cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của chủ tịch

31 0 0
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của chủ tịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trải qua bao nhiêu năm ròng rã không ngừng đương đầu chống lại lũ quân xâm lược với niềm tin dai dẳng, niềm hy vọng chưa bao giờ bị dập tắt về một tương lai tươi sáng, “hòa bình, ấm no”

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIẢNG VIÊN: THẠC SĨ NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22C1HCM51000424HỆ CHÍNH QUY

KHÓA 2021 Nhóm 7

Lê Kim Quyên - 31211023622 Đậu Anh Tài - 31211020637 Lê Giang Sơn - 31211024811 Lâm Mỹ Tâm - 31211020587

Nguyễn Trường Sơn – 31211023087 Phạm Ngọc Trà Thanh - 31211021347 Nguyễn Bá Hoàng Sơn -

31211020358 Nguyễn Huỳnh Phương Thảo - 31211020847

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nhắc đến đất nước hình chữ S mang tên Việt Nam, đất nước ta luôn được bạn bè quốc tế nhớ đến với hình ảnh của một đất nước gắn liền với các cuộc chiến tranh thảm khốc - những cuộc xâm lăng hung bạo đã lấy đi người cha của những đứa con thơ ngơ ngác, cướp mất người chồng vững chãi để người phụ nữ có thể nương tựa vào, đã tàn nhẫn giành mất đi những người con trai khỏi tay bà mẹ già đã quá tuổi lo âu đang ngóng chờ mòn mỏi ở nơi hậu phương với tâm trạng lo lắng, thấp thỏm Không dừng lại ở những thanh niên trai tráng, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, người già với đôi mắt yếu, đôi bàn tay cứ run rẩy liên hồi vẫn sẵn sàng đứng lên chống lại bọn giặc ngoài, bọn trẻ con dẫu ngây thơ nhưng vẫn luôn giữ tình yêu đất nước, luôn cuộn trào trong mình dòng màu con rồng cháu tiên thiêng liêng Trải qua bao nhiêu năm ròng rã không ngừng đương đầu chống lại lũ quân xâm lược với niềm tin dai dẳng, niềm hy vọng chưa bao giờ bị dập tắt về một tương lai tươi sáng, “hòa bình, ấm no” - ở đó, trẻ con sẽ được học tập đầy đủ, gia đình sẽ không phải chịu cảnh chia cắt, ly biệt, đất nước Việt Nam ta sẽ sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Lịch sử Việt Nam ta đã ghi nhận những cột mốc lịch sử đầy tự hào như: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (ngày 30/8/1945), là thắng lợi đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; ngày 07/5/1954, Việt Nam ta vẻ vang với chiến thắng lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ, kể từ đó, dân tộc ta chính thức chấm dứt các cuộc chiến tranh như vũ bão từ bọn cường quốc hung ác và thống nhất đất nước Với tinh thần đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt, khát vọng ghi danh hai chữ “Việt Nam” lên bản đồ thế giới, nhân dân ta đã cùng nhau dựng xây nên một đất nước phát triển, đoàn kết, vững mạnh Nhưng quan trọng hơn hết là sự nỗ lực, sự cống hiến cao cả của vị Chủ tịch vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, những đóng góp của Người được thể hiện từng chút một qua 30 năm bôn ba nơi đất khách càng khiến ta thêm yêu lối sống giản dị, thanh tao, thêm khâm phục lòng yêu nước mãnh liệt của Bác.

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

I GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 4

II CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG CỦA CHỦ TỊCHHỒ CHÍ MINH 4

1 Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động yêu nước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920) 5

2 Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo Đường lối của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 - 1930) 8

3 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức lãnh đạo Cách mạng Tháng tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và Kháng chiến Chống thực dân Pháp xâm lược (1930 - 1945) 12

4 Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1969) 18

III CẢM NHẬN KHI THAM QUAN BẢO TÀNG 23

IV BÀI HỌC RÚT RA 24

LỜI CẢM ƠN 26

TÀI LIÊU THAM KHẢO 27

I GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Trang 4

Bến Nhà Rồng, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Nơi đây, trước ngày 30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 3 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (năm 1990 và 1995) lúc này đã có 9 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 2 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời Trong 9 phòng trưng bày hiện tại, có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 3 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định.

Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3.300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG CỦA CHỦ TỊCHHỒ CHÍ MINH

4

Trang 5

1 Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động yêunước và cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin vàkhẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 - 1920)

Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895 Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.

Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), từng đỗ Phó bảng Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901).

Trang 6

Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn Không lâu sau thì cha ông đỗ Phó bảng, ông liền theo cha về quê nội Tại quê nội, cha ông đã làm "lễ vào làng" cho hai người con trai với tên mới là "Tất Đạt" cho Nguyễn Sinh Khiêm và "Tất Thành" cho Nguyễn Sinh Cung từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.

Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở Trường Tiểu học Pháp Việt Đông Ba Ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp -Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

Tháng 9 năm 1907, Nguyễn Sinh Cung vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết Ông dạy thể dục và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành Từ nhỏ Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sớm được cha giáo dục lòng yêu nước thương nòi và thường được nghe cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước Mặc dù rất kính trọng các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… những nhà yêu nước lúc bấy giờ nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước

Ngày 05/6/1911 với tên Văn Ba, Người làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành rời thương cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng để ý xem xét tình 6

Trang 7

hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao cả của mình.

