1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu COVID-19 và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thu Sương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tiến Hoàng
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,35 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (25)
    • 1.1. Khái quát chung về du lịch quốc tế (25)
      • 1.1.1. Về du lịch (25)
      • 1.1.2. Về khách du lịch và khách du lịch quốc tế (26)
      • 1.1.3. Về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế (27)
      • 1.1.4. Vai trò của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế mỗi quốc gia (28)
    • 1.2. Khái quát về đại dịch COVID-19 (31)
      • 1.2.1. Nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 (31)
      • 1.2.2. Diễn biến của đại dịch COVID-19 (32)
      • 1.2.3. Tác động của đại dịch COVID-19 (36)
    • 1.3. Các căn cứ đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động (38)
      • 1.3.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 (39)
      • 1.3.2. Doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19 (39)
      • 1.3.3. Khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.27 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu COVID-19 (40)
      • 1.4.1. Đối với Nhà nước (40)
      • 1.4.2. Đối với các Hiệp hội trong lĩnh vực du lịch (41)
      • 1.4.3. Đối với các doanh nghiệp (42)
    • 2.1. Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (44)
      • 2.1.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam (44)
      • 2.1.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (45)
      • 2.1.3. Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam (46)
    • 2.2. Đánh giá chung hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (48)
      • 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân (48)
      • 2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân (59)
    • 2.3. Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động thu hút khách (61)
      • 2.3.1. Đối với lượt khách quốc tế đến Việt Nam (63)
      • 2.3.2. Đối với doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam (67)
      • 2.3.3. Đối với hoạt động của các doanh nghiệp du lịch (67)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THỜI KỲ HẬU COVID-19 (71)
    • 3.1. Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch quốc tế trên thế giới và Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 (71)
      • 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế của thế giới hậu COVID-19 (71)
      • 3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam hậu COVID-19 (73)
    • 3.2. Quan điểm và mục tiêu của Việt Nam đối với hoạt động thu hút khách (77)
      • 3.2.1. Quan điểm (77)
      • 3.2.2. Mục tiêu (81)
    • 3.3. Những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (83)
      • 3.3.1. Xây dựng môi trường du lịch an toàn phục vụ khách quốc tế (83)
      • 3.3.2. Sáng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn khách quốc tế (84)
      • 3.3.4. Nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế (87)
    • 3.4. Một số kiến nghị và đề xuất đối với các Cơ quan Nhà nước (89)
      • 3.4.1. Đối với Nhà nước (89)
      • 3.4.2. Đối với các Hiệp hội du lịch, Bộ, ngành có liên quan (90)
  • KẾT LUẬN (93)

Nội dung

Nghiên cứu đã tiến hành xem xét các tài liệu,các nghiên cứu có liên quan về tác động của các trận đại dịch trước đây đối với dulịch toàn cầu và so sánh các sự kiện này với các loại khủng

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

Khái quát chung về du lịch quốc tế

Du lịch được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Cùng với quá trình phát triển của du lịch, các khái niệm của du lịch được xem xét và hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Wall, G., & Mathieson, A (2006) định nghĩa: Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến các điểm đến ngoài nơi làm việc hoặc nơi cư trú thông thường của họ, bao gồm các hoạt động được thực hiện trong thời gian họ lưu trú tại các điểm đến đó, và các giá trị vật chất được tạo ra để phục vụ nhu cầu của họ.

John K Walton (2018) định nghĩa: Du lịch là hoạt động và quá trình mà người dân dành thời gian xa nhà để theo đuổi các mục đích giải trí, thư giãn cùng với việc tận dụng sự cung cấp các dịch vụ thương mại Như vậy, du lịch là một sản phẩm của sự sắp xếp xã hội hiện đại, bắt đầu ở Tây Âu vào thế kỷ 17, mặc dù du lịch có tiền thân trong thời đại Cổ điển Du lịch được phân biệt với khám phá ở chỗ khách du lịch đi đến những địa điểm phổ biến, được hưởng lợi từ các hệ thống cung cấp đã được thiết lập và với tư cách là mang lại lợi ích cho những người tìm kiếm niềm vui, thường được cách ly khỏi khó khăn, nguy hiểm Tuy nhiên, du lịch tương tự với các hoạt động, sở thích và quá trình khác, ví dụ, hành hương Điều này làm phát sinh các hoạt động, chẳng hạn như “du lịch thương mại”, “du lịch thể thao” và

“du lịch chữa bệnh” (du lịch quốc tế được thực hiện với mục đích chăm sóc y tế)

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch được hiểu là tổng hợp tất cả các sự việc, hiện tượng văn hóa, kinh tế, xã hội liên quan đến sự di chuyển của con người đến một quốc gia hoặc một khu vực khác ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích cá nhân hoặc thương mại Những người này được gọi là du khách (có thể bao gồm khách du lịch, khách tham quan, người cư trú hoặc không cư trú), du lịch phải đi kèm với hoạt động của họ cũng như hoạt động tiêu dùng của họ.

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Khái niệm về du lịch hiện vẫn đang là vấn đề thảo luận của nhiều nhà nghiên cứu, các hội thảo khoa học và trong luật pháp của mỗi quốc gia và quốc tế Khái niệm này sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và ngày càng phức tạp hơn do mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên thế giới Các khái niệm dù được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau nhưng nhìn chung vẫn mang một ý nghĩa nhất quán Các khái niệm nêu trên phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID-19 và là căn cứ để tác giả đi sâu phân tích các khía cạnh của đề tài.

1.1.2 Về khách du lịch và khách du lịch quốc tế

Cùng với khái niệm về du lịch là những khái niệm liên quan đến du lịch như khách du lịch hay khách du lịch quốc tế được đưa ra dưới nhiều định nghĩa khác nhau.

Tại hội nghị Du lịch và Lữ hành được UN tổ chức tại thành Rome (1963), khái niệm khách du lịch đã được đề cập: Khách du lịch là những người tham quan, tạm thời ở lại tại quốc gia mà họ đến trong vòng ít nhất 24 giờ với những mục đích như giải trí, nghỉ dưỡng, sức khỏe, học tập, hoạt động thể thao hay với mục đích thương mại, hội nghị Trong đó, người tham quan là những người đến thăm một quốc gia ngoài nơi ở thường xuyên hoặc nơi cư trú của họ, vì bất kỳ mục đích gì trừ hoạt động được trả thù lạo tại nơi đến Đến năm 2008, UN định nghĩa, khách du lịch (nội địa hay quốc tế) là những du khách có chuyến đi của họ là ở lại qua đêm hoặc đi về trong ngày.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, khách du lịch là những người đi đến và ở lại những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, trong thời gian hơn 24 giờ và không quá một năm liên tục với mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến việc thực hiện một hoạt động được trả thù lao tại nơi đến.

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

Khách du lịch được định nghĩa khác nhau tùy theo mỗi quốc gia Tuy nhiên,cách hiểu chung nhất về khách du lịch của các quốc gia đó là:

Khách du lịch là những người tạm thời rời xa nơi cư trú của mình, đến ở tại một nơi khác với mục đích vui chơi, giải trí, kinh doanh hoặc các mục đích hợp pháp khác; không đến với mục đích làm công hoặc được nhận thù lao tại nơi đến; khoảng thời gian lưu trú của họ tại nơi đến từ 24 tiếng trở lên (có lưu trú qua đêm) hoặc không quá 1 năm.

Khách du lịch được phân chia thành 2 nhóm cơ bản là khách du lịch nội địa (Domestic Tourist) và khách du lịch quốc tế (International Tourist).

Khách du lịch quốc tế, theo định nghĩa của UN (2008) là những người thực hiện chuyến du lịch của mình, những người này có thể là những người không cư trú di chuyển đến một quốc gia hoặc những người cư trú di chuyển ra khỏi quốc gia của mình Như vậy có thể hiểu khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tại một quốc gia khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ và không được nhận thù lao tại nơi đến

Khách du lịch quốc tế được chia thành hai nhóm:

Khách du lịch quốc tế đi vào (Inbound Tourist): Là người nước ngoài hoặc công dân của một quốc gia định cư ở nước khác đến quốc gia đó để du lịch.

Khách du lịch quốc tế đi ra (Outbound Tourist): Là công dân của một quốc gia hoặc người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó đi du lịch ra nước ngoài.

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Khái quát về đại dịch COVID-19

1.2.1 Nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm ở người do chủng virus Novel Coronavirus 2019 hay SARS-CoV-2 gây ra SARS-CoV-2 là một chủng virus mới thuộc họ Coronavirus, bắt đầu xuất hiện và lây lan từ cuối năm 2019 tại

Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Theo kết quả phân tích toàn bộ gen của WHO và các chuyên gia y tế cho thấy SARS-CoV-2 là một Betacoronavirus, trong một nhóm khác biệt với các Betacoronavirus liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng ở người (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) Tất cả đều cho rằng virus này có nguồn gốc vật chủ từ loài dơi Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để xác định nguồn gốc cụ thể của loại virus này.

SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt bị bắn ra trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng trong phạm vi khoảng 0,91 m đến 1,8 m Virus cũng có thể bị lây từ việc người khỏe mạnh chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt của mình Mặt khác, SARS-CoV-2 cũng dễ dàng lây lan sang người khỏe mạnh khi họ bắt tay với người đang nhiễm virus này Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh Một phát hiện của các bác sĩ ở Thâm Quyến, Trung Quốc cho thấy sự có mặt của ARN virus SARS-CoV-2 trong phân của bệnh nhân nhiễm COVID-19 Điều này đặt ra giả thuyết loại virus mới này có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa Đến đầu tháng 4, bác sĩ Anthony Fauci và bác sĩ Harvey Fineberg, những chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ đưa ra cảnh báo về khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 khi người bệnh nói chuyện và thậm chí phát tán từ hơi thở thông qua các hạt aerosol siêu nhỏ trong không khí là hoàn toàn có thể xảy ra tuy chưa có các cơ sở khoa học vững chắc cho giả thuyết này.

Tùy theo từng đối tượng mà COVID-19 tác động đến mỗi người là khác nhau Hầu hết những người nhiễm COVID-19 có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng và có thời gian hồi phục khác nhau Các biểu hiện thường gặp của COVID-19 đó là sốt, ho khan, mệt mỏi và cần phân biệt với các triệu chứng của cảm cúm thông thường Thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 là 14 ngày, tức là từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh thì trong vòng 14 ngày người nhiễm bệnh mới có các biểu hiện lâm sàng như ho, sốt… Tới khi khởi phát, người nhiễm bệnh mới có các triệu chứng nặng hơn của COVID-19 đó là tổn thương đường hô hấp, khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động Trong trường hợp diễn biến nặng có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử vong

1.2.2 Diễn biến của đại dịch COVID-19

1.2.2.1 Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới Đại dịch COVID-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra hay còn gọi là virus SARS-CoV-2 Dịch bệnh này bắt đầu bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc sau đó lan rộng trên toàn thế giới Vào tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu Đến ngày 20/10/2020, trên thế giới có hơn 41 triệu ca nhiễm và hơn 1 triệu người tử vong (Bộ Y tế Việt Nam) Con số này được dự kiến còn tăng hơn nữa COVID-19 có diễn biến phức tạp và mức độ lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới.

Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào cuối tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc Sau đó dịch bệnh lây lan sang hầu hết các tỉnh thành của Trung Quốc và hơn 200 quốc gia vùng lãnh thổ Tổng số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong những ngày đầu tiên tại Vũ Hán lá 41 trường hợp tính đến ngày 9/1/2020, đây cũng là thời điểm ghi nhận ca tử vong đầu tiên do chủng virus này Thái Lan là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca dương tính với COVID-19 vào ngày 13/1/2020 Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng trong những ngày tiếp theo đó Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, đến ngày 26/2/2020 dịch bệnh đã lây lan sang 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Tình hình tại Trung Quốc có dấu hiệu hạ nhiệt khi số lượng ca nhiễm tăng nhẹ và ca tử vong giảm dần Trong khi đó Hàn Quốc trở thành quốc gia đáng chú ý khi số lượng ca nhiễm và ca tử vong do COVID-19 ngày càng tăng Ngày 26/2/2020, trên thế giới có tổng cộng 80.153 người mắc COVID-19 và 2.703 người tử vong, trong đó số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục là 2.663 ca Trước những diễn biến khó lường của COVID-19, Chính phủ các nước đều ra lệnh phong tỏa các thành phố có ca nhiễm COVID-19, hạn chế di chuyển, tạm dừng các chuyến bay quốc tế và hoạt động ngoại giao với các quốc gia nơi đang diễn ra dịch bệnh.Khuyến khích người dân ở trong nhà, đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người…Đây là thời gian Tết cổ truyền tại một số quốc gia khu vực châu Á, nhưng trước những diễn biến nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, các hoạt động vui chơi, giải trí, các lễ hội phải tạm ngừng.

Tính đến 16 giờ 30 ngày 31/7/2020, thế giới ghi nhận thêm 287.627 trường hợp mắc và 6.299 trường hợp tử vong Toàn cầu ghi nhận 17.498.822 trường hợp mắc COVID-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 677.165 trường hợp tử vong Ba quốc gia ghi nhận số ca mắc trên một triệu trường hợp là

Mỹ (4.634.985 trường hợp), Brazil (2.613.789 trường hợp) và Ấn Độ (1.643.416 trường hợp); 21 quốc gia khác có số ca mắc COVID-19 trên 100.000 trường hợp (Nga, Nam Phi, Mexico, Peru, Chile, Tây Ban Nha, Anh, Iran, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Colombia, Ý, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Argentina, Iraq, Canada, Qatar, Indonesia); 57 quốc gia có số ca mắc trong khoảng 10.000 – 100.000 trường hợp; 64 quốc gia/vùng lãnh thổ có số ca mắc trong khoảng từ 1.000 – 10.000 trường hợp; 70 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 1.000 trường hợp nhiễm COVID-19.

Số trường hợp tử vong cao nhất tại Mỹ với 155.285 trường hợp, 10 quốc gia khác có trên 10.000 trường hợp tử vong (Brazil, Anh, Mexico, Ý, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha, Peru, Iran, Nga), 34 quốc gia có số tử vong trong khoảng từ 1.000 – 10.000 trường hợp Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất (108.376 trường hợp mắc và 5.134 trường hợp tử vong), 3 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch COVID-19 (Campuchia, Timo-Leste và Lào)

1.2.2.2 Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Ngay từ khi nhận được thông báo về dịch bệnh COVID-19, Chính phủ và Bộ

Y tế Việt Nam đã phối hợp thực hiện các biện pháp và công tác tuyên truyền nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020, bệnh nhân là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh Bắt đầu từ đó, cả nước tập trung cao độ chiến đấu với dịch bệnh Trong giai đoạn từ 23/1/2020 đến 13/2/2020, cả nước phát hiện 16 ca nhiễm COVID-19 với tất cả nguồn lây từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc Đặc biệt, Chính phủ nhanh chóng ra thông báo phong tỏa, cách ly gần 11.000 hộ dân tại ổ dịch Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi phát hiện 11 ca dương tính với SARS-CoV-2 Đến ngày 26/2/2020, toàn bộ 16 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều khỏi bệnh và đến ngày 4/3/2020 xã Sơn Lôi được dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Trong vòng 18 ngày sau đó, Việt Nam không ghi nhận thêm các ca mắc bệnh trong cộng đồng Đến tối ngày 6/3/2020, Hà Nội công bố ca nhiễm đầu tiên là bệnh nhân số 17 từ London về Hà Nội vào ngày 2/3/2020 và lây nhiễm cho 3 người khác. Việt Nam bước vào giai đoạn chiến đấu với dịch bệnh từ các nguồn xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam Những ngày tiếp theo Việt Nam liên tục ghi nhận các ca nhiễm bệnh là những người nhập cảnh từ Hàn Quốc, Anh, Pháp… Tính đến hết ngày 20/3/2020, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 91 ca nhiễm COVID-19 có nguồn lây chủ yếu từ những cá nhân nhập cảnh và ổ dịch là bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội và quán Bar Buddha tại thành phố Hồ Chí Minh Với mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan nhanh chóng của SARS-CoV-2, Chính phủ nhanh chóng ra chỉ thị thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày, tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, đóng cửa các trường học, tạm dừng các chuyến bay thương mại với nước ngoài, chỉ thực hiện đón công dân Việt Nam về nước Tính đến sáng ngày 1/5/2020, Việt Nam trải qua 15 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm từ cộng đồng, dừng lại ở con số 270 ca nhiễm lây lan trong nước và cả trường hợp nhập cảnh Trong đó có 219 người đã khỏi bệnh và 51 người còn đang điều trị Trước những chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống, chiến đấu với dịch COVID-19 tại Việt Nam, ngày 22/4/2020 lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, tuy nhiên vẫn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Đến đầu tháng 5, các trường học đã được phép mở cửa trở lại và đến đầu tháng 6 các hãng hàng không Việt Nam đã được phép nối tuyến các đường bay nội địa. Đến ngày 28/7/2020, Đà Nẵng phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau

100 ngày không có ca nhiễm nào trong cộng đồng Ngay lập tức lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố Đà Nẵng được ban hành Làn sóng COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam mà tâm dịch là thành phố Đà Nẵng được các chuyên gia y tế đánh giá là nguy hiểm hơn so với giai đoạn trước đó Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh tại Đà Nẵng lần này có khả năng lây lan nhanh hơn và thời gian ủ bệnh lâu hơn 14 ngày như đã công bố trước đó Đến ngày 31/7/2020, Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, số ca nhiễm bệnh tổng cộng là 546 ca Tính đến 18h00 ngày1/8/2020 Việt Nam có 586 ca dương tính với COVID-19, trong đó 373 ca đã được điều trị khỏi và 3 ca tử vong Số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng liên tục và nhanh chóng trong lần bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 này Số lượng người dương tính với COVID-19 đã tăng hơn 150 ca chỉ trong vòng chưa đầy một tuần Diễn biến phức tạp của chủng virus mới tại thành phố Đà Nẵng đòi hỏi cả nước cùng chung sức chống dịch Đội ngũ y bác sĩ trên cả nước cùng tập trung về thành phố Đà Nẵng để hỗ trợ điều trị các ca nhiễm Đây là giai đoạn mà Việt Nam ghi nhận những ca tử vong do COVID-19 đầu tiên trong khi cả thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca tử vong trước đó Theo số liệu được Bộ Y tế công bố ngày 3/9/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 551 ca lây nhiễm trong nước trong đợt bùng phát dịch bệnh mới từ ngày 25/7/2020 đến 3/9/2020, nâng tổng số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Việt Nam là 1046 ca, đồng thời số ca tử vong tính đến hết ngày 3/9/2020 là 35 trường hợp Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm và diễn biến phức tạp của COVID-19 tại Việt Nam trong lần bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 Cho đến nay, COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, mọi hoạt động kinh tế, du lịch được phép hoạt động trở lại nhưng phải ở mức độ cho phép và tuân thủ các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

1.2.3 Tác động của đại dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 được WHO thông báo là đại dịch có mức độ nguy hiểm toàn cầu Thời gian diễn ra dịch bệnh kéo dài gần 1 năm và vẫn chưa xác định được thời gian kết thúc Đại dịch COVID-19 diễn ra đã gây cú sốc lớn cho toàn bộ nền kinh tế và những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị đình trệ trong 6 tháng đầu năm 2020 do tác động tiêu cực của COVID-19 và đều được dự báo về mức tăng trưởng âm.

Về đầu tư, theo UNCTAD (2020), tình hình dịch bệnh khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 giảm khoảng 40% so với năm 2019 và là lần đầu tiên kể từ năm 2005 đưa dòng vốn FDI xuống dưới 1 nghìn tỷ USD. Các dự án FDI được dự báo tiếp tục giảm từ 5 – 10% trong năm 2021.

Về thương mại, theo WTO (2020), dự báo thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm từ 13 – 32% so với năm 2019 (tùy theo diễn biến dịch bệnh); trong khi WB vàIMF (6/2020) dự báo mức giảm trong hoạt động thương mại toàn cầu đạt mức từ11,9 – 13,4% Thị trường tài chính tiền tệ gặp nhiều biến động Giá vàng thế giới tăng liên tục và đạt mức cao kỷ lục 1.930 USD/ounce Trong khi đó giá dầu thô giảm mức kỷ lục trong vòng 21 năm trở lại đây, giảm xuống mức dưới 0 USD/thùng.

Các căn cứ đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động

thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Du lịch là một trong những ngành khá nhạy cảm với dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm Trong thời kỳ hội nhập quốc tế phát triển sâu rộng như hiện nay, du lịch quốc tế càng có cơ hội để phát triển Do đó, khi dịch bệnh diễn ra, khả năng lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác là rất lớn Dựa trên nghiên cứu củaGửkhan Karabulut & Cộng sự (2020), Naciye Gỹliz Uğur, Adem Akbıyık (2020) và các báo cáo của WTTC, UNWTO, tác giả tổng hợp các căn cứ để đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

1.3.1 Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn diễn ra đại dịch

Khách du lịch là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì và phát triển hoạt động du lịch Đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tại một quốc gia thì du khách quốc tế chính là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch tại quốc gia đó Thông qua số lượt khách quốc tế đến Việt Nam để có thể đánh giá tình hình hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam diễn ra như thế nào Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian diễn ra COVID-19 sẽ là một trong những căn cứ quan trọng hàng đầu tạo cơ sở cho việc đánh giá hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam Trên cơ sở so sánh với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn trước khi diễn ra dịch bệnh để đưa ra những đánh giá về tác động của COVID-19 đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

1.3.2 Doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19

Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm hơn 30% tổng giá trị thương mại về dịch vụ và là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Du lịch được xem là “hoạt động xuất khẩu tại chỗ” liên kết với các ngành khác trong khu vực dịch vụ Doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là du lịch quốc tế chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu tại chỗ du lịch Xuất khẩu thông qua du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia thông qua việc thu ngoại tệ, mở rộng và thúc đẩy quan hệ đối ngoại, phục vụ công việc bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên, văn hóa của đất nước Hoạt động xuất khẩu thông qua du lịch là động lực chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại bằng cách thúc đẩy sản xuất các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch tại những vùng, miền, địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, để từ đó tạo động lực kéo theo các ngành nghề khác cùng phát triển như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, y tế, thông tin, văn hóa,… giúp đa dạng hóa và mở rộng thị trường sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư tại địa phương Chính hoạt động này đem lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch nói riêng và lĩnh vực dịch vụ nói chung Do đó, doanh thu mang lại từ lĩnh vực dịch vụ phản ánh rõ nét sự phát triển của du lịch quốc tế.

1.3.3 Khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch

Doanh nghiệp du lịch là nguồn cung quan trọng trong hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Đại dịch COVID-19 đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Số lượng lao động mất việc làm một phần là do doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp giãn cách xã hội, thu nhỏ quy mô kinh doanh, hoặc thậm chí là do doanh nghiệp phá sản Tác động của COVID-19 đối với du lịch quốc tế tại Việt Nam là rất lớn Doanh nghiệp du lịch phải đương đầu với nhiều khó khăn trong đại dịch COVID-19 Để có những đánh giá khách quan về tác động của COVID-19 đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là căn cứ phù hợp.

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu COVID-19

Như đã phân tích, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, do ảnh hưởng nghiêm trọng và kéo dài của dịch bệnh COVID-19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp các Cơ quan,

Bộ ngành có những hướng giải quyết, định hướng cho phát triển du lịch quốc tế trong giai đoạn thực thi nhiệm vụ kép sau khi dịch bệnh đã dần được kiểm soát.

Nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 là cơ sở để Nhà nước xây dựng khung chính sách, định hướng mục tiêu phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19 Vai trò của Nhà nước đối với du lịch là đảm bảo cho ngành du lịch hoạt động hiệu quả Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và quản lý du lịch trong phạm vi thẩm quyền của mình Để đảm bảo thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm đối với ngành du lịch, Nhà nước cần đưa ra những mục tiêu, định hướng phát triển du lịch phù hợp với từng giai đoạn, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các bên liên quan, quản lý thông tin du lịch một cách hiệu quả Việc nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu COVID-19 giúp Nhà nước có cái nhìn toàn cảnh về tình hình hiện tại, để từ đó đề ra đường lối, chính sách, phù hợp cho ngành du lịch Trên cơ sở đó, Nhà nước vừa đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của ngành du lịch, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế; vừa đảm bảo hoàn thành vai trò và trách nhiệm của mình đối với ngành du lịch Những mục tiêu được Nhà nước đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế của lĩnh vực du lịch Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lây lan nghiêm trọng giữa các quốc gia, việc xây dựng các mục tiêu, kịch bản ứng phó với dịch bệnh là vô cùng cần thiết Các Cơ quan Nhà nước, các tổ chức Chính phủ đóng vai trò quan trong việc tạo hiệu ứng, kêu gọi các phong trào vực dậy du lịch Để có thể thiết lập mục tiêu, đảm bảo cơ sở và điều kiện cho du lịch quốc tế có cơ hội phát triển, Nhà nước cần có những đánh giá kịp thời về tác động của COVID-19 đối với du lịch quốc tế Nghiên cứu này đưa ra những đánh giá kịp thời về tình hình dịch bệnh COVID-19 Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp và một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, tổng hợp một số kiến nghị để Cơ quan Nhà nước làm căn cứ xây dựng mục tiêu, đề ra phương án đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19.

1.4.2 Đối với các Hiệp hội trong lĩnh vực du lịch

Các Hiệp hội, các Cơ quan Bộ ngành liên quan phối hợp cùng Nhà nước vạch ra mục tiêu chiến lược cụ thể nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19 Các Cơ quan, Bộ ngành du lịch trong đó phải kể đến

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đầu mối quan trọng giúp Nhà nước thực hiện quản lý tốt các hoạt động của ngành du lịch Đây là cơ quan đề xuất những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; xã hội hóa các hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn, phương hướng hành động cho ngành du lịch cùng với các ngành có liên quan để đảm bảo thực thi tốt, cân bằng được giữa kinh tế, văn hóa và xã hội Bộ Tài chính có cơ sở để bố trí kinh phí thực hiện chiến lược theo đúng quy định và mục tiêu của Nhà nước đề ra; đề xuất chính sách hỗ trợ cho các điểm đến du lịch và các doanh nghiệp cải thiện cơ cấu tổ chức nhằm thu hút khách du lịch quốc tế trở lại Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, xây dựng kế hoạch mở đường bay quốc tế trở lại, tạo điều kiện để vận tải du khách, đảm bảo du lịch quốc tế tăng trưởng và phát triển Sự phối hợp giữa các Cơ quan, Bộ ngành là cơ sở để đảm bảo ngành du lịch hoạt động hiệu quả Do vậy, việc nghiên cứu này giúp các

Cơ quan có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình thực tế Dựa trên chỉ đạo của Nhà nước đề xuất từng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển phù hợp với từng địa phương, từng điểm đến du lịch và từng doanh nghiệp Đó là nền tảng để tạo điều kiện xây dựng điểm đến an toàn, thu hút khách du lịch quốc tế trở lại

1.4.3 Đối với các doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp du lịch chuẩn bị sẵn sàng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh ngay khi du lịch quốc tế được cho phép mở cửa Doanh nghiệp du lịch là nguồn cung quan trọng của ngành du lịch Giữ vai trò trong việc xây dựng, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch đến tay khách du lịch Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp trong tình hình ngành du lịch đang chịu cú sốc nặng nề bởi COVID-

19, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và cả nước Thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các cơ quan có liên quan, khách du lịch và điểm đến du lịch Đảm bảo vai trò là nhà cung cấp du lịch có trách nhiệm, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành du lịch Cùng với đó, doanh nghiệp có thể đề ra những định hướng hoạt động phù hợp với định hướng chiến lược của Nhà nước và Bộ ngành du lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch cũng như điểm đến an toàn để thu hút khách du lịch quốc tế trở lại hiệu quả

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lý luận cơ bản về thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm các khái niệm về du lịch, khách du lịch và khách du lịch quốc tế, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, vai trò của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế mỗi quốc gia; khái quát đại dịch COVID-19 và căn cứ đánh giá tác động của dịch bệnh này đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu Đây chính là cơ sở lý luận cần thiết, định hướng cho việc thu thập dữ liệu và hướng nghiên cứu của tác giả Là cơ sở để đưa ra những đánh giá, đề xuất cho hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trở lại trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đã dần được kiểm soát tại Việt Nam Trong chương 2 tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian vừa qua Thông qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế mà hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế củaViệt Nam gặp phải, đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những đánh giá về tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến ViệtNam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾNVIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN

Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

2.1.1 Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đều qua các năm Đặc biệt, số lượt khách quốc tế đến tăng đột phá trong năm 2017, đạt gần 13 triệu lượt khách với tốc độ tăng trưởng 29,1% so với năm

2016 Năm 2016 và 2017 là năm phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế Tốc độ tăng trưởng hơn 26% trong năm 2016 là bước đà cho mức tăng trưởng hơn 29% trong năm 2017 Tốc độ tăng trưởng này có giảm trong năm 2018 và năm 2019 do chịu ảnh hưởng từ căng thẳng trong mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, nhưng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng Đáng chú ý, tốc độ này đạt mức âm trong giai đoạn đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Bảng 2.1.Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 Đơn vị: nghìn lượt khách

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Du lịch

Bảng 2.1 là minh chứng cho năng lực thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời gian vừa qua Số lượt khách quốc tế đến ngày càng tăng tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam phát triển Đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 với cơ cấu khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến được bạn bè quốc tế yêu thích.

Lượt khách quốc tế đến 7.899 10.013 12.922 15.498 18.009

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015 – 2020 Đơn vị: Nghìn lượt khách

Lượt khách quốc tế đến 5.946 7.257 9.418 12.096 12.981 3.906 Tốc độ tăng trưởng (%) -9,7 23,1 30,2 27,2 7,5 -70

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Du lịch

Bảng 2.1 và 2.2 cho thấy tình hình khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam giai đoạn trước và trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19 Dù đang trên đà tăng trưởng mạnh nhưng hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019 và gần 13 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2019, đến năm

2020 lượt khỏch quốc tế đến Việt Nam trong 6 thỏng đầu năm chỉ bằng ẳ con số này Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, lượt khách quốc tế đến trong 6 thỏng đầu năm chiếm hơn ẵ lượt khỏch quốc tế đến cả năm Tuy nhiờn, nửa đầu năm 2020 Việt Nam chỉ đón gần 4 triệu lượt khách quốc tế với mức tăng trưởng là âm 70% Đây là mức thiệt hại nghiêm trọng của ngành du lịch và là tình hình đáng báo động cho hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây là thành tựu to lớn mà hoạt động du lịch quốc tế Việt Nam đạt được Số lượt khách quốc tế đến tăng liên tục qua các năm đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngành du lịch Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Xét về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong các năm vừa qua phân theo quốc tịch, du lịch Việt Nam đã thu hút lượng lớn khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực châu Á Du khách từ các quốc gia này đã góp phần xây dựng thị trường du lịch quốc tế của Việt Nam đa dạng, tăng thu nhập cho ngành du lịch (Phụ lục 3).

Từ các bảng số liệu 2.1, 2.2 và Phụ lục 3, dễ dàng nhận thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng liên tục qua các năm với những con số ấn tượng Trong năm 2015, số lượng khách quốc tế đến chỉ đạt gần 8 triệu lượt khách thì con số này đã tăng lên hơn 18 triệu lượt khách trong năm 2019 Tăng hơn 10 triệu lượt khách trong vòng chưa đầy 5 năm Trong số này, lượt khách đến từ các quốc gia châu Á chiếm một tỷ trọng lớn Phải kể đến là khách đến từ Trung Quốc với gần 2 triệu lượt trong năm 2015 đã tăng lên đến gần 6 triệu lượt khách trong năm 2019 Đây là quốc gia có lượng khách đến Việt Nam cao nhất và tăng nhiều qua các năm Tiếp theo là Hàn Quốc với hơn 4 triệu lượt khách trong năm 2019 Nhật Bản cũng là một trong số các quốc gia châu Á đóng góp một tỷ lệ lớn lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt gần 1 triệu lượt khách trong năm 2019 Bên cạnh một số quốc gia châu Á kể trên còn một số quốc gia khác như Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, một số quốc gia châu Âu như Nga và Hoa Kỳ cũng góp phần làm tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu theo đường hàng không, đường biển và đường bộ Trong đó, đường hàng không là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (2019), lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt 14.377.509 lượt, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2018; phương tiện đường bộ là lựa chọn đứng thứ hai của khách quốc tế, khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 3.366.967 lượt khách, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm

2018 và khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 264.115 lượt khách, tăng 22,7

% so với cùng kỳ năm 2018

2.1.3 Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam

Khi du lịch sang Việt Nam, du khách mang thu nhập của mình kiếm được tại nước sở tại đến Việt Nam để chi tiêu Mức chi tiêu này là khác nhau và cũng là một trong các nhân tố góp phần làm tăng GDP của Việt Nam trong thời gian qua Dựa trên số liệu thống kê về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phân theo quốc tịch, và mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch ở một số quốc gia trong năm 2019 như sau:

Bảng 2.3 Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của một số quốc gia trong năm 2019 Đơn vị: USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Từ các bảng số liệu 2.3 và Phụ lục 3, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch có sự chênh lệch giữa các quốc gia Trung Quốc tuy là quốc gia có lượng khách đến Việt Nam đông nhất nhưng mức chi tiêu du khách dành ra cho một ngày chỉ ở mức trung bình Năm 2019, có gần 6 triệu lượt khách Trung Quốc đếnViệt Nam nhưng mức chi tiêu bình quân một ngày chỉ 135,2 USD/ngày Mức chi tiêu này còn thấp so với Hoa Kỳ, quốc gia có lượng khách đến Việt Nam chỉ bằng1/10 lượng khách Trung Quốc Năm 2019, lượng khách Nhật Bản vào Việt Nam gần 1 triệu lượt, và khách Hàn Quốc hơn 4 triệu lượt, mức chi tiêu bình quân một ngày của du khách đến từ hai quốc gia này lần lượt là 132,0 USD và 127,2 USD.Trong khi đó lượng khách Philippines là 179,2 nghìn lượt khách và Bỉ là 34,2 nghìn lượt khách nhưng mức chi tiêu bình quân một ngày của họ khá cao khi du lịch sangViệt Nam Khách du lịch Philippines chi tiêu 188,1 USD và khách Bỉ chi tiêu 149,9USD trong một ngày Ngoài ra, du khách đến từ các quốc gia như Đài Loan, Thụy Điển, Nga, Úc cũng có mức chi tiêu bình quân một ngày khá cao Họ sẵn sàng sử dụng thu nhập của mình để phục vụ sở thích cũng như mục đích khi đến du lịch tạiViệt Nam Đây là những thị trường khách quốc tế tiềm năng mà Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác trong thời gian tới để mang lại mức doanh thu lớn cho ngành du lịch.

Bảng 2.4 Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam phân theo mục đích

Mục đích Giá trị (USD) Cơ cấu (%)

Thuê phòng 30,3 35,5 31,6 30,2 Ăn uống 22,2 25,8 23,1 21,9 Đi lại tại Việt Nam 15,1 18,9 15,7 16,0

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Thống kê

Bảng 2.4 cho biết mức chi tiêu bình quân một ngày của du khách quốc tế đếnViệt Nam phân theo mục đích về cả giá trị và cơ cấu trong năm 2017 và 2019 Chi tiêu của khách quốc tế chủ yếu được sử dụng cho hoạt động lưu trú và ăn uống,chiếm 31,6% và 23,1% trong tổng tiêu dùng bình quân một ngày của khách quốc tế trong năm 2017 Khách quốc tế dành thu nhập của mình tiêu dùng cho hai hoạt động này bình quân một ngày lần lượt là 35,5 USD và 25,8 USD Tuy nhiên, mức chi tiêu dành cho hai hoạt động này có xu hướng giảm trong năm 2019 Xét theo cơ cấu các mục đích của khách quốc tế, hoạt động thuê phòng giảm còn 30,2% và hoạt động ăn uống giảm còn 21,9% trong chi tiêu bình quân một ngày của du khách Chi tiêu dành cho hoạt động tham quan và mua sắm hàng hóa có xu hướng tăng trong năm 2019 nhưng không đáng kể Bình quân một ngày du khách dùng 19,6 USD cho hoạt động mua sắm hàng hóa, chiếm 16,7% trong tiêu dùng một ngày của khách quốc tế trong năm 2019 Chi tiêu cho hoạt động y tế chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động của khách du lịch Tuy nhiên, mức chi tiêu cho hoạt động này có thể tăng trong năm 2020 khi Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát tốt dịchCOVID-19 và chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh.

Đánh giá chung hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1 Những kết quả đạt được

Một là, du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019.

Do chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung từ cuối năm

2018 cùng với tình hình căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 có xu hướng tăng chậm, và giảm trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 8, dù đây là mùa cao điểm của du lịch Tuy nhiên, bằng chính những nỗ lực trong công tác quản lý và đổi mới, cải tiến sản phẩm du lịch, đến cuối năm 2019, ngành du lịch đã thu hút hơn 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018 và đang đặt ra mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách năm 2020 Tổng thu từ khách du lịch là 755 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 18,5% Du lịch quốc tế tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong 5 năm trở lại đây Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2019 đạt khoảng 22,7%/năm và Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới

Hai là, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng giành được nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý.

Cuối năm 2019, du lịch Việt Nam đã nhận được nhiều danh hiệu giải thưởng du lịch toàn cầu, Việt Nam được trao bốn giải hàng đầu châu Á năm 2019 bao gồm: Ðiểm đến hàng đầu châu Á; Ðiểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á; Ðiểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Ðiểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á - Thành phố Hội

An Những giải thưởng này đánh dấu cột mốc phát triển của du lịch Việt Nam. Danh hiệu Điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á là danh hiệu cao quý lần đầu tiên Việt Nam nhận được, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền ẩm thực Việt Nam. Chính nhờ sự đa dạng, phong phú của nền ẩm thực Việt Nam đã mang lại danh hiệu này Ðặc biệt, Việt Nam vinh dự được trao giải thưởng Ðiểm đến hàng đầu thế giới về Di sản năm 2019 và Ðiểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 Năm 2020 được xem là năm khó khăn của du lịch toàn cầu, không chỉ du lịch quốc tế mà cả du lịch nội địa Tuy nhiên, hình ảnh Việt Nam trong tâm trí bạn bè quốc tế vẫn luôn xếp ở vị trí cao Họ sẵn sàng lựa chọn Việt Nam cho chuyến đi của mình Trong năm 2020,Việt Nam là quốc gia xếp thứ 9 trong số những điểm đến được yêu thích nhất do tạp chí Condé Nast Traveler bình chọn Xếp hạng này làm tăng khả năng cạnh tranh của thị trường du lịch quốc tế Việt Nam.

Ba là, ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, các cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

Sự phát triển này tạo cơ sở cho việc đón tiếp khách du lịch từ nhiều quốc gia, đảm bảo duy trì được chất lượng phục vụ trong mùa cao điểm, đáp ứng nhu cầu lưu trú, chi tiêu cao, nghỉ dưỡng dài ngày của một bộ phận khách quốc tế tại những khu công nghiệp trọng điểm Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp đi vào hoạt động, nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn của các tập đoàn lớn dành cho lĩnh vực du lịch như FLA, Vingroup, Mường Thanh…tạo nên cơ sở kỹ thuật hiện đại, hấp dẫn du khách tại các điểm đến du lịch trọng điểm Sự hình thành và phát triển của các khu du lịch trọng điểm như cụm du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, tạo động lực phát triển du lịch cho mỗi địa phương, mỗi khu vực, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước, tạo điều kiện thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện mang tầm cỡ quốc tế Công tác quảng bá, truyền thông là điều kiện tiên quyết để có thể thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc triển khai và tổ chức thành công các sự kiện mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Diễn đàn APEC 2017; Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018; Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2; Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 đã tạo ra bước tiến mới cho du lịch quốc tế của Việt Nam Nhờ vào những sự kiện này, và sự góp mặt, phối hợp của các phóng viên, các cơ quan đã giúp quảng bá tốt hình ảnh đất nước, con người Việt Nam rộng ra toàn khu vực và thế giới.

Bốn là, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam ngày càng được cải thiện, nâng cao nhờ vào các điều kiện tự nhiên, tiềm năng vốn có và sự quan tâm của Nhà nước, cư dân địa phương Bởi lẽ năng lực cạnh tranh được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân, phát triển kinh tế đất nước

Hình 2.1 Xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam năm 2019

Nguồn: The World Economics Forum, The Travel & Tourism Competitivenes Index

Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Năm 2019, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã tăng bốn bậc, xếp hạng 63 trong số 140 nền kinh tế Hình 2.1 cho thấy sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch Những yếu tố này lần lượt xếp thứ 22, 35 và 29 trong tổng số 140 quốc gia được xếp hạng Tiềm năng du lịch của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú với vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động văn hóa Những yếu tố này góp phần tạo nên một điểm đến hấp dẫn, tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế Điều này cho thấy, tài nguyên của chúng ta rất lớn, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Những thứ hạng này đánh giá khả năng của Việt Nam trong công tác thu hút khách quốc tế, tạo được ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế.

2.2.1.2 Nguyên nhân của những kết quả đạt được Để đạt được những thành tựu trên là nhờ vào sự đóng góp, kết hợp và vận dụng nhiều nhân tố.

Một là, tài nguyên du lịch Việt Nam góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.

Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương với đường bờ biển dài hơn 3.000 km trải dài từ Bắc đến Nam cùng với hàng nghìn danh lam, thắng cảnh, từ vùng núi đến đồng bằng, từ cao nguyên đến biển đảo, tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong khu vực và trên toàn thế giới Sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cùng những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền tạo nên Việt Nam đa dạng màu sắc Khách du lịch quốc tế tìm đến với Việt Nam có cơ hội trải nghiệm nhiều loại hình du lịch khác nhau, từ du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm… Những sản phẩm này có được một phần do thiên nhiên ban tặng cùng với nét đẹp truyền thống của Việt Nam, một phần nhờ chính sự quan tâm, cải tạo của con người.

Nhắc đến tài nguyên tự nhiên phải kể đến vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với một Sa Pa đa dạng sắc hoa mỗi mùa xuân về hay cánh đồng bậc thang rực vàng màu lúa chín, một Mộc Châu mang màu xanh ngát của đồi chè “thảo nguyên xanh” hay những bông cải trắng Trái ngược với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc là những bãi biển xanh ngát trải dài từ Bắc đến Nam Nổi bật là bãi biển Sầm Sơn, Vịnh Hạ Long, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu… Mùa hè mỗi năm số lượng du khách quốc tế đến đây là hàng trăm hàng nghìn người Không chỉ đến để nghỉ mát mà còn là dịp để họ khám phá, tìm hiểu nét đẹp nơi đây Việt Nam còn có một Tây Nguyên và một miền Tây sông nước mang một vẻ đẹp cổ kính của các ngôi chùa Tất cả các khu vực này tạo ra một Việt Nam muôn màu, muôn vẻ để khám phá.

Không chỉ những vẻ đẹp thiên nhiên này, Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhờ vào những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới Di tích Hoàng Thành Thăng Long; phố cổ Hội An; quần thể danh thắng Tràng An; Cố Đô Huế, Thành nhà Hồ; Thánh địa Mỹ Sơn; vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận cho đến nay Mỗi di tích mang một vẻ đẹp, một câu chuyện riêng gây sự thích thú cho du khách đến tìm hiểu tham quan Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã được UNESCO công nhận các khu dự trữ sinh quyển thế giới bao gồm: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ

An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau, biển Kiên Giang.

Bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên thì tài nguyên du lịch văn hóa cũng không kém phần đa dạng Với 54 dân tộc anh em cùng những bản sắc, truyền thống riêng, nhiều lễ hội hấp dẫn du khách quốc tế Yếu tố văn hóa ngày càng thể hiện đậm nét và sâu sắc thông qua hoạt động du lịch Nhờ vào sự đa dạng về văn hóa vùng miền, dân tộc, mà nhiều loại hình du lịch văn hóa ra đời: Du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch bảo tàng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… Các làng nghề truyền thống cũng góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế Những lễ hội truyền thống của Việt Nam có thể kể đến như lễ hội đua thuyền, lễ hội Cầu Ngư, Hội Lim, lễ hội chùa Hương… vào mỗi dịp tết đến Cùng với đó là nghệ thuật hát Bài Chòi, hát Chèo, Tuồng được tổ chức cùng với các lễ hội trên tạo nên không khí sôi động lôi cuốn khách du lịch mỗi dịp Tết đến Nét đẹp văn hóa của Việt Nam được gìn giữ và lan truyền ra toàn thế giới nhờ vào những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Hội Gióng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi kéo co; Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phú, Tứ phú của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là những di sản phi vật thể đại diện của nhân loại và Hát ca trù là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp Ngoài những vẻ đẹp văn hóa truyền thống này, ngày càng nhiều lễ hội và sự kiện thể thao được tổ chức nhằm tuyên truyền và xây dựng hình ảnh của điểm đến Việt Nam trong cái nhìn của du khách quốc tế Đó là Festival Huế được tổ chức 2 năm 1 lần, Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội pháo hoa quốc tế được tổ chức hàng năm tại thành phố Đà Nẵng

Nhờ sự đa dạng về văn hóa nên ẩm thực Việt Nam cũng đa dạng chẳng kém. Khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ với mục đích tham quan, ngắm cảnh, giải trí mà còn nhằm mục đích khám phá và một trong những nét đẹp họ muốn khám phá chính là ẩm thực Ẩm thực Việt Nam được bạn bè quốc tế chú ý đến nhờ vào sự đặc biệt trong công thức chế biến và hương vị Năm 2020, ẩm thực Việt Nam được Liên minh kỷ lục Thế Giới (WorldKings) xác lập 5 danh hiệu mới Đó là: Quốc gia sở hữu nhiều món ăn từ nước dùng và sợi nhất với hơn 164 món; Quốc gia sở hữu nhiều món mắm và món ăn từ mắm nhất thế giới với 100 món; Quốc gia có nhiều món ăn từ hoa nhất với 272 món; Quốc gia có nhiều món cuốn nhất thế giới với 103 món; và được xác nhận kỷ lục là quốc gia có nhiều món làm từ bột gạo nhất với 143 món Từ những kỷ lục mới được xác nhập này đã mang lại nhiều hứng thú hơn cho du khách quốc tế tìm đến Việt Nam Ngoài ra, một số món ăn được bạn bè quốc tế ưa thích, muốn được một lần nếm thử khi đến Việt Nam như phở, bánh mì, bún bò Huế…

Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và nguồn nhân lực ngày càng được đầu tư phát triển.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch càng phát triển càng tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm dịch vụ hàng không, dịch vụ mặt đất và bến cảng, các dịch vụ lưu trú, thuê xe… góp phần tăng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam năm 2019 do WEF xếp hạng, hạ tầng hàng không đứng thứ 50, và dịch vụ du lịch lữ hành xếp thứ 106 trên 140 quốc gia được xếp hạng Cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa thực sự tốt nhưng đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện hơn Đặc biệt đại dịch COVID-19 được xem như cơ hội vàng để ngành hàng không có thời gian cải thiện cơ sở hạ tầng Số lượng các chuyến bay khai thác giảm hơn 50% tại các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất trong 8 tháng đầu năm 2020. Mặc dù điều này gây sụt giảm doanh thu của ngành hàng không nhưng lại là cơ hội để nâng cấp, sửa chữa các đường bay, đảm bảo phục vụ tối đa công suất các chuyến bay khi dịch bệnh dần được kiểm soát Đặc biệt, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) đang được triển khai sẽ là sân bay có quy mô lớn nhất cả nước khi được hoàn thành Sân bay này hứa hẹn sẽ phục vụ hàng trăm triệu lượt khách mỗi năm (bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế) Hệ thống giao thông đường bộ cũng được Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải quan tâm, xây dựng và phát triển Xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc – Nam chạy qua hầu hết các tỉnh tạo điều kiện cho du khách quốc tế thuận lợi di chuyển giữa các điểm đến tại Việt Nam Dự án đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai…Điều này làm tăng thêm cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế và kết nối du lịch giữa các địa phương với nhau.

Hình 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng qua các năm

Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2020, Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng hiện đại, đẳng cấp, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam

Hình 2.2 cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam trong thời qua Số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng tăng liên tục qua các năm Năm 2015 chỉ có 19.000 cơ sở lưu trú và 370.000 buồng phòng thì đến năm 2019 con số này đã tăng lên lần lượt là 30.000 và 650.000 Sự phát triển của các cơ sở lưu trú đảm bảo đáp ứng số lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng

Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động thu hút khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam

Dịch bệnh gây ra một cú sốc lớn đối với không chỉ riêng hoạt động du lịch quốc tế mà hơn nữa là cả ngành du lịch và toàn bộ nền kinh tế Tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch là ngay lập tức và thường kéo dài ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát Ngành du lịch thế giới không chỉ chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008) mà còn trải qua nhiều lần khủng hoảng do dịch bệnh như: SARS (năm 2003) bùng phát ở Hong Kong, lan rộng ra các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á; dịch MERS (2012) diễn ra ở các quốc gia Trung Đông; dịch Ebola (năm 2014) tại các nước Tây Phi; và trong giai đoạn hiện nay là đại dịch COVID-19 bùng phát tháng vào cuối tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc và đã lan rộng ra trên toàn thế giới.

Tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia Mức độ thiệt hại có nghiêm trọng hay không, nhiều hay ít là phụ thuộc vào vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế của quốc gia đó Khi dịch bệnh xảy ra, cung du lịch giảm ngay lập tức khi chính phủ các nước yêu cầu đóng cửa biên giới quốc gia, điểm đến du lịch, tạm ngừng các hoạt động giải trí nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh Khi các hoạt động này tạm ngừng, buộc các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình và gây ra mức tăng trưởng âm trong doanh thu Một khi doanh thu giảm và thậm chí không có doanh thu, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp để có thể duy trì doanh nghiệp như cắt giảm nhân sự, các chương trình quảng cáo, cắt giảm các hợp đồng phân phối… Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng khôi phục và phát triển lâu dài của doanh nghiệp và ngành du lịch khi dịch bệnh đã được kiểm soát Thiếu nhân sự, gián đoạn hệ thống phân phối… là những vấn đề mà ngành du lịch phải đối mặt sau dịch bệnh

Con người có tâm lý ứng phó với dịch bệnh, thích nghi theo từng điều kiện thực tế Cầu du lịch thay đổi ngay khi dịch bệnh diễn ra Một phần do chính sách hạn chế đi lại của chính phủ, một phần do tâm lý e ngại và mối quan tâm về sự an toàn sức khỏe của chính mình Tâm lý lo ngại này càng tăng theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và kéo dài hơn sau đó Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại cho ngành du lịch mà là toàn bộ nền kinh tế, do đó làm giảm thu nhập của người dân khiến cho tiêu dùng dành cho hoạt động du lịch cũng giảm đáng kể Dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung và cầu du lịch Buộc các doanh nghiệp phải có những giải pháp phù hợp, cải thiện nguồn cung nhằm đáp ứng cầu du lịch thay đổi do dịch bệnh.

Doanh thu, lợi nhuận, việc làm…của ngành du lịch sụt giảm đáng kể do tác động của dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan cao Những thiệt hại này không thể nhanh chóng khôi phục mà phải cần một thời gian dài để có thể khôi phục và phát triển Thậm chí nhiều doanh nghiệp buộc phải phá sản do dịch bệnh kéo dài khá lâu

Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với ngành du lịch tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài và phạm vi tác động của dịch bệnh Nhân loại đã và đang trải qua 3 lần chịu tác động do virus Corona mang lại Hầu hết mọi người sẽ nhớ đến đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp do virus Corona (SARS) bùng phát vào đầu những năm 2000 nhưng ít ai để ý rằng Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng do một loại virus Corona khác gây ra hiện đang lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới và mới đây nhất là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp do virus SARS- CoV-2 gây ra với tên gọi đầu tiên là 2019-nCOV lan rộng trên toàn thế giới gây ra đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu Cả 3 loại virrus này đều bắt đầu bằng sự lây lan từ động vật sang người Theo báo cáo của WHO, trong khi virus gây ra dịch SARS và COVID-19 đều có khả năng lây lan từ người sang người một các nhanh chóng thì khả năng lây lan từ người sang người của virus gây ra dịch MERS có phần hạn chế hơn Tuy nhiên, nguy cơ tử vong của những người nhiễm MERS cao hơn so với 2 loại vi rút còn lại

2.3.1 Đối với lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19, không chỉ hoạt động du lịch nội địa mà du lịch quốc tế còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều Làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2, mà tâm dịch là thành phố Đà Nẵng đã giáng một “đòn chí mạng” cho du lịch quốc tế của Việt Nam Đà Nẵng được xem là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, góp một lượng lớn vào trong doanh thu mang về từ lượt khách du lịch quốc tế Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 7/2020, số lượt khách quốc tế giảm đi đáng kể cũng như số lượng hủy tour gần như 100%, làm cho các doanh nghiệp du lịch phải điêu đứng. Xét chung cả nước trong 2 quý đầu năm 2020, thiệt hại của du lịch quốc tế là rất lớn và vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể khi tình hình dịch bệnh vẫn còn Hoạt động du lịch quốc tế gần như tê liệt hoàn toàn khi phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng. Bởi tốc độ lây lan nhanh chóng của chủng virus mới và niềm quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của người dân nên du lịch quốc tế đóng cửa ngay lập tức

Tại Việt Nam, sau khi chịu tác động của làn sóng bùng phát COVID-19 lần 2 vào cuối tháng 07 năm 2020, ngành du lịch cũng chịu phải tác động to lớn TheoTổng cục Du lịch (2020) khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm 63% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019 Tính chung 8 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm gần 67% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm hơn 73% tổng số khách quốc tế, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm trước Riêng trong khu vực châu Á, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc giảm hơn 72%; Hàn Quốc giảm 70,5%; Nhật Bản giảm hơn 67%; Đài Loan giảm gần 68%; Thái Lan giảm hơn 59%; Malaysia giảm gần 70% Khách đến từ châu Âu trong 8 tháng qua ước giảm gần 55% so với cùng kỳ năm trước Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là theo diện công vụ, ngoại giaolà chính.

Bảng 2.6 Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I và quý II giai đoạn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Du lịch và Tổ chức Du lịch Thế giới

Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I và quý II giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu từ Tổng cục Du lịch và

Tổ chức Du lịch Thế giới

Biểu đồ 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I và quý II giai đoạn từ 2015 – 2020 Từ biểu đồ cho thấy sự thay đổi rất lớn về số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2020 Năm

2019 do ảnh hưởng từ mối quan hệ thương mại căng thẳng giữa các nền kinh tế nên tốc độ tăng trưởng chậm Tuy nhiên vẫn đạt mức tăng trưởng dương, 16,2% vào cuối năm Mức tăng trưởng này đã không thể duy trì sang năm 2020 khi dịch bệnh COVID-19 bất ngờ bùng phát và lây lan sang Việt Nam vào đầu năm Số lượt du khách quốc tế đến đã giảm 18,1% trong quý I và giảm 98,6% quý II Gần như không có lượt khách quốc tế đến trong quý II Đây là giai đoạn buồn của du lịch Việt Nam, không chỉ riêng du lịch quốc tế mà cả du lịch nội địa Với hơn tám triệu lượt khách trong quý II năm 2019 chỉ còn khoảng một trăm nghìn lượt khách trong quý II năm 2020 Con số này là minh chứng cho những thiệt hại nghiêm trọng mà hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam phải gánh chịu trong cuộc khủng hoảng toàn cầu mang tên đại dịch COVID-19 Đây mới chỉ là mức thiệt hại dự tính trong giai đoạn đầu của COVID-19, lượt khách quốc tế còn giảm sâu hơn nữa khi “làn sóng” COVID-19 lần thứ hai diễn ra

Biểu đồ 2.2 Sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến Việt

Nam trong 7 tháng đầu năm 2020. Đơn vị: %

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổ chức Du lịch Thế giới

Biểu đồ 2.2 là sự thay đổi rõ rệt về tốc độ trong lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 Mức sụt giảm này là con số đáng báo động cho du lịch quốc tế của Việt Nam Từ mức độ tăng trưởng là 32,8% trong tháng 1 giảm xuống mức âm 98,9% trong tháng 7 Chỉ trong vòng 7 tháng, du lịch đã thay đổi theo một chiều hướng xấu Đây là lần đầu tiên du lịch quốc tế của Việt Nam phải đối mặt với thảm cảnh như thế này Khách du lịch là điều kiện tiên quyết để du lịch có thể phát triển, phát huy đúng vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân Du lịch không có khách tức là du lịch đang ngày càng chết dần, bước vào giai đoạn suy thoái và cần phải có những kịch bản để có thể hồi sinh trở lại du lịch Nếu năm 2019 là năm phát triển vượt bậc của hoạt động du lịch quốc tế thì đến năm 2020 là năm khủng hoảng nghiêm trọng Du lịch quốc tế bị tê liệt hoàn toàn, hoạt động vận chuyển hàng không tạm ngừng, cơ sở lưu trú, các dịch vụ du lịch phải đóng cửa, hàng ngàn lao động mất việc, gây ra mức thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đến 2% (UNWTO) trong 6 tháng đầu năm 2020

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (2020), sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến ngành du lịch toàn cầu có thể bị thiệt hại tương đối lớn vì Chính phủ các nước phải áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn lây lan của dịch bệnh như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động vận tải đường hàng không quốc tế và nội địa… Dự kiến lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm 20 – 30%, ước tính tổn thất khoảng 300 – 450 tỷ USD đối với hoạt động du lịch quốc tế trong năm 2020, tương đương gần 1/3 trong số 1.500 tỷ USD mà ngành này thu được vào năm 2019 Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Việt Nam đã và đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau của ngành trong năm 2020, nhưng kịch bản nào thì cũng tăng trưởng âm Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia (nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm), ThS Đinh Việt Phương nhận định rằng: nếu dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6, khách du lịch quốc tế đến năm 2020 có thể giảm khoảng gần 70% so với năm 2019, chỉ còn khoảng 5,5 triệu lượt Nếu dịch kéo dài đến cuối tháng 9, lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm khoảng gần 75%, chỉ còn khoảng 4,6 triệu lượt Nếu tình hình diễn biến xấu hơn, đến hết tháng 12 mà dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, từ tháng 4 đến tháng 12 sẽ gần như không có khách du lịch quốc tế, tổng số khách quốc tế đến ViệtNam năm 2020 giảm khoảng 80% so với năm 2019, dừng ở tổng số 3 tháng đầu năm với 3,7 triệu lượt Dịch COVID-19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm khách du lịch quốc tế đi du lịch nhiều cũng như mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa thường hay đi sau dịp nghỉ lễ tết Nguyên đán Vì vậy, khi dịch xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành du lịch Việt Nam khiến mục tiêu đặt ra năm 2020 đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế khó có thể hoàn thành Các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc trong khi khách du lịch Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam (chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế)

2.3.2 Đối với doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam

Du lịch quốc tế Việt Nam đang phải đối mặt với một cú sốc lớn và chưa biết được thời gian có thể hồi phục lại hoạt động du lịch như trước đây Tại “Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch” diễn ra vào ngày 7/8/2020, đại diện của tập đoàn Sun Group đã chia sẻ Sun Group mất khoảng 3 triệu lượt du khách, thiệt hại 1 ngàn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 Dự đoán trong tháng 8 mất 1 triệu khách gây ra hậu quả cho hoạt động kinh doanh không chỉ kéo dài đến cuối năm 2020, mà có thể kéo dài sang tận năm 2021 Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 có thể lên đến 5,9 – 7,7 tỷ USD Chỉ riêng Vietnam Airlines, doanh thu của hãng này có thể bị giảm 2,1 tỷ USD trong năm 2020

Theo thống kê của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 7/2020, hơn 35 nghìn chương trình du lịch của các doanh nghiệp đã bị hủy Riêng số lượt khách yêu cầu hủy tour mà công ty Vietravel nhận được là 22.302 lượt, gây mức thiệt hại ước tính 102 tỷ đồng cho doanh nghiệp Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú, ăn uống lữ hành đều giảm do tác động tiêu cực của COVID-19 Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 8 tháng đầu năm đạt 322,5 nghìn tỷ đồng, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2019 Doanh thu từ dịch vụ lữ hành cũng chỉ đạt 13,1 nghìn tỷ đồng, giảm 54,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ các hoạt động này sụt giảm nguyên nhân chính là lượt khách quốc tế giảm mạnh do COVID-19.

2.3.3 Đối với hoạt động của các doanh nghiệp du lịch

COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động Hàng nghìn lao động bị chấm dứt hợp đồng hoặc cho nghỉ việc không lương, buộc phải cắt giảm chi tiêu, cuộc sống khó khăn Những doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa, và hơn nữa, nguồn thu ngân sách từ hoạt động du lịch quốc tế gần như bằng không Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chi phối và đóng vai trò quan trọng đối với kết quả kinh doanh của các ngành kinh tế khác Du lịch quốc tế bị hạn chế và đóng cửa trong một thời gian dài, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, các cơ sở lưu trú đóng cửa, dịch vụ nhà hàng, hàng không phải tạm ngừng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch quốc tế và toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam.

Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia (nội dung chi tiết được đính kèm phụ lục), đại dịch COVID-19 lần này đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ lưu trú Các doanh nghiệp phải suy nghĩ cân đối chi phí và doanh thu để có thể duy trì hoạt động trong khi số lượng khách đến nghỉ dưỡng trở về con số không Dù không có doanh thu trong giai đoạn này, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chi trả lương và quyền lợi cho người lao động, chi phí xây dựng và bảo trì hệ thống Hơn nữa, việc cắt giảm giờ làm việc và giảm số lượng nhân viên nhằm đảm bảo quy định giãn cách xã hội cũng như tình hình kinh doanh thực tế gây ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động Và điều này gây ra tác động tiêu cực, làm giảm tính hăng hái và thái độ trong công việc của họ như trước đây Không chỉ các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh dịch vụ quốc tế mà ngay cả những doanh nghiệp mà trong đó hoạt động thu hút khách quốc tế không phải là lĩnh vực kinh doanh chính cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Không thu hút được khách quốc tế trong thời gian diễn ra COVID-19, doanh nghiệp phải tập trung khai thác thị trường nội địa để đảm bảo duy trì hoạt động Tuy nhiên, đây cũng là một giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế do phải tuân thủ quy định giãn cách của Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 Hơn nữa,các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đặt phòng trực tuyến phải tìm cách tối ưu hóa chi phí cố định và ngân sách dành cho hoạt động marketing trong khi hoạt động kinh doanh bị hạn chế Doanh nghiệp phải chuyển hướng hoạt động kinh doanh do mảng đặt phòng ngưng trệ bằng cách: Phát triển thêm các hoạt động trong mảng báo chí, sản xuất nội dung để tận dụng đội ngũ nhân sự hiện có nhằm kiến tạo mảng kinh doanh mới có thể thực hiện làm việc từ xa tại nhà Sự sụt giảm trong lượt khách quốc tế đến trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra buộc các doanh nghiệp phải tìm cách chuyển hướng kinh doanh, xây dựng các biện pháp ứng phó, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhìn nhận lại quá trình kinh doanh trong thời gian qua Để từ đó doanh nghiệp hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (2020), trong 2 quý đầu năm 2020, đã có

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THỜI KỲ HẬU COVID-19

Một số dự báo về triển vọng phát triển du lịch quốc tế trên thế giới và Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19

Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19

Sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 và tác động của nó đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lĩnh vực du lịch và lữ hành của thế giới Trong khi du lịch thế giới đang trên đà phát triển bền vững, cú sốc COVID-19 đã giáng đòn nặng nề, làm tăng thời gian để du lịch có thể khôi phục lại như trước đây Theo kịch bản WTTC phân tích từ tháng 6 năm 2020, phản ánh sự không chắc chắn cho triển vọng phát triển du lịch trong năm 2020, điều này phụ thuộc lớn vào thời gian và quy mô hạn chế đi lại.

Số lao động trong lĩnh vực du lịch mất việc làm được dự báo là 121,1 triệu và thậm chí lên đến 197,5 triệu lao động Trong khi đó, mức tổn thất GDP của lĩnh vực du lịch được dự báo là 3,4 nghìn tỷ USD và lên đến 5,5 nghìn tỷ USD nếu dịch bệnh còn tiếp tục tồi tệ hơn

Do đó, tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược, dựa trên tình hình thực tế và kinh nghiệm, đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh, vẫn là trọng tâm để quản lý và khắc phục nhanh chóng khủng hoảng nghiêm trọng này Để thúc đẩy lĩnh vực du lịch phục hồi sau COVID-19, WTTC khuyến nghị thực hiện các chính sách như cải thiện tạo thuận lợi đi lại, dỡ bỏ các rào cản, nới lỏng chính sách tài khóa, đưa ra các khuyến khích cũng như hỗ trợ các điểm đến

3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch quốc tế của thế giới hậu COVID-19

Một là, du lịch quốc tế chú trọng đến yếu tố an toàn.

Trước những diễn biến phức tạp của COVID-19, du lịch trên thế giới cũng có những xu hướng phát triển mới Sau một thời gian dài ở trong nhà, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Chính phủ các nước, vì thế người dân có nhu cầu đi lại cao hơn Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được liệu khi nào dịch bệnh này sẽ chấm dứt hoàn toàn, khi nào hoạt động du lịch quốc tế sẽ được hồi phục như giai đoạn trước đây Có một vấn đề chắc chắn là ngành du lịch sẽ bước sang một giai đoạn mới, du lịch quốc tế thay đổi diện mạo và phát triển theo một xu hướng mới Đó chính là du lịch an toàn Nhu cầu du lịch sẽ tăng cao sau giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng này, đi kèm với nhu cầu đó là hoạt động du lịch an toàn sẽ trở thành xu hướng chính, là yếu tố quan trọng hàng đầu của du khách quốc tế Cuộc khảo sát từ Global Rescue công bố vào ngày 27/04/2020 cho biết, 91% khách du lịch sẵn sàng khám và kiểm tra thân nhiệt; 93% sẵn sàng chia sẻ lịch trình đi lại của họ trong vòng 14 ngày; và 73% sẵn sàng cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân Sau cú sốc bất ngờ từ đại dịch COVID-19 này, sức khỏe sẽ là yếu tố mà khách du lịch quan tâm nhất khi đến một quốc gia khác. Cùng với đó, hoạt động du lịch nghỉ dưỡng sẽ được tập trung thay vì du lịch khám phá như trước đây Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng phổ biến, vừa là xu hướng tất yếu vừa là điều kiện để đảm bảo du lịch quốc tế có thể khôi phục trở lại Du lịch và Y tế hoàn toàn có thể kết hợp với nhau, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Khách quốc tế sẽ quan tâm nhiều đến trình độ phát triển y tế và khả năng hỗ trợ sức khỏe cho du khách tại điểm đến bởi những hệ lụy của COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của khách du lịch.

Hai là, du lịch phát triển gắn liền với sự phát triển của công nghệ.

Công nghệ và cơ sở hạ tầng cũng sẽ được cải thiện để đón du khách quốc tế trong khi tình hình dịch bệnh vẫn còn căng thẳng Với mục tiêu ngăn chặn, phát hiện các ca bệnh ngay từ khi du khách nhập cảnh, hệ thống cơ sở an ninh tại các quốc gia đang được nâng cấp, cải tiến để sẵn sàng đón khách quốc tế Sự chuyển đổi thông qua các tiến bộ công nghệ, đáng chú ý nhất là sinh trắc học và việc sử dụng định danh kỹ thuật số, cho thấy những cơ hội mạnh mẽ để mang lại trải nghiệm đầu cuối an toàn, bảo mật và liền mạch, đồng thời hỗ trợ sự phục hồi của ngành Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra trước khi lên máy bay và thời gian làm thủ tục sau khi xuống máy bay Hạn chế được việc tụ tập đông người, giảm nguy cơ lây lan rộng của virus và kịp thời phát hiện ca nhiễm ngay tại sân bay Công nghệ giúp khách quốc tế tiết kiệm thời gian đặt phòng, thời gian chờ làm thủ tục và tránh phải tập trung đông tại khu vực chờ của phòng vé, sân bay.

Ba là, khách du lịch sẽ tập trung di chuyển đến những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh.

Du lịch quốc tế trên thế giới sẽ có xu hướng tập trung vào các quốc gia, các khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực châu Á. Trong đó phải kể đến các quốc gia như Việt Nam, Maldives, Đài Loan, Singapore. Dịch bệnh đã gây ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng khách du lịch Khi vấn đề sức khỏe là ưu tiên của khách du lịch thì họ sẽ tìm đến những quốc gia đã kiểm soát tốt COVID-19 Những quốc gia này sẽ tạo được niềm tin, thu hút khách du lịch quốc tế Chính sách của Chính phủ cùng sự hợp tác của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh cũng là điều kiện nâng cao năng lực thu hút du khách quốc tế Một khi dịch bệnh tại một quốc gia được đảm bảo, du khách sẽ sẵn sàng lựa chọn quốc gia đó để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của mình

Bốn là, du khách quốc tế sẽ lựa chọn những chuyến đi ngắn ngày, theo nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Sau một thời gian dài hoạt động trong quốc gia của mình, các chuyến đi dự định trước đó bị hủy bỏ do sự bùng phát bất ngờ của COVID-19 Những chuyến đi cùng gia đình và bạn bè sẽ được ưa chuộng hơn so với các tour du lịch như trước đây Không chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng Thay vì lựa chọn các loại hình giải trí, tham gia các lễ hội, các hoạt động thể thao, khách du lịch sẽ có xu hướng tìm đến những vùng quê, các khu du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên Hơn nữa, nhằm đảm bảo sức khỏe, khách du lịch sẽ lựa chọn các chuyến đi ngắn ngày thay cho dài ngày như trước Đây là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo phát triển du lịch quốc tế trong tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát và cho giai đoạn sau đó. Nhưng nếu việc đi lại diễn ra trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới được kiểm soát, thì các quốc gia nên gia hạn thời gian visa để khách du lịch có thời gian lưu trú Bởi vì khi sang một quốc gia khác, khách du lịch đã phải thực hiện cách ly 14 ngày theo quy đinh, trong khi thời gian miễn visa hiện tại chỉ có 15 ngày Mặc dù xu hướng sẽ lựa chọn những chuyến đi ngắn ngày để đảm bảo an toàn về sức khỏe nhưng thời gian lưu lại tại một quốc gia sẽ dài ngày do phải thực hiện cách ly.

3.1.2 Xu hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam hậu COVID-19

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh,nhưng du lịch quốc tế vẫn phải đóng cửa do chịu ảnh hưởng từ làn sóng COVID-19 trên thế giới Khách du lịch quốc tế là nhân tố quan trọng giúp khôi phục lại hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam Do đó xu hướng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn tới phần nào cũng giống với xu hướng phát triển du lịch trên thế giới.

Một là, chú trọng yếu tố an toàn trong quá trình phát triển du lịch quốc tế giai đoạn hậu COVID-19

Giống như xu hướng phát triển du lịch trên thế giới, trong giai đoạn tới du lịch quốc tế Việt Nam cũng sẽ phát triển theo hướng an toàn Du lịch an toàn sẽ là yếu tố tiên quyết để vừa có thể phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa có thể thực hiện việc đi lại trở nên khả thi Việt Nam có lợi thế trong xu hướng phát triển du lịch quốc tế này Là một trong số ít những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh và năng lực chữa trị của đội ngũ y bác sĩ, đây là minh chứng rõ ràng về điểm đến an toàn. Xây dựng một điểm đến an toàn sẽ là cơ hội hấp dẫn, kích thích nhu cầu tham quan của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Để phát triển du lịch quốc tế trở lại nhưng vẫn đảm bảo điều kiện an toàn dịch bệnh, mỗi doanh nghiệp du lịch, lữ hành là một tác nhân để hoạt động này diễn ra thuận lợi Cần phải tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế khi mở cửa du lịch trở lại Vấn đề sức khỏe sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi mà dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng Đi du lịch trong bối cảnh bệnh truyền nhiễm vừa mới được kiểm soát sẽ gây tâm lý lo lắng cho du khách Những quốc gia nào đảm bảo được biện pháp phòng chống dịch bệnh; đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng hỗ trợ du khách nếu không may nhiễm bệnh; y học phát triển; có những chính sách quan tâm dành cho khách quốc tế sẽ được khách du lịch lựa chọn đầu tiên

Hai là, phát triển du lịch quốc tế theo hướng du lịch thông minh.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và tác động của đại dịch COVID-19 thì du lịch thông minh sẽ trở thành xu hướng phát triển của hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn tới Du lịch thông minh là mô hình được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông Trong đó, hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp thời giữa 3 bên là nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và du khách nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất Nhờ có công nghệ mà công tác marketing trực tuyến trong du lịch được quảng bá rộng rãi Marketing trực tuyến giúp quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam sang hầu hết các quốc gia trên thế giới, thay vì công tác tiếp thị truyền thống như trước đây Vì vậy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra và chỉ mới bước đầu được kiểm soát thì vai trò của marketing là rất lớn để bạn bè quốc tế biết đến và lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho mình khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại Đây là một trong những yếu tố phát triển du lịch thông minh và công nghệ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển này Công nghệ giúp du khách quốc tế tìm hiểu tình hình thực tế tại Việt Nam, các biện pháp an toàn được sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh tại đất nước chúng ta Qua đó, du khách có cái nhìn toàn cảnh, chuẩn bị cần thiết để bắt đầu ngay hành trình khi du lịch quốc tế Việt Nam cho phép hoạt động trở lại

Sự phát triển vượt bậc của hệ thống công nghệ thông tin cùng mạng lưới internet tạo điều kiện đưa sản phẩm du lịch của doanh nghiệp đến du khách nhanh chóng Truyền thông trực tuyến là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp có thể khôi phục nhanh chóng hoạt động của mình Việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu đi lại của khách quốc tế trong bối cảnh mới Là cơ hội để doanh nghiệp kết nối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp khác, tăng thêm hiểu biết về du khách để có thể điều chỉnh sản phẩm, cũng như hoạt động của mình cho phù hợp với tình hình thực tế Ở trong hoàn cảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-

19, thì hoạt động kết nối, duy trì mối quan hệ với khách du lịch là quan trọng nhất. Đây vừa là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của du khách, vừa là cơ sở để khách du lịch cập nhật thông tin về một điểm đến an toàn, thân thiện, là lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình Do đó, du lịch thông minh chính là xu hướng tất yếu để phát triển du lịch quốc tế, hồi sinh hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trở lại trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng sẽ lên ngôi trong thời gian tới.

Du lịch cộng đồng có thể giúp tái xây dựng sinh kế của người dân địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự cân bằng và tính bền vững về tài chính và xã hội Khi du lịch cộng đồng được vận hành và quản lý theo đúng cách, tất cả mọi người đều có được những lợi ích nhất định: Người dân địa phương và doanh nghiệp được hỗ trợ để phát triển hơn nữa nhờ du khách; du khách trở về nhà sau chuyến đi trong hài lòng và cảm giác được gắn kết hơn; tất cả những người làm trong ngành du lịch đều có thể kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống của mình Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi du lịch trong thời kỳ “thực tế mới” dần bắt đầu mở cửa trở lại sau cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 Mục tiêu cuối cùng của khách du lịch là để đến tham quan những địa điểm khác và tạo dựng mối quan hệ với người dân địa phương để khám phá truyền thống, lối sống và những nét độc đáo khác của họ Với bối cảnh nhiều quốc gia hết sức cảnh giác trong việc nới lỏng các hạn chế đi lại để tái mở cửa du lịch, du lịch cộng đồng sẽ trở thành mô hình du lịch phổ biến Hơn nữa, với tốc độ lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát của chủng virus Corona mới gây ra đại dịch COVID-19, sẽ không khó hiểu khi khách quốc tế lựa chọn những khu vực rộng rãi, hòa mình cùng thiên nhiên Vì thế, những khu du lịch sinh thái, bãi biển với không gian thoáng đãng, mát mẻ sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều khách du lịch Từ đó, góp phần phát triển kinh tế tại các khu du lịch sinh thái, bãi tắm, phát triển du lịch theo một xu hướng mới.

Bốn là, du lịch quốc tế tại Việt Nam sẽ tập trung phát triển, thu hút du khách từ thị trường một số quốc gia châu Á và châu Âu.

Du lịch quốc tế chỉ được phép mở cửa trở lại khi đảm bảo yếu tố an toàn dịch tễ Dù là một trong những quốc gia kiểm soát tốt COVID-19 nhưng Việt Nam không thể khôi phục hoạt động du lịch quốc tế trong tình hình dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm trên thế giới Do đó, Việt Nam cần tập trung phát triển thị trường khách tại những quốc gia đảm bảo điều kiện dịch bệnh an toàn, kiểm soát tốt COVID-19 trong cộng đồng Một số quốc gia châu Á như Singapore, Đài Loan sẽ là thị trường khách tiềm năng, cần tập trung phát triển trong giai đoạn tới Cho phép mở cửa đường bay và phối hợp công tác phòng chống dịch bệnh với các quốc gia này để đảm bảo thu hút lượng khách ổn định trong giai đoạn tới Hơn nữa, việc thực thi hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch châu Âu dễ dàng tìm đến du lịch tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn chuyên gia (nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm), các chuyên gia đều nhận định rằng thực hiện chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của du lịch quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn hậu COVID-19 Cùng với đó, đặc tính mùa của du lịch sẽ ít bộc lộ hơn so với trước đây do mọi người sẽ có xu hướng giãn cách tập trung đông vào một thời điểm Khách du lịch sẽ không tập trung đông vào mùa hè, Tết hay lễ hội như trước mà thay vào đó là khách du lịch sẽ tranh thủ đi sang các nước khác khi quốc gia đó đảm bảo điều kiện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và cho phép đón khách quốc tế Một xu hướng khác của du lịch quốc tế là du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch biển sẽ là những hướng trọng tâm trong thời gian tới Các xu hướng phát triển du lịch mới có thể rút ra bài học từ các dịch vụ du lịch mới xuất hiện gần đây như một số quốc gia đang có chiến lược tái khởi động ngành du lịch của nước mình theo khái niệm gọi là “hành lang du lịch” (travel corridors) Theo đó, một số nước như Úc, New Zealand, Estonia,Latvia, Trung Quốc, Hàn Quốc… có thể cho phép khách du lịch nước ngoài nhập cảnh khi các du khách này đến từ một quốc gia lân cận đã kiểm soát được dịch bệnh Một khái niệm gần đây cũng được chú ý đó là “bong bóng du lịch” (travel bubbles) Khái niệm này cũng gần giống như du lịch hành lang, cho phép các quốc gia hoặc khu vực kết nối hoạt động du lịch với nhau khi các quốc gia này đã thể hiện được mức độ thành công trong việc kiểm soát tốt được dịch bệnh trong nước.Một số chuyên gia trong ngành cũng đang tiến hành nghiên cứu nhằm đề xuất những bong bóng du lịch có thể kết hợp với Việt Nam như Thái Lan, Myanmar,Philipines…

Quan điểm và mục tiêu của Việt Nam đối với hoạt động thu hút khách

du lịch quốc tế thời kỳ hậu COVID-19

Những nỗ lực trong công tác quản lý của Nhà nước về du lịch là căn cứ, cơ sở tạo điều kiện phát triển toàn ngành du lịch và hoạt động du lịch quốc tế ngày càng bền vững Các chương trình, nghị quyết của Bộ Chính trị được ngành du lịch xây dựng và triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và và các đề án, chương trình đáp ứng thực tiễn của cả nước trong phát triển du lịch quốc tế. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với du lịch là cơ sở để du lịch Việt Nam phát triển bền vững, đạt được mục tiêu đề ra và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Để đảm bảo cho du lịch quốc tế hoạt động hiệu quả,Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách tạo điều kiện cho thu hút khách du lịch quốc tế Đảng và nhà nước ta không ngừng nỗ lực đổi mới chính sách, xác định từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể tạo điều kiện tối đa hỗ trợ khách quốc tế khi đến Việt Nam Mối quan tâm của Nhà nước đối với ngành du lịch nói chung, hoạt động du lịch quốc tế nói riêng và từng cá nhân, từng du khách khi đến Việt Nam luôn mang lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách du lịch Minh chứng rõ ràng cho hoạt động của Nhà nước đối với khách quốc tế là trong giai đoạn diễn ra COVID-19 Nhà nước tạo điều kiện tối đa hỗ trợ du khách đang bị mắc kẹt tại Việt Nam, tiến hành chữa bệnh và điều trị, thực hiện cách ly cho khách quốc tế. Bạn bè quốc tế vô cùng cảm kích hành động của Việt Nam, không chỉ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn là sự đồng lòng của toàn dân Những nỗ lực này là bước đệm để nhiều khách quốc tế biết và tìm đến Việt Nam trong những chuyến du lịch tiếp theo.

Du lịch là một trong những ngành nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ, các Cơ quan ban ngành, người dân địa phương trong thời gian vừa qua Hệ thống cơ sở pháp lý phục vụ ngành du lịch đã được xây dựng và dần được hoàn thiện Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, khóa XIV vào ngày 19/06/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 Thông tư số 13/2019/TT- BVHTTDL ban hành ngày 25/11/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch do Bộ VHTTDL ban hành Đây là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp, các điểm đến du lịch thực hiện tốt vai trò của mình theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác thu hút khách du lịch quốc tế Các Cơ quan ban ngành cũng đảm bảo thực hiện trách nhiệm của mình, phối hợp cùng nhau để tạo điều kiện xúc tiến du lịch Đặc biệt, ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Cho thấy việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm là mối quan tâm hàng đầu của các Cơ quan Nhà nước Nghị quyết cũng thể hiện rõ quan điểm phát triển du lịch quốc tế cùng với du lịch nội địa, tạo điều kiện để du khách quốc tế tham quan, khám phá nét đặc trưng của Việt Nam và đối xử bình đẳng với khách du lịch từ tất cả các thị trường.

Chính phủ còn theo dõi sát sao, luôn đề ra những chương trình chiến lược, đề án nhằm tạo điều kiện tối đa để du lịch Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nhất Kế hoạch thực hiện “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025” nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát, xúc tiến và quảng bá du lịch rộng khắp thế giới.

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đưa ra những quan điểm, giải pháp cụ thể cho ngành du lịch Cùng với đó là đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cần thiết để đưa ngành du lịch xứng đáng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước

Ngoài ra, việc thí điểm thực hành cấp thị thực điện tử cho du khách quốc tế theo Nghị định số 07/2017/NĐ-CP giảm thời gian và các thủ tục cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam Nhờ vào quy trình đơn giản, dễ dàng nên nhiều du khách lựa chọn Việt Nam làm điểm đến cho kỳ nghỉ dưỡng hay hoạt động kinh doanh của mình Đến ngày 01/02/2019 thêm 34 quốc gia được thí điểm cấp thị thực điện tử theo Nghị định trên Đồng thời để tạo thuận lợi hơn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 117/NQ-CP miễn thị thực cho công dân các quốc gia Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na uy không quá 15 ngày. Ngày 10/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP, gia hạn 03 năm kể từ ngày 1/7/2018 đến hết ngày 30/6/2021 miễn thị thực cho công dân 05 nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia Chính phủ quan tâm hết sức, tạo điều kiện tối đa để thu hút lượng lớn khách du lịch từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các thị trường tiềm năng trong phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam như Nga, Pháp.

Không chỉ các đường lối, chính sách phát triển ngành du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế, Nhà nước còn quan tâm xây dựng các chương trình, đề án phổ biến pháp luật và nâng cao trình độ của lực lượng lao động Việt Nam Tổng cục Du lịch phối hợp cùng Chính phủ và các Cơ quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ các Sở Du lịch; lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cán bộ các ngành liên quan; hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch, hướng dẫn viên du lịch Cùng với đó là phối hợp với Bộ giao thông vận tải tổ chức tập huấn công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người nước ngoài tại Việt Nam Điều này làm tăng niềm tin và tâm lý an toàn, cảm nhận được sự quan tâm của địa phương khi du khách quốc tế đến Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động du lịch quốc tế Khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu với mục đích công vụ, ngoại giao, lượng khách đến với mục đích vui chơi, giải trí giảm rõ rệt sau 2 đợt lây lan dịch bệnh trên cả nước Trước tình hình đầy tiêu cực của thị trường du lịch quốc tế, Bộ VHTTDL phối hợp cùng Nhà nước quan tâm, hỗ trợ du khách đang ở Việt Nam không thể về nước; miễn phí chữa bệnh và cách ly cho người nước ngoài Sự quan tâm này là điều kiện cần và đủ để du khách quốc tế có niềm tin vào đất nước, con người Việt Nam, sẵn sàng lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho những kì nghỉ dưỡng sau khi du lịch quốc tế được phép mở cửa trở lại Và để tìm được hướng đi tiếp theo cho du lịch quốc tế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức diễn đàn

“Chuyển đổi số để phát triển Du lịch Việt Nam” Diễn đàn được tổ chức với mục đích đề xuất, tìm kiếm những giải pháp phù hợp, quan trọng để khôi phục hoạt động du lịch quốc tế cùng với phát triển du lịch của cả nước Tại diễn đàn này, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cùng với giám đốc, cán bộ quản lý các doanh nghiệp đã xác định chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu của du lịch sau đại dịch Để tạo nền tảng cho du lịch quốc tế phát triển mạnh mẽ, các cơ quan lãnh đạo cùng Bộ VHTTDL cần có một quan điểm cụ thể, nhất quán

Một là, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thông qua quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” (2020) của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại Bên cạnh đó, Chiến lược này cũng thể hiện rõ ràng quan điểm phát triển du lịch quốc tế kết hợp với du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.Những quan điểm này được đưa ra nhằm xây dựng thị trường du lịch quốc tế tại

Việt Nam ngày càng phát triển, là điều kiện cần và đủ để có thể thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh hậu COVID-19.

Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và chủ động trong công tác xây dựng, triển khai các chương trình phát triển du lịch quốc tế.

Trước thiệt hại nghiêm trọng của tình hình du lịch hiện tại, Bộ VHTTDL xây dựng quan điểm, vạch ra chiến lược cụ thể theo tình hình thực tế để có thể là điều kiện khách quốc tế tìm đến Việt Nam Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tận dụng tối đa thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tận dụng tối đa tài nguyên văn hóa của đất nước để phát triển du lịch văn hóa Trên quan điểm phát triển kết hợp với duy trì và bảo tồn các nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta Đặc biệt thiên tai diễn ra tại Việt Nam ngày càng nhiều, bão, lũ với mức độ nguy hiểm ngày càng cao Cần có những quan điểm chỉ đạo vừa phát triển du lịch vừa phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn cho khách quốc tế Dịch bệnh kéo dài và thiên tai diễn ra ngay sau đó làm tê liệt hoàn toàn du lịch quốc tế Khách quốc tế muốn đến Việt Nam phải hủy lịch trình do dịch bệnh trong giai đoạn trước tháng 9 hay do tình hình thời tiết xấu từ đầu tháng 10 cho đến nay Quan điểm phát triển du lịch trong tâm thế chủ động với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng được đề cao trong giai đoạn tới Biến đổi khí hậu là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu trong bối cảnh hiện nay, mặt khác, nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng, thực hiện những chuyến đi xa đến các quốc gia khác cũng ngày càng phổ biến Do đó, các địa phương cần sáng tạo các sản phẩm du lịch, chuẩn bị những kịch bản, sẵn sàng đối phó và hướng dẫn du khách quốc tế đang tham quan tại đó những việc làm cần thiết khi thiên tai xảy ra Có như vậy mới tạo được niềm tin, cảm giác an toàn cho khách du lịch khi đến tham quan tại một nơi xa lạ Đó cũng là một trong những kinh nghiệm mà du khách quốc tế có thể học hỏi được từ Việt Nam.

Bộ VHTTDL đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn để đảm bảo du lịch quốc tế phát triển, thực hiện đúng chỉ đạo và quan điểm đề ra Du lịch quốc tế là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay Mục tiêu càng cụ thể, chi tiết càng dễ thực hiện và hoàn thành được những mục tiêu đó Để đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xứng đáng là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư và góp phần tăng trưởng kinh tế, Bộ VHTTDL đã đề ra những mục tiêu cụ thể

Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Phấn đấu đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế và thuộc nhóm ba quốc gia trong khu vực Đông Nam Á dẫn đầu về phát triển du lịch và nhóm 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch thuộc bốn nhóm: Môi trường hoạt động; Chính sách và điều kiện hỗ trợ; Cơ sở hạ tầng; Tài nguyên tự nhiên và văn hóa đều tăng Từng tiêu chí cụ thể được đưa ra nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trên, đảm bảo nâng cao năng lực thu hút khách du lịch quốc tế cùng với quá trình phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 – 14%/năm Mục tiêu 5 năm tiếp theo của du lịch quốc tế là phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 – 10%/năm Những con số này sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Hai là, phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế trong điều kiện yếu tố dịch bệnh cho phép.

Gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai làn sóng của COVID-19 từ đầu năm

2020, cả hoạt động du lịch nội địa và du lịch quốc tế của Việt Nam đều bị tê liệt hoàn toàn Vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới là phải tìm ra phương hướng để khôi phục du lịch trở lại Kết thúc tháng 8/2020, du lịch Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế trở lại thì phát triển du lịch nội địa trước đó là điều kiện tiên quyết Khi dịch bệnh bước đầu được khống chế cũng là thời kỳ để bắt đầu khôi phục lại thị trường du lịch trong nước Đây là cơ hội để phát triển sản phẩm du lịch mới phù hợp với nhu cầu của khách khi dịch bệnh bước đầu được kiểm soát Biến thách thức thành cơ hội để từ đó phát triển du lịch quốc tế Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch nội địa trở lại trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ là kinh nghiệm để các doanh nghiệp có thể đề ra chiến lược phát triển, xây dựng những sản phẩm, những yêu cầu cần thiết để chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại. Hơn nữa việc phát triển du lịch nội địa sẽ giúp tạo được ấn tượng sâu sắc để khách du lịch quốc tế tìm đến với Việt Nam Mục tiêu phát triển và thu hút khách du lịch quốc tế trong thời gian tới quan trọng nhất chính là kết hợp phát triển du lịch nội địa song song với du lịch quốc tế Mặc dù du lịch quốc tế đóng góp lượng lớn vào thu nhập của ngành du lịch nhưng du lịch nội địa cũng đóng vai trò không hề nhỏ Chỉ khi du lịch nội địa phát triển trở lại, thị trường trong nước sôi động mới có cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế.

Những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp du lịch đã phải hứng chịu những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 Đây là cú sốc không doanh nghiệp nào lường trước được, dịch bệnh đến bất ngờ làm cho doanh nghiệp trở tay không kịp Lợi nhuận đang tăng trưởng nhưng chỉ trong vòng vài tháng diễn ra dịch bệnh thì mức lợi nhuận này liền giảm xuống mức âm Với hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát, những khó khăn sẽ được dỡ bỏ nên đa phần các doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của mình dù thua lỗ Để sẵn sàng đón khách trở lại khi điều kiện đất nước cho phép, mỗi doanh nghiệp cần có những phương án chuẩn bị riêng theo tình hình của doanh nghiệp Tựu chung lại, mỗi doanh nghiệp phải có những kịch bản rõ ràng, kế hoạch cụ thể.

3.3.1 Xây dựng môi trường du lịch an toàn phục vụ khách quốc tế

Như đã phân tích, một điểm đến an toàn sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch trong thời gian tới Mỗi doanh nghiệp cần phải ưu tiên vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân, khôi phục hoạt động kinh doanh kết hợp với các quy định, hướng dẫn an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế Doanh nghiệp ở đây đề cập đến tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, vận tải và khu du lịch Cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau giữa các doanh nghiệp bởi du lịch quốc tế là một hoạt động liên ngành Để xây dựng được môi trường an toàn, mỗi doanh nghiệp cần phải trang bị cho nhân viên của mình những kiến thức cần thiết về dịch bệnh, phối hợp với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực y tế để đảm bảo đội ngũ nhân viên có đầy đủ hiểu biết, tự tin tư vấn cho khách du lịch cũng như giữ gìn an toàn sức khỏe cho bản thân Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho nhân viên, rèn luyện cho nhân viên các kỹ năng xử lý tình huống khi hướng dẫn an toàn cho khách du lịch Cùng với đó, doanh nghiệp phải ghi nhận được tình hình dịch tễ của khách du lịch trong vòng 14 ngày trước khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình cung cấp Có như vậy mới kịp thời phát hiện tình trạng nghi nhiễm, kiểm soát tốt ngay từ ban đầu, tránh việc lây nhiễm từ cộng đồng khi du lịch vừa mở cửa trở lại Doanh nghiệp cũng phải thiết lập hệ thống các thiết bị vệ sinh, trang bị đầy đủ các vật dụng y tế đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Môi trường hoạt động của doanh nghiệp phải thoáng mát, hạn chế khả năng lây lan của virus Thành lập các bộ phận chuyên trách trong công tác phòng chống dịch bệnh Xây dựng môi trường an toàn từ trong ra ngoài, dịch vụ an toàn được kết nối với du khách ngay từ bước đầu tiên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Không vì nhu cầu tăng cao của du khách sau khi dịch bệnh được kiểm soát mà nhận nhiều khách dẫn đến tình trạng ùn tắc, tụ tập quá đông người Dịch bệnh COVID-19 được cho rằng chỉ có khả năng kiểm soát khi có vaccine phòng bệnh Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có vaccine đồng bộ cho loại virus này Vì thế cần tránh gây ra tình trạng đông đúc tại các điểm đến du lịch, tuân thủ quy định giãn cách, giảm thiểu tối đa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại.

3.3.2 Sáng tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn khách quốc tế

Sản phẩm du lịch được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Những sản phẩm này mang đến cả giá trị tinh thần và vật chất, những trải nghiệm mới mẻ cho du khách quốc tế Sản phẩm du lịch được tạo ra từ chính sự trải nghiệm của du khách thông qua các hoạt động đi lại, ăn uống, trực tiếp tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí Những trải nghiệm này vô cùng đa dạng tùy thuộc vào mỗi khách du lịch Cảm xúc của con người dành cho từng sự vật, hiện tượng là khác nhau Những nét cảm xúc riêng biệt đó đối với nét đẹp văn hóa, con người và cả dịch vụ tại điểm đến sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách du lịch Cảm xúc góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm du khách, từng địa phương Cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố vật chất cấu thành nên sản phẩm du lịch Phải trải qua một giai đoạn khó khăn do đại dịch nên doanh nghiệp cần chuẩn bị từ sớm để phục hồi và phát triển hậu COVID-

19 Sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, có như vậy sản phẩm du lịch mới có khả năng hấp dẫn du khách trong tình hình nhu cầu thay đổi theo hướng mới Cấu trúc sản phẩm cần được thay đổi phù hợp, tạo tâm lý an tâm cho du khách khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp lữ hành nên xây dựng các tour du lịch ngắn ngày, dành cho các nhóm nhỏ hay gia đình thay cho các tour dài ngày như trước đây Doanh nghiệp lưu trú và cung cấp dịch vụ ăn uống nên xem xét việc cung cấp dịch vụ theo hình thức cá nhân Sử dụng phần ăn riêng cho từng khách thay vì ăn chung như gia đình, nét truyền thống của Việt Nam Sản phẩm nghỉ dưỡng tại các resort, khách sạn cũng là một phần không thể thiếu của giai đoạn hậu COVID-19 Quá trình phòng chống dịch bệnh của Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế Nếu được một lần tận mắt chứng kiến, thực tế tham gia vào quá trình này sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ dành cho khách quốc tế khi đến Việt Nam Các doanh nghiệp, điểm đến du lịch có thể vận dụng sáng tạo công nghệ trong việc phát triển sản phẩm mới Dựa trên những tư liệu sẵn có, sử dụng công nghệ thực tế ảo, giúp cho du khách tìm thấy sự bình tĩnh, lạc quan, thái độ quyết tâm chiến thắng mọi cam go, thử thách của dân tộc Việt Nam Du khách quốc tế sẽ được dịp tìm hiểu cuộc sống của nhân dân Việt Nam trong quá trình diễn ra đại dịch, được tham quan bệnh viện dã chiến – nơi dùng để cách ly và chữa khỏi cho hàng trăm ca nhiễm, được tận mắt chứng kiến đội ngũ y bác sĩ – các anh hùng áo trắng của dân tộc, ngày đêm túc trực trong trận chiến với tử thần Đồng thời, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm trải nghiệm mới dành cho khách quốc tế. Đó là cuộc sống thực tế trong khu cách ly với những hoạt động tự cung tự cấp, tự kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân…tại các khu nghỉ dưỡng độc lập, các khu du lịch sinh thái Những sản phẩm tạo ra trong giai đoạn này vừa phải sáng tạo, gắn với thực tiễn, phù hợp với xu hướng du lịch hiện tại, vừa phải đảm bảo tính an toàn về sức khỏe đối với khách du lịch Xây dựng thành công những hoạt động này sẽ là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam luôn đoàn kết, tinh thần kiên cường và nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế

3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khôi phục hoạt động của doanh nghiệp

Trong giai đoạn tới sẽ là thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin nhờ vào thành quả của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Hình thức mua sắm trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh cả thế giới vừa trải qua một dịch bệnh với mức độ nguy hiểm toàn cầu Từ dịch vụ ăn uống, lưu trú, cho đến vui chơi giải trí, khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm hiểu trên mạng internet trước khi đưa ra quyết định lựa chọn những dịch vụ này Chuyển đổi số một cách toàn diện sẽ là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng khi du lịch quốc tế được cho phép hoạt động trở lại Với phương thức chuyển đổi này, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều khách du lịch hơn trong một thời gian ngắn, giảm thiểu chi phí hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh Cùng với đó, chất lượng phục vụ và kênh chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng hơn. Để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình, trước tiên, doanh nghiệp có thể thiết kế cho mình một ứng dụng điện thoại Ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp khách du lịch nhanh chóng tìm hiểu thông tin, các chương trình, các dịch vụ và tiện ích của doanh nghiệp một cách dễ dàng và nhanh chóng Doanh nghiệp có thể tích hợp dịch vụ đặt phòng, đặt vé tham quan, đặt thức ăn…ngay trên ứng dụng của mình Điều này cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí để doanh nghiệp xử lý các thông tin, các yêu cầu đặt chỗ tăng cao khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại Theo số liệu từ We Are Social (2020) có đến 5.19 tỷ người đang sở hữu ít nhất 1 điện thoại di động và hơn 4.5 tỷ người sử dụng internet, chiếm hơn một nửa dân số thế giới Xây dựng một ứng dụng di động trên một chiếc điện thoại thông minh là điều hoàn toàn có thể thực hiện, khách du lịch có thể tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngay từ xa, hay trong quá trình di chuyển.

Hình 3.1 Số người sử dụng điện thoại di động, internet và mạng xã hội năm2020

Nguồn: We Are Social, Digital 2020 Global Digital Overview

Mạng xã hội sẽ là phương tiện hữu ích để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến các nhóm đối tượng khách du lịch khác nhau trên toàn thế giới. Facebook, TripAdvisor, các website du lịch là những trang mạng xã hội mà du khách hay tìm hiểu trước những chuyến đi của mình Khách du lịch có thể tham khảo những nhận xét, đánh giá về chất lượng, dịch vụ của doanh nghiệp, có được cái nhìn toàn diện, đánh giá khách quan trước khi đưa ra lựa chọn Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn Trí tuệ nhân tạo kết hợp cùng chatbox khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch. Chatbox gửi đến cho du khách những thông tin cần thiết về hoạt động tại doanh nghiệp, dự báo thời tiết tại điểm đến, vị trí, các phương tiện di chuyển…Phát triển du lịch cùng với công nghệ thông tin và hệ thống hạ tầng internet sẽ là nền tảng giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục hoạt động của mình sau đại dịch COVID-19.

3.3.4 Nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế

Sự phát triển của các sản phẩm du lịch, doanh nghiệp và toàn ngành du lịch phụ thuộc lớn vào thị trường khách du lịch Thị trường khách du lịch quốc tế là nhân tố quan trọng hàng đầu để hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam có thể khôi phục nhanh chóng và phát triển bền vững Do đó, quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm từng thị trường khách du lịch quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được sản phẩm du lịch, cung cấp dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của du khách Mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, sở thích và mức chi tiêu khách du lịch quốc tế sẵn sàng bỏ ra Tìm hiểu xu hướng đi lại của khách du lịch trong thời gian tới, nghiên cứu thị trường tiềm năng, những thay đổi trong nhu cầu của khách du lịch. Trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm du lịch phù hợp, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với du lịch thế giới và quan trọng là hấp dẫn du khách đến với Việt Nam Các doanh nghiệp nên tập trung khai thác những thị trường khách tiềm năng trong thời gian tới Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thị trường khách quốc tế của Việt Nam so với giai đoạn trước Thị trường khách Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn và đóng góp nhiều trong doanh thu của ngành du lịch trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc và vẫn chưa được kiểm soát thì thị trường này sẽ ít được khai thác khi du lịch quốc tế mở cửa Cần tập trung vào những thị trường đã kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh, có thể mở lại đường bay với các quốc gia này Cụ thể như một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản… để đảm bảo không tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát như trước Các doanh nghiệp cũng nên xem xét đến khả năng khai thác thị trường khách du lịch tại các quốc gia châu Âu Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực tạo nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và EU, trong đó phải kể đến hoạt động du lịch Tìm hiểu kỹ thị trường, tâm lý, sở thích khách du lịch châu Âu, những cam kết giữa Việt Nam với EU trong lĩnh vực du lịch để doanh nghiệp đón đầu cơ hội phát triển thị trường lớn này

Ngoài những hoạt động trên, các chương trình giảm giá, kích cầu du lịch sẽ dễ dàng thu hút khách du lịch quốc tế COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, làm giảm thu nhập của hầu hết người lao động Do đó các khoản chi tiêu sẽ được cân đối hợp lý, ngân sách dành cho hoạt động du lịch cũng giảm theo mức thu nhập của người dân Xây dựng các chương trình giảm giá, kích cầu du lịch,khuyến khích tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có khả năng thu hút khách quốc tế lựa chọn dịch vụ của mình Doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình không bị gián đoạn Đại dịch COVID-19 đã khiến đa số các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để bảo đảm chi phí cho quá trình duy trì hoạt động trong khó khăn Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự khi lượng khách tăng nhanh vào thời điểm đầu du lịch quốc tế cho phép mở cửa trở lại Vậy nên không để xuất hiện hình ảnh thiếu nhân sự, thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên khi thực hiện đón khách trở lại sau thời gian bị hạn chế hoạt động kinh doanh Tận dụng thời gian dịch bệnh để đào tạo, nâng cao nghiệp vụ phục vụ khách du lịch quốc tế Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu quay trở lại của khách du lịch bất cứ lúc nào Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, không lường trước được, doanh nghiệp phải luôn đặt yếu tố an toàn lên trên hết trong mọi hoạt động của mình.

Một số kiến nghị và đề xuất đối với các Cơ quan Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực của doanh nghiệp sau đại dịch. Những hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch khôi phục nhanh chóng, du lịch quốc tế phát triển Sự đồng hành của Nhà nước cùng ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch, những chính sách hỗ trợ, xây dựng đường lối trong thời kỳ mới đóng vai trò rất lớn để thu hút khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam Các Cơ quan Nhà nước và các tổ chức Chính phủ cùng phối hợp tạo hiệu ứng, xây dựng các phong trào vực dậy hoạt động du lịch quốc tế

Một là, xây dựng đồng bộ hệ thống các thiết bị kiểm tra, đo lường và phát hiện COVID-19.

Thông qua kết quả phỏng vấn chuyên gia (nội dung chi tiết trong phụ lục đính kèm), các chủ doanh nghiệp đều mong muốn Nhà nước đầu tư đồng bộ các phương tiện kiểm tra, phát hiện COVID-19 tại các cửa ngõ ra vào Việt Nam Muốn phát triển du lịch quốc tế trở lại trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn trên thế giới thì cần có những phương tiện để kiểm soát dịch bệnh Đầu tư các thiết bị đo lường và phát hiện COVID-19 tại các sân bay, khách sạn để kịp thời phát hiện những ca nhiễm COVID-19 là hành động cần thiết Kiểm soát tốt ngay từ đầu thì ngành du lịch mới có cơ hội hồi phục Các phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm tra nhanh và phải chính xác, không để dịch bệnh lây rộng ra cộng đồng Cách ly ngay từ sân bay đang là phương án hạn chế tốt nhất sự lây lan của dịch bệnh.

Hai là, hỗ trợ để doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của mình.

Doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn do đại dịch truyền nhiễm trên toàn cầu. Nhà nước cần lập kế hoạch cho trường hợp tình hình COVID-19 xấu đi hoặc bắt đầu cải thiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 Các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính như: Kéo dài thời gian nộp thuế và có thể xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có thời gian phục hồi hoạt động kinh doanh; miễn giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội; giảm lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp mà vốn dĩ có nguồn tài chính vững chắc nhưng đang gặp vấn đề về dòng tiền tạm thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 Ngoài những hỗ trợ về mặt tài chính, Nhà nước cần duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao với bạn bè quốc tế để xây dựng chương trình xúc tiến du lịch khi dịch COVID-19 đã dần được kiểm soát Tăng cường hoạt động đối ngoại của nhà nước, kết nối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, thỏa thuận cùng mở đường bay thương mại với nhau Có như vậy, khách quốc tế mới có thể tìm đến Việt Nam Tâm lý e ngại vẫn còn tồn tại trong đa số khách du lịch, vì thế các Cơ quan Nhà nước cần phối hợp cùng với doanh nghiệp xây dựng môi trường kinh doanh an toàn Những hỗ trợ về mặt tài chính để doanh nghiệp có thể cầm cự, chuẩn bị sẵn sàng tái hoạt động của doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng và hoạt động hiệu quả hơn Doanh nghiệp du lịch có hoạt động thì ngành du lịch mới có khả năng hồi phục.

3.4.2 Đối với các Hiệp hội du lịch, Bộ, ngành có liên quan

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các điểm đến trong khu vực có xu hướng hợp tác cùng phát triển Ngành du lịch cần tham gia các cơ chế xúc tiến chung và xem xét liên kết với một số quốc gia trong ASEAN, tổ chức xúc tiến trong nội khối ASEAN và với các quốc gia có tình hình dịch bệnh đang ổn định Vì vậy, Tổng cục

Du lịch cần lên phương án trình Bộ VHTTDL, trình Chính phủ về việc xây dựng các đề án, chương trình mục tiêu đảm bảo tính an toàn khi đón khách quốc tế trở lại.Các chủ doanh nghiệp cũng mong muốn Bộ VHTTDL phối hợp cùng Tổng cục Du lịch thường xuyên tổ chức các hội chợ du lịch, diễn đàn nhằm cung cấp thông tin,tầm nhìn và cách ứng phó cũng như khám phá các cơ hội mới cho bản thân các đơn vị làm du lịch Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương cần nghiêm túc quán triệt đến doanh nghiệp và khách du lịch về việc cập nhật tình hình dịch bệnh, cũng như chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch (Kết quả phỏng vấn chuyên gia). Đối với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các đề án xúc tiến, thu hút các thị trường khách tiềm năng và những thị trường mà COVID-19 đã được kiểm soát Ứng dụng công nghệ trong du lịch được dự báo là xu hướng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19 Do đó, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tăng cường phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch tổ chức các hội thảo du lịch chuyên đề, các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp và Hiệp hội Du lịch các địa phương về công nghệ 4.0 trong du lịch, xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…Triển khai hợp tác, ký kết thỏa thuận với Hiệp hội Du lịch các quốc gia châu Á, EU để khai thác tối đa thị trường khách từ những quốc gia này.

Bộ Công An và Bộ Quốc phòng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động nhập cảnh trái phép của khách du lịch Trong tình hình dịch COVID-19 còn có những diễn biến phức tạp trên thế giới, nguồn lây từ bên ngoài Việt Nam là mối lo ngại để du lịch quốc tế có thể hoạt động trở lại Theo kết quả phỏng vấn chị Đinh Thị Bích Trà (Nội dung chi tiết được đính kèm trong phụ lục), hoạt động nhập cảnh trái phép của người nước ngoài sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát và khoanh vùng nguồn dịch, khiến cho du lịch quốc tế khó có thể mở cửa trở lại Do đó, cần phối hợp với Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động nhập cảnh của người nước ngoài Nghiêm cấm những hành vi đưa người nhập cảnh trái phép sang Việt Nam vì mục đích cá nhân Bộ Công An cần xử lý nghiêm các trường hợp đưa người nhập cảnh trái phép, các khách sạn, khu lưu trú khai báo không thành thật, có hành vi bao che cho người nhập cảnh trái phép vì mục đích kinh doanh Quản lý tốt nguồn khách nhập cảnh mới có thể phát hiện được mức độ nghiêm trọng của ca nhiễm (nếu có) để kịp thời cách ly và chữa bệnh Bộ Công An phối hợp cùng BộQuốc phòng kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp thị thực và hoạt động nhập cảnh tại các cửa khẩu bằng đường thủy hay đường bộ Tăng cường tuần tra, lập các chốt kiểm soát tại biên giới giáp ranh với Trung Quốc, Campuchia…Hiện đại hóa các trang thiết bị để phát hiện nhanh các loại giấy tờ giả, các trường hợp nhập cảnh trái phép, tạo mối nguy cho dịch bệnh bùng phát trở lại

Bộ Y tế đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-

19 Do đó Bộ Y tế cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh trong nhân dân khi cho phép đón khách quốc tế trở lại Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm quy định phòng chống COVID-19; khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra tình trạng xuất hiện ca nhiễm cộng đồng do thiếu sót trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh hay hoạt động của khách tại khu cách ly; tăng đầu tư về ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản kiểm soát sự lây lan SARS-CoV-2 trên cả nước

Chương 3 đã đưa ra những dự báo về du lịch quốc tế trên toàn thế giới và Việt Nam trong giai đoạn tới, từ đó nhìn nhận những xu hướng phát triển chính khi bước vào thời kỳ hậu COVID-19 để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch có thể định hướng hoạt động, xây dựng chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, phục hồi nhanh chóng hoạt động kinh doanh Những quan điểm và mục tiêu nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn tới cũng được tác giả đề cập Ngoài ra, trong chương 3, tác giả đã đưa ra một số đề xuất dành cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý để có thể khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, đảm bảo hấp dẫn du khách quốc tế thời kỳ hậu COVID-19.

Ngày đăng: 24/10/2024, 20:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.1. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 44)
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 (Trang 45)
Bảng 2.3. Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.3. Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (Trang 47)
Bảng 2.4. Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.4. Chi tiêu bình quân một ngày của khách quốc tế đến Việt Nam (Trang 48)
Hình 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng qua các năm - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Hình 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú và buồng phòng qua các năm (Trang 55)
Bảng 2.5. Số lượng cơ sở lưu trú theo chất lượng buồng phòng - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.5. Số lượng cơ sở lưu trú theo chất lượng buồng phòng (Trang 56)
Bảng 2.6. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I và quý II giai đoạn - Thu hút khách du lịch quốc tế thời kỳ hậu covid 19 và một số lưu Ý Đối với doanh nghiệp việt nam
Bảng 2.6. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I và quý II giai đoạn (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w