1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016 - 2020

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGUYỄN ĐÌNH VINH XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN ĐÌNH VINH

XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM

LƯỢNG HUỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Cương

HẢI PHÒNG - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệu và tư liệu được dựa trên nguồn tin cậy và của Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ cung cấp trong quá trình làm việc thực tế của tác giả Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hải Phòng, ngày 08 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Đình Vinh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần giống Gia cầm Lượng Huệ đã tiếp nhận và hỗ trợ tôi trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp Đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới Ông Phạm Văn Lượng, Giám đốc Công ty, Ông Đoàn Văn Hưng, Phó Giám đốc Công ty và các bộ phận phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật, phòng HC-NS-TC và các bộ phận khác đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn tôi Từ đó, tôi đã có được những trải nghiệm thực tế và

kỹ năng phục vụ cho công việc của tôi

Tiếp đến, tôi chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Cương đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp một cách đúng thời gian và tốt nhất

Và cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Hải Phòng và các thầy cô phòng Quản lý Sau đại học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn

Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến tất cả vì sự giúp đỡ, lời chia sẻ và động viên để giúp tôi hoàn thành luận văn của mình

Hải Phòng, ngày 08 tháng 7 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Đình Vinh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 5

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ, đổi mới công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ 5

1.1.1 Khái niệm về công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN 5

1.1.2 Vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN 7

1.2 Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ 8

1.2.1 Mục tiêu của việc xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm 8

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm 9

1.2.3 Nguyên tắc của xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm 10

1.3 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong nước và quốc tế 11

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình của một số tập đoàn trên thế giới 11

1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng LTĐMCN tại Việt Nam 14

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA CẦM LƯỢNG HUỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 18

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ 18

2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ 18

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty CPGGC Lượng Huệ 20

2.1.4 Tổ chức bộ máy và lực lượng lao động 21

Trang 5

2.1.5 Hoạt động kinh doanh của Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ 21

2.2 Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015 28

2.2.1 Đánh giá thực trạng trình độ công nghệ tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015 28

2.2.2 Đánh giá hiện trạng về tài chính 35

2.3 Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015 59

2.3.1 Những mặt mạnh 59

2.3.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 60

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY GIỐNG GIA CẦM LƯỢNG HUỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020 62

3.1 Mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020 62

3.1.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Lượng Huệ đến năm 2020 62

3.1.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Lượng Huệ đến 2020 62

3.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động đổi mới công nghệ tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020 63

3.2.1 Cơ hội 63

3.2.2 Thách thức 64

3.3 Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020 64

3.3.1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng LTĐMCN của Lượng Huệ 64

3.3.2 Các nhiệm vụ đổi mới công nghệ 66

3.3.3 Tiến độ thực hiện đổi mới công nghệ 72

3.3.4 Giải pháp thực hiện ĐMCN 73

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC I: ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV Cán bộ, công nhân viên

CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá LTĐMCN Lộ trình đổi mới công nghệ

CNTB Công nghệ và thiết bị

HC- NS - TC Hành chính - Nhân sự - Tài chính

KH&CN Khoa học và Công nghệ

R&D Nghiên cứu và Phát triển

SXKD Sản xuất kinh doanh

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

3.3 Sơ đồ cơ cấu theo chương trình – mục tiêu 76

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hướng tới sự phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức thì công nghệ và đổi mới công nghệ (ĐMCN) trở thành yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào nguồn lực, năng lực và trình độ phát triển, các quốc gia sẽ theo đuổi các mục tiêu, nội dung và

lộ trình ĐMCN khác nhau Đối với các nước phát triển, do tích luỹ được năng lực khoa học và công nghệ ở trình độ cao, chính sách ĐMCN tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm, công nghệ, thiết bị mới có hàm lượng khoa học

và giá trị gia tăng cao Đối với các nước đang phát triển, ĐMCN tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và ứng dụng nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế; đồng thời nâng cao năng lực công nghệ quốc gia và đóng góp quyết định cho thành công của quá trình CNH-HĐH

Mặc dù có những đóng góp trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhưng thực trạng trình độ công nghệ nước ta còn thấp, hoạt động ĐMCN chưa tích cực và hiệu quả Công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất hiện tại chỉ ở trình độ trung bình so với chuẩn chung của thế giới nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới tìm hiểu thông tin, trang bị kiến thức và

có sự đầu tư thoả đáng cho ĐMCN bằng một kế hoạch hay gọi là lộ trình cụ thể trong khoảng thời gian nhất định

Lộ trình công nghệ ngày càng được nhiều doanh nghiệp trên thế giới

sử dụng nhằm định hướng các nhóm làm việc trong việc lập kế hoạch chiến lược cho một sản phẩm mới và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu giảm thời gian phát triển sản phẩm và tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng

Trang 9

Trong những thập kỷ gần đây, môi trường cấp thiết và năng động đã đặt các doanh nghiệp đứng trước nhu cầu đổi mới các sản phẩm và quy trình khác biệt nhằm xâm chiếm các thị trường mới và đạt được vị trí cạnh tranh cao

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp, bất kể quy mô, tuổi đời hay loại hình nào, cũng cần phải liên tục bắt kịp sự phát triển của các công nghệ được

sử dụng trong sản phẩm và quy trình ứng dụng của chúng, cũng như các công nghệ có thể áp dụng để phát triển sản phẩm mới Doanh nghiệp cũng có thể nhanh nhạy sớm dự đoán trước khả năng và kỹ năng cần thiết để độc chiếm lấy công nghệ trước khi được áp dụng vào sản phẩm

Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng mang tính chiến lược của việc lập kế hoạch công nghệ mới, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều đi theo định hướng này Họ biết cần phải làm gì, nhưng không biết phải làm thế nào hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng những hiểu biết này trong công tác quản lý, vì lý do văn hóa, tài chính, cơ cấu hay các lý do khác

Trước bối cảnh đó, việc lập lộ trình công nghệ được biết đến như một phương pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch công nghệ trong các doanh nghiệp, giảm thiểu các rào cản liên quan tới quá trình này Doanh nghiệp cần phải xây dựng và thực hiện lộ trình ĐMCN theo nguyên tắc: Lộ trình đổi mới công nghệ là công cụ gắn kết giữa sản phẩm, công nghệ và thị trường Việc triển khai xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ đạt được hiệu quả, tránh đi chệch hướng, ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược và sự tồn tại của doanh nghiệp

Đối với Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giống gia cầm Trải qua hơn 20 năm từ khi khởi nghiệp chỉ với 50 con gà, công ty đã vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất gà nội địa lớn ở Việt Nam, sản lượng gà cung cấp ra thị trường năm 2015 lên đến 16 triệu con Công ty đã xây dựng được thương hiệu uy tín

Trang 10

trên thị trường với các sản phẩm giống gia cầm, trứng, thịt gà Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp giống gia cầm và sự tiến bộ như

vũ bão của khoa học công nghệ, công ty cổ phần Lượng Huệ cần phải nghiên cứu xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong giai đoạn 2016-2020 Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong giai đoạn 2016-2020 là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD giai đoạn 2016-2020 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN nói chung và trong lĩnh vực sản xuất giống gia cầm nói riêng

- Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp về xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ

- Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ sản xuất giống gia cầm, trình độ công nghệ theo Thông tư 04/2014 của

Bộ KH&CN tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn

2011-2015 để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của nó

- Nghiên cứu cơ hội và thách thức đối với hoạt động SXKD của Công

ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020

- Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-

2020

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ sản xuất giống gia cầm tại các doanh nghiệp giống gia cầm

- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là hoạt động nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ giống gia cầm tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ Về thời gian thu thập số liệu để phân tích là giai đoạn 2011-2015, thời gian áp dụng lộ trình đổi mới công nghệ tại Công ty là giai đoạn 2016-2020

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích, tổng hợp

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt khoa học: Đề tài luận văn làm sáng tỏ lý luận về vai trò, nội dung và các yêu cầu của công tác đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp gia cầm

- Về mặt thực tiễn: Luận văn đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu và triển khai, trình độ công nghệ tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015 để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu

và nguyên nhân của nó Để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ giống gia cầm tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020

6 Nội dung đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về về công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN, trong đó có một số doanh nghiệp giống gia cầm;

Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ giống gia cầm, trình độ công nghệ tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015;

Chương 3 Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2016-2020

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ, đổi mới công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ

1.1.1 Khái niệm về công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN

1.1.1.1 Khái niệm công nghệ

Trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thuật ngữ kinh tế - kỹ thuật đã du nhập vào Việt Nam, trong số

đó có thuật ngữ công nghệ Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài người Từ “Công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (τεκηνε - Tekhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng Ở Việt Nam, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị , Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI mang tên “Nghị quyết về khoa học – công nghệ” Như vậy thuật ngữ công nghệ đã được sử dụng chính thức ở nước ta từ năm 1992 Đến năm 2000, Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đưa ra định nghĩa

"công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm” Và đến năm

2013, Luật Khoa học và Công nghệ đã điều chỉnh khái niệm về Công nghệ như sau: "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm"

1.1.1.2 Khái niệm đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ phát sinh từ quá trình phát triển kinh tế xã hội Với

sự tác động của nền khoa học kỹ thuật tiến tiến cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế về sản phẩm và dịch vụ, hiện trạng công nghệ của các ngành sản xuất không ngừng nâng cao tạo tiền đề cho quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn

Bản chất của đổi mới công nghệ là một quá trình diễn ra theo tự nhiên

Trang 13

Như chúng ta đã biết, công nghệ là một sản phẩm của con người và nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ Mặt khác, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Do đó, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà đổi mới công nghệ đem lại cho DN cũng như cho toàn xã hội nói chung

Có quan điểm cho rằng đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội Tuy nhiên, theo Thông tư 03/2012/TT-BKHCN đưa ra khái niệm: “Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ

đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn” 1.1.1.3 Khái niệm lộ trình đổi mới công nghệ

Lộ trình công nghệ là khái niệm đã được nghiên cứu và áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nước đặc biệt là tại Canada, Úc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore

ở nhiều cấp độ khác nhau Phổ biến hơn cả, tại đa số các nước người ta nghiên cứu và sử dụng lộ trình công nghệ như một công cụ kế hoạch hóa quá trình phát triển công nghệ ở tầm chiến lược cho quốc gia và ngành, doanh nghiệp

Lộ trình đổi mới công nghệ có hàm ý nói tới một cách nhìn và hướng đi một cách hệ thống và tích cực hướng về tương lai Lộ trình ĐMCN cung cấp một cách nhìn đồng thuận về quá trình thay thế công nghệ của những người ra

Trang 14

quyết định, của những người tham gia xây dựng lộ trình ĐMCN để nhận dạng, đánh giá và lựa chọn chiến lược phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu công nghệ và sản phẩm mong muốn Lộ trình ĐMCN là một dạng của kế hoạch hóa công nghệ có thể giúp công ty, ngành công nghiệp, quốc gia đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng Theo Pieter Groenveld, chuyên gia của hãng Phillips, trong một bài viết năm 1997, ” lộ trình là một cách tiếp cận nhằm liên kết công nghệ, sản phẩm và thị trường có tính đến sự thay đổi của các yêu cầu và các cơ hội theo thời gian Xây dựng lộ trình là một quá trình nhằm góp phần liên kết kinh doanh với công nghệ và xác định chiến lược công nghệ bằng cách vạch ra tương tác giữa sản phẩm và công nghệ theo thời gian, có xét đến các mặt ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm và công nghệ” Theo Thông tư 03/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra khái niệm lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ như sau:

“Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp”

“Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động ĐMCN trong một khoảng thời gian xác định”

1.1.2 Vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ, lộ trình ĐMCN

1.1.2.1 Vai trò của công nghệ

Chúng ta thường nói KH&CN có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, nhưng trên thực tế, chính công nghệ mới là nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong sự phát triển kinh tế và xã hội Các thành tựu khoa học không thể trực tiếp đi vào sản xuất, mà nó phải thông qua các giải pháp công nghệ và do vậy, chính công nghệ đóng vai trò cầu nối giữa khoa học, sản xuất

và xã hội

Trong mỗi doanh nghiệp, công nghệ có những vai trò cơ bản sau:

- Công nghệ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 15

- Công nghệ giúp đa dạng hóa sản phẩm

- Công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ

- Công nghệ có tác động hai mặt đến môi trường, vừa là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, vừa là tác nhân khắc phục ô nhiễm môi trường

- Công nghệ nâng cao năng lực truyền thông [1, Tr.14]

1.1.2.2 Vai trò của đổi mới công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ

Có thể nói đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn [9, Tr.25]

Vai trò chủ yếu của lộ trình công nghệ là xử lý, lựa chọn các phương án công nghệ thông qua việc lựa chọn phạm vi và tốc độ ĐMCN sao cho đáp ứng được những nhu cầu đặt ra Qua đó, lộ trình ĐMCN có thể góp phần xây dựng các các chiến lược cho từng mốc thời gian cụ thể, ước định các trình độ công nghệ cần phải đạt đến và những phương tiện cần thiết cho thực hiện các

kế hoạch đặt ra [7, Tr.4]

1.2 Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ 1.2.1 Mục tiêu của việc xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm

- Đưa ra báo cáo tổng hợp về hiện trạng công nghệ của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lĩnh vực giống gia cầm

Trang 16

- Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng công nghệ, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn, các yêu cầu và

xu thế phát triển trong ngành kinh doanh, sản xuất giống gia cầm từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình đổi mới các công nghệ cốt lõi đến năm 2020 nhằm mục tiêu: Nâng cao chất lượng giống gia cầm, tăng năng suất lao động của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm

Lộ trình ĐMCN được sử dụng để xác định các công nghệ then chốt cần thiết (theo quốc gia, ngành và doanh nghiệp) để đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong vòng 5-10 năm tiếp theo Thực chất của việc xác định lộ trình ĐMCN là từ đánh giá nhu cầu của thị trường trong tương lai, xác định những sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, đồng thời đưa ra các biện pháp công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó

Mục đích của lộ trình ĐMCN là đem lại lợi ích doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch ĐMCN để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, lộ trình ĐMCN được coi là một công cụ bao quát để giúp đỡ các doanh nghiệp nắm bắt thị trường tốt hơn và ra quyết định đầu tư công nghệ một cách hữu hiệu hơn Nó có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhận dạng sản phẩm tương lai, công nghệ và dịch vụ cần thiết của mình, đồng thời đánh giá và lựa chọn các công nghệ đáp ứng được các nhu cầu đó

Lộ trình ĐMCN kích thích sự tăng cường hợp tác, chia sẻ các tri thức

và giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư công nghệ và các thách thức của môi trường kinh tế toàn cầu Thông qua bản lộ trình ĐMCN, các doanh nghiệp có thể liên kết với tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, tạo nên các đối tác mới và phát triển các giải pháp sáng tạo của mình Bởi chia sẻ các tri thức và công nghệ trước sự cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy các nguồn lực tài chính và trí tuệ để giành được sự thành công trên thị trường

Trang 17

Các lợi ích bền vững cho bản thân doanh nghiệp có thể sinh ra nếu có

sự cam kết xây dựng và thực hiện lộ trình ĐMCN Các lợi ích của lộ trình ĐMCN trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp nhằm bù đắp các điểm yếu kém về công nghệ và nắm bắt các cơ hội kinh doanh Khi cam kết thực hiện lộ trình ĐMCN, doanh nghiệp có thể:

- Lường trước và đáp ứng nhanh hơn các biến động của môi trường kinh doanh và vượt qua các đối tượng cạnh tranh bởi việc nhìn trước công nghệ

- Sắp xếp hợp lý các nguồn lực, qua đó thu được hiệu quả đầu tư lớn hơn để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

- Lượng hóa các nguồn lực phân phối cho các dự án ưu tiên

- Thúc đẩy các nguồn đầu tư, tài chính và các nguồn lực khác thông qua việc hợp tác triển khai các hoạt động R&D

- Chú trọng đến nghiên cứu nhu cầu khách hàng để cho phép đổi mới một cách triệt để, xây dựng lợi thế cạnh tranh mới cũng như sự phát triển của các thế hệ sản phẩm và dịch vụ mới

- Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư công nghệ thông qua sự hiểu biết nhu cầu công nghệ

- Thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư nhờ có cơ sở vững chắc trong việc ra quyết định đầu tư

1.2.3 Nguyên tắc của xây dựng lộ trình ĐMCN trong các doanh nghiệp giống gia cầm

- Xây dựng mục tiêu rõ ràng cụ thể của việc xây dựng lộ trình công nghệ, mục tiêu đó phải phù hợp với triển vọng/định hướng trong tương lai của doanh nghiệp và tính cần thiết của lộ trình công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và trung hạn

- Trong khi xác định phạm vi, cần chỉ rõ các lĩnh vực kinh doanh/sản phẩm nào là đối tượng hướng đến của lộ trình công nghệ, mục đích phát triển

lộ trình công nghệ, xây dựng khung thời gian làm việc của các lĩnh vực, bộ

Trang 18

phận và đối tượng tham gia xây dựng lộ trình công nghệ

- Xác định rõ giới hạn có thể huy động về cơ cấu tổ chức, nhân lực và kinh phí có thể sử dụng làm cơ sở xác định các điều kiện biên của lộ trình công nghệ (trong giai đoạn triển khai)

- Trao đổi và xác định một cách cụ thể các nội dung, lựa chọn cấu trúc loại hình lộ trình công nghệ, cơ chế quản lý, báo cáo, quy trình trao đổi thông tin trong quá trình làm việc, lịch trình, chi phí

- Tóm tắt phương pháp triển khai, xác định phương pháp xây dựng lộ trình công nghệ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp

1.3 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong nước và quốc tế 1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình của một số tập đoàn trên thế giới

Vào giữa thập niên 70, để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng (chủ yếu liên quan đến dầu mỏ), Mỹ đã tiến hành chung chương trình nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến nguồn nguyên, nhiên liệu tự nhiên mới để thay thế dầu Một lượng rất lớn các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ đã được huy động tham gia Sau gần 20 năm nước Mỹ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ khai thác - chế biến với trữ lượng lớn ngoài dự kiến Cũng trong thời gian này, các doanh nghiệp của Mỹ như GM, IBM, Texas Instruments v.v , phải đối phó với sự cạnh tranh của các nước mới nổi trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử bán dẫn…, đã tiến hành một chương trình điều tra, thống kê tổng thể hệ thống công nghệ đang được họ sử dụng để đánh giá toàn diện sự thua kém về trình độ, về năng lực triển khai, phát triển công nghệ nhằm xây dựng chiến lược và lộ trình đổi mới công nghệ trong các công

ty với mục tiêu giành lại vị trí dẫn đầu của họ trong các lĩnh vực kể trên

Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân có vai trò quyết định sự thành công của hai sự kiện nêu trên (một ở tầm quốc gia, một ở tầm doanh nghiệp) là đã xác định được lộ trình công nghệ với sự có tên của hàng trăm công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ đặc chủng được

sử dụng, khai thác đúng mục tiêu, đúng đối tượng Thành công của hai sự

Trang 19

kiện nêu trên đã chính thức khai sinh ra một hướng hoạt động mới trong KH&CN ở quy mô quốc gia và quy mô doanh nghiệp đó là Lập lộ trình công nghệ

Hướng hoạt động mới này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm từ nhiều quốc gia khác từ khối các nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhật,

Hà Lan, Phần Lan, khối các nước công nghiệp mới như Hàn quốc, Đài Loan,

Úc và gần đây là từ khối các nước thuộc BRICS cũng như được áp dụng tại nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia như Siemens, Samsung, HuaWei v.v

* Kinh nghiệm xây dựng lộ trình ĐMCN của hãng Motorola: Quá trình lập kế hoạch đổi mới công nghệ được xác định rõ ràng ở Motorola trong nhiều năm và được cung cấp phương thức theo dõi những yếu tố chính trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Bob Galvin, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Motorola trước đây, đã ủng hộ nỗ lực cho lộ trình chiến lược nói rằng:

“Mục đích cơ bản của quá trình kiểm duyệt kỹ thuật và lộ trình ĐMCN là để bảo đảm rằng chúng ta ngày nay đang đi vào hoạt động để làm cái gì cần thiết

để có công nghệ, qui trình, thành phần và kinh nghiệm đúng đắn để đáp ứng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ trong tương lai” Ông cũng chia sẽ rằng qua nhiều thập kỷ, Motorola đã sử dụng mạnh mẽ lộ trình kỹ thuật tinh vi để đạt được lợi thế cạnh tranh lớn

Các lộ trình công nghệ ban đầu của Motorola bao gồm cả những bản vẽ

lộ trình ĐMCN trên giấy, chúng được dán trên các bức tường của phòng hội nghị Sau đó, những lộ trình được tạo ra và lưu trữ trong một file chung Gần đây, với việc số hóa, những lộ trình ĐMCN này được sắp xếp hợp lý và tạo ra dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tuyến với các cộng sự trong các bộ phận khác nhau của Motorola

