1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực phản biện khoa học trong Đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Ở các trường sĩ quan quân Đội hiện nay

207 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Trường học Trường sĩ quan quân đội
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại luận án
Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

Trang 1

luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC PHẢN

BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG,

LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 372.1 Quan niệm về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư

tưởng, lý luận và năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh

tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn

2.2 Những nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa

học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội 64

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG NĂNG

LỰC PHẢN BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 833.1 Thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh

tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân

83

Trang 3

hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 109

Chương 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN

KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 1254.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện giảng

viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân

4.2 Xây dựng môi trường đấu tranh tư tưởng, lý luận thuận lợi

cho nâng cao năng lực phản biện khoa học của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân

4.3 Phát huy phẩm chất chính trị của giảng viên khoa học xã hội

và nhân văn trong tự nâng cao năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội làlực lượng có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giảng dạy, truyền bá, nghiên cứu,phát triển lý luận khoa học và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phảnbác các quan điểm sai trái, thù địch Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đượcgiao đòi hỏi giảng viên phải có năng lực toàn diện, nhất là năng lực phản biệnkhoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận Năng lực phản biện khoa học giúpgiảng viên phân biệt được chân thực - giả dối; khoa học - phản khoa học; đúng -sai; địch - ta; v.v., qua đó, phát triển tư duy khoa học, lôgíc, nâng cao tính đảng,tính chiến đấu, tính sáng tạo trong thực hiện hiệu quả chức trách, nhiệm vụ

Thời gian qua, năng lực của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn

có nhiều ưu điểm về tri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp phản biện khoahọc Vì vậy, giảng viên không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao năng lựcphản biện khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần bảo vệchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, năng lực phản biện khoa học củagiảng viên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục Trong đó, một

số giảng viên tri thức phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luậnchưa sâu sắc, toàn diện; thái độ phản biện khoa học chưa đúng đắn, tích cực;vận dụng tri thức phản biện khoa học vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lýluận có mặt chưa thuần thục, nhuần nhuyễn; quá trình lựa chọn và sử dụngphương pháp phản biện khoa học chưa phù hợp, hiệu quả; kết quả phản biệnkhoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa cao M cho rằng, “M” [ 132,tr.7] Thực trạng trên bắt nguồn từ những điều kiện khách quan và nhân tốchủ quan đem lại

Trang 6

Hiện nay, yêu cầu xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, trong đó xâydựng quân đội vững mạnh về chính trị là vấn đề xuyên suốt, là tiền đề cơ bản

để tiến thẳng lên hiện đại Các thế lực thù địch ra sức tiến hành “phi chính trịhóa” quân đội, chúng coi đây là “mũi nhọn đột phá” Nhiệm vụ đấu tranh tưtưởng, lý luận trong quân đội đặt ra ngày càng cao Yêu cầu nâng cao chấtlượng giảng dạy nói chung, các môn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng

Tình hình mới đặt ra đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phải “M”

[6, tr.2] Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đòi hỏi giảng viênphải có phẩm chất, năng lực toàn diện, đặc biệt là năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận

Từ những lý do trên, khẳng định vấn đề nghiên cứu “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Phân tích, làm rõ quan niệm và nhân tố cơ bản quy định năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định vấn đề đặt ra từ thực trạngnăng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Trang 7

Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trongđấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường sĩ quan quân đội hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Về không gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực phản biện khoa

học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên trực tiếp tham gia giảngdạy ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị,Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quanThông tin, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Trường

Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Không quân

Về thời gian: Sử dụng tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu

Cơ sở chính trị

Trang 8

Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủyTrung ương, Đảng ủy các trường sĩ quan quân đội liên quan đến năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội Tiêu biểu như: M, ngày 09/12/2014của M về M; M, ngày 22/10/2018 của M về M; Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII, của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II; Tài liệu nghiên cứu,học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI,nhiệm kỳ 2020 - 2025, của Tổng cục Chính trị; Nghị quyết số M, ngày20/12/2022 của M về M

Cơ sở pháp lý

Bao gồm: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10,ngày 21/12/1999 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;Thông tư số 51/2016/TT-BQP ngày 20/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòngban hành Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị

M, ngày 08/01/2016 của M về M; Quyết định số M ngày 25/9/2018 của M vềM; Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung)ngày 19/11/2018; Đề án M, năm 2019 của M; Thông tư 08/2021/TT/BGDĐT,ngày 18/3/2021 ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo; Thông tư số 07/2021/TT-BQP, ngày 14/01/2021 của BộQuốc phòng về Quy định Tiêu chuẩn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật

- nghiệp vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 54/2022/TT-BQP,ngày 29/7/2022 của Bộ Quốc phòng về Quy định tổ chức dạy học các mônkhoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường Quân đội; Quy định số1397/QĐ-CT, ngày 22/6/2023 của Tổng cục Chính trị về Quy chế công tácgiáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường Quân đội nhân dân ViệtNam; Quyết định M, ngày 11/7/2023 của M về M; Quyết định M, ngày03/8/2023 của M về M; Quyết định số M, ngày 16/7/2024 về M

Trang 9

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực phản biện khoa học trong đấutranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩquan quân đội hiện nay (từ năm 2018 đến nay) thông qua những tư liệu, số liệu,báo cáo tổng kết của các trường sĩ quan quân đội, cơ quan chức năng của Đảng,Nhà nước, Bộ Quốc phòng và kết quả điều tra, khảo sát thực tế trực tiếp củanghiên cứu sinh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử Trong đó, tập trung sử dụng một số phương pháp nghiên cứuchuyên ngành và liên ngành như: Phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừutượng hóa, lịch sử và lôgíc, hệ thống và cấu trúc, so sánh, thống kê, điều tra xã hộihọc

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án phân tích, làm rõ quan niệm và nhân tố cơ bản quy định nănglực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định vấn đề đặt ra từ thực trạngnăng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trongđấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường sĩ quan quân đội hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận

về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Trang 10

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp Đảng ủy, Ban Giámhiệu các trường sĩ quan quân đội xác định giải pháp cơ bản nâng cao năng lựcphản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học

xã hội và nhân văn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệutham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận vàcông tác xây dựng đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường quân đội hiện nay

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (09 tiết), kết luận, danh mục cáccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Phan Trọng Hào (Chủ biên, 2014) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay [37] Công trình đã luận giải những đặc

điểm của đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay với việc khoa học và công nghệphát triển mạnh mẽ, có những đột phá mới Trong đó, có những đặc điểm nổibật như, đất nước đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ phận quan trọng hàng đầu trong phòng, chốngchiến lược “diễn biến hòa bình” và nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ ta Vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,định hướng phát triển đúng đắn giá trị con người Có sự gắn bó chặt chẽ giữanội dung lý luận chính trị với tư tưởng, đạo đức, lối sống Trong đó, đặc điểmđấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay chịu tác động lớn và trực tiếp của đấutranh giai cấp và đấu tranh dân tộc diễn ra “gay gắt, phức tạp, nhất là trên lĩnhvực chính trị - tư tưởng” [37, tr.19]

Vũ Văn Ban (2015), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [1] Ở góc

độ triết học, công trình đã khái quát những khía cạnh cơ bản của năng lực.Năng lực bao giờ cũng gắn với con người và hoạt động của con người, là sảnphẩm của nhận thức và hoạt động thực tiễn Các yếu tố cấu thành năng lực vừathuộc về cái vốn có, bẩm sinh, tiềm ẩn bên trong chủ thể, vừa là sản phẩm củahoạt động thực tiễn Các yếu tố này có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với

Trang 12

nhau, cùng tác động, chuyển hóa, hợp thành năng lực tư duy lý luận của giảngviên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Trong các yếu tố cấu thànhnăng lực, tư chất, kĩ năng - kĩ xảo hoạt động của chủ thể có vai trò đặc biệtquan trọng, còn vốn tri thức “luôn giữ vai trò quyết định nhất” [1, tr.41].

