1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa Ẩm thực hà nội qua khảo sát trải nghiệm Ẩm thực truyền thống của khách du lịch quốc tế tại quận hoàn kiếm, thành phố hà nội

81 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Hà Nội Qua Khảo Sát Trải Nghiệm Ẩm Thực Truyền Thống Của Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Hữu Toàn Thắng, Võ Minh Phương, Nguyễn Quỳnh Chi
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Cúc
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 15,04 MB

Nội dung

Với lịch sử tồn tại hơn 1000 năm, Hà Nội là nơi kết tinh của rấtnhiều thăng trầm văn hoá mà không một nơi nào có được, trong đó phải kể đến giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống.. Tuy nhi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Thị Cúc, người đã

có những đóng góp vô cùng quan trọng và quý báu trong suốt quá trình thực hiệnnghiên cứu này Sự hướng dẫn tận tình, chuyên môn sâu rộng và những lời khuyênquý giá của TS Lê Thị Cúc không chỉ giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện và nâng caochất lượng công trình nghiên cứu mà còn là nguồn động lực lớn lao để nhóm nghiêncứu vượt qua những khó khăn, thử thách trong suốt chặng đường học tập và nghiêncứu

TS Lê Thị Cúc đã dành thời gian, công sức để cùng nhóm nghiên cứu thảoluận và làm rõ các vấn đề chuyên môn phức tạp, giúp nhóm nghiên cứu mở rộng hiểubiết và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Những kiến thức và kinh nghiệm

mà TS Lê Thị Cúc chia sẻ đã giúp nhóm nghiên cứu có được những bước tiến vữngchắc trong nghiên cứu khoa học

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Lê Thị Cúc vì tất cả sự hỗtrợ, giúp đỡ và sự quan tâm chu đáo mà TS Lê Thị Cúc đã dành cho nhóm nghiêncứu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2024 Nhóm tác giả

Trang 3

MỤC LỤC (viết bổ sung)

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hà Nội là một vùng đất đặc biệt cả trên phương diện lịch sử lẫn văn hoá, là nơi

"thắng địa", là "chốn tụ hội quan yếu của bốn phương" như trong Chiếu dời đô vua

Lý Thái Tổ đã viết Với lịch sử tồn tại hơn 1000 năm, Hà Nội là nơi kết tinh của rấtnhiều thăng trầm văn hoá mà không một nơi nào có được, trong đó phải kể đến giá trị

văn hoá ẩm thực truyền thống Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh đã viết trong "Khám phá

ẩm thực truyền thống Việt Nam" lại dành hẳn một chương chỉ để nói về ẩm thực

truyền thống Hà Nội cho thấy vị trí cực kì quan trọng của ẩm thực truyền thống HàNội trong kho tàng ẩm thực quốc gia Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nhắc đến nhữngmón ăn mang tính đặc trưng, tạo nên thương hiệu ẩm thực Thủ đô như: Nem, phở,cốm làng Vòng, chả cá, bún ốc, bánh tôm hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, xôi PhúThượng, bánh dày Quán Gánh… Đặc biệt, khu vực phố cổ Hà Nội vẫn còn lưu giữnhững nếp sành ăn, sành mặc của người Hà Nội xưa, với vô vàn món ngon, luôn đượckhách du lịch tìm đến thưởng thức

Sức hấp dẫn của văn hóa ẩm thực truyền thống Hà Nội không chỉ ở hương vị,màu sắc, cách bài trí món ăn mà còn từ tri thức, kỹ thuật, thực phẩm, cách chế biến vànhững câu chuyện xung quanh thể hiện bề dày lịch sử, văn hóa Phó Giáo sư, Tiến sĩNguyễn Thị Anh Quyên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết mặc dù trong bốicảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng phong vị ẩm thực Hà thành vẫn giữđược nét riêng đầy mê hoặc Nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung thừa nhận, nghệ thuậttổng hợp và tài chế biến một số món ăn, đồ uống của Thăng Long - Hà Nội đã đạt tớiđỉnh cao thỏa mãn được yêu cầu nhiều mặt của hoạt động ăn uống của cộng đồng đểtrở nên những quốc hồn, quốc túy 1000 năm văn hiến Thật hiếm có thành phố nào cónhiều tên phố, tên đường gắn liền với những cái tên gợi hồn "ăn uống" như Hà Nộiđến vậy

Chính sự kết tinh đa dạng đó đã trở thành một phần thu hút khách đến với Hà

Trang 5

Nội, đặc biệt là khách du lịch quốc tế Có thể đối với người Hà Nội, những món nhưbánh mì, bún chả, bún ốc rất đỗi quen thuộc Tuy nhiên trong mắt khách du lịch nướcngoài, những món ăn ấy lại trở nên vô cùng lạ lẫm, không chỉ làm say lòng thựckhách phổ thông mà còn thuyết phục cả những chính trị gia hay các nhà ẩm thực uytín, như: cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande; cựu Tổng thống Mỹ BarackObama; cố đầu bếp danh tiếng Anthony Bourdain; Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol; Ngoại trưởng Mỹ Antony John Blinken… Theo trang MSN của Mỹ, Hà Nộinằm trong top ba trong bảng xếp hạng 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởngthức nhất trên thế giới Danh sách này gồm Barcelona, Brussels, Las Vegas, Lyon,New York, Rome, San Francisco và Vancouver, Chỉ có hai thành phố châu Á đượcvinh dự lọt vào danh sách này Cùng với xứ sở đồ ăn ngon như Seoul (Hàn Quốc),Tây An (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Hà Nội cũng nằm trong danh sách top

10 thành phố châu Á có món ăn vỉa hè ngon nhất thế giới Nhiều món ăn được cáctrang du lịch nước ngoài vinh danh, đưa vào cẩm nang du lịch cho du khách khi đến

Hà Nội

Trong đó, trang du lịch nổi tiếng Tripadvisor công bố bình chọn Hà Nội là mộttrong 25 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2022 Trong năm 2023, ba nhàhàng của Hà Nội được gắn một sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩmthực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầubếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony diễn ra hồi tháng 6 tại Hà Nội.Nhiều du khách nước ngoài cho rằng những món ăn ở Hà Nội không cho nhiều dầu

mỡ, không quá nhiều chất béo như ở đất nước họ và nhiều khi, nó còn thực sự tốt chosức khỏe Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến các món ăn cũng rất tươi, khi ăn ngườiViệt cũng thường sử dụng các loại rau sống ăn kèm và họ thích điều này

Nhận thấy ẩm thực truyền thống Hà Nội được coi là “chìa khóa” mở cửa trái tim

du khách cùng với bài toán quảng bá văn hoá Hà Nội, chúng tôi đã thực hiện nghiêncứu đề tài "Văn hóa ẩm thực Hà Nội qua khảo sát trải nghiệm ẩm thực truyền thống

Trang 6

của khách du lịch quốc tế tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội " với mong muốntạo ra góc nhìn mới mẻ về ẩm thực truyền thống Hà Nội qua con mắt của khách quốc

tế từ đó thu hút khách du lịch, cầu nối văn hóa với bạn bè, du khách quốc tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về vănhóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và dưới đây lànhững bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu

Theo công trình “Giáo trình Văn hóa ẩm thực” của tác giả chủ biên Hoàng

Minh Khang và TS Lê Anh Tuấn biên soạn, cuốn sách đã tóm tắt về văn hóa ẩm thực,khám phá các khía cạnh văn hóa, lịch sử, và ý nghĩa của ẩm thực trong đời sống củacon người Các tác giả giải thích sâu hơn về tầm quan trọng của ẩm thực trong việctạo ra và duy trì các mối quan hệ xã hội, cũng như vai trò của nó trong việc thể hiệnbản sắc văn hóa của một dân tộc

Hay theo công trình "Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam" của tác giả

Ngô Đức Thịnh, nghiên cứu đã tập trung vào việc khám phá và giới thiệu về ẩm thựctruyền thống của Việt Nam Tác giả đi sâu vào việc phân tích nguồn gốc, lịch sử, vàcác đặc điểm nổi bật của các món ăn truyền thống của Việt Nam Nghiên cứu cũngbao gồm các thông tin về cách làm và nguyên liệu chính để tạo ra những món ăn đặctrưng của đất nước này Đây là một tài liệu quý giá không chỉ cho những người quantâm đến ẩm thực, mà còn cho những ai muốn hiểu sâu hơn về văn hóa và lịch sử ẩmthực của Việt Nam Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự đa dạng vàphong phú của ẩm thực Việt Nam, từ các món ăn phổ biến hàng ngày đến những mónđặc sản địa phương Người đọc sẽ được tìm hiểu về cách mà ẩm thực Việt Nam phảnánh sự đa dạng vùng miền, văn hóa, và lịch sử của đất nước Sách cũng có thể cungcấp cho người đọc những ý tưởng và kỹ thuật để thực hiện các món ăn truyền thốngViệt Nam tại nhà Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường sự hiểu biết và tình yêu thích

về ẩm thực và văn hóa Việt Nam

Trang 7

Công trình "Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhìn từ lý luận và thực tiễn" (2010)

của Trần Quốc Vượng và Nguyễn Thị Bảy đã đề cập đến cả lý luận và thực tiễn, từcác khái niệm cơ bản đến những vấn đề phức tạp về ẩm thực Cuốn sách không chỉ đềcập đến các khía cạnh lịch sử và văn hóa của ẩm thực, mà còn nhấn mạnh vai trò của

nó trong xã hội hiện đại và sự phát triển của nền kinh tế Đây là một tài liệu quantrọng cho những người quan tâm đến việc hiểu sâu hơn về ẩm thực Việt Nam từ mộtgóc độ lý luận và thực tiễn

