch vụ hành chính công - đây chính là sản phẩm
do công chức quận làm ra Vì vậy để đánh giá chất lượng công chức quận chúng ta không thể không xem xét sự hài lòng của người dân đối với các dịch
vụ công do công chức quận cung cấp
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Chất lượng công việc được giải quyết;
+ Thời gian công việc được giải quyết;
+ Trình độ xử lý công việc của công chức quận;
+ Kỹ năng của công chức quận;
+ Thái độ của công chức quận khi tiếp xúc giải quyết công việc cho người dân; + Tinh thần trách nhiệm của công chức quận khi tiếp xúc, giải quyết công việc cho người dân
Dịch vụ hành chính công đạt được sự hài lòng của người dân là đạt được hiệu quả lợi ích của xã hội và nhân dân
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
1.3.1 Các nhân tố khách quan
- Chế độ, chính sách đối với công chức:
Chế độ, chính sách của nhà nước là công cụ điều tiết rất quan trọng trong quản lý kinh tế xã hội, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của người lao động nói chung và cán bộ, công chức nói riêng Chế độ, chính sách hợp lý
sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức phấn đấu vươn lên, nâng
Trang 26cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Ngược lại, chế độ chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển, làm thui chột tài năng, triệt tiêu động lực làm việc của cán bộ, công chức, làm họ không tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, sách nhiễu nhân dân Ví dụ như: chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm cán bộ, công chức, các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, và các khoản phúc lợi khác (BHXH, BHYT, nhà ở, đi lại, ) Nếu địa phương nào có chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm việc ở cấp huyện như tạo điều kiện trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tốt thì sẽ thu hút được lực lượng lao động trình độ cao về làm việc Ngược lại, sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ra khu vực sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao chuyển ra khu vực sản xuất kinh doanh làm việc, còn lại những cán bộ, công chức năng lực yếu không có khả năng cạnh tranh thì ở lại làm việc trong khu vực nhà nước Như vậy, có thể thấy rằng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
1.3.2 Môi trường làm việc và điều kiện làm việc
Chất lượng cán bộ, công chức bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khách quan đem lại như điều kiện làm việc và môi trường làm việc Ở đâu có sự quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện làm việc và có môi trường làm việc thuận lợi, quy chế dân chủ được thực hiện tốt, đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần đoàn kết, dân chủ tập thể thì ở đó cán bộ, công chức có động lực làm việc, có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao Mặt khác việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao rèn luyện và chăm sóc sức khỏe cả về mặt thể chất cũng như tinh thần một cách thường xuyên sẽ tạo động lực cho Cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 27Là quận mới, được thành lập trên cơ sở gồm 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) và 01 phường thuộc quận Ngô Quyền, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ, công chức đang trong thời kỳ xây dựng, kiện toàn nên phần nào chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện hiện nhiệm vụ
Trên địa bàn quận có nhiều dự án của Trung ương, Thành phố và của Quận; công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc lớn, số lượng cán bộ công chức phụ trách lĩnh vực còn thiếu; năng lực công tác của một số đội ngữ cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được khối lượng công việc được giao
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác:
Trách nhiệm trong công tác của công chức là việc công chức phải làm trong thực thi công vụ Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức Hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau
- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức:
Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thể hiện qua việc công chức phải thực hiện tốt các nội dung công việc: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn về sớm,
Trang 28không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu bị trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan,
tổ chức, đơn vị
- Nhận thức của cán bộ, công chức:
Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức chính là nhân tố cơ bản và quyết định nhất đến chất lượng của mỗi cán bộ, công chức bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người Nhận thức đúng là tiền
đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học
và ngược lại Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn
có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm Ngược lại, khi cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, phai nhạt
lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước hiện nay
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẬN
HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Tổng quan về KT - XH của quận Hải An, Hải Phòng
là phường trung tâm của quận nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp (158/307ha) với truyền thống trồng hoa Phường Đằng Lâm có tổng diện tích tự nhiên khá lớn với 516ha, trong đó đất chuyên dùng là 320ha, đất nông nghiệp còn 106ha Phường Nam Hải với diện tích 574ha, nhưng chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 93ha, diện tích chưa sử dụng trên 76ha Phường Cát Bi với diện tích 120ha, trong đó, đất ao hồ chiếm tới 32,5ha Tràng Cát là phường rộng nhất với gần 3000ha đất tự nhiên, trong đó, đất nông nghiệp là 1.045ha, đất chưa sử dụng với 705ha
Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định
54/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Hải An, Lê Chân, Kiến An và huyện An Lão, thành phố Hải Phòng; theo đó, chia phường Đông Hải thành 2 phường: Đông Hải 1 và Đông Hải 2; thành lập phường Thành Tô trên cơ sở điều chỉnh 276,77 ha diện tích tự nhiên và 2.112 nhân khẩu của phường Đằng Lâm; 45,80 ha diện tích tự nhiên và 8.240 nhân khẩu của phường Cát Bi
Trang 30Là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền, và sông Lạch Tray Với vị trí đó, Hải An có thuận lợi cơ bản cả về giao lưu đường bộ và đường thuỷ
Ngoài ra, Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đường bộ, đường thuỷ (cả đường sông và đường biển), đường sắt và cả đường Hàng không Địa bàn quận được bao quanh bởi hệ thống sông Lạch Tray, sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra Vịnh Bắc Bộ Trục đường giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường Trung tâm thành phố chạy đến quận như: đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường
ra đảo Đình Vũ, Cát Bà; Có Cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Quân Sự và một số Cảng chuyên dùng khác; Có tuyến đường sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; Có sân bay Cát Bi với năng lực vận chuyển 200.000 lượt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm Đây cũng là một trong những điểm lợi thế của quận cần được chú ý khai thác phục vụ phát triển KT-XH của quận
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Khi mới thành lập quận vẫn có một phần lớn là diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa, phần còn lại là đất công nghiệp của các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên Nền kinh tế nông, công nghiệp xen kẽ, kinh tế dịch
vụ chưa phát triển Điều kiện KT-XH của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với các quận khác
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, quận đã chú trọng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả
Trang 31Nét nổi bật trong thời gian qua là đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp Một số nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã hoàn thiện và đi vào hoạt động như: Nhà máy xơ sợi tổng hợp, Nhà máy sản xuất nốp ô tô Bridgestone, Công
ty Idemitsu (Nhật Bản), Công ty Chevron (Mỹ)… Hoạt động dịch vụ phát triển khá mạnh, đặc biệt là dịch vụ cảng biển với nhiều thành phần kinh tế tham gia, đa dạng về loại hình như: dịch vụ vận tải hàng hóa container, dịch
vụ logictics, dịch vụ hậu cần cảng…
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận: Công nghiệp-Xây dựng chiếm 66% (năm 2010 là 63,9%); Thương mại-Dịch vụ chiếm 33,6% (năm 2010 là 34,9%); Nông nghiệp-Thủy sản chiếm 0,4% (năm 2010 là 1,2%); cơ cấu kinh
tế do quận quản lý: Công nghiệp- Xây dựng chiếm 56,2% (năm 2010 là 56,3%); Thương mại-Dịch vụ chiếm 42,4% (năm 2010 là 38,2%); Nông nghiệp-Thủy sản chiếm 1,4% (năm 2010 là 5,5%)
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quận:
- Ngân sách Nhà nước đầu tư 5.013 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,5%
- Khu vực doanh nghiệp tư nhân đầu tư 8.935 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24%
- Khu vực vốn đầu tư nước ngoài đầu tư 15.718 tỷ đồng (748 triệu USD), chiếm tỷ trọng 42,2%
- Khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư 533 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,4%
- Vốn đầu tư do quận quản lý 7016 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,9% Trên địa bàn có 05 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích 3.355 ha: KCN Đình Vũ 501,4ha (tổng hợp), KCN Nam Đình Vũ 1.975,2ha (tổng hợp), KCN Nam Tràng Cát 584,9ha (công nghệ cao), khu công nghiệp Minh Phương 231ha, khu công nghiệp, dịch vụ cuối tuyến 62,6ha Hiện nay KCN Đình Vũ đã hoàn thiện đi vào hoạt động, thu hút 47 doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh với số vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 4.962 lao động KCN Đình Vũ giai đoạn 2 với diện tích 337,4ha đã được lấp đầy 70% Dự kiến các KCN Nam Đình Vũ,
Trang 32KCN độ thị Tràng Cát dự kiến năm 2020 đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ
Năm 2010 trên địa bàn quận có 1197 doanh nghiệp thu hút 23.078 lao động,
dự kiến đến hết năm 2015 có 1.683 doanh nghiệp, thu hút 33.790 lao động
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 đạt 37.215 tỷ đồng, bằng 89,5% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II, tăng bình quân 19,6%/năm; năm
2015 ước đạt 10.258 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2010 Trong đó, khu vực vấn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn Tổng mức đầu tư do quận quản lý đạt 7.016 tỷ đồng, tăng bình quân 10,7% /năm
Thu ngân sách đạt kết quả tích cực, đã khai thác thêm nguồn vốn mới Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 1.809 tỷ đồng, tăng bình quân 18,7% /năm; năm 2015 ước đạt 559,6 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra (249 tỷ đồng) Thu thường xuyên tăng bình quân 7,8%/năm, năm 2015 ước đạt 209,6 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2010 Thu tiền sử dụng đất 5 năm đạt 369 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 100 tỷ đồng (chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II là 50 tỷ đồng) Hải An là một trong số ít địa phương tự cân đối ngân sách, đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên trong giai đoạn suy thoái kinh tế [40]
Giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện, vững chắc, duy trì vị trí tốp đầu khối quận Quy mô giáo dục được phát triển, mở rộng, đa dạng hóa các mô hình giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi ở các bậc học được nâng lên Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, 100% các trường thực hiện mô hình “trường học điện tử”; có 13/23 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 56,5%), 19/21 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt tỷ lệ cao nhất thành phố Công tác xã hội hóa
Trang 33giáo dục được triển khai thực hiện tốt Hoàn thành vượt mức các chi tiết phổ cập trung học và nghề; tỷ lệ hiệu quả phổ cập trung học và nghề đạt 97,2% Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Toàn quận có 22 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 6 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên, 8 trung tập học tập cộng đồng, 22 nhóm trẻ gia đình, so với năm 2009 tăng 12 trường mầm non; tỷ lệ trẻ mầm non huy động đạt 71,4%, tăng 3.752 trẻ; tỷ lệ học sinh tiểu học đạt 100% tăng 2.759 học sinh; tỷ lệ học sinh THCS đạt 100%, tăng 724 học sinh; tỷ lệ huy động trung học và nghề đạt 98%, tăng 3,2% so với quy định; 100% trẻ mầm non được chăm sóc tại các cơ sở giáo dục đúng yêu cầu; 100% trường tiểu học dạy tin học, ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng sống; 84,25% học sinh THCS thi đỗ vào lớp 10 công lập, tăng 27,4 % so với năm 2009; 87% cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường có trình độ trên chuẩn, tăng 30,4% so với năm 2009
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển khá, quy mô tiếp tục được mở rộng ở các cấp học, bậc học, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư nâng cấp, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao
Hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được triển khai rộng khắp trên địa bàn, hệ thống truyền thanh thường xuyên được củng cố và phát triển, phủ sóng đến tất cả các khu dân cư, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận động nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương; văn minh đô thị gắn với xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; đến nay có 94,3% tổ dân phố văn hóa, tăng 0,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93,5% Xây dựng mới 7 nhà văn hóa tổ dân phố; Toàn quận có 57 di tích tín ngưỡng, trong đó có 13 di tích văn hóa cấp Quốc gia, 11 di tích cấp thành phố Các hoạt động văn hóa đạt
Trang 34thành tích trong 5 năm: đạt 39 huy chương vàng, 23 huy chương bạc, 28 huy chương đồng và 164 các loại
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chương trình dân số
- kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ Triển khai tốt các hoạt động y tế dự phòng, các chương trình y tế mục tiêu, phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ổn định ở mức 0,82%; Công tác bảo vệ, chăm sóc
bà mẹ, trẻ em được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả Quận đã xây dựng mới 4 trạm y tế phường; xây dựng mới trung tâm y tế và nâng cấp bệnh viện đa khoa quận; 4/8 trạm y tế có bác sỹ hoạt động thường xuyên; 111 cơ sở khám chữa bệnh y dược tư nhân, 1 phòng khám đa khoa
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về bảo vệ an ninh quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và phòng, chống ma túy Chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết có hiệu quả những vấn đề về an ninh chính trị, nhất là an ninh đô thị, an ninh tôn giáo
Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ: Thời gian qua, quận Hải
An đã tập trung chỉ đạo và xác định công tác cải cách hành chính là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn quận UBND quận Hải An đã xây dựng, áp dụng và thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2008 đối với một số lĩnh vực hành chính công do đó công tác chỉ đạo,
2 2 Quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quận Hải An, thành phố Hải Phòng đến năm 2020
Những năm qua, Quận ủy, Uỷ ban nhân dân quận Hải An thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ, đã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong toàn quận, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp, do đó đội ngũ cán bộ chủ chốt của quận Hải An có nhiều chuyển biến tích cực
Trang 35* Quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015
Nhiệm kỳ 2010-2015, công tác quy hoạch cán bộ quận Hải An được Ban Thường vụ Quận ủy chú trọng, cơ bản bảo đảm được số lượng, chất lượng Cụ thể, quy hoạch cán bộ đối với chức danh Trưởng, phó các phòng, ban thuộc quận giai đoạn 2010-2015 có 122 lượt cán bộ bằng 103 đồng chí, trong đó cấp trưởng có 44, cấp phó có 78 Tỷ lệ nữ có 20 đ/c, chiếm 19,4%; tuổi bình quân: 37,6 tuổi, dưới 40 tuổi có 64, chiếm 62,1%, từ 40 đến 50 tuổi
có 29, chiếm 28,1%, trên 50 tuổi có 10đ/c, chiếm 9,7%, trình độ chuyên môn: thạc sĩ có 05đ/c chiếm 4,8%, đại học có 102, chiếm 99% (trong đó đại học chính quy có 63đ/c, chiếm 61,1; trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có
13, chiếm 12,6%, trung cấp có 48đ/c, chiếm 46,6% [15]
Độ tuổi bình quân của đội ngũ cán bộ chủ chốt của quận có sự thay đổi, trẻ hóa ở các năm sau Trong thời gian qua, Quận ủy đặc biệt chú trọng đến trẻ hóa đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính kế thừa và hoạt động có tính liên tục Theo đó, cấp ủy cơ sở đã tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị nhân
sự, quan tâm đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực tham gia các chức vụ chủ chốt Đội ngũ cán bộ của các phòng, ban đơn vị từng bước được trẻ hóa, kết hợp các độ tuổi, vừa bảo đảm tính liên tục, kế thừa, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn Việc luân chuyển cán bộ đã có tác dụng tích cực, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thực tiễn, phương pháp và tác phong công tác sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của quận đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chủ chốt của quận 2010-2015 đã được Quận ủy, Ban Thường vụ Quận ủy quan tâm, nhất là việc đào tạo, bố trí, sắp xếp, củng cố đội ngũ cán bộ Đến nay đội ngũ cơ bản đáp ứng về yêu cầu trình độ chuyên môn Nhận thức của cán bộ chủ chốt các phòng, ban về chế độ học tập chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị được nâng lên, góp phần nâng cao trình độ cán bộ chủ chốt đồng thời ngày càng
Trang 36chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quận
Ban Thường vụ Quận ủy đã chỉ đạo các cấp uỷ, lãnh đạo các phòng, ban quan tâm lựa chọn cán bộ nữ, cán bộ trẻ trưởng thành từ phong trào, có năng lực, triển vọng phát triển đưa vào quy hoạch, vai trò, vị thế của cán bộ
nữ được nâng lên và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của quận Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy tăng lên 19%
Được sự quan tâm của các cấp ủy, nhận thức trong các cấp ủy, hệ thống chính trị từ quận đến phường về công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ
có chuyển biến tích cực Đội ngũ cán bộ quận tiếp tục được kiện toàn và củng
cố cả về số lượng và chất lượng Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của quận đối với các phòng, ban càng cụ thể, sâu sát, hiệu quả hơn, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của quận
* Quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015 – 2020
Nhiệm kỳ 2015-2010, công tác quy hoạch cán bộ quận Hải An được Ban Thường vụ Quận ủy chú trọng, có tầm nhìn chiến lược bảo đảm được số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Cụ thể, quy hoạch cán bộ đối với chức danh Trưởng, phó các phòng, ban thuộc quận giai đoạn 2010-2015
có 128 lượt cán bộ bằng 106 đồng chí, trong đó cấp trưởng có 47, cấp phó có
81 Tỷ lệ nữ có 23đ/c, chiếm 22,4%; tuổi bình quân: 35,6 tuổi, dưới 40 tuổi có
67, chiếm 65,1%, từ 40 đến 50 tuổi có 26, chiếm 25,1%, trên 50 tuổi có 10đ/c, chiếm 9,7%, trình độ chuyên môn: thạc sĩ có 10 đ/c chiếm 8,8%, đại học có
105, chiếm 99% (trong đó đại học chính quy có 66đ/c, chiếm 64,1; trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 15, chiếm 14,6%, trung cấp có 51đ/c, chiếm 48,6%
Từ bảng tổng hợp có thể nhận thấy trong giai đoạn 2011-2015, số lượng công chức QLNN của quận tương đối ổn định; Tuy nhiên, trong quá
Trang 37trình thực hiện kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND có điều chỉnh tăng, giảm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành [15]
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng công chức quận Hải An 2011-2015
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
(Nguồn: Phòng Nội vụ quận)
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng công chức của quận theo các phòng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượn
5 Phòng Thanh tra Nhà nước 5 5.49 5 5.49 7 7.61 5 5.75 7 7.61
6 Tài nguyên môi trường 10 10.99 9 10.99 9 9.72 9 10.34 9 9.72
7 Phòng Quản lý đô thị 8 8.79 8 8.79 7 7.61 8 9.20 7 7.61
8 Phòng LĐTB&XH 10 10.99 10 10.99 8 8.69 9 10.34 8 8.69
10 Phòng Văn hoá và Thông tin 7 7.69 7 7.69 7 7.61 7 8.05 7 7.61
11 Phòng Giáo dục và Đào tạo 10 10.99 10 10.99 10 10.87 9 10.34 10 10.87
(Nguồn: Phòng Nội vụ quận)
Trang 382 3 Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức quận Hải An
2.3.1 Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Thứ nhất: Phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị, đạo đức là yêu cầu cơ bản của người cán bộ, công chức quận Hải An Công chức quận phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm chỉnh và vận động gia đình chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
Với 85/92người vào Đảng chiếm tỷ lệ 92,39% (trên tổng số công chức); với người chưa vào Đảng là 7 người chiếm tỷ lệ 7 % Đây là một tỷ lệ rất cao, đáp ứng được vị trí, chức danh của người cán bộ, công chức quận, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của đội ngũ công chức quận Hải An
Thứ hai: Đạo đức, lối sống:
Đội ngũ cán bộ công chức là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền quận Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm Công chức quận phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm Công chức quận phải có lối sống lành mạnh, trong sáng, phải có tinh thần trách nhiệm trong khi thực thi công vụ, phải có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành đúng nội quy, quy chế của cơ quan; khi giải quyết công việc cho người dân, công chức quận phải hướng dẫn đầy đủ thông tin, tận tình, chu đáo, không được gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân.[26]
Trang 39- Về năng lực chuyên môn: 96,55 % số cán bộ lãnh đạo chủ chốt QLNN của quận đã qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN; 94,2 % có trình độ ngoại ngữ, tin học từ cơ sở trở lên
* Năng lực
Yêu cầu về năng lực tổ chức quản lý: bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cần phải đảm bảo những yêu cầu chung về năng lực gồm:
Thứ nhất, Là Người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối kiên
định với đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn và tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, trong đó năng lực dự báo và khả năng nắm bắt thích ứng với những tình huống thay đổi từ tổng thể tới chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt động đồng
bộ, có hiệu quả đây là điểm vô cùng quan trọng
Thứ hai, có ý thức pháp luật và đạo đức công chức xã hội chủ nghĩa; lối
sống lành mạnh Có ý thức tổ chức kỷ luật; không tham nhũng, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm,
Thứ ba, Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng nghề nghiệp, có
trình độ ngoại ngữ để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu
Trang 40những thành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học - công nghệ, sử dụng được máy móc, phương tiện trang thiết bị hiện đại; có kiến thức tin học để có khả năng vận hành Chính quyền điện tử một cách thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp và các thông lệ quốc tế phục vụ cho công tác Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động công vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội thời kỳ mở cửa hội nhập
Thứ tư, Là người bình tĩnh, năng động, sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy,
dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, luôn biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào các khâu yếu, biết tận dụng thời cơ có lợi cho hệ thống; Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động công vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội thời kỳ mở cửa hội nhập
Thứ năm, Là người tự chủ, nhưng quyết đoán trong công việc, có kế
hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhất quán theo kế hoạch có tác phong đúng mực, thông cảm và hiểu cấp dưới, có thái độ chân thành, đồng thời biết xây dựng tập thể đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
Bảng 2.3: Tổng hợp trình độ công chức của quận Hải An năm 2015
Đơn vị tính: Người
Tổng
số
Trình độ chuyên môn
Trình độ lý luận chính trị
Tin học Ngoại ngữ
Thạc
sĩ
Đại học,
Cao đẳng
Cử nhân
Cao cấp
Trung cấp CĐ TC Chứng chỉ ĐH CĐ
TC
Chứng chỉ