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga bùng nổ làm chấn động thế giới Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga - con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp hội nghị ở Versailles nhằm chia lại thị trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.

Trang 8

Tháng 7/1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Tháng 12/1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc Từ một người với lý tưởng yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.

8

Trang 9

2 Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo Đường lối củaV.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ChínhĐảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 - 1930)

Một sự kiện quan trọng vào giữa tháng 7/1920, khi tờ Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được và tìm thấy hướng đi của cách mạng Việt Nam Trong “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”

(L’Humanité) đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa của V.I.Lênin (Ảnh tư liệu)

Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, trở thành người Việt Nam đầu tiên tham gia Đại hội của một chính đảng tại Pháp và tại Đại hội Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham

Trang 10

gia Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản Một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên các lĩnh vực bắt đầu, đặc biệt là các diễn đàn, các Đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân

các nước thuộc địa, hướng họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn ái Quốc đã cùng với đại biểu các thuộc địa của Pháp có mặt ở Pari đứng ra vận động thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị, liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Bản Tuyên ngôn của “Hội Liên Hiệp thuộc địa”, do Nguyễn ái Quốc viết, được Hội đồng nhất trí thông qua trong cuộc họp ngày 28/5/1922.Hội Liên Hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội, Nguyễn ái Quốc được Ban Chấp hành Hội phân công làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo.

10

Trang 11

Báo người cùng khổ

Trang 12

Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6/1923) Trước khi rời nước Pháp đi Liên Xô, người vẫn còn chuẩn bị bài để lại cho các số sau Trong thời gian đó, người đã cho đăng trên 30 bài viết và tranh vẽ ký tên Nguyễn Ái Quốc hoặc các bút danh đã được xác định Có số người viết tới 4 bài, có bài dài đăng liền trong hai số

Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30/6/1923), bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại.

Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; tham dự Đại hội II Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; học tập tại trường Đại học phương Đông; tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là cán bộ Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản.

Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng… ngày càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo.

12

Trang 13

Khoảng tháng 9 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô và đến Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 1924 Mục đích của chuyến đi là xây dựng phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam Trước mắt là xúc tiến việc thành lập chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – Đây là tổ chức cộng sản đầu tiên của nước ta và là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, để có tiếng nói rộng rãi trong quần chúng nhân dân, ngày 21 tháng 6 năm 1925, Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đồng thời là cây bút chủ chốt Những bài viết của Báo Thanh niên đều ngắn gọn, lời văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu, thường đề cập những vấn đề chính: đế quốc và thuộc địa; cách mạng và cải lương; thực tiễn của cách mạng Việt Nam; đảng cách mạng và Đảng Cộng sản; cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất; học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin…

Đây là tờ báo vô sản đầu tiên ở nước ta và được bí mật đưa về phát hành ở trong nước, góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam Tháng 7/1925, Người sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức với sự tham gia của các nhà cách mạng châu Á mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một chi hội hoạt động có hiệu quả cho tổ chức quốc tế này.

Thời kỳ năm 1925 - 1929, hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đẩy phong trào cách mạng Việt Nam lên bước phát triển mới, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ Điều đó chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam Trong thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.

Tháng 6/1929, Kỳ bộ Bắc Kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng; tháng 8/1929, Kỳ bộ Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản Đảng; tháng 01/1930, cánh tả trong Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn Tuy nhiên, do không thống nhất về tổ chức, dẫn đến ba tổ chức Đảng không thống nhất về tư tưởng và hành động, nếu để kéo dài tình trạng này sẽ làm yếu phong trào Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất là đòi hỏi cấp bách của cách mạng Việt Nam Nhiệm vụ trọng đại đó lại được đặt lên vai Nguyễn Ái Quốc và lịch sử cũng một lần nữa xác nhận vai trò to lớn, tài ba và uy tín tuyệt đối của Người.

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Thái Lan, được biết tình hình không thống nhất giữa ba tổ chức cộng sản ở trong nước, Người lập tức đến Hồng Kông Với tư cách đại diện Quốc tế Cộng sản, Người triệu tập Hội nghị đại biểu ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 14

Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách lược), có hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt quyết định của lịch sử cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc - Người tìm ra con đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Người rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của Đảng Mác

14

Trang 15

- Lênin chân chính, trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Tái hiện hình ảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 Ảnh: Nhân dân.

3 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức lãnh đạo Cách mạng Tháng tám thắnglợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đấu tranh giữ vững chínhquyền cách mạng và Kháng chiến Chống thực dân Pháp xâm lược (1930 - 1945)

Từ ngày 03 đến 07/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội

Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, cuối tháng 4/1930 Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan) và Malaysia Tháng 5/1930, Người qua Singapore rồi trở lại Hồng Kông Tháng 10/1930 tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) Nguyễn Ái Quốc lúc đó tên là Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt động cách mạng Người ở lại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long - Hương Cảng và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.

Ngày đăng: 22/04/2024, 17:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan