Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài giúp phân biệt rõ ràng các hình thức quản lí tàichính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là tại đơn vị thuộc lĩnh
Trang 1- -
ĐÀO THỊ THANH MAI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Cương
HẢI PHÒNG NĂM 2016
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc phát triển giáo dục - đào tạo là hếtsức cần thiết Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân, đặc biệt là giáo dục đại học Mục tiêu của Việt nam đến năm 2020
cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp với đội ngũ nguồn nhân lực có chấtlượng cao đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững Do
đó đầu tư phát triển chất lượng đội ngũ song hành với nâng cao công tác quản lítài chính theo hướng tự chủ trong giáo dục đại học chính là thước đo, là kim chỉnam để Việt Nam hội nhập với thế giới
Trong bối cảnh chung đó, Trường Đại học Hải Phòng với tư cách là mộtđơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động nằm trong
hệ thống giáo dục đại học Hiện nay Nhà trường đang thực hiện tự chủ tài chínhtheo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Thông tư71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính Tuy nhiên trong quá trìnhthực hiện quản lí tài chính, Nhà trường vẫn còn gặp phải những khó khăn, nhữngtồn tại, vướng mắc
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như trên, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề
tài: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hải Phòng với mong muốn phân tích thực trạng quản lí tài chính tại Trường
và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí tài chính tại đơn vị,hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đấtnước nói chung và của Nhà trường nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính và quản lí tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập nói chung và trường đại học công lập nói riêng Phân tích đánhgiá thực trạng công tác quản lí tài chính tại Trường Đại học Hải Phòng, từ đó tìm
ra được nguyên nhân đưa đến những thành công cũng như những hạn chế, tồn tại
Trang 3Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác quản lí tài chính nhằmthực hiện được những mục tiêu, định hướng mà Nhà trường đã đề ra.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tài chính và công tác quản lí tàichính tại trường đại học công lập
Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học HảiPhòng trong giai đoạn 2011 đến 2015
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu khác nhau, cụ thể: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phântích số liệu; Phương pháp so sánh, tổng hợp; Kết hợp sử dụng kiến thức tổnghợp các môn học thuộc chuyên ngành quản lí kinh tế [14]
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài giúp phân biệt rõ ràng các hình thức quản lí tàichính tại các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là tại đơn vị thuộc lĩnh vực giáodục đào tạo bao gồm: Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đơn vị tựđảm bảo một phần chi phí hoạt động và đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chiphí hoạt động
Về mặt thực tiễn: Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tácquản lí tài chính tại Trường Đại học Hải Phòng từ năm 2011-2015, từ đó tìm rađược nguyên nhân đưa đến những thành công cũng như những hạn chế, tồn tại.Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lítài chính của Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, nhằm mục đíchtăng thu, tăng tính tự chủ và minh bạch, công khai trong hoạt động tài chính, đápứng các nhu cầu ngày càng cao về nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác đàotạo nguồn nhân lực có chất lượng theo xu thế hội nhập quốc tế của Nhà trường
6 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
3 chương sau:
Trang 4Chương 1: Trình bày lý luận chung về quản lý tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập;
Chương 2: Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tàichính tại Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn từ 2011 đến 2015;
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tàichính tại Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạtđộng công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụnhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân Hoạtđộng sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tác động trựctiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất laođộng xã hội Những hoạt động sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủ yếu vàkhông nhằm mục tiêu lợi nhuận Các hoạt động này chủ yếu trong các lĩnh vựcnhư: y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệthuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm [3]
Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định dựa trên những tiêu chí như sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩmquyền ở Trung ương hoặc địa phương
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụchính trị,chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu phí, lệ phí theochế độ Nhà nước quy định
- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lí kế toán theo chế độ nhànước quy định
- Có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để kiểm soát các khoản thu, chitài chính
Đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm sau:[3], [5], [6]
- Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắcphục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận:
Trang 6Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sựnghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần xãhội Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đíchlợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợcho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằmthực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiệnchính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó, Nhà nước
hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế pháttriển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cáo đờisống, sức khỏe, văn hóa và tinh thần của nhân dân
- Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung cótính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trịtinh thần:
Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị
về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị xã hội Đây lànhững sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đốitượng trên phạm vi rộng Nhìn cung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sựnghiệp là sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc mộtlĩnh vực nhất định mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lantỏa, truyền tiếp Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp chủ yếu tạo racác “hàng hóa công cộng” ở dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặcgián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội.Hàng hóa công cộng có hai đặc điểm là
“không loại trừ “ và “không tranh giành” Nói cách khác, đó là những hàng hóa
mà không ai có thể loại trừ những người tiêu dùng khác ra khỏi việc sử dụng nó,
và tiêu dùng của người này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác Nhờviệc sử dụng các hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trìnhtái sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội được thuận lợi và ngày càng đạt hiệuquả cao Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục, thể thao mang đến
Trang 7tri thức và đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho nguồnnhân lực có chất lượng ngày càng tốt hơn Hoạt động sự nghiệp khoa học, vănhóa mang lại những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tạo ra những công nghệ mớiphục vụ sản xuất và đời sống Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ
và tác động tích cực tới quá trình tái sản xuất xã hội
- Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền
và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tổ chức, duy trì hoạt động sựnghiệp để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Để thựchiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định, trong mỗi thời kỳ, Nhà nước cócác chủ trương, chính sách, có các chương trình mục tiêu kinh tế xã hội nhấtđịnh như: chương trình xoá mù chữ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chươngtrình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chương trình phòng chống AIDS… Cácchương trình này chỉ có nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện mộtcách đầy đủ và hiệu quả Nhà nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệpgắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước nhằm mang lại lợi ích cho người dân
1.1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của nền kinh
tế và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Trong thời gian qua,các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục,thể thao… có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng củanhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cungcấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; khám chữa bệnh, bảo vệ sứckhỏe người dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung
Trang 8cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật… phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệpcông lập đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề
án, chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đãgóp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lựcthúc đẩy sự phát triển của xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sựnghiệp của Nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnhvực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thời qua đó cũng thực hiện xã hộihóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển củahoạt động sự nghiệp
