1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề “việt nam chiến đấu và chiến thắng 1946 1954” và vai trò của chủ tịch hồ chí minh trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống pháp cứu nước

50 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên đề “Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1946-1954” và vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước
Tác giả Lưu Văn Hiếu, Dương Duy Khánh, Lê Quang Khải, Vũ Thị Thu Cúc, Trịnh Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Đỗ Việt Hà
Trường học Trường Đại học Đại Nam
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,5 MB

Cấu trúc

  • 2.1 Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp (9)
  • 2.2 Những cuộc đấu tranh giai đoạn 1946-1954 (9)
  • 2.3 Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược (10)
  • 3.1 Cuộc chiến tại vĩ tuyến 16 (12)
  • 3.2 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 (15)
  • 3.3 Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 (16)
  • 3.4 Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954 (19)
  • 3.5 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) (21)
  • CHƯƠNG 2:“VIỆT NAM CHIẾN ĐẦU VÀ CHIẾN THẮNG “1946-1954” VÀ (24)
    • 1. Cuộc kháng chiến chống Pháp “1946-1954” (24)
      • 1.1 VIỆT NAM XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN MỚI (SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 – 12/1946) (24)
      • 1.2 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (19/12/1946 - CUỐI 1950) (30)
      • 1.3 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954) (37)
    • 2. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp (39)
    • 3. Liên hệ thực tiễn (44)
  • CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ BẢN THÂN (46)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN (0)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊBÀI THU HOẠCH MÔN HỌCTƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐề tài : Chuyên đề “Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1946-1954” và vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh

Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 nhưng đến ngày 14 tháng 9 năm 1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạng việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công còn ở Bắc Bộ, vào hạ tuận tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp tiên công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng Vào tháng 12 năm 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (khu phố Yên Minh) Ngày 18 tháng 12 năm 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946.

Trong tình huống khẩn cấp này, Đảng và Chính phủ phải có quyết định đúng đắn và kịp thời Ngày 18 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Những cuộc đấu tranh giai đoạn 1946-1954

Việt Nam giai đoạn 1946-1954 trải qua một số cột mốc quan trọng sau:

Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ do Pháp bội ước và tiến công nước ta Cuộc kháng chiến tại các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950 diễn ra.

Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương Đại hội Đại biểu lần thứ hai của Đảng diễn ra vào tháng 2 năm 1951 Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt, những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường Các chiến dịch giai đoạn này bao gồm các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Chiến dịch Hòa Bình Đông – Xuân từ 1951-1952; Chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông năm 1952; Chiến dịch Thượng Lào Xuân – Hè năm 1953.

2.2.3 Giai đoạn 1953-1954 Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương với kế hoạch Nava Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân từ năm 1953 – 1954 với các chiến dịch tiêu biểu sau: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954; Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu.

Hiệp định Giơ - ne – vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở ĐôngDương.

Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kháng chiến của quân và dân ta Đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); “Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946); Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh (1947).

Từ những văn kiện ấy dần dần hình thành đường lối kháng chiến của ta, đó là:Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh Đường lối này thể hiện được tính chất của cuộc kháng chiến của nhân dân ta bằng những điểm sau: Thứ nhất, cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa,chống lại một cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

Thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.

Thứ ba, trong cuộc kháng chiến này, dân tộc Việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình Thế giới, do đó, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam còn là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, vì dân chủ và hòa bình.

2.3.2 Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954

Kháng chiến toàn dân là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài Sở dĩ như vậy là vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành.

Kháng chiến toàn diện là kháng chiến trên tất cả mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao vì thực tế chỉ ra rằng thực dân Pháp không những đánh ta về quân sự mà chúng còn phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa Cho nên ta không những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả mọi mặt, đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài) Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ Ta yếu, địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

Tự lực cánh sinh là chủ yếu dựa vào sức của mình (sức mạnh của nhân dân), không trông chờ, không ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế Muốn đánh lâu dài thì phair dựa vào sức mình là chính.

2.3.3 Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Pháp

Toàn bộ đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc, nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ. Đường lối kháng chiến có tác dụng động viên, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù phải trải qua nhiều sự hy sinh gian khổ nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi.

3.Vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Cuộc chiến tại vĩ tuyến 16

Khi nhận thấy tình hình không thể hòa hoãn thêm với đế quốc Pháp, tình hình của hai bên dần trở nên căng thẳng Ngày 18—19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng, hội nghị đã phân tích tình hình, âm mưu của địch và ra quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên toàn bộ phạm vi cả nước Đường lối kháng chiến được quyết định là “ Toàn dân, toàn diện, trường kì ” , hội nghị thông qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Sớm ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, nhưng bị phía Pháp khước từ: “Hỡi đồng bào! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Người khẳng định rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Khi Tổ quốc lâm nguy, Người kêu gọi các giới đồng bào cả nước bằng vũ khí và mọi loại dụng cụ có thể dùng làm vũ khí, nhất tề đứng lên đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” Với bộ đội và dân quân, Người dành riêng một lời kêu gọi: “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” Kết thúc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tích Hồ Chí Minh ( Ảnh : Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là đại diện tiếng nói cho hàng triệu người dân, là lời khẳng định sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giữ lấy độc lập quốc gia Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta nhất tề cùng nhau chiến đấu với ý chí vì độc lập tự do nước nhà.

Tại Hà Nội, hơn 20h ngày 19-12-1946, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu Bộ đội chủ lực và tự vệ thành đồng loạt tiến công các mục tiêu trong trung tâm thành phố; nhân dân đã xếp bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa ra đường phố, hình thành những ụ chướng ngại để cản địch; công nhân hỏa xa, công nhân xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố, tự vệ ngả cây, hạ cột đèn chắn các ngã tư, ngã năm người lao động, trí thức, học sinh, tiểu thương, nhà tư sản, nhà sư vừa phục vụ chiến đấu dưới các hình thức cứu thương, tiếp tế, thông tin liên lạc, vừa động viên bộ đội và tự vệ chiến đấu Nhiều thanh niên nam, nữ tình nguyện nhập ngũ ngay từ những ngày đầu kháng chiến của Thủ đô Nhân dân nội thành tản cư ra các cửa ô đã sốt sắng cùng nhân dân ngoại thành đào hàng chục ki lô mét hào giao thông, hàng trăm hố chiến đấu và phòng tránh, phá đường sá, cầu cống, nhà cửa Nhiều địa phương như Thanh

Trì, Thanh Oai tổ chức thêm tự vệ, sẵn sàng vào nội thành chiến đấu Nhiều tỉnh như Sơn Tây, Hà Đông, Phúc Yên, Thái Nguyên chủ động đưa lực lượng về tăng viện cho Hà Nội khi chiến sự lan rộng

Sau hai tháng đương đầu với thực dân Pháp quân ta đã hoàn thành được nhiệm vụ tiêu hao, kìm hãm lực lượng của chân địch, kết quả này vượt xa cả mong đợi của các lãnh đạo, có thể nói đây là chiến thắng không chỉ của riêng lực lương vũ trang Thủ đô, của những người tình nguyện mà là chiến thắng đại diện cho sự quyết tâm, trí tuệ của cả dân tộc.

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng “vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.”. Bác cho rằng “muốn kháng chiến lâu dài để đi tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng…” Căn cứ vào chiến lược kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất, từng bước xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh, gồm ba thứ quân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Cũng căn cứ vào chiến lược này, Chủ tịch

Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định “Mỗi công dân là một chiến sĩ Mỗi làng là một chiến hào”, quyết tâm đánh bại thực dân Pháp xâm lược. Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện nhất quán đường lối toàn diện kháng chiến, Người yêu cầu: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều phải cần trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” Người cho rằng, “trong kháng chiến, quân sự là việc chủ chốt” Tuy nhiên, chỉ có đánh địch trên chiến trường thôi thì chưa đủ mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa Ngay khi bước vào kháng chiến toàn quốc, Người kêu gọi vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng hậu phương, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, vừa thực hiện binh vận, vừa xây dựng nền văn hoá, giáo dục kháng chiến, bồi dưỡng nhân dân, vừa động viên, tổ chức nhân dân tham gia các đoàn thể kháng chiến, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Trên cơ sở đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tương quan lực lượng địch - ta, đồng thời nắm chắc quy luật chuyển hoá của tương quan đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “kháng chiến trường kỳ” Trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” viết ngày 5-11-1946, Người nhấn mạnh: “Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ Dù địch thua đến cùng cực thì nó cũng rán sức cắn lại Vì nó thất bại ở Việt Nam, thì toàn bộ cơ nghiệp đế quốc nó sẽ tan hoang Vì vậy nó sẽ đem rất nhiều viện binh… Nó sẽ tàn phá khủng bố rất dữ dội… Nhưng ta phải hiểu: Lực lượng địch chỉ có từng ấy thôi Ta kiên quyết chống chọi cho qua giai đoạn “chớp nhoáng” đó, thì địch sẽ xẹp, ta sẽ thắng”.

Cuộc chiến đấu oanh liệt, sáng tạo của quân, dân Thủ đô Hà Nội và của cả nước trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến đã giáng một đòn mạnh vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và ý chí xâm lược của kẻ thù, làm tiền đề vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo của cuộc kháng chiến

Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

Vào đầu năm 1947, sau khi giải pháp thành lập một chính phủ bù nhìn tay sai gặp nhiều bế tắc, Pháp quyết định thực hiện giải pháp quân sự, cho phép Valluy mở cuộc tiến công chiến lược lên Việt Bắc vào Thu - Đông năm 1947 Những mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công này như sau:

1.Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt để loại trừ bộ đội chủ lực của Việt Minh ra khỏi vòng chiến đấu; phá tan cơ quan đầu não kháng chiến; triệt tiêu mọi tiềm lực kháng chiến của Việt Minh.

2 Khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn mọi mối quan hệ giữa cách mạngViệt Nam và cách mạng Trung Quốc

3 Tạo ra một chiến thắng quân sự quyết định để làm đà cho việc thiết lập một chính phủ bù nhìn tay sai, nằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

3.2.2 Vai trò của Hồ Chí Minh

Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn Việt Bắc làm căn cứ địa của cuộc kháng chiến trường kỳ, nhân dân các dân tộc Việt Bắc được Người tin tưởng trao cho sứ mệnh lịch sử “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi.” Đối với dân tộc Việt Nam, thắng lợi của cuộc phản công Việt Bắc Thu Đông

1947 là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, mở ra một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến với sự chuyển hoá lực lượng ngày càng có lợi Căn cứ địa Việt Bắc ngày càng vững vàng và trưởng thành, bộ đội chủ lực và dân quân du kích đều được tôi luyện trong thực tế chiến đấu, được bổ sung khá nhiều trang bị, vũ khí. Chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu luôn được bảo vệ an toàn với những vị bộ trưởng luôn ba lô trên vai vừa liên tục di chuyển trong các huyện

Võ Nhai, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang)…vừa tiếp tục điều hành công việc kháng chiến trên toàn quốc.

Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 thắng lợi, địa danh Việt Bắc đánh dấu mốc thắng lợi đầu tiên, quan trọng trong những năm đầu cuộc kháng chiến của quân dân ta Từ căn cứ địa Việt Bắc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh lãnh đạo nhân dân cả nước Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đếnViệt Bắc trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp trường kỳ, khẳng định tầm nhìn chiến lược, thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn địa thế rừng núi hiểm trở để đánh Pháp và trong những giờ phút khó khăn của cuộc chiến đấu luôn bình tĩnh, sáng suốt lãnh đạo nhân dân di chuyển cơ quan đầu não kháng chiến, nhân lực, vật lực,…phục vụ chiến dịch.

Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950

3.3.1 Bối cảnh đất nước Đầu năm 1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến có lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam Trung Quốc (18/01/1950), Liên Xô (30/01/1950) và các nước dân chủ Nhân dân công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cục diện trên chiến trường giữa ta và địch chuyển sang thế cầm cự giằng co Đặc biệt sau chuyến công tác bí mật ra nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc đã thỏa thuận với Chủ tịch Hồ Chí Minh một số giải pháp hỗ trợ cho cuộc kháng chiến của ta Trước những điều kiện thuận lợi và sự hỗ trợ của các nước Dân chủ nhân dân nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Biên giới lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II Chiến dịch được mở ra với mục đích “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới phía bắc nước ta, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tiến tới giành quyền chủ động trên chiến trường chính”.

Ngày 12/8/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị cho các cấp Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương đánh địch mạnh để tiêu hao lực lượng địch, kiềm chế địch, phối hợp với “một chiến dịch lớn” do Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo; do Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh phát động, đồng thời phát động trong toàn quốc tuần lễ “thi đua giết giặc lập công” Trong bức thư gửi các chiến sĩ ở biên giới Bác đã nhắc nhở "Trong cuộc chiến đấu này ta chỉ được đánh thắng, không cho đánh bại" Đến cuối tháng 8/1950, Chủ tịch

Hồ Chí Minh ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Người kiểm tra kế hoạch tác chiến, xem xét công tác chuẩn bị hậu phương,theo dõi kịp thời diễn biến của chiến dịch, góp những ý kiến chỉ đạo và động viên cán bộ, bộ đội, dân công.

Do quy mô của Chiến dịch tương đối lớn, có nhiều lực lượng tham gia, trên địa bàn rộng, rừng núi hiểm trở, lại xa căn cứ hậu cần của ta, nên việc chuẩn bị, bảo đảm cho Chiến dịch rất khó khăn Thấy trước được điều đó, trong Hội nghị Quốc phòng (ngày 2/9/1950), Bác Hồ đã đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tiếp tế cho Chiến dịch Biên giới và chỉ thị cho các lực lượng tham gia Chiến dịch: “Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng Chúng ta quyết đánh thắng trận này” Ngày 9/9/1950, Người ra Lời kêu gọi đồng bào ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng: “ Hỡi đồng bào yêu quý, quân ta đã mở chiến dịch trên mặt trận Cao - Bắc

- Lạng chiến dịch này rất quan trọng cho Cao - Bắc - Lạng và cả toàn quốc Đồng bào ta đã chuẩn bị rất nhiều trong việc chuẩn bị chiến dịch như: Góp quân lương, sửa đường sá, vận tải, chuyên chở giúp đỡ bộ đội Tôi trân trọng thay mặt chính phủ, và quân đội cảm tạ đồng bào Tôi kêu gọi toàn thể đồng bào ba tỉnh, các ủy ban kháng chiến và hành chính, các đoàn thể nhân dân cố gắng thêm nữa, tiếp tục giúp đỡ cho bộ đội ta trước mặt trận để quân ta giết nhiều địch, đánh thắng to Đồng bào hãy tiến lên làm gương kiểu mẫu cho nhân dân toàn quốc, giúp cho Chiến dịch được thắng lợi" Qua những lời kêu gọi, động viên của Người làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào Cao - Bắc - Lạng cũng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới phải giành thắng lợi, sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận là nguồn sức mạnh tinh thần, động viên quân dân ta quyết tâm thắng lợi trong chiến dịch Quân và dân háo hức, khẩn trương ra mặt trận thi đua giết giặc lập công.

3.3.2 Vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.

Chiến thắng chiến dịch đã đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới - giai đoạn giành giữ và phát huy quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 là kết tinh của những nỗ lực phi thường của quân và dân ta như Bác đã từng nói “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", và luôn nhắc nhở trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, tất cả phải dựa vào dân, và coi cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh toàn dân Nhờ có tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén, Đảng ta đã đánh giá đúng thực lực kẻ thù, đề ra chủ trương, phương châm tác chiến chiến lược kịp thời, chính xác, động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tập trung mọi nguồn lực cho tiến công địch trên một hướng xác định, trong thời điểm quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta

Thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950 chứng minh tính đúng đắn của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến Bài học về phát huy nội lực trong nhân dân, bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật chỉ đạo điều hành chiến tranh và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, về huy động tiềm lực và khối đại đoàn kết dân tộc để tạo thành sức mạnh tổng hợp

Trong đó, bài học về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học lớn, sâu sắc nhất, bao trùm và chủ đạo nhất Nhờ có tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén, Đảng ta đã đánh giá đúng thực lực kẻ thù, đề ra chủ trương, phương châm tác chiến chiến lược kịp thời, chính xác, động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; tập trung mọi nguồn lực cho tiến công địch trên một hướng xác định, trong thời điểm quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta Bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy nguồn lực địa phương được rút ra từ chiến dịch 1950 để sau này tiếp tục vận dụng cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này giành thắng lợi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.

Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954

Trong giai đoạn 1946-1954, tình trạng kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược ĐôngDương đã đẩy nền kinh tế của nước Pháp lâm vào khủng hoảng trầm trọng, các phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp ngày càng lan rộng, mâu thuẫn trong giới cầm quyền Pháp ngày càng gay gắt Chỉ trong vòng 8 năm tiến hành chiến tranh Đông Dương, nội các Chính phủ Pháp đã phải thay đổi tới 18 lần Trước tình hình trên, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp chủ trương dựa vào sự viện trợ của Mỹ nhiều hơn để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, nhằm tìm cho nước Pháp “một lối thoát danh dự” ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam.

Với sự hậu thuẫn của Mỹ, tháng 5-1953, Hăngri Nava (Henri Navarre), Tham mưu trưởng lục quân khối NATO, được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương Nava vạch ra một kế hoạch có quy mô rộng lớn, nhằm trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành thắng lợi quyết định, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng Theo kế hoạch Nava, phần tác chiến gồm hai bước và hoàn thành trong 18 tháng: Bước

1, từ thu - đông 1953 đến xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh Bước 2, từ thu - đông 1954, dồn toàn bộ lực lượng ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

Trước tình hình trên, tháng 9-1953, tại Tỉn Keo, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị bàn và phê chuẩn phương án tác chiến đông xuân 1953-1954 là hướng Tây Bắc, Tây Nguyên và Trung - Hạ Lào của Bộ Tổng tham mưu Tổng Quân uỷ quyết tâm chọn phương án trên với chủ trương: chưa nên đánh vào đồng bằng ngay mà phải phá tan âm mưu tập trung binh lực của địch để tạo điều kiện tác chiến tương đối lớn.

Thực hiện cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân, quân và dân ta đã làm đảo lộn kế hoạch chiến tranh của Pháp - Mỹ, làm xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho ta Trong khi Nava tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược để có “quả đấm” mạnh, thì những chiến dịch của quân ta trên các chiến trường, đặc biệt là hướng Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào làm cho quân địch hết sức bị động, lúng túng, phải căng mỏng lực lượng ra đối phó.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

Giữa tháng 11-1953, bộ đội chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu; phối hợp với quân đội Pathét Lào tiến công địch ở Trung - Hạ Lào Nava buộc phải cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau, có cơ cấu phòng ngự vững chắc, với hơn 16 ngàn quân tinh nhuệ Mục đích của chúng là biến thế trận này thành bàn đạp chiếm lại Tây Bắc, khống chế chiến trường Lào, đồng thời giữ quân chủ lực ta ở Việt Bắc để quân Pháp rảnh tay hoạt động ở đồng bằng Bắc

Bộ và đánh chiếm Liên khu 5 Mặc dù có tới 50 vạn quân, bao gồm cả quân ngụy, nhưng Nava không thể đối phó với cuộc tiến công của quân ta trên khắp các chiến trường Hy vọng duy nhất của Nava là ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự mà cùng với các Bộ trưởng, tướng lĩnh Pháp và nhiều tướng lĩnh Mỹ đã nhiều lần tới kiểm tra cứ điểm Điện Biên Phủ, kể cả Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn, đều hết lời ca ngợi và tuyên truyền đây là “một cứ điểm đáng sợ”, “một pháo đài bất khả xâm phạm, không thể công phá”

Ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta, mở cuộc đại tiến công vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Điện Biên Phủ, và coi đây là điểm quyết chiến chiến lược Người chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” Cũng trong cuộc họp quan trọng này, Người cùng Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận.

Do tính chất tối quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ nên Bác dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch Ngay khi các đơn vị ta tiến lên Tây Bắc, Người đã gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ: “Thu – Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào bị giặc đè nén Năm ngoái, các chú đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều địch, đã thắng lợi to Bác rất vui lòng các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh Bác và Chính phủ chờ tin thắng lợi để khen thưởng các chú”

Ngày 13-3-1954, quân ta mở cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Đây là một cuộc đọ trí, đọ sức hết sức gay go, quyết liệt giữa ta và địch, để giành giật từng thước đất Để động viên kịp thời, ngày 15/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi cán bộ, chiến sĩ đã chiến thắng hai trận mở màn chiến dịch ở Him Lam, Độc Lập Đồng thời, Người nêu rõ ý nghĩa lịch sử quan trọng của chiến dịch cả về quân sự, chính trị và nhắc nhở quân đội ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan, khinh địch để giành toàn thắng cho chiến dịch này.

Suốt quá trình diễn ra chiến dịch, Bác còn dành sự quan tâm đặc biệt tới tình hình chiến trường Để khắc phục những khó khăn, trở ngại, bảo đảm cung cấp cho tiền tuyến, Bộ Chính trị và Bác đã kịp thời ra Nghị quyết, chỉ rõ “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này” Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã huy động được một khối lượng lớn sức người, sức của từ nhiều vùng miền, từ nhiều giai cấp, tầng lớp trong cả nước Theo số liệu tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân đã đóng góp 25.560 tấn gạo,

266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công với 18.301.507 ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền Trong khi đó chiến trường Điện Biên Phủ ở cách xa hậu phương có nơi tới 500-600 km, địa thế hiểm trở.

Trải qua 55 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” chiến đấu cực kỳ ngoan cường và anh dũng, vượt qua bao gian khổ và hy sinh, ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phất phới tung bay trên nóc hầm Sở chỉ huy của địch Quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo, là niềm tin của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do Để có được chiến công lẫy lừng đó, chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác không chỉ theo dõi sát sao tình hình ngoài trận địa để đưa ra những phương châm, chiến lược chỉ đạo đúng đắn mà còn quan tâm, săn sóc và cổ vũ, động viên kịp thời các cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đang chiến đấu vì độc lập tự do của nước nhà Người đã truyền cho các chiến sĩ ta một ý chí quyết chiến quyết thắng, một nghị lực, một sức mạnh phi thường, một niềm tin sắt đá để quân và dân ta vượt qua khó khăn hiểm nguy giành thắng lợi hoàn toàn.

Chính vì vậy, khi trả lời một chính khách nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam" Bởi dựa trên nền tảng chỉ đạo chiến thuật

"chắc thắng mới đánh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kiên quyết thay đổi phương án tác chiến, góp phần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Còn Đại tướng Henri Nava, người đối đầu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên phủ cũng thừa nhận: “Phía Việt Nam chiến thắng là đúng Vì trong suốt 9 năm chiến tranh, họ chỉ có 1 người chỉ huy quân sự duy nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và 1 người chỉ huy chính trị cao nhất là Hồ Chí Minh” Trong khi đó, phía Pháp có tới 20 Chính phủ, 7 Tổng tư lệnh, 8 Cao ủy thay nhau liên tiếp chỉ huy ở Đông Dương mà vẫn thất bại”.

Thắng lợi quân sự của ta trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954, nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam đã đập tan những cố gắng quân sự cao nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945 - 1954) Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

NAM CHIẾN ĐẦU VÀ CHIẾN THẮNG “1946-1954” VÀ

Cuộc kháng chiến chống Pháp “1946-1954”

1.1 VIỆT NAM XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN MỚI (SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 – 12/1946)

Ngay trước khi Chính phủ lâm thời chính thức ra mắt đồng bào, ngày 22/8/1945,

20 vạn quân Tưởng do Lư Hán chỉ huy bắt đầu kéo vào Đông Dương Ngày 7 đến ngày 10/9, các tên Tạ Sùng Kỳ và Tiêu Văn đến Hà Nội nhân danh phái bộ Trung Hoa, đem theo các tổ chức phản động: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) Ngày 14/9, Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội Ngày 26 và 27/9, hàng vạn quân Tưởng lếch thếch kéo vào thủ đô Ngày 7/10, Hà Ứng Khâm, Tổng Tham mưu trưởng quân đội của Tưởng Giới Thạch, đến Hà Nội cùng tướng Mỹ Mac Lure để xúc tiến xâm lược nước ta Ngày 24/10, bọn Việt Quốc, Việt Cách dựa vào áp lực của quân Tưởng đã bắt cóc nhân viên chính phủ ta, đòi ta phải nhượng cho chúng 7 ghế trong Chính phủ: Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Kinh tế, Thanh niên, Giáo dục, Kiều vụ và 2 chức Tổng lý Nội các và Tổng Tham mưu trưởng Tuy nhiên, chúng ta chỉ chấp nhập nhân nhượng hạn chế: lãnh đạo Việt Cách Nguyễn Hải Thần được bổ nhiệm vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ; đồng thời hai ghế bộ trưởng Y tế và Vệ sinh, một ghế thứ trưởng Quốc dân kinh tế được giao cho các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách Cuối tháng 12/1945, Lư Hán đưa tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải loại các bộ trưởng là đảng viên cộng sản… Cùng với các hoạt động chính trị, quân Tưởng và các thế lực phản động liên tục thực hiện nhiều hoạt động cướp bóc, khủng bố, phá hoại, buôn lậu… Ở miền Nam, dựa vào quân Anh, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Ngày 23/9/1945, tiếng súng chống Pháp đã nổ tại Sài Gòn, sau đó lan rộng toàn Nam bộ, báo hiệu một trận chiến mới vô cùng khắc nghiệt.

Tình thế lúc này được những người trong cuộc và những người chép sử gọi là

“ngàn cân treo sợi tóc” Thực sự không có hình tượng nào phản ánh đúng hơn! Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đối sách vô cùng sáng suốt, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên quyết Riêng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền, vấn đề được coi là cơ bản, cốt yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội, đã được thực hiện rất quyết liệt và đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần giữ vững thành quả cách mạng.

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch HồChí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng. Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân dân Việt Nam) cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”. Ngày 10 và 11/9/1945, Hội nghị cán bộ Bắc kỳ của Đảng đã ra nghị quyết, trong đó về vấn đề chính quyền, nghị quyết nêu rõ: huy động các hạng nhân tài và chính trị phạm ra giúp việc; cấp tốc tổ chức các ủy ban nhân dân các làng, các phố; thi hành thống nhất các chương trình của Việt Minh và do Chính phủ quyết định…

Ngày 11/9/1945, với bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh nêu “cách tổ chức các ủy ban nhân dân” (làng, huyện, tỉnh, thành phố), đăng trên báo Cứu quốc Theo đó, mỗi ủy ban có từ 5 - 7 người, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư ký, một ủy viên phụ trách chính trị, một ủy viên phụ trách kinh tế - tài chính, một ủy viên phụ trách quân sự, một ủy viên phụ trách xã hội Người nhấn mạnh:

“Ủy ban nhân dân tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan do bọn thống trị cũ đặt ra”.

Từ ngày 17 đến 24/9/1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” để có nguồn tài chính phục vụ việc xây dựng đất nước và chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược. Trong một tuần, nhân dân quyên góp tổng cộng 60 triệu đồng Đông Dương và

370 ký vàng Khi Cách mạng thành công, chúng ta chiếm được Ngân hàng Đông Dương nhưng chỉ thu được 1,25 triệu đồng Đông Dương mà trong đó phần lớn là tiền rách nát! Điều đó cho thấy ý nghĩa lớn lao của “Tuần lễ vàng” như thế nào. Để đối phó với sự công kích trực diện của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán và rút vào hoạt động bí mật, đồng thời thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hoạt động công khai.

Bấy giờ, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động cách mạng, Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức quần chúng, mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân Chẳng hạn, trong các xí nghiệp thì có ủy ban công nhân (sau đổi thành ủy ban xí nghiệp); tổ chức lực lượng Thanh niên cứu quốc, Tự vệ chiến đấu (kể cả trong học sinh, thanh niên Công giáo và hướng đạo); tổ chức Phụ nữ cứu quốc; tiếp tục phát triển Hội Văn hóa cứu quốc; đồng thời hình thành nhiều tổ chức quần chúng khác như Công thương cứu quốc đoàn, Cựu binh sĩ cứu quốc đoàn, Liên đoàn Công giáo cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc…

Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ban hành chỉ thị về kháng chiến kiến quốc (mật), nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược” nên

“chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”, đồng thời “phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”, “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”.

Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu Hai Đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Quốc và Việt Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại biểu là 403 Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều kiện chiến sự, có sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại nhưng có đến 89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít nhất 42 cán bộ của ta hy sinh Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch

Hồ Chí Minh đứng đầu; với hai đảng đối lập, Việt Quốc nắm một số bộ gồmKinh tế, Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch Chính phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế - Lao động, Canh nông Sau đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 tại kỳ họp thứ hai. Đối với vấn đề ngoại xâm, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta đã ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp, đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật Đến tháng 6/1946, toàn bộ quân Tưởng rút khỏi Việt Nam; bọn phản động mất chỗ dựa nên ra sức chống phá, nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp đã mưu toan đảo chính lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tháng 7/1946, âm mưu của chúng bị vạch trần, thông qua sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu Vụ phá án đã đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng, làm tan rã hệ thống tổ chức của một đảng phản động, phá vỡ liên minh phản cách mạng giữa bọn phản động bên trong với thế lực xâm lược bên ngoài.

Có thể thấy, việc giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức ngoạn mục, vừa chớp được thời cơ, vừa giành thắng lợi trọn vẹn, vừa hạn chế tối đa đổ máu Các diễn biến tiếp theo đó trong việc giữ vững thành quả cách mạng cũng ngoạn mục không kém, khi chính quyền non trẻ đã phải cùng lúc đương đầu với rất nhiều kẻ thù, rất nhiều thử thách khốc liệt. Nhưng dưới sự sáng suốt của Đảng, của Chính phủ, đứng đầu là Chính phủ Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng không những được giữ vững mà còn không ngừng được củng cố và phát triển Đến tháng 12/1946, khi toàn quốc kháng chiến nổ ra, chính quyền cách mạng đã thực sự vững mạnh và đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng là vừa kháng chiến vừa kiến quốc Nhờ đó, cuộc kháng Pháp của nhân dân ta dù lúc đầu hết sức khó khăn nhưng dần dần ta đã chiếm ưu thế và giành thắng lợi cuối cùng.

Phân tích hành động khiêu khích, xâm lược của thực dân Pháp trong những tháng cuối năm 1946, nhất là từ giữa tháng 12, Hội nghị nhận định: âm mưu của Pháp là mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược, chuyển cuộc chiến tranh sang một bước mới; thời kì hoà hoãn đã qua, khả năng hoà bình không còn nữa.

Sáng 19-12-1946, thực dân Pháp gửi tiếp cho Chính phủ ta một tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến và để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự trong thủ đô Hà Nội.

Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp

LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TA GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC

KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỨU NƯỚC

Tổng kết thực tiễn cách mạng đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Trong đó, vai trò của Hồ Chí Minh là vô cùng to lớn Cùng với Trung ương Đảng, Người đã hoạch định, tổ chức và lãnh đạo quân dân ta thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Pháp Đường lối đó được xác định với nội dung cơ bản : “Kháng chiến,kiến quốc”, “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh".

