1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh thời kỳ 1941 – 1969 tư tưởng hồ chí minh tiếp tục phát triển, soi Đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

26 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thời Kỳ 1941 – 1969: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Tiếp Tục Phát Triển, Soi Đường Cho Sự Nghiệp Cách Mạng Của Đảng Và Nhân Dân Ta
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mai Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 129,8 KB

Nội dung

20 8.1 Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng xã hội chủ nghĩa và tiến hành đồng thời hai chiến lược khác nhau...20 8.2 Tư tưởng chiến tra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1941 – 1969: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN, SOI ĐƯỜNG CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4Lớp tín chỉ: TRI104(GD2-HK2-2122).8Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Mai Phương

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

Trang 2

CHỦ ĐỀ:

Thời kỳ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho

sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

NHÓM 4:

2 Trương Khánh Linh 2014330465 Làm nội dung

4 Nguyễn Nhật Linh 2014730031 Làm nội dung

9 Bùi Thị Ngọc Anh 2013710002 Làm nội dung

10 Dương Thị Hồng Ngọc 1917710103 Làm bản Word

Trang 3

MỤC LỤC

1 Bối cảnh sau Cách mạng Tháng 8 1

1.1 Tình hình thế giới 1

1.2 Tình hình Việt Nam 1

2 Chiến thắng Cách mạng tháng 8 3

3 Giải quyết những khó khăn sau CMT8 5

3.1 Xây dựng chính quyền 5

3.2 Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói 5

3.3 Chống giặc dốt 5

3.4 Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nội phản 6

4 Chiến thắng Điện Biên Phủ 7

4.1 Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 .7

4.2 Đường lối, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh 8

4.2.1 Chiến lược 8

4.2.2 Diễn biến 9

5 Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng đất nước ở miền Nam VN 11

5.1 Thời kỳ 1945-1954: thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, thực hiện “kháng chiến và kiến quốc” 12

5.2 Thời kỳ 1954-1975: thời kỳ chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới

.12

6 Di chúc Hồ Chí Minh 14

6.1 Hoàn cảnh ra đời 14

6.2 Nội dung 15

6.2.1 Cấu trúc của di chúc (bản được công bố tháng 9/1969) 15

6.2.2 Các nội dung cốt lõi 15

6.3 Con người - vấn đề trung tâm trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 17

7 Giá trị của Di chúc Hồ Chí Minh trong chỉ đạo thực tiễn hiện ngày hôm nay 17

8 Ý nghĩa của giai đoạn này 20

8.1 Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng xã hội chủ nghĩa và tiến hành đồng thời hai chiến lược khác nhau 20

8.2 Tư tưởng chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính 21

Trang 4

8.3 Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân .21 8.4 Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền lãnh đạo 21

Trang 5

1 Bối cảnh sau Cách mạng Tháng 8

Đêm ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính Pháp nhằm cố gắng vơ vét chútquyền lực ở Đông Dương Sự kiện này đã tạo ra cơ hội ngàn năm có một cho quân đội ta.Chớp thời cơ này, nghe theo lời kêu gọi của Bác “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơncũng cương quyết dành cho được độc lập”, lợi dụng tình hình rối ren của kẻ thù, Đảng ta

đã lãnh đạo nhân dân vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên cuộc CáchMạng tháng Tám ghi danh sử sách Từ thân phận nô lệ, nhân dân ta đã trở lại làm chủ đấtnước Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyênngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tuy nhiên, chính quyềnCách mạng vừa mới ra đời, còn non trẻ nhưng đã phải đương đầu với hàng loạt nhữngkhó khăn, hậu quả cho chiến tranh để lại như giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm Đảng vàNhà nước ta xác định đây là những khó khăn mang tính cấp bách, ngay sau đó đã bắt tayvào giải quyết các vấn đề của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên mọimặt trân chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, Vận mệnh nước ta lúc này được Bác Hồnhận định như “Ngàn cân treo sợi tóc”

1.1 Tình hình thế giới

Chiến tranh thế giới thứ hai dần đi tới giai đoạn kết thúc Tháng 1/1945, tại mặttrận phía Đông, Hồng quân Liên Xô mở cuộc truy kích phát xít Đức, đem quân giảiphóng các nước tại Trung và Đông Âu, tiến gần hơn về phía Berlin (Đức) Trong thờigian từ tháng 2 tới tháng 4/1945, Liên Xô kịch liệt tấn công Berlin và tới ngày 30/4, lá cờ

đỏ búa liềm đã xuất hiện trên nóc tòa nhà quốc hội Đức Ngày 9/5/1945, Phát xít Đức đầuhàng vô điều kiện, chấm dứt chiến tranh tại châu Âu Cùng thời điểm này, tại mặt trậnThái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mỹ-Anh tấn công, đánh chiếm Miến Điện vàquần đảo Philippines Nội trong hai ngày mùng 6 và mùng 9/8/1945, Mỹ ném bomnguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki khiến hơn 10 vạn người thiệt mạng vàhai thành phố bị hủy hoại nặng nề Ngày 15/8/1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vôđiều kiện, kết thúc thế chiến thứ hai

Quốc tế:

Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành, tạo thành nền móng vững chắc thúcđẩy các phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh Ta có được sự ủng hộ củanhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

b, Khó khăn

Trang 6

Giành được độc lập chưa được bao lâu, Đảng và Nhà nước ta đã phải đối mặt vớinhiều khó khăn thử thách trong quá trình xây dựng đất nước.

Về kinh tế:

Hậu quả do nạn đói năm 1945 để lại vẫn là vấn đề nan giải chưa thể khắc phục

Đê vỡ do lũ lụt, hạn hán khiến cho 50% diện tích đất không thể cày cấy, nguy cơ dẫn tớinạn đói mới trong năm 1946 Không chỉ trở ngại về lương thực, cơ sở hạ tầng cũng là mộtvấn đề nguy cấp khi gần như bị bom đạn phá hủy hoàn toàn Công thương nghiệp đìnhtrệ, giá cả sinh hoạt đắt đỏ Ngân sách nhà nước cạn kiệt, hệ thống ngân hàng vẫn còn bịNhật kiểm soát Quân Tưởng đưa đồng “Quốc tệ” và lưu hành làm rối loạn nền tài chínhnước ta

Về xã hội:

Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã để lại hậu quả nghiêm trọng khi hơn90% dân số Việt Nam không biết chữ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờbạc, đầy rẫy khắp rơi

Về chính trị, quân sự:

Tuy đã xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân, song, quân đội của ta cònyếu Chính quyền mới thành lập còn non trẻ nhưng đã phải đối mặt với nhiều khó khănhậu chiến tranh

Về đối ngoại:

+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng pháitay sai của chúng như Việt Quốc, Việt Cách tràn vào nước ta cùng âm mưu triệt tiêu đảngCộng Sản Đông Dương, thành lập chính quyền tay sai

+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào): Quân đội Anh lấy danh nghĩa quân đồngminh vào áp giải phát xít Nhật, nhưng thực chất tiến vào nước ta với mục đích trao trả vũkhí cho thực dân Pháp, dọn đường cho chúng quay lại xâm lược nước ta Các lực lượngphản động như đảng Đại Việt cùng một số các giáo phái hoạt động trở lại chống phá cáchmạng

Tình hình thù trong giặc ngoài, cùng với những khó khăn còn tồn đọng trong chiến tranh quả là thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam đương thời

Trang 7

2 Chiến thắng Cách mạng tháng 8

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp

ở Đông Dương Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật Ngày 3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động củachúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước

12-Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mangnội dung chính trị Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở HiệpHòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên) Ở Quảng Ngãi nổ racuộc khởi nghĩa Ba Tơ Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiếntranh du kích, mở rộng căn cứ địa Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổchức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốcquân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng ViệtBắc ra đời

Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh

Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng Chớp lấy thời cơ, ngày

13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủyban khởi nghĩa toàn quốc Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy bangiải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Căn cứ vào chỉ thị của Đảng,

từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền Ngày 19-8khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn Trong vòng hai tuần lễ từngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lậtnhào chế độ thuộc địa và phong kiến Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổthành Chính phủ cách mạng lâm thời Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ đượccông bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ngày 2-9-

1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam,

là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế

độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm Nước ta từ một nước thuộc địa trở thànhmột nước độc lập Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước Cáchmạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũtrên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộcđịa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trênthế giới

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai tròlãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí

Trang 8

Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tựhào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng:lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa,một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toànquốc”.

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đó là thắng lợi của đường lối chiếnlược và chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân đúng đắn của Đảng trảiqua 15 năm đấu tranh khắc phục sự khác nhau trong nhận thức

- Đó là kết quả của 15 năm xây dựng lực lượng và chờ đợi chớp lấy thời cơ khởinghĩa của Đảng trải qua ba cao trào cách mạng

- Đó là kết quả của phương pháp bạo lực cách mạng kết hợp chặt chẽ với đấu tranhchính trị, đấu tranh vũ trang và kết hợp chặt chẽ đấu tranh nông thôn với đấu tranh thànhthị và đấu tranh linh hoạt

- Đó là kết quả của quá trình xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ giải phóng dântộc trong điều kiện mà tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi

Cách mạng Tháng Tám để lại cho Nhân dân ta những bài học kinh nghiệm lịch sử quýbáu, mãi mãi soi sáng cho các chặng đường cách mạng Việt Nam, đó là:

- Đảng ta đã đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết đúngđắn mối quan hệ hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trên cơ sở giương cao ngọn

cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

- Trong 15 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn tronghàng ngũ của kẻ thù và tập trung ngọn lửa đấu tranh với kẻ thù trước mắt

- Xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi dựa trên nền tảng khối liên minhcông - nông vững chắc

- Cương quyết đi theo con đường bạo lực cách mạng để mà giành chính quyền

- Tích cực chớp lấy thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân khởi nghĩa giành chínhquyền

- Về công tác xây dựng Đảng tiên phong chiến đấu được vũ trang bằng lý luận củachủ nghĩa Mác-Lênin, đúng đắn về chính trị, thống nhất về tư tưởng, trong sạch và vữngmạnh về tổ chức, liên hệ chặt chẽ với quần chúng

Chúng ta khẳng định, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đờicủa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là một trong những trang hào hùng nhất, mốcson chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Từ đây, trên đấtnước ta, chế độ phong kiến cũ kỹ, lỗi thời từng tồn tại hàng ngàn năm đã bị xóa bỏ vĩnhviễn; ách đô hộ thực dân tàn bạo tồn tại hơn 80 năm cũng bị sụp đổ hoàn toàn Từ đây,dân tộc ta tự tin, ngẩng cao đầu bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất trong lịch sửcủa mình - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Với ý nghĩa và tầmvóc như vậy, sự kiện lịch sử trong đại đó không chỉ làm nức lòng toàn thể Nhân dân ViệtNam, mà còn cổ

Trang 9

vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa cũng như phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

3 Giải quyết những khó khăn sau CMT8

3.1 Xây dựng chính quyền.

- Ngày 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội Hơn 90% cử tri đi bầu và bầu được

333 đại biểu vào Quốc hội

- Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên họp đầu tiên, bầu ban dự thảo Hiến pháp và bầuchính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu

- Sau bầu cử Quốc hội là bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp để củng cố chính quyền ở địaphương

Ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp:

- Phá tan âm mưu chia rẽ và lật đổ của kẻ thù

- Củng cố khối đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước

3.2 Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói

- Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớpnhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thựchành tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập hũ gạo tiếtkiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, ngày “Đồng tâm”, gây Quỹ độc lập,…

- Phong trào thi đua sản xuất được dấy lên ở khắp các địa phương Diện tích ruộng đấthoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực và hoa màu Công nhân,

bộ đội, cán bộ, viên chức nhà nước học sinh, trí thức, công thương v.v tự nguyện tổchức thành từng đoàn từng đội đi về nông thôn giúp nông dân đắp đê phòng lụt, khaihoang, phục hóa

- Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dânnghèo; chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ , thực hiện chính sáchgiảm tô; ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác

 Kết quả : Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được

ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ởNam Bộ

- Vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn,

hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ

Trang 10

- Các trường phổ thông và đại học sớm được khai giảng nhằm đào tạo công dân, cán bộ

có năng lực phụng sự Tổ quốc Nội dung và phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thầndân tộc, dân chủ

Kết quả: Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết

chữ Quốc ngữ Đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân tin tưởngvào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng

3.4 Đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nội phản

a Kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

- Ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở

Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam lần hai

- Ngay khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhân dânNam Bộ đứng lên kháng chiến Lực lượng vũ trang đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, phákho tàng, triệt phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật trên đường phố, bao vây và tấncông quân Pháp trong thành phố

- Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân cả nước hướng về “Thànhđồng tổ quốc”, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộngchiến tranh ra cả nước Các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ vàNam Trung Bộ kháng chiến

b Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc

- Đảng và Chính phủ chủ trương hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc, tránh cùng mộtlúc phải đối phó với nhiều kẻ thù

- Biện pháp:

+ Chấp nhận một số yêu sách về kinh tế, tài chính của quân đội Trung Hoa Dân quốc:cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, chấp nhận lưu hànhtiền quan kim và quốc tệ trên thị trường Việt Nam

+ Đồng ý nhường cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chínhphủ liên hiệp mà không qua bầu cử Mặt khác, chính quyền cách mạng dựa vào quầnchúng đã kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của các thế lựcphản động Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật

+ Đảng rút vào hoạt động bí mật với danh nghĩa “tự giải tán” (11/11/1945), để tránh mũinhọn tiến công của kẻ thù

- Ý nghĩa: Những biện pháp trên đã hạn chế các hoạt động chống phá của quân Trung

Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng;tạo điều kiện củng cố chính quyền, tập trung kháng chiến chống Pháp ở miền Nam

c Hoà hoãn với Pháp

- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kếhoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước Việt Nam

Trang 11

- Ở Trung Quốc, lực lượng cách mạng phát triển mạnh, nên Trung Hoa Dân quốc cần rútquân ở Đông Dương về để đối phó Các thế lực đế quốc do Mĩ cầm đầu vừa muốn tiêudiệt cách mạng Trung Quốc, lại vừa muốn chống cách mạng Việt Nam.

- Các thế lực đế quốc đã thu xếp công việc nội bộ, kết quả là Chính phủ Pháp và Chínhphủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp (tháng 2/1946), thoả thuận việc quânPháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật

- Hiệp ước trên đặt nhân dân Việt Nam trước sự lựa chọn: hoặc phải đánh hai kẻ thù (cảPháp và Trung Hoa dân quốc); hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp.Để tránh tìnhtrạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chọn giảiPháp “Hoà để tiến” Vào thời điểm đó, Pháp cũng cần hoà với Việt Nam để có thể đưaquân ra miền Bắc một cách dễ dàng và kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc chiếntranh xâm lược quy mô lớn

- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

kí với G Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ:

+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do ,

có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương,thuộc khối Liên hiệp Pháp

+ Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giápquân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm

+ Hai bên ngừng mọi xung đột ở miền Nam đi đến cuộc đàm phán chính thức

+ Việt Nam và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị trù bị Đà Lạt (4 – 1946) và Hội nghịPhôngtennơblô (7 – 1946), nhưng không thu được kết quả gì

+ Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêmcho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá

– Ý nghĩa:

+ Loại bỏ bớt kẻ thù, tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù một lúc.+ Tạo thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượngcho cuộc kháng chiến lâu dài

+ Tỏ rõ thiện chí hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam

4 Chiến thắng Điện Biên Phủ

4.1 Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là trang sửvàng chói lọi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam nói chung và củanhân dân các nước nước thuộc địa trên toàn thế giới ở thế kỷ 20 nói chung Một trongnhững yếu tố quan trọng góp phần làm lên sự kiện lịch sử trọng đại ấy là sự chỉ đạo sángsuốt và đúng đắn về phương hướng tác chiến cùng sự động viên quân dân rất kịp thời củaTrung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bối cảnh lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Trang 12

Với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện và lâu dài”, từ 1946 đến 1953 quândân ta đã dần giành thế chủ động trên khắp các chiến trường còn quân Pháp bị đẩy vào thếphòng ngự bị động và sa lầy ở Đông Dương Được sự hậu thuẫn của Mỹ, tháng 5/1953,chính phủ Pháp cử tướng Henri Nava, làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.Sau khi nghiên cứu thực trạng chiến trường Đông Dương và căn cứ vào ý đồ chính trị củaPari cùng thái độ của Oasinhtơn đối với cuộc chiến tranh Đông Dương, tướng Nava vạch

ra một kế hoạch quân sự mang tên “Kế hoạch Nava” với hy vọng trong một thời gianngắn sẽ giành một thắng lợi quyết định về quân sự, xoay chuyển tình thế cuộc chiến ởĐông Dương, chuyển bại thành thắng Theo kế hoạch Nava, phần tác chiến gồm hai bước

và hoàn thành trong 18 tháng Nhưng kế hoạch Na-va hoàn toàn thất bại, không thực hiện được theo dự kiến, Pháp quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn

cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng lúc cao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 căn cứ điểm Pháp và Mỹ đều đưa Điện Biên Phủ là “ pháo đài bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ trở thành địa điểm trung tâm của kế hoạch Nava.

4.2 Đường lối, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

4.2.1 Chiến lược

Cuối tháng 9/1953, Bác Hồ chủ trì buổi họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng ở Tỉn Keo, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bàn về kế hoạch chiếnlược Đông Xuân 1953-1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về ý đồ táo tợn củatướng Pháp H.Nava là tập trung một lực lượng cơ động rất lớn ở đồng bằng Bắc Bộ đểkhiêu chiến, làm tiêu hao chủ lực của ta, tạo điều kiện để giành quyền chủ động và tiếntới giành một thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng

Bác nghe chăm chú rồi nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo sức mạnh

Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn” ("Hồ Chí

Minh biên niên tiểu sử," Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tập 5, trang 399) Bàn tay Bác

mở ra, mỗi ngón trỏ về một hướng Theo tư tưởng chỉ đạo ấy, ta đã nghiên cứu kế hoạchĐông Xuân, cho những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5 hướng chiến lược nhằm nhữngnơi hiểm yếu và tương đối yếu của địch, chọn hướng chính là Lai Châu ở Tây Bắc

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, một cuộc đọ sứctoàn diện nhất, quyết liệt nhất giữa ta và địch Thắng, bại của quân dân ta trong chiến dịchnày sẽ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc ta và nhân dân thế giới đang chiến đấu vì độclập, tự do Vì vậy, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải có quyết tâm và nỗ lựcrất cao

Ngày 6/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ Người chỉ thị cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến

Trang 13

với trong nước mà cả đối với quốc tế Vì vậy toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải

tập trung hoàn thành cho kỳ được…” ("Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử," Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, tập 5, trang 429)

Ngày 1/1/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị, chỉ định cơ quan

lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch, triển khai kế hoạch điều động lực lượng lên Tây Bắc Khi

giao nhiệm vụ cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Người nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền quyết định Có vấn

đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” ("Hồ Chí Minh biên niên quân sự" (1919-1969), Nhà

xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2011, trang 381-382)

Để kịp thời động viên, cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho quân ta vượt qua khó khăn và đánh thắng quân địch ở Điện Biên Phủ ngay từ trận mở đầu, tháng 3/1954,

trong thư gửi cán bộ và chiến sỹ Mặt trận Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các chú sắp ra mặt trận Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang… Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.” ("Hồ Chí Minh biên niên quân sự" (1919-1969), nhà xuất bản

Quân đội nhân dân, Hà Nội 2011, trang 384)

4.2.2 Diễn biến

Trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam

có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữvững quyền tự do, độc lập ấy" Đây là lời khẳng định và cũng là quyết tâm sắt đá của toànthể dân tộc Việt Nam trong bảo vệ nền tự do, độc lập

Tuy nhiên, niềm vui độc lập dân tộc Việt Nam được hưởng thật ngắn Thực dânPháp nhanh chóng quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai Chúng liên tiếp tiến cônglấn chiếm nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và gây hấn ở Bắc Bộ Trước tình hình vôcùng khẩn cấp, đòi hỏi ta phải đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độc lập vừa giành được

Ngày 18 và 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Ban Thường vụ Trungương Đảng nhận định tình hình và chỉ thị cho các địa phương "Tất cả hãy sẵn sàng!" Đến20h ngày 19-12-1946, mệnh lệnh chiến đấu bắt đầu Quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng

mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc

Ngay sau khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lời kêu gọi toàn quốckháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền đi khắp cả nước, trong đó nhấn mạnh: "Bất

kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc

Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc" Hưởng ứngLời kêu gọi của Người, quân và dân Hà Nội cùng với cả nước đã anh dũng đứng lênkháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Để kháng chiến thắng lợi, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng lànhân tố quyết định, do đó phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến Trong

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w