Vũ Trà Giang (2018), Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị hiện nay [28] Công trình khẳng định, tư duy phản biện

khoa học là tư duy phản biện nhằm khẳng định hoặc phủ định một vấn đềbằng các luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn, đưa ra kết luận chính xác vềbản chất sự vật, hiện tượng Những thuộc tính của tư duy phản biện khoa họcgồm có tính phê phán và tự phê phán; tư duy tự điều chỉnh và có luận chứng

rõ ràng trước một tình huống có vấn đề phải khẳng định hay phủ định; thểhiện rõ lập trường, quan điểm, chính kiến trong nghiên cứu, dự báo, địnhhướng nhận thức và hành động

Nguyễn Thanh Hải (2018), “Năng lực phản biện khoa học của giảngviên trong nhà trường quân đội” [34] Công trình đã đưa ra quan niệm và cấutrúc năng lực phản biện khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ởnhà trường quân đội bao gồm các yếu tố “Tri thức khoa học, tri thức quân sự,

tố chất, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm hoạt động sư phạm quân sự” [34,tr.110] Các yếu tố này thống nhất biện chứng với nhau hợp thành khả năng,phản ánh trình độ, quan điểm, chính kiến, phương pháp tư duy khoa học, quân

sự, ý chí, nghị lực, bản lĩnh, niềm tin khoa học Qua đó khẳng định, năng lựcphản biện khoa học là nội dung quan trọng trong nhân cách của nhà giáo, tácđộng trực tiếp đến kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ Đặc biệt,thông qua đấu tranh tư tưởng, lý luận giúp giảng viên chủ động, sáng tạo khẳngđịnh bản chất cách mạng, giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, nhiệm vụ cách mạng, quân đội

Trang 13

Phạm Thanh Giang (2019), Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học

xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay

[27] Ở góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, công trình đã đề cập đến vai tròquan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội vànhân văn có quan hệ chặt chẽ với việc tạo động lực và tự phát huy vai trò,trách nhiệm của giảng viên Công trình chỉ rõ: “Tự học tập, tự rèn luyện, tự

tu dưỡng để ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và kỹnăng đấu tranh là nhân tố quyết định suy đến cùng hiệu quả phát huy” [ 27,tr.51] Công trình khẳng định muốn phát triển nguồn nhân lực giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao đòi hỏi phải phát triển nhân tốchủ quan của họ

Lưu Đình Trang (2019), Bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [136] Ở góc độ triết học, công trình đã tiếp cận cả về lý

luận và thực tiễn bản lĩnh chính trị của giảng viên Đặc biệt, công trình đưa rakhái niệm về bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là “tổnghòa các thuộc tính về phẩm chất, năng lực và dũng khí đấu tranh tư tưởng, lýluận” [136, tr.54] Bản lĩnh chính trị giúp giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn có khả năng tự quyết định một cách độc lập, đúng đắn thái độ và hành độngđấu tranh tư tưởng, lý luận; kiên định, vững vàng, không dao động trước thựctiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận trong giảng dạy và hoạt động xã hội

Bùi Xuân Quỳnh (2020), “Vai trò của giảng viên lý luận chính trị trongđấu tranh phòng, chống luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng ởnước ta hiện nay” [109] Công trình đã chỉ rõ, giảng viên lý luận chính trị cóvai trò rất quan trọng, người trực tiếp và chủ yếu giảng dạy, tuyên truyền chủ

Trang 14

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan, phương

pháp luận khoa học và phẩm chất chính trị cho người học Giảng viên trực

tiếp tham gia nghiên cứu bổ sung và phát triển lý luận chính trị, làm sáng rõcác vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra Giảng viên thường xuyên tham gia tiếpcận, nhận diện sâu rộng, kịp thời các thông tin, luận điệu, từ đó chia sẻ, viếtbài, bình luận phản biện và đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái,thù địch Đặc biệt công trình nhấn mạnh giảng viên lý luận chính trị có “khảnăng phân tích, nhận diện các luận điệu sai trái thù địch, bởi họ được đào tạo,

có hiểu biết chuyên sâu về khoa học lý luận chính trị” [109, tr.6]

Đinh Xuân Hanh (2021), Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực [33] Tiếp cận dưới góc độ khoa học

quản lý giáo dục, công trình dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử để triển khai nghiên cứu luận án Qua đókhẳng định: “Năng lực là khả năng kiến tạo, tích hợp và vận dụng một cách

có hiệu quả tiềm năng của con người” [33, tr.30] để thực hiện một hoạt độnghoặc có cách ứng xử phù hợp trước một tình huống, hoàn cảnh xác định.Năng lực này bao gồm, kiến thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin, thể lực, sự sẵnsàng hành động và được thể hiện ở kết quả của hoạt động Vì vậy, bàn vềnăng lực, không có năng lực chung chung, mà phải gắn liền với hoạt động cụthể và hoạt động đó phải tạo ra giá trị sử dụng Trong toàn bộ đặc điểm tạonên nhân cách, năng lực chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó quyết định giátrị đích thực của mỗi cá nhân

Bùi Ngọc Quân (2022), Tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học

xã hội nhân văn trong Quân đội hiện nay [111] Công trình đã đưa ra quan

niệm tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trongQuân đội là tổng hòa trình độ tri thức khoa học, phương pháp, kỹ năng, thái

độ và tư chất cá nhân của chủ thể được huy động trong thẩm định, đánh giá,kết luận khoa học vấn đề Công trình chỉ ra những yếu tố cấu thành tư duy

Trang 15

phản biện của giảng viên gồm, trình độ tri thức khoa học, phương pháp, kỹnăng, tư chất cá nhân Qua đó, xác định vị trí, vai trò của từng thành tố tronghình thành, phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật Trong đó, trình độtri thức khoa học được khẳng định là yếu tố giữ vai trò “quyết định, chi phối”[111, tr.38] sự phát triển của các yếu tố khác Ngoài ra, thái độ phản biện làđộng cơ, tư chất cá nhân là nền tảng vật chất, phương pháp, kỹ năng tư duyphản biện là biểu hiện

Nguyễn Văn Cường, Đoàn Đức Khánh (Đồng Chủ biên, 2022), Bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội hiện nay [11] Công trình chỉ rõ năng lực

đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhàtrường quân đội là tổng hòa các yếu tố nhằm nhận diện, đấu tranh, ngăn chặnảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng thù địch, góp phần bảo vệ và pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của Nhândân ta Công trình chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực đấu tranh tư tưởng, lýluận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn gồm, tri thức lý luận, tri thứckinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và yếu tố tâm lý, năng khiếu Trong đó, tri thức lýluận và tri thức kinh nghiệm được khẳng định là “yếu tố quan trọng hàng đầu, cóvai trò chi phối mạnh mẽ đối với các yếu tố khác” [11, tr.43]

Phạm Công Thưởng (2022), “Nguyên tắc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở

Việt Nam hiện nay” [129] Công trình đã khái lược một số vấn đề đấu tranh tư

tưởng, lý luận ở Việt Nam qua đó khẳng định “Tư tưởng phát triển đến trình độnhất định thì trở thành lý luận Lý luận là hạt nhân của tư tưởng Lý luận là tưtưởng ở trình độ khái quát cao trở thành hệ thống, thành luận thuyết” [129,tr.21] Ngoài ra, công trình đề xuất nội dung nguyên tắc đấu tranh tư tưởng, lýluận ở Việt Nam hiện nay với việc kiên định và vận dụng sáng tạo thế giới quanduy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật trong đấu tranh tư

Trang 16

tưởng, lý luận Kiên định và vận dụng sáng tạo những giá trị bền vững của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh tư tưởng, lý luận.Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trongđấu tranh tư tưởng, lý luận Kiên định đường lối đổi mới và phát triển đất nước.

Nguyễn Văn Gấu (2024), “Đẩy mạnh đấu tranh phản bác các quanđiểm sai trái, thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng,văn hóa trong quân đội nhân dân Việt Nam qua tác phẩm “Một số vấn đề lýluận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” [30] Công trình đã phântích, luận giải những vấn đề bản chất, giá trị cốt lõi xung quanh 29 bài viết,bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Công trình đã chỉ ranhững âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt chống phá cách mạng ViệtNam của các thế lực thù địch, như: “Bôi nhọ, xuyên tạc, công kích chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương củaĐảng” [30, tr.2]; đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thốngvăn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa; lợi dụng nhữngngười bất mãn tìm cách lôi kéo, hướng lái làm chuyển hóa từ bên trong;kích động lối sống sùng ngoại, thực dụng, cá nhân, vị kỷ

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Dương Quốc Dũng (Chủ biên, 2015), Quân đội đấu tranh trên mặt trận

tư tưởng, lý luận hiện nay [12] Công trình ngoài việc làm nổi bật những ưu

điểm của quân đội trong đấu tranh trên các phương diện, còn chỉ ra những hạnchế về nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sĩ ở một số đơn vị về mụctiêu, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận còn chưa đầy đủ, sâu sắc Năng lựclãnh đạo, chỉ đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong đấu tranh tư

Trang 17

tưởng, lý luận bất cập Công tác tư tưởng, lý luận có mặt thiếu sắc bén, thiếusức thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao, chưa kịp thời và linh hoạt Tính khoahọc, sức thuyết phục của một số bài đấu tranh trực diện với các quan điểm phảndiện, sai trái, thù địch chưa cao, số lượng chưa nhiều Thậm chí, “Một số đề tàinghiên cứu, bài viết mới chỉ dừng lại ở giải thích đường lối, quan điểm củaĐảng đã có trong văn kiện, nghị quyết” [12, tr.100]

Lê Anh Thơ, Nguyễn Sĩ Họa (Đồng Chủ biên, 2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng - lý luận hiện nay [127] Ngoài việc chỉ ra những ưu

điểm, công trình đã làm nổi bật sự gắn kết khá chặt chẽ giữa hoạt động giảngdạy và nghiên cứu khoa học với nội dung của cuộc đấu tranh Bên cạnh đó,những hạn chế về tính định hướng của bài giảng, chất lượng, số lượng thamgia đấu tranh, cơ chế, chính sách, môi trường đảm bảo Đặc biệt, công trìnhnhấn mạnh “có những giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong 5 nămliền chưa có bài viết, chuyên đề, đề tài” [127, tr.63] trên lĩnh vực đấu tranh tưtưởng, lý luận trong tình hình mới

Nguyễn Văn Bạo (2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội [4] Công trình chỉ ra một số hạn chế

chưa thực sự tương xứng với vị trí và tiềm năng của họ Qua đó, công trình chỉ

ra nguyên nhân của những hạn chế, “Xuất phát từ sự tác động của các cơ chế,chính sách đãi ngộ chưa tương xứng; giảng viên thiếu thông tin phản diện, thiếu

cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để đấu tranh; chất lượng giáo dục, đào tạocòn có mặt hạn chế, một số giảng viên thiếu nỗ lực trong học tập, rèn luyện” [4,tr.80 - 81] Để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Đảng cần phải tìm ra nguyên nhân chi phối Đồng thời, phải có cơ chế,

Trang 18

chính sách, chủ động cung cấp thông tin, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹthuật và tạo động lực thúc đẩy giảng viên tham gia.

Nguyễn Đình Bắc (Chủ biên, 2017), Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [5] Công trình đã chỉ rõ nhân tố tác động và yêu cầu

phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trườngquân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận Công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước đang đi vào chiều sâu Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ hiện đại Yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới và sự nghiệp xây dựng quân đội Âm mưu thủ đoạn củacác thế lực thù địch Đặt ra yêu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Tích cực đấutranh làm thất bại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch Nhất là “tổchức lực lượng chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng, tích cực đưa mọigiảng viên lý luận chính trị tham gia vào các hình thức cụ thể của cuộc đấutranh tư tưởng, lý luận” [5, tr.99]

Cao Văn Trọng (2017), Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay [137] Công trình đã

chỉ rõ những hạn chế về nhận thức, hoạt động đào tạo tại trường và bồi dưỡngtrong quá trình công tác, tình trạng dạy và học có tính xuôi chiều, ít đối thoại, ít

có tình huống về tư tưởng chính trị cần xử lý, lý luận chưa gắn thật sát với thựctiễn đấu tranh tư tưởng Nhất là, “Trong các công trình nghiên cứu của cả thầy

và trò, tính chiến đấu chưa được đề cao” [137, tr.83] Ngoài ra, công tác tổ chức

hoạt động đấu tranh tư tưởng, bảo đảm thông tin, cơ sở vật chất, phương tiện kỹthuật, cơ chế chính sách ở một số nhà trường chưa thuận lợi Đặc biệt, một sốgiảng viên thiếu nỗ lực trong tự học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực đấutranh tư tưởng

Trang 19

Nguyễn Bá Dương (Chủ biên, 2018), Nghiên cứu phát triển lý luận đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam [13] Công trình đã chỉ rõ những thành tựu

về lý luận đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tưtưởng, văn hoá của Quân đội nhân dân Việt Nam Công trình đặc biệt nhấnmạnh hạn chế, yếu kém về “Phát triển lực lượng, bồi dưỡng, phổ biến kinhnghiệm, kỹ năng đấu tranh cho cán bộ trẻ ở một số đơn vị còn chậm” [13,tr.103 - 104] Từ các nguyên nhân hạn chế về âm mưu, thủ đoạn của các thếlực thù địch ngày càng tinh vi Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu,phát triển lý luận đấu tranh phòng, chống của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp cómặt còn hạn chế nhất định Chưa quan tâm đúng mức công tác lý luận và xâydựng đội ngũ cán bộ lý luận Cơ chế, chính sách phát huy dân chủ và bảo đảmcho nghiên cứu lý luận đấu tranh phòng, chống chậm được đổi mới hoặc đổimới chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh

Phan Sỹ Thanh (Chủ biên, 2018), Nâng cao năng lực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận của giảng viên ở các học viện, nhà trường quân đội hiện nay [123] Công trình ngoài việc chỉ ra những ưu điểm về nhận thức,

trách nhiệm, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao, môi trường và cơ chếchính sách, chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu tranh Công trình đã chỉ rõnhững hạn chế, yếu kém về nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể, lựclượng tham gia nâng cao có lúc chưa thống nhất Một số nội dung, hình thức,biện pháp nâng cao chưa thật hiệu quả, trong đó việc tham gia vào đấu tranh

tư tưởng, lý luận của giảng viên cơ bản vẫn là “gián tiếp” [123, tr.68] thôngqua các hoạt động viết giáo trình, giảng dạy, viết báo, nghiên cứu khoa học.Môi trường và cơ chế chính sách khuyến khích giảng viên đấu tranh chưa thật

sự thuận lợi và đầy đủ Năng lực đấu tranh của một bộ phận giảng viên chưađáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất phức tạp cuộc đấu tranh

Trang 20

Nguyễn Văn Trường (Chủ biên, 2020), Nâng cao chất lượng hoạt động đấu tranh trên không gian mạng của lực lượng 47 ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [140] Công trình nhấn mạnh nhận thức,

trách nhiệm của các chủ thể về chất lượng hoạt động của Lực lượng 47 ngàycàng đầy đủ hơn Lực lượng 47 được thành lập kịp thời, nhanh chóng đi vàohoạt động và thường xuyên được kiện toàn Chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa Lực lượng 47 ngày càng nâng cao Cơ sở vật chất bảo đảm cho lựclượng 47 được đầu tư ngay từ đầu Tuy nhiên, số lượng và bài đấu tranh trênmạng của Lực lượng 47 chưa nhiều, tần suất đăng bài chưa đều Số lượngcác bài có chất lượng cao còn ít Các bài đấu tranh trực diện, làm rõ nhữngsai trái, xuyên tạc trong các luận điệu chống phá của các thế lực thù địchchưa kịp thời Việc viết và đăng bài có lúc chưa theo sát diễn biến mới củanhững vấn đề mới liên quan Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

là do “đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

ở các nhà trường theo quy trình” [140, tr.69]

Trịnh Xuân Ngọc (2021), Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng

tư tưởng của Đảng hiện nay [105] Tiếp cận ở góc độ triết học, công trình đã

luận giải và làm rõ thực trạng phát huy vai trò giảng viên khoa học xã hội vànhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bên cạnh những ưu điểm,công trình đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ở một bộ phận giảng viên chưakhẳng định được họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong truyền bá bản chấtcách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Một

số giảng viên chưa thể hiện rõ họ là lực lượng nòng cốt trong tham gia nghiêncứu, bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh Đặc biệt, “vai trò chủ công, xung kích, đi đầu trong đấu tranhphản bác quan điểm sai trái, thù địch của một bộ phận giảng viên khoa học xãhội và nhân văn chưa thật sự chủ động, tích cực” [105, tr.96]

Trang 21

Nguyễn Thế Tiến (2023), “Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn quân sự trong đấu tranh chống “diễn biến hòabình” trên lĩnh vực tư tưởng lý luận hiện nay” [122] Công trình đã chỉ rõ thựctiễn những năm qua, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã tíchcực, chủ động đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, phòng chống có hiệuquả âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng chống phá Đặc biệt, là chiến lược

“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, “phi chính trị hóa” quân đội Tuy nhiên,còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục ở một số cán bộ, giảng viênnhận thức về tầm quan trọng của công tác này còn hạn chế “Việc tự học,nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận chưathường xuyên” [122, tr.10] Việc đấu tranh còn thụ động, có nội dung chưahiểu thấu đáo hoặc đã phát hiện vấn đề cần đấu tranh nhưng còn ỷ lại, chờ sựchỉ đạo của trên Quá trình công tác, giảng dạy chưa thường xuyên lồng ghépviệc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng với đấu tranh chống cácquan điểm sai trái, thù địch

1.1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Trần Văn Phòng (2015), “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nghiêncứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn trong đấu tranh lý luận hiện nay”

[107] Công trình chỉ ra hệ thống giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ cán

bộ nghiên cứu, giảng dạy trong đấu tranh lý luận Trong đó, tập trung thựchiện dân chủ hóa trong nghiên cứu, giảng dạy Đầu tư thích đáng cho côngtác đấu tranh lý luận Xây dựng cơ chế lôi cuốn đội ngũ này tham gia đấutranh lý luận Phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của các nhà nghiêncứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn đầu ngành trong đấu tranh lý luận.Đổi mới phương thức đấu thầu, tuyển thầu, nghiệm thu các đề tài nghiên

Trang 22

cứu Đổi mới hoạt động của các cơ quan nghiên cứu Tăng cường tổng kếtthực tiễn đấu tranh lý luận Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu

khoa học xã hội nhân văn phục vụ đấu tranh lý luận Nâng cao hiệu quả quản

lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân vănphục vụ đấu tranh lý luận

Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ biên, 2016), Hỏi đáp về phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội [125] Công trình xác định, để nâng cao năng lực phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội cho lực lượng nòng cốt ở các nhà

trường quân đội trong tình hình mới, phải làm tốt công tác bồi dưỡng cho từngđối tượng tham gia đấu tranh Đồng thời, tiến hành toàn diện trên tất cả các khâu,các bước tránh xơ cứng, giáo điều, máy móc, bỏ sót đối tượng Trong đó, “chútrọng bồi dưỡng phương pháp và kinh nghiệm viết bài đấu tranh tư tưởng, lýluận bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng và tính chiến đấu cao” [125, tr.87].Nhờ vậy, rèn luyện cho các chủ thể, lực lượng có kỹ năng, phương pháp, thái độ

đúng đắn trong nhận diện các quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội.

Đặng Sỹ Lộc (2017), Xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội

và nhân văn trong các nhà trường quân đội hiện nay [59] Công trình chỉ rõ,

chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên luôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quantrọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín, vị thế của các nhà trườngquân đội trong thời kỳ mới Đây “vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quátrình xây dựng các nhà trường quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiệnđại” [59, tr.78] Theo đó, công trình đã đưa ra năm giải pháp chủ yếu nhằm xâydựng đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trườngquân đội hiện nay Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm củacác tổ chức, lực lượng Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo nguồn vàtuyển chọn đội ngũ giảng viên trẻ về khoa học xã hội và nhân văn Đổi mớicông tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ Đổi mới công tác quản lý,

sử dụng, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên trẻ

Trang 23

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng độingũ giảng viên trẻ

Bùi Văn Huấn (2018), Phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay [46].

