1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài bốn nguy cơ lớn Được xác Định trong Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khóa vii (1994) và những nguy cơ mới Đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Đất nước ta

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bốn Nguy Cơ Lớn Được Xác Định Trong Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Giữa Nhiệm Kì Khóa VII (1994) Và Những Nguy Cơ Mới Đối Với Sự Nghiệp Cách Mạng Của Đảng Và Đất Nước Ta
Tác giả Phạm Thị Khánh Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Chung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 330,49 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---***---LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài BỐN NGUY CƠ LỚN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KÌ KHÓ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài BỐN NGUY CƠ LỚN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KÌ KHÓA VII (1994) VÀ NHỮNG NGUY CƠ MỚI ĐỐI

VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ

ĐẤT NƯỚC TA

Giảng viên: Nguyễn Văn Chung

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Khánh Linh

Mã sinh viên: 23050886

Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – tháng 6 năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-*** -LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài BỐN NGUY CƠ LỚN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC GIỮA NHIỆM KÌ KHÓA VII (1994) VÀ NHỮNG NGUY CƠ MỚI ĐỐI

VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ

ĐẤT NƯỚC TA

Giảng viên: Nguyễn Văn Chung

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Khánh Linh

Mã sinh viên: 23050886

Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội – tháng 6 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

PHẦN I BỐN NGUY CƠ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 4

1 Tụt hậu về kinh tế 4

2 Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa 5

2.1 Về văn hóa 6

2.2 Về mặt kinh tế 6

3 Nguy cơ “diễn biến hòa bình” 7

4 Nguy cơ tham nhũng và tệ quan liêu 9

PHẦN II NGUY CƠ MỚI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 10

1 Vấn đề an ninh mạng 11

2 Vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu 11

2.1 Ô nhiễm nguồn nước 11

2.2 Ô nhiễm không khí 12

2.3 Ô nhiễm đất 12

2.4 Ô nhiễm tiếng ồn 13

2.5 Sạt lở đất và ngập lụt do biến đổi khí hậu 13

2.6 Rác thải 13

2.7 Hiệu ứng nhà kính 13

3 Vấn đề về dân tộc và tôn giáo 14

3.1 Vấn đề dân tộc và dân tộc thiểu số 14

3.2 Vấn đề tôn giáo và tự do tín ngưỡng 14

3.3 Vấn đề di sản văn hóa dân tộc và tôn giáo 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Từ những năm đầu đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn trên con đường phát triển đất nước Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII (1994) là một mốc son quan trọng, đánh dấu việc Đảng xác định "bốn nguy cơ" đối với sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 4 nguy cơ này bao gồm:

1 Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

2 Nguy cơ sai lầm đường lối, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa

3 Nguy cơ tham nhũng và các tệ nạn xã hội

4 Nguy cơ "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch

28 năm trôi qua, 4 nguy cơ này vẫn còn tiềm ẩn và có nguy cơ gia tăng nếu không có các giải pháp hiệu quả Bên cạnh đó, một số nguy cơ mới đã xuất hiện, đòi hỏi cần có

sự chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân để đẩy lùi các nguy cơ, bảo vệ thành quả cách mạng và đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới

Tiểu luận này sẽ chứng minh và phân tích các nhận định trên

Trang 5

 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) đã xác định bốn nguy

cơ lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước ta, đó là: nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ tham nhũng và tệ quan liêu, nguy cơ “diễn biến hoà bình” Sau gần 30 năm trôi qua, những nguy cơ này vẫn tiềm

ẩn và có những biến đổi mới trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhanh chóng Bên cạnh đó, một số nguy cơ mới cũng xuất hiện, đòi hỏi cần

có sự nhận thức đầy đủ và có biện pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả

PHẦN I BỐN NGUY CƠ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

1 Tụt hậu về kinh tế

Đầu tiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là một thực tế rất quan trọng

Điều đó được thể hiện qua nhiều mặt:

- Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới

- Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao

- Quy mô thị trường nội địa còn nhỏ

- Tỷ lệ xuất khẩu thấp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất gay gắt mà nếu không đáp ứng được có thể bị thua ngay trên sân nhà Thu nhập bình quân đầu người của nước ta tăng lên, chúng ta đã bước vào các quốc gia có thu nhập trung bình nhưng vẫn còn khoảng cách lớn về thu nhập so với thế giới Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.590 USD, thế giới khoảng 11.000 USD, chênh tới 8.410 USD Như vậy, xét

về tỷ lệ, GDP trên đầu người của Việt Nam đã rút ngắn so với thế giới, từ thua kém 42,5 lần năm 1990, còn 4,4 lần năm 2017 và 4,2 lần năm 2018, song về con số tuyệt đối thì vẫn tăng lên

Sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng thấy rõ Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017 chỉ tương đương mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1990 (2.441 USD); của Thái Lan năm

1993 (2.208 USD); của Indonesia năm 2008 (2.300 USD) Như vậy, Việt Nam đi sau

Trang 6

Malaysia 27 năm; Thái Lan 23 năm; sau Indonesia và Philippines 9-10 năm theo các tính toán như trên Mặc dù chúng ta tự hào tốc độ tăng GDP cao hơn nhiều nước trên thế giới nhưng vì quy mô GDP của Việt Nam nhỏ hơn nhiều nước nên dù tốc độ tăng cao thì về mặt giá trị tuyệt đối GDP lại tăng không bằng các nước khác Giá trị tăng 7% trên 1 quy mô GDP nhỏ như Việt Nam thua xa so với giá trị tăng dù chỉ 1-2% trên

1 quy mô GDP gấp chúng ta nhiều lần Sau 15 năm, tổng GDP của Việt Nam mới chỉ tăng 160 tỷ USD, trong khi với Thái Lan, con số này là 270 tỷ USD, Malaysia là 200

tỷ USD, đặc biệt là Indonesia có mức tăng trưởng kỷ lục với 700 tỷ USD và Hàn Quốc là 850 tỷ USD(7) Việt Nam dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa lọt vào danh sách ASEAN 6 mà vẫn nằm ở top cuối của ASEAN

Theo GS-TS Trần Ngọc Đường, nguy cơ “phải đặc biệt coi trọng” cần phải khắc phục chính là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế Ông Đường phân tích, hiện nay khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, nhất là với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi các quan hệ xã hội, suy nghĩ, tư duy của con người Bên cạnh đó, thế giới ngày nay cũng diễn biến rất khó lường với những vấn đề an ninh phi truyền thống, từ thiên tai cho tới dịch bệnh

“Nếu không vượt qua nguy cơ tụt hậu về kinh tế, trong đó có nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ thì khó mà đạt được các mốc mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu ra là đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”, ông Đường nói, đồng thời cho rằng để vượt qua được nguy cơ này, cần phải có sự đề phòng, chuẩn bị chu đáo, chủ động, linh hoạt chứ không thể dựa vào chiến lược chung chung

2 Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa đã được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994) nhận diện là một trong những thách thức lớn đối với Đảng và đất nước Sau ba thập kỷ, nguy cơ này vẫn hiện hữu và cần được phân tích sâu hơn để hiểu rõ bản chất, nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nguy cơ chệch hướng về chính trị là sai lầm về đường lối, xa rời chủ nghĩa Mác -Lênin và những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Là việc từ bỏ hoặc làm mờ nhạt các nguyên tắc, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội, thay vào đó là các yếu tố của

Trang 7

kinh tế thị trường tự do mà không có sự điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu xã hội chủ nghĩa

2.1 Về văn hóa

Thể hiện ở xu hướng coi nhẹ văn hóa, không giữ gìn và phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc, chạy theo giá trị bên ngoài Nên hòa nhập với xu thế toàn cầu, nhưng không hòa tan Học cái hay cái đẹp của nước bạn, mang bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của nước nhà ra thế giới

Ví dụ:

Sự xâm nhập của văn hóa phương Tây trong đời sống giới trẻ:

- Phong cách sống và tiêu dùng: Một bộ phận giới trẻ hiện nay có xu hướng chạy theo lối sống phương Tây, coi trọng các giá trị vật chất, tiêu dùng hàng hiệu, và áp dụng lối sống nhanh, thiếu suy nghĩ sâu sắc về giá trị văn hóa truyền thống

- Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống của giới trẻ cũng bị ảnh hưởng mạnh

mẽ bởi các mô hình ẩm thực phương Tây, như thức ăn nhanh, thay thế cho các món ăn truyền thống

Sự biến tướng trong các lễ hội truyền thống:

- Thương mại hóa lễ hội: Nhiều lễ hội truyền thống đã bị thương mại hóa, mất đi ý nghĩa văn hóa, tâm linh ban đầu Ví dụ, lễ hội chùa Hương, một lễ hội tâm linh quan trọng, đã trở thành điểm đến thương mại với hàng loạt các dịch vụ du lịch, hàng quán bán đồ lưu niệm, làm giảm đi không khí trang nghiêm và ý nghĩa tôn giáo của lễ hội

Sự suy giảm trong việc sử dụng và bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số

- Ngôn ngữ: Nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang dần

bị mai một Các thế hệ trẻ của dân tộc thiểu số ngày càng ít sử dụng ngôn ngữ của mình, thay vào đó là tiếng Việt hoặc tiếng Anh

- Phong tục, tập quán: Các phong tục, tập quán đặc trưng của các dân tộc thiểu số cũng đang dần bị lãng quên do sự xâm nhập của văn hóa đô thị và lối sống hiện đại

2.2 Về mặt kinh tế

Trang 8

Nguy cơ chệnh hướng thể hiện ở chỗ nhiều doanh nghiệp, kể cả tư nhân và nhà nước thoát ly khỏi sự quản lý của nhà nước, chỉ biết làm giàu, thu lợi nhuận bằng mọi cách, không gắn vì lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân dân Doanh nghiệp vì lợi nhuận của mình mà xả thải gây ô nhiễm môi trường, gian lận thương mại, trốn thuế, không đảm bảo lợi ích của người lao động và người tiêu dùng, doanh nghiệp móc nối với một bộ phận công chức thoái hóa biến chất trong cơ quan quản lý nhà nước để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành lợi ích nhóm không trong sáng Kinh tế nhà nước chưa thể hiện được vai trò chủ đạo, đầu tàu và dẫn dắt nền kinh tế Dưới đây là một số ví dụ

cụ thể về thực trạng này:

- Ô nhiễm môi trường: Một trong những ví dụ điển hình về doanh nghiệp vì lợi nhuận mà xả thải gây ô nhiễm môi trường là vụ việc của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) Năm 2016, FHS đã xả thải độc hại ra biển, gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung Hậu quả là hàng ngàn ngư dân mất kế sinh nhai, môi trường biển bị tàn phá nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân

- Gian lận thương mại và trốn thuế: Công ty Cổ phần Đại Nam là một ví dụ

về gian lận thương mại và trốn thuế Công ty này đã bị phát hiện gian lận trong việc kê khai thuế và trốn thuế hàng trăm tỷ đồng Việc này không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước mà còn tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng, làm suy giảm lòng tin của người dân vào các cơ quan quản lý nhà nước

3 Nguy cơ “diễn biến hòa bình”

Nguy cơ từ những âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch vẫn thường trực và có những biểu hiện mới

Thuật ngữ “diễn biến hòa bình” xuất hiện lần đầu trong đời sống chính trị thế giới vào năm 1949 để chỉ sự chuyển hóa các nước XHCN thành tư bản chủ nghĩa “Diễn biến hòa bình” sau đó tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh thành chiến lược vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX Ban đầu chiến lược này được coi như biện pháp hỗ trợ,

bổ sung cho các hành động tiến công quân sự sau đó trở thành chiến lược toàn cầu và

là biện pháp chính trong cuộc tấn công của các nước tư bản chủ nghĩa vào các nước xã

Trang 9

hội chủ nghĩa Bản chất của “diễn biến hòa bình” là hoạt động của các thế lực đế quốc

tư bản lớn và cường quyền nhằm vào các nước có chế độ chính trị mà họ coi là không phù hợp với lợi ích của họ, bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh để chuyển hóa chế độ chính trị của các nước này theo quỹ đạo có lợi cho họ Chiến lược “diễn biến hòa bình” được tiến hành bằng tăng cường tiếp xúc, giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa, thông tin, khoa học, giáo dục;

đổ tiền của vào các nước XHCN để làm cho các giá trị Mỹ xâm nhập vào các nước này, đồng thời dùng mọi biện pháp để làm cho nhân dân, đảng viên ở các nước này chán ghét, căm phẫn Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN, làm xuất hiện những nhân

tố mới xa lạ dần với giá trị chuẩn mực của chủ nghĩa Cộng sản để thay đổi chế độ Chiến lược “diễn biến hòa bình” thực chất là từng bước chuyển hóa tư duy, nếp nghĩ,

tư tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là thế hệ trẻ, từ chỗ tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vào con đường đi lên CNXH đến chỗ phủ nhận, cổ xúy cho chủ nghĩa tư bản, tham gia vào các hoạt động chính trị

để lật đổ chế độ XHCN

Biểu hiện của “diễn biến hòa bình”

Tuyên truyền, xâm nhập tư tưởng

- Xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước: Các thế lực thù địch thường xuyên

sử dụng internet, mạng xã hội, blog và các phương tiện truyền thông khác

để tung tin giả, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo và các cơ quan chức năng

- Lợi dụng các vấn đề nhạy cảm: Các vấn đề như dân tộc, tôn giáo, dân chủ,

nhân quyền, tranh chấp biên giới, biển đảo thường bị các thế lực thù địch lợi dụng để kích động, gây chia rẽ, làm mất ổn định xã hội

Kích động, lôi kéo quần chúng

- Lôi kéo, mua chuộc người dân: Một số tổ chức phản động và các thế lực thù

địch tìm cách lôi kéo, mua chuộc người dân tham gia các hoạt động phản đối, biểu tình trái phép, gây rối trật tự công cộng

- Kích động bạo loạn: Sử dụng các sự kiện kinh tế, xã hội để kích động bạo

loạn, gây mất ổn định chính trị

Thúc đẩy tự do hóa và “dân chủ hóa” sai lệch

Trang 10

- Thúc đẩy tự do ngôn luận, báo chí quá mức: Các thế lực thù địch thường lợi dụng các khái niệm tự do ngôn luận, tự do báo chí để cổ vũ các hành vi phát tán thông tin sai lệch, bôi nhọ các chính sách của nhà nước

- Dân chủ hóa sai lệch: Thúc đẩy các khái niệm “dân chủ”, “nhân quyền” theo cách nhìn của phương Tây, không phù hợp với thực tế và lịch sử phát triển của Việt Nam, gây hiểu lầm và mất niềm tin vào hệ thống chính trị hiện tại

Xâm nhập văn hóa và lối sống

- Xâm nhập lối sống phương Tây: Khuyến khích các giá trị văn hóa phương Tây như tiêu dùng quá mức, lối sống cá nhân chủ nghĩa, làm mờ nhạt dần các giá trị văn hóa truyền thống, đoàn kết cộng đồng của người Việt

- Lợi dụng văn hóa để chia rẽ: Sử dụng các phương tiện truyền thông, giải trí

để khuyến khích lối sống, quan điểm đi ngược lại các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, tạo ra sự phân hóa trong xã hội

Kích động chia rẽ nội bộ

- Chia rẽ trong nội bộ Đảng và Nhà nước: Các thế lực thù địch tìm cách chia

rẽ, tạo mâu thuẫn nội bộ trong Đảng và chính quyền thông qua các thủ đoạn như tung tin đồn thất thiệt, lợi dụng các vụ việc tiêu cực để bôi nhọ lãnh đạo

- Chia rẽ trong xã hội: Lợi dụng sự đa dạng văn hóa, tôn giáo, sắc tộc để gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội, tôn giáo, dân tộc

4 Nguy cơ tham nhũng và tệ quan liêu

Tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, mưu lợi cá nhân Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII khi xác định tham nhũng là 1 trong 4 nguy

cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN Đại hội VIII tiếp tục khẳng định 4 nguy

cơ này vẫn còn tồn tại.  Đại hội X nhấn mạnh hơn nữa khi nói tham nhũng là nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta Đảng ta dùng các từ

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w