1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.2.1 Phân loại theo nguồn thu
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềtài chính là các đơn vị sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộmáy kế toán theo quy định của luật kế toán)
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công được phân thành
3 loại đơn vị thực hiện quyền tự chủ về tài chính:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảođảm một phần chi phí hoạt động)
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồnthu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo
Trang 9đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảmtoàn bộ chi phí hoạt động).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp như trên được ổn định trong thời kỳ 3năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thayđổi chức năng,nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xétđiều chỉnh phân loại cho phù hợp
Việc xác định khả năng tự trang trải chi phí hoạt động thường xuyên củađơn vị sự nghiệp có thu dựa trên chỉ tiêu sau :
Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp
của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tínhtheo dự toán thu, chi của năm đầu thời kì ổn định
Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sựnghiệp được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp cómức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%, nhànước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên chođơn vị
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị sựnghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đếndưới 100% Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyêncho đơn vị
- Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động là đơn vị
sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trởxuống Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không cónguồn thu, nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơnvị
Trang 101.1.2.2 Phân loại theo nội dung hoạt động
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đượcphân thành:
- Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo bao gồm các cơ sở giáo dục công lậptrong hệ thống giáo dục quốc dân (Các trường phổ thông các cấp, các học viện,trung tâm đào tạo )
- Đơn vị sự nghiệp y tế (Các cơ sở khám chữa bệnh; Trung tâm điềudưỡng, phục hồi chức năng)
- Đơn vị sự nghiệp văn hóa thông tin nghệ thuật (Các đoàn nghệ thuật,nhà văn hóa,Thư viện, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm báochí )
- Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao (Các trung tâm huấn luyện; Liênđoàn, đội thể thao; Câu lạc bộ TDTT)
- Đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội (Trung tâm chỉnhhình, dịch vụ việc làm)
- Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường (Viện nghiên cứu,trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ )
- Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Các viện thiết kế, các trung tâm, các đơn vịđường bộ, đường sông, đường hàng không )
- Đơn vị sự nghiệp khác
1.1.3 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo
Theo cách phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập như trên, các trườngĐại học công lập (ĐHCL) vừa mang đặc điểm các đơn vị sự nghiệp có thu, vừamang đặc trưng riêng về lĩnh vực hoạt động giáo dục đào tạo
Trường ĐHCL hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà hướng vềphục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội Các đơn vị này có trách nhiệm đào tạo vànghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoahọc, kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu xây dựng và pháttriển kinh tế của đất nước Trường ĐHCL do nhà nước đầu tư xây dựng, cung
Trang 11cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo giảng dạy vànhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáodục, tiêu chuẩn nhà giáo, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng Kinh phí hoạtđộng thường xuyên của trường ĐHCL chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó,trường có thêm kinh phí từ nguồn thu học phí, lệ phí và thu khác được giữ lại đểđáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường Các trường ĐHCL là các đơn vị
sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thườngxuyên Các trường ĐHCL được quyền chủ động trong công tác đào tạo như: xâydựng đề cương, giáo trình môn học, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với cácngành nghề được phép đào tạo; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ GD &
ĐT, thực hiện tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng theo thẩmquyền Cũng như đơn vị sự nghiệp, trường ĐHCL là đơn vị sự nghiệp công lập
có thu được Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính Việc trao quyền tự chủ cho các trường ĐHCL nhằm giúpcác trường chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
1.2 Quản lí tài chính tại các Trường đại học công lập
1.2.1 Khái niệm tài chính và quản lí tài chính tại các Trường Đại học công lập
1.2.1.1 Khái niệm tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phânphối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đápứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội [2]
Tài chính trong các trường đại học là phản ánh các khoản thu, chi bằngtiền của các quỹ tiền tệ trong các trường đại học Xét về hình thức nó phản ánh
sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụngcác quỹ bằng tiền Xét về bản chất nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiệndưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹbằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.Các quan hệ tài chính trong trường đại học như sau :
Trang 12- Quan hệ tài chính giữa trường đại học với NSNN:
Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bao gồm: Chi thường xuyên, chi sựnghiệp khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đàotạo, chi đầu tư phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do Nhà nước giao cho cáctrường Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như: Nộpthuế theo quy định của Nhà nước
- Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội:
Quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội, mà cụ thể là người họcđược thể hiện thông qua các khoản thu sau: Học phí, lệ phí và một số loại phíkhác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục Chính phủ quy địnhkhung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các loại hình trường Tuynhiên, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo thì được miễngiảm, học sinh khá, giỏi thì được học bổng, khen thưởng…
- Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường:
Quan hệ tài chính trong nội bộ nhà trường gồm các quan hệ tài chính giữacác phòng, khoa, ban, trung tâm và giữa các cán bộ viên chức trong trườngthông qua quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập như: thù lao giảngdạy, nghiên cứu khoa học, tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm…
- Quan hệ tài chính giữa trường với nước ngoài:
Quan hệ tài chính giữa trường với nước ngoài gồm các quan hệ tài chínhvới các trường, các tổ chức nước ngoài về các hoạt động như: liên kết đào tạo,nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế nhằm phát triển các nguồn lực tài chính,tìm kiếm các nguồn tài trợ… Nhìn chung, các quan hệ tài chính phản ánh cáctrường đại học hoạt động gắn liền với hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội của đấtnước Việc quản lý hiệu quả các hoạt động của các trường, đặc biệt về mặt tàichính là hết sức quan trọng và cần thiết để sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhàtrường được tiến hành thường xuyên và hiệu quả, đi đúng định hướng chiến lượcphát triển giáo dục đào tạo của đất nước
Trang 131.2.1.2 Khái niệm Quản lí tài chính
Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụngcác nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện phápkhác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh
tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đấtnước [10]
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằmphản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kếhoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của đơn vị [7]
Quản lý tài chính trong các trường đại học hướng vào quản lý thu, chi củacác quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu, chi của các chương trình, dự án đàotạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường Quản lý tài chính đòi hỏicác chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chứcthực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý tài chínhcủa đơn vị Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sáchchiến lược của từng đơn vị Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếunhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính trong cáctrường ĐHCL không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho cộng đồng xã hội làchủ yếu cho nên quản lý tài chính tại các trường ĐHCL là quản lý sử dụng cóhiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thukhác theo quy định của pháp luật
1.2.2 Nội dung Quản lí tài chính tại các Trường đại học công lập
1.2.2.1 Quản lí các nguồn tài chính
Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các đơn vị sự nghiệp lànguồn NSNN nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm nhiệm.Tuy nhiên, với sự đa dạng của hoạt động sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực, cácđơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn thu và đảm bảocho các đơn vị tự chủ trong hoạt động chi tiêu Như vậy, nguồn tài chính của các
Trang 14đơn vị SNCL bao gồm: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thukhác Do đó, việc quản lý các nguồn tài chính của các trường ĐHCL chính làquản lí 3 nguồn thu cơ bản như trên.