Ở góc độ khoa học chính trị, công trình đã đề xuất một số giải pháp cơ bảnnhằm phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị.Trong đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học kinh tế chính trị.Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giảngviên Tăng cường giáo dục nhận thức và định hướng thái độ chính trị tíchcực hình thành “sự miễn dịch” cho sinh viên đối với quan điểm sai trái Đảmbảo cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết cho hoạt động giảng dạy kinh tếchính trị “Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên vềtầm quan trọng của hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảngdạy kinh tế chính trị” [46, tr.135] được xác định là giải pháp giữ vị trí, ýnghĩa đặc biệt quan trọng

Nguyễn Văn Thủy (2018), “Nâng cao năng lực phản biện khoa học của

giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị” [128] Từ việc

chỉ rõ ưu điểm và hạn chế trong hoạt động phản biện khoa học Công trình đã

đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, vai trò, tráchnhiệm của các chủ thể Chủ động xây dựng và phát huy môi trường dân chủ ởHọc viện Chính trị Đồng thời, “phát huy tính độc lập, sáng tạo trong phát hiện,

tiếp cận, luận giải, đánh giá, phản biện khoa học của giảng viên” [128, tr.81].

Giải pháp này định hướng cho việc phát huy phẩm chất chính trị của giảng viêntrong tự nâng cao năng lực phản biện khoa học

Lê Thị Hạnh (2020), “Vận dụng nguyên tắc khách quan của triết họcMác - Lênin vào đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” [36].Công trình đã chỉ ra, để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cóhiệu quả, cần vận dụng đúng đắn các nguyên tắc phương pháp luận của triết

Trang 24

học Mác - Lênin, đặc biệt là nguyên tắc khách quan Nguyên tắc này đòi hỏiphản ánh trung thực bản chất sự vật, hiện tượng, tôn trọng khách quan vàhành động theo quy luật khách quan Do đó, để vận dụng hiệu quả nguyên tắckhách quan của triết học Mác - Lênin vào đấu tranh phản bác các quan điểmsai trái, thù địch, công trình đã đề xuất hệ thống biện pháp cơ bản, khả thi.Trong đó, tích cực học tập triết học Mác - Lênin, đặc biệt là nắm rõ nội dungnguyên tắc Coi thực hiện đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchtrong công tác giảng dạy của giảng viên giảng dạy triết học Đấu tranh ngănchặn các quan điểm sai trái, thù địch cần quán triệt yêu cầu thống nhất giữa lýluận và thực tiễn Đặc biệt công trình nhấn mạnh việc, “Lồng ghép quan điểmcủa Đảng về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào nội dungtừng bài giảng, tiết học của giảng viên giảng dạy triết học” [36, tr.32].

Nguyễn Văn Thế (2022), “Xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh phảnbác có hiệu quả với quan điểm sai trái, thù địch” [126] Bài viết đã đưa ra một sốgiải pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lýluận giỏi, có trình độ cao Xây dựng các cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự

vững mạnh Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận Công

trình nhấn mạnh “chủ động với sự đầu tư thỏa đáng hơn trong việc xây dựng, bồidưỡng cán bộ nghiên cứu lý luận một cách toàn diện, đặc biệt chú ý bồi dưỡngnâng cao trình độ tư duy lý luận, khả năng nắm chắc “ta” và “địch”, đối tượng,đối tác trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” [126, tr.2] Qua

đó, tập trung bồi dưỡng tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức lý luận cho lựclượng tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

Phạm Thành Trung (2023), “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng, lýluận cho đội ngũ giảng viên thông qua dạy học các môn khoa học xã hội vànhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” [110] Trên cơ sở khẳng địnhvai trò của đội ngũ giảng viên thông qua tổ chức, hướng dẫn, điều khiển đấu

Trang 25

tranh tư tưởng, lý luận và giáo dục Công trình đề xuất hệ thống giải pháp nângcao năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho đội ngũ giảng viên thông qua dạyhọc các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội thông quabồi dưỡng thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật biện chứngtrong xem xét, giải quyết vấn đề tư tưởng, lý luận Trang bị kiến thức toàn diện

và nâng cao giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước cho giảng viên Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênthông qua dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn Phát huy tính tíchcực của đội ngũ giảng viên trong tự nâng cao Trong đó, công trình nhấn mạnh:

“Lấy việc tự bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảngviên khoa học xã hội và nhân văn là trung tâm trong đổi mới chương trình, nộidung, phương pháp dạy và học ở các nhà trường quân đội” [110, tr.3]

Trần Hậu Tân (2023), “Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy các môn

lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường quân đội hiện nay”[120] Công trình đã đưa ra hệ thống giải pháp nâng cao tính chiến đấu tronggiảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trườngquân đội hiện nay Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức, vai trò của các chủ thể

về sự cần thiết phải nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy các môn lý luận Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường quân đội hiện nay Kết hợp giữagiảng dạy lý thuyết với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống tronggiảng dạy Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, sáng tạo củangười học Trong đó, công trình nhấn mạnh biện pháp kết hợp giữa giảng dạy lýthuyết với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong giảng dạy Theo

đó, “giảng dạy không chỉ là giáo dục, bồi dưỡng thế giới quan khoa học mà cònbồi dưỡng nhân sinh quan của người cộng sản cho người học” [120, tr.175]

Trang 26

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận

án “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay”.

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có giá trị quan trọng đối với

lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trongđấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường sĩ quan quân đội hiện nay

Một là, các công trình khoa học đã tổng quan đề cập đến một số nội dung liên quan đến lý luận về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội.

Vấn đề lý luận chung về năng lực và năng lực phản biện khoa học đã đượccác công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Các công trình đã tập trungphân tích và làm sáng tỏ nhiều khía cạnh về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề,năng lực phê phán, năng lực phản biện khoa học, tư duy phản biện, năng lực tư

duy lý luận; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề; năng lực tư duy biện chứng duy vật; vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành năng lực; vai trò, đặc điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở

các trường sĩ quan quân đội; bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luậncủa giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Các công trình đã trình bày thực chấtcủa năng lực, nhất là năng lực phản biện khoa học và tầm quan trọng, sự cần thiếtnâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay

Thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã nghiêncứu, phân tích làm sâu sắc những vấn đề lý luận chung về khái niệm: Phảnbiện; phản biện khoa học; năng lực; năng lực phản biện khoa học; năng lực

Trang 27

đấu tranh tư tưởng, lý luận; tư duy phản biện khoa học v.v Kết quả nghiêncứu của các công trình giúp nghiên cứu sinh nhận thức đầy đủ hơn về nănglực phản biện khoa học Thông qua kết quả nghiên cứu của các công trìnhkhẳng định tính khách quan, toàn diện, thống nhất biện chứng giữa lý luận vàthực tiễn Từ nội dung, phương pháp nghiên cứu của các công trình làm cơ sởcho nghiên cứu sinh xây dựng thế giới quan, phương pháp tư duy khoa học,đúng đắn trong nghiên cứu đề tài luận án Đồng thời, kết quả nghiên cứu củacác công trình là nguồn tài liệu quý báu giúp nghiên cứu sinh kế thừa, chọnlọc, gợi mở và đặt ra nhiều vấn đề lý luận cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu vàgiải đáp, nhất là về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lýluận

Bên cạnh đó, tổng quan các công trình nghiên cứu là cơ sở, điều kiệnthuận lợi giúp nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, phát triển những nội dungphù hợp trong quá trình xây dựng luận án Đặc biệt, những vấn đề cơ bản vềphản biện, phản biện khoa học, năng lực, năng lực phản biện khoa học, nhữngnhân tố cấu thành năng lực phản biện khoa học, nhân tố cơ bản quy định nănglực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Hai là, các công trình khoa học đã tổng quan đề cập đến một số nội dung liên quan đến thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh

tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Các công trình nghiên cứu thực trạng về năng lực phản biện khoa học;

năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn Tuy cách tiếp cận và nội dung luận giải có những điểm khác nhau về thựctrạng tổ chức triển khai lực lượng đấu tranh tư tưởng, lý luận, nội dung, hìnhthức, phương pháp đấu tranh tư tưởng lý luận Thực trạng về tri thức, thái độ,

Trang 28

kỹ năng, phương pháp đấu tranh tư tưởng, lý luận Thực trạng đấu tranh tưtưởng, lý luận trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ chính trị trung tâm củagiảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa học) Thực trạng về cơ chế, chính sách,chế độ bảo đảm cho nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận ở các trường sĩ quanquân đội Song điểm chung là phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế, luận giải,điều tra, khảo sát một số vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực phản biệnkhoa học và năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xãhội và nhân văn, nguyên nhân khách quan, chủ quan của thực trạng.

Các công trình đã chỉ rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng, làm cơ sởluận giải sâu sắc nguyên nhân dẫn đến thực trạng năng lực phản biện khoahọc trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn Đồng thời, thông qua các công trình nghiên cứu, gợi mở nhiều vấn đềthực tiễn cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu và giải quyết để năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xãhội và nhân văn được nâng cao Kết quả nghiên cứu của các công trình cungcấp một số tư liệu, gợi mở nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra để làm sâu sắc các sốliệu, minh chứng cho việc luận giải, đánh giá đề tài luận án

Đồng thời, thông qua học tập và tiếp thu kết quả nghiên cứu của cáccông trình khoa học giúp nghiên cứu sinh có quan điểm tiếp cận, phương phápxem xét, đánh giá toàn diện thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định nhữngvấn đề đặt ra, những yếu tố tác động Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cơ bảnnâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận củagiảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Ba là, các công trình khoa học đã tổng quan đề cập đến một số nội dung liên quan đến giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Trang 29

Các công trình khoa học sau khi phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực

trạng, đã đưa ra những nhận định, đánh giá đòi hỏi phải đề xuất phương hướng,giải pháp nâng cao ở nhiều góc độ khác nhau Có nhiều công trình đưa ra cácgiải pháp nâng cao, phát triển năng lực, năng lực phản biện khoa học, năng lực

tư duy lý luận, năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận v.v ở nhiều góc độ khácnhau Đó là, các giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể;nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo giảng viên; xây dựng môi trường phảnbiện khoa học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên

Kết quả nghiên cứu của các công trình là những gợi mở quan trọng đểnghiên cứu sinh xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, phù hợphướng nghiên cứu của đề tài luận án Đồng thời, gợi mở nhiều vấn đề mới nảysinh trong nhận thức và thực tiễn giải quyết Tiếp tục nghiên cứu các giảipháp thiết thực, cụ thể phù hợp với đối tượng giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay, nhất là hoạt động đấu tranh

tư tưởng, lý luận Đây là nguồn tài liệu phong phú để nghiên cứu sinh kế thừa

và xác định giải pháp có giá trị khoa học trong luận án Trong đó, tập trung đềxuất những giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tưtưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanquân đội hiện nay Đặc biệt tập trung vào ba giải pháp cơ bản là nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện giảng viên; xây dựng môi trường đấu tranh tưtưởng, lý luận thuận lợi cho nâng cao; phát huy phẩm chất chính trị của giảng viêntrong tự nâng cao

Tóm lại, với nhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau, các công trình khoa học đã tổng quan đến một số vấn đề về “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để nghiên

cứu sinh tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án Tuy nhiên,đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, cơ bản, hệ

Trang 30

thống, chuyên sâu về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lýluận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân độihiện nay ở góc độ triết học Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan khẳngđịnh, đề tài luận án là hướng nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với bất kỳ công

trình khoa học nào đã được công bố.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan và khái quát giá trị của các công trình khoa học

có liên quan, luận án tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, luận án tập trung phân tích, luận giải quan niệm và nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội ở góc độ triết học.

Vấn đề phản biện, phản biện khoa học, năng lực, năng lực phản biệnkhoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn đã được đề cập theo nhiều cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, các côngtrình chưa làm sâu sắc, đầy đủ và trực tiếp đến năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận, nhất là năng lực phản biện khoa học trongđấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường sĩ quan quân đội ở góc độ triết học Đây là vấn đề cần được nghiên cứu,luận giải Do đó, luận án tập trung làm rõ thực chất và nhân tố cơ bản quy địnhnăng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Ở góc độ triết học, luận án tập trung làm rõ một số khái niệm công cụ:Phản biện, phản biện khoa học, năng lực, năng lực phản biện khoa học, đấutranh tư tưởng, lý luận, năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng,

lý luận và cấu trúc từng quan niệm Trên cơ sở các khái niệm công cụ, luận ántập trung xây dựng và phân tích nội hàm khái niệm trung tâm là năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội

Trang 31

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội Đồng thời, luận án tập trung xácđịnh đúng, phân tích và luận giải những nhân tố cơ bản quy định năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội Đó là, chất lượng đào tạo, bồidưỡng và rèn luyện giảng viên; môi trường đấu tranh tư tưởng, lý luận ở cáctrường sĩ quan quân đội và phẩm chất chính trị của giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các trường sĩ quan quân đội Mỗi nhân tố có vị trí, vai trò không ngangbằng nhau, cùng tác động, chuyển hóa quy định năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ởcác trường sĩ quan quân đội

Hai là, luận án tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay và xác định vấn đề đặt ra từ thực trạng.

Căn cứ thực chất và nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoahọc trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở các trường sĩ quan quân đội được trình bày ở chương 1, luận án tập trungkhảo sát, đánh giá thực trạng của năng lực này Dựa vào nội hàm khái niệmtrung tâm để khảo sát, đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế năng lực phảnbiện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Luận án dựa vào nhân tố

cơ bản quy định để chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những

ưu điểm và hạn chế về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng,

lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quânđội hiện nay Từ đó, xác định và luận giải những vấn đề đặt ra từ thực trạngnăng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay dưới dạngmâu thuẫn cần khắc phục, như: Mâu thuẫn giữa những hạn chế về chất lượng

Trang 32

đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường sĩ quan quân đội với yêu cầu nâng cao năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận của họ hiện nay; mâu thuẫn giữa những lựccản môi trường đấu tranh tư tưởng, lý luận ở các trường sĩ quan quân đội vớiyêu cầu nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lýluận của họ hiện nay; mâu thuẫn giữa những hạn chế về phẩm chất chính trịcủa giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội vớiyêu cầu nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lýluận của họ hiện nay.

Ba là, luận án tập trung đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Luận án tập trung đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, khả thi, có ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc nhằm nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấutranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩquan quân đội hiện nay Hệ thống giải pháp của luận án dựa trên cơ sở lý luận,trực tiếp là nhân tố cơ bản quy định và thực trạng năng lực phản biện khoa họctrong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ởcác trường sĩ quan quân đội hiện nay Qua đó, luận án tập trung đề xuất hệ thốnggiải pháp cơ bản, khả thi nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tưtưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanquân đội hiện nay Trong đó, tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng và rèn luyện giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; xây dựng môi trườngđấu tranh tư tưởng, lý luận thuận lợi; phát huy phẩm chất chính trị của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Mỗi giảipháp có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau, song có mối quan hệ thống nhất,biện chứng với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng tác động, chuyểnhóa thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nâng cao đạt hiệu quả thiết thực

Trang 33

Từ kết quả khảo cứu các công trình khoa học đã công bố trong thời

gian qua, khẳng định việc nghiên cứu đề tài luận án “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” là một công trình khoa học

mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

Trang 34

Kết luận chương 1

Luận án đã tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận

án theo ba nhóm công trình liên quan đến lý luận, thực trạng, giải pháp cơ bảnnâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận củagiảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.Cách tổng quan của đề tài luận án bảo đảm khai thác đầy đủ các khía cạnh tiếpcận theo khung luận án triển khai

Kết quả tổng quan những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tàiluận án là cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp nghiên cứu sinh bổ sung, kế thừa

và hoàn thiện đề tài luận án của mình Trên cơ sở khái quát giá trị của các côngtrình khoa học đã tổng quan, luận án xác định được những vấn đề tập trung nghiêncứu Một là, ở góc độ tiếp cận triết học, luận án tập trung phân tích, luận giải, làm

rõ quan niệm, nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấutranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩquan quân đội Hai là, luận án tập trung khảo sát đánh giá thực trạng năng lựcphản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xãhội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay và vấn đề đặt ra từ thựctrạng năng lực này Ba là, luận án tập trung đề xuất hệ thống giải pháp cơ bảnnâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khẳng định,

đề tài luận án “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” là một công trình khoa học nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với

các công trình khoa học đã công bố

Trang 35

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC PHẢN BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

2.1 Quan niệm về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận và năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

2.1.1 Quan niệm về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phản biện là đánh giá chất lượng một côngtrình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồngchấm thi” [106, tr.764] “Phản” ở đây được hiểu là làm ngược lại, vòng lại,quay lại, xét lại, thay đổi thái độ, hành động, nhìn nhận, đánh giá của chủ thể

về một sự vật, hiện tượng nhất định “Biện” là một phụ từ dùng để bổ nghĩacho một động từ nào đó Ngoài ra, biện còn là một động từ có nghĩa dùng đểđưa ra lý lẽ, lập luận nhằm bảo vệ, biện luận cho một hay nhiều vấn đề

Trong nghiên cứu khoa học, phản biện thể hiện ở việc nhận xét, đánh giá,thẩm định các công trình đề tài khoa học, đề án, dự án, các tác phẩm, ấn phẩm,tài liệu v.v., trong các lĩnh vực khác nhau Trong đấu tranh tư tưởng, lý luận,phản biện được thể hiện ở việc tham gia đấu tranh trực tiếp hay gián tiếp chốnglại các quan điểm sai trái, thù địch Theo đó, phản biện là một hoạt động dùng đểchỉ con người (cộng đồng người), huy động hệ thống tư duy để xem xét, đánhgiá, thẩm định, khẳng định hay phủ định giá trị của một sự vật, quá trình cụ thể

Phản biện là tổng hòa những thao tác huy động luận cứ, luận chứng vào phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, nhằm bác bỏ hoặc bảo vệ, phát triển quan điểm trước đó Phản biện là hoạt động của chủ thể, tự mình tách ra

độc lập với đối tượng, khách thể nhận thức, dùng luận cứ và luận chứng để

Trang 36

bác bỏ hoặc bảo vệ, phát triển một ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánhgiá, hành động, việc làm nhất định Người thực hiện phản biện ngoài việc chỉ

ra những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm, thiếu chính xác của vấn đề, còn phảichỉ ra những mặt mạnh, ưu điểm, chính xác, bản chất của vấn đề, giá trị kếtquả phản biện đem lại Mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọi ngườicân nhắc lựa chọn phương án tối ưu, qua đó buộc đối tượng bị phản biện phảităng cường sự thuyết phục cho các quan điểm của họ Nếu thuần tính phảnbiện thì chưa coi là khoa học, mà chỉ nhân danh tính hợp lý, tính nhất quán vàhoàn chỉnh của một hệ thống phương pháp luận mà người có luận điểm liênquan đến đưa ra

Theo Từ điển Triết học, “Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên cứunhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy vàbao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này” [130,tr.556] Do đó, ở góc độ triết học, khoa học được tiếp cận theo nhiều nghĩa.Khoa học là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng Khoa học là một hoạtđộng của các chủ thể có mục đích, đặc trưng là hoạt động sáng tạo ra tri thứcmới Khoa học là sản phẩm của quá trình tư duy, thể hiện tri thức khoa họcđược rút ra từ hiện thực khách quan, phản ánh chân thực khách quan, có tính hệthống, biểu hiện ra qua những nguyên lý, phạm trù, quy luật Khoa học theophạm vi tiếp cận của luận án là tính khoa học, thể hiện hoạt động có mục đích,đúng đắn, sáng tạo và được chứng minh bằng những luận cứ, luận chứng khoahọc

Phản biện khoa học hiểu theo nghĩa hẹp là “v.v hoạt động thẩm địnhchất lượng các công trình nghiên cứu khoa học; chủ thể tiến hành phản biện làhội đồng nghiệm thu, đánh giá có những thẩm quyền xác định (nghiệm thu -không nghiệm thu, tán thành - không tán thành) đối với công trình nghiêncứu, phát minh, sáng chế được đưa ra xét duyệt” [44, tr.407]

Trang 37

Theo hướng nghiên cứu của luận án, phản biện khoa học là tổng hòa những thao tác huy động hệ thống luận cứ, luận chứng vào phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, nhằm bác bỏ hoặc bảo vệ, phát triển quan điểm trước đó theo hướng chính xác, sáng tạo Phản biện khoa học nhằm thẩm định, đánh giá

tính đúng đắn, khoa học, chính xác của đối tượng được phản biện Phản biệnkhoa học là sự phát triển cao của phản biện nói chung, gắn với chủ thể có trithức, hiểu biết khoa học về một hay nhiều lĩnh vực nhất định Chủ thể phảnbiện khoa học thường là những người có trình độ chuyên môn cao, kiến thứcchuyên sâu, tư duy khoa học lôgíc Đồng thời, chủ thể phản biện phải là nhữngngười có lập trường chính trị, tư tưởng kiên định, vững vàng, thể hiện tính độclập trong khoa học Phản biện khoa học bao hàm đặc trưng của phản biện nóichung, đồng thời thể hiện những đặc trưng theo tiêu chí của tính khoa học Đó

là tính chính xác theo đúng quy tắc của phương pháp nghiên cứu khoa học, trênlập trường duy vật biện chứng Tính khoa học giữ vai trò quyết định trong phảnbiện khoa học, giúp chủ thể đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác,hiệu quả Thông tin tác động đến chủ thể phản biện khoa học là các công trình,

đề tài, vấn đề khoa học hay tình huống trong nghiên cứu khoa học

Theo Từ điển Triết học, năng lực nghĩa rộng là “những đặc tính tâm lýcủa cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạt động sống của

cá thể” [130, tr.753] Theo nghĩa đặc biệt “Năng lực là toàn bộ những đặctính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạtđộng nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử” [130, tr.753] Theo

đó, năng lực của con người gắn liền với tổ chức lao động xã hội và hệ thống

giáo dục thích ứng với tổ chức đó Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là: “(1)Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt độngnào đó; (2) Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành

một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [106, tr.836] Theo đó, năng lực

gắn liền với con người cụ thể và hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, nhất định

Trang 38

Về vấn đề này, C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động

là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trongmột con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ramột giá trị sử dụng nào đó” [72, tr.251] Bàn về năng lực, Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà mộtphần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [80, tr.320] Với cách tiếp cận này,năng lực hình thành do nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan Năng lựcgiúp con người tích cực, chủ động nhận thức cải tạo hiện thực, nhằm đạt đượcmục đích nhất định Với góc độ nghiên cứu khác nhau, các khoa học đềukhẳng định, năng lực là tổng hòa các yếu tố chủ quan của chủ thể, hợp thànhsức mạnh đáp ứng yêu cầu hoạt động nhất định

Theo góc độ tiếp cận của đề tài luận án, năng lực là khả năng và thực lực huy động hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp của con người vào nhận thức và cải tạo thực tiễn hiệu quả Năng lực không phải là yếu tố đơn

lẻ, riêng rẽ hay sự cộng lại đơn thuần giữa các các mặt, các yếu tố Năng lực là

sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố với nhau, đan xen, bổ sung, hỗ trợ,xâm nhập, chuyển hóa cho nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất, giúp chủthể đạt được mục đích nhất định Năng lực của con người bao gồm tổng hòacác yếu tố tư chất, tri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp Trong đó, tư chất cóvai trò quan trọng, là điều kiện, cơ sở, tiền đề cơ bản, đầu tiên của năng lực, là

“cốt vật chất” cho chủ thể hiện thực hóa mục đích hoạt động của mình Yếu tốtri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp có vai trò quyết định đến quá trình hìnhthành, phát triển năng lực Trên cơ sở tư chất, năng lực được hình thành, pháttriển từ sự nỗ lực chủ quan của chủ thể, thông qua giáo dục đào tạo, lao động,môi trường tập thể và phẩm chất cá nhân Năng lực của con người được biểuhiện trong hoạt động, thông qua hoạt động và căn cứ kết quả hoạt động để đánhgiá Năng lực không đứng độc lập mà luôn gắn liền với phẩm chất con người,thể hiện qua hành động và đo bằng hiệu quả

Trang 39

Như vậy, năng lực phản biện khoa học là khả năng và thực lực huy động

hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp phản biện khoa học của con người vào phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, nhằm bác bỏ hoặc bảo vệ, phát triển quan điểm trước đó theo hướng chính xác, sáng tạo.

Năng lực phản biện khoa học là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tốtri thức, thái độ, kỹ năng và phương pháp phản biện khoa học của chủ thể Giữachúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Các yếu tố này là cái vốn có, tồn tạiđộc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể Trong đó, trithức phản biện khoa học là cơ sở trực tiếp quyết định sự hình thành, phát triểnthái độ, kỹ năng, phương pháp phản biện khoa học Nhờ có tri thức phản biệnkhoa học, chủ thể nắm được bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật,hiện tượng, quá trình C.Mác khẳng định: “Phát minh và tri thức tất yếu phải đitrước phân công lao động” [71, tr.285] Thái độ phản biện khoa học thâm nhậpvào yếu tố khác, thúc đẩy các chủ thể, lực lượng tích cực trau dồi tri thức, rènluyện kỹ năng, phương pháp phản biện khoa học Kỹ năng phản biện khoa học

là những thao tác, cách thức vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đúng đắn,chính xác, sẵn có vào thực hiện hiệu quả hoạt động nhất định Kỹ năng này

là sự tổng hợp biện chứng, phức tạp của nhiều yếu tố gắn bó chặt chẽ vớinhau Nó biểu hiện ở mức độ thuần thục, nhuần nhuyễn của các thao tác,động tác từ tư duy đến hành động Kỹ năng phản biện khoa học là mức độthuần thục, nhuần nhuyễn trong huy động luận cứ, sử dụng luận chứng khoahọc vào bác bỏ thuyết phục tư tưởng, quan điểm sẵn có, đưa ra tư tưởng,quan điểm mới đúng đắn, sáng tạo về một vấn đề nhất định Ph.Ăngghen chorằng: “Phải có kỹ năng thế nào để những động tác chung đồng thời ấy trở nênhoàn toàn máy móc, hoàn toàn tự nhiên đối với họ” [60, tr.573] Phương phápphản biện khoa học có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với tri thức, thái

độ và kỹ năng phản biện khoa học Phương pháp phản biện khoa học là cáchthức, biện pháp tối ưu nhất để giải quyết hiệu quả vấn đề Phương pháp này

Trang 40

trực tiếp thể hiện năng lực phản biện khoa học của chủ thể Không cóphương pháp phản biện khoa học đúng đắn, hiệu quả sẽ gặp rất nhiều trởngại trong phân tích, luận giải, đánh giá vấn đề.

Đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam là tổng hòa những hoạt động củaĐảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, nòng cốt là lực lượng làmcông tác tư tưởng, lý luận trong bác bỏ tư tưởng, lý luận thù địch; bảo vệ, pháttriển nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng nhằm giữvững mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trởthành kinh nghiệm, sự hiểu biết, những chủ kiến, dự định, chương trình, kế hoạchchi phối hoạt động con người C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Ngay từ đầu, ýthức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồntại” [62, tr.43] Ngoài ra, C.Mác nói: “v.v tư tưởng là một hình thức của nănglượng, một chức năng của óc; tất cả những gì mà chúng ta biết, quy lại là: thế giớivật chất bị những quy luật bất di bất dịch chi phối” [64, tr.437 - 437] Khi bàn về

tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng: “Tư tưởng của Đảng, là tư tưởng của giai cấp

công nhân, nó đấu tranh cho lợi ích toàn dân” [89, tr.275] Theo Từ điển Triết học,

“Tư tưởng là một hình thái phản ánh thế giới xung quanh con người, tổng hợp cácquan niệm, khái niệm thành một hệ thống duy nhất” [130, tr.1303]

Hiểu chung nhất, tư tưởng là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh điềukiện sinh hoạt vật chất của một chế độ xã hội nhất định Do đó, khi thực tiễnthay đổi thì tư tưởng cũng thay đổi theo Trên thực tế, có tư tưởng tiên tiếnvượt trước tồn tại xã hội, có tư tưởng bảo thủ, trì trệ kìm hãm sự phát triển của

xã hội Tư tưởng biểu hiện phong phú, đa dạng ở một cộng đồng, giai cấp, cánhân Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng mang tính giai cấp sâu sắc Trong đó,

hệ tư tưởng là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh gián tiếp tồn tại xã hội,trên cơ sở đó khái quát thành quan điểm, tư tưởng, lý luận, học thuyết Tư

Ngày đăng: 24/12/2024, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w