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng “vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.” Trong bài “Toàn dân kháng chiến” viết ngày 5-11-1946, sau khi phân tích quy mô và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh, Người cho rằng “muốn kháng chiến lâu dài để đi tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng…”. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngày 19-12-1946, tư tưởng của Người về kháng chiến toàn dân được thể hiện rất rõ ràng: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm, dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Căn cứ vào chiến lược kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất, từng bước xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh, gồm ba thứ quân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Cũng căn cứ vào chiến lược này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định

“Mỗi công dân là một chiến sĩ Mỗi làng là một chiến hào”, quyết tâm đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành kháng chiến toàn dân, đồng thời phải thực hiện toàn diện kháng chiến Vì, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một cách toàn diện, chúng ta phải kháng chiến chống lại chúng một cách toàn diện trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao Người nói: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”. Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện nhất quán đường lối toàn diện kháng chiến, Người yêu cầu: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái,bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều phải cần trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” Người cho rằng, “trong kháng chiến, quân sự là việc chủ chốt” Tuy nhiên, chỉ có đánh địch trên chiến trường thôi thì chưa đủ mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa Ngay khi bước vào kháng chiến toàn quốc, Người kêu gọi vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng hậu phương, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, vừa thực hiện binh vận, vừa xây dựng nền văn hoá, giáo dục kháng chiến, bồi dưỡng nhân dân, vừa động viên, tổ chức nhân dân tham gia các đoàn thể kháng chiến, xây dựng khối đoàn kết toàn dân Để mở rộng khối đoàn kết toàn dân, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-

1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập Truyền thống yêu nước của toàn dân tộc được khơi lên mạnh mẽ, nhân dân ta tỏ rõ sự đoàn kết, nhất trí chung quanh Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đó là sức mạnh vô địch để chống thù trong, giặc ngoài Ngày 31-5-1946, Người lên đường thăm nước Pháp, với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Người đã tuyên truyền làm sáng tỏ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế. Chính dịp này, một số trí thức, nhà khoa học Việt kiều được Người vận động, thuyết phục và cảm hoá đã tình nguyện theo Bác về nước cống hiến tài năng, trí tuệ cho cách mạng, cho sự nghiệp kháng chiến, như: kỹ sư Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân; bác sĩ Trần Hữu Tước

Trên cơ sở đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tương quan lực lượng địch - ta, đồng thời nắm chắc quy luật chuyển hoá của tương quan đó, Chủ tịch

Hồ Chí Minh chủ trương “kháng chiến trường kỳ” Trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” viết ngày 5-11-1946, Người nhấn mạnh: “Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ Dù địch thua đến 99%, nó cũng rán sức cắn lại Vì nó thất bại ở Việt Nam, thì toàn bộ cơ nghiệp đế quốc nó sẽ tan hoang Vì vậy nó sẽ đem rất nhiều viện binh… Nó sẽ tàn phá khủng bố rất dữ dội… Nhưng ta phải hiểu: Lực lượng địch chỉ có từng ấy thôi Ta kiên quyết chống chọi cho qua giai đoạn “chớp nhoáng” đó, thì địch sẽ xẹp, ta sẽ thắng”.

Tư tưởng kháng chiến truờng kỳ được Người nhiều lần phân tích, giải thích lý do và luôn chứa đựng sự lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng. Người nói đại ý rằng: trường là dài, tức là đánh bao giờ địch bại, địch “cút”, thế mới là trường Vì địch âm mưu đánh chớp nhoáng Chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau, thì ta nêu lên khẩu hiệu: Trường kỳ kháng chiến… Thế là ngay từ lúc đầu chiến lược ta đã thắng chiến lược địch Một lý do nữa Người nêu ra là: “Kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị toàn diện của toàn dân”.Trên cơ sở phân tích lợi hại của ta và địch khi thực hiện chiến lược trường kỳ kháng chiến, Người cho rằng: “Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến, để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm Ta dùng chiến thuật du kích, để làm cho địch hao mòn, cho đến ngày ta sẽ tổng phản công để quét sạch lũ chúng” Tuy nhiên, kháng chiến trường kỳ không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải nỗ lực vượt bậc, vừa tiêu diệt địch, vừa bồi dưỡng phát triển lực lượng của ta, càng đánh ta càng mạnh, địch càng yếu, đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Cùng với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải “tự lực cánh sinh” Người cho rằng “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.Theo Người, tự lực cánh sinh là chính, kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế là hết sức quan trọng Vì vậy, trong kháng chiến chống Pháp, Người đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, đồng thời khi có điều kiện, làm mọi việc để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ và nhân dân các nước anh em, của nhân loại tiến bộ, kể cả nhân dân Pháp Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhưng không ỷ lại, không để ảnh hưởng đến tinh thần độc lập tự chủ của đất nước Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh như một người cầm lái bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm, đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh nguy hiểm Với đường lối chính trị đúng đắn, biết phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược đối với kẻ thù, Hồ Chí Minh chính là “linh hồn” của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Không những thế, Người còn là vị tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang, và vai trò của Người được thể hiện nổi bật trong các chiến dịch lớn Những quan điểm, tư tưởng chiến lược quân sự của Người được quán triệt, thực hiện sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để lại dấu ấn sâu sắc, đậm nét trong lịch sử chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Với đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”,Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo quân dân cả nước từng bước huy động được sức mạnh của dân tộc vào cuộc chiến đấu và giành thắng lợi cuối cùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Với vai trò to lớn như trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp Đồng thời, những quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược của Người vẫn tiếp tục là cơ sở cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này.

Bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng Hồ Chí Minh

Liên hệ thực tiễn

Ngày nay, chúng ta đang ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới Đó là, ViệtNam là thành viên chính thức của WTO, đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường hợp tác, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, có cả thời cơ, vận hội và khó khăn, thách thức đan xen Hơn thế, lại trong tình hình các thế lực thù địch đang tăng cường các hoạt động chống phá bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”,bạo loạn, lật đổ Xây dựng, phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, là yêu cầu bức thiết nhưng phải gắn chặt với bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN Trong quá trình hợp tác, hội nhập, phát triển, nhất là trong lộ trình thực hiện cam kết vớiWTO cần thấu suốt quan điểm của Đảng, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc vàCNXH, phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ ngoại lực và thông qua hợp tác, hội nhập để biến ngoại lực thành nội lực, không ngừng tạo thế và lực mới của đất nước Thiết nghĩ, đó cũng là quá trình vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “kháng chiến, kiến quốc”, “ toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính” trong kháng chiến chống Pháp vào điều kiện lịch sử hiện nay nhằm phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ quốc tế thuận lợi thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Cũng vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu, thấu hiểu vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị lãnh tụ của cách mạng, của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp nói riêng, trong sự nghiệp giữ nước nói chung, không chỉ có ý nghĩa về mặt phương pháp luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Tư tưởng của Người luôn là kim chỉ nam của những quan điểm, đường lối của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng Theo đó, trong tình hình hiện nay, chúng ta phải giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc Đồng thời, kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền; cảnh giác với những phương thức, thủ đoạn mới trong chiến lược “diễn biến hòa bình “ của địch,quyết không dành cho chúng một sơ hở nhỏ nào để thực hiện âm mưu kích động, chia rẽ sự đoàn kết thống nhất dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ Mặt khác,chúng ta phải tích cực đấu tranh, khắc phục những thiếu sót trong quản lý, xây dựng đất nước, những sơ hở, sai lầm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nhất là chính sách về dân tộc, tôn giáo; đấu tranh một cách kiên quyết, có hiệu quả với tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy điều hành các cấp; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, động viên toàn dân tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.Không vì hội nhập kinh tế quốc tế mà lơi lỏng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốcVận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay, chúng ta cần tập trung xây dựng và phát huy mọi tiềm lực của đất nước; đó là các tiềm lực: chính trị – tinh thần, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ Để xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, trước hết cần tập trung xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, bản lĩnh, trí tuệ để triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Trong đó, vấn đề then chốt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh” Trong công tác giáo dục quốc phòng – an ninh, cần tập trung quán triệt, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, nâng cao nhận thức cho nhân dân về âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch Thông qua đó, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, tạo sự đồng thuận của toàn dân đối với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

LIÊN HỆ BẢN THÂN

Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần làm gì, làm như thế nào để khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các công trình nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mỗi sinh viên cần phải rèn luyện bản thân.

Thứ nhất, thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước Tuổi trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thích ứng với những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ Chính vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ hai, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

Thứ ba, luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị Hiện nay, các thiết bị công nghệ hiện đại và hệ thống mạng xã hội đang ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một trong số đó là khiến giới trẻ nói chung, trong đó có sinh viên sống tách biệt với xã hội, hình thành lối sống vô tâm, vô cảm, thờ ơ chính trị Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ chủ yếu đọc báo qua những bài được chia trẻ trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng cụ thể, thay vì chủ động tiếp cận tới các nguồn tin chính thức, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch truyền bá những thông tin xuyên tạc Đảng và Nhà nước mà nếu không có những nhận thức chính trị đầy đủ, người đọc sẽ hình thành suy nghĩ sai lệch, gây ra những hệ lụy khôn lường cho tình hình an ninh xã hội.

Thứ tư, biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội Trong quá trình xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, ta không nên mù quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước

Trong đó, sinh viên với bản chất năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy là đối tượng lý tưởng để tiếp thu các công nghệ mới, tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập phải luôn tỉnh táo để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc, phải dung hòa được nếp sống hiện đại với những giá trị truyền thống.

CHƯƠNG 4: LỜI KẾT VÀ LỜI CẢM ƠN

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Đảng ta về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Quan điểm đó hình thành trên cơ sở bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, mà nổi bật là đường lối: “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, dựa vào sức mình là chính" trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Ngày nay, chúng ta có thuận lợi cơ bản là hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện Đó là cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch, các biện pháp phối hợp, huy động các tiềm lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Để vận dụng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đặc biệt là, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với các biện pháp huy động các tiềm lực; phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động quốc phòng, quân sự với an ninh và đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay, đòi hỏi cần quán triệt, vận dụng sâu sắc bài học phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện nhất quán quan điểm lấy

“dân làm gốc” trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, quán triệt rõ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” vào hoạt động chủ đạo thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Dân thụ hưởng chính là thể hiện mục đích cuối cùng của Đảng đó là phục vụ nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân Việc bổ sung điểm mới này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm khích lệ tinh thần tích cực của Nhân dân, phát huy vai trò, vị trí của người dân trong khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường của dân tộc.

Hai là, phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, “lợi ích nhóm” Phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố tích cực mới có thể nảy nở như hoa mùa xuân Vì thế, biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất của tư tưởng lấy “dân làm gốc” hiện nay chính là nói “không” với tham nhũng và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, triệt tiêu “lợi ích nhóm”.

Ba là, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh vững mạnh, không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc phải trên cơ sở phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả nước Đó là sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh Nhân dân, của thế trận chiến tranh Nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao; khi đất nước xảy ra chiến tranh thì “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt

Bài thu hoạch này của nhóm sinh viên chúng em là thành quả sau chuyến tham quan thực tế Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau khi được quan sát, tìm hiểu các hiện vật, tư liệu của bảo tàng và lắng nghe câu chuyện về cuộc đời và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng em đã được thúc đẩy đam mê tự khám phá,

Ngày đăng: 03/04/2024, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w