Lê Ngọc Quỳnh Mai (2015) với “Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát

triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Qua công trình nghiên cứu, có thể thấy rõ

cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúngcách và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nétđẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, nó không chỉ lànhững thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực, một nétvăn hóa riêng Để có cơ sở nghiên cứu khai thác văn hóa ẩm thực Hà Nội trong pháttriển du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề vềvăn hóa, du lịch văn hóa Các vấn đề về dịch vụ du lịch và dịch vụ ăn uống trong dulịch Khái luận về văn hóa ẩm thực nói chung, các đặc trưng của văn hóa ẩm thựcViệt Nam và văn hóa ẩm thực Hà Nội Luận văn cũng đã nêu một số bài học kinhnghiệm về khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch trong nước và quốc tế, là cơ sở đểtác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cho việc khai thác ẩm thực trong

du lịch

Vương Xuân Tình (2018) với “Du lịch ẩm thực: Kinh nghiệm thế giới và thực

trạng ở Việt Nam Bài viết khái quát kinh nghiệm du lịch ẩm thực trên thế giới qua

tổng quan tài liệu, từ đó làm rõ tình hình thực hiện ở Việt Nam thời gian qua và đềxuất một số khuyến nghị góp phần đẩy mạnh loại hình du lịch này ở Việt Nam trongthời gian tới Ở Việt Nam trong vài thập niên gần đây, dưới tác động của đổi mới vàkinh tế thị trường, việc nhận thức vai trò của ẩm thực với du lịch cùng các hoạt động

Trang 8

liên quan đến loại hình du lịch này ngày càng tăng, nhất là với những đơn vị trực tiếphoạt động trong lĩnh vực du lịch Tuy nhiên, kể cả nhận thức và thực hiện phần nhiềucòn theo lối kinh nghiệm, chưa có sự tham tích cực của các bên liên quan, nhất làchính quyền các cấp Dưới đây chúng tôi khái quát về du lịch ẩm thực, kinh nghiệmphát triển du lịch ẩm thực của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới, từ đó có một

số gợi ý cho phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam

Phạm Mạnh Cường (2015) với “Phát triển dịch vụ ăn uống tại Việt Nam góp

phần thu hút khách du lịch quốc tế” Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã

và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch Trong bối cảnh đó,vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hútkhách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt Bài viết đề cập đến vănhóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, vai trò của văn hóa ẩm thực trong lĩnh vực xúctiến quảng bá du lịch và trên cơ sở khái quát về thực trạng của hoạt động xúc tiếnquảng bá du lịch, tác giả đề xuất định hướng và giải pháp để khai thác các giá trị củavăn hóa ẩm thực Việt nhằm thu hút khách du lịch quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Tài liệu “Văn hóa ẩm thực đối với sự phát triển của du lịch Hà Nội” được tác

giả Lê Thị Thúy Nga biên soạn vào năm 2015 Tài liệu này nêu ra tầm quan trọng của

ẩm thực truyền thống Hà Nội đối với du lịch nói chung và các khách du lịch nói riêng.Nêu ra được giá trị tiêu biểu của ẩm thực Hà Nội và làm rõ vai trò của ẩm thực đối vớicác khách du lịch Tài liệu đã nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực cũng như thực trạngcủa ẩm thực trong kinh doanh du lịch Hà Nội và chia sẻ các giải pháp để góp phầnphát triển du lịch thông qua ẩm thực truyền thống của Hà Nội Tài liệu đã cho thấymột sợi dây liên kết giữa ẩm thực, văn hóa và kinh tế, cung cấp những thông tin hữuích cho những ai đang đang quan tâm đề tài này

Công trình nghiên cứu “Ẩm thực dân gian Hà Nội” (2010) của Tiến sĩ Nguyễn

Thị Bảy không chỉ giới hạn việc nghiên cứu ăn uống theo nghĩa đen, mà qua đó tácgiả muốn tổng kết về văn hóa ẩm thực nói chung mang đậm yếu tố văn hóa của thủ đô

Trang 9

văn hiến Công trình "Ẩm Thực Dân Gian Hà Nội" của tác giả Nguyễn Thị Bảy làmột tuyển tập về ẩm thực truyền thống của thủ đô Hà Nội, Việt Nam Tác phẩm nàykhông chỉ giới thiệu về các món ăn phổ biến, mà còn đề cập đến lịch sử, văn hóa vàcách làm của từng món Công trình cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu hơn về nhữngmón ăn phổ biến và cách chế biến của người Hà Nội Tác giả đi sâu vào từng món ăn,giải thích về nguồn gốc, cách chế biến, cũng như giá trị văn hóa của mỗi món ăn.Bằng cách này, độc giả không chỉ học được cách nấu nướng, mà còn hiểu sâu hơn vềbản sắc văn hóa ẩm thực của Hà Nội Công trình không chỉ dành cho những ngườiyêu thích nấu ăn mà còn cho những ai quan tâm đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặcbiệt là của thủ đô Hà Nội.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua khảo sát trải nghiệm ẩm thực truyền thống tại Hà Nội của khách dulịch quốc tế, đề tài nhận xét các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm quảng bávăn hóa ẩm thực Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để làm rõ mục đích nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:Trình bày những cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực Hà Nội qua khảo sát trảinghiệm ẩm thực truyền thống của khách du lịch quốc tế

Khảo sát thực trạng trải nghiệm ẩm thực truyền thống tại Hà Nội của khách dulịch quốc tế

Đề xuất giải pháp quảng bá văn hóa ẩm thực Hà Nội tới khách du lịch quốc tếthông qua trải nghiệm ẩm thực truyền thống

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Văn hóa ẩm thực Hà Nội qua khảo sát trải nghiệm ẩm thực truyền thống

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

- Về không gian: địa bàn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

- Về thời gian: Từ năm 2014 cho tới nay

- Về khách thể: Khách du lịch quốc tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp tập hợp và phân tích tài liệu thứ cấp: tập hợp và nghiên cứunhững tài liệu thứ cấp, bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, các công trìnhnghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và hiện đang được lưu giữ tại các kho thư viện

Phương pháp phỏng vấn sâu: Việc phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện trên cơ sởchọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích Các bước tiến hành và câu hỏi phỏngvấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích, nội dung đã xác định

Phương pháp khảo sát điền dã: đến các khu du lịch ẩm thực tập trung đôngkhách quốc tế để trực tiếp nghiên cứu thu thập thông tin về đề tài

6 Đóng góp của đề tài

Trang 11

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu vềvăn hóa Hà Nội hay văn hóa ẩm thực truyền thông Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ những trải nghiệm ẩm thựctruyền thống, những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam nói chung và Hà Nội quagóc nhìn của bạn bè quốc tế

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quảng bá văn hóa Hà Nội qua khảo sáttrải nghiệm ẩm thực truyền thống của khách du lịch quốc tế

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng và biểu đồ, Tài liệu tham khảo

và Phụ lục, Nội dung đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực Hà Nội qua khảo sát trải nghiệm

ẩm thực truyền thống của khách du lịch quốc tế tại quận Hoàn Kiếm, thành phố HàNội

Chương 2 Thực trạng ẩm thực truyền thống và hoạt động trải nghiệm ẩm thựctruyền thống của khách du lịch quốc tế tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Chương 3 Nhận xét và đề xuất giải pháp quảng bá văn hóa ẩm thực Hà Nộithông qua trải nghiệm ẩm thực truyền thống của khách du lịch quốc tế

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC HÀ NỘI QUA KHẢO SÁT TRẢI NGHIỆM ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA KHÁCH

DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Văn hóa

Xét về cội nguồn văn hóa Việt, nghĩa ban đầu của văn hóa là một từ Việt gốcHán, trong tiếng Hán: “văn” có nghĩa là nét vẽ, là cái mang tính hình thức, cái bênngoài; “hóa” là biến đổi, là giáo hóa Khi nói đến hình thức, tức là nói đến cái vẻ bênngoài như là những nét xăm mình, qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phânbiệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lƣợng bí ẩncủa thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên Theo ngôn ngữ của phương Tây, từtương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kulturtrong tiếng Đức,…) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui,cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và cầu cúng

Theo như quan điểm văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả

Trang 13

phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin” Hay theo như quan điểm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó tức là văn hóa”.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về mặt khái niệm văn hóa nhưng cóthể tóm lược rằng văn hóa là tổng hòa của những yếu tố vật chất và tinh thần, do conngười sáng tạo ra và trong quá trình tiếp xúc, giao hòa tương tác trong các mối quan

hệ với xã hội và tự nhiên Văn hoá không chỉ là những sản phẩm vật chất như nhàcửa, quần áo, mà còn bao gồm cả các khía cạnh phi vật chất như ngôn ngữ, tư tưởng,giá trị và nghệ thuật Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu

và lợi ích của cộng đồng người dân Văn hóa cũng thể hiện về trình độ, tri thức củangười dân và đồng thời thể hiện về bản sắc của người dân tại một khu vực, địaphương nào đó

1.1.2 Quảng bá

Quảng bá cũng có thể bao gồm các hoạt động như marketing, PR, quảng cáotruyền thống và kỹ thuật số, tổ chức sự kiện, và các chiến lược truyền thông khácnhau để tạo ra sự chú ý và tăng cường thương hiệu Đó là một phần quan trọng củaviệc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra lợi ích kinh doanh Bằng cáchnày, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì sự thành công của mộtdoanh nghiệp Quảng bá còn có thể là một phần của chiến lược phát triển thị trường,giúp mở rộng sự hiện diện của sản phẩm hoặc dịch vụ vào các thị trường mới và thuhút khách hàng tiềm năng Đồng thời, nó cũng có thể giúp tạo ra lòng trung thành từphía khách hàng hiện tại và tăng cường mối quan hệ với họ thông qua việc cung cấpthông tin hữu ích và giải pháp cho nhu cầu của họ

