1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả thu hoạch kpi học phần thực tế cho sinh viên ngành tham vấn học Đường

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả thu hoạch KPI học phần thực tế cho sinh viên ngành tham vấn học đường
Tác giả Hà Anh Quân
Người hướng dẫn TS. Hoàng Gia Trang
Trường học Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Tham vấn học đường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCKHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC KẾT QUẢ THU HOẠCH KPI HỌC PHẦN THỰC TẾ CHO SINH VIÊN NGÀNH THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG Giảng viên hướng dẫn: TS... KPI 1: Mô tả về chức năng, nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC

KẾT QUẢ THU HOẠCH KPI

HỌC PHẦN THỰC TẾ CHO SINH VIÊN NGÀNH THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Gia Trang

Họ và tên: Hà Anh Quân

Mã sinh viên: 20010601

Lớp: Tham vấn học đường

Khóa: QH2020S

Hà Nội - 2023

Trang 2

KPI 1: Mô tả về chức năng, nhiệm vụ của phòng tham vấn học đường tại các

trường học hoặc các cơ sở giáo dục nơi sinh viên thực tế

I THÔNG TIN CHUNG

1 Giáo viên phụ trách tại cơ sở thực tế:

- Cô Nguyễn Kim Khánh – cán bộ phụ trách phòng Tư vấn tâm lý học đường và Hướng nghiệp

2 Giảng viên phụ trách của trường Đại học Giáo dục:

- Thầy Hoàng Gia Trang – giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục

3 Mục đích thực tế:

- Sinh viên làm quen với thực tế công việc tham vấn tâm lý, hỗ trợ tâm lý tại các trường học hoặc các cơ sở giáo dục

- Sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, nghiệp vụ; nắm vững qui trình hoạt động nghề nghiệp của nhà tham vấn tại các trường học hoặc các cơ sở giáo dục

- Giúp sinh viên hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc; hình

thành ý thức đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp, chuyên ngành đào tạo và vận dụng những kiến thức của chuyên ngành đào tạo vào quá trình thực tập về tham vấn học đường

Trang 3

- Sinh viên vận dụng kiến thức và vốn hiểu biết đã học vào thực tiễn để phân tích,

giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc từ đó hình thành kỹ năng nghề cũng như vận dụng những kỹ năng đó vào giải quyết vấn đề của thân chủ trong thực hành về tham vấn học đường

II MÔ TẢ PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG VÀ HƯỚNG NGHIỆP

1 Thông tin cơ bản về lịch sử phát triển/cơ cấu tổ chức của trường

a Thông tin cơ bản về lịch sử phát triển/cơ cấu tổ chức của trường

Ngày 03/3/2016, Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES) trực thuộc Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN chính thức được thành lập theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội HES vinh

dự được kế thừa truyền thống tự hào hơn 100 năm của ĐHQGHN, đứng trong hàng ngũ 3 đơn vị đào tạo cấp THPT chất lượng cao (cùng với Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ) HES mang sứ mệnh trở thành nơi ươm mầm tinh hoa, nhằm đào tạo ra những thế hệ học sinh sẵn sàng cho các chương trình đại học định hướng quốc tế cũng như cơ hội làm việc toàn cầu trong tương lai Tại HES, dựa trên việc thụ hưởng và triển khai có hiệu quả các thành tựu khoa học giáo dục trong nhà trường, các em học sinh sẽ có một mô hình học tập – sinh hoạt toàn diện và tiên tiến nhất hiện nay Học sinh

Trang 4

có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện và phát huy năng lực nổi trội của bản thân

Đặc biệt, HES đã thành lập phòng Tư vấn tâm lý học đường và Hướng nghiệp

do cô Nguyễn Kim Khánh phụ trách, nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Phòng tham vấn học đường tại đây đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập và phát triển cá nhân

b Thời gian thực hiện KPI

- Thời gian: 8h30-10h sáng thứ 3 ngày 21/3/2023

- Địa điểm: Phòng 205 nhà Hiệu bộ, THPT KHGD

c Thành phần tham dự

- Cô Nguyễn Kim Khánh, cán bộ phụ trách phòng Tư vấn tâm lý học đường và Hướng nghiệp