* Nguồn ngân sách Nhà nước cấp, gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm
vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đãcân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp giao,trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với cácđơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ)
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnđặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác)
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhànước quy định (nếu có)
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữalớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm [12]
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp cóthẩm quyền phê duyệt
- Kinh phí khác (nếu có)
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm :
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy địnhcủa Nhà nước
- Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khảnăng của đơn vị, cụ thể:
Trang 15+ Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo; thu từ hoạtđộng sản xuất sản phẩm thực hành, thí nghiệm; thu từ hợp đồng dịch vụ KHCN
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ y tế; cungcấp các chế phẩm y tế; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ; thu từ các dịch vụ
y tế phụ trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Sự nghiệp Văn hóa, thông tin: Thu từ bán vé; cung ứng dịch vụ phimảnh; thu từ hoạt động phát hành báo chí, quảng cáo và các khoản thu khác theoquy định của pháp luật
+ Sự nghiệp Thể dục thể thao: Thu từ hoạt động dịch vụ sân bãi, quảngcáo, bản quyền truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Sự nghiệp kinh tế: Thu từ tư vấn, thiết kế, thủy lợi, giao thông, địa chất,công nghiệp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngânhàng từ các hoạt động dịch vụ
1.2.2.2 Quản lí sử dụng các nguồn tài chính
Quản lý sử dụng các nguồn tài chính của các trường ĐHCL bao gồm:quản lý chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động không thường xuyên và chikhác
* Chi hoạt động thường xuyên:
Trang 16- Chi cho con người: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiềnthưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội Đây là khoảnchi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động chogiảng viên, cán bộ viên chức của đơn vị Khoản chi này thường chiếm tỷ trọngcao trong tổng chi của các trường.
- Chi cho hoạt động thường xuyên và nghiệp vụ chuyên môn: chi thanhtoán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng,công tác phí,học phí, thuê mướn, chihội nghị, chi đoàn ra, đoàn vào, chi mua giáo trình, tài liệu, hóa chất, mẫu vậtphục vụ thí nghiệm, tiếp khách,…tùy theo nhu cầu thực tế của các trường.Khoản chi này nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Nhà trường đồng thời
bổ sung CSVC, phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyềnđạt kiến thức một cách hiệu quả.,
- Chi mua sắm sửa chữa: các khoản chi mua sắm trang thiết bị phục vụthực hành và các phòng thí nghiệm cho sinh viên; chi cho việc sửa chữa, nângcấp trường, lớp, các khu giảng đường; mua sắm bàn ghế, bảng, máy chiếu, máy
vi tính… trang bị trong lớp nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việcgiảng dạy và học tập
- Chi thường xuyên khác
* Chi không thường xuyên:
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyđịnh
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếucó)
Trang 17- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản
cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt [11]
- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết
- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)
* Chi khác:
Các khoản chi từ các dự án tài trợ, viện trợ của các hoạt động hợp tácquốc tế trên lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chi từ nguồn tài trợ học bổngsinh viên, quà biếu tặng… Các khoản chi trên được quản lý và sử dụng riêngtheo nội dung chi tiết đã thỏa thuận với nhà tài trợ và thực hiện quyết toán theoquy định của Nhà nước
1.2.2.3 Quản lí trích lập và sử dụng các quỹ
* Trích lập các quỹ:
Hàng năm, căn cứ vào báo cáo quyết toán tài chính, sau khi trang trải cáckhoản chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (nộp thuế vàcác khoản nộp khác theo quy định), số chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạtđộng thường xuyên và nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng), Hiệu trưởng các trườngĐHCL sẽ chủ động quyết định việc trích lập quỹ sau khi thống nhất với tổ chứccông đoàn của đơn vị và đơn vị thực hiện theo trình tự như sau:
+ Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, đối với đơn vị tự đảm bảomột phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trongnăm nhưng tối đa không quá 02 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm
do Nhà nước quy định Đối với đơn vị tự chủ hoàn toàn được quyết định tổngmức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vịnhưng phải đảm bảo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng gópnhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn
Trang 18- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ khôngquá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
- Như vậy, Thủ trưởng đơn vị tự chủ hoàn toàn được quyền chủ động vềchi thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong đơn vị và trích lập các quỹtheo QCCTNB mà đơn vị xây dựng
Trong trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng, hoặc nhỏ hơn một lầnquỹ lương cấp bậc, chưc vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng như sau:
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập các quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chếmức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), quỹ khen thưởng, quỹ phúclợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập Đối với quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mứctrích tối đa hai quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăngthêm bình quân trong năm
* Sử dụng các quỹ:
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng caohoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắmtrang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợgiúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ,viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật Việc
sử dụng quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo QCCTNB của đơn vị
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: nhằm mục đích đảm bảo thu nhậptương đối ổn định cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút,không đảm bảo kế hoạch đề ra
- Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhântrong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt
Trang 19động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chitiêu nội bộ (QCCTNB) của đơn vị.
- Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị Trợ cấp khókhăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chithêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởngđơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo QCCTNB của đơn vị
1.3 Các công cụ quản lí tài chính tại các Trường Đại học công lập
1.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật
Bao gồm tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính củacác trường ĐHCL Các văn bản pháp luật quy định các điều kiện,cơ sở, chuẩnmực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trường Hệ thống chính sách phápluật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, bám sát hơn với thực tiễn, thực hiệntheo hướng tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ tài chính cho các trường ĐHCL
Đó sẽ là động lực nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗitrường
1.3.2 Quy chế chi tiêu nội bộ
Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tài chính, nóđảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quyđịnh Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực tài chính Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiệnquản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộngcác nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêutiết kiệm và hợp lý Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính các trường ĐHCL tiến hành xây dựng quy chế chitiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và kho bạcnhà nước thực hiện kiểm soát chi Nội dung QCCTNB bao gồm các quy định vềchế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị , đảm bảo hoàn
Trang 20thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụngkinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lí.