Tại Motorola, Để tiến hành xây dựng lộ trình, các chuyên gia của Motorola đã áp dụng hai loại lộ trình công nghệ đang nổi lên và lộ trình công nghệ sản phẩm

Lộ trình ĐMCN đang nổi lên (emering technology inovation roadmap)

Trang 20

đề cập một công nghệ riêng biệt là công nghệ đã được trình diễn trong phòng thí nghiệm của Motorola và được tập trung xem xét 3 nội dung sau đây:

- Đánh giá một cách khách quan năng lực của Motorola về công nghệ;

- So sánh năng lực của Motorola với năng lực của các hãng cạnh tranh, hiện tại và trong tương lai

- Dự báo sự tiến triển của công nghệ

Lộ trình ĐMCN sản phẩm (product technology inovation roadmap) mô

tả toàn diện một dây chuyền sản phẩm từ quá khứ đến hiện tại và các diễn biến khả dĩ trong tương lai Lộ trình chú trọng xem xét thị trường và môi trường cạnh tranh của nó, phân tích năng lực công nghệ và các nguồn lực kỹ thuật và tài chính sao cho các ưu tiên đề ra là đúng đắn và thích hợp Lộ trình ĐMCN sản phẩm của Motorola có 8 nội dung sau đây:

- Mô tả công việc kinh doanh: Nhiệm vụ kinh doanh; Các chiến lược; Thị phần; Diễn biến và dự báo doanh thu; Các đường cong chu trình sống của sản phẩm; Kế hoạch sản phẩm; Các đường cong kinh nghiêm; Cạnh tranh

- Các bản mô tả sản phẩm, các báo cáo tài chính, các sơ đồ tóm tắt

- Báo cáo về quan điểm thiểu số

Như vậy, dù là loại nào, mục đích của xây dựng lộ trình, theo quan điểm của Motorola, là nhằm đánh giá năng lực của hãng về công nghệ hay sản phẩm, có tính đến sự phát triển của công nghệ hay sản phẩm trong tương lai,

từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ hay phát triển sản phẩm của hãng Điểm khác nhau giữa hai loại chỉ là ở phạm vi của công nghệ được xem xét và do đó về khung thời gian, các khung này có thể khác nhau từ

3 đến 8 năm [7, Tr.16-20]

Trang 21

* Kinh nghiệm xây dựng lộ trình ĐMCN ở hãng Philips

Theo quan điểm của hãng Philips "Xây dựng lộ trình là một quá trình nhằm góp phần liên kết kinh doanh với công nghệ và xác định chiến lược công nghệ bằng cách vạch ra tương tác giữa sản phẩm và công nghệ theo thời gian, có xét đến các mặt ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm và công nghệ”

Trước khi tiến hành xây dựng lộ trình ĐMCN, Philips thành lập các Ban chỉ đạo, trong ban chỉ đạo thành lập các nhóm dự án nhỏ với sự tham gia của các bộ phận có liên quan (marketing, quản lý sản phẩm, R&D, thiết kế-chế tạo) và chọn ra người lãnh đạo Ban, người này có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và triển khai kế hoạch lộ trình của hãng Các nội dung cơ bản để xây dựng lộ trình công nghệ của Philips là:

- Trước hết, cần phải hiểu rõ về các thị trường và các đơn đặt hàng để xác định các sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng;

- Từ các yêu cầu đó, xác định các chức năng kỹ thuật của sản phẩm;

- Tiếp đến, xác định các công nghệ cần có để thực hiện các chức năng;

- Cuối cùng, xác định các dự án R&D cần tiến hành để xây dựng năng lực công nghệ cần thiết

Trong hãng Philips họ cũng áp dụng xây dựng lộ trình công nghệ cho các công ty thành viên như: Philips Lingting, Philips Domestic Applianes, Philips Semiconductors [7, Tr.20-26]

1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng LTĐMCN tại Việt Nam

Theo Quyết định số 343/TTg ngày 23/5/1997, Chính phủ đã giao cho

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 trong đó có việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ Qua đó Bộ cũng đã tổ chức hướng dẫn và ký hợp đồng với một số Bộ, ngành xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành đó: Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Bưu điện, Tổng công

ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt, Ngành dệt may Việt Nam, Ngành công nghệ sinh học Việt Nam, Tuy nhiên, các lộ trình này

Trang 22

sau khi xây dựng xong vẫn không được sử dụng trong thực tế

Đến năm 2004, Viện Chiến lược và chính sách Khoa học Công nghệ,

Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai công trình “nghiên cứu áp dụng phương pháp xây dựng lộ trình công nghệ trong đổi mới công nghệ ở Việt Nam” Công trình cũng chỉ dừng lại nghiên cứu ở 3 nội dung cơ bản: (i)Bản chất, cơ sở khoa học của cách tiếp cận xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ; (ii) Phân tích kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài và trong nước trong việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ; (iii) Tiến hành so sánh kinh nghiệm ở các nước với Việt nam trong cách tiếp cận khi xây dựng lộ trình công nghệ, rút ra một số vấn đề và kinh nghiệm nếu áp dụng cách tiếp cận này tại Việt Nam [6,Tr4]

Cho đến nay, cả nước duy nhất có Hải Phòng triển khai tư vấn giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ Trong 2 năm, 2014, 2015

Sở Khoa học và Công nghệ giao cho Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị tư vấn xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho 15 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng điểm của thành phố: Công ty CP Vật liệu xây dựng Thanh Phúc, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Đông Á, Công ty CP Thực phẩm Bình Minh, Công ty CP Sơn Hải Phòng và Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng, Công ty Lilama 69-2, Công ty cổ phần Điện cơ Hải Phòng, Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty TNHH Vico, Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức, Doanh nghiệp tư nhân cơ khí đúc gang Thành Phương, Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long, Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải, Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng

Các báo cáo xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ đã đánh giá tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng công nghệ của doanh nghiệp với 25 chỉ tiêu theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2014/TT-BKHCN ngày 08/4/2014 của Bộ KH&CN Bên cạnh đó, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng công nghệ và sản phẩm trong thời gian tới Trên cơ sở kết hợp những

Trang 23

yếu tố này với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp đến năm 2020

Các báo cáo đều được chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá là sát thực,

cụ thể, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Nội dung các báo cáo cũng là

cơ sở cho cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả xây dựng lộ trình ĐMCN của một số doanh nghiệp như sau:

(1) Công ty TNHH Vico

Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đánh giá 25 tiêu chí là 81/100 điểm, trình độ công nghệ của doanh nghiệp được xếp vào hạng tiên tiến Nhiệm vụ đổi mới công nghệ của Vico là:

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất bột giặt

- Hoàn thiện dây chuyền sản xuất nước tẩy rửa dạng lỏng

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển

- Đổi mới công tác quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(2) Công ty cổ phần hóa chất Minh Đức

Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đánh giá 25 tiêu chí là 67/100 điểm, trình độ công nghệ của doanh nghiệp được xếp vào hạng trung bình tiên tiến

Nhiệm vụ đổi mới công nghệ của Minh Đức là:

- ĐMCN tiết kiệm nhiệt cho lò nung

- Nghiên cứu, chế tạo thiết bị lọc bụi tay áo và ĐMCN trong các khâu vận chuyển, tiếp liệu, đóng bao

- Nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất bột nhẹ chất lượng cao

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới hệ thống tổ chức

(3) Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long

Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đánh giá 25 tiêu chí là 71/100 điểm, trình độ công nghệ của doanh nghiệp được xếp vào hạng trung bình tiên tiến

Trang 24

Nhiệm vụ đổi mới công nghệ của Hạ Long là:

- ĐMCN sản xuất, nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất Surimi

- ĐMCN làm lạnh để cấp đông

- Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(4) Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải

Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đánh giá 25 tiêu chí là 71/100 điểm, trình độ công nghệ của doanh nghiệp được xếp vào hạng trung bình tiến tiến

Nhiệm vụ đổi mới công nghệ của công ty Thủy Sản Cát Hải là:

- Nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng công nghệ sản xuất nhằm giảm độ mặn, tăng độ đạm, giảm sẫm mầu

- Nâng cao cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất

- Đổi mới mô hình quản lý, tăng cường hệ thống tiêu thụ sản phẩm

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(5) Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng

Tổng điểm của doanh nghiệp sau khi đánh giá 25 tiêu chí là 65/100 điểm, trình độ công nghệ của doanh nghiệp được xếp vào hạng trung bình tiên tiến

Nhiệm vụ đổi mới công nghệ của công ty là:

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống F1 lúa lai hai dòngVL20

- Chọn lọc và duy trì sản xuất hạt giống dòng bố mẹ tổ hợp lúa lai hai dòng VL20 sau khi chuyển gen kháng bệnh bạc lá Xa21 vào dòng TGMS103S

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao Hương biển 3

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật giống luá lai Hương Biển 5

- Đào tạo nguồn nhân lực

[12, Tr.3-11]

Trang 25

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

VÀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG

GIA CẦM LƯỢNG HUỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ

2.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ

- Địa chỉ: Tỉnh lộ 208, thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương

- Điện thoại: 03013917167 Fax: 0313596042

- Email: galuonghue@gmail.com Website galuonghue.com.vn

- Đại diện pháp luật: Ông Phạm Văn Lượng

- Giấy phép kinh doanh số: 0203002393

- Ngày cấp giấy phép: 20/6/2006

- Ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh: Chăn nuôi gà bố mẹ; Sản xuất con giống gia cầm, thủy cầm; Giết mổ và bảo quản gia súc gia cầm 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ được thành lập năm 2006, tiền thân là một hộ chăn nuôi gia cầm khởi nghiệp từ năm 1993, với ngành nghề kinh doanh chính là nuôi giữ giống gia cầm bố mẹ để sản xuất con giống thương phẩm phục vụ chăn nuôi đại trà với 7 tổ hợp gà ta lai có nhiều ưu điểm, giúp người chăn nuôi gà thịt đạt hiệu quả kinh tế cao, cung cấp sản phẩm cho thịt gà ngon - lành - bổ - rẻ đến người tiêu dùng Đến nay, Công ty

đã xây dựng và hình thành được nguồn giống gia cầm chất lượng tốt nhất, được người chăn nuôi tin tưởng và đánh giá cao, giúp người dân làm giàu chính đáng

Từ năm 2008 đến nay, công ty mạnh dạn phát triển các trang trại chăn nuôi vệ tinh tại các huyện Công ty cung cấp gà giống chất lượng, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi cho các trại và trực tiếp bao tiêu sản phẩm Hiện công ty thường xuyên có khoảng 3 vạn con gà giống cung cấp cho người chăn nuôi

Trang 26

Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, công ty có 40 trang trại vệ tinh gia công để

có sản phẩm gà thịt, trứng gà và gà giống cung cấp cho thị trường Hải Phòng Trong quá trình sản xuất giống gia cầm, công ty yêu cầu các trang trại vệ tinh đặc biệt quan tâm quy trình, quy định trong quá trình sản xuất, tiêm phòng các loại vắc- xin phòng bệnh theo quy định, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

Công ty cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ đã hoàn thiện quy trình thiết kế công nghệ chuồng nuôi kiểu kín - hở theo hướng công nghiệp hiện đại phù hợp với tiểu vùng khí hậu của Hải Phòng và xây dựng quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phù hợp cho gà lông màu để chuyển giao cho các trang trại vệ tinh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi Công ty cũng là địa chỉ tin cậy để nhiều nhà khoa học trong ngành nông nghiệp lựa chọn để thực hiện các

đề tài khoa học mới trong chăn nuôi Hiện công ty thường xuyên có nhiều lượt nông dân, chủ trang trại đến học nghề

Công ty hiện có khu chăn nuôi lớn được cấp chứng nhận VietGAP, khâu giết mổ thực hiện theo quy trình giết mổ an toàn Các sản phẩm được đăng ký độc quyền thương hiệu Lượng Huệ

Năm 2013, Công ty còn liên kết với Công ty Đồ hộp Hạ Long cho ra thị trường 4 sản phẩm chế biến đồ hộp gồm gà ri kho gừng, gà ác tần thuốc bắc,

gà ri hầm hạt sen và gà ri hầm nấm Các sản phẩm này đều được đăng ký độc quyền thương hiệu Hiện nay, Công ty đang triển khai xây dựng khu giết mổ gia cầm tập trung quy mô lớn, công suất giết mổ 4.000 tấn/năm, được dự án LIFSAP hỗ trợ kinh phí 30 nghìn USD và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm an toàn

Với mô hình khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ được bảo vệ an toàn trước đại dịch cúm gia cầm, mỗi năm công ty bán ra thị trường 600 tấn sản phẩm gia cầm, 30 vạn quả trứng gà ri thương phẩm Hiện công ty đã có 4 sản phẩm

Trang 27

thịt gà đóng hộp bán ra thị trường Không những vậy, sản phẩm gà giống và

gà giết mổ tập trung, đóng gói, có đăng ký thương hiệu của doanh nghiệp vẫn tiêu thụ đều trong cả thời điểm dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn thành phố

Từ kinh nghiệm phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, xác định con giống là một trong những khâu tiên quyết mang lại thành công cho người chăn nuôi Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, nhiều năm qua, công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ đã không ngừng chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lai tạo, sản xuất con giống gia cầm chất lượng tốt nhất phục vụ người chăn nuôi ở thành phố và các tỉnh, thành phố phía Bắc

Từ năm 2006 đến năm 2011, mỗi năm công ty sản xuất, tiêu thụ từ 3 đến 5 triệu con giống thương phẩm các loại thì năm 2013, số lượng đó đã tăng lên 10 triệu con Những năm gần đây, đặc biệt, sản phẩm con giống của công

ty đã vươn tới thị trường 37 tỉnh, thành phố trong cả nước Công ty đã xuất 20.000 con gà giống sang thị trường Campuchia, các sản phẩm của công ty bước đầu đã khẳng định được thương hiệu và đã được vinh danh “Thương hiệu, nhãn hiệu uy tín được người tiêu dùng bình chọn” thuộc Top 100 vùng đồng bằng sông Hồng và Top 500 trong cả nước