- Thầy Hoàng Gia Trang, giảng viên trực thuộc Khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

- 36 sinh viên ngành Tham vấn học đường khóa QH2020S, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

2 Mô tả phòng tư vấn tâm lý học đường và hướng nghiệp

Chức năng chính của phòng tham vấn học đường là tạo ra một môi trường thuận lợi và an toàn cho sinh viên thảo luận về các vấn đề liên quan đến học tập, sự nghiệp và cuộc sống Các cố vấn trong phòng tham vấn đều có trình độ chuyên môn và kỹ năng tư vấn đáng tin cậy, sẵn lòng lắng nghe và đồng hành cùng sinh viên trên hành trình học tập

Trang 5

Nhiệm vụ của phòng tham vấn học đường là đáp ứng nhu cầu tư vấn cá nhân của sinh viên, giúp họ xác định mục tiêu học tập và nghề nghiệp, khám phá và phát triển khả năng cá nhân, giải quyết những khó khăn và áp lực trong quá trình học tập và cuộc sống Các cố vấn cũng có thể cung cấp thông tin về khóa học, chương trình đào tạo, cơ hội thực tập và việc làm, giúp sinh viên định hình

lộ trình phát triển sự nghiệp của mình

Hơn nữa, phòng tham vấn học đường có thể tổ chức các hoạt động tư vấn nhóm, buổi thảo luận và chương trình phát triển kỹ năng để giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ làm việc tốt

Tóm lại, phòng tham vấn học đường đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên vượt qua những thách thức trong quá trình học tập và phát triển cá nhân, đồng thời giúp họ xác định mục tiêu và lộ trình phát triển sự nghiệp để đạt được thành công trong tương lai

3 Kết luận

Từ thực tế các buổi trực tại phòng tư vấn, em nhận thấy rằng học sinh còn ngại ngùng, ít lui đến do không hiểu, hiểu sai về chức năng của phòng tư vấn, có em không biết đến phòng tư vấn Đồng thời, cách hoạt động cũng như không gian của phòng chưa tạo được cảm giác an toàn cho các bạn học sinh

Đề xuất, phòng cần đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa chung, các hoạt động sinh hoạt động hàng tuần, các buổi chia sẻ để học sinh có nhiều tiếp xúc hơn với phòng Đề xuất đổi 1 phòng rộng hơn để có các hoạt động nhóm

Trang 6

KPI 2: Dự và viết bài thu hoạch về 1 hoạt động tham vấn cá nhân của cán bộ

tham vấn hoặc viết 1 case tham vấn tâm lý cá nhân tại các trường học hoặc các

cơ sở giáo dục nơi sinh viên thực tế

I KHÁI QUÁT CHUNG

Bối cảnh :

- Cán bộ y tế trường thông báo 1 trường hợp học sinh nữ tên B., lớp 11 trong tình trạng:

- Tinh thần bị kích động, khóc, cánh tay trái chảy rất nhiều máu do B tự dùng compa cứa và đâm vào tay

- CBYT sau khi băng bó cho học sinh có gọi bố mẹ B đến đón con về chăm sóc, bố mẹ B đến trường thấy tình trạng con như vậy rất phẫn nộ với nhà trường, nói đây ko phải lần đầu con làm vậy, yêu cầu được gặp đại diện nhà trường ngay lập tức

- Qua khai thác ban đầu, B thừa nhận do 1 nhóm bạn trong khối thuộc Câu lạc bộ Âm nhạc chê bai, tẩy chay con do con ko có tài năng về giọng hát hoặc nhạc cụ nhưng vẫn thích tham gia vào CLB này (do con có tình cảm với 1 bạn nam cùng khối trong CLB, do khác dãy lớp học nên chỉ gặp được bạn nhiều nhất vào giờ học CLB) Từ những mâu thuẫn trong CLB, việc gặp gỡ hàng ngày với nhóm bạn này ở trường cũng tạo áp lực cho rất nhiều Con bị mất tinh thần học tập

- Bố mẹ B muốn gặp những học sinh đó để nói chuyện, làm rõ vấn đề

- Người thực hiện: Cán bộ tư vấn

- Người giám sát: cô Nguyễn Kim Khánh - cán bộ phụ trách phòng Tư vấn

tâm lý học đường và Hướng nghiệp

- Thời gian thực hiện:

Trang 7

- Địa điểm thực hiện: tại phòng Tư vấn tâm lý học đường và Hướng nghiệp

- Thành phần tham dự:

- Cô Nguyễn Kim Khánh – cán bộ phụ trách phòng tư vấn tâm lý học đường

và hướng nghiệp

- Sinh viên thực hiện công tác tham vấn

- Học sinh B – thân chủ và phụ huynh học sinh

II PHÂN TÍCH CASE

Các nội dung cơ bản bao gồm :

- Tóm tắt vấn đề : Học sinh B có hành vi tự làm hại bản thân sau khi bị bắt

nạt trong 1 thời gian dài

- Trình tự và nội dung tham vấn :

+ Đối với học sinh B: Cần đảm bảo rằng tình trạng chảy máu của học sinh

B đã được kiểm soát và đảm bảo không có nguy cơ đe dọa tính mạng Đồng thời, cần cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho B để làm dịu tình trạng kích động

+ Đối với bố mẹ B : Cần thông báo để họ tới trường ngay lập tức để xem

xét tình hình của con em mình và đáp ứng yêu cầu của bố mẹ B và sắp xếp một cuộc gặp riêng để lắng nghe và hiểu rõ hơn về tình hình của học sinh Ngoài ra cần cung cấp thông tin chi tiết về sự việc, những biện pháp đã được thực hiện và cam kết giải quyết vấn đề một cách công bằng và nhanh chóng

Trang 8

+ Đối với nhóm học sinh trong CLB âm nhạc : Tổ chức cuộc họp với nhóm học sinh trong CLB nhạc: CBTV cần tổ chức một cuộc họp với nhóm học sinh có liên quan đến sự việc, bao gồm cả bạn nam mà B có tình cảm Trong cuộc họp, CBTV phải lắng nghe quan điểm và lý do của nhóm bạn,

nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng và không gây tổn thương cho người khác Đồng thời, cần nhắc nhở về trách nhiệm và hậu quả của hành vi bắt nạt và tẩy chay

Đưa ra biện pháp kỷ luật phù hợp: Nếu xác định được rằng nhóm học sinh trong CLB nhạc đã có hành vi bắt nạt và tẩy chay B., cần áp dụng biện pháp

kỷ luật phù hợp đối với nhóm này Các biện pháp có thể bao gồm: áp dụng quy tắc kỷ luật của trường, tiến hành các cuộc trò chuyện giáo dục về tình bạn, tôn trọng và đối xử công bằng, yêu cầu nhóm tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng để nhận thức và nhận trách nhiệm

III KẾT LUẬN

Nhà trường nên kiểm tra lại quy trình và biện pháp an ninh, an toàn tại trường

để đảm bảo rằng các biện pháp đề phòng và phòng ngừa bạo lực được áp dụng một cách hiệu quả Đồng thời, cần xem xét và cải thiện các biện pháp giám sát

và quản lý sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa.

Trang 9

KPI 3: Xây dựng kế hoạch và viết bài thu hoạch về 1 hoạt động tham vấn nhóm

nhỏ của cán bộ tham vấn tại các trường học hoặc các cơ sở giáo dục nơi sinh viên thực tế

Người hướng dẫn: ThS Trần Thị Quỳnh Trang – giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

I THÔNG TIN CHUNG

- Chủ đề: Kỹ năng từ chối

- Người phụ trách: ThS Trần Thị Quỳnh Trang – giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

- Ngày giờ thực hiện: 10h00-11h30 ngày 18/05/2023

- Thành phần tham dự: 30 học sinh lớp 11A5, 36 sinh viên QH2020 TVHĐ,

01 GVCN lớp 11A5, cô Nguyễn Kim Khánh, thầy Hoàng Gia Trang

- Địa điểm thực hiện: phòng 205 nhà Hiệu bộ

II NỘI DUNG

- Mục tiêu của hoạt động: giúp học sinh nhận diện và hình thành kỹ năng từ chối

- Nội dung của hoạt động:

• Khởi động: trò chơi “Tôi cần, tôi cần”

• Hoạt động 1: Học sinh note ra giấy những lý do, hoàn cảnh mà cần từ chối

• Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”, ở trò chơi này học sinh sẽ viết ra

Trang 10

những trường hợp/ tình huống cần từ chối và dán lên phần trên bục giảng.

• Hoạt động 3: Học sinh chia nhóm đóng vai thực hành kỹ năng từ chối

- Kết quả hoạt động:

• Học sinh tập trung lắng nghe và tham gia vào các hoạt động của giáo viên đứng lớp

• Học sinh nhận diện được các trường hợp cần từ chối tương đối tốt

• Học sinh hiểu được vai trò của kỹ năng từ chối

- Hạn chế:

• Quá nhiều hoạt động trong một buổi khiến thời gian không đủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động diễn ra hiệu quả (hoạt động cuối không đủ cho các nhóm trình bày ý tưởng của mình)

• Việc nói học sinh nên tôn trọng giới tính sinh học sinh ra của mình là không hợp lý

• Bài giảng còn ở mức quá cơ bản, chưa có nhiều yếu tố khó khăn cho việc

từ chối sau này

III KẾT LUẬN

Bài học rút ra cho bản thân:

+ Biết đặt giới hạn: Kỹ năng từ chối đòi hỏi chúng ta biết đặt giới hạn và không

bị áp lực để đồng ý với mọi yêu cầu hoặc mong muốn của người khác Chúng ta

Trang 11

cần nhận ra quyền của mình để từ chối những việc mà không muốn hoặc không cảm thấy thoải mái thực hiện

+ Lắng nghe và hiểu rõ: Trước khi từ chối, chúng ta nên lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu hoặc đề nghị của người khác Điều này giúp chúng ta tránh hiểu lầm và

có thể tìm cách thể hiện sự từ chối một cách lịch s

+ Sử dụng cách diễn đạt khéo léo: Kỹ năng từ chối yêu cầu của người khác cũng đòi hỏi chúng ta biết sử dụng cách diễn đạt khéo léo và lịch sự Chúng ta

có thể diễn đạt ý kiến một cách thân thiện và rõ ràng, giải thích lý do từ chối mà không gây xúc phạm hoặc xung đột

+ Gợi ý và đề xuất giải pháp khác: Thay vì chỉ đơn thuần từ chối, chúng ta có thể gợi ý và đề xuất giải pháp khác để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác Điều này có thể giúp tạo ra sự linh hoạt và khả năng hợp tác trong quá trình đàm phán và giải quyết vấn đề

Trang 12

KPI 4: Xây dựng kế hoạch và viết bài thu hoạch về 1 hoạt động tham vấn nhóm

lớn của cán bộ tham vấn tại các trường học hoặc các cơ sở giáo dục nơi sinh viên thực tế

Người hướng dẫn: TS Trần Văn Tính – giảng viên khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN

a) Khái quát chung

• Thời gian: 9h00 – 10h00 ngày 24/03/2023

• Địa điểm: phòng 205 nhà Hiệu bộ

• Người thực hiện: TS Trần Văn Tính

• Thành phần tham dự: TS Trần Văn Tính, cô Nguyễn Kim Khánh, thầy Hoàng Gia Trang, 36 sinh viên QH2020 – TVHĐ, 35 học sinh lớp 12A2

b) Nội dung

• Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh có những kỹ năng, kiến thức cơ bản về hướng nghiệp; có thêm thông tin về một vài ngành nghề phổ biến, ngành nghề

sẽ phát triển trong những năm tới

• Nội dung hoạt động:

- Cách mạng công nghệ 4.0 tác động đến thị trường nghề

- Thông tin về thị trường lao động Việt Nam

- Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT

Trang 13

• Kết quả :

- Cung cấp cho học sinh góc nhìn toàn diện về bối cảnh và nhu cầu

xã hội hiện nay

- Phân tích các cơ hội và thách thức của ngành nghề hiện nay và trong tương lai

- Định hướng cho học sinh các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT, đồng thời chỉ

ra ưu điểm và hạn chế khi lựa chọn những con đường đó

- Cung cấp các yếu tố giúp học sinh chọn ngành nghề hiệu quả và một số phân tích kết quả trắc nghiệm cá nhân

- Đa phần học sinh đều hứng thú và tích cực lắng nghe, tương tác

Phần dẫn dắt hợp lý, dễ hiểu

c) Kết luận

• Đề xuất/ kiến nghị

- Học sinh có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề tư vấn hướng nghiệp Các em nhiệt tình giao lưu và đặt các câu hỏi với nhà tham vấn liên quan đến xu hướng nghề nghiệp hiện nay và kết quả trắc nghiệm tính cách mà em đã được thực hiện

từ trước

- Các em đã khẳng định được sở thích cũng như khả năng của bản thân và đối chiếu với các ngành nghề lựa chọn trong tương lai

- Một số em còn chưa hài lòng với kết quả trắc nghiệm đã nhận thông tin liên lạc của chuyên viên tham vấn và có buổi tham vấn, giải đáp khúc mắc riêng (trực tuyến và trực tiếp), từ đó tìm ra hướng đi của mình

- Học sinh có mong muốn có thể tổ chức thêm các buổi tham vấn hướng nghiệp

Trang 14

KPI 5: Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh về những vấn đề học tập, tâm lý

của 1 lớp học tại các trường học hoặc các cơ sở giáo dục nơi sinh viên thực tế

Người hướng dẫn: PGS TS Trần Văn Công – giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục,

trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

I KHÁI QUÁT CHUNG

- Người thực hiện: Sinh viên ngành Tham vấn học đường QH2020S, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

- Thời gian: Ngày 10/04/2023

- Địa điểm: Phòng học lớp 11A6, trường THPT Khoa học giáo dục

- Thành phần tham gia:

+ Sinh viên ngành Tham vấn học đường QH2020S, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

+ Thầy Trần Văn Công - giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

+ Giáo viên chủ nhiệm và 30 học sinh lớp 11A6, trường THPT Khoa học Giáo dục

II NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

● Mục tiêu hoạt động

Sử dụng Trắc nghiệm khó khăn học tập để đo lường, đánh giá, phát hiện học sinh có vấn đề khó khăn trong học tập (gây hấn, tăng động, mối quan hệ bạn

Trang 15

bè ) Từ đó đưa ra các đề xuất/khuyến nghị nhằm giúp các em học sinh có vấn

đề giảm thiểu và cải thiện các vấn đề của mình

● Trình tự hoạt động

Bước 1: Học sinh được thông báo và hướng dẫn làm trắc nghiệm

Bước 2: Trong thời gian 40 phút làm trắc nghiệm học sinh trao đổi về những câu hỏi mình chưa ra để có thể hoàn thành phiếu chính xác nhất

Bước 3: Khi thu phiếu, người đánh giá đã rà soát lại và kiểm tra những câu hỏi học sinh bỏ quên

Bước 4: Phiếu đã được xử lý và được người đánh giá diễn giải, sau đó gửi thông tin đến các em

Đối tượng thực hiện: học sinh lớp 11A6, trường THPT Khoa học Giáo dục

● Bối cảnh thực hiện

Trong quá trình kiến tập và thực tế tại HES, để làm quen và tiếp xúc ban đầu với nghề sau này, các thầy cô trong khoa Các Khoa học giáo dục đã đặt ra cho lớp sinh viên ngành Tham vấn học đường QH2020S

Với sự giúp đỡ của cô Khánh – cán bộ tư vấn tâm lý học đường và hướng nghiệp tại HES, thầy Hoàng Gia Trang và thầy Trần Văn Công – giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN; em đã có

cơ hội thực hiện trắc nghiệm khó khăn học tập tại lớp 11A6

● Mô tả về trắc nghiệm

Trắc nghiệm khó khăn học tập bao gồm 79 câu đo lường 10 nhóm nhân tố liên quan đến các biểu hiện và rào cản trong học tập ở học sinh THPT, gồm: (1) Khó khăn trong tư duy về văn học và xã hội; (2) Gây hấn với bạn bè; (3) Giảm chú

Ngày đăng: 23/12/2024, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w