1.3.3 Công tác hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính Đểphản ánh, ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thôngtin chuẩn mực của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tính toán, phảnánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quảhoạt động sử dụng kinh phí của Trường phải đảm bảo các nguyên tắc kịp thời,chính xác,hiệu quả,công khai, minh bạch Thông qua công tác hạch toán kế toánnhà trường có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, kiểmtra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịpthời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độchính sách, kinh tế của Nhà nước và của nhà trường Từ đó từng bước xây dựngmột môi trường tài chính lành mạnh, làm nền tảng cho xây dựng một Nhàtrường phát triển bền vững [7]
1.3.4 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính
Xu hướng hiện nay thì tổ chức bộ máy quản lí tài chính được thực hiệntheo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả Xác định con người là nhân tố trungtâm, là hạt nhân quyết định sự thành bại của bộ máy quản lý trong bất kì tổ chứcnào.Trong đó năng lực cán bộ lại là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung
và trong quản lý tài chính nói riêng Trình độ quản lý của lãnh đạo nhà trườngtác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chính tại trường Thủ trưởng đơn vị làngười có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn
vị, quyết định việc xây dựng dự toán thu chi, quy định mức lương thưởng, thunhập tăng thêm, phúc lợi và trích lập quỹ của trường Đội ngũ cán bộ trực tiếplàm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác và nhiệt huyết nghề nghiệp để đưacông tác quản lý tài chính kế toán của trường ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ
Trang 21các chế độ quy định về tài chính kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quảhoạt động chung của trường.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí tài chính tại các Trường Đại học công lập
1.4.1 Các nhân tố khách quan:
+ Cơ chế, chính sách của Nhà nước:
- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐVSN trong việc tổ chức côngviệc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thànhnhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ vớichất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhậpcho người lao động
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sựnghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước
- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với ĐVSN, Nhà nướcvẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm chocác đối tượng chính sách xã hội; đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn
- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với ĐVSN với cơ chế quản lýnhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
+ Nhu cầu của xã hội:cung cấp nguồn nhân lực đa lĩnh vực trình độ cao phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, khai thác tiềm năng thếmạnh nguồn nhân lực tại chỗ và lợi thế kinh tế khu vực, đáp ứng sự mong đợicủa nhân dân và sự phấn đấu không mệt mỏi trong xây dựng và phát triển củaThành phố cảng Hải Phòng nói riêng và khu vực duyên hải Bắc Bộ nói chung.Nền giáo dục Việt Nam, nhất là giáo dục đại học đang tiến hành đổi mới cơ bản
và toàn diện, thực hiện phân tầng thành: cơ sở giáo dục đại học định hướngnghiên cứu; cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng; cơ sở giáo dục đại học
Trang 22định hướng thực hành, mở ra cơ hội cho Trường Đại học Hải Phòng lựa chọnphân tầng theo định hướng ứng dụng để làm mô hình phát triển bền vững.
+ Điều kiện tự nhiên, địa lí:Trường Đại học Hải Phòng đóng trên địa bàn mộtthành phố cảng, công nghiệp - dịch vụ - du lịch, phát triển theo hướng đô thị
cảng biển xanh, văn minh, hiện đại, là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế:
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có sức hút mạnh mẽ đối với các vùng phụcận Nhà trường nằm trong vùng Duyên hải Bắc Bộ - nơi có mật độ dân cư caonhất toàn quốc và nền kinh tế phát triển năng động, do đó nhu cầu về nguồnnhân lực chất lượng cao là rất lớn Mặt khác, Trường Đại học Hải Phòng làtrường đại học của địa phương, vì vậy, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉđạo và được hưởng các chính sách ưu đãi của Thành phố Trong bối cảnh đó,Trường Đại học Hải Phòng có nhiều lợi thế trong việc đào tạo trực tiếp nhân lựccho các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn và vùng phụ cận
1.4.2 Các nhân tố chủ quan:
+ Công tác quản lí:Tăng cường quản lý tài chính kết hợp với công tác hạch toán
kế toán, kiểm toán, thanh tra đi đôi với công khai minh bạch Hạch toán kế toánthực hiện việc thu nhận và sử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính mộtcách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống Trường cần xây dựng chế
độ định kỳ báo cáo kế toán, cung cấp những thông tin đã thu nhận và xử lý củađơn vị cho lãnh đạo, cơ quan quản lý các cấp Thu nhận, xử lý cung cấp thôngtin phải đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực kế toán, nghĩa là công tác ghi chép, hạchtoán, phản ánh hoạt động tài chính phải chính xác, kịp thời Đi đôi với tăngcường công tác hạch toán kế toán, cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểmtoán, trong đó có kiểm toán nội bộ, coi công tác kiểm toán là một hoạt độngkhông thể thiếu trong quản lý tài chính của đơn vị Vì vậy, đối với Trường, cần
có cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ, hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểmtoán báo cáo tài chính hàng năm, phục vụ quản lý tài chính của Trường Thựchiện được như vậy, công tác hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và quản lý tài
Trang 23chính của trường sẽ có độ chính xác, tin cậy cao, giúp công tác quản lý, điềuhành trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.
+ Trình độ đội ngũ làm công tác tài chính:nâng cao năng lực đội ngũ làmcông tác quản lí tài chính Đây là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả côngtác hạch toán kế toán và công tác quản lí tài chính Tích cực cho cán bộ làmcông tác tài chính kế toán được học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụthường xuyên: tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các chính sách, chế độmới về quản lí tài chính; cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến cơchế, định mức …Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán
về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc, phần mềm kế toán; vềngoại ngữ để phục vụ công việc chuyên môn, giao tiếp
+ Điều kiện cơ sở vật chất:Trường Đại học Hải Phòng có 4 cơ sở đào tạo tại haiquận Kiến An và Ngô Quyền, với tổng diện tích toàn trường gần 30 ha (Khu vựctrung tâm tại 171 Phan Đăng Lưu, Quận Kiến An: 27,173ha, các trường thựchành: Tiểu học, Mầm non, THCS, THPT: 5.853m2; tại Quận Ngô Quyền: Khuvực Số 2 Nguyễn Bình: 15.198m2, Trung tâm Ngoại ngữ: 2.928m2, Trung tâmĐào tạo Bồi dưỡng cán bộ: 2.288m2) Dự án xây dựng mở rộng Trường Đại họcHải Phòng tại số 171 Phan Đăng Lưu, quận Kiến An có diện tích 27,17 ha vớitổng dự toán đầu tư là 808 tỷ, đến năm 2008, Nhà trường đã được đầu tư 158 tỷđồng Nhà trường phấn đấu đến năm 2020, dự án xây dựng mở rộng Trường Đại họcHải Phòng sẽ hoàn thành
Trang 24CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN 2015
2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Hải Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Để phát triển giáo dục - đào tạo tại Thành phố Hải Phòng, tháng 4 năm
2000, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại học Sư phạm HảiPhòng trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị đào tạo lớn của thành phố là: Đại học tạichức, Cao đẳng sư phạm đa cấp, đa hệ; Trường cán bộ quản lý giáo dục và bồi
dưỡng giáo viên, Trung tâm Ngoại ngữ (Quyết định số 48/2000/QĐ-TTg, ngày
20 tháng 4 năm 2000).