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty CPGGC Lượng Huệ

- Ngành nghề đăng ký sản xuất kinh doanh:

+ Chăn nuôi gà bố mẹ

+ Sản xuất con giống gia cầm, thủy cầm

+ Giết mổ và bảo quản gia súc gia cầm

+ Dịch vụ vận tải

- Ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ đang kinh doanh

+ Chăn nuôi giống gia - thủy cầm thịt và con giống bố mẹ

+ Sản xuất và phát triển con giống chất lượng cao

+ Chế biến, giết mổ và bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm sạch

Trang 28

+ Nghiên cứu và sản xuất thức ăn chăn nuôi dành riêng cho gà bản địa + Tạo dựng hệ thống trang trại chăn nuôi vệ tinh quy mô, hiệu quả 2.1.4 Tổ chức bộ máy và lực lượng lao động

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy

Bộ máy tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ chức năng ở hình 2.1 2.1.4.2 Lực lượng lao động

Về tình hình lao động tại doanh nghiệp: lượng lao động bình quân tại

DN là 103 lao động, với cơ cấu như sau:

- Lao động trực tiếp: 57 người

- Công nhân được huấn luyện nghề: 21 người

- Cao đẳng: 14 người

- Đại học, trên đại học: 11 người

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 2.1.5 Hoạt động kinh doanh của Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ 2.1.5.1 Sản phẩm, dịch vụ

Qua quá trình xây dựng và phát triển, công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ đã vươn lên trở thành 1 trong những nhà sản xuất gà ta nội địa lớn nhất Việt Nam Với vị thế là một trong những thương hiệu đi đầu trong

Phòng

kỹ

thuật

Nhà máy ấp trứng

Đội Bảo

vệ

Phòng HC- NS-

Đội

cơ khí

Tổ

Ấp

Kế toán

Thủ quỹ

Văn thư

Nghiên cứu chiến lược

Bán hàng

Bộ phận thị

trường

Trang 29

ngành chăn nuôi gia cầm, có lợi thế bứt phá trong việc tổ chức chăn nuôi theo

mô hình chuỗi khép kín Công ty đã làm chủ và triển khai thành công 6 nhóm sản phẩm dịch vụ như sau:

Sản phẩm giống gia cầm của công ty chủ yếu tập trung sản xuất 5 loại giống gà và 2 loại giống Thủy cầm, trong đó dòng gà Ri ta bản địa là sản phẩm chủ lực của công ty Thị trường cung cấp giống của công ty trên 50 tỉnh, thành tại Việt Nam và xuất khẩu sang Lào & Campuchia như Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Huế, Trong đó thị trường tại Hải Phòng chiếm tỉ lệ cao nhất với 30% sản lượng của công ty

Các sản phẩm giống gia cầm của công ty hiện nay gồm:

- Gà ta lai chọi chọn tạo LH-006: chân cao, thân hình bệ vệ, đa phần lông đen; Trọng lượng cơ thể: 1,8- 2,3kg

- Giống gà màu chọn lọc LH-010: Ngoại hình đẹp, cao to, chân vàng ươm Màu lông đa dạng, vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi, lông cổ có màu vàng ánh kim; Trọng lượng cơ thể: 1,8- 2,8 kg (70- 90 ngày tuổi)

- Giống gà ta chọn tạo LH-003: Ngoại hình đẹp, dáng cao, lông ôm Sức kháng bệnh và sức chống chịu đa dạng nhiều loại hình chăn nuôi từ nuôi chuồng đến chăn thả và khí hậu của cả Miền Bắc lẫn Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Nam; trọng lượng cơ thể: từ 1,6 - 2,1 kg

- Giống gà ta chọn tạo LH-002: Ngoại hình chọn lọc và thừa hưởng tất

cả những ưu điểm của gà Ri truyền thống Việt; lông ngắn, mượt và màu lông

đỏ màu đỏ sẫm Chân da vàng, mào cờ đỏ tươi; Trọng lượng cơ thể: 1,7- 2,2

kg ( từ 100- 125 ngày tuổi)

- Giống Gà ta chọn tạo LH-001: có màu đỏ thẫm, mào cờ đỏ tươi, chân

và da màu vàng; Chất lượng thịt thơm ngon, thời gian nuôi càng lâu thịt càng giòn và thơm do có hàm lượng axit glutamic tự nhiên trong thịt cao; trọng lượng cơ thể: 1.8-2.1 kg (100-120 ngày tuổi)

- Vịt siêu thịt LH-013: Ngoại hình rất đẹp, lông trắng, mượt Mỏ và

Trang 30

chân có màu vàng cam, ngoại hình đặc trưng cho vịt chuyên thịt có thể nuôi nhốt trong môi trường thủy bơi lội hoặc không cần nước bơi lội; Trọng lượng

cơ thể: 3,2- 3,7kg ( trong giai đoạn từ 49- 56 ngày)

- Ngan siêu thịt LH-012: Ngoại hình lông trắng, mỏ hồng Phát triển

và thích nghi rất tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể nuôi nhốt trong môi trường thủy bơi lội, hoặc không cần nước bơi lội đều được; Trọng lượng

cơ thể: Ngan cái: 2,8 - 3,2 kg ở 70 ngày tuổi; Ngan đực: 4,7 - 5,7 kg ở 84 ngày tuổi

• Chế biến, giết mổ và bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm sạch: Công ty đang có xưởng giết mổ gia cầm sạch, sản phẩm đều đảm bảo không nhiễm bệnh, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thực phẩm sạch như BigC, Coopmart Hải Phòng, Intimex trên thị trường thành phố và các tỉnh thành Quảng Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hà Nội với công suất 500 con gia cầm/ngày

Các sản phẩm thịt gia cầm sạch bao gồm:

- Gà ta, gà màu, gà công nghiệp, gà ác;

- Ngan, vịt, chim cút, chim bồ câu;

- Gà nguyên con (gà lông)

Ngoài ra công ty cho ra thị trường 4 sản phẩm chế biến đồ hộp gồm: gà

ri kho gừng, gà ác tần thuốc bắc, gà ri hầm hạt sen và gà ri hầm nấm

Trong kế hoạch phát triển, Công ty đang dự kiến xây dựng khu giết mổ gia cầm tập trung với công suất 4.000 tấn/năm tại xã Hồng Phong, huyện An Dương nhằm cung cấp thực phẩm gia cầm sạch cho thị trường Hải Phòng và một số tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu

• Cung cấp trứng gia cầm thương phẩm sạch:

Hàng năm công ty cung cấp ra thị trường trên 30 vạn quả trứng gà tươi sạch và trứng muối cho hệ thống siêu thị và các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố

Trang 31

• Tạo dựng hệ thống trang trại chăn nuôi vệ tinh quy mô, hiệu quả: Công ty có 40 trang trại vệ tinh là các cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình sản xuất gà thịt, trứng gà cung cấp cho thị trường Hải Phòng Các trang trại vệ tinh này hợp tác theo hình thức: Công ty cung cấp giống, kỹ thuật chăn nuôi, công tác phòng chữa bệnh Các trang trại vệ tinh tự đầu tư chuồng trại, thức

ăn, nhân công, vốn và tự cân đối thu - chi Sản phẩm cuối cùng công ty hỗ trợ bao tiêu sản phẩm

• Sản xuất thức ăn gia cầm:

Chế độ dinh dưỡng quyết định tới sức khỏe đàn gà, sức đề kháng và chất lượng đàn gà bố mẹ và tỉ lệ ấp nở Nắm bắt được tầm quan trọng của nó Lượng Huệ đã sở hữu một xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyên biệt phục vụ cho việc chăm sóc đàn gà Hạt nhân và Bố mẹ Tuy nhiên cho thời điểm hiện nay nhà máy chỉ chỉ sản xuất phục vụ nội bộ, chưa sản xuất thức ăn bán ra thị trường bên ngoài Trong thời gian tới, công ty sẽ xây dựng nhà máy

và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp phục vụ cho hệ thống trang trại

về tinh và thị trường ngoài

• Tạo lập và bảo tồn nguồn gen quý và nâng tầm giá trị các giống gia cầm đặc sản của Việt Nam:

Công ty CP giống Gia cầm Lượng Huệ luôn duy trì trại giống hạt nhân

để tiến hành chọn lọc và lai tạo con giống trên cơ sở quản lý chặt chẽ về phả

hệ Các dòng sản phẩm luôn được cải thiện đáp ứng cho thị trường gia cầm với đàn gà bố mẹ trên 200.000 con tại trang trại sinh thái rộng 9 ha Quy trình chăn nuôi luôn được kiểm soát chặt chẽ, cách ly với các nguồn dịch bệnh tốt nhất Đồng thời chủng vaccine định kỳ hàng tháng cũng như phòng bệnh thường xuyên để tạo sức đề kháng cao nhất cho gà bố mẹ

Bên cạnh đó, việc cung cấp nước uống sạch, thiết kế chuồng trại theo tiêu chuẩn hiện đại nhất để đảm bảo không khí sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè nhằm cho đàn gà bố mẹ được khỏe mạnh Nhờ quy trình kiểm soát khoa học, phòng bệnh và chủng vaccine định kỳ, điều kiện sống tốt nhất nên đàn gà Bố mẹ của Lượng Huệ luôn ổn định qua các năm

Trang 32

2.1.5.2 Kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2013-2015

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty từ 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

CL 2014 - 2013 CL 2015 -2014

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

+/- % +/- %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.169 41.427 53.824 23.258 128,01 12.398 23,03

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 92 0 0 -92 (100,00) 0 -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 18.077 41.427 53.824 23.350 129,17 12.398 23,03

4 Giá vốn hàng bán 13.224 35.165 47.122 21.941 165,92 11.957 25,37

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 4.853 6.262 6.703 1.409 29,02 441 6,58

6 Doanh thu hoạt động tài chính 10 16 12 6 57,05 -4 30,22)

7 Chi phí tài chính 0 0 0 0 - 0 -

- Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0 0 - 0 -

8 Chi phí quản lý kinh doanh 4.973 5.903 5.974 931 18,71 71 1,19

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -110 374 740 484 (441,14) 366 49,46

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 109 422 740 313 286,66 318 42,99

Nguồn: Báo cáo tài chính từ 2013-2015 do công ty cung cấp

Trang 33

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Thông qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giống Lượng Huệ trong giai đoạn 2013-2105 có nhiều biến động

* Giai đoạn 2013 – 2014:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không ngừng tăng Năm 2013, doanh thu bán và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 18.169 triệu đồng Năm 2014 doanh thu bán và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 41.426,81 triệu đồng, tăng 23.537,8 triệu đồng, tương ứng 128% so với năm

2013 Đây là một mức tăng rất ấn tượng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014 đã có một bước nhảy vọt

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng thì giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng rất lớn Năm 2014 giá vốn hàng bán của công

ty là 35.165,02 triệu đồng, tăng 23.349,55 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 129,17% Tức là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán của công ty còn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty chưa thật sự hiệu quả Công ty cần có chính sách quản lý hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hiệu từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất

Cùng với đó chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2014 so với năm 2013 cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể Năm 2014 chi phí quản

lý doanh nghiệp của công ty là 5.903,32 triệu đồng tăng 18,71% so với năm

2013

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2014 so với năm

2013 có tốc độ tăng khá ấn tượng Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 của công ty là 145,49 triệu đồng, năm 2014 là 421,91 triệu đồng, tăng 276,42 triệu đồng tương ứng với mức tăng 189,99% Sự gia tăng của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là nhờ sự gia tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Nếu năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là

Trang 34

-119 triệu đồng thì đến 2014 tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công

ty đã đạt 374 triệu đồng, tức là tăng 484 triệu đồng so với năm 2013 đã cho thấy những nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Chính nhờ vậy mà lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty năm 2014 của công ty rất khả quan với mức đạt 421,91 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 286,66% so với năm 2013 Sự gia tăng của chỉ tiêu này một phần lớn là do sự gia tăng rất lớn của lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty trong năm 2014 Ngoài ra một lý do khác là do trong năm 2014 công ty hoàn toàn không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Sự gia tăng của lợi nhuận là cơ sở giúp công ty có điều kiện tích lũy từ đó nâng cao nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp

* Giai đoạn 2014 -2015:

Trong giai đoạn 2014 – 2105 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần giống và gia cầm Lượng Huệ tiếp tục tăng Năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 53.824,47 triệu đồng, tăng 12.397,67 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 23,03% so với năm 2014

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2015 đạt 47.121,94 triệu đồng, tăng 11.956,92 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 25,37% Cho thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán của công ty vẫn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng Công ty cần tích cực hơn trong công tác quản lý chi phí nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2015 đạt 5.974,45 triệu đồng, so với năm 2014 là có tăng song mức tăng không đáng kể Điều này cho thấy những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí quản lý chung

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2015 đạt 740,01 triệu đồng, tăng 318,1 triệu đồng tương ứng với mức tăng 42,99% so với năm

2014 Sự gia tăng của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn là nhờ vào sự gia tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vì trong năm 2015 công ty

Trang 35

hoàn toàn không có khoản lợi nhuận từ các hoạt động nào khác

Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2015 cũng đạt giá trị

740 triệu đồng do trong năm 2014 và 2015 doanh nghiệp hoàn toàn không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Tóm lại: Có thể nói trong giai đoạn 2013 – 2105 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ là rất ấn tượng khi các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng với tỷ lệ tăng rất lớn Tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý chi phí khi mà giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng với giá trị rất lớn Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận công ty có khả năng nhận được

2.2 Đánh giá thực trạng công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ tại Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015

2.2.1 Đánh giá thực trạng trình độ công nghệ tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ giai đoạn 2011-2015

2.2.1.1 Đánh giá hiện trạng công nghệ theo thông tư 04/2012

Nhóm 3: Thông tin (ký hiệu là I);

Nhóm 4: Tổ chức và Quản lý (ký hiệu là O)

Theo phụ lục II- thông tư 04/2014/TT-BKHCN, ngày 08/4/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất – chuẩn so sánh theo mã ngành C.10: Sản xuất chế biến thực phẩm

K chuẩn 1- Cường độ vốn trung bình : 200.000.000 đồng

K chuẩn 2- Chi phí năng lượng trung bình: 7%

K chuẩn 3- Chi phí nguyên liệu trung bình: 75%

K chuẩn 4- Năng suất lao động trung bình: 150.000.000 đồng

Trang 36

Dựa trên các số liệu thu thập được tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ để đánh giá hiện trạng công nghệ được định lượng theo thang điểm chung cho các tiêu chí và nhóm tiêu chí để đưa về một mặt bằng đánh giá, tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm

Tiêu chí 2:Cường độ vốn thiết bị, công nghệ - Tối đa 3 điểm

Tiêu chí vốn đầu tư CN&TB tính trên lao động, DN đạt số điểm là 1 điểm

Tiêu chí 3: Mức độ đổi mới thiết bị - Tối đa là 5 điểm

Đối với tiêu chí này, DN đạt số điểm là 5 điểm

Tiêu chí 4: Xuất xứ của thiết bị công nghệ - Tối đa 3 điểm

Các thiết bị công nghệ chính của doanh nghiệp chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam nên tính số điểm chung là 1 điểm

Tiêu chí 5: Mức độ tự động hoá TBCN - Tối đa 5 điểm

Tiêu chí mức độ tự dộng hóa của DN đạt số điểm là 3 điểm

Tiêu chí 6: Mức độ đồng bộ của TBCN - Tối đa là 4 điểm

DN đạt số điểm là 4 điểm cho tiêu chí này

Tiêu chí 7: Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất - Tối đa là 6 điểm

Tiêu chí về hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng của DN đạt số điểm là 5 điểm

Tiêu chí 8: Chi phí nguyên vật liệu sản xuất - Tối đa 6 điểm

DN đạt 3 điểm cho tiêu chí hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng nguyên vật liệu

Tiêu chí 9: Sản phẩm của dây chuyền sản xuất - Tối đa là 3 điểm

Tiêu chí này DN đạt số điểm là 2 điểm

Trang 37

Tiêu chí 10: Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và sở hữu trí tuệ - Tối đa

là 4 điểm

DN đạt 1 điểm đối với tiêu chí này

b).Nhóm NHÂN LỰC (có 6 tiêu chí, tối đa 22 điểm), DN đạt 17/22 điểm Tiêu chí 11: Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên - Tối đa là 4 điểm Tiêu chí này DN đạt số điểm là 4 điểm

Tiêu chí 12: Tỷ lệ thợ bậc cao (5/7 trở lên) - Tối đa là 4 điểm

Tiêu chí này DN đạt số điểm là 4 điểm

Tiêu chí 13: Trình độ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp - Tối đa là 2 điểm Đối với tiêu chí này, DN đạt số điểm là 1 điểm

Tiêu chí 14: Tỷ lệ công nhân đã qua huấn luyện, đào tạo nghề phù hợp (6 tháng trở lên) - Tối đa là 4 điểm

DN đạt số điểm là 3 điểm

Tiêu chí 15: Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và nghiên cứu và phát triển (R&D) - Tối đa là 5 điểm

Tiêu chí này DN đạt số điểm là 2 điểm

Tiêu chí 16: Năng suất lao động - Tối đa là 4 điểm

Hiệu quả chung của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt số điểm

là 3 điểm

c) Nhóm 3: THÔNG TIN (có 4 tiêu chí, tối đa 15 điểm), DN đạt 9/15 điểm Tiêu chí 17: Thông tin phục vụ sản xuất - Tối đa là 4 điểm

Tiêu chí thông tin phục vụ sản xuất, DN đạt số điểm là 3 điểm

Tiêu chí 18: Thông tin phục vụ quản lý - Tối đa là 4 điểm

Tiêu chí này DN đạt số điểm là 2 điểm

Tiêu chí 19: Phương tiện, kỹ thuật thông tin - Tối đa là 3 điểm

Trang 38

DN đạt 10/18 điểm

Tiêu chí 21: Quản lý hiệu suất thiết bị - Tối đa là 5 điểm

Tiêu chí về hiệu quả tổ chức, quản lý , DN đạt số điểm là 4 điểm

Tiêu chí 22: Phát triển đổi mới sản phẩm - Tối đa là 4 điểm

Tiêu chí này DN đạt số điểm là 1 điểm

Tiêu chí 23: Chiến lược phát triển - Tối đa là 2 điểm

DN đạt số điểm là 2 điểm

Tiêu chí 24: Hệ thống quản lý sản xuất - Tối đa là 3 điểm Doanh nghiệp có hệ thống quản lý sản xuất nhưng chưa áp dụng theo

các hệ thống quản lý quốc tế nên đạt số điểm là 1 điểm

Tiêu chí 25: Bảo vệ môi trường: Tối đa là 4 điểm

Tiêu chí bảo vệ môi trường DN đạt số điểm là 2 điểm

* Xếp loại trình độ công nghệ:

- Xác định giá trị hàm lượng công nghệ trong nhóm T, H, I, O của doanh

nghiệp:

Giá trị hàm lượng công nghệ trong một nhóm của doanh nghiệp được

tính toán bằng tổng số điểm đạt được của các tiêu chí trong nhóm đó và được

xác định bằng công thức sau:

T =

( )

( ) 1

t

m

i i

h

j m

i

k m

o

l m

m(t) là số tiêu chí của mỗi nhóm thành phần T;

m(h) là số tiêu chí của mỗi nhóm thành phần H;

m(i) là số tiêu chí của mỗi nhóm thành phần I;

m(o)là số tiêu chí của mỗi nhóm thành phần O;

T(i) là số điểm của từng tiêu chí thứ i trong nhóm thành phần T;

H(j) là số điểm của từng tiêu chí thứ j trong nhóm thành phần H;

I(k) là số điểm của từng tiêu chí thứ k trong nhóm thành phần I;

O(l) là số điểm của từng tiêu chí thứ l trong nhóm thành phần O

Trang 40

ty đạt mức độ tiên tiến của khu vực vùng Duyên hải Bắc bộ

Về thiết bị: Hiện nay, hệ thống thiết bị của công ty được đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm 31/45, nhiều chỉ số công nghệ thiết bị vẫn ở mức thấp do đã được đầu tư ở mức độ thủ công và bán thủ công Đặc biệt, với

xu thế phát triển và thay đổi rất nhanh chóng của các thế hệ công nghệ và thiết bị của ngành chăn nuôi và giết mổ gia cầm thì xu thế lạc hậu về công nghệ thiết bị luôn là nguy cơ lớn đối với công ty Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại nếu thay đổi toàn bộ công nghệ, thiết bị chăn nuôi tập trung theo hướng hiện đại sẽ phải đầu tư khoản kinh phí đầu tư rất lớn nên công ty cần phải tìm đến các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ phát triển và các chương trình KHCN của địa phương và trung ương

Về nhân lực: Công ty có thế mạnh về nguồn nhân lực kỹ thuật có trình

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:13