Ngoài ra, quảng bá cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng

Trang 14

hình ảnh của một thương hiệu Bằng cách chăm sóc và tối ưu hóa các chiến lượcquảng bá, một doanh nghiệp có thể tạo ra ấn tượng tích cực và gây ảnh hưởng mạnh

mẽ đến ý kiến của khách hàng và cộng đồng

1.1.3 Quảng bá văn hóa

Quảng bá văn hoá là quá trình giới thiệu, bảo tồn và tôn vinh các giá trị, truyềnthống và đặc điểm đặc trưng của một văn hoá cụ thể Nó có thể bao gồm việc giớithiệu ngôn ngữ, lối sống, nghệ thuật, âm nhạc và các biểu hiện văn hóa khác đến côngchúng để nâng cao hiểu biết và đa dạng văn hoá Quảng bá văn hoá cũng có thể baogồm tổ chức sự kiện, triển lãm, hội thảo và các chương trình giáo dục nhằm thúc đẩy

sự tương tác và trao đổi văn hoá giữa các cộng đồng Nó đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng văn hoá, cũng như trong việc xây dựng sựthấu hiểu và tôn trọng giữa các nhóm dân tộc và văn hoá khác nhau

Quảng bá văn hoá cũng có thể là một công cụ quan trọng để thúc đẩy du lịchvăn hoá và phát triển kinh tế trong các địa điểm có giá trị văn hoá đặc biệt Bằng cáchlàm nổi bật di sản văn hoá, truyền thống ẩm thực và các hoạt động văn hoá độc đáo,quảng bá văn hoá có thể thu hút du khách và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho địaphương Quảng bá văn hoá còn có thể bao gồm việc tạo ra các chương trình giáo dục

và hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy sự giao lưu và học hỏi giữa các nền văn hoá khácnhau Điều này không chỉ giúp mở rộng kiến thức văn hoá mà còn tạo ra một cộngđồng toàn cầu hiểu biết và tôn trọng nhau hơn

1.1.4 Ẩm thực truyền thống

Ẩm thực truyền thống đề cập đến các món ăn, phong cách nấu nướng và thựcđơn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng hoặc khu vực cụthể Chúng thường phản ánh những giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý của một vùng, mộtquốc gia Các món ăn truyền thống thường được chế biến bằng nguyên liệu địaphương và có thể có phương pháp nấu độc đáo của riêng chúng Ẩm thực truyềnthống thường được coi là một phần quan trọng của di sản văn hóa và có thể đóng góp

Trang 15

cho sự phát triển kinh tế và du lịch của một vùng hoặc quốc gia Nó còn có thể đóngvai trò trong việc thúc đẩy sự hòa nhập văn hoá và sự đa dạng trong cộng đồng, cũngnhư trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hoá.Ở một số nền văn hóa, ẩm thựctruyền thống cũng có vai trò quan trọng trong các sự kiện quan trọng như lễ hội, cướihỏi, và các nghi lễ tôn giáo Nó không chỉ là về việc thưởng thức thức ăn mà còn làcách để tạo ra và củng cố các mối quan hệ xã hội và gia đình thông qua việc chia sẻbữa ăn và kỷ niệm.

Khách du lịch quốc tế thường đóng góp vào nền kinh tế và du lịch của quốc giamục tiêu thông qua việc tiêu tiền cho dịch vụ lưu trú, ẩm thực, mua sắm, và hoạt độnggiải trí Họ cũng thường mang lại lợi ích văn hóa và đối thoại văn hóa khi tương tácvới cư dân địa phương và thúc đẩy sự hòa nhập quốc tế

Ngoài ra, khách du lịch quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra

cơ hội hợp tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết

và tình hữu nghị giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới Điều này có thể tạo ra cácmối quan hệ dài hạn và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của du lịch và kinh tế toàncầu

1.2 Ẩm thực truyền thống Hà Nội

1.2.1 Lịch sử hình thành ẩm thực truyền thống Hà Nội

Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với

Trang 16

những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến như một thiênđường ẩm thực Ẩm thực Hà Nội là một sự pha trộn tinh tế giữa hương vị truyềnthống và ảnh hưởng hiện đại, đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và trở thành một phầnkhông thể thiếu trong bản sắc văn hóa của thành phố Trong bản giao hưởng đa sắcmàu của ẩm thực thế giới, ẩm thực Hà Nội nổi lên như một bản hòa tấu đầy mê hoặc,nơi những giai điệu truyền thống hòa quyện nhịp nhàng với những nốt nhạc hiện đại.

Là một thành phố mang trong mình bề dày lịch sử và văn hóa, Hà Nội đã trở thànhmột trung tâm giao thoa của nhiều nền văn minh, để lại dấu ấn sâu sắc trên bức tranh

ẩm thực của thành phố Từ những ngõ phố cổ kính đến những khu đô thị sầm uất, ẩmthực Hà Nội dẫn lối thực khách vào một hành trình khám phá hương vị, nơi nhữngmón ăn đường phố bình dị đan xen với những bữa tiệc cung đình xa hoa Mỗi món ănđều mang trong mình một câu chuyện riêng, kể về sự giao thoa phức tạp giữa các nềnvăn hóa, về những truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ và về sự sáng tạokhông ngừng của những đầu bếp tài hoa

Ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa thể hiện rõ nét trong những món ăn nhưphở và bánh cuốn, trong khi dấu ấn của ẩm thực Pháp vẫn còn lưu lại trong nhữngmón ăn như bánh mì và cà phê trứng Ngoài ra, ẩm thực Hà Nội còn chịu ảnh hưởngcủa các nền văn hóa lân cận như Thái Lan và Lào, tạo nên một bức tranh ẩm thực đadạng và hấp dẫn Ẩm thực Hà Nội không chỉ là sự kết hợp của các hương vị mà còn làmột biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Nó phản ánh lịch sử lâu đời và sôi động củathành phố, nơi các nền văn minh đã gặp gỡ, giao lưu và để lại dấu ấn của họ trên hànhtrình ẩm thực của Hà Nội Khi bạn thưởng thức một bát phở thơm ngon trên phố haydùng bữa tại một nhà hàng cung đình trang nghiêm, bạn không chỉ đang nếm thửnhững món ăn mà còn đang khám phá một chương lịch sử sống động của Hà Nội Ẩmthực của thành phố là một lời mời gọi hấp dẫn để tìm hiểu về quá khứ, hiện tại vàtương lai của một trong những trung tâm văn hóa và ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Nguồn gốc ẩm thực Hà Nội gắn liền với lịch sử lâu đời và sôi động của thành

Trang 17

phố, phản ánh sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau Thời kỳ tiền ThăngLong Vùng đất Hà Nội đã có người sinh sống từ thời tiền sử, với nền văn minh ĐôngSơn phát triển mạnh mẽ Người dân thời kỳ này chủ yếu dựa vào nông nghiệp và sănbắt, chế độ ăn của họ bao gồm gạo, rau, cá và thịt Những món ăn đơn giản như cơmlam, bánh đúc và canh chua có thể bắt nguồn từ thời kỳ này Thời kỳ Thăng Long -Đông Đô (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (nay là Hà Nội).

Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ẩm thực Hà Nội, khithành phố trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước Ẩm thựccung đình thời Lý - Trần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, với nhiều món ănchay tinh tế được chế biến Các nguyên liệu quý hiếm như bào ngư, vi cá và yến sàothường được sử dụng trong các bữa tiệc hoàng gia Thời kỳ Lê - Mạc Thời kỳ Lê -Mạc chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và giao lưu văn hóa, dẫn đến

sự du nhập của nhiều món ăn mới vào Hà Nội Ẩm thực dân gian thời kỳ này trở nên

đa dạng hơn, với nhiều món ăn đường phố và quán ăn nhỏ phục vụ người dân thường

Thời kỳ Nguyễn đến Dưới thời nhà Nguyễn, Hà Nội được đổi tên thành Đông

Đô và trở thành trung tâm của vùng Bắc Kỳ Ẩm thực thời kỳ này tiếp tục phát triển,với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng của ẩm thực Pháp.Nhiều món ăn mới được sáng tạo trong thời kỳ này, chẳng hạn như phở, bánh cuốn và

cà phê trứng Các món ăn cung đình cũng được cải tiến, với sự chú trọng hơn vàohương vị tinh tế và trình bày đẹp mắt Thời kỳ cận đại và hiện đại Vào cuối thế kỷ 19,

Hà Nội trở thành một phần của Đông Dương thuộc Pháp Sự hiện diện của ngườiPháp đã để lại dấu ấn sâu sắc trong ẩm thực Hà Nội, với sự du nhập của nhiều món ăn

và kỹ thuật nấu nướng mới Sau khi Việt Nam giành độc lập, ẩm thực Hà Nội tiếp tụcphát triển và đa dạng hóa Các món ăn truyền thống được gìn giữ và cải tiến, trong khicác món ăn mới được sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố hiện đại.Ngày nay, ẩm thực Hà Nội là một bức tranh ẩm thực phong phú và hấp dẫn, phản ánhlịch sử lâu đời và sự giao thoa văn hóa đa dạng của thành phố Từ những món ăn

Trang 18

đường phố bình dị đến những bữa tiệc cung đình xa hoa, ẩm thực Hà Nội chào đónthực khách với một hành trình khám phá hương vị khó quên.

Ẩm thực truyền thống Hà Nội được đặc trưng bởi sự tinh tế, thanh đạm và cânbằng hương vị Các món ăn thường sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị, chẳng hạnnhư gừng, sả, hành tím và rau mùi, tạo nên hương thơm nồng nàn và hấp dẫn Nướcchấm đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực Hà Nội, thường được pha chế từ nướcmắm, dấm, đường và các loại gia vị khác, tạo nên vị chua ngọt hài hòa Một số đặcđiểm chính của phong cách ẩm thực Hà Nội bao gồm: sự tinh tế các món ăn Hà Nộithường được chế biến tỉ mỉ, chú trọng đến từng chi tiết nhỏ Nguyên liệu được lựachọn cẩn thận và được nêm nếm gia vị một cách tinh tế, tạo nên hương vị hài hòa vàtinh tế Ẩm thực truyền thống Hà Nội thiên về sự thanh đạm, ít sử dụng dầu mỡ vàchất béo Các món ăn thường được hấp, luộc hoặc nướng, giúp giữ được hương vị tựnhiên của nguyên liệu, sự cân bằng hương vị: các món ăn Hà Nội thường có sự cânbằng giữa các hương vị ngọt, chua, mặn và cay Nước chấm đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo nên sự cân bằng này, giúp tăng thêm hương vị cho món ăn qua đó thểhiện ẩm thực Hà Nội rất đa dạng, với nhiều loại món ăn khác nhau, từ các món ănđường phố bình dân đến các món ăn cung đình tinh tế Mỗi món ăn đều có hương vị

và đặc trưng riêng, phản ánh sự phong phú của văn hóa ẩm thực truyền thống Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội là một nét văn hóa đặc sắc và nổi tiếng, thu hút du kháchtrong và ngoài nước Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, ẩm thực Hà Nội đã hình thànhnên những đặc trưng riêng, phản ánh phong cách sống và nét tinh tế của người dânnơi đây Ẩm thực Hà Nội là một thế giới sôi động và hấp dẫn, nơi bạn có thể thưởngthức vô số món ăn ngon chỉ với một mức giá phải chăng Từ những món ăn nhẹ đơngiản đến những bữa ăn thịnh soạn, các món ăn truyền thống Hà Nội phản ánh sự đadạng và sáng tạo của ẩm thực thủ đô ngoài ra Ẩm thực Hà Nội được biết đến với sựtinh tế, thanh đạm và chú trọng đến hương vị Các món ăn thường sử dụng nguyênliệu tươi ngon, chế biến đơn giản nhưng vẫn mang lại hương vị hài hòa và hấp dẫn

Trang 19

Ẩm thực truyền thống Hà Nội là một kho tàng văn hóa và di sản quý giá, phảnánh sự đa dạng, phong phú và tinh tế của thành phố Sự giao thoa của các nền vănhóa, phong cách nấu ăn đặc trưng và các món ăn biểu tượng đã tạo nên một nền ẩmthực độc đáo và hấp dẫn, được yêu thích trên khắp thế giới Ẩm thực Hà Nội khôngchỉ là một nét văn hóa đặc sắc mà còn là một nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận.Những món ăn biểu tượng của Hà Nội như phở, bún chả, bánh cuốn, chả cá, cốm,

đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây và cả dukhách thập phương Ẩm thực truyền thống Hà Nội sẽ còn tiếp tục phát triển và đượcgìn giữ qua nhiều thế hệ, không chỉ như một di sản văn hóa mà còn là một biểu tượngcho sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và tinh hoa ẩmthực thế giới

1.2.2 Đặc điểm ẩm thực truyền thống Hà Nội

hương vị ẩm thực đa dạng Nhờ vậy, người Hà Nội luôn chú trọng “mùa nào thức nấy”, như món rươi chỉ thưởng thức vào “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5”. Ngoài khí hậu, các mùa lễ hội cũng là dịp để du khách thưởng thức nhiều món ăn

cầu kỳ, đặc trưng phong vị của người Tràng An như lễ hội chùa Hương, Cổ Loa,Gióng

Nhắc đến đặc sản thủ đô, không thể thiếu bún thang Có nhiều cách giải thích

về ý nghĩa tên bún, có người nói là do món ăn được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu:thịt gà, giò, tôm, củ cải khô, trứng tráng, nấm, hành, rau răm và phải nấu tỉ mỉ,giống cân đo từng thang thuốc Lại có người cho rằng, bún thang là một phiên bản

Trang 20

của món "đán hoa thang" trong cung đình, nơi sinh sống của vua chúa. 

Ẩm thực Hà Nội còn nổi tiếng với món ngan nướng riềng mẻ hoặc sả Riềng và

mẻ là hai gia vị miền Bắc, nếu riềng cay nồng, tính nóng thì mẻ thanh chua, tính mát,kết hợp tạo nên hương vị hòa quyện đặc biệt, thể hiện nét tinh tế trong việc kết hợpcác loại gia vị của người Hà Nội

Người Hà Nội tỉ mỉ từ cách nêm nếm gia vị, chọn đủ nguyên liệu trước, trong

và sau bữa ăn Đặc biệt, ẩm thực nơi đây không thể thiếu rau thơm hay một ly chètráng miệng

Trong cách sử dụng nguyên liệu thì người Hà Nội cũng tạo ra được những dấu

ấn riêng cho mình Sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm truyền thống như ăn theomùa hay kết hợp âm dương trong món ăn đã giúp cho ẩm thực Hà Nội có được sự đặcbiệt và để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người Không phải nghiễm nhiên

mà những món ăn được cho là quốc túy của Hà Nội như phở, bún chả, bún thang, lại được ưa chuộng Chính bởi cách chọn lựa nguyên liệu kĩ càng cộng với công thứcnấu gia truyền đã tạo ra cái hồn cho món ăn Đó là sự khác biệt khi nói về khâu chuẩn

bị nguyên liệu so với một số món ăn cùng tên ở tỉnh thành khác Cái đặc biệt luônđược gìn giữ chính là sự tỉ mỉ và con người cần mẫn Có hai thứ đó thì mọi món ănđược tạo ra sẽ đều mang lại cho thực khách những trải nghiệm khó có thể nào quên

Từ những dẫn chứng trên, ta thấy được những nguyên liệu chế biến món ănđược người Hà Nội lựa chọn tỉ mỉ, kết hợp với việc chế biến để tạo ra một món ănhoàn chỉnh mang đậm chất Thủ đô Không chỉ đơn thuần là những món ăn mà nó cònchứa đựng cả những tinh hoa Nguyên liệu kết hợp với cùng kinh nghiệm truyềnthống đã giúp cho món ăn trở nên đặc biệt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ngườidân cũng như khách du lịch khi đến đây tham quan và thưởng thức

1.2.2.2 Phong cách

Tồn tại suốt dòng thời gian đầy biến động, từng là Kinh đô của nhiều triều đại,phải chăng từ đó nếp sống của người Thăng Long - Hà Nội có cốt cách riêng, có tập

Trang 21

quán, lề thói ăn uống đầy khác biệt? Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cungđình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản Có “ẩm thựcsang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiềumón quà ngon ít nơi sánh được.

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bấtquý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao,món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt

Ngoài ra, một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội, mùa nào thức ấy,giờ nào món ấy Tháng ba ăn bánh trôi bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, thángnăm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc

Ẩm thực Hà Nội được nhắc đến nhiều trong thơ ca, các nhà văn, nhà báo nhưPhạm Đình Hổ, Cao Bá Quát, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn, MaiKhôi Có thể kể ra đây một loạt các đặc sản ẩm thực Hà Nội qua những câu ca dao,tục ngữ truyền khẩu: bánh trôi làng Gạ, bún làng Sùi và làng Tứ Kỳ, cá rô đầm Sét,sâm cầm Hồ Tây, cam Canh, bưởi Diễn, chuối Sù, cà Láng, bánh cuốn Thanh Trì,bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ làng So, bánh đúc Đơ Bùi, tương làng Sủi, giò Chèm, nemVẽ

“Cỗ sang nem Vẽ, giò ChèmAnh giã, em gói nên duyên mặn màPhố phường kẻ chợ gần, xaMiếng ngon nức tiếng quê ta khéo làm”

Khi đi qua các con phố ở Hà Nội, ta thường bắt gặp những gánh hàng rong,những hàng quán vỉa hè hay đơn giản là trong các con hẻm đâu đó vẫn lất phất một sốhàng ăn nhỏ Đây cũng là một nét phong cách riêng mà nơi đất Hà Thành gìn giữ Cáchàng quán ấy trông có vẻ đơn giản nhưng lại không hề thua kém gì nhà hàng hayquán ăn lớn Không phải bởi vì rẻ hơn mà được chuộng hơn mà đó là cả một sự tinhtúy, một nền văn hóa ẩm thực lâu đời cất giữ trong đó Khi đến Hà Nội thì điều mà du

Trang 22

khách ngạc nhiên chắc hẳn là vì sao mà các hàng quán vỉa hè lại đông đúc và nhộnnhịp đến vậy Đơn giản vì đó là thói quen của Hà Nội trong cuộc sống bộn bề này Họ

rủ nhau đi ăn hàng quán, cùng nhau hàn huyên câu chuyện Hay ở những vị trí đắc địahơn thì họ có thể ngắm cảnh hay thư giãn để cảm giác cái nắng, cái gió Thủ đô

Đó chính là phong cách riêng đậm chất khi nhắc về Hà Nội Và khi ta bàn sangchất lượng món ăn hay cách phục vụ Ở đây cũng có những nét riêng Họ phục vụ chuđáo và nhanh nhẹn Thức ăn ở những quán vỉa hè hay hàng lề đường cũng rất ngon vàđược chế biến một cách khá nhanh gọn để phục vụ đông đảo thực khách Điều ấntượng trong phong cách quảng bá ẩm thực truyền thống đến với bạn bè trong nướchay du khách chính là ở sự thân thiện và trìu mến Họ rất mến khách và luôn biết cách

để cho những ai đã từng ghé đến đây đều phải nhớ mãi và dặn lòng sẽ quay lại để trảinghiệm cảm giác tuyệt vời ấy Chính những nét độc đáo trong phong cách phục vụhay quảng bá đã nâng tầm ẩm thực Thủ đô ra với bạn bè quốc tế cũng như là một lựachọn đáng để thử đối với những ai chưa từng đến đây

Ta thấy được nét độc đáo trong phong cách của ẩm thực truyền thống Hà Nội

Nó được thể hiện qua sự đúc rút kinh nghiệm cũng như truyền thống vốn có lâu đờicủa mảnh đất này Đây cũng là một nét riêng mà ẩm thực thủ đô có được và có sựkhác biệt so với những vùng ẩm thực khác Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại ưachuộng và đánh giá ẩm thực truyền thống ở Hà Nội cao đến vậy

1.2.2.3 Cách chế biến

Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Hà Nội gốc, mỗi thực phẩm,mỗi món ăn lại hóa vừa lạ vừa quen Có những món ăn tưởng chừng rất đơn giản nhưluộc rau, rán đậu nhưng người Hà Nội lại rất kỹ tính trong việc chế biến để món ănmang cả hương vị lẫn hình thức

Lấy vị dụ như món rau muống luộc dầm sấu, rau muống phải đảm bảo đượcchọn lựa những cọng rau xanh, non để khi luộc phải canh lửa sao cho rau chín tớinhững vẫn phải giòn Đặc biệt nước rau luộc phải có màu xanh trong mang vị chua

Trang 23

thanh của sấu , và không thể thiếu được là nước mắm chấm chua cay.

Người Hà Nội xưa có nhiều món nổi tiếng như: mọc vân ám, chả quả quýt,bóng cá thủ, bóng cá vây, giò nây, nem ốc nhồi, bánh mảnh cộng Mọc vân ám làmón thường dùng dịp Tết của nhà giàu Món ăn này được làm thành 5 màu khácnhau Đặc biệt, mỗi viên mọc dùng một loại nguyên liệu riêng để tạo màu như gấc,hạt dành dành, mộc nhĩ, nấm hương… Những viên mọc 5 màu được thả vào bát nướcninh xương cùng bì lợn Chờ nước đông quánh thì úp ra đĩa Những viên mọc nhiềumàu ẩn trong khối nước bì trong suốt trông như đám mây ngũ sắc 5 màu của mónmọc vân ám ứng với kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, là sự mong ước đủ đầy, trọn vẹn củangười xưa

Món ăn góp phần tạo nên danh tiếng ẩm thực Hà Nội là phở bò Được ví nhưmột "bản giao hưởng hương vị", phở bò được CNN bình chọn là một trong 30 món ănngon nhất toàn cầu năm 2018 Người Hà Nội ăn phở vào buổi sáng, với những miếngthịt bò tươi mềm, sợi phở trắng ngần và hành hoa xanh ngắt Không chỉ là một món

ăn, phở được xem như biểu tượng về nét ăn uống thanh lịch và lòng hiếu khách củangười Việt. 

Cách chế biến cũng thể hiện được rõ cái hồn, cái cần mẫn trong phong cáchnấu ăn của người Hà Nội với những món ăn đã làm nên tên tuổi của họ Sự chuẩn bị

kỹ lưỡng và đặt cái tâm vào từng công đoạn nấu đã giúp cho món ăn đạt được đếnngưỡng tuyệt vời Hương vị hòa quyện cùng với không khí náo nhiệt của thủ đô luôn

là cái để người ta phải nhắc đến và mong muốn quay lại đây thêm nhiều lần nữa

Qua những ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được những nét riêng biệt độc đáo trongcách chế biến món ăn của người Hà Nội Xét cả về mặt lịch sử cùng với thời điểmhiện tại thì người Hà Nội vẫn giữ được cho mình truyền thống trọng “tâm huyết”.Tùy mỗi món ăn mà cách chế biến có thể đơn giản hoặc phức tạp, hương vị nhữngmón ăn được nâng lên với triết lý nhân sinh, với bàn tay tinh tế của người Hà Nội Đó

là nét duyên của thành phố ngàn năm

Trang 24

1.2.3 Một số món ăn tiêu biểu

(Mục này chỉ cần khái quát hoặc không cần nêu vì sẽ trùng nội dung chương 2)

Ẩm thực Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, nổi tiếng với sự tinh

tế, thanh tao và sự kết hợp hài hòa của các hương vị Qua nhiều thế kỷ, ẩm thực HàNội đã phát triển thành một kho tàng ẩm thực phong phú, trong đó nổi bật là nhữngmón ăn biểu tượng đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây Những món ănbiểu tượng của Hà Nội không chỉ là những món ăn ngon mà còn là một phần khôngthể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Chúng gắn liền với những sự kiện, lễhội và những dịp đặc biệt, mang đến cho thực khách cơ hội trải nghiệm những tinhtúy nhất của ẩm thực Hà thành Trong số vô vàn món ngon của Hà Nội, có nhữngmón ăn đã trở thành biểu tượng, đại diện cho tinh hoa ẩm thực của thủ đô Nhữngmón ăn này không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn mang trong mình những câuchuyện lịch sử và văn hóa thú vị Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn biểutượng, phản ánh sự đa dạng và tinh tế của phong cách ẩm thực nơi đây Một số món

ăn biểu tượng nhất của Hà Nội bao gồm:

Phở: Phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng với

phở Hà Nội Nước dùng phở được ninh từ xương bò trong nhiều giờ, tạo nên vị ngọtthanh, đậm đà Sợi phở mềm, dai, kết hợp với thịt bò tái, nạm, gầu và các loại rauthơm như hành lá, ngò gai, giá đỗ Phở là một món ăn mang những nét đặc trưngriêng có của người Hà Nội Không chỉ đơn thuần là một món ăn mà tinh hoa ẩm thựcnơi phố cổ đều gói gọn trong từng bát phở mang đậm dấu ấn Hà Thành

Bún chả: Bún chả là món ăn dân dã nhưng rất được ưa chuộng ở Hà Nội Bún

chả gồm bún rối, chả thịt nướng và nước chấm chua ngọt Chả thịt được làm từ thịtvai hoặc ba chỉ, ướp gia vị rồi nướng trên than hoa Nước chấm bún chả được pha chế

từ nước mắm, đường, giấm, tỏi, ớt tạo nên hương vị đậm đà, kích thích vị giác Cóthể nói bún chả là một trong những món ăn thân thuộc của mảnh đất Hà Thành màngười dân hay khách du lịch mỗi khi đến đây đều muốn được thưởng thức Sự kết

Trang 25

hợp của sợi bún mềm mịn cùng bát nước chấm ngọt dịu, những miếng chả được cắtđều đặn làm nên nét đặc trưng của món ăn này Bún chả cũng là món ăn đáng để trảinghiệm khi du khách đến Hà Nội.

Bánh cuốn: Bánh cuốn là món ăn sáng phổ biến ở Hà Nội Bánh cuốn được

làm từ bột gạo tráng mỏng, sau đó hấp chín Bánh cuốn thường được ăn kèm với chảquế, mộc nhĩ xào, rau thơm và nước chấm Nước chấm bánh cuốn được pha chế từnước mắm, đường, giấm, tỏi, ớt tạo nên vị chua ngọt, thanh mát

Cốm: Cốm là món ăn vặt truyền thống của Hà Nội, được làm từ lúa nếp non.Lúa nếp cái hoa vàng thường được ưu tiên để tạo nên hương vị độc đáo của cốm.Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều loại lúa nếp khác như lúa nếp thơm, lúa lươngphượng, lúa nếp hoa… trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ để tạo ra mẻ cốm đặctrưng Lúa nếp sau khi rang sẽ được giã, sàng sảy sạch vỏ trấu và hấp thụ hương vị từ

lá cốm Cốm tươi Hà Nội có màu xanh mạ pha ánh vàng đặc trưng, chính là sắc màucủa lá lúa non tạo nên hạt cốm Cốm thường được bọc bởi lá sen, góp phần tạo nênhương thơm thoang thoảng, hòa quyện giữa mùi hương nồng của hạt gạo và hươngthoảng của lá sen

Ngoài những món ăn biểu tượng trên, ẩm thực Hà Nội còn có nhiều món ănkhác rất được yêu thích, chẳng hạn như: bún thang, miến gà, xôi xéo, cháo sườn,bánh tôm Hồ Tây, nem chua rán, kem Tràng Tiền Mỗi món ăn đều có hương vị vàđặc trưng riêng, góp phần tạo nên sự phong phú và hấp dẫn của ẩm thực Hà Nội

Hầu hết những món ăn biểu tượng của ẩm thực truyền thống Hà Nội đều cónhững đặc điểm chung như: nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm: các món ăn này thườngđược chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm thấy trong cuộc sống hàngngày Hương vị hài hòa, thanh tao: món ăn Hà Nội thường có vị thanh đạm, khôngquá nồng hoặc quá cay Sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị tạo nên hương vị đặctrưng, hấp dẫn Các món ăn Hà Nội thường được bày trí đẹp mắt, tạo nên sự hấp dẫn

về cả thị giác lẫn vị giác Bên cạnh đó còn có giá trị dinh dưỡng cao: các món ăn Hà

Trang 26

Nội thường cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhờ sự kết hợp

đa dạng các loại nguyên liệu Những món ăn biểu tượng của Hà Nội không chỉ làmón ăn đơn thuần, mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực và đời sống của ngườidân nơi đây Những món ăn này đã trở thành niềm tự hào của Hà Nội và được yêuthích bởi thực khách trong và ngoài nước

1.3 Ẩm thực truyền thống trong du lịch

1.3.1 Các nhân tố tạo nên sự phát triển của du lịch ẩm thực

tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.” Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa

dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác địnhđịnh hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định cácgiải pháp phát triển du lịch; đến hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng phát triển của

du lịch theo hướng tương ứng

Nguồn tài nguyên là yếu tố cơ bản, là một nguồn lực quan trọng để tạo ra sảnphẩm du lịch Quy mô và khả năng phát triển phụ thuộc vào số lượng chất lượng, sựkết hợp các loại tài nguyên thiên nhiên Quy mô càng lớn, chất lượng của chúng càngcao thì càng có điều kiện trở thành điểm hấp dẫn, thu hút du khách, giúp mở rộng vàphát triển thị trường du lịch Hoạt động du lịch phải dựa trên các việc khai thác và sửdụng tài nguyên Không chỉ tinh tế, tỉ mỉ trong cách chế biến, ngay cả thưởng thức

ẩm thực của người Hà Nội cũng mang phong cách riêng Nhiều món ăn còn gắn vớimột địa điểm xác định và có thể hiểu địa danh đó làm nên thương hiệu món ngon.Người ta muốn thưởng thức món đó phải cất công tìm đến đúng nơi sẽ có đặc sản cần

Trang 27

tìm hoặc có thể vào cửa hàng nào khi thấy biển hiệu treo ngoài phố Bất cứ ai đặt chânđến Hà Nội đều mong muốn được thưởng thức ẩm thực Hà Nội, để cảm nhận nhữngđặc trưng riêng đậm chất Hà thành.

Chất lượng dịch vụ du lịch là mức phù hợp của dịch vụ từ các nhà cung cấp dulịch thỏa mãn các yêu cầu của du khách Đây chính là sự nhận thức của khách hàng vềchất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích củahãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối vớitất cả các hãng khác trong cùng ngành Dịch vụ lữ hành Chất lượng dịch vụ trongkinh doanh du lịch được đo lường bởi sự mong đợi và nhận định của khách hàng.Thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng đểgiúp du lịch phát triển bền vững, là yếu tố then chốt tạo nên uy tín, thương hiệu khôngchỉ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn cho cả ngành Du lịch của cácquốc gia cũng như các địa phương Việc chuẩn hóa các dịch vụ du lịch và nâng caochất lượng dịch vụ không chỉ giúp các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ mànhằm giới thiệu đến du khách các điểm, nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa chất lượngcao để họ an tâm mua sắm Từ đó, góp phần làm tăng thời gian lưu trú tham quan,thúc đẩy chi tiêu, tăng nguồn thu ngoại tệ từ du lịch Xa hơn, nâng cao chất lượngdịch vụ sẽ quảng bá được hình ảnh du lịch địa phương, quốc gia và trực tiếp nâng cao

sự hài lòng của khách du lịch và năng lực cạnh tranh cho các cơ sở kinh doanh dịch

vụ du lịch, từ đó giúp du lịch phát triển bền vững

Trong các tiêu chí để lựa chọn món ăn khi đi du lịch tại một điểm đến, ngoàimức độ nổi tiếng và sự ngon miệng ra thì tiêu chí giá cả vẫn luôn được quan tâm hàngđầu Các món ăn của Việt Nam thường rất phù hợp với “túi tiền” của thực khách Cácmón ăn trong các nhà hàng hay quán sang trọng sẽ có giá cả tùy theo phong cách phục

vụ và dịch vụ kèm theo, còn các quán bình dân hay bán ở lề đường thì có giá rất rẻ.Các món ăn có giá từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn là rất phổ biến, nhưng vẫnmang đến cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức Có thể nói yếu tố giá cả ăn

Trang 28

uống được du khách rất quan tâm khi chọn một địa điểm để đi du lịch Nhất là tronglúc nền kinh tế toàn cầu khó khăn như hiện nay thì khách du lịch càng muốn đếnnhững nơi có chi phí rẻ Họ vừa có thể đi du lịch mà lại phù hợp với điều kiện tàichính của mình Đây là đặc điểm nổi bật của ẩm thực Việt Nam mà ta cần chú ý nhấnmạnh quảng bá địa điểm du lịch để thu hút khách quốc tế Mặc dù rẻ nhưng món ănViệt vẫn rất ngon.

1.3.1.2 Nhân tố chủ quan

Sự phong phú của ẩm thực địa phương có thể đến từ sự hội tụ của nhiều dân tộchay làng nghề ẩm thực với những sắc thái ẩm thực khác nhau Hương vị, lợi ích củamón ăn, cách chế biến, trình bày món ăn chính là sự khác biệt độc đáo, tạo cho dukhách cơ hội khám phá về ẩm thực Hệ thống cơ sở vật chất chế biến, kinh doanh dịch

vụ là điều kiện cần thiết giúp cho du khách thưởng thức trọn vẹn hơn văn hóa ẩm thựcđặc sắc địa phương từ chén, đĩa, bàn ghế, hay những vật dụng trang trí như đèn, nến,tới những công cụ sản xuất, chế biến ẩm thực, sẽ góp phần cho du khách được thấycâu chuyện ẩm thực địa phương Trải nghiệm văn hóa ẩm thực của du khách sẽ đượcghi đậm khi được tận mắt chứng kiến kỹ thuật chế biến mới lạ với các đầu bếp địaphương với đôi bàn tay điêu luyện, đội ngũ phục vụ với phong cách phục vụ chuyênnghiệp và nụ cười mến khách Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương đónggóp cho sự phát triển du lịch ẩm thực những giá trị về mặt tinh thần với những phongtục tập quán, lối sống bản địa Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộngành với hệ thống chính sách đảm bảo cho du lịch ẩm thực được phát triển có tổchức, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch ẩm thực,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp dulịch phát triển loại hình du lịch ẩm thực tốt hơn

Sức hấp dẫn của nền ẩm thực Việt Nam toát ra từ sự mộc mạc, dung dị mà đậm

đà bởi nhiều nguyên liệu tự nhiên phong phú, sự đam mê của các đầu bếp khi chếbiến và quan trọng là có sự kế thừa truyền thống, sáng tạo qua các thời kỳ Du khách

Trang 29

quốc tế yêu thích món ăn Việt bởi sự cân bằng mùi vị và hài hòa về dinh dưỡng, nhiềurau xanh, không chất béo, mỗi món lại có nước chấm riêng biệt theo vùng miền Tổngcục Du lịch đã nhận định nơi nào có dịch vụ ăn uống đặc sắc nơi đó có dấu ấn tốt với

du khách, qua đó tạo niềm tin và giúp họ thỏa mãn nhu cầu khám phá nghệ thuật ẩmthực, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân và tạo nguồn thu cho địaphương Bên cạnh đó, với sự phong phú, đa dạng, hài hòa và tinh tế, ẩm thực Việtđược coi là di sản văn hóa, là tài nguyên du lịch quý giá Do đó, ẩm thực Việt nóichung là một sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.Các hoạt động xúc tiến du lịch Việt thời gian qua luôn gắn liền với việc quảng bá vănhóa, ẩm thực khắp các vùng miền của cả nước… Không chỉ khách nước ngoài mà dukhách nội địa rất yêu thích những trải nghiệm liên quan đến du lịch ẩm thực Vì vậy,các đơn vị lữ hành đều chú trọng tạo ra sản phẩm mang đến trải nghiệm chân thựcnhất cho du khách như tham gia hội chợ, lễ hội ẩm thực truyền thống ở nhiều vùngmiền, làng quê kể cả tham gia các lớp nấu ăn, tour du lịch chuyên ẩm thực để khámphá trọn vẹn các món ngon Việt Nam

Bên cạnh đó, các gia vị phụ thêm trong các món ăn Việt rất phong phú tạo nênmàu sắc và mùi vị không thể quên Ví dụ như các loại rau tạo mùi (hành, ngò, rauthơm, rau răm, húng lủi, xả, gừng, nghệ, ) lưu giữ một ấn tượng khó phai trong tâmtrí thực khách Tuy nhiên, một số du khách không thực sự thích các loại rau mùi,cũng như một số du khách không thể ăn cay được Chính vì thế, rau tạo mùi và lượng

ớt, tiêu trong món ăn nên theo yêu cầu của thực khách Không chỉ vậy, các món ănViệt còn được kết hợp với nhiều loại nước chấm khác nhau, trong đó phải kể đến

“nước mắm” vì nó mang đến một hương vị “rất Việt Nam” Và còn rất nhiều loạinước chấm khác không thể thiếu khi ăn các món ăn Việt như: bì cuốn thịt luộc ăn vớimắm tôm ớt; bánh xèo ăn với nước mắm chua ngọt, Tất cả đều tạo nên một hương

vị rất độc đáo cho món ăn Việt

1.3.2 Vai trò của ẩm thực truyền thống trong du lịch

Trang 30

Một cách dễ thấy đó là sự ảnh hưởng của ẩm thực tới việc phát triển du lịch địaphương cũng như tạo nên đặc trưng cho khu vực ấy như việc ta nhắc tới sushi,sashimi là ta nghĩ tới Nhật Bản hay pizza, mì spaghetti là nhắc ẩm thực đặc trưng củangười Ý hay kimchi của Hàn Quốc Ẩm thực đã góp phần xây dựng hình ảnh đặc sắccho khu vực, tạo nên một điểm đến du lịch cho bất kỳ du khách nào Ẩm thực khôngchỉ là thức ăn, mà còn là cầu nối giữa các nền văn hóa, làm cho thế giới trở nên gầngũi hơn.

Ẩm thực truyền thống như một phương thức dễ dàng để quảng bá văn hóa tớikhách du lịch Khi du khách đến với một địa điểm mới, họ không chỉ muốn khám phácảnh quan, kiến trúc, và lịch sử, mà còn muốn trải nghiệm và thưởng thức những món

ăn đặc sản của nơi đó Ẩm thực địa phương giúp du khách hiểu sâu hơn về văn hóa vàcon người nơi họ đến thăm Mỗi món ăn đều kể một câu chuyện về nguồn gốc, phongtục, và thậm chí là lịch sử của một vùng miền Không chỉ có vậy, ẩm thực còn gópphần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Nhiều người chọn điểm đến dựatrên danh tiếng ẩm thực của nơi đó Các lễ hội ẩm thực, tour ẩm thực đường phố, haycác khóa học nấu ăn đều là những hoạt động du lịch hấp dẫn, giúp du khách tham gia

và tìm hiểu sâu hơn về ẩm thực địa phương Điều này không chỉ làm phong phú thêmtrải nghiệm du lịch mà còn tạo cơ hội cho người dân địa phương giới thiệu và bảo tồnnền ẩm thực của mình

Cuối cùng, ẩm thực còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của các địa phương Các nhà hàng, quán ăn, chợ ẩm thực đều tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân

Để đón tiếp những du khách đến tham quan một vùng miền nào đó, điều tất yếuchúng ta phải có sự đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như xây dựng khách sạn, nhà nghỉ,dịch vụ hướng dẫn tham quan, cửa hàng mua sắm, khu giải trí, Trong đó, dịch vụphục vụ ăn uống cho du khách là một dịch vụ không thể thiếu và yếu Sản phẩm vănhóa ẩm thực - ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh du lịch ở bất cứnơi đâu và thời điểm nào Đồng thời, sự đa dạng và phong phú của ẩm thực còn thúc

Trang 31

đẩy sự sáng tạo và đổi mới, khi các đầu bếp không ngừng tìm tòi và phát triển nhữngmón ăn mới, góp phần làm phong phú thêm nền ẩm thực địa phương và thu hút dukhách từ khắp nơi trên thế giới

Như vậy, vai trò của ẩm thực trong du lịch là vô cùng to lớn và đa dạng Từviệc là một phần của trải nghiệm văn hóa, đến việc là yếu tố quảng bá hình ảnh vàthúc đẩy kinh tế, ẩm thực luôn là một trong những lý do chính khiến du lịch trở nênphong phú và hấp dẫn Đối với nhiều người, ẩm thực không chỉ là thức ăn, mà còn làhành trình khám phá và trải nghiệm

1.4 Khái quát chung về quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô, được gọi tên là “trái tim của cả nước”, quậnHoàn Kiếm hôm nay hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sửcủa mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến Nhắc đến Hoàn Kiếm, du khách nhớ ngayđến phố cổ Hà Nội, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố bích họa Phùng Hưng, cùng 190 ditích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng Ngoài điểm đến vui chơi du lịch đặc sắc, ẩmthực Hoàn Kiếm hấp dẫn với nhiều món ăn mang phong vị Hà thành Từ chả cá LãVọng, bún chả Đắc Kim, phở Thìn Bờ Hồ, phở Lý Quốc Sư (số 10 Hàng Trống), đến

cà phê Giảng (39 Nguyễn Hữu Huân), … Được coi là “biểu tượng” ẩm thực Hà Nội,quận Hoàn Kiếm đã tổ chức một số không gian ẩm thực như: Không gian ẩm thực tạiChợ đêm Đồng Xuân; Không gian ẩm thực tại tuyến phố Tống Duy Tân - ngõ HàngBông, …

1.5 Khái quát chung về khách du lịch quốc tế trên địa bàn Hà Nội

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô ướcđạt 24 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương83% kết quả năm 2019) Trong số đó, khách quốc tế đạt 4 triệu lượt, tăng 266,7% sovới năm 2022 (tăng 33,3% so với kế hoạch, tương đương 57% kết quả năm 2019);khách nội địa đạt 20 triệu lượt, tăng 16,3% so với năm 2022 (tăng 5% so với kếhoạch, tương đương 91% kết quả năm 2019) Chính vì số lượng khách du lịch quốc tế

Trang 32

đến du lịch Hà Nội đã tăng đáng kể đã khiến ẩm thực Thủ đô vô cùng phát triển vàđược biết đến nhiều hơn

Tầm quan trọng của du lịch quốc tế đối với phát triển ẩm thực tại Hà Nộikhông thể phủ nhận Sự xuất hiện của du khách từ nhiều quốc gia khác nhau khôngchỉ mở ra cơ hội kinh doanh mới mà còn tạo ra một môi trường giao lưu văn hóa đadạng và phong phú Những hương vị, món ăn, và nét văn hóa riêng của Hà Nội đượclan tỏa và chia sẻ với thế giới thông qua ẩm thực Việc du khách quốc tế thích thú với

ẩm thực địa phương đã thúc đẩy sự sáng tạo trong ngành nhà hàng và dịch vụ ẩmthực Các đầu bếp và nhà hàng không ngừng tìm kiếm cách kết hợp yếu tố đặc trưngcủa văn hóa Việt Nam với sự đa dạng của ẩm thực thế giới, tạo ra những trải nghiệm

ẩm thực độc đáo và hấp dẫn Đồng thời, việc giới thiệu và quảng bá các món ăntruyền thống không chỉ là cách để giữ gìn di sản văn hóa mà còn là một phần quantrọng trong việc kích thích sự phát triển kinh tế và du lịch của thành phố

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội, cũng có những thách thức Việc du lịchquốc tế có thể đặt áp lực lên các nguồn lực tự nhiên và di sản văn hóa của Hà Nội Do

đó, việc phát triển du lịch và ẩm thực phải đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường

và di sản văn hóa, để bảo đảm sự phát triển bền vững cho cả hai lĩnh vực này Tómlại, khách du lịch quốc tế không chỉ là cơ hội để phát triển nền ẩm thực của Thủ đô màcòn giúp cho văn hóa ẩm thực Hà Nội được biết đến rộng rãi hơn trên toàn thế giới

1.6 Tiểu kết chương 1

Đề tài đã hệ thống các khái niệm liên quan nhằm làm cơ sở cho việc nghiêncứu quảng bá văn hóa Hà Nội thông qua trải nghiệm ẩm thực truyền thống của dukhách nước ngoài cũng như để làm rõ về ẩm thực truyền thống Hà Nội và phân tích,nhìn nhận về góc độ văn hóa hay cụ thể là ẩm thực trong du lịch từ các yếu tố chủquan, khách quan và vai trò của ẩm thực trong du lịch

Qua việc đưa ra các khái niệm cũng như giải thích về chúng, ta có thể thấy ẩmthực không chỉ là một nét văn hóa vật chất mà nó là một yếu tố văn hóa, một tác phẩm

Trang 33

văn hóa phong phú, hấp dẫn và chân thực Thông qua nấu ăn, con người có thể hiểuđược văn hóa dân tộc, trong đó có những nét văn hóa thể hiện phẩm giá, đạo đức, quytắc, phong tục trong ăn uống của con người Nó cũng cho thấy văn hóa ẩm thực cótác động không nhỏ đến ngành du lịch, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống Đây làbước quan trọng trong việc phục vụ du khách từ khắp nơi trên thế giới Đồng thời quaviệc nhìn nhận đúng đắn về tiềm năng và lợi thế của dịch vụ ăn uống trong du lịch màqua đó quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 34

2.1 Ẩm thực truyền thống tại địa bàn quận Hoàn Kiếm

2.1.1 Đặc điểm ẩm thực truyền thống tại địa bàn quận Hoàn Kiếm

Ẩm thực Hoàn Kiếm là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau Cáitinh tế trong ẩm thực được thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức và cả ở tấmlòng người trao kẻ nhận Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặcbiệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, đó không chỉ là những thức ăn thôngthường mà còn được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực Những món ăn Hà Nội đãlàm nao lòng những người con xa quê và cả những người khách lần đầu đến Hà Nội.Gần nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của n hiều triều đại, nếp sống của người ThăngLong - Hà Nội do đó có cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn, trong đó tập quán, lềthói ăn uống cũng được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng làm theo, nếu

có thêm điều kiện Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghilại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản Có “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩmthực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hoàn Kiếm là nơi có nhiều món quà ngon ít nơisánh được Cũng như cơ cấu bữa ăn truyền thống của Việt Nam, món cơm gạo làthành phần chính và thức ăn thiên về thực vật, ẩm thực Hoàn Kiếm cũng mang trongmình sự tổng hòa của nhiều tính chất: tính tổng hợp khi chế biến món ăn kết hợp cácloại thực phẩm và trong cách ăn nhiều món ăn trong một bữa; tính dung nạp khi tiếpnhận, hoàn thiện và phát triển món ăn của các vùng chuyển thành đặc sản riêng của

Hà Nội; tính cộng đồng thể hiện ở sự ăn chung, thích nói chuyện trong khi ăn và coitrọng sự giao tiếp trong ăn uống; tính linh hoạt trong cách ăn, dụng cụ ăn, chú trọngquan hệ biện chứng âm - dương, sử dụng thức ăn hợp thời tiết, đúng mùa, chọn đúng

bộ phận có giá trị (chuối sau, cau trước, nhãn cành xa na cành bổng, …), đúng thờiđiểm có giá trị (cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ, …)

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bấtquý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao,món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trong riêng biệt Ẩm

Trang 35

thực Hà Nội có tính tổng hợp, dung nạp, cộng đồng và biện chứng, linh hoạt Tínhtổng hợp thể hiện trong cách chế biến đồ ăn (kết hợp các loại thực phẩm) và trongcách ăn (nhiều món một lúc); thể hiện ở sự coi trọng sự giao tiếp trong ăn uống Tínhdung nạp thể hiện sự tiếp nhận, hoàn thiện, phát triển món ăn của các vùng thành đặcsản Hà Nội.

Không thể kể hết những món ăn của người Hà Nội đã quen với cách ăn thanhlịch Mùa nào thức ấy, giờ nào món ấy Tháng ba ăn bánh trôi, bánh chay, tháng tám

ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuốitrứng cuốc Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôi lúa Hoàng Mai, tối mới ăn lụctào xá, đêm ăn lạp xưởng lồ mái phàn, trưa ăn bún chả Tất cả những món ăn nàyđều có thể tìm thấy trên các con phố của Hoàn Kiếm, đặc biệt là trong khu phố cổ

Những món ăn Hà Nội chẳng phải cao lương mỹ vị gì, chỉ là những món ăndân dã gợi nhớ hương vị Hà Nội mà những người xa Hà Nội chẳng thể nào quên Ẩmthực Hà Nội nói chung, Hoàn Kiếm nói riêng là một giá trị văn hóa thực sự của ngườiViệt, hiếm nơi nào sánh được Văn hóa ẩm thực của Hoàn Kiếm, Hà Nội mang đậmtính lịch sử văn hóa tinh túy nên việc kế thừa, nâng cao và truyền lại cho con cháu làrất cần thiết

2.1.2 Các tuyến phố ẩm thực tiêu biểu tại địa bàn quận Hoàn Kiếm

Định hướng của thành phố Hà Nội trong thời gian tới là sẽ xây dựng chuỗi cáckhông gian ẩm thực mới trong giai đoạn 2023 - 2025 tại một số phường trên địa bànquận, như: Phố Cầu Gỗ, chợ Đồng Xuân và ngõ Đồng Xuân, phường Đồng Xuân;tuyến phố Gia Ngư - ngõ Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc; tuyến phố Hạ Hồi, phườngTrần Hưng Đạo; tuyến phố Ấu Triệu - Thọ Xương - ngõ Huyện, phường HàngTrống… Ngày 6 tháng 6 năm 2023, nhiều nhà hàng, quán ăn ngon quận Hoàn Kiếmđược tổ chức Michelin vinh danh Trong số 48 đại diện Hà Nội, quận Hoàn Kiếmvinh dự có một trong bốn nhà hàng được gắn một sao Michelin (nhà hàng Hibana byKoki, số 11 Lê Phụng Hiểu, phường Tràng Tiền) Có 9 nhà hàng đồ ăn ngon với giá

Trang 36

cả phải chăng gồm: Bún Chả Ta (21 Nguyễn Hữu Huân), Chả cá Thăng Long (6BĐường Thành); Don duck old quarter (29 Bát Đàn); Habakuk (số 4, Phan Huy Chú);Phở 10 Lý Quốc Sư; Phở bò Ấu Triệu; Phở Gà Nguyệt, Phở Gia truyền (49 Bát Đàn);The East (5B Tống Duy Tân) Cùng với đó là 17 nhà hàng đạt chuẩn của Michelin.

Ngoài những nhà hàng đạt chuẩn theo tiêu chí riêng của Michelin, quận HoànKiếm cũng có nhiều cơ sở ăn uống đạt chất lượng, được các cơ quan chức năng thẩmđịnh Theo thống kê năm 2018, số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bànquận Hoàn Kiếm là 313 cơ sở, đến nay, con số này đã là 637 cơ sở Sự đa dạng về vănhóa ẩm thực Hoàn Kiếm đã đóng góp kênh ẩm thực của Hà Nội Cùng với hiệu ứngcủa các nhà hàng đạt chuẩn “sao” Michelin được vinh danh hồi tháng 6 vừa qua là

“cơ hội vàng” để xây dựng bản đồ ẩm thực “Food tour” tạo “cú hích” cho du lịch Thủ

Trang 37

chanh cốm chua gắt cùng chút tương ớt cay nồng

Phở Lý Quốc Sư với cửa hàng đã được sửa sang khang trang, nằm trên chínhcon phố mang tên Lý Quốc Sư là địa chỉ ẩm thực thu hút cả khách du lịch trong nướclẫn nước ngoài

Ngoài ra ở khu vực Hoàn Kiếm còn có phở Bodega là quán phở có truyềnthống lâu đời nhưng lại có phong cách phục vụ trong nhà hàng chứ không như cácquán phở Hà Nội gốc Phở Thìn Bờ Hồ hay phở thìn Lò Đúc là địa điểm lúc nào cũnghút khách là người Hà Nội, vì đây là 1 trong 4 thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nộicòn tồn tại Ở ngã tư Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Bờ Hồ có quán phở 24, là thươnghiệu phở mới nổi lên những năm về sau này Phở 24 được bài trí bắt mắt, cửa hàngsạch đẹp nhưng lại thiếu một chút phong vị phở truyền thống

Bún chả

Nhắc đến các món ngon đất Hà thành thì phải kể đến bún chả Nhắc đến búnchả, “dân sành ăn” ai cũng biết đến quán Đắc Kim - số 1 Hàng Mành hay người tacòn gọi tắt là bún chả Hàng Mành 12 giờ trưa quán Đắc Kim đông nghịt người, vàonhững hôm cao điểm muốn có chỗ ngồi thực khách phải chịu khó chờ Du khách cócảm thấy đôi chút khó chịu khi phải chờ đợi nhưng sau khi thưởng thức món bún chả

ở đây xong thì bao khó chịu sẽ tan biến hết

Bún Thang

Là một món ăn ngon của Hà Nội, nếu xét về độ nổi tiếng thì có lẽ chỉ đứng saumỗi phở Và đây cũng là một món ăn nổi tiếng về sự cầu kỳ khi chế biến thế nênthường thì giá một bát bún thang sẽ khá là đắt Nếu có ăn ở Cầu Gỗ hay Hàng Hànhthì một bát cũng phải vào cỡ 35 nghìn trở lên rồi Thế nhưng vẫn có chỗ bán rẻ, ngay

ở phố Hàng Hòm (33 Hàng Hòm) Bát bún ở đây vẫn đầy đặn, đủ vị: Nào thịt gà,trứng tráng, giò lụa, nấm hương, củ cải dầm… Mà cái ngon phải kể đến nồi nướcdùng, không phải cái kiểu nước dùng nhàn nhạt hay kiểu lai nước phở như một sốhàng khác, nước ở đây nổi rất rõ mùi thơm của xương gà ninh, của nấm hương và của

Trang 38

tôm he nên cho vị ngọt dịu và rất đậm đà Thêm vào đó, lợi thế của cửa hàng là nằmtrong khu phố cổ nhưng lại không quá đông đúc, ồn ào Vì vậy, buổi tối, ngồi ăn ởđây nhìn ra bên ngoài ngắm đường phố khá là thích… con phố cổ của Hà Nội yênlặng dưới ánh đèn vàng sao mà thanh bình.

Chả cá

Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội Đây là món cá tẩm ướp, nướngtrên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá(trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó

như trên Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die) Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ

MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới

2.2 Thực trạng trải nghiệm ẩm thực tại khu vực quận Hoàn Kiếm của khách du lịch quốc tế

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu và khảo sátngẫu nhiên 15 khách du lịch quốc tế tại địa bàn khu quận Hoàn Kiếm Nội dung củacâu hỏi phỏng vấn tập trung vào thực trạng trải nghiệm ẩm thực của khách du lịchquốc tế Thông qua phỏng vấn, khảo sát các số liệu, thông tin thu thập được trình bàydưới dạng biểu đồ tròn theo tỉ lệ phần trăm Các thông tin khảo sát được phân tích,nhận xét dựa trên cơ sở kết quả của khảo sát

2.2.1 Mức độ phổ biến của ẩm thực truyền thống Hà Nội tới khách du lịch quốc tế

Không phải ngẫu nhiên, ẩm thực được coi là thế mạnh và là sản phẩm quantrọng của du lịch Việt Nam và các địa phương Từ lâu, Hà Nội đã được xem là mộtđiểm đến hấp dẫn không chỉ bởi những thắng cảnh, sự yên bình, hiếu khách củangười dân mà còn bởi văn hóa ẩm thực lâu đời, hội tụ tinh hoa bốn phương Đa sốkhách du lịch quốc tế đến Hà Nội đều có nhận xét ẩm thực Hà Nội rất đa dạng và

Trang 39

phong phú Khi được phỏng vấn: “What drew you to Hanoi in terms of culinary exploration?” (Điều gì khiến bạn tới Hà Nội trong việc trải nghiệm ẩm thực?), họ đã

cho biết bản thân khi du lịch tại đây thật sự bị choáng ngợp bởi nền ẩm thực truyềnthống tinh tế Văn hóa ẩm thực của Hà Nội do đó cũng trở nên hấp dẫn, trước hết ởchỗ tinh sành, thanh cảnh, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao, món nào ra món ấy,đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt, mỗi mùa lại một thức riêng.Nói Hà Nội là thiên đường ẩm thực quả không sai với vô vàn món ăn từ truyền thống.Trong đó có cả “ẩm thực sang trọng” lại thêm “ẩm thực vỉa hè”, ngoài mấy bữa chínhthì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được

Dựa trên những câu trả lời qua phỏng vấn “Hanoi's rich culinary scene, with its diverse flavors and vibrant street food culture, was a big draw for me From the aromatic pho to the crispy banh mi, Hanoi offers a tantalizing array of dishes to explore.” (“Nền ẩm thực phong phú của Hà Nội, với hương vị đa dạng và văn hóa

ẩm thực đường phố sôi động, là một sức hút lớn đối với tôi Từ phở thơm đến bánh mì giòn, Hà Nội mang đến vô số món ăn hấp dẫn để bạn khám phá”.), cho thấy từ cái

nhìn của những du khách quốc tế thì ẩm thực của phố cổ - quận Hoàn Kiếm nói riêng

và ẩm thực truyền thống Hà Nội nói chung là vô cùng đa dạng Đa dạng trong từngcách bày biện tới hình thức của món ăn, cho tới không gian từ sang trọng tới đườngphố hay là những hương vị đậm đà mà cũng không kém phần thanh tao

Trang 40

Bảng thống kê về món ẩm thực truyền thống mà du khách quốc tế thấy ấn tượng

Ẩm thực truyền thống Hà Nội nổi tiếng với những món ăn mang đậm bản sắcvăn hoá, có nét rất riêng chính là sự đơn giản, không cầu kì trong chế biến, cũng nhưnhân cách người Việt Nam thật thà, thân thiện và vô cùng hiếu khách Có lẽ nhữngmón ngon nhất, nổi tiếng nhất cũng là những món ăn xuất phát từ đời sống người HàNội Tinh hoa ẩm thực truyền thống của Hà Nội cũng chính là tinh hoa văn hóa đặcsắc mà những du khách nước ngoài hết lời ca ngợi Có thể thấy ở số liệu trên Phở làmón ăn được ưa thích nhiều nhất với 12 lượt bình chọn chiếm 80% tổng số dữ liệu.Đứng thứ 2 là Bún Chả với 11 lượt bình chọn tương đương với 73,3% Sau đó lầnlượt là các món Bánh Mì chiếm 60% và Chả Cá chiếm 13,3% và 20% khách du lịch

đã trải nghiệm những món khác như: Bún Thang, Gỏi Cuốn, Xôi Cốm, Nem rán,

Có thể thấy những món ăn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách vớihương vị tuyệt vời, sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần món ăn cùng với cácmón ăn kèm làm nâng tầm hương vị của món ăn Theo thống kê số liệu nghiên cứuqua phỏng vấn sâu thì tới 53,3% du khách đánh giá rất cao hương vị của ẩm thựctruyền thống Hà Nội Như Phở - món ăn phổ biến nhất dựa trên kết quả khảo sát đượcnhận xét với nước dùng ngọt thanh, trong vắt ăn cùng với sợi phở dai kèm thêm chúthành lá, giấm ớt và rau xanh tạo lên một hương vị hoàn hảo không một nơi nào có

Ngày đăng: 23/12/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w