Trên địa bàn Thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận chưa có trường đạihọc công lập đào tạo đa ngành Theo chủ trương của Trung ương, các trường đạihọc công lập giữ vai trò chủ đạo và trung tâm trong giáo dục đại học, do đó, tạiHải Phòng cần xây dựng Trường Đại học Hải Phòng đa ngành trên cơ sở TrườngĐại học Sư phạm Hải Phòng
Việc phát triển đa ngành đào tạo gắn với đổi tên Trường Đại học Sư phạmHải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ giảng dạy và tận dụng cơ sở vật chất kĩ thuật; đồng thời đó cũng là sự quantâm chung của toàn xã hội để Trường Đại học Hải Phòng thực sự góp phần vàonhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố và đất nước
Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 12 năm 2003, theo sự chỉ đạo của lãnhđạo Thành phố, nhà trường đã mời các cơ quan chức năng, các Sở, Ban, Ngànhthành phố có liên quan nghe báo cáo và đóng góp ý kiến vào Đề án xây dựngTrường Đại học Hải Phòng trên cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng.Cùng với chiến lược phát triển đa ngành, chiến lược phát triển đội ngũ, chiếnlược mở rộng và xây dựng cơ sở vật chất, các kế hoạch và hoạt động hợp tácquốc tế, hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo đại học và sau đại học
Trang 25đã được đề cập đầy đủ trong Đề án [4] Đồng thời, Đề án cũng đưa ra các biệnpháp trước mắt, lâu dài để thực hiện mục tiêu đề ra, nhằm từng bước xây dựngTrường Đại học Hải Phòng thành một Trung tâm giáo dục, đào tạo, nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ vững mạnh.
Trước tình hình thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, khu vực và Thành phố, ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủban hành Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên Trường Đại học Sư phạm HảiPhòng thành Trường Đại học Hải Phòng, phát triển đào tạo đa ngành
Như vậy, việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành TrườngĐại học Hải Phòng gắn với phát triển đào tạo đa ngành trở thành nhu cầu tấtyếu, phù hợp với thực tế khách quan trước mắt cũng như lâu dài để cung cấpnguồn nhân lực đa lĩnh vực trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, khai thác tiềm năng thế mạnh nguồn nhân lực tại chỗ vàlợi thế kinh tế khu vực, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân và sự phấn đấukhông mệt mỏi trong xây dựng và phát triển của Đảng bộ, cán bộ, công chứcTrường Đại học Sư phạm Hải Phòng
Các địa điểm đào tạo: Tại số 171 Phan Đăng Lưu - Quận Kiến An; Tại số
2 Nguyễn Bình và Nam Pháp - Quận Ngô Quyền; Tại số 246B Đà Nẵng - QuậnNgô Quyền; Tại số 10 Trần Phú - Quận Ngô Quyền
Trường Đại học Hải Phòng là cơ sở đào tạo trực thuộc UBND Thành phốHải Phòng và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục
& Đào tạo Trường có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng Trụ sởcủa Trường đặt tại Thành phố Hải Phòng
Cơ cấu tổ chức của Nhà trường hiện nay gồm có:
- Ban Giám hiệu có 5 người:
+ Hiệu trưởng
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Đào tạo
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Cơ sở vật chất
Trang 26+ Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Nghiên cứu khoa học.
+ Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Học sinh, Sinh viên
Các phòng, ban chức năng: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Chính trị Công tác HSSV, Phòng Quản lý Sau đại học, Phòng Kế hoạch - Tài chính,Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Quản lý thiết bị, Phòng Đào tạo, PhòngQuản lý khoa học, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Phòng Thanh tra Phápchế, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Bảo vệ, Trung tâm Đào tạoThường xuyên, Trung tâm Đào tạo BDCB, Ban Quản lý Ký túc xá, Thư viện,Ban Quản lý Dự án Xây dựng
Các đơn vị đào tạo: Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Toán, Khoa Ngữvăn và Địa lý, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Thể dục Thểthao, Khoa Tâm lý Giáo dục học, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Khoa
Du lịch, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Xây dựng, Khoa Điện - Cơ, Khoa Kếtoán Tài chính, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Viện Sinh - Nông, Trungtâm Ngoại ngữ, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ, Trung tâm Giáo dụcQuốc phòng, Trung tâm Thực hành Kỹ thuật
- Các trường thực hành: Trường Phổ thông Phan Đăng Lưu, Trường Mầmnon Thực hành, Trường Tiểu học Thực hành
- Tổ chức Đảng: Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Hội Sinh viên
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường ĐHHP
Trường Đại học Hải Phòng có chức năng đào tạo cán bộ khoa học kỹthuật đa ngành, đa lĩnh vực và là trung tâm nghiên cứu, tiếp thu và chuyển giaotiến bộ khoa học - công nghệ đa ngành của khu vực đồng bằng duyên hải Bắcbộ
Trường Đại học Hải Phòng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên và cán bộ khoahọc kỹ thuật, quản lý đa ngành có trình độ đại học, trên đại học [9]
Trang 27Nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ gắn với đào tạo, gắn vớithực tiễn phát triển kinh tế - xã hội khu vực và Thành phố Hải Phòng Thực hiệncác quy trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, kinhdoanh, đào tạo… và phục vụ đời sống Bao gồm các lĩnh vực: nghiên cứu khoahọc cơ bản, nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ -kinh tế, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ.
Phát triển hợp tác quốc tế đa lĩnh vực, trọng tâm là phát triển đào tạo đangành, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao (Tiến sỹ, Thạc sỹ), traođổi cán bộ giảng dạy, sinh viên; công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị kỹthuật phục vụ đào tạo
Hỗ trợ, tư vấn về học thuật, về chuyển giao khoa học công nghệ, bồidưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, hợp tác với các học viện, các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề và các cơ sở khác ở khu vực, trongnước và nước ngoài
Trường Đại học Hải Phòng xác định sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõitrong Chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
- Sứ mạng: Trường Đại học Hải Phòng là cơ sở giáo dục đại học đa cấp,
đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; làtrung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vàtrung tâm văn hóa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phốHải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước
- Tầm nhìn: Đến năm 2030 trở thành một trường đại học hàng đầu Việt
Nam theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực
- Giá trị cốt lõi: Chất lượng - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Đáp ứng
nhu cầu xã hội - Hội nhập Quốc tế
Trang 282.1.3 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính của Trường ĐHHP
Bộ máy quản lí tài chính Trường Đại học Hải Phòng với nòng cốt làPhòng Tài chính kế toán, nay đổi tên thành Phòng Kế hoạch tài chính (Tháng9/2015) Phòng gồm 10 cán bộ kế toán: 03 trình độ thạc sỹ, 07 trình độ đại học
Hình 1.1 Sơ đồ phòng Kế hoạch tài chính
Phòng Kế hoạch tài chính có chức năng tham mưu, tổng hợp, đề xuất giúpHiệu trưởng thực hiện quản lý công tác tài chính của Trường; chịu trách nhiệm
LươngTài sảnBHXH
Kế toán
Nguồnthu
Kế toán
nguồnDV
Kế toán
thu171PĐL
Kế toán
thu
số 2NB
Thủ quỹ
Trang 29trước Hiệu trưởng về lập kế hoạch quản lý, phân phối, giám sát thu, chi cácnguồn kinh phí, tài sản, vật tư kỹ thuật, thực hiện thanh quyết toán theo chế độ
và quy định hiện hành của Nhà nước về tài chính
Các nhiệm vụ của Phòng như sau:
Một là, căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch các mặt hoạt động của Trường,căn cứ vào định mức các chế độ tài chính tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn,ngắn hạn, từng quý, từng tháng về đào tạo, xây dựng cơ bản, NCKH, cácchương trình mục tiêu khác,
Hai là, quản lý, giám sát các nguồn kinh phí của Trường, thực hiện đầy đủ,rành mạch các nguyên tắc, chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quyđịnh của Nhà trường về tài chính
Ba là, căn cứ dự toán đầu năm của từng đơn vị, tổng hợp, phân bổ theo từngmục ngân sách, trình Hiệu trưởng phê duyệt Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch tài chính đã được duyệt và các chế độ tài chính do Nhà nước ban hànhnhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính của Nhà trường
Bốn là, lập kế hoạch, sổ sách, lưu trữ chứng từ, xây dựng hệ thống kế toán thốngnhất trong toàn trường và chỉ đạo hoạt động của nó đúng với quy định của Nhà nước.Năm là, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi tài chínhcủa các đơn vị trong Trường nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhấtcông tác tài chính trong Trường
Sáu là, giám sát việc sử dụng kinh phí, vật tư, kỹ thuật, tiền mặt… phục vụcho các hoạt động trong Trường
Bảy là, kết hợp với các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ chungphục vụ hoạt động đào tạo
Trang 302.2 Thực trạng nguồn tài chính Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
2.2.1 Các nguồn tài chính
2.2.1.1 Nguồn ngân sách Nhà nước cấp
Theo luật Ngân sách thì “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và đượcthực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước “ [8] Ngân sách nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điềutiết thị trường, ổn định giá cả, chống lạm phát, điều chỉnh thu nhập, điều tiết sựphân hóa giàu nghèo cũng như định hướng sản xuất thông qua các khoản chi vềkinh tế, chi đầu tư xây dựng, phúc lợi, giao thông, thông tin liên lạc Ứng vớitừng cấp ngân sách thì những vai trò trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp
Trường Đại học Hải Phòng với tư cách là một đơn vị sự nghiệp công lập tựchủ một phần kinh phí thuộc địa phương quản lí, cụ thể là UBND Thành phốHải Phòng Do đó, nguồn kinh phí NSNN cấp là một nguồn tài chính vô cùngquan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Nhà trường NguồnNSNN cấp chủ yếu theo các đầu mục sau:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Vốn đối ứng các dự án do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: đề tài cấp bộ, cấp thànhphố, cấp trường…;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụđột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí tinh giản biên chế, đào tạo lại cán bộ theo yêu cầu của xã hội
và theo hợp đồng với các bên liên kết;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính trị (đào tạo sinh viên Lào,Campuchia…);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch vốn hàngnăm
Trang 31Việc phân bổ nguồn NSNN phục vụ chi thường xuyên cho các trường đạihọc hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào chỉ tiêu sinh viên của trường Vì vậy, sự biếnđộng về số lượng sinh viên hàng năm ảnh hưởng rất lớn đến định mức ngân sáchcấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo hàng năm và dự toán củacác trường đã lập.
UBND thành phố Hải Phòng là đơn vị quản lí và cung cấp nguồn tàichính chủ yếu cho Trường ĐHHP Thông qua Sở tài chính Hải Phòng, dự toán
đã phê duyệt sẽ được cấp theo từng đợt (bản giấy), sau đó được truyền sang Khobạc Nhà nước Kiến An (nơi Trường ĐHHP đăng ký mã đơn vị sử dụng ngânsách) theo hệ thống Tabmis để nhập vào dự toán trên máy Khi đã có dự toántrên máy thì đơn vị tiến hành giao dịch chuyển khoản hay rút tiền mặt ngân sáchdưới sự giám sát chặt chẽ của kiểm soát chi kho bạc
Theo thống kê tại bảng và biểu 2.1 cho thấy, nguồn tài chính do ngân sáchNhà nước cấp cho Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015 như sau:
Trang 32Bảng 2.1 Tổng NSNN cấp cho Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng NSNN cấp 37.364.673.400 100 53.803.000.000 100 52.092.085.000 100 54.108.787.500 100 51.821.110.000 100
1 Chi thường xuyên 36.600.755.400 97.95 53.533.000.000 99.49 47.315.000.000 90.82 45.086.000.000 83.32 36.748.000.000 70.9
2 Chi không TX 763.918.000 2.05 270.000.000 0.51 4.777.085.000 9.18 9.022.787.500 16.68 15.073.110.000 29.1
(Nguồn: Báo cáo quyết toán nguồn ngân sách năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của
Trường ĐHHP)
Biểu 2.1 Tổng NSNN cấp cho Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Phân tích số liệu ta thấy:
Năm 2011 tổng nguồn NSNN cấp cho trường là 37.364.673.400 đồng;năm 2012 là: 53.803.000.000 đồng; năm 2013: 52.092.085.000 đồng; năm 2014:54.108.787.500 đồng; năm 2015: 51.821.110.000 đồng Ngân sách Nhà nướccấp có xu hướng tăng lên và dần ổn định trong các năm tiếp theo (2012, 2013,
2014, 2015) Tuy nhiên, còn thể hiện sự mất cân đối giữa các năm, cụ thể: ngânsách cấp năm 2011 thấp hơn năm 2012 là:16.438.326.600 đồng Đây là mứcchênh lệch rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Nhà trường, đặcbiệt là hoạt động thanh toán cho công tác dạy và học của sinh viên khối sư phạmkhông phải đóng học phí
Trang 33Ngân sách phân bổ cho chi thường xuyên nhìn chung theo xu hướng ổnđịnh, giảm dần đều Đây cũng là điều kiện để các Trường công lập tự chủ dần vềtài chính trong thời gian tới Cụ thể: Năm 2011 chiếm 97.95% trong tổng NSNNcấp; năm 2012: 99.49%; năm 2013: 90.82% Riêng 2 năm 2014 và 2015, ngânsách phân bổ cho chi thường xuyên chỉ chiếm 83.32% và 70.9% trong tổngNSNN cấp, giảm hơn 10% so với các năm trước Sở dĩ có điều này là vì việc xétduyệt dự toán chi thường xuyên ban đầu của Trường được Sở tài chính HảiPhòng thẩm định giảm dần và cắt hẳn đầu mục cấp cho mua sắm sửa chữa lớnTSCĐ phục vụ chuyên môn về chi không thường xuyên Theo thực tế tại trườngĐHHP, các khoản chi thường xuyên gồm có các khoản sau:
- Nhóm mục chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp, học bổng, tiềnthưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản thanh toán khác cho cánhân)
- Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn (thanh toán dịch vụ công cộng,vật tư văn phòng phẩm,thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, thuêmướn,sửa chữa nhỏ TSCĐ,chi phí phục vụ công tác dạy và học…)
- Nhóm mục chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn
- Nhóm mục chi thường xuyên khác
Trang 34Bảng 2.2 Nguồn NSNN cấp cho chi thường xuyên (kinh phí tự chủ) choTrường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NSNN cấp cho chi
Trang 3579.6% Điều này cho thấy trường ĐHHP luôn quan tâm đến đời sống của cán bộgiáo viên cũng như những ưu đãi cho sinh viên Nhà trường, đặc biệt là những ưuđãi về tiền thưởng (thường xuyên và đột xuất) để khích lệ tinh thần làm việc củaCBGV, CNV Còn đối với HSSV thì có nhiều ưu đãi hơn về học bổng trong quátrình học tập, nhất là những sinh viên ưu tú thuộc đối tượng con chính sách hay
có hoàn cảnh khó khăn
Nhóm NSNN cấp cho chi nghiệp vụ chuyên môn, nhìn chung ổn địnhtrong các năm Cụ thể năm 2011 chiếm 15.69% trong tổng NSNN cấp cho chithường xuyên, năm 2012 chiếm 13.57%, năm 2013 chiếm 23.36%, năm 2014chiếm 21.96%, năm 2015 chiếm 18.84% (trong đó năm ngân sách cấp cao nhấtcho chi nghiệp vụ chuyên môn là năm 2013, tương đương 11.054.126.100đồng) Đây là nhóm mục chi cho các hoạt động thiết yếu duy trì hoạt độngthường xuyên cho Trường ĐHHP nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy, học,nghiên cứu khoa học
Nhóm NSNN cấp cho mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn
có xu hướng giảm mạnh theo từng năm Năm 2011 chiếm 34.15% trong tổngNSNN cấp cho chi thường xuyên, năm 2012 chiếm 27.79%, năm 2013 chiếm19.06%, năm 2014 chiếm 3.59%, năm 2015 chiếm 0% Nguyên nhân của sựgiảm mạnh này là do sự không nhất quán trong phân bổ dự toán mua sắm sửachữa đầu năm từ Sở tài chính Hải Phòng Năm 2011,2012 sở dĩ tỷ lệ ngân sáchcấp cho MSSC tăng cao hơn so với năm 2013, đặc biệt là năm 2014 là do dựtoán MSSC được phân bổ vào nguồn tự chủ (nguồn kinh phí chi thường xuyên).Năm 2013, 2014 dự toán cho MSSC được phân bổ phần nhiều vào nguồn không
tự chủ (nguồn kinh phí chi không thường xuyên) Đặc biệt năm 2015, dự toáncho MSSC được phân bổ hoàn toàn vào nguồn kinh phí không tự chủ
Nhóm NSNN cấp cho chi thường xuyên khác từ năm 2011 đến năm 2015,nhìn chung luôn ở mức ổn định, không có nhiều biến động và luôn chiếm một tỷ
lệ khiêm tốn so với các nhóm mục chi khác trong tổng NSNN cấp cho chithường xuyên
Trang 36Ngân sách NN cấp cho chi không thường xuyên giai đoạn 2011-2015 đượcthể hiện qua bảng và biểu 2.3:
Bảng 2.3 Nguồn NSNN cấp cho chi không thường xuyên (kinh phí không tự
chủ) cho Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % NSNN cấp cho chi không
Biểu 2.3 Nguồn NSNN cấp cho chi không thường xuyên (kinh phí không
tự chủ) cho Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Thông qua các số liệu trong bảng và biểu đồ cho thấy Dự toán NS cấptrong năm 2011, 2012 chủ yếu tập chung vào nguồn chi thường xuyên, nguồn
Trang 37chi không thường xuyên phát sinh ít, phục vụ cho các nhiệm vụ đột xuất (NScấp cho tinh giản biên chế, đào tạo sinh viên Campuchia, đào tạo lại cán bộ).Sang năm 2013, 2014, 2015 NSNN cấp cho chi hoạt động không thường xuyênđược phân bổ đều theo các nhóm mục chi, theo xu hướng tăng dần về tổng mứcchi Cụ thể năm 2013, nhóm chi cho thanh toán cá nhân chiếm 13.41% tổng chi
NS không thường xuyên; năm 2014 chiếm 14.87% (chi thanh toán chế độ miễngiảm học phí cho HSSV); năm 2015, chiếm 8.93% (chi thanh toán chế độ miễngiảm học phí cho HSSV) Năm 2013 nhóm mục chi cho nghiệp vụ chuyên mônchiếm 8.45% tổng chi NS không thường xuyên; năm 2014 chiếm 13.89% (Chiđào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ theo hợp đồng); năm 2015chiếm 4.81% (Chi mua văn phòng phẩm, chi thuê mướn, chi mua hàng hóa, vật
tư phục vụ chuyên môn và chi đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán
bộ theo hợp đồng) Nhóm mục này có xu hướng tăng dần (từ năm 2012 đến năm2014), thể hiện mức độ tín nhiệm của các đơn vị trong thành phố đối với TrườngĐHHP trong liên kết đào tạo lại Năm 2013, nhóm mục chi MSSC chiếm66.98% trong tổng chi NS không thường xuyên, năm 2014 chiếm 62.52%, năm
2015 chiếm 80.7% Xét trên tổng dự toán NS cấp cho chi không thường xuyênthì dự toán cấp cho đầu tư MSSC năm 2014 vẫn tăng hơn so với năm 2013 là:2.441.000.000đồng; năm 2015 tăng so với năm 2013 là: 9.691.003.000 đồng vànăm 2014 là: 7.249.903.000đồng Năm 2013, nhóm mục chi cho thường xuyênkhác chiếm 11.16% trong tổng chi NS không thường xuyên; năm 2014 chiếm8.72%; năm 2015 chiếm 5.56%
Qua việc phân tích các bảng số liệu như trên cũng như xuất phát từ tìnhhình thực tế của trường ĐHHP, cho thấy thực trạng phân bổ nguồn ngân sáchqua các năm còn vài điều cần quan tâm như sau:
Thứ nhất, việc phân bổ NSNN theo các nhóm mục chi cần thống nhấtgiữa nguồn tự chủ (Chi thường xuyên) và nguồn không tự chủ (Chi khôngthường xuyên) Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc lập dự toán đầu
Trang 38năm, cũng như chủ động trong việc bố trí, sắp xếp thứ tự các công trình ưu tiênđược thực hiện trước.
Thứ hai, Trường ĐHHP đào tạo cả sinh viên sư phạm và sinh viên ngoài
sư phạm Trong đó kinh phí phục vụ cho sinh viên sư phạm phụ thuộc hoàn toànvào nguồn ngân sách nhà nước cấp Sinh viên ngoài sư phạm (bao gồm khối cửnhân, kinh tế, kỹ thuật) với số lượng giảm dần theo từng năm dẫn đến tổngnguồn thu sụt giảm Do đó việc cấp ngân sách chi thường xuyên cho các trường
tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cần phải thay đổi phươngthức phân bổ dự toán Thay đổi từ phương thức phân bổ “cào bằng” sangphương thức phân bổ dựa trên các lĩnh vực đào tạo của các trường để đảm bảo
sự công bằng về đầu tư giữa trường được nhận kinh phí trực tiếp từ Trung Ương
và trường nhận kinh phí của địa phương Ưu tiên các trường có sinh viên sưphạm hay các trường khối kỹ thuật đòi hỏi phải đầu tư nhiều trang thiết bị kỹthuật, phòng thí nghiệm, thực hành
Thứ ba, nguồn NSNN cấp cho nhóm mục mua sắm sửa chữa lớn phục vụchuyên môn nhìn chung tạo được sự cân đối, hợp lí giữa các năm (tổng hợp cả 2nguồn thường xuyên và không thường xuyên) Cụ thể, năm 2011 cấp12.500.000.000 đồng (Mua sắm: 25.56%; sửa chữa: 74.44%); năm 2012 cấp:14.877.759.300 đồng (Mua sắm: 74.56%; sửa chữa: 25.44%); năm 2013 cấp12.221.481.000 đồng (Mua sắm: 73.87%; sửa chữa: 26.13%); năm 2014 cấp7.261.425.000 đồng (Mua sắm: 23.56%; sửa chữa: 76.44%); năm 2015 cấp12.891.003.000 đồng (Mua sắm: 57.88%; sửa chữa: 42.12%) Điều này tạothuận lợi cho Trường ĐHHP trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ kịp thờihọc tập cho sinh viên, cũng như thanh toán các công trình xây dựng đã hoànthành và đưa vào quyết toán Tuy nhiên, nguồn NSNN cấp cho nhóm mục này
sẽ theo xu hướng giảm dần vì Nhà nước đang dần thắt chặt chi tiêu cho đầu tưcông nên việc duy trì thanh toán cho các công trình xây dựng còn nợ đọng bằngnguồn ngân sách gặp rất nhiều khó khăn Đây cũng là bài toán chung nan giải
Trang 39đặt ra không chỉ cho trường ĐHHP nói riêng mà còn cho các trường tự chủ mộtphần kinh phí hoạt động nói chung.
2.2.1.2 Nguồn thu sự nghiệp
Theo thống kê tại bảng 2.4 cho thấy, nguồn thu sự nghiệp của TrườngĐHHP giai đoạn 2011-2015 được thể hiện như sau:
Bảng 2.4 Nguồn thu sự nghiệp Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồn thu sự
Biểu 2.4 Nguồn thu sự nghiệp Trường ĐHHP giai đoạn 2011-2015
Nguồn thu sự nghiệp Trường ĐHHP được cấu thành bởi 2 bộ phận: Thuhọc phí và thu lệ phí, khác Học phí bao gồm học phí chính quy, học phí hệ đàotạo theo địa chỉ, vừa làm vừa học (trong trường và ngoại thành), học phí bằng II,cao học, học phí liên thông, liên kết, hệ cấp chứng chỉ, học phí trường Mầm nonthực hành, buổi 2 trường Tiểu học thực hành và học phí trường phổ thông trung
Trang 40học Thu lệ phí, khác gồm: Kinh phí đào tạo GDQP, lệ phí tuyển sinh, kỳ phụ,khác Với đa dạng các nguồn thu học phí như trên, Trường thực hiện theo Nghịđịnh số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ về việc miễn giảm họcphí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dụcthuộc hệ thông giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015.Các mức học phí các năm kế tiếp sẽ được điều chỉnh theo lộ trình thay đổikhung học phí theo Quy định của nhà nước.
Theo số liệu trong bảng thấy: Nguồn thu sự nghiệp qua các năm có sựbiến động lớn về tổng thu.Cụ thể năm 2011, tổng thu là 68.989.634.400 đồng;năm 2012 là 94.783.882.400 đồng (tăng thu 25.794.248.000 đồng so với năm2011); năm 2013 là 107.442.726.500 đồng (tăng thu 38.453.092.100 đồng so vớinăm 2011 và tăng thu 12.658.844.100 đồng so với năm 2012); năm 2014 là86.849.316.500 đồng (tăng thu 17.859.682.100 đồng so với năm 2011, giảm thu7.934.565.900 đồng so với năm 2012 và giảm thu 20.593.410.000 đồng so vớinăm 2013); năm 2015 là 83.214.798.200 đồng (tăng thu 14.225.163.800 đồng sovới năm 2011, giảm thu 11.569.084.200 đồng so với năm 2012, giảm thu24.227.928.300 đồng so với năm 2013 và giảm thu 3.634.518.300 đồng so vớinăm 2014) Từ năm 2011 đến năm 2013, tổng thu sự nghiệp toàn trường có xuhướng tăng dần, đặc biệt là năm 2013 mức thu lên đến 107.442.726.500 đồng.Nguyên nhân là do năm 2013 có sự tăng về số lượng sinh viên chính quy(12.000 sinh viên), đồng thời có sự thay đổi về mức thu học phí đối với cácngành học Sang năm 2014 và 2015, nguồn thu sự nghiệp lại có xu hướng giảmdần do số lượng sinh viên giảm dần (Năm 2014: 11.784 sinh viên; năm 2015:10.670 sinh viên) Mặc dù Trường ĐHHP được Bộ GD&ĐT cho phép tuyểnsinh trong cả nước với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao là 3.650, trong đóđại học: 3.300 chỉ tiêu, cao đẳng: 350 chỉ tiêu Sinh viên Nhà trường chủ yếu có
hộ khẩu tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh trong khu vực duyên hải Bắc Bộ.Song hiện nay các tỉnh trong khu vực duyên hải Bắc Bộ đều có từ 1 đến 2trường đại học để đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -